Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nột kết quả nghiên cứu khảo sát

Khi mức độ bao phủ của các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) ngày càng tăng và vai trò của TBT ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu, thì các nghiên cứu

về ảnh huởng của TBT đối với thương mại quốc tế ngày càng được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính

sách quan tâm. Với mục đích nghiên cứu về ảnh hưởng của TBT đến hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, nghiên cứu này đã khảo sát 106 doanh nghiệp tại Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật thuộc nhóm hàng như: máy móc thiết bị; máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; xăng dầu các loại; sắt thép các loại. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết tình hình doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng; mức độ ảnh hưởng của các quy chuẩn Việt Nam bao gồm: (i) Quy định về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm; (ii) Quy định về ghi nhãn sản phẩm; (iii) Quy định về phương pháp thử; (iv) Quy định về quản lý chất lượng và đánh giá hợp quy đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị và giải pháp với các bên liên quan nhằm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của TBT đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh từ cấp doanh nghiệp cho đến cấp quốc gia

pdf 12 trang yennguyen 5280
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nột kết quả nghiên cứu khảo sát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nột kết quả nghiên cứu khảo sát

Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Nột kết quả nghiên cứu khảo sát
1. Giới thiệu 
Tự do hóa thương mại đã làm giảm mức thuế 
quan một cách đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự cắt 
giảm này được thực hiện qua nhiều vòng đàm phán 
khác nhau của WTO, các hiệp định thương mại tự 
do cũng như từ sự đơn phương tự do hóa thương 
mại. Tuy nhiên, các quốc gia cũng đã tăng cường sử 
dụng các biện pháp phi thuế quan (NTMs), thể hiện 
qua sự gia tăng của các dòng sản phẩm và giá trị 
thương mại bị ảnh hưởng bởi NTMs. Mặc dù được 
thiết kế để nhắm đến việc đạt được các mục tiêu 
chính sách xã hội, y tế công cộng, môi trường hoặc 
phi kinh tế khác, NTMs cũng có thể hoạt động như 
một phương pháp thay thế để bảo vệ thị trường trong 
nước (Fernandes và cộng sự, 2015). Theo UNCTAD 
(2012), các biện pháp phi thuế quan thường đề cập 
đến các biện pháp chính sách khác với thuế quan có 
thể có một hiệu ứng kinh tế đối với thương mại hàng 
hóa quốc tế bằng cách thay đổi số lượng giao dịch, 
hoặc giá cả, hoặc cả hai. Chúng bao gồm các biện 
pháp như rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), 
các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS), 
hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu và các biện pháp hậu 
biên như mua sắm của chính phủ hoặc hạn chế phân 
phối. Trong số các NTM có tầm quan trọng và mức 
độ bao phủ gia tăng là TBT. 
Rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) đề cập 
đến các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật; và 
11
?
Sè 131/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT 
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: 
MỘT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT 
Vũ Thị Thu Hương 
Trường Đại học Thương mại 
Email: huong.vtt@tmu.edu.vn 
Lê Thị Việt Nga 
Trường Đại học Thương mại 
Email: vietngale@tmu.edu.vn 
Ngày nhận: 15/04/2019 Ngày nhận lại: 16/05/2019 Ngày duyệt đăng: 21/05/2019 
K hi mức độ bao phủ của các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) ngày càng tăng và vai trò của TBT ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu, thì các nghiên cứu 
về ảnh huởng của TBT đối với thương mại quốc tế ngày càng được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính 
sách quan tâm. Với mục đích nghiên cứu về ảnh hưởng của TBT đến hoạt động sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp, nghiên cứu này đã khảo sát 106 doanh nghiệp tại Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh 
chịu ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật thuộc nhóm hàng như: máy móc thiết bị; máy vi tính và sản phẩm điện 
tử, linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; xăng dầu các loại; sắt thép các loại. Kết quả nghiên cứu khảo 
sát cho biết tình hình doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng; mức độ ảnh hưởng 
của các quy chuẩn Việt Nam bao gồm: (i) Quy định về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm; (ii) Quy định về ghi 
nhãn sản phẩm; (iii) Quy định về phương pháp thử; (iv) Quy định về quản lý chất lượng và đánh giá hợp 
quy đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị và 
giải pháp với các bên liên quan nhằm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của TBT đến hoạt động sản xuất, kinh 
doanh của các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh từ cấp doanh nghiệp cho đến cấp quốc gia. 
Từ khóa: Quy chuẩn kỹ thuật; rào cản kỹ thuật (TBT), tiêu chuẩn Việt Nam. 
