Bài giảng Quản trị tài chính - Nguyễn Thị Huyền

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP

1.1. NHỮNG HIỂU BIẾT TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP

1.1.1. Định nghĩa

- Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị

trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng

hóa tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính.

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có

một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ

tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền

với hoạt động đầu tư vào các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp,

các luồng tiền tệ đó bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi

doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiệp.

Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền

tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn

liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành

các quan hệ tài chính của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên

nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh

nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra1.

- Quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là một môn khoa học quản trị, nó nghiên cứu các mối quan hệ

tài chính của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định nhằm đạt được

mục tiêu đề ra. Hay nói cách khác, quản trị tài chính là các hoạt động nhằm phối trí

các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản

trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp

với các kế hoạch.

Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp.

Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong

doanh nghiệp như: Chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức

năng quản trị nguồn nhân lực.

Như vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh

nghiệp thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị đối với các quan hệ tài chính

nảy sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu của

doanh nghiệp.

pdf 75 trang yennguyen 6860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Nguyễn Thị Huyền

Bài giảng Quản trị tài chính - Nguyễn Thị Huyền
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc cao đẳng) 
Người biên soạn: ThS.Nguyễn Thị Huyền 
Lưu hành nội bộ - Năm 2018 
MỤC LỤC 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ................ 1 
1.1. NHỮNG HIỂU BIẾT TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH 
NGHIỆP ........................................................................................................................... 1 
1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 1 
1.1.2. Bản chất của quản trị tài chính doanh nghiệp ....................................................... 2 
1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT 
ĐỘNG KINH DOANH ................................................................................................... 2 
1.3. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 
DOANH NGHIỆP ........................................................................................................... 3 
1.3.1. Nội dung quản trị tài chính .................................................................................... 3 
1.3.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp ............... 5 
Chƣơng 2: GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN ............................................ 15 
2.1 LÃI SUẤT ............................................................................................................... 15 
2.1.1 Lãi đơn và lãi kép ................................................................................................. 15 
2.1.2 Lãi suất thực (hiệu dụng) và lãi suất danh nghĩa .................................................. 15 
2.2 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA MỘT SỐ TIỀN .............................................. 15 
2.2.1 Giá trị tƣơng lai của một số tiền ........................................................................... 15 
2.2.2 Giá trị hiện tại của một số tiền.............................................................................. 16 
2.3 GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA MỘT DÒNG TIỀN ....................................... 17 
2.3.1 Khái niệm dòng tiền ............................................................................................. 17 
2.3.2 Giá trị theo thời gian của dòng tiền đều ............................................................... 18 
2.3.3 Giá trị theo thời gian của dòng tiền không đều .................................................... 21 
Chƣơng 3: CƠ CẤU VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN ...................................... 23 
3.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ HỆ THỐNG ĐÒN BẨY TRONG DOANH 
NGHIỆP ......................................................................................................................... 23 
3.1.1. Cơ cấu nguồn vốn và các nhân tố ảnh hƣởng ...................................................... 23 
3.1.2. Hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp ................................................................ 24 
3.2. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN ..................................................................................... 26 
