Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Nguyễn Văn Hưởng

1.1. Định nghĩa doanh nghiệp

1.1.1. Một số quan điểm về doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được

đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh

doanh (Luật Doanh nghiệp 2005).

Theo quan điểm chức năng: “Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người

ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên

của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận

được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy”. (M.Francois

Peroux).

Theo quan điểm phát triển: “Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của

cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ

nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn

không vượt qua được” (trích từ sách “Kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản

Khoa Học Xã Hội 1992).

Theo quan điểm hệ thống thì: “Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ

chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp

bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự”.

Như vậy, một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây:

+ Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực hiện các chức

năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phận hành chính.

+ Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin.

+ Yếu tố trao đối: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán sản phẩm sao

cho có lợi ở đầu ra.

+ Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà nước, trích lập

quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoản lợi nhuận thu được.

1.1.2. Định nghĩa doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh,

thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu

con người và thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời.

+ Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân: tức là với tư cách

là một thực thể kinh tế, một mặt nó được luật pháp bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh

doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với

nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội.

+ Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một môi trường sống (môi trường kinh doanh).

Sự sống của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người

tạo ra nó.

+ Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương nhất

định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa phương đó.

pdf 221 trang yennguyen 9900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Nguyễn Văn Hưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Nguyễn Văn Hưởng

Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Nguyễn Văn Hưởng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 
KHOA KINH TẾ 
BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH 
*** 
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 
(GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Hưởng 
HƯNG YÊN, 5-2013 
 1 
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 
(6 tiết lý thuyết) 
1.1. Định nghĩa doanh nghiệp 
1.1.1. Một số quan điểm về doanh nghiệp 
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được 
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh 
doanh (Luật Doanh nghiệp 2005). 
Theo quan điểm chức năng: “Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người 
ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên 
của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận 
được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy”. (M.Francois 
Peroux). 
Theo quan điểm phát triển: “Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của 
cải. Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ 
nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn 
không vượt qua được” (trích từ sách “Kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản 
Khoa Học Xã Hội 1992). 
Theo quan điểm hệ thống thì: “Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ 
chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp 
bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự”. 
Như vậy, một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây: 
+ Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thực hiện các chức 
năng quản lý như các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại, bộ phận hành chính. 
+ Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin. 
+ Yếu tố trao đối: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào, bán sản phẩm sao 
cho có lợi ở đầu ra. 
+ Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụ nhà nước, trích lập 
quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệp bằng khoản lợi nhuận thu được. 
1.1.2. Định nghĩa doanh nghiệp 
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, 
thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu 
con người và thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời. 
+ Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân: tức là với tư cách 
là một thực thể kinh tế, một mặt nó được luật pháp bảo hộ với các hoạt động sản xuất kinh 
doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, nghĩa vụ đóng góp với 
nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. 
+ Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một môi trường sống (môi trường kinh doanh). 
Sự sống của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng quản lý của những người 
tạo ra nó. 
+ Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí của một địa phương nhất 
