Bài giảng Quản trị học (Bản đẹp)

CHƯƠNG 1.

NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC

GIỚI THIỆU

Mục đích yêu cầu

Chương này sẽ phân tích khái niệm và vai trò của quản trị trong các tổ chức và khẳng định

quản trị là hoạt động cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức. Đồng thời nêu bật vai

trò lịch sử của quản trị và đối tượng của quản trị cũng như tính phổ biến của quản trị trong các tổ

chức khác nhau.

Sau khi học xong chương này, sinh viên phải nắm được các ván đề sau:

- Lịch sử và vai trò của quản trị trong các tổ chức.

- Bản chất của quản trị.

- Sự khác biệt giữa nhà quản trị và nhà kinh doanh.

- Quá trình quản trị, tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị.

Nội dung chính:

- Khái niệm và sự cần thiết của quản trị

- Nhà quản trị.

- Các cấp quản trị, các chức năng và kỹ năng của quản trị.

- Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị

NỘI DUNG

1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN TRỊ

1.1.1. Khái niệm và bản chất của quản trị

a. Khái niệm quản trị

Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành chính (trong

các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế). Trong lĩnh vực quản trị kinh

doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị

sản xuất.

Quản trị nói chung theo tiếng Anh là “Management” vừa có nghĩa là quản lý, vừa có nghĩa

là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Tuy nhiên, khi dùng từ, theo

thói quen, chúng ta coi thuật ngữ quản lý gắn liền với với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tức là

quản lý ở tầm vĩ môi. Còn thuật ngữ quản trị thường dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức,

một doanh nghiệp.

Có rất nhiều quan niệm về quản trị:

- Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua

những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của

những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức;3

- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu

đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động;

- Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các

nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là việc thực hiện những hoạt

động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại

trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau,

tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.

Nhiều người cùng làm việc với nhau trong một nhóm để đạt tới một mục đích nào đó, cũng

giống như các vai mà các diễn viên đảm nhiệm trong một vở kịch, dù các vai trò này là do họ tự

vạch ra, là những vai trò ngẫu nhiên hoặc tình cờ, hay là những vai trò đã được xác định và được

sắp đặt bởi một người nào đó, nhưng họ đều biết chắc rằng mọi người đều đóng góp theo một

cách riêng vào sự nỗ lực của nhóm.

pdf 176 trang yennguyen 8340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị học (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị học (Bản đẹp)