3.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 26 
3.2.2. Chi phí sử dụng vốn vay ...................................................................................... 27 
3.2.3. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu .......................................................................... 31 
3.2.4. Chi phí sử dụng vốn bình quân ............................................................................ 37 
3.2.5. Chi phí sử dụng vốn cận biên .............................................................................. 39 
Chƣơng 4: ĐẦU TƢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP ........................................ 45 
4.1. ĐẦU TƢ DÀI HẠN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH 
ĐẦU TƢ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................. 45 
4.1.1. Đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp ........................................................................ 45 
4.1.2. Phân loại đầu tƣ dài hạn ...................................................................................... 46 
4.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp ............ 48 
4.1.4. Dòng tiền của dự án đầu tƣ .................................................................................. 49 
4.2. CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ .............................................. 49 
4.2.1. Chi phí đầu tƣ (dòng tiền ra của dự án) ............................................................... 49 
4.2.2. Thu nhập của dự án đầu tƣ (dòng tiền vào của dự án) ........................................ 49 
4.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU 
TƢ .................................................................................................................................. 51 
4.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp ......................... 51 
4.3.2. Phƣơng pháp thời gian hoàn vốn ......................................................................... 52 
4.3.3. Phƣơng pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) ........................................................... 55 
4.3.4. Phƣơng pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) ...................................................... 55 
4.3.5. Phƣơng pháp chỉ số sinh lời (PI) ......................................................................... 56 
Chƣơng 5: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...................................... 58 
5.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP . 58 
5.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 58 
5.1.2. Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp .................................................. 58 
5.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................................. 62 
5.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp .......................................... 62 
5.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp ................................. 65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 71 
1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH 
NGHIỆP 
1.1. NHỮNG HIỂU BIẾT TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH 
NGHIỆP 
1.1.1. Định nghĩa 
- Tài chính doanh nghiệp 
 Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị 
trƣờng, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng 
hóa tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính. 
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có 
một lƣợng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ 
tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền 
với hoạt động đầu tƣ vào các hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của doanh nghiệp, 
các luồng tiền tệ đó bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi 
doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiệp. 
 Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền 
tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn 
liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành 
các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. 
Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên 
nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh 
nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra
1
. 
- Quản trị tài chính doanh nghiệp 
Quản trị tài chính là một môn khoa học quản trị, nó nghiên cứu các mối quan hệ 
tài chính của một doanh nghiệp, trên cơ sở đó đƣa ra các quyết định nhằm đạt đƣợc 
mục tiêu đề ra. Hay nói cách khác, quản trị tài chính là các hoạt động nhằm phối trí 
các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp. Quản 
trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp 
với các kế hoạch. 
Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. 
Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong 
1
TS.Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, năm 2009, trang 27 
2 
doanh nghiệp nhƣ: Chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức 
năng quản trị nguồn nhân lực. 
Nhƣ vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh 
nghiệp thực hiện những nội dung cơ bản của quản trị đối với các quan hệ tài chính 
nảy sinh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu của 
doanh nghiệp. 
