Bài giảng Quản trị sản xuất - Cao Anh Thảo

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

1.1. Một số khái niệm

1.1.1.Khái niệm về sản xuất

Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản

phẩm hoặc dịch vụ.

Ở nước ta lâu nay có một số người thường cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế

tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như tủ lạnh, tivi, bàn, ghế,. mới

gọi là các đơn vị sản xuất. Những đơn vị khác không sản xuất các sản phẩm vật chất đều

xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, quan niệm

như vậy không còn phù hợp nữa.

Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu, con người,

máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để

chuyển đổi nó thành đầu ra gồm sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động

trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị

hệ thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản xuất.

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình sản xuất

Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào

biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Chúng ta có thể hình dung quá

trình này như trong hình 1.1. Sự khác biệt giữa quá trình sản xuất sản phẩm hữu hình (sản

phẩm) và sản phẩm vô hình (dịch vụ) được thể hiện cụ thể sau

pdf 93 trang yennguyen 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị sản xuất - Cao Anh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị sản xuất - Cao Anh Thảo

Bài giảng Quản trị sản xuất - Cao Anh Thảo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2017 
Người biên soạn: Th.S Cao Anh Thảo 
ii 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT .............................................. 1 
1.1. Một số khái niệm ....................................................................................................... 1 
1.1.1.Khái niệm về sản xuất .......................................................................................... 1 
1.1.2. Khái niệm về quản trị sản xuất và dịch vụ .......................................................... 2 
1.1.3. Doanh nghiệp xét theo quan điểm hệ thống ........................................................ 3 
1.2. Lịch sử phát triển của lý thuyết quản trị sản xuất và dịch vụ .................................... 3 
1.3. Vấn đề năng suất trong quản trị sản xuất và dịch vụ ................................................. 6 
1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của năng suất ................................................................... 6 
1.3.2. Những nhân tố tác động đến năng suất ............................................................... 7 
1.4. Vấn đề lựa chọn chiến lược trong quản trị sản xuất và dịch vụ ................................ 8 
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược ........................................ 8 
1.4.3. Kỹ thuật phân tích SWOT ................................................................................. 10 
1.4.4. Trình tự lựa chọn chiến lược ............................................................................. 11 
1.5. Nội dung quản trị sản xuất và dịch vụ ..................................................................... 12 
1.5.1. Quyết định về dự báo ........................................................................................ 12 
1.5.2. Quyết định về sản phẩm và công nghệ ............................................................. 12 
1.5.3. Quyết định vị trí xí nghiệp ................................................................................ 13 
1.5.4. Quyết định bố trí mặt bằng ............................................................................... 13 
1.5.5. Quyết định sử dụng các nguồn lực .................................................................... 13 
1.5.6. Quyết định về nhu cầu vật tư ............................................................................ 13 
1.5.7. Quyết định về tồn kho ....................................................................................... 13 