Bài giảng Quản trị học (Bản đẹp)
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
 QUẢN TRỊ HỌC 
(Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) 
Lưu hành nội bộ 
HÀ NỘI - 2007 
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 
QUẢN TRỊ HỌC 
 Biên soạn : TS. HÀ VĂN HỘI 
 1
LỜI MỞ ĐẦU 
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi đang diễn ra một cách nhanh chóng 
trên mọi phương diện: Quản trị đã làm thay đổi cách thức nhiều tổ chức tiến hành các hoạt động 
kinh doanh; sự phát triển của công nghệ thông tin làm thay đổi các khái niệm truyền thống về tổ 
chức và không gian làm việc; sự gia tăng của các tổ chức dịch vụ đã làm thay đổi cấu trúc của nền 
kinh tế. 
Những thay đổi đó khiến cho những điều mà chỉ thời gian ngắn trước đây vẫn được coi là 
những nguyên lý hay khuôn mẫu cho thành công, thì nay đã không còn thích hợp với quản trị hiện đại. 
Để thành công các nhà quản trị hôm nay và tương lai cần phải có những năng lực quản trị cần 
thiết để thích ứng với yêu cầu của thời đại. 
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận ở nhiều tài liệu trong và ngoài nước, đồng thời 
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên hệ Đào tạo từ xa, ngành Quản trị kinh doanh của 
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, chúng tôi đã tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn học 
tập “quản trị học”. 
Mặc dù nội dung của quản trị học rất rộng, nhưng với đối tượng là sinh viên hệ đào tạo từ 
xa, nên tài liệu này chỉ tập trung nêu những nội dung cơ bản nhất và hướng người học có thể nắm 
được một số vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quản trị học nhằm trang bị cho người học 
những kiến thức cơ sở ngành quan trọng để đi vào từng lĩnh vực quản trị cụ thể như Quản trị nhân 
lực, Quản trị sản xuất, Quản trị Marketing.... Đồng thời, để cho người học có thể nắm bắt các nội 
dung kiến thức của Quản trị học một cách dễ dàng, chúng tôi đã chia các vấn đề trong nội dung 
của tài liệu hướng dẫn học tập Quản trị học thành 4 phần lớn theo trình tự lô gich nhất định. 
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn cuốn tài liệu nà không thể tránh khỏi nhứng 
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao 
chất lượng của cuốn tài liệu này. 
 Tác giả 
 2
PHẦN THỨ NHẤT 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ 
CHƯƠNG 1. 
NHẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC 
GIỚI THIỆU 
 Mục đích yêu cầu 
Chương này sẽ phân tích khái niệm và vai trò của quản trị trong các tổ chức và khẳng định 
quản trị là hoạt động cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức. Đồng thời nêu bật vai 
trò lịch sử của quản trị và đối tượng của quản trị cũng như tính phổ biến của quản trị trong các tổ 
chức khác nhau. 
Sau khi học xong chương này, sinh viên phải nắm được các ván đề sau: 
- Lịch sử và vai trò của quản trị trong các tổ chức. 
- Bản chất của quản trị. 
- Sự khác biệt giữa nhà quản trị và nhà kinh doanh. 
- Quá trình quản trị, tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị. 
 Nội dung chính: 
 - Khái niệm và sự cần thiết của quản trị 
 - Nhà quản trị. 
 - Các cấp quản trị, các chức năng và kỹ năng của quản trị. 
 - Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị 
 NỘI DUNG 
1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN TRỊ 
1.1.1. Khái niệm và bản chất của quản trị 
a. Khái niệm quản trị 
Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành chính (trong 
các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế). Trong lĩnh vực quản trị kinh 
doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị 
sản xuất... 
Quản trị nói chung theo tiếng Anh là “Management” vừa có nghĩa là quản lý, vừa có nghĩa 
là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Tuy nhiên, khi dùng từ, theo 
thói quen, chúng ta coi thuật ngữ quản lý gắn liền với với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tức là 
quản lý ở tầm vĩ môi. Còn thuật ngữ quản trị thường dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, 
một doanh nghiệp. 
Có rất nhiều quan niệm về quản trị: 
- Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc qua 
những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của 
những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức; 
 3
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục tiêu 
đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động; 
- Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các 
nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là việc thực hiện những hoạt 
động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại 
trong một hệ thống bao gồm các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, 
tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển. 
Nhiều người cùng làm việc với nhau trong một nhóm để đạt tới một mục đích nào đó, cũng 
giống như các vai mà các diễn viên đảm nhiệm trong một vở kịch, dù các vai trò này là do họ tự 
vạch ra, là những vai trò ngẫu nhiên hoặc tình cờ, hay là những vai trò đã được xác định và được 
sắp đặt bởi một người nào đó, nhưng họ đều biết chắc rằng mọi người đều đóng góp theo một 
cách riêng vào sự nỗ lực của nhóm. 
b. Lịch sử của quản trị 
Từ những năm 1840 - 1890 khi những cơ sở sản xuất nhỏ, những công trường thủ công, 
xưởng thợ ra đời kèm theo nó là sự xuất hiện của những quản trị viên. Họ là chủ sở hữu những cơ 
sở sản xuất nhỏ của mình và đồng thời là nhà quản trị. 
Sau năm 1890, nhiều xí nghiệp lớn, nhiều liên hiệp xí nghiệp ra đời và phát triển mạnh. Để 
quản lý các doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn này và thích ứng với môi trường kinh doanh 
thường xuyên thay đổi, các nhà nước, các chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều đạo luật 
nhằm quy định quyền hạn và trách nhiệm của những xí nghiệp và liên hiệp xí nghiệp này. 
Trong quá trình cải tổ doanh nghiệp, không chỉ có các chủ sở hữu mà cả những luật gia 
cũng tham gia vào những chức vụ quan trọng của quản trị doanh nghiệp và hoạt động quản trị 
được thực hiện trong phạm vi những điều luật quy định. 
Tuy nhiên, trong giai đoạn trước năm 1910 chưa có những tác phẩm đáng kể viết về quản trị 
