Một vài nét về tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa

Tóm tắt

Vấn đề “văn hóa doanh nghiệp” đã và đang trở thành đề tài được các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí

Minh quan tâm và nghiên cứu, nhằm nâng cao khả năng thích ứng với hội nhập và nâng cao khả năng

cạnh tranh cho doanh nghiệp mình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Là thành phố năng động nhất

trên cả nước về nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kinh tế như thành phố Hồ Chí Minh thì việc tăng

cường xây dựng văn hóa doanh nghiệp càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Với bài nghiên cứu này

tác giả mong muốn làm rõ một số khái niệm về văn hóa doanh nghiệp và sự cần thiết của việc xây dựng

văn hóa doanh nghiệp; Tìm hiểu một vài nét về tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh

toàn cầu hóa hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tác giả đề xuất một số định hướng giải pháp.

pdf 8 trang yennguyen 4260
Bạn đang xem tài liệu "Một vài nét về tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một vài nét về tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa

Một vài nét về tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017 
163 
Một vài nét về tình hình xây dựng văn hóa 
doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh 
hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa 
Some features of the building of corporate culture in Ho Chi Minh City 
in the context of globalization 
ThS.NCS. Mai Trọng An Vinh, 
Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ An Trung 
Mai Trong An Vinh, M.BA. Ph.D. student, 
An Trung Trading – Service Co., Ltd 
Tóm tắt 
Vấn đề “văn hóa doanh nghiệp” đã và đang trở thành đề tài được các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí 
Minh quan tâm và nghiên cứu, nhằm nâng cao khả năng thích ứng với hội nhập và nâng cao khả năng 
cạnh tranh cho doanh nghiệp mình trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Là thành phố năng động nhất 
trên cả nước về nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kinh tế như thành phố Hồ Chí Minh thì việc tăng 
cường xây dựng văn hóa doanh nghiệp càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Với bài nghiên cứu này 
tác giả mong muốn làm rõ một số khái niệm về văn hóa doanh nghiệp và sự cần thiết của việc xây dựng 
văn hóa doanh nghiệp; Tìm hiểu một vài nét về tình hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh 
toàn cầu hóa hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tác giả đề xuất một số định hướng giải pháp. 
Từ khóa: toàn cầu hóa, văn hóa doanh nghiệp, bối cảnh toàn cầu hóa. 
"Corporate culture" has become a matter of concern to Ho Chi Minh City-based enterprises with a view 
to improving their competitiveness and adaptation to the integration in the context of globalization. 
Based in HCM City, the most dynamic city in in many fields, especially the economic one, all 
enterprises place importance on the building of corporate culture. In this article, the author clarifies 
some of the concepts of corporate culture and the need for building corporate culture, finding out some 
features of the building of corporate culture in the context of globalization in Ho Chi Minh City from 
which a number of solutions are proposed. 
Keywords: globalization, corporate culture, globalization context. 
1. Một số khái niệm về văn hóa 
doanh nghiệp 
Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp. 
Trong phát triển doanh nghiệp, yếu tố 
văn hóa doanh nghiệp được xem là vấn đề 
cốt lõi mang tính sống còn có thể đưa 
doanh nghiệp đi đến thành công hoặc thất 
bại. Văn hóa doanh nghiệp đã và đang là 
đề tài được các doanh nghiệp và các nhà 
nghiên cứu quan tâm hơn bao giờ hết. 
Ngày nay khái niệm về văn hóa doanh 
nghiệp được các nhà nghiên cứu đưa ra 
tương đối nhiều, mỗi khái niệm ít nhiều 
cũng có sự khác nhau tùy theo góc độ 
M T VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHI P Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
164 
nghiên cứu của mỗi nhà nghiên cứu. Có thể 
kể ra một số khái niệm tiêu biểu như: Theo 
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Văn 
hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt 
các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và 
truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ 
nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với 
một tổ chức đã biết” (8). Còn đối với 
Nguyễn Mạnh Quân thì văn hóa doanh 
nghiệp: “Là một hệ thống các ý nghĩa, giá 
trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương 
pháp tư duy được mọi thành viên của một 
tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng 
ở phạm vi rộng đến cách thức hành động 
của các thành viên” (10). Dương Thị Liễu 
cho rằng:“Văn hóa doanh nghiệp là một hệ 
thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan 
niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi 
phối hoạt động của mọi thành viên trong 
doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh 
doanh riêng của doanh nghiệp” (8). 