?quy trình đánh giá sự phù hợp không thuộc phạm vi 
của các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật liên 
quan đến bảo vệ con người/động vật và thực vật. Số 
lượng TBT do các thành viên WTO đưa ra đã tăng 
từ 388 vào năm 1995 lên 2.326 vào năm 2016 (Bao 
và Qiu 2012). TBT hướng tới bảo vệ sức khỏe và an 
toàn, bảo vệ môi trường, tránh lừa dối người tiêu 
dùng và đảm bảo chất lượng. Các quy định kỹ thuật 
xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc các quy 
trình và phương pháp sản xuất liên quan của chúng 
như ghi nhãn, đóng gói và các yêu cầu phát thải nếu 
được thực hiện một cách minh bạch, các quy định 
này có thể thúc đẩy thương mại bằng cách giải quyết 
các thất bại của thị trường thông tin. Tuy nhiên, 
chúng cũng có thể đóng vai trò là rào cản thương 
mại đáng kể bằng cách tăng chi phí xuất khẩu sang 
các quốc gia áp đặt các yêu cầu như vậy. 
Khi vai trò của TBT ngày càng trở nên quan 
trọng trong hệ thống thương mại toàn cầu, thì các 
nghiên cứu thực nghiệm về ảnh huởng của TBT đối 
với thương mại quốc tế ngày càng được các nhà 
nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm. 
Nói chung, các nghiên cứu thực nghiệm về tác 
động của TBT có thể chia thành ba nhóm chính 
(Fernandes, 2015; Fontagné và Orefice 2018) như 
sau: (1) nghiên cứu xem xét tác động của hài hòa hóa 
và công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn và quy trình 
xuất khẩu bởi các thành viên và bên thứ ba trong bối 
cảnh các thỏa thuận hội nhập sâu sắc; (2) nghiên cứu 
xem xét ảnh hưởng của TBT đối với dòng chảy 
thương mại tổng hợp của các quốc gia; và (3) nghiên 
cứu xem xét ảnh hưởng của TBT đối với thương mại 
ở cấp độ doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu cuối cùng 
được thực hiện ở cấp độ doanh nghiệp tương đối ít 
do hạn chế về tính sẵn có của dữ liệu. 
Tại Việt Nam, hiện có ít nghiên cứu khảo sát về 
ảnh hưởng của TBT đến hoạt động sản xuất, kinh 
doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu này nằm trong 
số ít các nghiên cứu khảo sát theo đặt hàng của Bộ 
Khoa học - Công nghệ, nhằm đánh giá mức ảnh 
hưởng của TBT lên hoạt động sản xuất kinh doanh 
của doanh nghiệp. 
Các phần tiếp theo của bài báo dành trình bày cơ 
sở lý luận về TBT, mục 3 về phương pháp nghiên 
cứu, mục 4 nêu các kết quả nghiên cứu và bình luận, 
cuối cùng là các khuyến nghị và hàm ý chính sách 
đối với các bên liên quan nhằm giảm thiểu ảnh 
hưởng tiêu cực của TBT đến doanh nghiệp. 
2. Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật trong 
thương mại 
2.1. Một số khái niệm 
Rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT-techni-
cal barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, 
quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với 
hàng hóa nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự 
phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu 
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. 
Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là 
những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc 
(các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ). Chúng có 
thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật 
ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, 
mã hiệu hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản 
phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất. 
Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các 
yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức được công nhận 
chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc. 
Nó có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một 
trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu 
tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hiệu 
được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc 
phương pháp sản xuất. 
Quy trình đánh giá sự phù hợp (conformity 
assessment procedure) 
Các quy trình đánh giá sự phù hợp là các quy 
trình kỹ thuật - như kiểm tra, xác minh, kiểm tra và 
chứng nhận - xác nhận rằng các sản phẩm đáp ứng 
các yêu cầu đặt ra trong các quy định và tiêu chuẩn. 
Thông thường, các nhà xuất khẩu chịu chi phí, nếu 
có, trong các thủ tục này. 
Các thủ tục đánh giá sự phù hợp không minh 
bạch và phân biệt đối xử có thể trở thành công cụ 
bảo vệ hiệu quả. 
2.2. Mục tiêu của rào cản kỹ thuật trong thương mại 
Bảo vệ an toàn và sức khỏe con người 
Số lượng lớn nhất các quy định và tiêu chuẩn kỹ 
thuật được thông qua nhằm bảo vệ sự an toàn hoặc 
sức khỏe của con người. Ví dụ như các quy định 
quốc gia yêu cầu xe cơ giới phải được trang bị dây 
an toàn để giảm thiểu chấn thương trong trường hợp 
xảy ra tai nạn trên đường hoặc ổ cắm được sản xuất 
theo cách bảo vệ người dùng khỏi các cú sốc điện, 
thuộc loại thứ nhất. Một ví dụ phổ biến về các quy 
định mà mục tiêu của họ là bảo vệ sức khỏe con 
người là dán nhãn thuốc lá để chỉ ra rằng chúng có 
hại cho sức khỏe. 