1.5.8. Quyết định về điều độ sản xuất ......................................................................... 13 
1.5.9. Quyết định về nguồn nhân lực .......................................................................... 13 
1.5.10. Quyết định về trình độ dịch vụ ........................................................................ 14 
CHƯƠNG 2: DỰ BÁO .................................................................................................... 15 
2.1. Các loại dự báo ........................................................................................................ 15 
2.1.1. Căn cứ vào thời đoạn dự báo ............................................................................ 15 
2.1.2. Căn cứ vào nội dung công việc cần dự báo ...................................................... 15 
2.2. Các nhân tố tác động đến dự báo nhu cầu ............................................................... 16 
2.2.1. Các nhân tố chủ quan ........................................................................................ 16 
2.2.2. Các nhân tố khách quan .................................................................................... 16 
2.3. Tác động của chu kỳ sống sản phẩm đối với dự báo ............................................... 16 
2.4. Các phương pháp dự báo nhu cầu ........................................................................... 17 
2.4.1. Các phương pháp định tính ............................................................................... 17 
2.4.2. Các phương pháp định lượng ............................................................................ 18 
2.5. Giám sát và kiểm soát dự báo .................................................................................. 24 
i 
iii 
2.5.1. Tín hiệu theo dõi ............................................................................................... 24 
2.5.2. Giới hạn kiểm tra............................................................................................... 25 
3.1. Quyết định về sản phẩm, dịch vụ ............................................................................ 26 
3.1.1. Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ ............................................................................. 26 
3.1.2. Phát triển sản phẩm mới .................................................................................... 27 
3.1.3. Thiết kế sản phẩm mới ...................................................................................... 27 
3.2. Quyết định về công nghệ ......................................................................................... 29 
3.2.1. Các loại quá trình công nghệ ............................................................................. 29 
3.2.2. Phân tích so sánh 3 loại công nghệ ................................................................... 30 
3.2.3. So sánh các chiến lược về công nghệ ................................................................ 31 
3.3. Quyết định về công suất .......................................................................................... 31 
3.3.1. Các loại công suất ............................................................................................. 32 
3.3.2. Lựa chọn công suất ........................................................................................... 33 
3.4. Quyết định về thiết bị .............................................................................................. 34 
3.4.1. Nguyên tắc lựa chọn thiết bị ............................................................................. 34 
3.4.2. Bài toán chọn máy ............................................................................................. 34 
3.4.3. Bài toán chọn phương thức mua máy ............................................................... 38 
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM DOANH NGHIỆP VÀ BỐ TRÍ SẢN XUẤT 39 
