Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 2 - Nguyễn Thị Huyền

6.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

6.1.1. Khái niệm và nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp

6.1.1.1 Khái niệm

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định.

Trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn có những chi phí có

tính chất riêng biệt, không thường xuyên.

Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến công tác quản lý sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến lợi nhuận và việc xác định giá cả sản

phẩm, hàng hóa.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí

để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng

tiền trong một thời kỳ nhất định.

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phân biệt chi phí và chi tiêu. Vì

chi phí sản xuất kinh doanh trong thời kỳ không trùng với chi tiêu đầu tư kỳ đó. Có

những khoản đã chi tiêu trong kỳ nhưng không được tính là chi phí sản xuất kinh

doanh kỳ đó (chi phí trả trước) hoặc có những khoản chưa chi tiêu trong kỳ nhưng

lại được tính là chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó (chi phí phải trả).

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao

động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, chỉ

được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên

quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi

ra trong kỳ hạch toán.

Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh

nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chỉ tiêu trong kỳ của doanh

nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp( chi mua sắm vật tư, hàng hoá )

chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh( cho cho sản xuất, chế tạo sản phẩm,

công tác quản lý ) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi vận chuyển, bốc dỡ,

quảng cáo )

Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với

nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí.

Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí

hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này.

pdf 66 trang yennguyen 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 2 - Nguyễn Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 2 - Nguyễn Thị Huyền

