Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 1 - Huỳnh Đinh Phát

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ

bản của quá trình sản xuất như: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động.

Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá vì

vậy các yếu tố trên đều được biểu hiện bằng tiền. Số tiền ứng trước để mua sắm

các yếu tố trên gọi là vốn kinh doanh.

Trong doanh nghiệp vốn luôn vận động rất đa dạng có thể là sự chuyển

dịch của giá trị chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc sự

chuyển dịch trong cùng một chủ thể. Sự thay đổi hình thái biểu hiện của giá trị

trong quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện theo sơ đồ:

TLLĐ

T - H ĐTLĐ - SX - H' - T'.

SLĐ

Như vậy sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp diễn ra liên tục, xen kẽ kế tiếp nhau không ngừng phát triển.

Mặt khác sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu kỳ

sản xuất, mà sự vận động đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tất cả

các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu

dùng). Nhờ sự vận động của tiền tệ đã làm hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới

hình thái giá trị phát sinh ở các khâu của quá trình tái sản xuất trong nền kinh

tế thị trường. Những quan hệ kinh tế đó tuy chứa đựng nội dung kinh tế khác

nhau, song chúng đều có những đặc trưng giống nhau mang bản chất của tài

chính doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế, biểu hiện dưới hình

thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm

phục vụ cho quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ

vốn cho Nhà nước.

pdf 145 trang yennguyen 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 1 - Huỳnh Đinh Phát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 1 - Huỳnh Đinh Phát