4.1. Xác định địa điểm doanh nghiệp ............................................................................. 39 
4.1.1. Các bước tiến hành chọn địa điểm .................................................................... 39 
4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm ............................................... 39 
4.1.3. Các phương pháp xác định địa điểm ................................................................. 40 
4.2. Bố trí sản xuất .......................................................................................................... 43 
4.2.1. Khái niệm và vai trò của bố trí sản xuất ........................................................... 43 
4.2.2. Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu ................................................................ 44 
4.2.3. Thiết kế bố trí sản xuất trong doanh nghiệp...................................................... 46 
CHƯƠNG 5: NHỮNG CHIẾN LƯỢC HOACH ĐỊNH TỔNG HỢP........................ 51 
5.1. Quá trình hoạch định tổng hợp ................................................................................ 51 
5.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 51 
5.1.2. Mối quan hệ của hoạch định tổng hợp .............................................................. 51 
5.1.3. Những chiến lược trong việc hoạch định tổng hợp ........................................... 51 
5.1.4. Lịch trình sản xuất chính ................................................................................... 55 
5.2. Các phương pháp hoạch định tổng hợp ................................................................... 56 
5.2.1. Phương pháp trực quan ..................................................................................... 56 
5.2.2. Phương pháp biểu đồ và đồ thị ......................................................................... 56 
5.2.3. Phương pháp cân bằng tối ưu ............................................................................ 57 
CHƯƠNG 6: LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT ............................................................. 58 
ii 
iv 
6.1. Sắp xếp thứ tự tối ưu trong sản xuất dịch vụ ........................................................... 58 
6.1.1. Các nguyên tắc ưu tiên đối với những công việc cần làm trước ....................... 58 
6.1.2. Đánh giá mức độ hợp lý của việc bố trí các công việc ..................................... 58 
6.1.3. Nguyên tắc Johnson .......................................................................................... 59 
6.1.4. Sắp xếp lịch trình cho N công việc trên M máy ............................................... 60 
6.2. Phương pháp phân công công việc cho các máy ..................................................... 61 
6.3. Phương pháp sơ đồ Gantt ........................................................................................ 63 
6.4. Phương pháp sơ đồ Pert ........................................................................................... 64 
CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO ............................................................... 67 
7.1. Những khái niệm ..................................................................................................... 67 
7.1.1. Chức năng quản trị hàng tồn kho ...................................................................... 67 
7.1.2. Sử dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại hàng tồn kho ............................ 67 
7.1.3. Yêu cầu ghi chép chính xác trong ghi chép báo cáo tồn kho ............................ 69 
7.1.4. Tồn kho đúng thời điểm .................................................................................... 69 
7.1.5. Các loại chi phí tồn kho .................................................................................... 71 
7.2. Những mô hình tồn kho ........................................................................................... 72 
7.2.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ − Economic Order Quantity) .. 72 