doanh nghiệp, kể cả vấn đề tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Có chăng chỉ là những kinh 
nghiệm được sao chép, truyền lại qua các đời, từ các gia đình, dòng họ. Vì vậy, quản trị doanh 
nghiệp chưa phải là môn khoa học chính thống. 
Từ năm 1910, nhiều công ty, nhiều tập đoàn sản xuất lớn được hình thành; nhiều ngân hàng 
xuất hiện nhằm phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn. Các chức danh 
Giám đốc, Tổng Giám đốc ra đời. Vấn đề quản trị doanh nghiệp càng được đặt ra cụ thể, chặt chẽ 
dưới các điều luật cụ thể. 
Vào năm 1911, tác phẩm quản trị doanh nghiệp có giá trị đầu tiên được xuất bản ở Mỹ. 
Cuốn sách do nhà khoa học quản trị nổi tiếng F. W. Tây-lơ biên soạn với tiêu đề: “Những nguyên 
tắc và phương pháp quản trị khoa học (Principles and methods of scientice manngement”. Cuốn 
sách chủ yếu đề cập vấn đề quản trị nhân sự: Làm thế nào để người lao động hoàn thiện và sử 
dụng có hiệu quả công cụ lao động, thời gian làm việc để tăng năng suất lao động. 
Sau Đại chiến Thế giới lần thứ nhất (1913 - 1918), tiếp đó là cuộc đại khủng hoảng kinh tế, 
tài chính đã làm cho hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản. Nhiều doanh nghiệp còn trụ lại, được 
tổ chức lại hoặc hợp nhất với nhau. Cơ chế quản lý mới ra đời thích ứng với thời kỳ mới. Trên cơ 
sở này, giới quản trị doanh nghiệp mới xuất hiện với những nguyên tắc, phương pháp và kinh 
nghiệm quản lý mới. 
Năm 1922 đã ra đời một tác phẩm có giá trị cao về quản trị doanh nghiệp. Đó là tác phẩm 
của nhà khoa học Pháp Hen-ry Fayol về: "Quản lý công nghiệp và quản lý tổng hợp (Industrial and 
 4
General Administration”. Nội dung cơ bản của cuốn sách đề cập đến phương pháp quản trị trong 
phòng giấy, chủ yếu nói về những chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Những tư tưởng, 
quan điểm cơ bản của cuốn sách cho đến nay vẫn được áp dụng. 
Cho đến năm 1940, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đã nhận thấy tính tất yếu phải 
xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ quản trị viên doanh nghiệp và một hệ thống trường lớp, 
giáo trình đào tạo quản trị viên đã ra đời. Từ đó, khoa học quản trị doanh nghiệp đã góp phần đem 
lại hiệu quả kinh tế lớn cho các doanh nghiệp. 
P. Fonet viết trong cuốn sách: “Đường xoắn ốc của những phương pháp khoa học và hiệu 
quả của nó đối với quản lý công nghiệp (Papus of scientirc methods and its effect upon industrial 
manngement)”. Cuốn sách đã xác định những tư tưởng triết học và những quan điểm của quản trị 
tiến bộ. 
Sự phát triển của quản trị doanh nghiệp từ năm 1946 đến nay: Đây là giai đoạn sau kết thúc 
chiến tranh thế giới lần thứ II, chuyển sang khôi phục, phát triển kinh tế và giao lưu quốc tế. Cùng 
với trào lưu đó, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nhiều nước công nghiệp tiên tiến đã đạt được 
tốc độ cao trong tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1946 trở đi, ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm có 
giá trị nói về quản trị doanh nghiệp. Ở nhiều nước đã thành lập các trường riêng để giảng dạy, đào 
tạo những nhà quản trị doanh nghiệp từ cấp thấp đến cấp cao nhất doanh nghiệp. 
Có thể kể đến các trường ở Mỹ: Trường MBA (Master of Business Administration), Trường 
Kinh doanh Ha-vớt (Harvard Business School); ở Nhật: Trường Đào tạo Giám đốc dưới chân núi 
Phi-ghi... Có thể kể đến một số tác phẩm quản trị doanh nghiệp đặc biệt có giá trị trong thời kỳ này 
như. Cuốn sách: “Quản lý năng động” xuất bản năm 1945 của hai nhà khoa học người Anh và 
Mỹ. Tác phẩm này đã tổng kết những nguyên tắc của quản trị doanh nghiệp đạt được từ xưa đến 
năm 1945. Trên cơ sở lý luận về quản trị doanh nghiệp mới phù hợp với điều kiện hiện tại. 
Sau đó lần lượt hàng trăm cuốn sách khác nhau, nhiều sách giáo khoa, bài báo về quản trị 
doanh nghiệp ra đời. Những buổi hội thảo, hội nghị quốc tế, nhiều lớp học được tổ chức để làm 
sáng tỏ những vấn đễ cơ bản của quản trị doanh nghiệp trong điều kiện hiện đại. Từ sau năm 
1960, là thời kỳ sôi nổi, phát triển nhất của quản trị doanh nghiệp mà nhân loại đạt được từ nền 
kinh tế tư bản phát triển tới nay. Một công ty Mỹ trong năm 1960, đã phải chi tới 3.000.000 đô-la 
chỉ để phục vụ việc sưu tầm, thu thập, tổng hợp những tài liệu về quản trị doanh nghiệp, nhằm bồi 
dưỡng cho những quản trị viên của công ty (chưa kể tiền lương và những chi phí khác phục vụ 
cho đội ngũ giáo sư, cán bộ giảng dạy...). 
Tóm lại, qua các giai đoạn phát triển của quản trị doanh nghiệp chúng ta thấy nổi bật một 
vấn đề là: Xã hội từ chỗ chấp nhận từ từ đến chấp nhận hẳn vai trò của quản trị doanh nghiệp, mà 
gắn liền với nó là các quản trị viên có nghiệp vụ và các cố vấn có năng lực vận dụng những kiến 
thức lý luận quản trị doanh nghiệp vào thực tiễn. Ngày nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 90, ở 
hầu hết các nước đã hình thành một hệ thống trường lớp để đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản trị 
doanh nghiệp tài ba đem lại. 
c. Bản chất của quản trị 
Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìm ra phương thức thích hợp để thực 
hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất. Nói chung, quản trị 
là một quá trình phức tạp mà các nhà quản trị phải tiến hành nhiều hoạt động từ khâu đầu đến 
khâu cuối của một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị là quản trị 
các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất các yếu tố đầu ra theo chu trình quá trình hoạt động của một 
tổ chức, một doanh nghiệp. 
 5
Những quan niệm trên cho dù có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng nhìn chung đều thống 
nhất ở chỗ quản trị phải bao gồm ba yếu tố (điều kiện): 
Thứ nhất: Phải có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị và một đối tượng 
quản trị tiếp. Đối tượng bị quản trị phải tiếp nhận sự tác động đó. Tác động có thể chỉ một lần và 
cũng có thể nhiều lần. 
Thứ hai: Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Mục tiêu này là căn cứ để 
chủ thể tạo ra các tác động. Sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị được thực hiện 