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 1 - Huỳnh Đinh Phát
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
– PHẦN 1 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2015 
Người biên soạn: Th.S Huỳnh Đinh Phát 
 2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
1.1. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 
1.1.1. Tài chính doanh nghiệp 
1.1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp 
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có các yếu tố cơ 
bản của quá trình sản xuất như: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. 
Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá vì 
vậy các yếu tố trên đều được biểu hiện bằng tiền. Số tiền ứng trước để mua sắm 
các yếu tố trên gọi là vốn kinh doanh. 
Trong doanh nghiệp vốn luôn vận động rất đa dạng có thể là sự chuyển 
dịch của giá trị chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc sự 
chuyển dịch trong cùng một chủ thể. Sự thay đổi hình thái biểu hiện của giá trị 
trong quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện theo sơ đồ: 
 TLLĐ 
T - H ĐTLĐ - SX - H' - T'... 
 SLĐ 
Như vậy sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh 
của doanh nghiệp diễn ra liên tục, xen kẽ kế tiếp nhau không ngừng phát triển. 
Mặt khác sự vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp trong một chu kỳ 
sản xuất, mà sự vận động đó hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tất cả 
các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu 
dùng). Nhờ sự vận động của tiền tệ đã làm hàng loạt các quan hệ kinh tế dưới 
hình thái giá trị phát sinh ở các khâu của quá trình tái sản xuất trong nền kinh 
tế thị trường. Những quan hệ kinh tế đó tuy chứa đựng nội dung kinh tế khác 
nhau, song chúng đều có những đặc trưng giống nhau mang bản chất của tài 
chính doanh nghiệp. 
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế, biểu hiện dưới hình 
thái giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm 
phục vụ cho quá trình tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ 
vốn cho Nhà nước. 
Hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị thuộc phạm trù bản chất 
 3
tài chính doanh nghiệp gồm: 
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước 
+ Các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước thông qua nộp thuế, 
phí, lệ phí cho ngân sách Nhà nước. 
+ Ngân sách Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp Nhà nước, mua cổ phiếu, 
góp vốn liên doanh v.v..., cấp trợ giá cho các doanh nghiệp khi cần thiết. 
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác (thể hiện 
qua trao đổi) và với thị trường tài chính. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua 
trao đổi mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Doanh nghiệp có lúc là 
người mua, có lúc là người bán. 
+ Là người mua, doanh nghiệp mua vật tư, tài sản, hàng hoá, dịch vụ, mua 
cổ phiếu, trái phiếu, thanh toán tiền công lao động. 
+ Là người bán, doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bán trái 
phiếu, để huy động vốn cho doanh nghiệp. 
- Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: mối quan hệ thể hiện quan 
hệ giữa doanh nghiệp với các phòng ban, với cán bộ công nhân viên trong 
nội bộ doanh nghiệp. Biểu hiện của mối quan hệ này là sự luân chuyển vốn trong 
doanh nghiệp. Đó là sự luân chuyển vốn giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh 
như nhận tạm ứng, thanh toán tài sản vốn liếng... 
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên thông qua trả 
lương, thưởng và các khoản thu nhập khác cho người lao động. 
1.1.1.2. Vị trí của tài chính doanh nghiệp 
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc 
gia và là khâu cơ sở của hệ thống tài chính. 
Nếu xét trong phạm vi của một đơn vị sản xuất kinh doanh thì tài chính doanh 
nghiệp được coi là một trong những công cụ quan trọng để quản lý sản xuất kinh 
doanh của đơn vị. Bởi mọi mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh chỉ có thể 
thực hiện trên cơ sở phát huy tốt các chức năng của tài chính doanh nghiệp từ việc 
xác định nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo nguồn tài chính để đáp ứng nhu 
cầu đã xác định, khi có đủ vốn phải tổ chức sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu 
quả đồng vốn cho đến việc theo dõi, kiểm tra, quản lý chặc chẽ các chi phí sản xuất 
kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp 
 4
1.1.1.3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 