7.2.2. Mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ - Production Order Quantity 
model) ......................................................................................................................... 75 
7.2.3. Mô hình khấu trừ theo số lượng ........................................................................ 76 
7.2.4. Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi ........................................ 77 
7.3. Đo lường, đánh giá hiệu quả hàng tồn kho ............................................................. 78 
7.3.1. Ứng dụng kỹ thuật phân tích biên tế để xác định lượng dự trữ tồn kho tối ưu . 78 
7.3.2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả tồn kho ............................................................. 79 
CHƯƠNG 8: HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ ..................................................... 81 
8.1. Các yêu cầu của mô hình tồn kho đối với các mặt hàng phụ thuộc trong lĩnh vực 
sản xuất ........................................................................................................................... 81 
8.2. Hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư ........................................................................ 82 
8.2.1. Lợi ích của việc hoạch định nhu cầu vật tư ..................................................... 82 
8.2.2. Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư ............................................ 82 
8.2.3. Sự đổi mới và sự thay đổi thực trong hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư ..... 86 
8.3. Kỹ thuật xác định kích thước lô hàng...................................................................... 87 
8.3.1. Mô hình đưa hàng theo lô ứng với nhu cầu ...................................................... 87 
8.3.2. Mô hình sản lượng kinh tế của đơn hàng .......................................................... 87 
8.3.3. Mô hình kỹ thuật cân đối các thời kỳ bộ phận .................................................. 88 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 89 
iii 
1 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 
1.1. Một số khái niệm 
1.1.1.Khái niệm về sản xuất 
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản 
phẩm hoặc dịch vụ. 
 Ở nước ta lâu nay có một số người thường cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế 
tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như tủ lạnh, tivi, bàn, ghế,..... mới 
gọi là các đơn vị sản xuất. Những đơn vị khác không sản xuất các sản phẩm vật chất đều 
xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, quan niệm 
như vậy không còn phù hợp nữa. 
Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu, con người, 
máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để 
chuyển đổi nó thành đầu ra gồm sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động 
trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị 
hệ thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản xuất. 
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình sản xuất 
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào 
biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Chúng ta có thể hình dung quá 
trình này như trong hình 1.1. Sự khác biệt giữa quá trình sản xuất sản phẩm hữu hình (sản 
phẩm) và sản phẩm vô hình (dịch vụ) được thể hiện cụ thể sau 
Sản xuất sản phẩm hữu hình Sản xuất sản phẩm vô hình (Dịch vụ) 
1. Tạo ra sản phẩm vật chất 
2. Có thể dự trữ (tồn kho) 
3. Ít tiếp xúc với khách hàng trong 
quá trình sản xuất 
4. Cần nhiều máy móc thiết bị 
5. Thông thường cần vốn lớn 
1. Không tạo ra sản phẩm vật chất 
2. Không lưu trữ được 
3. Thường xuyên tiếp xúc với khách 
hàng 
4. Cần nhiều nhân viên 
5. Thông thường cần số vốn ít 
- Nguồn nhân lực 
- Nguyên liệu 
- Công nghệ 
- Máy móc, thiết bị 
-Tiền vốn 
- Khoa học và nghệ thuật 
quản trị 
Đầu vào 
- Làm biến đổi 
- Tăng thêm giá trị 
Chuyển hóa 
- Hàng hóa 
- Dịch vụ 
Đầu ra 
2 