trong một môi trường luôn luôn biến động. Về thuật ngữ chủ thể quản trị, có thể hiểu chủ thể quản 
trị bao gồm một người hoặc nhiều người, còn đối tượng quản trị là một tổ chức, một tập thể con 
người, hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết bị đất đai, thông tin...). 
Thứ ba: Phải có một nguồn lực để chủ thể quản trị khai thác và vận dụng trong quá trình 
quản trị. 
1.1.2. Ý nghĩa của quản trị 
Khi con người kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc, người ta có thể tự 
phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của mỗi người. 
Lối làm việc như thế cũng có thể đem lại kết quả, hoặc cũng có thể không đem lại kết quả. 
Nhưng nếu người ta biết tổ chức hoạt động thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt 
quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và 
những phí tổn khác. Khi chúng ta so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí để thực hiện sẽ có 
khái niệm là hiệu quả. 
Hiệu quả = Kết quả - Chi phí 
Hiệu quả sẽ tăng trong hai trường hợp: Tăng kết quả với chi phí không đổi. Giảm chi phí 
mà vẫn giữ nguyên kết quả. 
Muốn đạt được cả hai điều đó đòi hỏi phải biết cách quản trị, không biết cách quản trị lãnh 
đạo cũng đạt được kết quả nhưng hiệu quả sẽ đạt thấp. Một sự quản trị, lãnh đạo giỏi không 
những mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng góp phần đưa 
nền kinh tế đất nước nhanh chóng phát triển. 
Mục tiêu của hoạt động quản trị, lãnh đạo như vậy là nhằm giúp chúng ta có những kiến 
thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận 
cũng như mục tiêu phi lợi nhuận. 
1.1.3. Bản chất của quản trị 
Quản trị xét về mặt tổ chức - kỹ thuật là sự kết hợp nỗ lực của con người trong tổ chức. Nói 
một cách khác, quản trị là quản trị con người trong doanh nghiệp, thông qua đó sử dụng có hiệu 
quả nhất mọi tiềm năng của doanh nghiệp. 
Quản trị xét về mặt kinh tế - xã hội là quản trị vì mục tiêu, lợi ích của doanh nghiệp, bảo 
đảm cho doanh nghiệp tồn tại, sống còn và phát triển lâu dài. Nói cách khác bản chất của quản trị 
tuỳ thuộc vào chủ sở hữu của doanh nghiệp. 
1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ 
Nhà quản trị (cán bộ quản trị) là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công 
hay thất bại trong hoạt động của tổ chức và của chiến lược phát triển của tổ chức đó. Cán bộ quản 
trị kinh doanh xét về mặt tổ chức lao động nói chung là cầu nối nối liền các yếu tố bên trong và bên 
ngoài của doanh nghiệp thành một khối thống nhất trong phạm vi chức trách của mình. Tùy theo 
 6
chức trách cụ thể, cán bộ quản trị có các nhiệm vụ khác nhau và cùng nhằm hoàn thành mục tiêu 
chung của doanh nghiệp. 
Nhà quản trị có các vai trò sau: 
1.2.1. Nhóm vai trò quan hệ với con người 
Nhóm vai trò quan hệ với con người bao gồm khả năng phát triển và duy trì mối quan hệ 
với người khác một cách hiệu quả. 
Vai trò đại diện gắn liền với vị trí trong sự phân cấp quản trị, vai trò lãnh đạo đòi hỏi việc 
xây dựng mối quan hệ với cộng sự,  ... ..................................................... 10 
TÓM TẮT ............................................................................................................................................................ 12 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN .............................................................................................................. 13 
PHẦN THỨ HAI. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN TRỊ 
CHƯƠNG 2. ......................................................................................................................................................... 14 
CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ .................................................................................................................... 14 
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................ 14 
NỘI DUNG .......................................................................................................................................................... 14 
2.1. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ CỔ ĐIỂN........................................................................................................ 14 
2.2. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HÀNH VI ....................................................................................................... 17 
2.3. TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HỆ THỐNG.................................................................................................... 21 
2.4. TRƯỜNG PHÁI KHÁC................................................................................................................................. 23 
TÓM TẮT ............................................................................................................................................................ 24 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN .............................................................................................................. 25 
CHƯƠNG 3. ......................................................................................................................................................... 26 
CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG QUẢN TRỊ ...................................................... 26 
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................ 26 
NỘI DUNG........................................................................................................................................................... 26 
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ ................................................................................................................. 26 
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ ............................................................................................................... 33 