a. Tổ chức huy động - chu chuyển vốn, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh 
được tiến hành liên tục. 
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên có 
nhu cầu về vốn, tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà vốn được huy động 
từ những nguồn sau: 
- Ngân sách Nhà nước cấp. 
- Vốn cổ phần. 
- Vốn liên doanh. 
- Vốn tự bổ sung. 
- Vốn vay. 
Nội dung của chức năng này: 
- Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, định mức tiêu chuẩn để xác định nhu cầu 
vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh. 
- Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về vốn: Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng 
về vốn thì doanh nghiệp phải huy động thêm vốn (tìm nguồn tài trợ với chi phí sử 
dụng vốn thấp nhưng đảm bảo có hiệu quả). 
Nếu nhu cầu nhỏ hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp có thể mở rộng 
sản xuất hoặc tìm kiếm thị trường để đầu tư mang lại hiệu quả. 
- Lựa chọn nguồn vốn và phân phối sử dụng vốn hợp lý để sao cho với số 
vốn ít nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. 
b. Chức năng phân phối thu nhập của tài chính doanh nghiệp 
Thu nhập bằng tiền từ bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, lợi tức cổ 
phiếu, lãi cho vay, thu nhập khác của doanh nghiệp được tiến hành phân phối 
như sau: 
- Bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh 
doanh bao gồm: 
+ Chi phí vật tư như nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, công cụ lao 
động nhỏ... 
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định. 
 5
+ Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. 
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (kể cả các khoản thuế 
gián thu). 
- Phần còn lại là lợi nhuận trước thuế được phân phối tiếp như sau: 
+ Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định. 
+ Bù lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế (nếu có). 
+ Nộp thuế vốn (nếu có). 
+ Trừ các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ. 
+ Chia lãi cho đối tác góp vốn. 
+ Trích vào các quỹ doanh nghiệp. 
c. Chức năng giám đốc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 
Giám đốc tài chính là việc thực hiện kiểm soát quá trình tạo lập và sử dụng 
các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. 
- Cơ sở của giám đốc tài chính: 
+ Xuất phát từ tính quy luật trong phân phối sản phẩm quyết định (ở đâu 
có phân phối tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính). 
+ Xuất phát từ tính mục đích của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh 
doanh. Muốn cho đồng vốn có hiệu quả cao, sinh lời nhiều thì tất yếu phải giám 
đốc tình hình tạo lập sử dụng quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. 
- Nội dung giám đốc tài chính: 
+ Thông qua chỉ tiêu vay trả, tình hình nộp thuế cho Nhà nước mà Nhà 
nước, Ngân hàng biết được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt hay 
chưa tốt. 
+ Thông qua chỉ tiêu giá thành, chi phí mà biết được doanh nghiệp sử dụng 
vật tư, tài sản, tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí. 
+ Thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận doanh thu, giá 
thành, vốn) mà biết được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không? 
 6
1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tài chính doanh 
nghiệp ngày càng trở nên quan trọng bởi các lý do sau: 
- Hoạt động của tài chính doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng tới tất cả các 
hoạt động của doanh nghiệp. 
- Nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn, do 
vậy việc lựa chọn và sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn và việc sử 
dụng vốn như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến tình hình và hiệu quả kinh doanh của 
doanh nghiệp. 
- Các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng 
cho người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp để kiểm soát và chỉ đạo hoạt 
động kinh doanh của doanh nghiệp. 
1.1.2.1. Vai trò của Tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp 
a. Tài chính doanh nghiệp là công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính 
nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp. 
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế nên cạnh tranh 
và khát vọng lợi nhuận đã thực sự trở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp 
tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào những ngành nghề mới, 
