Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Vai trò, mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính

Cho đến nửa đầu thế kỷ 20, các nhà quản trị tài chính chỉ mới đóng vai trò chủ động trong

việc tăng vốn và quản trị tiền mặt. Đến những năm 1950, khi khái niệm giá trị hiện tại được

chấp nhận ngày càng nhiều hơn thì các nhà quản trị tài chính mới được khuyến khích nâng

cao trách nhiệm của họ và quan tâm hơn đến việc lựa chọn các dự án đầu tư. Bước sang thế

kỷ 21, người ta càng tập trung hơn vào mục tiêu tối đa hoá giá trị. Có hai xu hướng đang trở

nên ngày càng quan trọng, đó là toàn cầu hóa và việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày

càng nhiều. Cả hai xu hướng này đều đem lại cho công ty những cơ hội mới để tăng khả năng

sinh lợi và giảm rủi ro. Tuy nhiên, cũng chính những xu hướng đó lại dẫn đến sự cạnh tranh

khốc liệt hơn và những rủi ro mới. Do đó, tài chính nhất thiết phải đóng một vai trò chiến lược

đối với sự sống còn của công ty. Lúc này, nhà quản trị tài chính lại trở thành người đi đầu

trong toàn bộ nỗ lực của công ty để tạo ra giá trị. “Những cách làm cũ” không còn phù hợp

nữa trong một thế giới mà trong đó, mọi thứ đều trở nên nhanh chóng bị lạc hậu. Vì vậy, nhà

quản trị tài chính ngày nay nếu muốn tồn tại, họ phải thật sự linh hoạt trong việc hội nhập với

môi trường bên ngoài

pdf 26 trang yennguyen 9320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Vai trò, mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Vai trò, mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính

Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 1: Vai trò, mục tiêu và môi trường của quản trị tài chính
Chươngg1 
VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA 
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 
 Chương này giúp bạn nắm bắt được: 
ƒ Vai trò và mục tiêu của quản trị tài chính, 
ƒ Các vấn đề liên quan đến môi trường luật pháp và môi trường tài chính của nhà 
quản trị tài chính 
CHƯƠNG 1 
2 
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 
Cho đến nửa đầu thế kỷ 20, các nhà quản trị tài chính chỉ mới đóng vai trò chủ động trong 
việc tăng vốn và quản trị tiền mặt. Đến những năm 1950, khi khái niệm giá trị hiện tại được 
chấp nhận ngày càng nhiều hơn thì các nhà quản trị tài chính mới được khuyến khích nâng 
cao trách nhiệm của họ và quan tâm hơn đến việc lựa chọn các dự án đầu tư. Bước sang thế 
kỷ 21, người ta càng tập trung hơn vào mục tiêu tối đa hoá giá trị. Có hai xu hướng đang trở 
nên ngày càng quan trọng, đó là toàn cầu hóa và việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày 
càng nhiều. Cả hai xu hướng này đều đem lại cho công ty những cơ hội mới để tăng khả năng 
sinh lợi và giảm rủi ro. Tuy nhiên, cũng chính những xu hướng đó lại dẫn đến sự cạnh tranh 
khốc liệt hơn và những rủi ro mới. Do đó, tài chính nhất thiết phải đóng một vai trò chiến lược 
đối với sự sống còn của công ty. Lúc này, nhà quản trị tài chính lại trở thành người đi đầu 
trong toàn bộ nỗ lực của công ty để tạo ra giá trị. “Những cách làm cũ” không còn phù hợp 
nữa trong một thế giới mà trong đó, mọi thứ đều trở nên nhanh chóng bị lạc hậu. Vì vậy, nhà 
quản trị tài chính ngày nay nếu muốn tồn tại, họ phải thật sự linh hoạt trong việc hội nhập với 
môi trường bên ngoài. 
Nếu bạn trở thành nhà quản trị tài chính, khả năng hội nhập để thay đổi, tăng vốn, đầu tư 
và quản trị hiệu quả tài sản sẽ tác động đến sự thành công của công ty bạn và do đó sẽ tác 
động đến nền kinh tế. Khi các nguồn vốn không được phân bổ hợp lý thì sự tăng trưởng của 
nền kinh tế sẽ bị chậm lại và khi các nhu cầu kinh tế không được thoả mãn thì sự phân bổ vốn 
không hợp lý này sẽ gây tổn thất cho xã hội. Trong nền kinh tế, sự phân bổ hợp lý các nguồn 
lực là vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng tối ưu và cũng rất quan trọng trong việc đảm 
bảo sự thỏa mãn cao nhất về nhu cầu của mỗi cá nhân. Vì vậy, thông qua việc đầu tư, tài trợ 
và quản lý hiệu quả tài sản, các nhà quản trị tài chính đóng góp cho công ty, cho sự sống còn 
và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. 
1.1 VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 
1.1.1 Hoạt động kinh doanh - tập hợp của các dòng dịch chuyển tài chính 
Chúng ta, ai cũng có thể nhận thấy một các rõ ràng vẻ bên ngoài bận rộn của hoạt động kinh 
doanh. Thực sự đó là một quá trình dịch chuyển – mà đúng hơn – đó là một quá trình chuyển 
hóa các đầu vào thành các đầu ra – những sản phẩm, hay dịch vụ. Cỗ máy sản xuất nằm ở 
trung tâm của sự chuyển hóa này liên tục sử dụng các đầu vào: lao động, nguyên vật liệu, máy 
móc thiết bị  để tạo ra các sản phẩm dịch vụ. Hoạt động marketing – bằng quá trình phát 
hiện, khám phá, phát triển các nhu cầu, đưa sản phẩm hay dịch vụ đến làm thỏa mãn nhu cầu 
– như là một sự dẫn hướng cho dòng chuyển hóa này. 
Cùng với dòng dịch chuyển này, mà đúng hơn là bên kia của dòng dịch chuyển vật chất, 
trên phương diện tiền tệ, đó là sự dịch chuyển không ngừng của các dòng tiền tệ. Những dòng 
dịch chuyển đó liên tục tạo ra các nguồn quỹ khác nhau chuyển hoá lẫn nhau như tài sản cố 
định, tồn kho, khoản phải thu, các khoản vay nợ... hình thành các chu trình có tốc độ vận động 
khác nhau. Như thế, công ty được xem là một tập hợp của các dòng dịch chuyển bao gồm 
dòng dịch chuyển kinh doanh, dòng dịch chuyển đầu tư và dòng dịch chuyển tài trợ. Để bước 
đầu tiếp cận hoạt động của nhà quản trị tài chính, chúng ta lần lượt xem xét các dòng dịch 
chuyển này. 
a - Dòng dịch chuyển đầu tư 
Để hoạt động kinh doanh bắt đầu, người ta cần mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà 
xưởng. Giá trị của những tài sản này được ghi lại dưới tên gọi – tài sản cố định. Trong quá 
trình sử dụng, những tài sản có tính nền tảng này hao mòn dần. Giá trị của nó cũng dịch 
chuyển dần vào chi phí của sản phẩm dịch vụ bán ra dưới hình thức khấu hao – một loại chi 
phí được các cơ quan thuế thừa nhận. Khấu hao như là cách thức để nhà kinh doanh thu lại 