TÓM TẮT ............................................................................................................................................................ 41 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN .............................................................................................................. 42 
CHƯƠNG 4. ......................................................................................................................................................... 43 
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ .......................................................................................................................... 43 
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................ 43 
NỘI DUNG........................................................................................................................................................... 43 
4.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ...................................................................... 43 
 172
4.2. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.................................................................................................................................. 43 
4.3. MÔI TRƯỜNG VI MÔ................................................................................................................................. 49 
TÓM TẮT ............................................................................................................................................................ 51 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................................. 52 
CHƯƠNG 5. ......................................................................................................................................................... 53 
THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ .................................................................................. 53 
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................ 53 
NỘI DUNG........................................................................................................................................................... 53 
5.1.THÔNG TIN TRONG QUẢN TRỊ................................................................................................................ 53 
5.2. QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ ............................................................................................................. 58 
TÓM TẮT ............................................................................................................................................................ 70 
CÂU HỎI. ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................................ 71 
PHẦN THỨ BA. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ 
CHƯƠNG 6. ......................................................................................................................................................... 72 
HOẠCH ĐỊNH TRONG QUẢN TRỊ .......................................................................................................... 72 
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................ 72 
NỘI DUNG........................................................................................................................................................... 72 
6.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠCH ĐỊNH ...................................................................................... 72 
6.2. CÁC MÔ HÌNH TỔNG QUÁT CỦA HOẠCH ĐỊNH ................................................................................ 73 
6.3. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH ĐỊNH TÁC NGHIỆP .................................................... 74 
6.4. TIẾN TRÌNH CỦA HOẠCH ĐỊNH .............................................................................................................. 75 
6.5. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ HOẠCH ĐỊNH ................................................................................................... 79 
TÓM TẮT ............................................................................................................................................................ 82 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN .............................................................................................................. 84 
CHƯƠNG 7. ......................................................................................................................................................... 85 
CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ ................................................................................................................. 85 
GIỚI THIỆU........................................................................................................................................................ 85 
NỘI DUNG........................................................................................................................................................... 85 
7.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC.............................................................................. 85 
7.2. XÂY DỰNG CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN TRỊ .......................................................................... 87 
7.3. CÁC MÔ HÌNH VÀ CẤU TRÚC CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ ................................................ 88 
7.4. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CƠ CẤU QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ............................................. 93 
TÓM TẮT ............................................................................................................................................................ 96 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................................... 100 
CHƯƠNG 8. ....................................................................................................................................................... 101 