Các hướng tiếp cận về văn hóa doanh 
nghiệp nêu trên tuy ít nhiều đều có sự khác 
nhau. Nhưng xét tổng thể chúng đều chú 
trọng đến ba yếu tố chính: 
- Văn hóa doanh nghiệp là một hệ 
thống bao gồm các giá trị được doanh 
nghiệp lựa chọn để xây dựng văn hóa cho 
doanh nghiệp của mình. Thông qua đó tạo 
nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp này và 
các doanh nghiệp khác. 
- Các giá trị văn hóa mà doanh nghiệp 
đã lựa chọn để xây dựng văn hóa doanh 
nghiệp cho mình giúp các thành viên trong 
doanh nghiệp nhận thức được sứ mệnh, 
niềm tin về doanh nghiệp một cách nhất 
quán, từ đó tạo nên khối thống nhất cho toàn 
thể lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp. 
- Văn hóa doanh nghiệp là công cụ hỗ 
trợ nhằm giúp cho các thành viên trong 
doanh nghiệp chuyển biến từ nhận thức các 
giá trị văn hóa của doanh nghiệp mình 
thành hành động cụ thể, từ đó theo năm 
tháng sẽ hình thành nên bản sắc văn hóa rất 
riêng có tính chất chiến lược cho doanh 
nghiệp mình. 
 Trong bối cảnh toàn cầu hóa như 
hiện nay, ở một số trường hợp nhất định 
văn hóa doanh nghiệp có thể bị xem như là 
một rào cản làm cản trở sự thay đổi để phát 
triển của doanh nghiệp nhằm phù hợp hơn 
với môi trường kinh doanh mới. Chính vì 
thế văn hóa doanh nghiệp đôi khi còn là sự 
cản trở cho việc liên doanh hay xác nhập 
giữa các doanh nghiệp với nhau vì sự khác 
biệt về bản sắc văn hóa đã và đang tồn tại 
trong mỗi doanh nghiệp. 
2. Sự cần thiết phải xây dựng văn 
hóa doanh nghiệp trong thời đại toàn 
cầu hóa ngày nay 
Vấn đề tiếp thu có chọn lọc tinh hoa 
văn hoá nhân loại bên cạnh việc xây dựng 
nền văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 
bản sắc riêng luôn là chủ trương của Đảng 
và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, xem đó 
như là nhiệm vụ trọng tâm trong thời đại 
mới, thời đại hội nhập như hiện nay. Văn 
hóa doanh nghiệp quyết định sự tồn tại lâu 
dài của doanh nghiệp. Có thể nói rằng văn 
hóa doanh nghiệp là tài sản của doanh 
nghiệp. Trên tinh thần đó, xây dựng văn 
hóa doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết, là 
nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa mang tính 
chiến lược cho các doanh nghiệp Việt Nam 
nói chung và các doanh nghiệp ở thành phố 
Hồ Chí Minh nói riêng trong tiến trình hội 
nhập với thế giới bên ngoài. Xây dựng văn 
hóa doanh nghiệp còn có tác dụng nâng 
cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp 
theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước 
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Việc 
xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có 
những chiến lược khôn ngoan, lựa chọn 
sáng suốt dựa trên cơ sở văn hóa của Việt 
MAI TRỌNG AN VINH 
165 
Nam kết hợp với tinh hoa của nhân loại 
nhằm sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp 
tiên tiến phù hợp với bản sắc văn hóa Việt 
Nam. Văn hóa doanh nghiệp là một công 
cụ quan trọng không thể thiếu trong phát 
triển doanh nghiệp, bất kể doanh nghiệp đó 
ở quy mô nào. Có thể khẳng định rằng 
không thể quản lý điều hành một doanh 
nghiệp phát triển vững mạnh mà không sử 
dụng công cụ văn hóa doanh nghiệp. Văn 
hóa doanh nghiệp tạo nên sự gắn kết giữa 
các thành viên trong doanh nghiệp và tạo 
dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp mình, 
xây dựng niềm tin, tạo động lực phấn đấu 
cho các thành viên trong doanh nghiệp và 
giúp học có ý muốn tự nguyện gắn bó lâu 
dài với doanh nghiệp. Bên cạnh đó Văn 
hóa doanh nghiệp giúp tạo nên sự khác biệt 
giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo dựng 
niềm tin vững chắc từ phía đối tác, xây 
dựng nên hình ảnh tốt đẹp cho doanh 
nghiệp, qua đó tạo ra sức mạnh cạnh tranh 
cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát 
triển bền vững trước sự cạnh tranh ngày 
càng khốc liệt từ các doanh nghiệp đối thủ 
đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trong 
bối cảnh toàn cầu hóa. 