những gì họ đã bỏ ra để mua tài sản cố định. Và phải sau một thời gian dài tiền bỏ vào để mua 
tài sản cố định mới trở lại hình thái ban đầu trong tổng số khấu hao tích lũy, hoàn thành một 
vòng tuần hoàn của nó. Khoảng thời gian cần thiết đó có thể 5, 10 năm, thậm chí còn dài hơn. 
Tuy nhiên, người ta qui ước vào loại tài sản này bao gồm những tài sản giá trị lớn, với thời 
gian chuyển hóa thành tiền trên 1 năm. 
Hình 1-1. Dòng dịch chuyển đầu tư 
Với dòng đầu tư đó, doanh nghiệp bắt đầu thúc đẩy quá trình kinh doanh thông qua hàng 
loạt các dòng dịch chuyển kinh doanh khác. Trong đó, nguyên vật liệu là yếu tố sản xuất thứ 
hai cần thiết cho guồng máy sản xuất tạo ra sản phẩm. Yếu tố tham gia trọn vẹn vào quá trình 
sản xuất. Trong quá trình sản xuất nó chuyển hóa từ dạng tồn kho nguyên vật liệu, bán thành 
phẩm, và sản phẩm dở dang, thành phẩm, để rồi cuối cùng hiện ra ở dạng sản phẩm, hay dịch 
vụ cung cấp. Các giá trị này gộp chung lại dưới tên gọi – Tồn kho. Qua mỗi giai đoạn của 
chu trình này giá trị nguyên vật liệu được gia tăng dần giá trị để cuối cùng tập trung hoàn toàn 
vào chi phí sản phẩm/dịch vụ. Chúng sẽ quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu trong giá cả mà 
khách hàng chấp nhận trả cho sản phẩm/dịch vụ. Vòng tuần hoàn này ngắn hơn nhiều so với 
vòng tuần hoàn mà chúng ta biết đối với tài sản cố định. Hợp với chu kỳ kinh doanh, vòng 
tuần hoàn này thường có thời hạn nhỏ hơn một năm. 
Kết quả cuối cùng – các sản phẩm và dịch vụ sẽ được chuyển đến cho khách hàng. Các 
thủ tục giao hàng hoàn tất, khách hàng sẽ thanh toán sau một khoảng thời gian. Vòng tuần 
hoàn cuối cùng này với một số doanh nghiệp chỉ là vài ngày, song cũng có nhiều doanh 
nghiệp cần đến vài tháng. Trong suốt khoảng thời gian đó, giá trị này tích lũy như một tài sản 
của doanh nghiệp dưới tên gọi – Khoản phải thu. Điểm cuối của vòng tuần hoàn này, cũng là 
điểm cuối của chu kỳ kinh doanh, tiền trở về hình thái ban đầu, nhưng thường là lớn hơn giá 
trị ban đầu của nó, và lại bị hút ngay vào một chu kỳ kinh doanh mới – mua các yếu tố đầu 
vào. 
Chu trình chuyển hóa từ tiền cho đến tất qua tất cả các hình thái kể trên, rồi trở lại hình 
thái tiền tệ tạo thành chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ này dài ngắn khác nhau giữa các doanh 
nghiệp, tùy thuộc các đặc điểm kinh doanh và hiệu suất của vận hành của nó. Kết quả của tất 
thảy các chu kỳ kinh doanh thực hiện trong một năm tạo nên doanh thu của doanh nghiệp 
trong năm đó. Và đó là lý do vì sao người ta lại luôn tìm cách đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh, 
đẩy nhanh tất thảy các chu kỳ bên trong nó. Doanh nghiệp thực sự là guồng máy luôn sản sinh 
Trả cho người bán 
thanh lý 
Ngân quỹ Mua tài sản cố 
định 
4 
ra tiền. 
 Hình 1-2. Dòng dịch chuyển kinh doanh 
b - Dòng dịch chuyển tài trợ 
Để có được cú huých đầu tiên cho guồng máy tạo ra tiền, chủ doanh nghiệp cũng phải bỏ vào 
đó một khoản tiền, như là sự đầu tư. Số tiền này được ghi dưới dạng vốn chủ. Với các công ty 
cổ phần đó là khoản vốn thu được từ phát hành các cổ phiếu. Dĩ nhiên, trên thực tế việc góp 
vốn ban đầu này sẽ vô cùng đa dạng, song cuối cùng vẫn là việc các chủ doanh nghiệp tài trợ 
cho doanh nghiệp, và ghi lại dưới cái nhãn – vốn chủ. Kể từ đây doanh nghiệp phải có nghĩa 
vụ đáp ứng cho chủ vì khoản tài trợ này. Cách thức chung để đáp ứng cho người chủ biểu hiện 
bằng cách thanh toán cổ tức, mua lại cổ phiếu. Theo thời gian, vốn chủ cũng lớn lên bởi người 
chủ chấp thuận để lại những đồng lợi nhuận sinh ra từ guồng máy kinh doanh với cái tên – thu 
nhập giữ lại. Thậm chí, tại những thời điểm nhất định, những người chủ cũng sẽ đóng góp 
thêm cho sự phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua thêm các cổ phiếu mà doanh nghiệp 
phát hành. 
Hầu như, rất ít chủ doanh nghiệp có đủ tiền tài trợ cho tất cả các nhu cầu đầu tư vào các 
tài sản. Họ phải huy động thêm các nguồn vốn vay từ các chủ nợ. Vì hành động này doanh 
nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ trả nợ, cũng như tiền lãi sau một khoảng thời gian sử 
dụng. Khoảng thời gian sử dụng này có thể dài ngắn khác nhau. Chúng được ghi lại thành các 
khoản nợ trung và dài hạn nếu nó đến hạn trả nợ trên một năm, và nợ ngắn hạn nếu đến hạn 
trong vòng 1 năm. Guồng máy sản sinh ra tiền nhận tài trợ từ chúng và có nghĩa vụ sản sinh ra 