LÃNH ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH TRONG QUẢN TRỊ ........................................................................... 101 
GIỚI THIỆU...................................................................................................................................................... 101 
NỘI DUNG......................................................................................................................................................... 101 
 173
8.1. KHÁI NIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN TRỊ. .................................................. 101 
8.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÃNH ĐẠO TRONG CÁC TỔ CHỨC ....................................... 103 
8.3. NHÀ LÃNH ĐẠO, NHÀ QUẢN TRỊ ........................................................................................................ 105 
TÓM TẮT........................................................................................................................................................... 109 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................................. 110 
CHƯƠNG 9. ....................................................................................................................................................... 111 
CÔNG TÁC KIỂM TRA TRONG QUẢN TRỊ ...................................................................................... 111 
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................................... 111 
NỘI DUNG ........................................................................................................................................................ 111 
9.1. VỊ TRÍ CỦA KIỂM TRA TRONG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ ..................................................................... 111 
9.2. QUÁ TRÌNH KIỂM TRA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ........................................................... 116 
9.3. CÁC KỸ THUẬT KIỂM TRA ................................................................................................................... 120 
TÓM TẮT .......................................................................................................................................................... 122 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................................... 124 
PHẦN THỨ TƯ. QUẢN TRỊ HỌC TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 
CHƯƠNG 10. ..................................................................................................................................................... 125 
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA QUẢN TRỊ HỌC HIỆN ĐẠI .................................................................................. 125 
GIỚI THIỆU...................................................................................................................................................... 125 
NỘI DUNG......................................................................................................................................................... 125 
10.1. QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC............................................................................................................. 125 
10.2. VĂN HÓA VỚI QUẢN TRỊ TỔ CHỨC.................................................................................................. 129 
10.3. QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI...................................................................................................................... 132 
10.4. QUẢN TRỊ HỌC TRONG KINH TẾ TRI THỨC ................................................................................... 149 
TÓM TẮT .......................................................................................................................................................... 151 
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................................... 151 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI ................................................................................................................ 155 
CHƯƠNG 1......................................................................................................................................................... 155 
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................................................ 156 
CHƯƠNG 3. ....................................................................................................................................................... 157 
CHƯƠNG 4......................................................................................................................................................... 158 
CHƯƠNG 5. ....................................................................................................................................................... 159 
CHƯƠNG 6. ....................................................................................................................................................... 160 
CHƯƠNG 7. ....................................................................................................................................................... 162 
CHƯƠNG 8. ....................................................................................................................................................... 164 
CHƯƠNG 9. ....................................................................................................................................................... 165 
CHƯƠNG 10. ..................................................................................................................................................... 167 
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................. 170 
QUẢN TRỊ HỌC 
Mã số: 417QTH270 
Chịu trách nhiệm bản thảo 
TRUNG TÂM ÐÀO TẠO BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 1 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_hoc_ban_dep.pdf