đầu tư chiếm lĩnh thị trường... tình hình trên đây đã làm gia tăng nhu cầu vốn trong 
nền kinh tế. 
Trong nền kinh tế thị trường, sự hoạt động của quy luật cung cấp rất mạnh mẽ. 
Ở đâu, ở lĩnh vực nào có nhu cầu thì ở đó sẽ có nguồn cung cấp. Vì vậy khi các 
doanh nghiệp có nhu cầu vốn thì tất yếu thị trường vốn sẽ được hình thành với 
những hình thức đa dạng của nó. Đây là môi trường hết sức thuận lợi để các doanh 
nghiệp chủ động khai thác, thu hút các nguồn vốn trong xã hội nhằm phục vụ cho 
các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải 
xác định chính xác nhu cầu vốn, cân nhắc, lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu 
quả, lựa chọn hình thức thu hút vốn thích hợp... để đủ sức huy động vốn theo 
phương châm tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao vòng quay và khả năng sinh lời của 
đồng vốn. 
 7
b. Đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. 
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế (quy luật cạnh 
tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị...) đặt ra trước mọi doanh nghiệp những 
chuẩn mực hết sức khắt khe như: sản xuất không phải với bất kỳ giá nào; phải bán 
được những gì mà thị trường cần và chấp nhận chứ không phải bán cái mà doanh 
nghiệp có... đòi hỏi người quản lý phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả; 
thể hiện ở việc doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư trên cơ sở phân 
tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án. Việc huy động kịp thời các nguồn 
vốn có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chợp được các cơ hội 
kinh doanh. Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh 
doanh có thể tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt 
được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được khoản tiền trả lãi vay (hình thành và sử 
dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật 
chất một cách hợp lý góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ nhân viên gắn bó với 
doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản xuất kinh doanh, qua đó 
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn). Tính hiệu quả được thể hiện ở hai mặt: 
+ Về mặt kinh tế: vốn của doanh nghiệp không ngừng được bảo toàn và phát 
triển (sử dụng các biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời 
của vốn kinh doanh) 
+ Về mặt xã hội: các doanh nghiệp không chỉ làm tròn nghĩa vụ của mình đối 
với Nhà nước mà còn không ngừng nâng cao mức thu nhập của người lao động. 
Đây được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. 
c. Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh. 
Dựa trên các quan hệ tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử 
dụng các công cụ tài chính như: đầu tư, xác định lãi suất, cổ tức, giá bán hoặc 
mua sản phẩm, dịch vụ, tiền lương... để kích thích tăng năng suất lao động, 
kích thích tiêu dùng, kích thích thu hút vốn... nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong 
hoạt động kinh doanh. 
Như vậy tuỳ thuộc vào năng lực của người quản lý trong việc vận dụng chức 
năng phân phối của tài chính. Nếu biết vận dụng sáng tạo, hợp quy luật sẽ làm cho 
Tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh 
(như việc phân phối thu nhập, phân phối các quỹ chuyên dùng, cơ chế xây dựng 
 8
giá...). Ngược lại tài chính doanh nghiệp sẽ trở thành "vật cản" gây kìm hãm hoạt 
động sản xuất kinh doanh. 
d. Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của 
doanh nghiệp: 
Tình hình tài chính doanh nghiệp là một tấm gương phản ánh trung thực mọi 
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích các chỉ 
tiêu tài chính như: hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu về khả năng 
thanh toán, khả năng sinh lời... để nhận biết được thực trạng tốt, xấu của doanh 
nghiệp mà kịp thời phát hiện, điều chỉnh, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh 
nhằm đạt tới mục tiêu đã định. 
1.1.2.2. Vai trò của Tài chính doanh nghiệp đối với hệ thống tài chính 
Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở (khâu khởi điểm) của hệ thống tài chính 
vì đó là nơi tạo ra nguồn thu ban đầu chủ yếu cho các khâu khác trong hệ thống tài 
chính như: tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước qua thuế, tạo thu nhập cho người 
lao động... Do vậy hoạt động Tài chính doanh nghiệp lành mạnh và đạt hiệu quả cao 
hay không sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến cả hệ thống đặc biệt là ngân sách 