tiền đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. 
Ngược với chu trình bán sản phẩm, các giao dịch mua sắm cũng thường tiến hành với một 
khoảng thời gian thanh toán bằng tiền theo sự chấp nhận của người cung cấp. Khoản nợ này 
được tích lũy lại và ghi thành khoản phải trả. Một nguồn tài trợ phát sinh từ kinh doanh. 
Chúng ta gọi như vậy bởi độ lớn của khoản tài trợ này có thể biến đổi theo qui mô kinh 
doanh, với mưc độ mua sắm khác nhau. Đặc tính của khoản nợ này không khác gì so với 
khoản nợ ngắn hạn. Tất nhiên, nó cũng đòi hỏi guồng máy sản sinh ra tiền đúng lúc cần thiết 
phải trả nợ. 
nhà cung cấp 
nhân viên, 
chính phủ, 
Ngân quỹ 
Lđộng 
Tồn kho
NVL
Tồn kho
Sp dỡ dang 
Tồn kho
Sp hoàn thành Doanh 
thu 
Khoản 
phải thu 
Mua nguyên 
vật liệu 
Trả lương 
thuế
Công nhân, nhân viên, hàng ngày cung cấp cho guồng máy sản xuất giá trị gia tăng vào 
trong sản phẩm song họ không lấy tiền công hàng ngày. Như CacMac đã mô tả rằng chính 
người công nhân đã ứng trước sức lao động của mình cho nhà tư bản. Doanh nghiệp ghi nhận 
khoản nợ này trong một khoản mang tên – Nợ tích lũy. Các khoản chi thường xuyên và trả nợ 
định kỳ có đặc tính như trên gồm: Thuế, tiền điện, cũng sẽ mang gọi tên như vậy. 
Toàn bộ các khoản tài trợ sẽ bảo đảm cho tổng số các tài sản trong guồng máy sản sinh 
tiền tệ của nó. Điều đáng ghi nhận ở đây là các khoản tài trợ khác nhau phân biệt bởi thời hạn 
yêu cầu trả nợ, và phí tổn. 
Rõ ràng, vẻ bề ngoài mối quan tâm thường trực các nhà quản trị tài chính là việc hình 
thành nguồn tài trợ và đầu tư nguồn đó vào các tài sản có khả năng tạo ra ngân quỹ nhằm thực 
hiện các nghĩa vụ tài chính cơ bản cho các chủ và chủ nợ. Nếu đi sâu hơn vào bản chất của 
các hoạt động này, khi giá trị hiện tại của dòng ngân quỹ phát sinh từ các tài sản lớn hơn chi 
phí đầu tư của chúng thì việc đầu vào tài sản đó sẽ làm tăng giá trị cho công ty. Để thực hiện 
chức năng căn bản này các nhà quản trị thu hút quỹ và hướng đến việc đầu tư nguồn quỹ đó 
vào những dự án tối đa hóa giá trị, họ phải cân đối giữa rủi ro và thời gian của dòng ngân quỹ 
dự kiến so với thu nhập kỳ vọng của chúng. Tổng hợp ba dòng dịch chuyển trên, chúng ta có 
được sơ đồ quá trình hình thành ngân quỹ trong hình 1.3. 
Hình 1-3. Quá trình hình thành ngân quỹ 
Tóm lại, hoạt động kinh doanh gồm hàng loạt các dòng dịch chuyển liên tục với những 
đặc tính khác nhau. Hiệu quả của tổng hợp các dòng dịch chuyển sẽ tạo ra giá trị cho doanh 
nghiệp. Vì thế, các nhà quản trị sẽ tập trung sự chú ý của mình vào các dòng dịch chuyển tài 
chính nhằm phối trí chúng nhằm tạo ra ngân quỹ, giá trị cho doanh nghiệp. 
1.1.2 Định nghĩa và mục tiêu của quản trị tài chính 
a - Định nghĩa quản trị tài chính 
Quản trị tài chính là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm 
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của 
Hình thành quỹ 
1. Bên ngoài: 
- chủ sở hữu 
- chủ nợ 
2. Bên trong: 
- ngân quỹ từ hoạt động 
- bán tài sản
Sản xuất và bán sản phẩm/dịch vụ 
1. Dịch vụ hoặc tồn kho được 
chuyển thành doanh số tín dụng và 
khoản phải thu 
2. Khoản phải thu được thu hồi và 
chuyển thành tiền mặt 
Mua tài sản 
1. Dài hạn 
2. vốn luân chuyển 
1. Quỹ để tái đầu tư 
2. Quỹ để trả cho các 
chủ nợ và chủ sở hữu
dùng để
cung cấp 
6 
quản trị doanh nghiệp. Chức năng quản trị tài chính có mỗi liên hệ mật thiết với các chức 
năng khác trong doanh nghiệp như: Chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị 
marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực. 
b - Mục tiêu của quản trị tài chính 
Mặc dù người ta có thể gán cho quản trị tài chính nhiều mục tiêu nhưng trong cuốn sách này, 
chúng tôi muốn nhấn mạnh mục tiêu của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị cho những 
người chủ hiện tại của công ty. Với mỗi cổ đông hay người chủ của doanh nghiệp, giá trị này 
thể hiện trong giá trị của tổng số cổ phần mà họ nắm giữ. Một cách lô gic, giá trị của mỗi cổ 
phần bằng giá trị thị trường của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ chia cho tổng số cổ 
phiếu hiện hữu của công ty. 
Trên thực tế, giá trị thị trường của cổ phiếu thường phản ảnh sự đánh giá của thị trường về 
các quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản của công ty. Còn giá trị cho người chủ là tổng 
số giá trị thị trường của các cổ phiếu họ đang nắm giữ. Ý tưởng cơ bản ở đây là cần phải đánh 