1.1.2. Bản chất của quản trị tài chính doanh nghiệp 
Quản trị tài chính doanh nghiệp đƣợc xem là một lĩnh vực khoa học và nghệ 
thuật trong quản lý tiền. 
Tính khoa học trong quản trị tài chính nằm ở những nguyên tắc, những phƣơng 
pháp phân tích đánh giá làm cơ sở để đƣa ra các quyết định quản trị. Tính nghệ thuật 
trong quản trị tài chính thể hiện ở những mức độ khác nhau nhƣ cùng thực hiện một 
nguyên tắc phân tích và quản trị trong tài chính nhƣng mỗi doanh nghiệp lại thực hiện 
theo các cách khác nhau và đem lại các kết quả khác nhau trên thị trƣờng. 
1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT 
ĐỘNG KINH DOANH 
Quản trị tài chính là sự tác động của nhà quản trị đến các hoạt động tài chính 
trong doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần đƣợc nhà 
quản trị tài chính quan tâm giải quyết không chỉ là lợi ích của cổ đông và nhà quản lý 
mà còn cả lợi ích của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ. Đó là nhóm 
ngƣời có nhu cầu tiềm năng về các dòng tiền của doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản trị 
tài chính, mặc dù có trách nhiệm nặng nề về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp vẫn 
phải lƣu ý đến sự nhìn nhận, đánh giá của ngƣời ngoài doanh nghiệp nhƣ cổ đông, chủ 
nợ, khách hàng, Nhà nƣớc 
Một quyết định tài chính không đƣợc cân nhắc, hoạch định kỹ lƣỡng có thể gây 
nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, do doanh 
nghiệp hoạt động trong môi trƣờng nhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu 
quả hơn sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản trị tài chính doanh 
nghiệp tốt có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc 
gia. 
Đối với hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính luôn giữ vai trò trọng yếu. Quản 
trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình 
kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ 
những vai trò chủ yếu sau: 
3 
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp 
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thƣờng nảy sinh các nhu cầu vốn 
ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của doanh nghiệp cũng 
nhƣ cho đầu tƣ phát triển. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp trƣớc hết thể 
hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp trong thời kỳ và đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh 
nghiệp. 
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới 
cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Do vậy, vai trò của quản trị tài 
chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình 
thức và phƣơng pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng 
và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. 
-Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả 
Quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và 
lựa chọn dự án đầu tƣ trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự 
án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tƣ tối ƣu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của 
doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy động kịp thời 
các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt đƣợc các cơ 
hội kinh doanh. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với 
việc sử dụng các hình thức thƣởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc 
đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao 
động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. 
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp 
Căn cứ vào tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, nhà quản 
lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát đƣợc các mặt hoạt động của 
doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những tồn tại vƣớng mắc trong kinh doanh, từ đó có 
thể đƣa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh 
doanh. 
1.3. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN TRỊ TÀI 
CHÍNH DOANH NGHIỆP 
1.3.1. Nội dung quản trị tài chính 
Quản trị tài chính doanh nghiệp thƣờng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: 
4 
- Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh. 
 Việc xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tƣ do nhiều bộ phận trong doanh 
nghiệp cùng hợp tác thực hiện. Trên góc độ tài chính, điều chủ yếu cần phải xem xét là 
hiệu quả chủ yếu của tài chính tức là xem xét, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, những rủi ro 
có thể gặp phải và khả năng có thể thu lợi nhuận, khả năng thực hiện dự án. Trong việc 
phân tích lựa chọn, đánh giá các dự án tối ƣu, các dự án có mức sinh lời cao, ngƣời 
quản trị tài chính là ngƣời xem xét việc sử dụng vốn đầu tƣ nhƣ thế nào; trên cơ sở 
tham gia đánh giá, lựa chọn dự án đầu tƣ, cần tìm ra định hƣớng phát triển doanh 
nghiệp, khi xem xét việc bỏ vốn thực hiện dự án đầu tƣ, cần chú ý tới việc tăng cƣờng 
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo đạt đƣợc hiệu quả kinh tế trƣớc mắt 
cũng nhƣ lâu dài. 
- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt 
động của doanh nghiệp. 
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có vốn. Bƣớc vào hoạt động kinh 
doanh, quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải xác định các nhu cầu vốn cấp thiết cho 
các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ. Vốn hoạt động gồm có vốn dài hạn và vốn 