Nhà nước và các tổ chức tài chính trung gian. 
1.2. Nội dung chủ yếu của quản lý tài chính doanh nghiệp 
Trong thực tiễn, tổ chức quản lý công tác tài chính doanh nghiệp có thể bao 
gồm những nội dung cơ bản sau: 
- Tham gia xây dựng và lựa chọn phương án kế hoạch kinh doanh dự án đầu 
tư hiệu quả nhất; 
- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng kịp thời 
cho các hoạt động của doanh nghiệp; 
- Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặc chẽ các khoản thu, chi, 
đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp; 
- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của 
doanh nghiệp; 
- Kiểm tra, kiểm soát và phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh 
nghiệp; 
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. 
 9
1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hướng tới việc tổ chức tài chính doanh 
nghiệp 
Tổ chức tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng hợp các chức năng của 
tài chính doanh nghiệp để khởi thảo, lựa chọn và áp dụng các hình thức và phương 
pháp thích hợp nhằm xây dựng các quyết định tài chính đúng đắn về việc tạo lập và 
sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đạt được các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. 
1.3.1. Hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghiệp 
- Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành, ở nước ta hiện nay 
có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau đây: 
+ Doanh nghiệp nhà nước. 
+ Công ty cổ phần. 
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn. 
+ Doanh nghiệp tư nhân. 
+ Công ty hợp danh. 
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 
- Những đặc điểm riêng về mặc hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp giữa 
các doanh nghiệp trên có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức tài chính của doanh 
nghiệp như: 
+ Tổ chức và huy động vốn. 
+ Phân phối lợi nhuận. 
- Dưới đây xem xét việc tổ chức quản lý tài chính của một số loại hình doanh 
nghiệp phổ biến: 
+ Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): 
DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ 
Đặc điểm của DNNN: DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn và 
thành lập; DNNN có tư cách pháp nhân, được nhà nước đầu tư vốn và có quyền 
quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư; quyền định đoạt được thực hiện theo 
qui định của pháp luật; DNNN hoạt động ... êu nếu lãi suất 
chiết khấu là 10%? 
T = 0 T = 1 T = 2 T = 3 
- 300.000 330.000 363.000 399.300 
a. 530.000 
b. -530.000 
c. 600.000 
d. - 600.000 
Câu 73: Giá trị hiện tại ròng của một dòng tiền sau đây là bao nhiêu nếu lãi suất 
chiết khấu là 10%? 
T = 0 T = 1 T = 2 
- 200.000 220.000 242.000 
a. 200.000 
b. 220.000 
 133
c. 242.000 
d. -200.000 
Câu 74: Ngân hàng ACB quy định lãi suất danh nghĩa với tiền gửi tiết kiệm là 
7,75%/năm, mỗi quý nhập lãi một lần. Nếu anh Tiến có 100 tr.đ gửi vào ngân hàng 
Á Châu thì sau 4 năm anh Tiến thu được xấp xỉ bao nhiêu tiền? 
a. 136.048.896 đ 
b. 170.000.000 đ 
c. 175.750.000 đ 
d. Không câu nào đúng 
Câu 75: Giá trị hiện tại ròng của một dòng tiền sau đây là bao nhiêu nếu lãi suất 
chiết khấu là 10%? 
T = 0 T = 1 T = 2 
- 100.000 110.000 121.000 
a. 100.000 
b. 110.000 
c. 121.000 
d. 90.000 
Câu 76: Bà Thu gửi tiết kiệm 500 trđ trong thời hạn 5 năm với lãi suất 9%/năm theo 
phương thức tính lãi kép. Số tiền ở cuối năm thứ 5 Bà Thu có thể nhận xấp xỉ là: 
a. 769,312 trđ 
b. 725 trđ 
c. 700 trđ 
d. 600 trđ 
Câu 77: Nếu giá trị hiện tại của 1$ ở năm thứ n trong tương lai với mức lãi suất r% 
là 0,27, vậy giá trị tương lai của 1$ đầu tư ngày hôm nay cũng ở mức lãi suất r% 
trong n năm là bao nhiêu? 
a. 2,7 
b. 3,7 
c. 1,7 
d. Không đủ thông tin để tính 
Câu 78: Nếu bạn đầu tư 100.000VND ở hiện tại với mức lãi suất 12%/năm, số tiền 
bạn sẽ có được vào cuối năm là bao nhiêu? 
a. 90.909 VND 
b. 112.000 VND 
c. 100.000 VND 
 134
d. Không câu nào đúng 
Câu 79: Biết tỷ lệ chiết khấu 15%/năm, thời gian chiết khấu 4 năm, hệ số chiết khấu 
1 khoản tiền là: 
a. Lớn hơn 1 
b. Nhỏ hơn 1 
c. Bằng 1 
d. Cả ba đều sai 
Câu 80: Một ngân hàng đưa ra lãi suất 12%/năm (ghép lãi hàng tháng) cho khoản 
tiển gửi tiết kiệm. Nếu bạn ký gửi 1 triệu VND hôm nay thì 3 năm nữa bạn nhận 
được gần bằng: 
a. 1,6 trVND 
b. 1 tr trVND 
c. 0,9 trVND 
d. 1,43 trVND 
Câu 81: Giá trị hiện tại được định nghĩa như là: 
a. Dòng tiền tương lai được chiết khấu về hiện tại 
b. Nghịch đảo của dòng tiền tương lai 