6. Chất lượng sản phẩm dễ đánh 
giá 
7. Sản phẩm được phân phối 
không giới hạn địa lý 
6. Chất lượng sản phẩm dịch vụ khó 
đánh giá 
7. Việc phân phối dịch vụ có giới hạn 
về địa lý 
 Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu 
của con người. Nó có thể phân thành: sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3. 
 Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài 
nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, còn ở 
dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản, trồng  ... ials Requirements Planning) là 
xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu, chi tiết bộ phận là nhỏ nhất, không cần dự trữ 
nhiều nhưng khi cần sản xuất là có ngay. Điều này đòi hỏi phải lập kế hoạch hết sức 
chính xác, chặt chẽ đối với từng loại vật tư, đối với từng chi tiết và từng nguyên liệu. 
Người ra sử dụng kỹ thuật máy tính để duy trì đơn đặt hàng hoặc lịch sản xuất nguyên vật 
liệu dự trữ sao cho đúng thời điểm cần thiết. Nhờ sự mở rộng ứng dụng máy tính vào 
hoạt động quản lý sản xuất, phương pháp MRP đã giúp cho các doanh nghiệp thực hiện 
được công tác lập kế hoạch hết sức chính xác, chặt chẽ và theo dõi các loại vật tư, nguyên 
vật liệu chính xác, nhanh chóng và thuận tiện hơn, giảm nhẹ các công việc tính toán hàng 
ngày và cập nhật thông tin thường xuyên, đảm bảo cung cấp đúng số lượng và thời điểm 
cần đáp ứng. Phương pháp hoạch định nhu cầu vật tư tỏ ra rất có hiệu quả, vì vậy nó 
không ngừng được hoàn thiện và mở rộng ứng dụng sang các lĩnh vực khác của doanh 
nghiệp. Tuy nhiên để MRP có hiệu quả, cần thực hiện những yêu cầu sau: 
- Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính toán và lưu trữ thông 
tin. 
- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ, quản lý có khả năng và trình độ về sử dụng máy tính và 
những kiến thức cơ bản trong xây dựng MRP. 
- Đảm bảo chính xác và liên tục cập nhật thông tin mới trong: 
+ Lịch trình sản xuất 
+ Hoá đơn nguyên vật liệu 
82 
+ Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu 
- Đảm bảo đầy đủ và lưu giữ hồ sơ dữ liệu cần thiết 
8.2. Hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư 
8.2.1. Lợi ích của việc hoạch định nhu cầu vật tư 
Khi hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư được triển khai ứng dụng trong môi trường 
thích hợp sẽ mang lại lợi ích cho nhiều bộ phận: 
- Quản lý kho: nhờ sự phối hợp tốt giữa đặt hàng nguyên vật liệu và chế biến lắp ráp 
làm giảm lượng tồn kho mà vẫn đáp ứng được nhu cầu 
- Sản xuất: Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và tài sản 
- Nâng cao khả năng giao hàng chính xác 
- Cải tiến quá trình sản xuất, giảm thời gian chu kỳ sản xuất 
- Bán hàng: Hoạch định nhu cầu vật tư báo trước khả năng giao hàng, hoàn thiện 
khả năng đối phó với các thay đổi đơn hàng của khách hàng 
- Kỹ thuật: Giúp việc hoạch định thời hạn thiết kế và thay đổi, bổ sung sản phẩm 
mới 
- Hoạch định: Hoạch định nhu cầu vật tư dựa vào những thay đổi trong kế hoạch 
tiến độ chính, nó tạo điều kiện dễ dàng cho hệ thống cung cấp một bức tranh về nhu cầu, 
máy móc thiết bị và điều kiện sản xuất, lực lượng lao động và các chỉ tiêu phát sinh trên 
cơ sở một kế hoạch tiến độ 
- Mua sắm: Hoạch định nhu cầu vật tư đề xuất những thay đổi thời hạn hợp đồng. 
Công ty có thể cải thiện quan hệ với người cung cấp vì nó biết những ưu tiên thực tế 
- Lập kế hoạch tiến độ: Hoạch định nhu cầu vật tư cho phép lập kế hoạch tốt hơn vì 
nó hiểu rõ các thứ tự ưu tiên 
- Tài chính: Hoạch định nhu cầu vật tư tạo điều kiện hoạch định tốt hơn nhu cầu 
ngân quỹ, xác định những hạn chế năng lực thực sự tạo ra khả năng đầu tư tốt hơn 
8.2.2. Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư 
Trong điều kiện hiện nay, hầu hết hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư đều được xử 
lý và tính toán bằng hệ thống máy tính điện tử, cho nên việc phân tích hệ thống nhu cầu 
vật tư trở nên dễ dàng. Toàn bộ quá trình hoạch định nhu cầu vật tư có thể được biểu diễn 
bằng sơ đồ sau 
83 
