Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 2: Biến - Nguyễn Hữu Tân

Biến

• Thành phần quan trọng của nghiên cứu định

lượng là biến.

• Biến (Variable): Là những biến cố, hành vi,

thuộc tính hay đặc trưng cần xem xét trong

nghiên cứu mà nó có thể mang những giá trị

khác nhau.

Biến

• Phân biệt biến:

– Biến quan sát được - Biến không quan sát được.

– Biến liên tục - Biến gián đoạn (rời rạc).

– Biến độc lập - Biến phụ thuộc

pdf 8 trang yennguyen 4240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 2: Biến - Nguyễn Hữu Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 2: Biến - Nguyễn Hữu Tân

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 2: Biến - Nguyễn Hữu Tân
6/12/2015
1
Phương pháp 
nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Đà Lạt
Lớp Ngiệp vụ Sư Phạm
Nguyễn Hữu Tân
1
Biến
• Thành phần quan trọng của nghiên cứu định 
lượng là biến.
• Biến (Variable): Là những biến cố, hành vi, 
thuộc tính hay đặc trưng cần xem xét trong 
nghiên cứu mà nó có thể mang những giá trị 
khác nhau.
2
Biến
• Phân biệt biến:
– Biến quan sát được - Biến không quan sát được.
– Biến liên tục - Biến gián đoạn (rời rạc).
– Biến độc lập - Biến phụ thuộc.
3
Biến
• Một cách phân biệt khác:
– Biến độc lập (IV – Independent variable)
– Biến phụ thuộc (DV – Dependent variable)
– Biến can thiệp (Intervening variable)
– Biến điều tiết (Moderator variable)
– Biến tạo ra sự khó xử (Confounding variable)
4
6/12/2015
2
Biến
• Ví dụ:
– Mối quan hệ “Thời gian học bài - Điểm bài thi”.
– Thời gian học bài (IV) – Điểm bài thi (DV).
– TG Lượng kiến thức trong bộ nhớ Điểm.
– Lượng kiến thức trong bộ nhớ là biến can thiệp.
– Mối quan hệ giữa TG (IV) và Điểm (DV) có thể 
thay đổi tùy theo lượng thuốc Ritalin sử dụng 
(biến điều tiết).
5
Biến
• Ví dụ:
– Xét mối quan hệ giữa A và B.
– Giả thuyết A thay đổi sẽ làm B thay đổi.
– Tiến hành thực nghiệm tác động vào A.
– Quan sát thấy B thay đổi.
– B thay đổi do A hay do cái gì khác?
– Có thể B thay đổi do C chứ không hẳn do A.
– C được xem là confounding variable.
6
Đo lường và thang đo
• Đo lường (Measurement): Quá trình định 
lượng giá trị của một biến, thường gắn liền 
với một thang đo nhất định.
• Thang đo (Level of measurement): Sự chính 
xác Toán học cho phép biểu diễn giá trị của 
một biến, qua đó có thể phân biệt hoặc so 
sánh về mặt lượng.
7
Đo lường và thang đo
• Các loại thang đo thường dùng trong NCGD:
– Thang đo biểu danh (nominal scales)
– Thang đo thứ bậc (ordinal scales)
– Thang đo khoảng cách (interval scales)
– Thang đo tỷ lệ (ratio scales)
8
6/12/2015
3
Đo lường và thang đo
• Ví dụ về thang đo:
– TĐ biểu danh: Giới tính (Nam, Nữ).
– TĐ thứ bậc: Xếp hạng (Giỏi, Khá, TB, Yếu).
– TĐ khoảng cách: Nhiệt độ Celcius (Độ C).
– TĐ tỷ lệ: Trọng lượng (Kg).
9
Đo lường và thang đo
• Yêu cầu đối với thang đo:
– Phải có từ hai giá trị trở lên.
– Các giá trị phải khác nhau.
– Các giá trị ở dạng khoảng không được có phần 
chung (một giá trị nào đó của biến không nằm 
cùng lúc trong hai khoảng).