ngắn hạn, và điều quan trọng là phải tổ chức huy động nguồn vốn đảm bảo đầy đủ cho 
các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động các nguồn vốn ảnh 
hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Để đi đến việc quyết 
định lựa chọn hình thức và phƣơng pháp huy động vốn thích hợp doanh nghiệp cần 
xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt nhƣ: kết cấu vốn, chi phí cho việc sử dụng các nguồn 
vốn, những điểm lợi và bất lợi của các hình thức huy động vốn. 
- Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm 
bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 
Quản trị tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện ...  lời và hiệu suất 
sử dụng tài sản cùng cao thì tỉ suất sinh lời trên tài sản sẽ rất cao, tức là ngành kinh 
doanh rất hấp dẫn, từ đó có thể lôi cuốn nhiều doanh nghiệp khác cùng kinh doanh, 
làm mức cạnh tranh tăng cao, vì vậy sẽ kéo theo một trong 2 yếu tố khả năng sinh lời 
hoặc hiệu suất sử dụng tài sản giảm xuống. 
Khi phân tích tỉ suất sinh lời trên tài sản của một DN, chúng ta có thể đánh giá 
đƣợc vị trí của DN đó trong ngành cùng các chiến lƣợc kinh doanh mà DN đó đang 
theo đuổi. 
(9) Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE 
65 
Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – return on equity ratio (ROE) thể 
hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của DN. Chỉ tiêu này đƣợc các chủ sở hữu (các 
nhà đầu tƣ) đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiếp mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ 
vào DN có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 
Do đó, các chủ sở hữu khi thuê các nhà quản lí trực tiếp điều hành hoạt động 
kinh doanh của DN thƣờng đƣa ra các điều khoản cụ thể yêu cầu duy trì hoặc tăng 
trƣởng tỉ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của DN. 
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân 
5.2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 
5.2.2.1. Tỷ số thanh khoản 
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công 
ty. Loại tỷ số này gồm có: tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanh 
khoản nhanh (quick ratio). Cả hai loại tỷ số này xác định từ dữ liệu của bảng cân đối 
tài sản, do đó, chúng thƣờng đƣợc xem là tỷ số đƣợc xác định từ bảng cân đối tài sản, 
tức là chỉ dựa vào dữ liệu của bảng cân đối tài sản là đủ để xác định hai loại tỷ số này. 
Đứng trên góc độ ngân hàng, hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp chúng ta đánh giá 
đƣợc khả năng thanh toán nợ của công ty. 
Hai chỉ tiêu này đã đƣợc đề cập ở mục 5.2.1. 
5.2.2.2. Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động 
Nhóm tỷ số này đo lƣờng hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng đƣợc thiết 
kế để trả lời câu hỏi: Các tài sản đƣợc báo cáo trên bảng đối tài sản có hợp lý không 
hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tƣ vào tài sản quá 
nhiều dẫn đến dƣ thừa tài sản và vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ 
phiếu giảm. Ngƣợc lại, nếu công ty đầu tƣ quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài 
sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi và, do đó, làm giảm dòng tiền tự do 
và giá cổ phiếu. Do vậy, công ty nên đầu tƣ tài sản ở mức độ hợp lý. Thế nhƣng, nhƣ 
thế nào là hợp lý? Muốn biết điều này chúng ta phân tích các tỷ số sau: 
- Tỷ số hoạt động tồn kho (Inventory activity) 
Để đánh giá hiệu quản lý tồn kho của công ty chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt 
động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lƣờng bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho 
trong một năm hoặc số ngày tồn kho. 
+ Hệ số vòng quay hàng tồn kho: thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. 
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong 
kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho đƣợc xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình 
quân hàng tồn kho. 
66 
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân 
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá 
năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc 
độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngƣợc lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc 
độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lƣu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành 
nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. 
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng 
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro 
hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. 
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì nhƣ vậy có nghĩa là lƣợng hàng 
dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả 
năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn 
nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến 
dây chuyền sản xuất bị ngƣng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ 
lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng. 
Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng 
tồn kho cần đƣợc đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác nhƣ lợi nhuận, doanh thu, vòng 
quay của dòng tiền, cũng nhƣ nên đƣợc đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện 
thực tế của từng doanh nghiệp. 
+ Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm/Vòng quay hàng tồn kho 
- Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period – ACP) 
Tỷ số này dùng để đo lƣờng hiệu quả và chất lƣợng quản lý khoản phải thu. Nó 
cho biết bình quân một khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Công thức xác định kỳ thu 
tiền bình quân nhƣ sau: 
Kỳ thu tiền bình quân = (Khoản phải thu bình quân*thời gian kỳ phân tích)/Doanh thu 
thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 
Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu khách hàng bình 
quân trong kì của DN. 
- Vòng quay tài sản cố định (Fixed assets turnover ratio) 
Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết bị và 
nhà xƣởng. Công thức xác định tỷ số này nhƣ sau: 
Vòng quay Tài sản cố định = Doanh thu thuần/TSCĐ bình quân 
Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho thấy 1 
đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng 
doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp 
càng cao và ngƣợc lại. 
67 
TSCĐ trong công thức là số bình quân, tức lấy tổng số dƣ đầu kỳ cộng với số dƣ 
cuối kỳ sau đó chia 2. 
- Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio) 
Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó 
là tài sản lƣu động hay tài sản cố định. Công thức xác định vòng quay tổng tài sản nhƣ 
sau: 
Vòng quay Tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân 
 Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, 
cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu 
đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh 
nghiệp càng cao và ngƣợc lại. 
Tổng tài sản trong công thức là số bình quân, tức lấy tổng số dƣ đầu kỳ cộng với 
số dƣ cuối kỳ sau đó chia 2. 
5.2.2.3. Tỷ số quản lý nợ 
Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty 
gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia tăng 
lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác, nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan 
trọng nhƣ quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm: 
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Interest-bearing liability/Total assets) 
Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thƣờng gọi là tỷ số nợ, đo lƣờng mức độ sử dụng nợ 
của công ty so với tài sản. Công thức xác định tỷ số này nhƣ sau: 
Tỷ số Nợ vay trên Tổng tài sản = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/Tổng tài sản 
Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty đƣợc tài trợ bằng vốn 
vay. Tỷ số này thấp chứng tỏ khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên, chỉ số 
này thấp cũng có hàm ý doanh nghiệp chƣa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức 
chƣa khai khác tốt đòn bẩy tài chính. 
Chủ nợ thƣờng thích công ty có tỷ số nợ thấp vì nhƣ thế công ty có khả năng trả 
nợ cao hơn. Ngƣợc lại, cổ đông thích muốn có tỷ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài 
chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tỷ số này thƣờng đƣợc đánh 
giá cao hay thấp trong tƣơng quan với thông lệ tốt của ngành và các doanh nghiệp 
cùng ngành. 
- Tỷ số khả năng trả lãi (Ability to pay interest) hay tỷ số trang trải lãi vay 
Sử dụng nợ nói chung tạo ra đƣợc lợi nhuận cho công ty, nhƣng cổ đông chỉ có 
lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không, công 
ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hai cho cổ đông. ðể đánh giá 
68 
khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả lãi. Công thức xác 
định tỷ số này nhƣ sau: 
Tỷ số khả năng trả lãi = EBIT/chi phí lãi vay 
Tỷ số này đo lƣờng khả năng trả lãi của công ty. Khả năng trả lãi của công ty cao 
hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của công 
ty. Nếu khả năng sinh lợi của công ty chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá 
nhiều nợ thì tỷ số khả năng trả lãi sẽ giảm 
- Tỷ số khả năng trả nợ 
Tỷ số khả năng trả lãi chƣa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì 
ngoài lãi ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác chẳng hạn nhƣ tiền thuê tài 
sản. Do đó, chúng ta không chỉ có quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến 
khả năng thanh toán nợ nói chung. Để đo lƣờng khả năng trả nợ chúng ta sử dụng tỷ số 
sau: 
Tỷ số khả năng trả nợ = (EBITDA+Thanh toán tiền thuê)/(Lãi vay+Nợ gốc+Thanh 
toán tiền thuê) 
Trong đó: EBITDA: Lợi nhuận trƣớc thuế, lãi vay và khấu hao (Earnings before 
interest, taxes, depreciation and amortization) 
EBITDA = Doanh thu – Các khoản chi phí (ngoại trừ chi phí lãi vay, thuế, khấu 
hao tài sản cố định hữu hình và vô hình) 
Hoặc: EBITDA = EBIT (Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay) + Khấu hao tài sản cố 
định hữu hình và vô hình 
5.2.2.4. Tỷ số khả năng sinh lợi 
Trong các phần trƣớc, chúng ta đã biết cách phân tích các tỷ số đo lƣờng khả 
năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản và tỷ số quản lý nợ. Kết quả của các chính sách 
và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ cuối cùng sẽ có 
tác động và đƣợc phản ánh ở khả năng sinh lợi của công ty. Để đo lƣờng khả năng sinh 
lợi chúng ta có thể sử dụng các tỷ số sau: 
- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (profit margin on sales) 
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh 
hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết 