Hình 8.1: Hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư 
Để thực hiện những quá trình đó cần biết một loạt các yếu tố đầu vào chủ yếu 
như:Số lượng, nhu cầu sản phẩm dự báo; số lượng đơn đặt hàng; mức sản xuất và dự trữ; 
cấu trúc của sản phẩm; danh mục nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận; thời điểm sản xuất; 
thời hạn cung ứng hoặc thời gian thi công; dự trữ hiện có và kế hoạch; mức phế phẩm 
cho phép 
Những thông tín này được thu nhập, phân loại và xử lý bằng chương trình máy tính. 
Chúng được thu thập từ 3 tài liệu chủ yếu: Lịch trình sản xuất; bảng danh mục nguyên 
vật liệu; hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu. 
Những yếu tố đầu ra chính là kết quả của hoạch định nhu cầu vật tư cần trả lời được 
các vấn đề cơ bản sau:Cần đặt ra hàng hoá sản xuất những loại linh kiện phụ tùng nào?; 
Số lượng bao nhiêu?; Thời gian khi nào? 
Những thông tin này được thể hiện trong các văn bản, tài liệu như lệnh phát đơn đặt 
hàng kế hoạch, lệnh sản xuất nếu tự gia công, báo cáo về dự trữ. 
Hoạch định nhu cầu vật tư được bắt đầu từ lịch trình sản xuất sản phẩm cuối cùng, 
sau đó chuyển đổi thành nhu cầu về các bộ phận chi tiết và nguyên liệu cần thiết. Trình tự 
hoạch định nhu cầu vật tư được thực hiện qua các bước cụ thể sau 
- Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm 
Phương pháp hoạch định nhu cầu vật tư được tiến hành dựa trên việc phân loại nhu 
cầu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc 
84 
Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết, linh kiện, phụ 
tùng dùng để thay thế,.. Nhu cầu độc lập được xác định bằng các phương pháp dự báo 
mức tiêu thụ sản phẩm hoạch bằng các đơn hàng 
Nhu cầu phụ thuốc là những nhu cầu được tạo ra từ các nhu cầu độc lập. Đó là 
những bộ phận, chi tiết, nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản 
phẩm cuối cùng. Nhu cầu này được xác định bằng phương pháp tính toán thông qua phân 
tích trúc sản phẩm cuối cùng, nhu cầu dự báo, đơn đặt hàng, kế hoạch dự trữ và lịch trình 
sản xuất 
Để tính toán nhu cầu phụ thuộc, cần tiến hành phân tích cấu trúc sản phẩm. Cách 
phân tích dùng trong hoạch định nhu cầu vật tư là kết cấu hình cây của sản phẩm. Mỗi 
hạng mục trong kết cấu hình cây tương ứng với từng chi tiết bộ phận cấu thành sản phẩm. 
Chúng được biểu diễn dưới dạng cấp bậc từ trên xuống theo trình tự sản xuất và lắp ráp 
sản phẩm 
Kết quả phân tích sơ đồi kết cấu sản phẩm cần phản ánh được số lượng các chi tiết 
và thời gian thực hiện 
Trong sơ đồ kết cấu sản phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh được ghi ở cấp 0 trên đình của 
cây. Sau đó là những bộ phận cần thiết để lắp ráp thành sản phẩm hoành chỉnh ở cấp 1. 
Tiếp theo mỗi bộ phận này lại được cấu tạo từ những chi tiết khác và các chi tiết này 
được biểu diễn ở cấp 2. Cứ như vậy tiếp diễn để hình thành cây cấu trúc sản phẩm 
Hình 8.2: Sơ đồ kết cấu sản phẩm 
Khi phân tích có thể gặp trường hợp một bộ phận, chi tiết có mặt ở nhiều cấp trong 
kết cấu của sản phẩm. Trong trường hợp như vậy, ta áp dụng nguyên tắc hạ cấp thấp 
nhất. Theo nguyên tắc này tất cả các bộ phận, chi tiết đó được chuyển về cấp thấp nhất. 
Nhờ đó tiết kiệm được thời gian và tạo sự dễ dàng trong tính toán. Nó cho phép chỉ cần 
85 
tính nhu cầu các bộ phận, chi tiết đó một lần và xác định mức dự trữ đối với chi tiết, bộ 
phận cần sớm nhất chứ không phải với sản phẩm cuối cùng ở cấp cao nhất. 
- Bước 2: Tính tổng nhu cầu 
Tổng nhu cầu là tổng số lượng dự kiến đối với một loại chi tiết hoặc nguyên vật liệu 
trong từng giai đoạn mà không tính đến dự trữ hiện có hoặc lượng sẽ tiếp nhận. Tổng nhu 
cầu hạng mục cấp 0 lấy ở lịch trình sản xuất. Đối với hạng mục cấp thấp hơn, tổng nhu 
cầu được tính trực tiếp từ số lượng phát đơn hàng của hạng mục cấp cao hơn ngay trước 
nó. Đó là nhu cầu phát sinh do nhu cầu thực tế về một bộ phận hợp thành nào đó đòi hỏi. 
Tổng nhu cầu của các bộ phận, chi tiết bằng số lượng đặt hàng theo kế hoạch của các bộ 
phận trung gian trước đó nhân với hệ số nhân nếu có 