– Các giá trị phải đầy đủ (giá trị nào của biến cũng 
phải nằm trong thang đo).
10
Đo lường và thang đo
• Ví dụ thang đo sai:
– Thu nhập cá nhân hằng tháng:
• > 2 triệu
• 1,5 triệu – 5 triệu
• 4,5 triệu – 8 triệu
• > 8 triệu
– Thu nhập gia đình hằng tháng:
• > 5 triệu
• 5 triệu – dưới 10 triệu
• 10 triệu đến dưới 20 triệu
11
Đo lường và thang đo
• Thang đo Likert:
– Khoa học rất quan trọng
• Hoàn toàn đồng ý
• Đồng ý
• Phân vân/Không xác định được
• Không đồng ý
• Hoàn toàn không đồng ý
12
6/12/2015
4
Đo lường và thang đo
• Sai số đo lường: Sự khác biệt giữa dữ liệu 
thu được và dữ liệu thật.
• Các loại sai số đo lường:
– Sai số hệ thống (systematic error).
– Sai số ngẫu nhiên (random error).
13
Dữ liệu
thu được
Dữ liệu 
thật
Sai số 
hệ thống
= + +
Sai số 
ngẫu nhiên
Đo lường và thang đo
• Các loại sai số hệ thống:
– Sai số do ước muốn xã hội.
– Sai số do thiên lệch đồng ý hay không đồng ý.
– Sai số do câu hỏi dẫn đường.
– Sai số do sự khác biệt về giới, dân tộc, tuổi, 
• Người nghiên cứu có thể kiểm soát phần nào 
sai số hệ thống, nhưng khó kiểm soát sai số 
ngẫu nhiên.
14
Xác định khái niệm
• Nghiên cứu làm việc với những khái niệm.
• Trong một nghiên cứu thường có những khái 
niệm quan trọng và mối liên hệ giữa chúng.
• Với một khái niệm, có thể có nhiều định 
nghĩa khác nhau tùy theo góc nhìn và sự 
phát triển của lĩnh vực khoa học liên quan 
đến khái niệm.
15
Xác định khái niệm
• Với những khái niệm quan trọng trong NC, 
người nghiên cứu cần làm rõ ý nghĩa (nội 
hàm/nội dung) của khái niệm trong khuôn 
khổ của NC.
• Quá trình làm rõ ý nghĩa hoặc nội dung của 
khái niệm trong khuôn khổ nghiên cứu được 
gọi là xác định khái niệm (conceptualization).
16
6/12/2015
5
Thao tác hóa khái niệm
• Các nghiên cứu định lượng thường đòi hỏi 
người nghiên cứu phải tìm cách đo lường 
các khái niệm.
– VD: Đánh giá sự hài lòng của học sinh đối với 
việc giảng dạy môn Toán.
Người nghiên cứu cần tìm cách làm thế nào để 
đo lường khái niệm “sự hài lòng của học sinh” 
trong khuôn khổ nghiên cứu này.
17
Thao tác hóa khái niệm
• Có những khái niệm có thể đo lường dễ dàng 
và trực tiếp. VD: chiều cao học sinh.
• Có những khái niệm khó đo lường một cách 
trực tiếp, đặc biệt là các khái niệm trừu 
tượng và có nội dung phức tạp. VD: sự hài 
lòng của sinh viên, mức độ stress của học sinh, tính 
hiệu quả của một chương trình đào tạo.
18
Thao tác hóa khái niệm
• Để đo lường một khái niệm trừu tượng và 
phức tạp người ta tìm cách xác định các biến 
cấu tạo nên ý nghĩa/nội dung của khái niệm. 
Sau đó đo lường các biến này.
• Quá trình xác định các biến cấu tạo nên ý 
nghĩa/nội dung của khái niệm nhằm giúp đo 
lường khái niệm được gọi là thao tác hóa 
khái niệm (operationalization).
19
Thao tác hóa khái niệm
• VD: Để đo lường khái niệm “sự thích thú của 
học sinh” đối với một môn học, người NC có 
thể dùng các biến:
– Sự tập trung nghe giảng của học sinh
– Sự hăng hái tham gia các hoạt động học tập 
(thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh 
nghiệm, )