3. Một số vấn đề về tình hình xây dựng 
văn hóa doanh nghiệp ở Thành phố 
Hồ Chí Minh hiện nay trong bối cảnh 
toàn cầu hóa 
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 
5 thành phố trực thuộc Trung ương của 
Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố 
được chia thành 19 quận và 5 huyện. Tổng 
diện tích khoảng 2.095,06 km² và 12 triệu 
dân (8), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm 
phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả 
nước. Đây là nơi có hoạt động kinh tế năng 
động nhất, dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng 
trưởng kinh tế, tạo ra mức đóng góp GDP 
(tổng sản phẩm nội địa) lớn cho cả nước. 
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn 
đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể 
từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án 
đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 
tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả 
nước. Việc hình thành các hệ thống giao 
thông như đường Xuyên Á, đường Đông 
Tây sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành 
phố tăng trưởng mạnh mẽ (8). Tại hội nghị 
“Gặp gỡ Lãnh đạo Thành phố và doanh 
nghiệp về kế hoạch thực hiện Nghị Quyết 
35/NQ-CP của Chính phủ” được tổ chức 
ngày 3/7/2016 tại TP.HCM. Lãnh đạo Ủy 
ban Nhân dân TP.HCM cho biết sẽ phấn 
đấu có khoảng 500.000 doanh nghiệp vào 
năm 2020 (6). Hiện nay, thành phố Hồ Chí 
Minh có khoảng 270.000 doanh nghiệp đã 
được đăng ký hoạt động trong mọi lĩnh 
vực. Cơ cấu các doanh nghiệp của thành 
phố Hồ Chí Minh hiện nay là: Khu vực nhà 
nước chiếm khoảng 33,3%, doanh nghiệp 
ngoài quốc doanh chiếm khoảng 44,6%, 
phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước 
ngoài (8). Trong số đó các doanh nghiệp 
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, dịch vụ 
chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 51,1%, 
phần còn lại lĩnh vực công nghiệp và xây 
dựng chiếm khoảng 47,7%, lĩnh vực nông 
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 
khoảng 1,2% (8). 