giá sự thành công của một quyết định kinh doanh thông qua ảnh hưởng của nó lên giá trị thị 
trường của cổ phiếu. 
Mục tiêu tạo giá trị 
Mục tiêu cơ bản được thừa nhận ở hầu hết các công ty là tối đa hoá giá trị cho các cổ đông. 
Tất nhiên là mục tiêu này sẽ đem lại lợi ích cho cổ đông và đảm bảo phân bổ hiệu quả các 
nguồn lực khan hiếm theo cách thức đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Giá trị của cổ đông được 
tăng tối đa bằng cách tăng tối đa khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu 
và lượng vốn chủ do cổ đông cung cấp. Khoản chênh lệch này chính là giá trị thị trường tăng 
thêm (Market Value Added - MVA): 
MVA = Giá trị thị trường của cổ phiếu - Vốn chủ do cổ đông cung cấp 
 = (Số cổ phiếu lưu hành)x(Giá thị trường) - Tổng vốn cổ phần thường 
Cũng có những ý kiến tranh cãi về việc chọn giá trị cho cổ đông làm mục tiêu của quản trị 
tài chính. Song, nếu suy cho cùng thì đây là mục tiêu phản ánh tổng hợp nhất mong muốn của 
chủ - nhóm hữu quan quan trọng nhất của doanh nghiệp. Hơn nữa, mục tiêu tăng giá trị cho cổ 
đông hay chủ doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khi nó thoả mãn chặt chẽ các yêu cầu nghiêm 
khắc của thị trường. Chúng ta thử duyệt lại hàng loạt các chỉ tiêu hiệu quả để xem xét khả 
năng đại diện của nó cho những mong muốn của cổ đông hay không. 
Thông thường, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hợp lý được liên tục nhắc đến 
trong các công ty. Tuy nhiên, với mục tiêu này, nhà quản trị có thể tiếp tục làm tăng lợi nhuận 
bằng cách phát hành ít cổ phiếu và sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn. 
Hơn nữa, chỉ tiêu này cũng không nói lên được doanh nghiệp phải bỏ ra những gì để có được 
lợi nhuận cực đại. Với đa phần các công ty, điều này sẽ làm giảm phần lợi nhuận của từng cổ 
đông - nghĩa là thu nhập trên cổ phiếu sẽ giảm. Vì thế, tối đa hóa thu nhập trên cổ phiếu (EPS) 
thường được xem là một phiên bản cải tiến của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, tối 
đa hóa lợi nhuận trên cổ phiếu không phải là mục tiêu thích đáng nhất vì nó không xác định 
cụ thể thời điểm và độ dài thời gian của thu nhập kỳ vọng. Dự án đầu tư đem lại 100 triệu 
đồng thu nhập sau 5 năm nữa liệu có giá trị hơn so với dự án đem lại 15 triệu đồng mỗi năm 
trong 5 năm hay không? Câu trả lời cho câu hỏi này ph ... rung gian tham gia vào việc bán cổ phiếu và trái phiếu của 
công ty. Khi công ty quyết định tăng vốn, một ngân hàng đầu tư thường mua lại (mua sĩ) 
chứng khoán phát hành và sau đó, bán lại (bán lẻ) cho người đầu tư. Vì các ngân hàng đầu tư 
liên tục kết nối người sử dụng vốn với người cung cấp vốn nên họ có thể bán chứng khoán 
phát hành một cách hiệu quả hơn các công ty phát hành. Khi thực hiện dịch vụ này, họ nhận 
một khoản phí dưới dạng là phần chênh lệch giữa khoản tiền nhận được từ bán chứng khoán 
ra công chúng với khoản tiền phải trả cho công ty. 
Ngân hàng cầm cố là ngân hàng nhận và gởi các tài sản cầm cố. Các tài sản này đến trực 
tiếp từ các cá nhân hay tổ chức kinh doanh, thông thường là các công ty xây dựng hay công ty 
kinh doanh bất động sản. Đến phần mình, ngân hàng cầm cố gởi các khoản cầm cố này cho 
các nhà đầu tư tổ chức khác. Ngân hàng cầm cố không nắm giữ tài sản cầm cố trong danh 
mục của họ mà thường chuyển các tài sản cầm cố cho người đầu tư cuối cùng. Hoạt động này 
liên quan đến việc nhận các khoản nợ và chấp nhận các khoản nợ không đúng kỳ hạn. Khi 
thực hiện dịch vụ này, ngân hàng được nhận một khoản phí nhất định. 
Cơ chế phân bổ vốn và lãi suất 
Hoạt động đầu tư và khai thác vốn của nhà quản trị tài chính không thể thực hiện tốt nếu 
không hiểu rõ cơ chế của quá trình phân phối vốn. Cơ chế đó là các công ty phải cạnh tranh 
với nhau về quyền sử dụng vốn, nếu công ty nào trả cho vốn thu nhập cao, họ sẽ có quyền sử 
dụng vốn. Ngoài ra, các yếu tố về rủi ro, kỳ hạn, khả năng chuyển nhượng của chứng khoản 
và biến động của lạm phát cũng ảnh hưởng đến quá trình phân bổ vốn. 
Thu nhập kỳ vọng 
Việc phân bổ vốn trong nền kinh tế xảy ra chủ yếu trên cơ sở giá, được thể hiện dưới hình 
thức thu nhập kỳ vọng. Các đơn vị kinh tế có nhu cầu về vốn phải đấu thầu để được sử dụng 
vốn. Mặc dù quá trình phân bổ bị tác động bởi sự hạn chế về nguồn vốn, các quy định của 
chính phủ và các ràng buộc của tổ chức những thu nhập kỳ vọng vẫn là cơ chế căn bản mà 
qua đó, cung và cầu của một công cụ tài chính cụ thể được cân đối trên thị trường tài chính. 