Sè 131/201912
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảo vệ đời sống và sức khỏe của động vật và 
thực vật 
Các quy định bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe 
của động vật và thực vật là rất phổ biến. Chúng bao 
gồm các quy định nhằm đảm bảo rằng các loài động 
vật hoặc thực vật đang bị đe dọa bởi ô nhiễm nước, 
không khí và đất không bị tuyệt chủng. Một số quốc 
gia, ví dụ, yêu cầu các loài cá có nguy cơ tuyệt 
chủng đạt đến một độ dài nhất định trước khi chúng 
có thể bị bắt. 
Bảo vệ môi trường 
Sự lo ngại về môi trường ngày càng tăng của 
người tiêu dùng, do mức độ ô nhiễm không khí, 
nước và đất gia tăng, đã khiến nhiều chính phủ áp 
dụng các quy định nhằm bảo vệ môi trường. Các 
quy định của loại này bao gồm, ví dụ, việc tái sử 
dụng các sản phẩm giấy và nhựa, và mức độ phát 
thải của xe cơ giới. 
Phòng chống hành vi lừa đảo 
Hầu hết các quy định này nhằm bảo vệ người 
tiêu dùng thông qua thông tin, chủ yếu dưới dạng 
các yêu cầu ghi nhãn. Các quy định khác bao gồm 
phân loại và định nghĩa, yêu cầu đóng gói và đo 
lường (kích thước, trọng lượng, v.v.), để tránh các 
hành vi lừa đảo. 
Mục tiêu khác 
Các mục tiêu khác của quy định là chất lượng, 
hài hòa kỹ thuật, hoặc đơn giản là thuận lợi hóa 
thương mại. 
2.3. Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật trong 
thương mại đối với doanh nghiệp 
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của TBT đến 
doanh nghiệp thường được tiến hành theo các 
phương pháp như: khảo sát doanh nghiệp hoặc sử 
dụng dữ liệu điều tra cấp doanh nghiệp và dữ liệu về 
TBT trong các mô hình kinh tế lượng nhằm xem xét 
mức ảnh hưởng của TBT đến khối lượng xuất khẩu, 
khả năng tham gia xuất khẩu, mức đa dạng hóa sản 
phẩm, đa dạng hóa thị trường. 
Phương pháp điều tra doanh nghiệp được tiến 
hành dựa trên phiếu điều tra đối với một mẫu doanh 
nghiệp được lựa chọn, trong đó các doanh nghiệp 
được yêu cầu đánh giá về mức độ thường xuyên và 
mức ảnh hưởng của TBT tới hoạt động kinh doanh, 
đặc biệt hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp theo 
thang đo likert 3 bậc hoặc 5 bậc hoặc 7 bậc. Diễn 
đàn kinh tế thế giới (WEF) đã sử dụng phương pháp 
điều tra doanh nghiệp để có dữ liệu tính toán Chỉ số 
năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của các nền kinh 
tế trên thế giới. Chỉ số GCI được đánh giá dựa trên 
12 tiêu chí của khả năng cạnh tranh, trong đó có tiêu 
chí “hiệu quả thị trường hàng hóa” gồm chỉ số về 
mức độ phổ biến của rào cản phi thuế. Để tính toán 
chỉ số này, WEF đã sử dụng phương pháp điều tra 
doanh nghiệp với câu hỏi về ảnh hưởng của các rào 
cản phi thuế (chủ yếu là ảnh hưởng của rào cản kỹ 
thuật, ví dụ như: yêu cầu đảm bảo sức khỏe, tiêu 
chuẩn sản phẩm, các yêu cầu kỹ thuật và ghi 
nhãn,) đến khả năng hàng hóa nhập khẩu vào thị 
trường nội địa. Doanh nghiệp được hướng dẫn trả 
lời theo thang đo likert bao gồm 7 mức độ từ 1 đến 
7 tương ứng là ảnh hưởng rất nhiều, nhiều, khá 
nhiều, trung bình, ít, rất ít, hoàn toàn không. Từ đó, 
WEF tính toán giá trị bình quân của chỉ số về mức 
độ phổ biến của rào cản phi thuế của mỗi quốc gia. 
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh mức 
độ ảnh hưởng của TBT dựa trên đánh giá chủ quan 
của chính doanh nghiệp, doanh nghiệp là người chịu 
ảnh hưởng của rào cản phi thuế và họ là người đưa 
ra ý kiến đánh giá về mức độ thường xuyên và mức 
độ ảnh hưởng, mức độ gây khó khăn hay làm hạn 
chế của các biện pháp phi thuế đối với hoạt động 
kinh doanh của doanh nghiệp. 