định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởng đến địa phương đó. 
1.2. Phân loại doanh nghiệp 
1.2.1. Căn cứ vào tính chất sở hữu tài sản trong doanh nghiệp 
- Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 
 2 
DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn. Nhà nước - người đại diện toàn dân - 
tổ chức thực hiện chức năng quản lý trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi thành 
lập cho đến khi giải thể. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ 
dân sự trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. 
- Doanh nghiệp tư nhân (DNTN): 
DNTN là tổ chức kinh tế do một người đầu tư vốn, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp thuộc 
quyền sở hữu tư nhân. Người quản lý doanh nghiệp do chủ sở hữu đảm nhận hoặc có thể thuê 
mướn, tuy nhiên người chủ doanh nghiệp vẫn là người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm toàn bộ 
các khoản công nợ cũng như các vi phạm trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp trước pháp luật. 
- Doanh nghiệp hùn vốn (công ty): 
Công ty là một tổ chức kinh tế mà vốn được đầu tư do các thành viên tham gia góp vào, họ 
cùng chia lời và chịu lỗ tương ứng với phần vốn đóng góp. Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý của 
từng hình thức có những đặc trưng khác nhau. Theo Luật Doanh nghiệp, về loại hình công ty có 
các loại: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), công ty cổ phần (CTCP). 
- Hợp tác xã (HTX): 
HTX là một tổ chức kinh tế tập thể được thành lập theo quy định pháp luật bởi các cá nhân, 
hộ gia đình và các ppháp nhân khác (được gọi là thành viên HTX ), họ cùng chia xẻ nhu cầu và 
quyền lợi chung, và tự nguyện đóng góp vốn và lao động để tăng cường sức mạnh tập thể và từng 
thành viên của HTX nhằm hỗ trợ nhau cùng sản xuất, kinh doanh hiệu quả và cải thiện cuộc sống 
vật chất, tinh thần, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia. 
1.2.2. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 
- Doanh nghiệp nông nghiệp: 
Là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra 
những sản phẩm là cây, con. Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này phụ 
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. 
- Doanh nghiệp công nghiệp: 
Là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản 
phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành 
thành phẩm. Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công 
nghiệp điện tử 
- Doanh nghiệp thương mại: 
Là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác 
các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ 
mua vào và bán ra để kiếm lời. Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán 
sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu. 
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: 
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ càng được phát triển đa dạng, 
những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng 
và doanh thu mà còn ở tính đa dạng và phong phú của lĩnh vực này như: ngân hàng, tài chính, bảo 
hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế 
1.2.3. Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp 
- Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp được phân làm ba loại: 
+ Doanh nghiệp quy mô lớn. 
 3 
+ Doanh nghiệp quy mô vừa. 
+ Doanh nghiệp quy mô nhỏ. 
- Để phân biệt các doanh nghiệp theo quy mô như trên, hầu hết ở các nước người ta dựa 
vào những tiêu chuẩn như: 
+ Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp. 
+ Số lượng lao động trong doanh nghiệp. 
+ Doanh thu của doanh nghiệp. 
+ Lợi nhuận hàng năm. 
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh 
theo pháp luật hiện hành, có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người (Nghị định 
số 90/2001/NĐ-CP). 
Bảng 01: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 
Khu vực 
DN siêu nhỏ DN nhỏ Doanh nghiệp vừa 
Số lao động 
Tổng nguồn 
vốn 
Số lao động 
Tổng nguồn 
vốn 
Số lao động 
I. Nông lâm 
nghiệp và 
thủy sản 
10 người trở 
xuống 
20 tỷ đồng 
trở xuống 
Từ trên 10 
người đến 
200 người 
Từ trên 20 tỷ 
đồng đến 100 
tỷ đồng 
Từ trên 200 
người đến 
300 người 
II. Công 
nghiệp và 
dân dụng 
10 người trở 
xuống 
20 tỷ đồng 
trở xuống 
Từ trên 10 
người đến 
200 người 
Từ trên 20 tỷ 
đồng đến 100 
tỷ đồng 
Từ trên 200 
người đến 
300 người 
III. Thương 
mại và dịch 
vụ 
10 người trở 
xuống 
10 tỷ đồng 
trở xuống 
Từ trên 10 
người đến 50 
người 
Từ trên 10 tỷ 
đồng đến 50 
tỷ đồng 
Từ trên 50 
người đến 
100 người 
Nguồn: Nghị định số56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ. 
Mục đích phân loại DNNVV ở Việt Nam: vừa là để triển khai các chủ trương, chính sách 
trợ giúp phát triển doanh nghiệp; mặt khác để tăng cường quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển 
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta. Việc phân loại của Chính phủ thể hiện sự đặc biệt coi trọng 
vai trò, vị trí quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân. 
Trong những năm qua, các DNNVV đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, cụ 
thể: đóng góp khoảng 40% GDP và 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, 15% tổng thu ngân sách  
Ngoài ra, những doanh nghiệp này đã góp phần giải quyết hơn 60% lao động phi nông nghiệp 
trong cả nước (Số liệu thống kê năm 2011). 
1.3. Bản chất và đặc điểm của hệ thống kinh doanh 
1.3.1. Bản chất của kinh doanh 
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình 
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích 
sinh lợi. 