Với mức rủi ro không đổi, các đơn vị kinh tế sẵn sàng trả thu nhập kỳ vọng cao nhất là những 
đơn vị giành được quyền sử dụng vốn. Nếu mọi người đều hành động theo nguyên tắc chung 
thì các đơn vị kinh tế nào đề nghị giá cao nhất sẽ có cơ hội đầu tư lớn nhất. Vì thế, tiết kiệm 
có xu hướng phân bổ cho những đơn vị sử dụng hiệu quả nhất. 
Rủi ro 
Tuy nhiên, cần phải biết được rằng quá trình phân bổ tiết kiệm trong nền kinh tế xảy ra không 
chỉ trên cơ sở lợi nhuận kỳ vọng mà còn trên cơ sở rủi ro. Các công cụ tài chính khác nhau có 
mức độ rủi ro khác nhau. Đối với các tổ chức kinh tế, để giành được nguồn vốn, các công cụ 
này phải có thu nhập kỳ vọng khác nhau. Hình 1.8 minh họạ quan hệ đánh đổi của thị trường 
đối với rủi ro và thu nhập của chứng khoán - rủi ro của chứng khoán càng cao thì thu nhập kỳ 
vọng đem lại cho cổ đông phải càng lớn. Nếu tất cả chứng khoán đều có cùng một mức rủi ro 
thì nếu thị trường cân đối chúng sẽ có cùng mức thu nhập. Vì sự khác nhau về mức độ rủi ro, 
khả năng chuyển nhượng, kỳ hạn, thuế nên các công cụ khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau 
và đem lại thu nhập kỳ vọng khác nhau cho cổ đông. 
Khi nói đến rủi ro phá sản là nói đến rủi ro xảy ra khi người đi vay không thể thanh toán 
vốn gốc hay các khoản lãi vay đến hạn. Khi đầu tư vào các chứng khoán có rủi ro phá sản, 
người đầu tư sẽ yêu cầu một tỷ lệ thu nhập kỳ vọng cao hơn. Khả năng người đi vay bị phá 
sản càng lớn thì rủi ro phá sản và phần vượt trội mà thị trường đòi hỏi càng cao. Vì các chứng 
khoán Nhà nước thường là chứng khoán không rủi ro nên rủi ro và thu nhập của các loại 
chứng khoán trên thị trường thường được điều chỉnh theo chứng khoán nhà nước. Rủi ro phá 
sản của người phát hành chứng khoán càng lớn thì thu nhập kỳ vọng hay suất sinh lợi của 
chứng khoán càng cao khi tất cả các yếu tố khác đều giống nhau. 
H
Ậ
P 
K
Ỳ
 V
Ọ
N
G
 • Cổ phiếu thường 
• Cổ phiếu thường bảo thủ 
• Cổ phiếu ưu đãi 
• Trái phiếu hạng trung 
• Trái phiếu đầu tư
22 
Hình 1-7. Biểu đồ quan hệ rủi ro và thu nhập kỳ vọng 
Đối với người đầu tư bình thường, rủi ro phá sản không được đánh giá trực tiếp mà được 
đánh giá theo xếp hạng chất lượng do các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm tín dụng. Các tổ 
chức đầu tư này đánh giá và đưa ra kết quả xếp hạng dưới dạng chữ cho người đầu tư. Trong 
việc xếp hạng này, các tổ chức cố gắng xếp hạng các chứng khoán niêm yết theo xác suất phá 
sản mà họ nhận định. 
Khả năng chuyển nhượng 
Khả năng chuyển nhượng của một chứng khoán liên quan đến khả năng ủngười nắm giữ 
chứng khoán chuyển đổi nó thành tiền mặt. Tính khả nhượng có hai xu hướng: giá và thời 
gian cần thiết để bán tài sản. Hai yếu tố này liên quan với nhau theo khả năng bán một tài sản 
trong một thời gian ngắn nếu có đủ mức độ nhân nhượng về giá. Đối với các công cụ tài 
chính, khả năng chuyển nhượng được đánh giá trong mối quan hệ với khả năng bán một 
lượng lớn chứng khoán trong một thời gian ngắn mà không phải nhượng giá nhiều. Chứng 
khoán càng khả nhượng thì khả năng thực hiện các giao dịch lớn gần với giá niêm yết càng 
cao. Nói chung, khả năng chuyển nhượng của một chứng khoán càng thấp thì tỷ suất sinh lợi 
cần thiết để thu hút người đầu tư phải càng cao. Vì vậy, tỷ suất chênh lệch giữa các chứng 
khoán khác nhau có cùng thời gian đáo hạn không chỉ là do sự khác nhau về mức độ rủi ro 
phá sản mà còn do khả năng chuyển nhượng của chứng khoán. 
Thời gian đáo hạn 
Các chứng khoán có cùng mức độ rủi ro phá sản, có cùng khả năng chuyển nhượng và chịu 
ảnh hưởng bởi cùng một quy định về thuế vẫn có thể có tỷ suất sinh lợi khác nhau. Tại sao? 
Đó chính là do yếu tố “thời gian”. Thời hạn của một chứng khoán thường ảnh hưởng lớn đến 
thu nhập kỳ vọng hay còn là tỷ suất sinh lợi của nó. Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và thời 
gian đáo hạn được gọi là cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Biểu diễn hình học mối quan hệ này tại 
một thời điểm được gọi là đường cong tỷ suất. Ví dụ về quan hệ tỷ suất - thời gian đáo hạn 
đối với các chứng khoán không rủi ro vào một ngày cụ thể nào đó được biểu diễn trong hình 
1.8. Thời hạn được biểu diễn trên trục hoành và tỷ suất được biểu diễn trên trục tung. Kết quả 
của quan hệ này là một đường cong mà người ta gọi là đường cong lãi suất ùứng với các giá 
trị quan sát. 
Hình 1-8. Ví dụ về quan hệ lãi suất và thời gian đáo hạn 