Các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu cấp 
doanh nghiệp đã cho thấy ảnh hưởng của TBT đến 
doanh nghiệp qua một số kênh như: 
TBT có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất doanh nghiệp 
Theo nghiên cứu của Melitz (2003) với các công 
ty không đồng nhất cho thấy việc tuân thủ các biện 
pháp kỹ thuật do một nước nhập khẩu áp dụng sẽ tạo 
thành chi phí cố định cho thị trường đó. Chi phí cố 
định này do đầu tư ban đầu cần tuân thủ một tiêu 
chuẩn nước ngoài cụ thể và có thể bao gồm thiết kế 
lại sản phẩm, đầu tư vào thiết bị kiểm tra, quy trình 
kiểm dịch hoặc điều chỉnh chuỗi sản xuất (Bao và 
Qiu, 2012). TBTs cũng có thể tăng chi phí biến đổi 
để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, ví dụ thông qua nhu 
cầu cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu 
chuẩn mới. Chi phí thương mại tăng do TBT sẽ ảnh 
hưởng tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của các 
doanh nghiệp xuất khẩu. 
TBT có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị xuất khẩu 
và khả năng tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp. 
Yasmine Kamal và Chahir Zaki (2018), đã 
nghiên cứu tác động của các rào cản kỹ thuật trong 
thương mại đối với các công ty xuất khẩu ở Ai Cập 
13
?
Sè 131/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
?giai đoạn 2005 - 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 
những ảnh hưởng tiêu cực của TBT trên tỷ suất lợi 
nhuận xuất khẩu giảm dần khi quy mô doanh nghiệp 
tăng. Ngoài ra, TBT được phát hiện có ảnh hưởng 
tích cực đến xác suất thoát khỏi thị trường xuất khẩu 
của doanh nghiệp, ảnh hưởng này suy yếu đối với 
các doanh nghiệp lớn, nói cách khác, các công ty 
nhỏ hơn bị ảnh hưởng bất lợi hơn bởi TBT trong 
quyết định tham gia xuất nhập khẩu. 
TBT ảnh hưởng đến mức đa dạng hóa của 
doanh nghiệp 
Kết quả nghiên cứu của Yasmine Kamal và 
Chahir Zaki (2018) cho thấy: Ảnh hưởng của TBT 
đối với mức đa dạng hóa sản phẩm của doanh 
nghiệp phụ thuộc vào ngành. Ảnh hưởng này có dấu 
hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh 
vực nông nghiệp và hỗn hợp cho các lĩnh vực phi 
nông nghiệp. Các doanh nghiệp nói chung có xu 
hướng tăng sự đa dạng hóa thị trường để đáp ứng 
các rào cản kỹ thuật trong thương mại. 
Có thể thấy, TBT được xem như chất xúc tác, 
kiềm chế hoặc chất kích thích thương mại. Một mặt, 
việc tuân thủ các tiêu chuẩn quy định của nước nhập 
khẩu tạo thành chi phí gia nhập thị trường cố định 
và có thể là một phần của chi phí biến đổi phát sinh 
mỗi khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường áp 
đặt TBT. Mặt khác, việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ 
thuật có thể xúc tác nâng cấp sản xuất của các doanh 
nghiệp hoặc đóng vai trò là tín hiệu đối với người 
tiêu dùng rằng sản phẩm của họ có chất lượng cao 
hơn, do đó làm tăng nhu cầu về sản phẩm đó 
(Chakraborty 2014, Rollo 2016). 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Thiết kế nghiên cứu 
Chọn mẫu 
Mẫu khảo sát bao gồm các doanh nghiệp có hoạt 
động sản xuất, kinh doanh chịu ảnh hưởng của rào 
cản kỹ thuật thuộc nhóm hàng: như máy móc thiết 
bị; máy vi tính và sản phẩm điện tử, linh kiện; điện 
thoại các loại và linh kiện; xăng dầu các loại, sắt 
thép các loại. Sở dĩ nhóm nghiên cứu chọn nhóm 
hàng này vì một số lý do như: đây là những nhóm 
hàng hóa có kim ngạch nhập khẩu lớn trong nhiều 
năm gần đây, và đây cũng là những nhóm hàng 
thuộc danh sách 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập 
khẩu lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó nhóm nghiên 
cứu cũng lựa chọn thêm những doanh nghiệp sản 
xuất, kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em, mũ bảo 
hiểm vì đây là những hàng hóa đòi hỏi đáp ứng 