+ Doanh nghiệp tiếp nhận các yếu tố đầu vào (khan hiếm) và hoạt động trong những điều 
kiện riêng tùy theo loại hình kinh doanh. 
+ Doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào một cách có hiệu quả nhất, tức là việc sử dụng 
các thiết bị, nguyên vật liệu và lao động một cách có hiệu quả để tạo ra nhiều hàng hóa hơn, có 
chất lượng tốt hơn. 
 4 
- Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và xã hội. Một doanh 
nghiệp muốn thành công phải luôn luôn phát hiện được những nhu cầu mới hoặc nhu cầu còn 
thiếu, chưa được đáp ứng của người tiêu dùng và luôn luôn sẵn sàng thỏa mãn các nhu cầu đó. 
1.3.2. Đặc điểm của hệ thống kinh doanh 
- Sự phức tạp và tính đa dạng: là sự khác biệt trong hình thức sở hữu, qui mô kinh doanh, 
cơ cấu vốn, phong cách quản trị và phạm vi hoạt động giữa các doanh nghiệp. 
- Sự phụ thuộc lẫn nhau: như việc mua bán nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc; sự cung 
ứng các dịch vụ vận tải; sự luân chuyển dòng tiền giữa doanh nghiệp với hệ thống các ngân hàng 
- Sự thay đổi và đổi mới: như sự thay đổi thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng; sự đổi 
mới của tiến bộ khoa học công nghệ theo thời gian. 
- Lao động: bao gồm tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp (nhân lực) từ giám 
đốc đến quản đốc, nhân công đến nhân viên văn phòng, công nhân trong dây chuyền lắp ráp, người 
bán hàng. 
- Tiền vốn: là tất cả tiền của cho hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, bao gồm: vốn 
đầu tư của chính chủ doanh nghiệp, các cổ đông, của các thành viên, là tiền vay ngân hàng hay lợi 
nhuận kinh doanh được giữ lại. Chúng được sử dụng để mua nguyên liệu, trả lương công nhân, lắp 
đặt máy móc, thiết bị mới hay xây dựng nhà xưởng, mở rộng nhà máy. 
- Nguyên liệu: bao gồm nguyên liệu thô, linh kiện rời hay bán thành phẩm, được sử dụng 
trực tiếp trong quá trình sản xuất. 
- Nhà kinh doanh: là những người tạo lập doanh nghiệp, làm chủ sở hữu và quản lý doanh 
nghiệp. Đó là những người có sáng tạo, linh hoạt, dám chấp nhận những mạo hiểm rủi ro trong 
kinh doanh, chính họ là những người tạo nên sức sống của doanh nghiệp, tạo nên sự sôi động của 
cuộc sống cạnh tranh trên thị trường. 
1.3.3. Các yếu tố sản xuất 
Hệ thống tổ chức kinh doanh cần đến nhiều yếu tố đầu vào khác nhau bản gồm có lao động, 
tiền vốn, nguyên vật liệu, đội ngũ các nhà kinh doanh. 
- Lao động: Bao gồm tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp (còn được gọi là 
nguồn nhân lực) từ giám đốc đến quản đốc, nhân công đến nhân viên văn phòng, công nhân trong 
dây chuyền lắp ráp, người bán hàng,... 
- Tiền vốn là tất cả tiền của cho hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Những tiền của 
này có thể là vốn đầu tư của chính chủ doanh nghiệp, các cổ đông, của các thành viên, là tiền vay 
ngân hàng hay lợi nhuận kinh doanh được giữ lại. Chúng được sử dụng để mua nguyên liệu, trả 
lương công nhân, lắp đặt máy móc, thiết bị mới hay xây dựng nhà xưởng, mở rộng nhà máy. 
- Nguyên liệu: Có thể thuộc dạng tự nhiên như đất đai, nước hay khoáng chất để tuyển 
chọn. Trong công nghiệp nguyên liệu bao gồm nguyên liệu thô, linh kiện rời hay bán thành phẩm, 
sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất. 
- Đội ngũ các nhà kinh doanh: Là những người chấp nhận rủi ro tham gia vào hoạt động 
kinh doanh. Nhà kinh doanh có thể tự quản lý doanh nghiệp của họ hoặc đối với các tổ chức kinh 
doanh lớn giới chủ có thể thuê mướn một đội ngũ các nhà quản trị chuyên nghiệp thay mặt họ điều 
hành doanh nghiệp. 
Nhà kinh doanh là những người tạo lập doanh nghiệp, làm chủ sở hữu và quản lý doanh 
nghiệp. Đó là những người có sáng tạo, linh hoạt, dám chấp nhận những mạo hiểm rủi ro trong 
kinh doanh, chính họ là những người tạo nên sức sống của doanh nghiệp, tạo nên sự sôi động của 
cuộc sống cạnh tranh trên thị trường. 
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò kinh doanh biểu hiện trước hết trong việc chuyển dịch 
 5 
các yếu tố kinh doanh: đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, thông tin... 
Nhà kinh doanh phải là những người có khả năng hoạt động theo nhiều chức năng khác 
nhau. Khi bước vào lĩnh vực kinh doanh họ có quyết tâm để theo đuổi những mục tiêu đã xác định: 
tìm kiếm lợi nhuận, được tự chủ trong hành động, được thỏa mãn trong cuộc sống v.v... . 
Những nhà doanh nghiệp thành công chỉ chấp nhận những rủi ro được tính toán của việc 
thu lợi nhuận hoặc lỗ lã trong việc thực hiện những hoạt động kinh doanh trong một thị trường mà 
họ đã phát hiện ra một ý niệm về những nhu cầu. 
1.4. Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất và phân phối 
1.4.1. Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất 
Các doanh nghiệp dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau đều có điểm giống nhau: 
+ Có phương tiện sản xuất, nguồn nhân lực, tài chính, kỹ thuật, bí quyết. 
+ Mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị máy móc của người cung ứng. 
+ Sản xuất ra của cải hoặc dịch vụ để bán cho khách hàng hoặc cung cấp cho xã hội. 
Doanh nghiệp phải kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất (lao động, nguyên vật liệu, 
máy móc thiết bị, nhiên liệu, năng lượng...) để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp 
cần xác định giá bán sản phẩm/dịch vụ cho phép bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra. 
Các doanh nghiệp đều phải đối đầu với tính toán này. 
1.4.2. Doanh nghiệp là đơn vị phân phối 
Tiền thu được do bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp phải chi trả rất nhiều khoản 