Chiều ngày 15/10/2017, tại thành phố 
Hồ Chí Minh, Hiệp hội Phát triển Văn hóa 
doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với Hội 
nữ doanh nhân TP. Hồ Chí Minh tổ chức 
diễn đàn “Văn hóa doanh nghiệp - Nền 
tảng để phát triển bền vững” có phó Thủ 
tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa 
Bình đến tham dự. Một trong số những nội 
dung chính của diễn đàn đề cập đến vấn đề 
Tính hội nhập quốc tế ảnh hưởng vào văn 
hóa doanh nghiệp ở Việt Nam và Tăng tính 
cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp 
M T VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHI P Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
166 
Việt Nam bằng văn hóa doanh nghiệp 
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng 
Trương Hòa Bình đánh giá cao sự đóng 
góp của các doanh nghiệp trong quá trình 
phát triển đất nước và nhấn mạnh văn hóa 
là nền tảng cốt lõi của một quốc gia, một 
dân tộc và văn hóa doanh nghiệp không chỉ 
tạo nên linh hồn của doanh nghiệp mà còn 
là tài sản của một quốc gia. Tại thành phố 
Hồ Chí Minh hiện nay vẫn còn xảy ra 
nhiều vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực 
kinh doanh như kinh doanh hàng giả, hàng 
nhái... vì thế gây trở ngại rất nhiều cho các 
doanh nghiệp kinh doanh chân chính luôn 
quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh 
nghiệp. Phó Thủ tướng yêu cầu các doanh 
nghiệp cần nổ lực, phấn đấu hơn nữa để 
xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong bối 
cảnh toàn cầu như hiện nay vì đó là một 
trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi 
của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Phó 
Thủ tướng cũng khẳng định rằng Chính 
phủ cam kết luôn đồng hành cùng doanh 
nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho 
doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ hội 
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. 
Đặc biệt trong khuôn khổ sự kiện đã diễn 
ra lễ công bố: Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa 
doanh nghiệp Việt Nam; Quy chế tôn vinh 
“Doanh nghiệp văn hóa tiêu biểu” và ra 
mắt Ban tổ chức cuộc vận động xây dựng 
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. 
Tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo 
thành phố Hồ Chí Minh và các doanh 
nghiệp, được tổ chức ngày 7/3/2017 tại 
thành phố Hồ Chí Minh, các đại diện doanh 
nghiệp đã nhận định việc thực hiện các cam 
kết của các Hiệp định thương mại tự do thế 
hệ mới mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng 
đặt ra rất nhiều những khó khăn, thách thức 
cho doanh nghiệp (1). Đại diện lãnh đạo 
thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn 
Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân 
thành phố Hồ Chí Minh khẳng định chính 
quyền Thành phố cam kết đồng hành cùng 
doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ các rào cản, 
khó khăn tạo điều kiện cho doanh nghiệp 
phát triển. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi 
nhất có thể để các doanh nghiệp phát triển 
vững mạnh với nhận thức rằng sự phát triển 
của doanh nghiệp cũng chính là sự phát 
triển vững mạnh của thành phố. Thông qua 
các hoạt động đó sẽ giúp các doanh nghiệp 
xây dưng Văn hóa doanh nghiệp tốt hơn. 
Trong kế hoạch phát triển dài hạn, thành 
phố Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh phát triển 
kinh tế dựa trên sự đổi mới sáng tạo, tăng 
hàm lượng tri thức ngày càng cao, công 
nghệ ngày càng hiện đại để đạt được hiệu 
quả năng suất cao. Kiên quyết không đánh 
đổi môi trường lấy kinh tế (1). Cũng tại hội 
nghị, ông Chu Tiến Dũng Chủ tịch Hiệp hội 
Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 
mong muốn các sở, ngành thành phố Hồ 
Chí Minh quan tâm, đồng hành cùng doanh 
nghiệp nhiều hơn nữa trong việc hỗ trợ, 
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, để 
doanh nghiệp phát triển ngày càng vững 
mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, 
thông qua đó giúp các doanh nghiệp nâng 
cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương 
hiệu thành công (1). Những đề xuất của ông 
Chu Tiến Dũng là vô cùng cần thiết vì 
những yếu tố đó tác động trực tiếp đến việc 
xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bởi lẽ việc 
xây dựng Văn hóa doanh nghiệp có thành 
công được hay không thì cần phải có sự 
chung tay góp sức của các cơ quan quản lý 
Nhà nước. Vì có những vấn đề vượt quá 
khả năng của doanh nghiệp và hiệp hội 
doanh nghiệp. 