c. Dòng tiền hiện tại đã tính kép vào tương lai 
d. Không câu nào đúng 
Câu 82: Ông Thành gửi tiết kiệm 100 trđ trong thời hạn 3 năm với lãi suất 8%/năm 
theo phương thức tính lãi kép. Số tiền ở cuối năm thứ 3 Ông Thành có thể nhận xấp 
xỉ là: 
a. 180 tr. đ 
b. 240 tr. đ 
c. 110 tr. đ 
d. 125.97 tr. đ 
Câu 83: Nếu tỷ lệ chiết khấu là 15%, thừa số chiết khấu một khoản tiền trong 2 năm 
xấp xỉ là bao nhiêu? 
a. 0,7561 
b. 0,8697 
c. 1,3225 
d. 0,6583 
Câu 84: Thừa số chiết khấu một khoản tiền trong 2 năm với tỷ lệ chiết khấu là 10% 
gần bằng: 
a. 0,826 
 135
b. 1,000 
c. 0,909 
d. 0,814 
Câu 85: Giá trị hiện tại của khoản tiền gửi xấp xỉ bằng bao nhiêu nếu sau một năm 
nhận được 115.000 VND biết lãi suất là 10%/năm? 
a. 121.000VND 
b. 100.500VND 
c. 110.000VND 
d. 104.545VND 
Câu 86: Nếu thừa số chiết khấu một năm là 0,8333, tỷ suất chiết khấu là bao nhiêu 
một năm? 
a. 10% 
b. 20% 
c. 30% 
d. Không câu nào đúng 
Câu 87: Giá trị hiện tại của 1.000 VND trong 5 năm với lãi suất thị trường là 
13%/năm là: 
a. 884,96VND 
b. 542,76VND 
c. 560,77VND 
d. 1.842,44VND 
Câu 88: Giá trị hiện tại ròng của một dòng tiền sau đây là bao nhiêu nếu lãi suất 
chiết khấu là 15%? 
T = 0 T = 1 T = 2 
- 200.000 575.000 661.250 
a. 800.000 
b. 961.250 
c. 200.000 
d. Không câu nào đúng 
Câu 89: Tại sao tiền tệ có giá trị theo thời gian? 
a. Sự hiện diện của yếu tố lạm phát đã làm giảm sức mua của tiền tệ theo thời gian 
b. Mong muốn tiêu dùng ở hiện tại đã vượt mong muốn tiêu dùng ở tương lai 
c. Tương lai lúc nào cũng bao hàm một ý niệm không chắc chắn 
d. Tất cả các câu trên đều đúng 
 136
Câu 90: Lãi đơn 
a. Tiền lãi của kì đoạn này được cộng vào gốc để tính lãi cho kì đoạn sau 
b. Tiền lãi của kì đoạn này không được cộng vào gốc để tính lãi cho kì đoạn sau 
c. Chỉ tính lãi ở đầu kì 
d. Chỉ tính lãi ở cuối kì 
Câu 91: Câu nào sau đây là một thách thức khi ước tính dòng tiền? 
a. Thay thế tài sản 
b. Tính không chắc chắn của dòng tiền 
c. Không câu nào đúng 
d. Cả a và b đều đúng 
Câu 92: Một bạn học sinh có số tiền là 8.000.000 và bạn đó gửi vào ngân hàng sau 2 
năm bạn thu đựơc 9.331.200. Vậy ngân hàng đó trả cho bạn học sinh này với mức 
lãi suất là bao nhiêu trên 1 năm? 
a. 7% 
b. 10% 
c. 8% 
d. Tất cả đều sai 
Câu 93: Giá trị tương lai được định nghĩa như là: 
a. Dòng tiền tương lai được chiết khấu về hiện tại 
b. Nghịch đảo của dòng tiền tương lai 
c. Dòng tiền hiện tại đã tính kép vào tương lai 
d. Không câu nào đúng 
Câu 94: Giá trị hiện tại của khoản tiền gửi bằng bao nhiêu nếu sau hai năm nhận 
được 121.000 VND biết lãi suất là 10%/năm? 
a. 121.000VND 
b. 100.500VND 
c. 100.000VND 
d. 104.545VND 
Câu 95: Giá trị hiện tại của 1.000 VND trong 5 năm với lãi suất thị trường là 10% 
là: 
a. 884,96VND 
b. 1.000 VND 
c. 1.842,44 VND 
d. Không câu nào đúng 
 137
Câu 96: Giá trị hiện tại ròng của một dòng tiền sau đây là bao nhiêu nếu lãi suất 
chiết khấu là 12%? 
T = 0 T = 1 
- 500.000 560.000 
a. 60 
b. 0 
c. 60 
d. 160 
Câu 97: Nếu bạn đầu tư 100.000VND ở hiện tại với mức lãi suất 10%/năm, số tiền 
bạn sẽ có được vào cuối năm 1 là bao nhiêu? 
a. 90.900 VND 
b. 110.000 VND 
c. 100.000 VND 
d. Không câu nào đúng 
Câu 98: Một ________ là một dự án mà khi việc đưa ra quyết định loại bỏ hay chấp 
nhận dự án này sẽ không ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định chấp nhận hay loại 
bỏ bất kỳ một dự án nào khác. 
a. Dự án có khả năng được chấp nhận 
b. Dự án đầu tư độc lập 
c. Dự án loại trừ lẫn nhau 
d. Dự án có hiệu quả kinh tế cao 
Câu 99: Nếu giá trị hiện tại ròng NPV của dự án A là 80$ và của dự án B là 60$, sau 
đó giá trị hiện tại ròng của dự án kết hợp sẽ là: 
a. +80$ 
b. +140$ 
c. +60$ 
d. Không câu nào đúng 
Câu 100: IRR được định nghĩa như là: 
a. Tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0 
b. Sự khác biệt giữa chi phí sử dụng vốn và giá trị hiện tại của dòng tiền 
c. Tỷ suất chiết khấu sử dụng trong phương pháp NPV 
d. Tỷ suất chiết khấu sử dụng trong phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu 
DPP 
 138
Câu 101: Công ty A đang cân nhắc đầu tư vào một dự án mới. Dự án này sẽ cần vốn 
đầu tư ban đầu là 120.000$ và sẽ thiết lập dòng tiền hàng năm là 60.000$ (sau thuế) 
trong 3 năm. Tính NPV cho dự án nếu lãi suất chiết khấu là 15%. 
a. 16.994$ 
b. 60.000$ 
c. 29.211$ 
d. 25.846$ 
Câu 102: _______ là lãi suất chiết khấu được sử dụng khi tính NPV của một dự án. 
a. Chi phí sử dụng vốn 
b. Phần bù rủi ro 
c. Chi phí sử dụng vốn bình quân 
d. Chi phí kinh tế 