với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ 
giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra 
vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng và lợi nhuận lại thể hiện chất lƣợng, 
hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. 
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp / 
Doanh thu 
69 
Nhƣ vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả 
của doanh nghiệp. Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên 
doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn. 
- Tỷ số sức sinh lợi căn bản (Basic earning power ratio) 
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chƣa kể đến 
ảnh hƣởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Công thức xác định tỷ số này nhƣ sau: 
Tỷ số sức sinh lợi căn bản = EBIT/Tổng tài sản 
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trƣớc thuế và lãi của công ty, cho nên 
thƣờng đƣợc sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trƣờng hợp các công ty có 
thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. 
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (return on total assets)-ROA và tỷ số lợi 
nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (return on common equity) –ROE 
Đã đề cập ở mục 5.2.1. 
5.2.2.5. Tỷ số tăng trưởng 
Các tỷ số tăng trƣởng cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong dài hạn. 
Do vậy, nếu đầu tƣ hay cho vay dài hạn ngƣời ta thƣờng quan tâm nhiều hơn đến các 
tỷ số này. Phân tích triển vọng tăng trƣởng của công ty có thể sử dụng hai tỷ số sau: 
- Tỷ số lợi nhuận tích lũy 
Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích 
tái đầu tƣ. Do vậy nó cho thấy đƣợc triển vọng phát triển của công ty trong tƣơng lai. 
Tỷ số này xác định theo công thức sau: 
Tỷ số lợi nhuận tích lũy =Lợi nhuận tích lũy/Lợi nhuận sau thuế 
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp dành bao nhiêu lợi nhuận sau thuế để tích lũy 
tái đầu tƣ sau này. 
- Tỷ số tăng trƣởng bền vững 
Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trƣởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy 
lợi nhuận. Do vậy có thể xem tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trƣởng bền vững từ 
lợi nhuận giữ lại. 
Tỷ số tăng trưởng bền vững = Lợi nhuận tích lũy/Vốn chủ sở hữu 
 = (Tỷ số lợi nhuận tích lũy* Lợi nhuận sau thuế)/Vốn chủ sở hữu 
 = Tỷ số lợi nhuận tích lũy*ROE 
5.2.2.6. Tỷ số giá trị thị trường 
Các nhóm tỷ số khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số quản lý nợ và 
tỷ số khả năng sinh lợi nhƣ đã trình bày ở các phần trƣớc chỉ phản ánh tình hình quá 
khứ và hiện tại của công ty. Giá trị tƣơng lai của công ty nhƣ thế nào còn tùy thuộc 
70 
vào kỳ vọng của thị trƣờng. Các tỷ số thị trƣờng đƣợc thiết kế để đo lƣờng kỳ vọng 
của nhà đầu tƣ dành cho cổ đông. Các tỷ số thị trƣờng gồm có: 
- Tỷ số P/E (Price/Earning Ratio) 
Tỷ số này cho thấy nhà đầu tƣ sẵn sàng trả bao nhiêu để có đƣợc một đồng lợi 
nhuận của công ty. Công thức tính tỷ số này nhƣ sau: 
Tỷ số P/E = Giá cổ phần/Lợi nhuận trên 1 cổ phần 
- Tỷ số P/C 
Tỷ số này ít phổ biến hơn tỷ số P/E nó chỉ sử dụng trong một số ngành mà giá cả 
cổ phiếu có quan hệ chặt chẽ với ngân lƣu hơn là với lợi nhuận ròng. Công thức tính tỷ 
số này nhƣ sau: 
Tỷ số P/C = Giá cổ phần/Ngân lưu trên 1 cổ phần 
Tỷ số P/C đƣợc so sánh với số bình quân ngành để xem triển vọng/rủi ro của 
doanh nghiệp so với bình quân trong ngành. 
- Tỷ số M/B 
Tỷ số M/B so sánh giá trị thị trƣờng của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá 
cổ phiếu. Công thức xác định tỷ số này nhƣ sau: 
Tỷ số M/B = Giá thị trường của cổ phiếu/Mệnh giá của cổ phiếu 
Trong tỷ số này, mẫu số đƣợc xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho số 
cổ phần đang lƣu hành. 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
Câu 1: Cho biết sự cần thiết phải phân tích báo cáo tài chính của công ty? 
Câu 2: Hãy tìm dữ liệu tài chính của một công ty đang hoạt động trên thị trƣờng 
và phân tích tình hình tài chính của công ty đó! 
71 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bùi Hữu Phƣớc, Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2009 
[2] Eugene F.Brigham and Michael C. Ehrhardt, Financial 
Management: Theory and Practice, 10th Edition, 2002. 
[3] James C. VanHorne and John M. Wachowicz, Fundamentals of Financial 
Management 10th Edition, 2001. 
[4] Lawrence J. Gitman , Priciples of managerial finance, Tenth Edition 
Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, năm 2009 
[5] Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, 
2009 
[6] Nguyễn Quang Thu, Quản trị tài chính, Khoa Quản trị kinh doanh, trƣờng 
Đại Học Kinh tế TP.HCM 
[7] Nguyễn Thanh Liêm & ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hƣơng, Quản Trị Tài Chính, 
Nhà xuất bản Thống kê, 2009 
[8] Nguyễn Văn Thuận, Câu hỏi và bài tập quản trị tài chính, NXB Thống 
Kê, năm 2001. 
[9] Trần Ngọc Thơ & Vũ Việt Quảng, Lập mô hình tài chính, NXB Lao động 
– Xã hội, năm 2007. 
[10] Richard A. Brealey, Stewart C. Myers, Principles of Corporate Finance, 
The McGraw Hill Companies. 
[11] Phạm Quang Trung, Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB 
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2014 
[12] Một số website:  

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_nguyen_thi_huyen.pdf