Văn hóa doanh nghiệp bao gồm tất cả 
các yếu tố như: Văn hóa kinh doanh, triết 
lý kinh doanh, kế hoạch chiến lược kinh 
MAI TRỌNG AN VINH 
167 
doanh, ý thức thượng tôn pháp luật, đạo 
đức kinh doanh Ở thành phố Hồ Chí 
Minh, cùng với sự hòa nhập nhanh chóng 
với nền kinh tế thế giới, rất nhiều các 
doanh nghiệp nơi đây đã hiểu rằng xây 
dựng văn hóa doanh nghiệp là xây dựng 
một nền tảng bền vững, giúp doanh nghiệp 
xây dựng được uy tín, thương hiệu, thông 
qua đó vững bước hơn trong tiến trình hội 
nhập. Chưa bao giờ, tinh thần khởi nghiệp 
tại thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh 
mẽ như giai đoạn hiện nay, số lượng doanh 
nghiệp thành lập mới tăng lên rất nhanh 
chóng, hiện mỗi tháng tại TP.HCM bình 
quân có khoảng 3.000 doanh nghiệp mới 
thành lập. Về tỷ trọng các loại hình doanh 
nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp kinh 
doanh dịch vụ chiếm khoảng 81%, trong 
khi đó doanh nghiệp sản xuất là lĩnh vực 
quan trọng tạo ra nhiều giá trị vật chất, tạo 
công ăn việc làm nhiều, lại chiếm tỷ trọng 
nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp tại 
Thành phố. Doanh nghiệp mới hoạt động 
kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 
cao nhất (42,6%), tiếp theo là buôn bán, 
bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 
20,7%) (1). Tại thành phố Hồ Chí Minh 
hiện nay, cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” 
được đề cập rất nhiều trong các buổi tọa 
đàm hoặc hội thảo, hội nghị về chủ đề phát 
triển kinh tế. Nhưng có một thực trạng là 
không phải doanh nghiệp nào tại thành phố 
Hồ Chí Minh xây dựng văn hóa doanh 
nghiệp cũng thành công, có rất nhiều 
doanh nghiệp đã thất bại trong việc xây 
dựng văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là 
những doanh nghiệp có quy mô vừa và 
nhỏ, nguyên nhân thất bại thì đa dạng 
nhưng xét về tổng thể thì có những nguyên 
nhân chính như: 
 Doanh nghiệp không hiểu thấu đáo 
ý nghĩa thực sự của những mô hình văn 
hóa doanh nghiệp nên họ áp dụng không 
đúng nguyên tắc, dẫn đến doanh nghiệp 
làm sai ngay từ đầu. 
 Có khi doanh nghiệp đã chọn đúng 
mô hình văn hoá doanh nghiệp phù hợp với 
kế hoạch chiến lược nhưng doanh nghiệp 
triển khai không hiệu quả, chưa đúng mức 
cần phải có. Hoặc doanh nghiệp đã đi đúng 
hướng ngay từ ban đầu nhưng sau khi đạt 
được một số thành công nhất định thì không 
duy trì được đường lối xây dựng văn hóa 
doanh nghiệp như lúc ban đầu đã đề ra và 
không có tính kế thừa trong sự chuyển giao 
giữa các thế hệ lãnh đạo của doanh nghiệp. 
Tình hình gian lận thương mại, vi 
phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành 
phố Hồ Chí Minh đang diễn biến rất phức 
tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát 
triển của các doanh nghiệp chân chính 
thông qua đó gián tiếp cản trở việc xây 
dựng văn hóa doanh nghiệp. Theo số liệu 
thống kê, từ đầu năm 2017 đến 15/5/2017, 
các cơ quan chức năng đã bắt giữ và lập 
biên bản khoảng 605 vụ vi phạm gian lận 
thương mại, tổng cộng tiền phạt và tịch thu 
khoảng 18,1 tỷ đồng. Trong đó có 8 vụ 
buôn lậu vận chuyển trái phép, 82 vụ gian 
lận thương mại, 1 vụ ma tuý - chất gây 
nghiện, 3 vụ vũ khí và phụ kiện, 481 vụ vi 
phạm thủ tục Hải quan, 30 vụ vi phạm 
khác, trị giá hàng vi phạm ước tính khoảng 
56,8 tỷ đồng. Cơ quan chức ra quyết định 
khởi tố 9 vụ, chuyển cơ quan khác đề nghị 
khởi tố 5 vụ (2). Trước tình hình đó tại 
cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội 5 
tháng đầu năm 2017 của thành phố Hồ Chí 
Minh diễn ra ngày 29/5/2017, Chủ tịch Ủy 
ban nhân dân Thành phố Nguyễn Thành 
Phong nhấn mạnh: “Thành phố Hồ Chí 
Minh kiên quyết không để doanh nghiệp 
gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, 
hàng kém chất lượng tồn tại” (5). Đây là 
M T VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHI P Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
168 
tín hiệu vui cho các doanh nghiệp làm ăn 
chân chính trên bước đường xây dựng văn 
hóa cho doanh nghiệp mình. 