những tiêu chuẩn an toàn nhất định và một số doanh 
nghiệp trong lĩnh vực giấy, vật liệu xây dựng, 
Xây dựng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu 
Căn cứ vào nội dung khảo sát, nhóm nghiên cứu 
xây dựng những câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu liên 
quan mức ảnh hưởng của TBT tới hoạt động sản 
xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể với 
đặc thù về lĩnh vực, ngành hàng cụ thể. Câu hỏi 
phỏng vấn chuyên sâu còn bao gồm những nguyên 
nhân cụ thể c ... rung bình 20 18,87 
Ít 26 24,53 
Rҩt ít 18 16,98 
Hoàn toàn không 20 18,87 
Quҧn lý chҩW Oѭӧng 
	ÿiQKJLiKӧp quy 
Rҩt nhiӅu 0 0,00 
NhiӅu 2 1,89 
Khá nhiӅu 26 24,53 
Trung bình 22 20,75 
Ít 24 22,64 
Rҩt ít 14 13,21 
Hoàn toàn không 18 16,98 
Bảng 8: Điểm trung bình đánh giá mức ảnh hưởng 
của các nội dung QCVN đến hoạt động SXKD của DN theo mặt hàng 
Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 
Mһt hàng/sҧn phҭm Ĉһc tính kӻ thuұt 
Ghi nhãn 
sҧn phҭm 
3KѭѫQJ
pháp thӱ 
Quҧn lý 
chҩWOѭӧng 
;ăQJQKLrQOLӋu diesel và nhiên liӋu sinh hӑc 4,83 5,00 5,17 5,17 
ThiӃt bӏ ÿLӋQYjÿLӋn tӱ 3,93 4,00 4,20 3,87 
Thép cӕt bê tông 5,00 5,75 6,00 5,75 
Máy móc, thiӃt bӏ ÿmTXDVӱ dөng 5,11 5,22 5,11 5,11 
ĈLӋn thoҥi và linh kiӋn 4,64 4,43 4,43 4,07 
Sҧn phҭm khác 4,94 5,25 5,38 5,06 
T͝ng m̳u 4,64 4,83 4,94 4,72 
Như vậy, qua 
khảo sát tại 106 
doanh nghiệp có 
hoạt động sản xuất 
kinh doanh liên 
quan 5 nhóm hàng 
lựa chọn, nhìn 
chung rào cản kỹ 
thuật (bao gồm 
những quy định về 
đặc tính kỹ thuật, 
ghi nhãn, quản lý 
chất lượng, phương 
pháp thử) của Việt 
Nam có mức ảnh 
hưởng đến các doanh nghiệp từ dưới mức trung bình 
đến ít. Mức ảnh hưởng của những quy định về đặc 
tính kỹ thuật và quản lý chất lượng lần lượt là 4,64 
và 4,72 (dưới trung bình); những quy định về ghi 
nhãn sản phẩm và phương pháp thử có mức ảnh 
hưởng lần lượt là 4,83 và 4,94 (mức ít). Tính bình 
quân, chỉ số mức độ phổ biến của rào cản kỹ thuật ở 
Việt Nam theo kết quả của cuộc khảo sát này là 4,8; 
có thể coi mức ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật tới 
các doanh nghiệp được lựa chọn trong mẫu khảo sát 
là ít. Những doanh nghiệp có quy mô vốn càng lớn 
thì mức ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật đối với 
doanh nghiệp càng ít. Kết quả nghiên cứu khảo sát 
này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu thực 
nghiệm của các tác giả Yasmine Kamal and Chahir 
Zaki (2018), Bao và Qiu (2012). 
Nguyên nhân doanh nghiệp gặp khó khăn, trở 
ngại khi áp dụng QCVN 
Khảo sát nguyên 
nhân các doanh nghiệp 
gặp khó khăn khi áp 
dụng QCVN cho thấy: 
nguyên nhân được doanh 
nghiệp chọn nhiều nhất 
là do các thủ tục hành 
chính liên quan quá trình 
doanh nghiệp áp dụng 
QCVN. 
4.3. Đánh giá mức 
ảnh hưởng của thủ tục 
hành chính liên quan 
quy trình đánh giá sự 
phù hợp đối với hoạt 
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 
Nghiên cứu đã khảo sát mức ảnh hưởng của rào 
cản thủ tục hành chính liên quan quy trình đánh giá 
sự phù hợp bao gồm những nội dung như nội dung 
của thông tư, quy trình thủ tục hành chính, hồ sơ liên 
quan thủ tục hành chính, thái độ của người làm việc 
tại các cơ quan liên quan thủ tục hành chính, thời 
gian và chi phí liên quan thủ tục hành chính, cơ sở 
vật chất liên quan việc thực hiện các thủ tục hành 
chính tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
Kết quả khảo sát mức ảnh hưởng của từng nội dung 
đó đối với mỗi nhóm doanh nghiệp liên quan nhóm 
mặt hàng được lựa chọn thể hiện tại Bảng 11. 
Bảng 11 cho biết điểm trung bình mà các rào cản 
TTHC thường gặp gây khó khăn, trở ngại cho doanh 
nghiệp ở mức khoảng 4 điểm, tương ứng với mức 
ảnh hưởng trung bình. Trong đó, ảnh hưởng của các 
rào cản TTHC thường gặp đến các doanh nghiệp 
19
?