Câu 103: Dự án A và B xung khắc, dự án A được chọn khi 
a. NPV(A) = NPV(B) 
b. NPV(A) < NPV(B) 
c. 0 >NPV(A) > NPV(B) 
d. NPV(A) > NPV(B) > 0 
Câu 104: Nếu DN có vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu, mỗi năm có khoản thu ròng là 
50 triệu, thực hiện trong 3 năm, lãi suất chiết khấu 10%. Vậy NPV của DN là: 
a. 124,3 triệu 
b. 100 triệu 
c. 24,34 triệu 
d. 34,34 triệu 
Câu 105: IRR là chỉ tiêu phản ánh: 
a. Tỷ suất sinh lời nội bộ 
b. Giá trị hiện tại thuần 
c. Vốn đầu tư năm t 
d. Thời gian hoàn vốn 
Câu 106: Khi doanh nghiệp có NPV = 0 thì: 
a. IRR = Lãi suất chiết khấu 
b. IRR > Lãi suất chiết khấu 
c. IRR < Lãi suất chiết khấu 
d. Thời gian hoàn vốn bằng 0 
 139
Câu 107: Công ty HP thực hiện đầu tư mở rộng bằng vốn vay. Ngày 1/1/2008 vay 
400 triệu của ngân hàng VPBank với lãi suất 10%/năm. Ngày 1/1/20011 vay 500 
triệu của ngân hàng IBank với lãi suất 6%/6tháng. Thời gian đầu tư là 3 năm. Thời 
điểm khởi công xây dựng là 1/1/2008. Tổng vốn đầu tư của dự án bằng bao nhiêu? 
a. 1241,6 
b. 1270,4 
c. 1094,2 
d. 1200,5 
Câu 108: Loại dự án nào sau đây công ty sẽ xem xét khi quyết định ngân sách vốn? 
a. Các dự án độc lập 
b. Các dự án loại trừ nhau 
c. Tất cả các dự án trên 
Câu 109: Nếu giá trị hiện tại của dòng tiền thiết lập được là 120.000$ từ vốn đầu tư 
ban đầu 100.000$. NPV của dự án là bao nhiêu? 
a. 120.000$ 
b. 20.000$ 
c. 100.000$ 
d. Không câu nào đúng 
Câu 110: Các dự án _______ là những dự án mà chỉ được chấp nhận một trong 
những dự án đó mà thôi. 
a. Loại trừ nhau 
b. Độc lập 
c. Không câu nào đúng 
Câu 111. Công ty ABC đang cân nhắc đầu tư vào một dự án mới. Dự án này sẽ cần 
vốn đầu tư ban đầu là 1.200.000$ và sẽ thiết lập dòng tiền hàng năm là 600.000$ 
(sau thuế) trong 3 năm. Tính IRR cho dự án. 
a. 14,5% 
b. 23,4% 
c. 18,6% 
d. 20,2% 
Câu 112: Đầu tư dài hạn của DN gồm : 
a. Đầu tư cho TSCĐ 
b. Đầu tư liên doanh ,liên kết 
c. Đầu tư vào các tài sản tài chính khác: trái phiếu, cổ phiếu 
d. Cả 3 ý trên 
 140
Câu 113: Bạn được giao trách nhiệm đưa ra quyết định về một dự án X, dự án này 
bao gồm 3 dự án kết hợp là dự án A, B và C với NPV tương ứng của 3 dự án là 
+50$,-20$ và +100$. Bạn nên đưa ra quyết định như thế nào về việc chấp nhận hoặc 
loại bỏ dự án? 
a. Chấp nhận dự án kết hợp khi nó có NPV dương 
b. Loại bỏ dự án kết hợp này 
c. Chia tách dự án kết hợp thành các dự án thành phần, chỉ chấp nhận dự án A và C 
và loại bỏ dự án B 
d. Không câu nào đúng 
Câu 114: Một công ty đang cân nhắc lựa chọn giữa dự án đầu tư loại trừ lẫn nhau 
như sau: Dự án A yêu cầu vốn đầu tư ban đầu là 500$ và sẽ tạo dòng tiền là 120$ 
mỗi năm trong 7 năm tới. Dự án B yêu cầu vốn đầu tư ban đầu là 5.000$ và sẽ tạo 
dòng tiền là 1.350$ mỗi năm trong 5 năm tới. Tỷ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu 
tư là 10%. Dự án có NPV cao nhất là bao nhiêu? 
a. 340,00$ 
b. 1.750,00$ 
c. 84,21$ 
d. 117,56$ 
Câu 115: Những tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư nào dưới đây không sử dụng 
nguyên tắc giá trị tiền tệ theo thời gian? 
a. Tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn không tính đến giá trị theo thời gian của tiền 
b. Tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) 
c. Tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần (NPV) 
d. Tất cả các nội dung trên đều sử dụng nguyên tắc giá trị tiền tệ theo thời gian 
Câu 116: Tỷ suất sinh lợi nội bộ của một dự án là bao nhiêu với chi phí đầu tư ban 
đầu là 125$ và sản sinh dòng tiền 15$ mỗi năm cho đến vĩnh viễn. 
a. 8,3% 
b. 10% 
c. 15% 
d. 12% 
Câu 117: Các dự án có chỉ số sinh lời > 1 và độc lập với nhau thì: 
a. Chấp nhận tất cả các dự án 
b. Bỏ tất cả các dự án 
c. Chấp nhận dự án có chỉ số sinh lời lớn nhất 
d. Chấp nhận dự án có chỉ số sinh lời nhỏ nhất 
 141
Câu 118. Bạn được yêu cầu đánh giá một dự án đầu tư với dòng tiền phát sinh như 
sau: -792$, 1.780$, - 1.000$. Tính toán IRR cho dự án này: 
a. 11,11% 
b. 11,11% và 13,64% 
c. 13,64% 
d. 12,38% 
Câu 119: Khi doanh nghiệp xem xét nhiều dự án và lựa chọn dự án có NPV > 0 và 
NPVmax thì đó là : 
a. Các dự án độc lập với nhau 
b. Các dự án xung khắc nhau 
c. Các dự án loại trừ nhau 
d. Cả b & c đều đúng 
Câu 120: Chỉ tiêu NPV phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây: 
a. Các khoản thu ròng ở thời điểm t của dự án 
b. Tỷ lệ chiết khấu 
c. Số năm hoạt động của dự án 
d. Cả a, b, c 
 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Trường ĐH 
KTQD, Nhà xuất bản giáo dục, tái bản lần thứ nhất năm 2002. 