Thực tế, Văn hóa doanh nghiệp tồn tại 
khách quan trong mọi doanh nghiệp, hầu 
như doanh nghiệp nào cũng có văn hoá của 
riêng mình bao gồm cả những giá trị và 
hạn chế đan xen lẫn nhau. Vấn đề còn lại 
của doanh nghiệp là phải biết phát huy 
thêm những giá trị và giảm thiểu tối đa 
những mặt còn hạn chế để xây dựng văn 
hóa doanh nghiệp thành công. Xây dựng 
văn hóa doanh nghiệp phải bắt đầu từ 
những điều cụ thể nhất chứ không phải từ 
những điều chung chung mơ hồ và nó phải 
là nhiệm vụ của tất cả thành viên trong 
doanh nghiệp chứ không phải của riêng bất 
cứ bộ phận nào. 
4. Một số định hướng giải pháp 
nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở 
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trong 
bối cảnh toàn cầu hóa 
 Đối với cơ quan quản lý nhà nước. 
- Tăng cường xúc tiến đầu tư, tăng 
cường hiệu lực bộ máy quản lý Nhà nước. 
Phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng 
phục vụ khu vực hành chính công theo 
hướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, 
chuyên nghiệp và hiện đại. 
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ, 
khuyến khích phát triển, xây dựng thương 
hiệu cho các sản phẩm chủ lực của thành 
phố Hồ Chí Minh, đẩy mạnh các chương 
trình khởi nghiệp. Tạo dựng mối quan hệ 
chặt chẽ hơn nữa với các hiệp hội doanh 
nghiệp trong và ngoài tỉnh. 
- Nâng cao năng lực về hội nhập cho 
các doanh nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ, 
không cho hàng giả, hàng kém chất lượng 
lưu thông trên thị trường, tạo cơ sở pháp lý 
bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các doanh 
nghiệp. 
- Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng 
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh 
doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai 
các dự án khoa học và công nghệ. 
 Đối với doanh nghiệp. 
Văn hóa doanh nghiệp không phải tự 
nhiên mà có được, mà có được do cả một 
quá trình doanh nghiệp cố gắng tích lũy và 
xây dựng nên vì thế việc xây dựng văn hóa 
doanh nghiệp phải cần có những bước đi 
cụ thể. Một số giải pháp chủ yếu cho việc 
xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải 
thực hiện, như sau: 
+ Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh: 
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào trước 
khi đi vào hoạt động cũng cần phải lập được 
bảng kế hoạch chiến lược kinh doanh cho 
mình, vì khi thiếu kế hoạch chiến lược 
doanh nghiệp sẽ hoạt động kém hiệu quả, 
thậm chí dẫn đến phá sản. Các yếu tố cơ bản 
cần thiết của một kế hoạch chiến lược là: 
- Xác lập mục tiêu của chiến lược kinh 
doanh, trong đó phải xác định việc xây 
dựng văn hóa doanh nghiệp là ưu tiên hàng 
đầu, từ đó lựa chọn mô hình văn hóa doanh 
nghiệp phù hợp với doanh nghiệp mình để 
xây dựng. 