Thông thường, cấu trúc tỷ suất có dạng một đường cong dương (dốc lên), trong đó tỷ suất 
ngắn hạn thấp hơn tỷ suất dài hạn. Hầu hết các nhà kinh tế đều ủng hộ xu hướng của đường 
cong lãi suất dương do rủi ro của những những người đầu tư trong chứng khoán dài hạn thay 
vì chứng khoán ngắn hạn. Nói chung, thời gian đáo hạn càng dài, rủi ro biến động của giá 
chứng khoán càng lớn. Vì thế, người đầu tư cần được nhận một tỷ suất sinh lợi ủvượt trội để 
khuyến khích họ đầu tư vào chứng khoán dài hạn. Chỉ khi người ta dự đoán lãi suất sẽ giảm 
mạnh thì họ mới chấp nhận đầu tư vào chứng khoán dài hạn có lãi suất thấp hơn chứng khoán 
ngắn và trung hạn. 
Lạm phát 
Bên cạnh các nhân tố trên đây có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán, dự đoán về 
lạm phát cũng ảnh hưởng mạnh đến lãi suất nói chung. Người ta thường mặc định rằng lãi 
suất danh nghĩa của một chứng khoán bao hàm cả tỷ lệ rủi ro. Lạm phát dự đoán càng cao, tỷ 
suất danh nghĩa của chứng khoán càng cao và lạm phát dự đoán càng thấp thì lãi suất danh 
nghĩa càng thấp. Nhiều năm trước đây, Irving Fisher đã biểu diễn lãi suất danh nghĩa của một 
trái phiếu như là tổng của lãi suất thực của sự biến đổi về giá dự đoán xảy ra trong chu kỳ của 
công cụ tài chính. Nếu lãi suất thực hằng năm trong nền kinh tế là 4 phần trăm đối với chứng 
khoán ít rủi ro và lạm phát dự đoán trong 10 năm đến là 6 phần trăm thì lãi suất sau 10 năm 
nữa sẽ là 10 phần trăm. Điều này cho thấy người cho vay đòi hỏi một lãi suất danh nghĩa đủ 
cao để đảm bảo được mức lãi suất thực sau khi đã bù trừ sự sụt giảm dự đoán về sức mua tiền 
tệ do lạm phát gây nên. 
TÓM LƯỢC 
ƒ Quản trị tài chính bao gồm hoạt động đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu 
chung. 
ƒ Mục tiêu của công ty là tối đa hóa giá trị cho chủ doanh nghiệp (cổ đông). Giá trị của cổ 
0
 0 5 10 15 20 25 30 
Lãi suất
24 
đông được biểu thị thông qua giá trị thị trường của các cổ phiếu mà họ nắm giữ. 
ƒ Giá thị trường của cổ phiếu biểu diễn sự đánh giá của tất cả những người tham gia thị 
trường về giá trị của công ty. Nó tính đến thu nhập hiện tại cũng như tương lai của cổ 
phiếu, khoảng thời gian phát sinh, rủi ro của thu nhập, chính sách cổ tức của công ty và 
các nhân tố khác tác động đến giá trị trường của cổ phiếu. 
ƒ Thuyết đại diện cho rằng các nhà quản trị (đại diện), đặc biệt là các công ty công cộng với 
quy mô lớn có thể có những mục tiêu khác so với các cổ đông (những người chủ) của họ. 
Những người đầu tư tự nhận thấy các quyết định mà nhà quản trị đưa ra chỉ phù hợp với 
mục tiêu tối đa hóa giá trị khi họ có động cơ thúc đẩy và được kiểm soát phù hợp. 
ƒ Tối đa hóa giá trị cổ đông không có nghĩa là công ty bỏ qua trách nhiệm xã hội bởi vì giá 
trị của doanh nghiệp chỉ đạt được khi họ thoả mãn được lợi ích của tất cả các bên hữu 
quan. 
ƒ Tất cả các quyết định của nhà quản trị tài chính đều chịu ảnh hưởng của môi trường bao 
gồm môi trường luật pháp, môi trường tài chính. 
ƒ Hoạt động khai thác vốn cuả các nhà quản trị tài chính được thực hiện thông qua thị 
trường tài chính trên cơ sở đấu thầu sử dụng. 
ƒ Các tiêu chuẩn cơ bản để phân phối bao gồm phí tổn, rủi ro, thời hạn, khả năng chuyển 
nhượng của tài sản tài chính được phát hành. 
ƒ Các trung gian tài chính giúp cho thị trường tài chính hiệu quả hơn. Các trung gian đứng 
giữa những người vay và người cho vay bằng cách chuyển các khoản nợ trực tiếp thành 
gián tiếp. 
ƒ Thị trường tài chính có thể chia thành hai loại - thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị 
trường tiền tệ là thị trường nơi diễn ra việc mua và bán các chứng khoán công ty và chứng 
khoán chính phủ ngắn hạn. Thị trường vốn hoạt động với các công cụ vốn và nợ dài hạn 
CÂU HỎI 
1. Tại sao sự quan tâm của quản trị tài chính là các dòng dịch chuyển tài chính trong doanh 
nghiệp. 
2. Mục tiêu của quản trị tài chính là gì? 
3. Sự khác nhau giữa mục tiêu cực đại hoá thu nhập, cực đại hoá thu nhập trên cổ phiếu và 
cực đại hoá giá trị cho cổ đông. 
4. Trong những điều kiện nào tối đa hoá lợi nhuận sẽ không đưa đến khả năng tối đa hóa giá 
cổ phiếu? 
5. Tối đa hóa giá trị cổ đông có nên được xem như là mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn - chẳng 
hạn, nếu một hành động làm tăng giá cổ phiếu từ mức hiện tại 20 nghìn đồng lên 25 nghìn 
đồng trong 6 tháng và lên đến 30 nghìn sau 5 năm nhưng có một hành động khác có thể 