[2] PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm; TS. Bạch Đức Hiển, Giáo trình Tài chính 
doanh nghiệp – Học viện tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2008. 
[3] TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp (Lý thuyết, bài tập và bài 
giải), Nhà xuất bản Thống kê, năm 2008. 
[4] Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. 
Tái bản năm 2007. 
[5] Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB, Luật thuế xuất - nhập khẩu, Luật thuế 
TNDN và Luật bổ sung sửa đổi các loại thuế này 
[6] Các Nghị định, Thông tư, Quyết định... của Chính phủ, Bộ Tài chính 
[7] Các chuẩn mực kế toán 
[8] Các tài liệu điện tử/ website 
 143
MỤC LỤC 
 Trang 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
1.1- Vai trò của Tài chính doanh nghiệp 
1.1.1. Tài chính doanh nghiệp 
1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 
1.2- Nội dung chủ yếu của quản lý tài chính doanh nghiệp 
1.3- Những nhân tố chủ yếu ảnh hướng tới việc tổ chức tài chính 
doanh nghiệp. 
1.3.1. Hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghiệp 
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh 
1.3.3. Môi trường kinh doanh. 
CHƯƠNG 2: VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 
2.1 Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 
2.1.1. Tài sản cố định 
2.1.2. Vốn cố định 
2.2. Khấu hao tài sản cố định 
2.2.1. Hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định 
2.2.2. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định 
2.2.3. Phạm vi tính khấu hao 
2.2.4. Chế độ tính khấu hao và lập kế hoạch tính khấu hao tài sản cố 
định 
2.3. Bảo tồn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 
2.3.1. Bảo toàn vốn cố định 
2.3.2.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của 
doanh nghiệp 
CHƯƠNG 3: VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 
3.1. Nội dung, thành phần và kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp 
3.1.1. Khái niệm vốn lưu động 
3.1.2. Nội dung vốn lưu động 
3.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động 
3.2.1. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động 
3.2.2. Các nguyên tắc xác định vốn lưu động 
3.2.3. Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động và lập kế 
hoạch nguồn vốn lưu động 
1 
1 
1 
5 
7 
8 
8 
11 
12 
14 
14 
14 
26 
27 
27 
28 
35 
36 
40 
40 
42 
44 
44 
44 
44 
47 
47 
48 
48 
 144
3.3. Tổ chức đảm bảo vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh 
3.3.1. Lựa chọn chiến lược tổ chức nguồn vốn kinh doanh và đảm 
bảo nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp 
3.3.2. Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết 
trong năm 
3.4. Bảo tồn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 
3.4.1.Ý nghĩa quản lý vốn lưu động 
3.4.2. Bảo toàn vốn lưu động 
3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 
3.4.4. Biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động 
3.4.5. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động 
CHƯƠNG 4: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN VAY 
4.1 Chi phí sử dụng vốn vay 
4.1.1 Đối với các khoản nợ ngắn hạn 
4.1.2 Đối với các khoản vay dài hạn 
4.2 Chi phí sử dụng vốn 
4.2.1 Chi phí sử dụng cổ phiếu thường 
4.2.2 Giá sử dụng khoản lãi để lại 
4.2.3 Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi 
4.3 Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp 
4.4 Chi phí sử dụng vốn biên tế 
CHƯƠNG 5: ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP 
5.1 Khái niệm về đầu tư 
5.2 Phân loại đầu tư 
5.2.1. Theo cơ cấu vốn đầu tư 
5.2.2. Theo mục tiêu đầu tư 
5.2.3. Phân theo mối quan hệ giữa các quá trình đầu tư 
5.2.4. Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối 
tượng đầu tư 
5.3 Phương án lựa chọn dự án đầu tư 
5.4 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư 
5.4.1 Phương pháp tỷ lệ sinh lời bình quân (ROI) 
5.4.2 Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP) 
5.4.3 Phương pháp hiện giá thuần (NPV) 
5.4.4 Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR) 
54 
54 
55 
56 
56 
56 
57 
59 
60 
61 
61 
61 
61 
63 
63 
67 
67 
68 
70 
74 
74 
77 
77 
77 
78 
78 
79 
83 
83 
84 
88 
92 
 145
5.4.5 Phương pháp chỉ số sinh lời (PI) 
5.5 Hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu 
BÀI TẬP THỰC HÀNH & CÂU HỎI ÔN TẬP 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
95 
97 
98 
141 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_phan_1_huynh_dinh_phat.pdf