Sè 131/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 9: Điểm trung bình đánh giá mức độ ảnh hưởng 
của các QCVN đến hoạt động SXKD của DN theo quy mô vốn 
Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 
Quy mô vӕn Ĉһc tính kӻ thuұt 
Ghi nhãn 
sҧn phҭm 
3KѭѫQJ
pháp thӱ 
Quҧn lý 
chҩt 
Oѭӧng 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 1 tӹ ÿӗng 4,33 4,67 4,67 4,33 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 5 tӹ ÿӗng 3,70 3,90 3,70 3,50 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 10 tӹ ÿӗng 4,67 4,33 4,67 4,67 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 50 tӹ ÿӗng 4,44 4,67 4,89 4,67 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 200 tӹ ÿӗng 5,70 5,80 5,90 5,90 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 500 tӹ ÿӗng 5,20 5,20 5,60 4,60 
Trên 500 tӹ ÿӗng 4,54 4,92 5,08 4,92 
T͝ng m̳u 4,64 4,83 4,94 4,72 
Bảng 10: Thống kê số DN lựa chọn nguyên nhân gặp khó khăn khi áp dụng QCVN 
Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 
Nguyên nhân DN gһSNKyNKăQNKLiSGөng QCVN Sӕ DN chӑn Tӹ lӋ % 
Do nhӳQJ TX\ ÿӏnh trong QCVN không hài hòa vӟi Tiêu 
chuҭn quӕc tӃ hoһc khu vӵc hoһc quӕc gia khác 
10 9,43 
Do nhӳQJTX\ÿӏnh trong QCVN không phù hӧp vӟi bӕi cҧnh 
thӵc tӃNK{QJÿѭӧc chӭQJPLQKFѫVӣ khoa hӑc rõ ràng 
8 7,55 
Do doanh nghiӋSNK{QJÿѭӧc thông báo sӟPYj FKѭD Fy ÿӫ 
thӡLJLDQÿӇ chuҭn bӏ 
10 9,43 
Do doanh nghiӋSFKѭDÿӫ khҧ QăQJÿLӅu kiӋQÿӇ ÿiSӭng quy 
ÿӏnh cӫa QCVN 
8 7,55 
Do các thӫ tөc hành chính liên quan quá trình doanh nghiӋp áp 
dөng QCVN 
42 39,62 
Lý do khác 5 4,72 
?SXKD xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh 
học; thép cốt bê tông được đánh giá với mức điểm 
trung bình từ 5,00 đến 5,50, tương ứng với mức ảnh 
hưởng rất ít. Đối với nhóm mặt hàng: Thiết bị điện 
và điện tử; Điện thoại và linh kiện có điểm trung 
bình tập trung trong khoảng từ 3,5 đến 4,5 ứng với 
mức ảnh hưởng trung bình. 
Bảng 12 dưới đây phản ánh mức ảnh hưởng của 
các rào cản TTHC đến hoạt động SXKD của DN 
được đánh giá ở mức khác nhau theo quy mô vốn. 
Tương tự như các rào cản kỹ thuật và rào cản bảo hộ 
quyền SHTT, các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 
5 tỷ đồng chịu mức ảnh hưởng từ các rào cản TTHC 
cao hơn (mức điểm trung bình tập trung từ 3,33 đến 
4,33) so với các DN có quy mô vốn trên 5 tỷ đồng 
(mức điểm trung bình tập trung từ 4,33 đến 5,50). 
Tính bình quân, mức ảnh hưởng của các nội 
dung liên quan thủ tục hành chính là 4,6, tức là chỉ 
số mức độ phổ biến của rào cản thủ tục hành chính 
liên quan lĩnh vực quản lý của Bộ Khoa học và công 
nghệ được xác định là 4,6, chứng tỏ rào cản thủ tục 
hành chính có mức ảnh hưởng trung bình tới các 
doanh nghiệp ở Việt Nam. 
4.4. Đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp về 
rào cản kỹ thuật 
Theo kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp thuộc 
mẫu nghiên cứu cho thấy có đến 51% doanh nghiệp 
đồng ý kiến nghị các TCVN/QCVN cần được xây 
dựng với lộ trình cụ thể và doanh nghiệp cần được 
thông báo về lộ trình đó để có điều kiện chuẩn bị cho 
việc áp dụng TCVN/QCVN, có 45,3% doanh 
nghiệp đồng ý kiến nghị các TCVN/QCVN cần 
được xây dựng phù hợp tiêu chuẩn khu vực, tiêu 
chuẩn quốc tế, có khoảng 30,2% doanh nghiệp đề 
xuất kiến nghị các TCVN/QCVN cần được xây 
dựng trên cơ sở khoa học rõ ràng. 