giữ giá cổ phiếu ở mức 20 nghìn đồng trong nhiều năm nhưng sau đó sẽ tăng lên 40 nghìn 
sau 5 năm, hành động nào tốt hơn? Theo bạn, những hành động cụ thể nào có thể giúp 
công ty có được kết quả này? 
6. Nhà quản trị phải làm gì để làm tăng giá trị cổ phiếu? 
7. Hãy trình bày các xung đột quan hệ trong lý thuyết đại diện? Làm thế nào để giải quyết 
xung đột quan hệ giữa người chủ sở hữu và người quản lí doanh nghiệp? 
8. Nếu bạn là giám đốc một công ty công cộng, bạn sẽ ra quyết định để tối đa hóa giá trị cho 
cổ đông hay vì lợi ích riêng của bạn? Những hành động này mà cổ đông có thể thực hiện 
để đảm bảo rằng lợi ích của nhà quản trị và lợi ích của cổ đông thống nhất với nhau? 
Những yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến hành động của các nhà quản trị? 
9. Nếu toàn bộ thị trường biến động mạnh, và nếu nhiều nhà phân tích dự đoán được khả 
năng khủng hoảng của thị trường chứng khoán thì những nhân tố này sẽ ảnh hưởng như 
thế nào đến cách thức các công ty lựa chọn để trả lương cho các nhà quản trị cấp cao? 
10. Giải thích tại sao việc đánh giá các quyết định của quản trị tài chính lại cần bám vào mục 
tiêu? 
11. Ba chức năng cơ bản của quản trị tài chính là gì? 
12. Vai trò của nhà quản trị tài chính sẽ tăng hoặc giảm theo mức độ quan trọng so với các 
nhà quản trị khác hay không nếu lạm phát tăng lên? Giải thích? 
13. Mô tả ba hình thức chính của các loại hình doanh nghiệp? Nêu rõ ưu nhược điểm của các 
hình thức này? 
14. Hệ thống khấu hao nhanh dựa trên nguyên tắc nào? Lợi ích của phương pháp khấu hao 
nhanh trên quan điểm của nhà quản trị là gì? 
15. Phương pháp khấu hao nhanh không làm thay đổi tổng giá trị khấu trừ từ thu nhập trong 
toàn bộ đời sống của tài sản doanh nghiệp? Vậy có gây ra thay đổi gì? Tại sao điều đó lại 
rất quan trọng? 
16. Mục tiêu của thị trường tài chính là gì? Hoạt động của thị trường tài chính hiệu quả là gì? 
17. Mục tiêu của các trung gian tài chính là gì? Các hoạt động cơ bản của trung gian tài chính 
là gì? Tác dụng của các trung gian tài chính? 
18. Vì sao thu nhập cần thiết cho việc sử dụng vốn lại là tiêu chuẩn quan trọng của việc phân 
bổ vốn? 
BÀI TẬP 
1. Toàn Vỹ là chủ một doanh nghiệp tư nhân chuyên cung cấp dịch vụ dọn dẹp vệ sinh tại 
nhà. Công ty ông có 9 nhân viên, doanh số hằng năm là 84 triệu đồng, tổng nợ là 170 triệu 
đồng và tổng tài sản là 520 triệu đồng. Kể cả công ty, giá trị tài sản cá nhân của ông Toàn 
Vỹ đáng giá 735 triệu đồng và nợ bên ngoài kinh doanh là 94 triệu đồng, được đảm bảo 
dựa trên tài sản thế chấp là ngôi nhà của ông. Hiện nay, ông muốn cho một nhân viên của 
ông là ông Phúc Lợi được tham gia sở hữu công ty. Ông đang cân nhắc nên chọn hình 
thức công ty hợp doanh hay hình thức công ty cổ phần, trong đó, ông Lợi có thể trở thành 
26 
cổ đông. Ông lợi hiện có tổng giá trị tài sản cá nhân trị giá 72 triệu đồng. 
a. Trách nhiệm của ông Vỹ dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp 
công ty của ông bị phá sản bao nhiêu (giả sử nợ 800 triệu đồng vào lúc phá sản)? 
b. Trách nhiệm của ông Vỹ dưới hình thức công ty hợp doanh là bao nhiêu? Đối tác có 
chia sẻ rủi ro cho ông hay không? 
c. Trách nhiệm của ông dưới hình thức công ty cổ phần là bao nhiêu? 
2. Công ty xuất khẩu hàng dệt may Kiến Giang vừa đầu tư một thiết bị mới có giá 160 triệu 
đồng. Với mục tiêu tính thuế, thiết bị được tính khấu hao cho thời kỳ 6 năm theo phương 
pháp tổng cộng số thứ tự các năm. Hãy tính chi phí khấu hao cho tài sản này (kết hợp 
khấu hao theo đường thẳng). 
3. Công ty xây dựng Xuân Thu dự định mua một thiết bị kiểm tra bê-tông mới với giá 82 
triệu đồng và một chiếc máy trộn bê-tông mới với giá 530 triệu đồng. Thời hạn khấu hao 
của thiết bị kiểm tra là 5 năm còn máy trộn bêtông là 6 năm, hệ số tính khấu hao là 1,5. 
Hãy tính tổng giá trị khấu hao hằng năm cho hai tài sản này theo phương pháp khấu hao 
theo số dư giảm dần. 
4. Công ty Tuấn Đạt có thể vay ngân hàng với lãi suất 7% trong một năm. Trong năm đó, 
các chuyên gia dự kiến mức lạm phát là 4%/năm. 
a. Lãi suất thực mà người cho vay dự kiến là bao nhiêu? Suất lạm phát gắn trong lãi 
suất danh nghĩa là bao nhiêu? 
b. Nếu lạm phát chỉ ở mức 2%/năm, người cho vay có bị thiệt không? Người đi vay có 
bị thiệt không? Tại sao? 
c. Nếu lạm phát thực tế là 6%, ai được ai mất? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_chuong_1_vai_tro_muc_tieu_va_mo.pdf