– Sự chuẩn bị học tập (đọc trước, tìm tài liệu, tóm 
tắt các ý, chuẩn bị ý kiến phát biểu, )
20
6/12/2015
6
Thao tác hóa khái niệm
• VD: Để đo lường khái niệm “sự hài lòng của 
khách hàng” đối với một sản phẩm, người 
NC có thể dùng các biến:
– Sự hài lòng về sản phẩm.
– Sự hài lòng về dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.
– Sự hài lòng về đóng gói và giao hàng.
– Sự hài lòng về đặt hàng và quảng cáo.
– Sự thỏa mãn về cách ứng xử của nhân viên.
21
Thao tác hóa khái niệm
• Ngoài ra, để đo lường khái niệm người NC 
cũng có thể dùng các trắc nghiệm giáo dục 
(educational tests) hoặc các trắc nghiệm tâm 
lý (psychological tests) đã được chuẩn hóa 
trong nước hoặc quốc tế.
– VD: Dùng IQ Test để đo lường khái niệm “trí 
thông minh” của học sinh.
22
Chọn mẫu và tổng quát hóa
• Phân biệt tổng thể và mẫu
– Tổng thể: Toàn thể các đối tượng khảo sát mà 
người NC cần thu thập dữ liệu phục vụ cho cuộc 
nghiên cứu.
– Mẫu: Một phần của tổng thể được chọn ra để 
người NC thu thập dữ liệu. Qua đó tìm hiểu về 
tổng thể.
23
Chọn mẫu và tổng quát hóa
• Tại sao phải chọn mẫu (sampling)?
– Tiết kiệm chi phí thu thập dữ liệu.
– Tiết kiệm chi phí xử lý dữ liệu.
– Rút ngắn thời gian nghiên cứu.
24
6/12/2015
7
Chọn mẫu và tổng quát hóa
• Tổng quát hóa (generalization)
Khả năng đưa ra những nhận định hoặc kết 
luận về tổng thể dựa vào kết quả phân tích 
từ mẫu.
• Mở rộng tổng quát hóa:
– Liệu kết quả từ mẫu có thể áp dụng cho tổng thể 
khác không? Cho các nhóm khác không? Cho 
khu vực địa lý khác không? Cho dân cư sống ở 
nền văn hóa, chính trị khác không?
25
Chọn mẫu và tổng quát hóa
• Khi chọn mẫu dùng cho nghiên cứu, người 
NC cần quan tâm các vấn đề sau:
– Tổng thể có đặc điểm gì? Kích thước?
– Cần chọn mẫu kích thước bao nhiêu?
– Chọn mẫu bằng cách nào?
– Mẫu có đại diện tốt cho tổng thể không?
– Kết quả từ mẫu sẽ được tổng quát hóa ntn?
– Có đủ nguồn lực khảo sát mẫu không?
26
Chọn mẫu và tổng quát hóa
• Muốn tổng quát hóa các kết quả có được từ 
việc xử lý mẫu thì:
– Mẫu phải đại diện tốt cho tổng thể.
– Như thế nào là đại điện tốt?
– Làm thế nào để có mẫu đại diện tốt?
• Chọn mẫu mang tính ngẫu nhiên.
• Kích thước mẫu đủ lớn.
27
Chọn mẫu và tổng quát hóa
• Phương pháp chọn mẫu
– Chọn mẫu phi xác suất.
• Lấy mẫu thuận tiện.
• Lấy mẫu theo phán đoán.
– Chọn mẫu xác suất.
• Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn thuần.
• Lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
• Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
• Lấy mẫu ngẫu nhiên theo xâu.
28
6/12/2015
8
Chọn mẫu và tổng quát hóa
• Trong các nghiên cứu định lượng, để có thể 
tổng quát hóa kết quả xử lý từ mẫu lên tổng 
thể, người ta thường áp dụng thống kê suy 
diễn (đặc biệt là kiểm định giả thuyết TK).
• Có thể dùng các phần mềm thống kê: 
– SPSS, Minitab, Systat (General Statistical 
Packages).
– Stata, SAS, STATISTICA (Comprehensive 
Statistical Packages).
29
Cảm ơn đã lắng nghe
Xin nêu câu hỏi, nếu có 
30

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_chuong_2_bien_nguy.pdf