Sè 131/201920
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 11: Điểm trung bình DN (phân theo mặt hàng) đánh giá mức độ 
các rào cản TTHC gây trở ngại, khó khăn đối với hoạt động SXKD 
Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 
DN phân theo mһt hàng/sҧn phҭm Thông Wѭ 
Quy 
trình 
Hӗ 
Vѫ 
Thái 
ÿӝ 
Thӡi 
gian 
Chi 
phí 
&ѫVӣ vұt 
chҩt 
;ăQJQKLrQOLӋu diesel và nhiên liӋu sinh hӑc 5,00 5,17 5,00 5,00 5,00 5,00 5,33 
ThiӃt bӏ ÿLӋQYjÿLӋn tӱ 3,80 3,80 4,00 4,33 4,07 4,47 4,80 
Thép cӕt bê tông 5,17 5,17 5,33 5,50 5,00 5,17 5,17 
Máy móc, thiӃt bӏ ÿmTXDVӱ dөng 4,00 4,00 4,11 4,33 4,00 4,44 4,67 
ĈLӋn thoҥi và linh kiӋn 3,71 3,36 4,00 3,43 4,14 3,86 4,07 
Sҧn phҭm khác 4,38 4,56 5,38 4,88 4,88 4,63 4,94 
Tәng 4,22 4,22 4,51 4,51 4,42 4,55 4,80 
Bảng 12: Điểm trung bình DN (phân theo quy mô vốn) 
đánh giá mức độ các rào cản TTHC 
Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 
Quy mô vӕn 
(tӹ ÿӗng) 7K{QJWѭ Quy trình Hӗ Vѫ 7KiLÿӝ Thӡi gian Chi phí &ѫVӣ vұt chҩt 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 1 3,33 3,67 3,33 4,00 3,33 3,67 3,33 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 5 3,60 3,80 4,10 4,10 3,90 4,30 4,50 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 10 4,33 4,67 4,33 4,33 4,33 4,33 5,00 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 50 4,22 3,89 4,89 4,67 4,67 4,44 5,44 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 200 5,00 5,30 5,10 5,50 5,20 5,50 5,30 
Tӯ ÿӃQGѭӟi 500 4,60 4,20 4,40 4,20 4,60 4,20 4,40 
Trên 500 4,09 3,91 4,45 4,18 4,25 4,45 4,64 
Tәng mүu 4,22 4,22 4,51 4,51 4,42 4,55 4,80 
5. Một số khuyến nghị và hàm ý chính sách 
Dựa trên kết quả nghiên cứu khảo sát, nhóm 
nghiên cứu xin đề xuất một số khuyến nghị, giải 
pháp đối với các bên liên quan nhằm giảm bớt ảnh 
hưởng tiêu cực của TBT đến hoạt động sản xuất, 
kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó cải thiện năng 
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 
Đối với các cơ quan Nhà nước 
- Tiếp tục hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn 
kỹ thuật theo hướng hài hòa hóa, phù hợp quy định 
và cam kết quốc tế. Đồng thời, tích cực thực hiện 
quá trình hài hòa hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật và thừa 
nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp. Đây 
là một trong những nguyên tắc được xác lập trong 
các khuôn khổ hợp tác quốc tế, trong đó có WTO và 
các FTA mà Việt Nam là thành viên nhằm tiến tới dỡ 
bỏ những rào cản kỹ thuật không cần thiết trong 
thương mại quốc tế, thúc đẩy dòng lưu chuyển của 
hàng hóa giữa các quốc gia. Việc điều chỉnh và hoàn 
thiện hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam 
phù hợp quy định và cam kết quốc tế như vậy không 
chỉ giúp đảm bảo thực thi cam kết của Việt Nam với 
các nước mà còn giúp cải thiện môi trường kinh 
doanh của Việt Nam và giúp Việt Nam có thể hội 
nhập một cách hiệu quả hơn. 
- Tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát và điều chỉnh 
các văn bản pháp lý của Việt Nam về chất lượng 
của sản phẩm, ghi nhãn hàng hóa, theo hướng phù 
hợp với luật pháp quốc tế và các nước trên thế giới. 
Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở 
pháp lý vững chắc để hoạt động tiêu chuẩn, đo 
lường, chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu 
cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, 
đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý 
nhà nước về chất lượng và tiêu chuẩn đo lường, tạo 
thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của 
doanh nghiệp. 
- Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần 
tăng cường đảm bảo tính minh bạch về các rào cản 
TBT, tuyên truyền phổ biến kịp thời tới doanh 
nghiệp về các rào cản TBT cũng như hỗ trợ kỹ thuật 
đối với doanh nghiệp để có thể đáp ứng những quy 
định về TBT. 
Đối với các tổ chức, hiệp hội ngành nghề: 
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp 
không áp dụng TCVN còn khá cao mà nguyên nhân 
chủ yếu do không biết và không có sự thỏa thuận với 
đối tác. Do đó, để nâng cao ý thức của doanh nghiệp 
trong việc tự giác tuân thủ các yêu cầu về chất lượng 
hàng hóa nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng 
cao năng lực cạnh tranh bền vững, cần có sự vào 
cuộc của các tổ chức, hiệp hội ngành, nghề với vai 
trò hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao nhận 
thức về TBT. Ngoài ra, hiệp hội ngành nghề có thể 
có những bản tin về thiệt hại của doanh nghiệp do 
không tuân thủ hoặc không hiểu biết về TBT để 
21
?