khác nhau: 
+ Chi trả cho người cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị; nhiên liệu, năng lượng; 
+ Chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động; 
+ Chi sửa chữa tài sản cố định; 
+ Chi cho quản lý: thông tin, liên lạc, văn phòng phẩm, hội nghị khách hàng, tiếp khách...; 
+ Chi cho bán hàng, đại lý, quảng cáo, khuyến mãi; 
+ Trả lãi vốn vay; 
+ Chi bảo hiểm xã hội; 
+ Chi xây dựng cơ bản; 
+ Nộp thuế và đóng góp cho xã hội; 
+ Lập quỹ dự trữ và quỹ phát triển sản xuất - kinh doanh; 
+ Lập quỹ phúc lợi. 
 Doanh nghiệp cần tính toán cân đối các khoản thu và khoản chi sao cho hoạt động sản xuất 
kinh doanh không ngừng phát triển. 
1.5. Mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp 
1.5.1. Mục đích của doanh nghiệp 
Mục đích của doanh nghiệp là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển, doanh nghiệp có 
3 mục đích cơ bản: 
- Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh 
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. 
- Mục đích xã hội: cung cấp hàng hoá và dịch vụ ... ...... 69 
4.3.1. Chuyên môn hóa công việc ......................................................................................... 69 
4.3.2. Sự phân chia bộ phận (ban ngành) .............................................................................. 70 
4.3.3. Tầm hạn quản trị (tầm kiểm soát) ............................................................................... 71 
4.4. Các dạng cấu trúc tổ chức .................................................................................................. 72 
4.4.1. Cấu trúc đơn giản ........................................................................................................ 72 
4.4.2. Cấu trúc chức năng ...................................................................................................... 72 
4.4.3. Cấu trúc trực tuyến ...................................................................................................... 73 
4.4.4. Cấu trúc tham mưu - trực tuyến .................................................................................. 76 
4.4.5. Cấu trúc ma trận (dự án) ............................................................................................. 77 
4.5. Xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp ........................................................................... 78 
4.5.1. Xây dựng nơi làm việc ................................................................................................ 78 
4.5.2. Xác định quyền hạn và trách nhiệm nơi làm việc ....................................................... 80 
4.5.3. Hình thành các cấp quản trị và các bộ phận (phòng, ban) .......................................... 80 
4.5.4. Xây dựng hệ thông trao đổi thông tin ......................................................................... 81 
4.6. Đổi mới tổ chức quản trị trong doanh nghiệp .................................................................... 82 
4.6.1. Những áp lực thay đối tổ chức của doanh nghiệp ....................................................... 82 
4.6.2. Những cản trở đối với sự thay đổi tổ chức doanh nghiệp ........................................... 83 
4.6.3. Thay đổi tố chức của doanh nghiệp............................................................................. 84 
4.7. Câu hỏi ôn tập và thảo luận ................................................................................................ 84 
CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP ............................................. 85 
5.1. Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị nhân sự ............................................................ 85 
5.1.1. Khái niệm .................................................................................................................... 85 
5.1.2. Tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự .............................................................. 86 
5.2. Mục tiêu và chức năng của quản trị nhân sự ...................................................................... 86 
5.2.1. Mục tiêu của quản trị nhân sự ..................................................................................... 86 
5.2.2. Các chức năng của bộ phận nhân sự ........................................................................... 87 
5.3. Quá trình cân bằng cung - cầu về lao động trong doanh nghiệp ........................................ 88 
5.3.1. Xác định nhu cầu về nhân sự ...................................................................................... 88 
5.3.2. Khai thác các nguồn khả năng lao động ...................................................................... 90 
 218 
5.4. Bố trí và sử dụng lao động ................................................................................................. 93 
5.4.1. Phân công lao động ..................................................................................................... 93 
5.4.2. Hiệp tác lao động ......................................................................................................... 93 
5.5. Đào tạo huấn luyện và phát triển nhân viên ....................................................................... 94 
5.5.1. Nhu cầu đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân viên ................................................. 94 
5.5.2. Tiến trình đào tạo và phát triển nhân sự ...................................................................... 95 