- Một kế hoạch chiến lược phải mang 
tính chất tổng thể và dài hạn, trong đó phải 
vạch rõ lộ trình cụ thể từng hạn mục phải 
đạt được. Phải cụ thể hóa được tầm nhìn 
cho doanh nghiệp, xây dựng được viễn 
cảnh tương lai cụ thể cho doanh nghiệp. 
- Xác định các yếu tố tác động đến 
việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp, 
thường bao gồm các yếu tố thuộc môi 
trường bên ngoài và các yếu tố thuộc môi 
trường bên trong doanh nghiệp, từ đó 
doanh nghiệp phải đề ra những giải pháp 
phù hợp nhằm ứng phó kịp thời. 
+ Xây dựng văn hóa lãnh đạo cho 
doanh nghiệp 
MAI TRỌNG AN VINH 
169 
Phải xây dựng cụ thể những tiêu chí cơ 
bản mà người lãnh đạo trong doanh nghiệp 
cần phải có như: Phẩm chất đạo đức, kỹ 
năng nghể nghiệp, kỹ năng mềm vì lãnh 
đạo của doanh nghiệp là người đứng đầu 
trong việc đề ra chiến lược phát triển cho 
doanh nghiệp, tạo ra những giá trị, niềm tin 
cho doanh nghiệp mà tất cả mọi thành viên 
trong doanh nghiệp đều đồng thuận, từ đó 
tạo thành động lực cho họ nhằm cùng nhau 
cố gắng đạt được sứ mệnh của doanh 
nghiệp đã đề ra trước đó. Văn hóa của 
người lãnh đạo tác động sâu sắc đến mọi 
hoạt động của doanh nghiệp. Trong một 
môi trường kinh doanh thay đổi nhanh 
chóng bởi tác động của công nghệ như hiện 
nay, người lãnh đạo phải biết song hành 
cùng nhịp đập với thời đại. 
+ Xây dựng văn hóa kinh doanh cho 
doanh nghiệp 
Xây dựng những tiêu chí cụ thể mang 
tính chuẩn mực về mọi hành vi liên quan 
đến các hoạt động của doanh nghiệp mà tất 
cả mọi thành viên phải tuân thủ theo. Lồng 
ghép xuyên suốt bên trong mọi hoạt động 
nêu trên của doanh nghiệp phải là trách 
nhiệm với lao động, xã hội, cộng đồng 
+ Xây dựng chính sách nhân sự cho 
doanh nghiệp 
Thực tế đã chứng minh, những doanh 
nghiệp thành công đều bắt đầu từ những 
người nhân viên giỏi. Thông qua chính sách 
giúp mọi thành viên trong doanh nghiệp 
hiểu rõ cấp lãnh đạo muốn họ làm gì? 
Trách nhiệm, quyền lợi và quyền hạn của 
họ trong công việc như thế nào? Chính sách 
phải cụ thể mọi thứ từ chế độ lương, 
thưởng cho đến chính sách đào tạo bồi 
dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho người lao 
động Vì đó cũng là một trong những yếu 
tố then chốt tạo nền tảng cho việc xây dựng 
văn hóa doanh nghiệp khi mọi thứ đều công 
bằng và rõ ràng với tất cả mọi thành viên. 
+ Thiết lập và đẩy mạnh các hoạt 
động marketing 
Thực tế đã chứng minh rằng rất nhiều 
yếu tố đã giúp các doanh nghiệp ở thành 
phố Hồ Chí Minh làm nên thành công 
trong quá khứ thì hiện tại đã không còn 
phù hợp để giúp các doanh nghiệp tiếp tục 
phát triển thành công trong điều kiện thị 
trường mới. Vì thế các doanh nghiệp cần 
phải thiết lập và đẩy mạnh các hoạt động 
marketing vì đây là hoạt động thiết yếu 
nhất nhằm xây dựng văn hóa cho doanh 
nghiệp, nó là triết lý xuyên suốt dẫn dắt 
mọi hoạt động của doanh nghiệp trong việc 
xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp. Sức 
mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp có được 
từ các hoạt động marketing là từ năng lực 
marketing. Thực tế tại một số doanh nghiệp 
ở thành phố Hồ Chí Minh việc thực hiện 
hoạt động marketing chỉ mang tính chất là 
giải pháp tình thế trước mắt có tính thời vụ 
chứ không phải là một giải pháp căn cơ dài 
hạn vì doanh nghiệp chưa nhận thức được 
vai trò quan trọng mang tính sống còn của 
hoạt động marketing trong sự phát triển 
của doanh nghiệp. 