Sè 131/2019
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 13: Số DN lựa chọn đề xuất, kiến nghị liên quan rào cản kỹ thuật 
Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 
ĈӅ xuҩt, kiӃn nghӏ cӫa doanh nghiӋp vӅ rào cҧn kӻ thuұt 
Sӕ DN lӵa 
chӑn 
Tӹ lӋ % 
TCVN/QCVN cҫQÿѭӧc xây dӵng phù hӧp tiêu chuҭn khu vӵc, tiêu chuҭn 
quӕc tӃ 
48 45,28 
TCVN/QCVN cҫQÿѭӧc xây dӵQJWUrQFѫsӣ khoa hӑc rõ ràng 32 30,19 
TCVN/QCVN cҫQÿѭӧc xây dӵng vӟi lӝ trình cө thӇ và doanh nghiӋp cҫn 
ÿѭӧc thông báo vӅ lӝ WUuQK ÿy ÿӇ Fy ÿLӅu kiӋn chuҭn bӏ cho viӋc áp dөng 
TCVN/QCVN 
54 50,94 
Doanh nghiӋp cҫQÿѭӧc hӛ trӧ vӅ WjLFKtQKÿӇ viӋc áp dөng TCVN/QCVN có 
hiӋu quҧ 
24 22,64 
KiӃn nghӏ khác 2 1,89 
cảnh báo cũng như thúc đẩy sự tham gia của các DN 
trong tuân thủ TCVN, đáp ứng QCVN. 
Đối với doanh nghiệp 
Các DN, đặc biệt doanh nghiệp xuất nhập khẩu 
cần chủ động tìm hiểu TCVN, QCVN, các quy trình 
đánh giá sự hợp chuẩn để giảm bớt thiệt hại không 
cần thiết do thiếu hiểu biết về TBT, cụ thể: (i) Chủ 
động nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin về TBT để 
điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. 
(ii) Tăng cường khả năng cạnh tranh và có thể đáp 
ứng các yêu cầu kỹ thuật; mở rộng, tăng cường liên 
kết giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa các 
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước 
ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. (iii) Đầu 
tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh 
của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của hàng 
hóa. Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản 
lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và 
đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe, môi trường; 
nghiên cứu và ứng dụng vào quá trình sản xuất các 
tiêu chuẩn kỹ thuật.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Chakraborty, P. (2014), Environmental 
Standards and Trade: Evidence from a Natural 
Experiment,  
Papers/Papers/ FirmLevelTrade/FREIT727.pdf 
2. Fernandes, A., Ferro, E., Wilson, J. (2015), 
“Product Standards and Firms’ Export 
Decisions.” The World Bank.  
worldbank.org/curated/en/882231468179049186/
pdf/WPS7315.pdf 
3. Fontagné, L., and Orefcie, G. (2018), Let’s Try 
Next Door: Technical Barriers to Trade and Multi-
Destination Firms, European Economic Review 101 
(2018): 643–663. 
4. Melitz, M.(2003), The Impact of Trade on 
Intra-Industry Reallocations and Aggregate 
Industry Productivity, Econometrica 71(6) (2003): 
1695-1725. 
5. Xiaohua Bao and Wei-Chih Chen (2013), The 
Impacts of Technical Barriers to Trade on Different 
Components of International Trade, Review of 
Development Economics, 17(3), 447-460, 2013 
DOI:10.1111/rode.12042 
6. UNCTAD (2012), International classification 
of Non tariff measures. 
7. Rollo, V. (2016), Technical Regulations Affect 
Exporters’ Performance: Firm Level Evidence from 
Developing Countries, ITC Working Paper, 2016. 
 intracen.org/uploadedFiles/intra-
cenorg /Con ten t /Redes ign /P ro jec t s /SME_ 
Competitiveness/WP-02-2016.E.pdf 
8. Yasmine Kamal and Chahir Zaki (2018), How 
Do Technical Barriers to Trade Affect Exports? 
Evidence from Egyptian Firm-Level Data, Journal 
of Economic Integration, Vol.33 No.4, December, 
2018, 659~721  
jei.2018.33.4.659. 
Summary 
As the coverage of technical barriers to trade 
(TBT) is increasing and the role of TBT becomes 
more important in the global trading system, 
researches on TBT effects on international trade is 
seriously being concerned by researchers and policy 
makers. For the purpose of researching the impact 
of TBT on the production and business activities, 
this study has surveyed 106 enterprises in Vietnam 
with their activities affected by technical barriers 
belonging to commodity groups such as machinery 
and equipment; computers and electronic products, 
components; phones and accessories; petroleum of 
all kinds; steels, etc. The survey results show the sit-
uation of enterprises applying quality standards and 
norms; Influence level of Vietnamese standards 
includes: (i) Regulations on product specifications; 
(ii) Regulations on product labeling; (iii) 
Regulations on test methods; (iv) Regulations on 
quality management and conformity assessment for 
production and trading activities. Thereby, the study 
proposes recommendations and solutions for related 
parties to reduce negative impacts of TBT on busi-
ness activities, improve the competitiveness from 
enterprise level to the national level. 
Sè 131/201922
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_rao_can_ky_thuat_den_hoat_dong_san_xuat_kinh_d.pdf