5.6. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên ....................................................... 95 
5.6.1. Định nghĩa và mục đích của việc đánh giá .................................................................. 95 
5.6.2. Tiến trình đánh giá thực hiện công việc ...................................................................... 96 
5.6.3. Phỏng vấn đánh giá ..................................................................................................... 96 
5.6.4. Phương pháp đánh giá ................................................................................................. 96 
5.6.5. Một số vấn đề cần quan tâm khi đánh giá ................................................................. 100 
5.7. Quản trị tiền lương trong doanh nghiệp ........................................................................... 100 
5.7.1. Khái niệm về tiền lương ............................................................................................ 100 
5.7.2. Vai trò của tiền lương ................................................................................................ 100 
5.7.3. Cấu trúc lương bổng và đãi ngộ ................................................................................ 101 
5.7.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương ........................................................................ 103 
5.7.5. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp ........................................................... 106 
5.7.6. Hình thức kích thích theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ............................. 113 
5.8. Câu hỏi ôn tập và thảo luận .............................................................................................. 115 
CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP ....................................... 117 
6.1. Khái niệm và vai trò của quản trị cung ứng ..................................................................... 117 
6.1.1. Khái niệm .................................................................................................................. 117 
6.1.2. Vai trò, ý nghĩa của quản trị cung ứng ...................................................................... 120 
6.1.3. Mục tiêu của quản trị cung ứng ................................................................................. 120 
6.1.4. Xu hướng phát triển của quản trị cung ứng ............................................................... 121 
6.1.5. Các chính sách chủ yếu trong quản trị cung ứng ...................................................... 125 
6.2. Quy trình nghiệp vụ cung ứng .......................................................................................... 126 
6.2.1. Vòng tròn Deming - các bước phát triển và ứng dụng trong cung ứng .................... 126 
6.2.2. Quy trình nghiệp vụ cung ứng ................................................................................... 127 
6.3. Quản trị tồn kho ................................................................................................................ 131 
6.3.1. Những vấn đề của tồn kho ......................................................................................... 131 
6.3.2. Phân loại vật liệu để xác lập ưu tiên quản lý ............................................................. 131 
6.3.3. Xác định lượng đặt hàng ........................................................................................... 133 
6.3.4. Hệ thống lượng đặt hàng cố định .............................................................................. 137 
6.4. Bài tập tự giải ................................................................................................................... 144 
6.5. Câu hỏi ôn tập và thảo luận .............................................................................................. 146 
CHƯƠNG 7. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ................................. 147 
7.1. Khái niệm và phân loại sản xuất ...................................................................................... 147 
 219 
7.1.1. Khái niệm .................................................................................................................. 147 
7.1.2. Phân loại sản xuất ...................................................................................................... 147 
7.2. Chu kỳ sản xuất và phương thức phối hợp các bước công nghệ ...................................... 149 
7.2.1. Chu kỳ sản xuất ......................................................................................................... 149 
7.2.2. Phương thức phối hợp các bước công nghệ .............................................................. 149 
7.3. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp .................................................................................. 153 
7.3.1. Khái niệm .................................................................................................................. 153 
7.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu sản xuât ............................................................ 153 
7.4. Khát niệm về sản phẩm, chất lượng sản phẩm ................................................................. 154 
7.4.1. Khái niệm sản phẩm .................................................................................................. 154 
7.4.2. Các quan niệm quản trị chất lượng............................................................................ 156 