- Bước 3: Tính nhu cầu thực 
Nhu cầu thực là tổng số lượng nguyên liệu, chi tiết cần thiết bổ sung trong từng gia 
đoạn, được tính như sau: 
Nhu cầu thực = Tổng nhu cầu = Dự trữ hiện có + Dự trữ an toàn 
Đơn hàng phát ra theo kế hoạch là tổng khối lượng dự kiến kế hoạch đặt hàng trong 
từng giai đoạn 
Lệnh đề nghị phản ánh số lượng cần cung cấp hay sản xuất để thỏa mãn nhu cầu 
thực. Lệnh đề nghị có thể là đơn hàng đối với các chi tiết, bộ phận mua ngoài và là lệnh 
sản xuất nếu chúng được sản xuất tại doanh nghiệp. Khối lượng hàng hóa và thời gian 
của lệnh đề nghị được xác định trong đơn hàng kế hoạch. Tùy theo chính sách đặt hàng 
có thể đặt theo lô hoặc theo kích cỡ 
- Bước 4: Xác định thời gian phát đơn hàng hoặc lệnh sản xuất 
Để cung cấp hoặc sản xuất nguyên vật liệu, chi tiết cần tốn thời gian cho chờ đợi, 
chuẩn bị, bốc dỡ, vận chuyển, sắp xếp, hoặc sản xuất. Đó là thời gian phân phối hay thời 
gian cung cấp, sản xuất của mỗi bộ phận. Do đó, từ thời điểm cần có sản phẩm để đáp 
ứng nhu cầu khách hàng sẽ phải tính ngược lại để xác định khoảng thời gian cần thiết cho 
từng chi tiết bộ phận. Thời gian phải đặt hàng hoặc tự sản xuất được tính bằng cách lấy 
thời điểm càn có trừ đi khoảng thời gian cung ứng hoặc sản xuất cần thiết đủ để cung cấp 
đúng lượng hàng yêu cầu. Chẳng hạn, theo ví dụ trên, thời gian cần thiết để cung cấp 
hoặc sản xuất các chi tiết bộ phận được cho như sau 
Chi tiết X B C D E F G H I 
Tuần 1 3 2 3 2 4 2 1 1 
86 
Ta có sơ đồ cấu trúc sản phẩm theo thời gian 
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 
8.2.3. Sự đổi mới và sự thay đổi thực trong hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư 
Hoạch định nhu cầu vật tư (MRP) giúp doanh nghiệp xác định được lượng nguyên 
vật liệu tồn kho cần thiết để duy trì quá trình sản xuất, tuy nhiên để MRP thực sự có hiệu 
quả thì trong quá trình triển khai doanh nghiệp cần phải có sự đổi mới và thay đổi nhằm 
làm cho quá trình MRP sát với nhu cầu thực tế hơn. Điều này sẽ làm cho MRP phát huy 
được hiệu quả tối đa. Trong quá trình hoạch định nhu cầu vật tư doanh nghiệp cần phải 
có sự đổi mới ở một số kía cạnh sau: 
8.2.3.1. Hoạch định tiến độ ở mức thấp hơn sản phẩm hoàn chỉnh 
Với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm tiêu chuẩn hóa thấp, dựa trên sự 
lắp ráp các cụm chi tiết theo cách thức nhất định, nếu sử dụng các tổ hợp có thể có để 
chọn phương án sản phẩm sẽ gặp khó khăn vì khối lượng tính toán nhiều. Doanh nghiệp 
không cần biết một cách chính xác tổ hợp nào sẽ bán trong tương lai. Hiện tại, doanh 
nghiệp chỉ cần đặt hàng với một giá trị nguyên vật liệu nhất định khi nguyên vật liệu này 
đến doanh nghiệp sẽ chế biến một số bộ nhóm tự chọn hay các Modul. Người lập kế 
hoạch tiến độ chỉ cần biết trước một vài ngày tổ hợp sản phẩm khách hàng cần, có thể chỉ 
định lắp ráp các Modul thành phẩm theo yêu cầu 
8.2.3.2. Chấp nhận phế phẩm 
Khi quá trình sản xuất có thể tạo ra phế phẩm với tỷ lệ nhất định, MRP phải nhận 
định được tình hình này khi tính toán, bằng cách nhân thêm một hệ số 1/(1-α) (α là tỷ lệ 
phế phẩm) hoặc cộng thêm mức phế phẩm với số chi tiết cần thiết 
8.2.3.3. Dự trữ bảo hiểm 
Dự trữ bảo hiểm thường được duy trì với các sản phẩm cuối cùng vì lý do nó phục 
vụ cho nhu cầu bên ngoai – nhu cầu độc lập, khó dự kiến chính xác. Đối với các nhu cầu 
phụ thuộc, dự trữ bảo hiểm cũng cần thiết để đối phó với các tình huống sau: 
- Việc cung cấp bị chậm trễ 
- Tỷ lệ phế phẩm dao động quanh mức dự kiến 
Mua H 
Mua I 
Sản xuất D 
Mua E 
Mua G 
Sản xuất F 
Lắp ráp B 
Lắp ráp C 
Lắp ráp X 
87 
- Công nhân vắng mặt 
- Máy móc hư hỏng 
Dự trữ bảo hiểm thường duy trì cho các chi tiết, bộ phận ở những cấp độ thấp nhất 
của cấu trúc sản phẩm 
Các cấp độ trung gian ít cần bảo hiểm vì có sự sắp đặt hợp lý thời hạn đặt hàng, các 
chi tiết bộ phận sẽ đến đúng lúc, ít gây cạn dự trữ 
8.2.3.4. Xác định quy mô lô sản xuất 
Khi MRP hoạt động, nó sẽ đưa ra một loạt các đơn hàng cần mua sắm hoặc đặt sản 