Ngoài ra doanh nghiệp phải phấn đấu 
để đạt được những danh hiệu, những chứng 
chỉ cần thiết trong lĩnh vực mà mình đang 
hoạt động, được công nhận bởi những tổ 
chức uy tín trong và ngoài nước. Ví dụ 
như: Chứng nhận ISO 14001 (tiêu chuẩn 
về quản lý môi trường được thừa nhận trên 
toàn thế giới), ISO 9000 (bộ tiêu chuẩn về 
hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức 
Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) ban hành), 
HACCP (hệ thống kiểm soát các mối nguy 
hiểm và rủi ro cho an toàn thực phẩm trong 
suốt quá trình chế biến), SA8000 (hệ thống 
các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội 
để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho 
M T VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHI P Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
170 
người lao động tại các doanh nghiệp, trang 
trại hay văn phòng)... 
5. Kết luận 
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay đã 
đặt các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí 
Minh đứng trước những cơ hội kèm theo 
những thách thức. Xây dựng văn hóa 
doanh nghiệp là điều tiên quyết nếu doanh 
nghiệp muốn tồn tại và phát triển vì văn 
hóa doanh nghiệp là vũ khí sắc bén giúp 
doanh nghiệp có thể đi đến thành công. 
Nhưng thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh 
không phải doanh nghiệp nào xây dựng 
văn hóa doanh nghiệp cũng thành công. 
Trong phát triển doanh nghiệp, văn hóa và 
kinh tế là hai yếu tố không thể tách rời 
nhau mà chúng luôn hòa quyện tương hỗ 
với nhau. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 
là cả một quá trình cam go, đòi hỏi sự cố 
gắng không chỉ từ phía doanh nghiệp mà 
còn cần có sự chung tay góp sức từ phía 
các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vân Anh (2017), TP.HCM tạo điều kiện thúc 
đẩy doanh nghiệp phát triển, Báo Sài Gòn 
Giải Phóng. 
2. Hà Duy (2017), Công tác chống buôn lậu, 
gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ 
chính trị quan trọng của Cục Hải quan 
TP.HCM, Cổng thông tin điện tử Cục Hải 
quan TP.HCM. 
3. Edgar H. Schein (Nguyễn Phúc Hoàng dịch, 
2012), Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Sự Lãnh 
Đạo, Nxb Thời Đại. 
4. Dương Thị Liễu (2009), Văn hoá kinh doanh, 
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
5. Mỹ Phương (2017), Doanh nghiệp kỳ vọng 
Thành phố Hồ Chí Minh có bước đột phá về 
cải cách hành chính, Báo ảnh Dân tộc và 
Miền núi – Thông tấn xã Việt Nam. 
6. Mỹ Phương (2016), Thành phố Hồ Chí Minh 
sẽ có 500.000 doanh nghiệp vào năm 
2020,Thông tấn xã Việt Nam. 
7. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh 
doanh và văn hóa công ty. Nxb Đại học Kinh 
tế quốc dân, Hà Nội. 
8. Mạng thông tin tích hợp trên internet của 
TP. Hồ Chí Minh. 
9. Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về 
Phương hướng nhiệm vụ phát triển TP. Hồ 
Chí Minh đến năm 2020. Cổng thông tin điện 
tử Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh. 
10. Công Thắng (8/11/2016), Văn hóa của doanh 
nghiệp cũng chính là niềm tin của khách 
hàng, Báo điện tử Lao Động. 
Ngày nhận bài: 08/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017 

File đính kèm:

  • pdfmot_vai_net_ve_tinh_hinh_xay_dung_van_hoa_doanh_nghiep_o_tha.pdf