7.5. Đảm bảo chất lượng và các hệ thống đảm bảo chất lượng ............................................... 157 
7.5.1. Đảm bảo chất lượng .................................................................................................. 157 
7.5.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng ................................................................................... 157 
7.6. Công cụ quản trị chất lượng ............................................................................................. 166 
7.6.1. Kiểm soát chất lượng bằng thống kê (SQC) ............................................................. 166 
7.6.2. Vòng tròn DEMING .................................................................................................. 167 
7.6.3. Nhóm chất lượng (Quality Circle) ............................................................................ 168 
7.7. Câu hỏi ôn tập và thảo luận .............................................................................................. 169 
CHƯƠNG 8: QUẢN TRỊ MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP..................................... 170 
8.1. Tổng quan về Marketing và quản trị Marketing .............................................................. 170 
8.1.1. Tổng quan về marketing ............................................................................................ 170 
8.1.2. Quản trị Marketing .................................................................................................... 171 
8.2. Phân tích các cơ hội Marketing ........................................................................................ 171 
8.2.1. Hệ thống thông tin Marketing ................................................................................... 171 
8.2.2. Phân tích môi trường Marketing ............................................................................... 173 
8.2.3. Phân tích hành vi tiêu dùng ....................................................................................... 173 
8.2.4. Phân tích cạnh tranh .................................................................................................. 176 
8.3. Chiến lược Marketing mục tiêu ........................................................................................ 180 
8.3.1. Phân khúc thị trường ................................................................................................. 180 
8.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu .................................................................................... 181 
8.3.3. Chiến lược định vị - Chiến lược tạo sự khác biệt ...................................................... 183 
8.4. Marketing - mix ................................................................................................................ 185 
8.4.1. Chính sách sản phẩm ................................................................................................. 185 
8.4.2. Chính sách giá cả ....................................................................................................... 189 
8.4.3. Chính sách phân phối ................................................................................................ 191 
8.4.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp ..................................................................................... 194 
8.7. Câu hỏi ôn tập và thảo luận .............................................................................................. 198 
CHƯƠNG 9. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT KINH DOANH ................................. 199 
 220 
9.1. Hiệu quả kinh tế và vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh 
của doanh nghiệp ..................................................................................................................... 199 
9.1.1. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ....................... 199 
9.1.2. Kinh doanh có hiệu quả - Điều kiện sống còn của mọi doanh nghiệp ...................... 200 
9.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế trong các 
doanh nghiệp ........................................................................................................................... 202 
9.2.1. Mức chuẩn và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh ....................................... 202 
9.2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh .................... 203 
9.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh ................................. 208 
9.3.1. Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp .................. 209 
9.3.2. Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả. ............................................ 210 
9.3.3. Phát triển trình độ đôi ngũ lao đông, tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao 
động ..................................................................................................................................... 210 
9.3.4. Công tác quản trị và tổ chức sản xuất ....................................................................... 211 
9.3.5. Đối với kỹ thuật - công nghệ ..................................................................................... 211 
9.4. Câu hỏi ôn tập và thảo luận .............................................................................................. 213 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_doanh_nghiep_nguyen_van_huong.pdf