xuất nội bộ. Nếu các đơn hàng này có qui mô không hợp lý sẽ làm cho chi phí đặt hàng 
và tồn kho tăng lên. Để đảm bảo hiệu quả của việc đặt hàng, cần phải xác định qui mô đặt 
hàng hợp lý cho mỗi chi tiết, bộ phận hay nguyên vật liệu. 
8.3. Kỹ thuật xác định kích thước lô hàng 
Đối với nhu cầu độc lập thường áp dụng phương pháp EOQ để xác định kích cỡ lô 
hàng cần mua. Tuy nhiên đối với những nhu cầu phụ thuộc vào thì vấn đề trở nên phức 
tạp hơn do tính đa dạng về chủng loại, số lượng và thời gian cần thiết của chủng loại, số 
lượng và thời gian cần thiết của chúng. Trong MRP khi mua những nguyên vật liệu dự 
trữ có nhu cầu phụ thuộc, có rất nhiều cách xác định cỡ lô hàng được áp dụng. 
Thực tế cho thấy không có một cách nào có ưu điểm nổi trội hơn tất cả các cách 
khác, vì vậy tuỳ từng trường hợp cụ thể mỗi doanh nghiệp có thể liệu chọn cho mình một 
chính sách hợp lý. Một số cách chủ yếu thường được sử dụng là mua theo lô, cỡ hoặc 
mua theo mô hình EOQ hoặc mua theo phương pháp cân đối giai đoạn bộ phận. Việc lựa 
chọn phương pháp xác định cỡ lô phải căn cứ vào bản chất của nhu cầu về các loại 
nguyên vật liệu chi tiết, bộ phận mối quan hệ tương hỗ giữa chi phí đặt hàng và chi phí 
lưu kho, số loại nguyên vật liệu 
8.3.1. Mô hình đưa hàng theo lô ứng với nhu cầu 
Theo phương pháp này lượng nguyên liệu sẽ được đưa đến để sử dụng ngay ứng với 
nhu cầu trong từng thời kỳ. Phương pháp này thích hợp đối với những lô hàng cỡ nhỏ, đặt 
thường xuyên, lượng dự trữ để cung cấp đúng lúc thấp và không tốn chi phí lưu kho. 
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sảm phẩm hoặc sảm phẩm 
có cấu túc phức tạp gồm rất nhiều chi tiết bộ phận thì cần quá nhiều lô đặt hàng khác 
nhau sẽ mất nhiều chi phí đặt hàng và không thích hợp với những phương tiên chuyên 
chở đã được tiêu chuẩn hoá. 
8.3.2. Mô hình sản lượng kinh tế của đơn hàng 
Trong một số trường hợp có thể xác định cỡ lô hàng theo mô hình kinh điển là 
lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ). Phương pháp này cho chi phí tối ưu nếu như 
nguyên vật liệu tương đối đồng nhất. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhu cầu phụ 
88 
thuộc ở các cấp của cấu trúc sản phẩm quá nhiều loại, lại chênh lệch nhau lơn thì áp dụng 
mô hình này sẽ bất lợi. 
Đây là phương pháp có nhiều nhược điểm không được áp dụng nhiều trong quá 
trình hoạt động của doanh nghiêp 
8.3.3. Mô hình kỹ thuật cân đối các thời kỳ bộ phận 
Phương pháp cân đối các giai đoạn bộ phận là một phương pháp tiếp cận rất linh 
động và hữu hiệu trong việc tìm ra cỡ lô hàng để có chi phí thấp nhất (gồm chi phí đặt 
hàng và chi phí lưu kho). Phương pháp này nhằm mục đích xác định kích cỡ lô hàng mà 
ở đó chi phí đặt hàng bằng chi phí lưu kho. Về mặt kinh tế cỡ lô tối ưu được tính theo 
công thức sau 
EPP = 
Phương pháp này tạo ra sự linh hoạt trong việc hình thành đơn đặt hàng mà vẫn 
đảm bảo giảm thiểu được chi phí dự trữ. Tuy nhiên, trong thực tế khó tìm được kích cỡ lô 
hàng mà tại đó chi phí đặt hàng bằng chi phí lưu kho, cho nên sẽ chấp nhận lựa chọn kích 
cỡ gần nhất với kích cỡ tối ưu vừa tính được 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Lợi ích của việc hoạch định nhu cầu vật tư? 
2. Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư? 
3. Trình tự các bước thực hiện hoạch định nhu cầu vật tư? 
4. Phân tích các kỹ thuật xác định kích thước lô hàng? 
89 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] GS.TS Đồng Thị Thanh Phương, Quản trị sản xuất và dịch vụ (Lý thuyết & 
bài tập), NXB Lao Động - Xã hội, 2011. 
[2] Trương Đoàn Thể, Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, 
2002. 
[3] TS. Nguyễn Văn Nghiến, Quản lý sản xuất, Nhà xuất bản Đại học quốc gia 
Hà nội, 2001 
[4] PGS. TS. Nguyễn Thành Độ, TS. Nguyễn Ngọc Huyền, Quản trị kinh doanh 
tổng hợp, Nhà xuất bản thống kê, 2001 
[5] Edward M. Knod, Operations Management meeting customers’ demands, 
McGraw – Hill Higher Education, 2001 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_san_xuat_cao_anh_thao.pdf