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Phần 2 - Nguyễn Thị Huyền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
– PHẦN 2 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2015 
Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Huyền 
-1- 
Chương 6: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN 
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 
6.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 
6.1.1. Khái niệm và nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp 
6.1.1.1 Khái niệm 
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. 
Trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra còn có những chi phí có 
tính chất riêng biệt, không thường xuyên. 
Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến công tác quản lý sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến lợi nhuận và việc xác định giá cả sản 
phẩm, hàng hóa. 
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí 
để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng 
tiền trong một thời kỳ nhất định. 
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phân biệt chi phí và chi tiêu. Vì 
chi phí sản xuất kinh doanh trong thời kỳ không trùng với chi tiêu đầu tư kỳ đó. Có 
những khoản đã chi tiêu trong kỳ nhưng không được tính là chi phí sản xuất kinh 
doanh kỳ đó (chi phí trả trước) hoặc có những khoản chưa chi tiêu trong kỳ nhưng 
lại được tính là chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó (chi phí phải trả). 
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao 
động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, chỉ 
được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên 
quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi 
ra trong kỳ hạch toán. 
Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh 
nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Tổng số chỉ tiêu trong kỳ của doanh 
nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp( chi mua sắm vật tư, hàng hoá) 
chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh( cho cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, 
công tác quản lý) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi vận chuyển, bốc dỡ, 
quảng cáo) 
Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với 
nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. 
Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí 
hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. 
-2- 
6.1.1.2. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ gồm có: Chi phí hoạt động kinh doanh 
và chi phí khác. 
- Chi phí hoạt động kinh doanh gồm chi phí liên quan đến hoạt động sản 
xuất, tiêu thụ sản phẩm và chi phí tài chính. 
+ Chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gồm: 
 Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, động lực; 
 Chi phí khấu hao TSCĐ; 
 Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương; 
 Các khoản trích nộp theo quyết định của Nhà nước như bảo hiểm xã hội, 
BHYT, BHTN, KPCĐ; 
 Chi phí dịch vụ mua ngoài; 
 Chi phí bằng tiền khác. 
+ Chi phí hoạt động tài chính: là chi phí cho việc: 
 Liên doanh, liên kết; 
 Chi phí về trả lãi vay cho số vốn huy động trong kỳ; 
 Chi phí cho thuê tài sản; 
 Chi phí mua bán trái phiếu, cổ phiếu, kể cả khoản tổn thất trong đầu tư (nếu 
có); 
 Khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; 
 Giá trị ngoại tệ bán ra, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; 
 Chi phí chiết khấu thanh toán ; 
 Chi phí hoạt động tài chính khác. 
+ Chi phí khác 
 Chi phí liên quan đến việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; 
 Chi phí về tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; 
 Chi phí để thu tiền phạt; 
 Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá sổ kế toán (nếu có); 
 Các khoản chi phí hoạt động khác 
6.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 
- Căn cứ vào nội dung chi phí, được chia thành 5 yếu tố chi phí 
+ Chi phí về nguyên vật liệu (hay chi phí vật tư): gồm toàn bộ nguyên vật liệu 
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực... mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh. 
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định là toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố 
định dùng cho sản xuất kinh doanh. 
+ Chi phí nhân công bao gồm: 
 Chi phí tiền lương, phụ cấp có tính chất tiền lương, kể cả tiền ăn ca phải trả 
-3- 
cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN là các khoản được tính trên cơ sở quỹ lương 
của doanh nghiệp theo chế độ hiện hành của Nhà nước. 
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản chi mà doanh nghiệp thuê, mua 
từ bên ngoài như chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chi phí tiền điện 
nước, tiền hoa hồng đại lý, môi giới, tiền uỷ thác xuất nhập khẩu, thuê kiểm 
toán, tư vấn và các dịch vụ khác. 
+ Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí ngoài các chi phí đã qui định 
ở trên như: thuế môn bài, thuế sử dụng đất, tiền thuê sử dụng đất, thuế tài nguyên; 
Chi tiếp tân, quảng cáo, tiếp thị, chi phí hội nghị, chi trả lãi vay vốn kinh doanh 
(được vốn hoá) chi quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, chi thưởng tăng năng 
xuất, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư; Chi đào tạo bồi 
dưỡng nâng cao tay nghề, năng lực quản lý, chi cho cơ sở y tế, các khoản hỗ trợ 
giáo dục, chi bảo vệ môi trường và các khoản chi khác bằng tiền. 
Đặc điểm của cách phân loại này chỉ dựa vào nguồn gốc phát sinh chi phí 
chưa thể biết được chi phí đó dùng vào đâu. Hơn nữa những yếu tố chi phí về 
đối tượng lao động chỉ tính đến đối tượng mua ngoài. 
Qua cách phân loại này xác định trọng điểm quản lý và xác định mối quan hệ 
với các bộ phận kế hoạch khác (kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch khấu hao, kế 
hoạch giá thành). 
- Căn cứ vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí được 
chia thành 5 khoản mục 
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, động 
lực dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. 
+ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản trả cho công nhân sản 
xuất sản phẩm (tiền lương, tiền công, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, tiền ăn ca... 
) của công nhân sản xuất sản phẩm. 
+ Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí theo yếu tố phát sinh tại 
các phân xưởng sản xuất (chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ 
ở phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác 
bằng tiền phát sinh tại phân xưởng). 
+ Chi phí bán hàng gồm toàn bộ chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm hàng 
hoá dịch vụ như chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm; chi phí tiếp thị là chi phí điều 
tra nghiên cứu thị trường, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành sản 
phẩm... 
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, 
chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của cả 
doanh nghiệp như: chi phí tiền lương, các khoản phục cấp, bảo hiểm xã hội, kinh 
-4- 
phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, dụng cụ, đồ 
dùng cho văn phòng, khấu hao TSCĐ, thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản lệ phí, 
các khoản chi về TSCĐ, điện thoại, điện tín, tiếp khách, hội nghị, công tác phí 
Lưu ý: Ba khoản mục đầu là tổng chi phí sản xuất sản phẩm hay dịch vụ. 
Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp tính được các loại giá thành sản 
phẩm, phân tích được nguyên nhân tăng giảm giá thành để khai thác khả năng 
tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. 
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất 
kinh doanh được chia thành 2 loại 
Chi phí hoạt động kinh doanh gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động 
kinh doanh của doanh nghiệp (chi phí vật tư, chi phí vận chuyển, chi phí khấu 
hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, chi phí tài 
chính....) 
Chi phí khác là những chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản 
xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp như các khoản lỗ bất thường, 
chi phí bị bỏ sót  
- Căn cứ vào quan hệ tính chi phí vào giá thành sản phẩm, chi phí sản 
xuất kinh doanh được chi thành 2 loại 
Chi phí trực tiếp là chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm 
gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. 
Chi phí gián tiếp là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc chế tạo 
sản phẩm, mà có quan hệ đến hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, của 
doanh nghiệp, nên được tính vào giá thành sản phẩm một cách gián tiếp phải 
phân bổ theo những tiêu chuẩn thích hợp gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí 
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 
- Căn cứ vào mức độ phụ thuộc của chi phí vào sản lượng và doanh thu, 
chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 
Chi phí cố định là những chi phí không bị biến đổi hoặc ít bị biến đổi theo sự 
biến đổi của sản lượng, doanh thu gồm chi phí khấu hao, tiền thuê đất, chi phí 
quản lý, lãi vay, thuế: thuế môn bài, thuê tài chính, phí bảo hiểm... 
Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng, doanh thu 
như chi phí vật tư, chi phí nhân công ... 
6.1.3. Kết cấu chi phí sản xuất – kinh doanh 
Kết cấu chi phí là tỷ lệ giữa một yếu tố chi phí nào đó so với tổng chi phí. 
Nghiên cứu kết cấu chi phí để: 
- Kiểm tra giá thành và xác định phương hướng hạ giá thành 
-5- 
- Biết được tỷ trọng của chi phí nhân công chiếm trong tổng số để đánh giá 
trình độ kỹ thuật 
Kết cấu không phải là cố định, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì tỷ trọng về 
chi phí vật tư càng tăng lên và tỷ trọng về chi phí nhân công càng giảm xuống 
 Phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh 
Bảng dự toán chi phí sản xuất gồm 2 phần: 
- Phần I: Tổng hợp chi phí SX phát sinh trong kỳ gồm 5 yếu tố. 
- Phần II: Phần điều chỉnh bắt đầu từ yếu tố thứ 6 trở đi nhằm mục đích 
cuối cùng là xác định tổng giá thành sản phẩm. 
BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 
Yếu tố Số tiền 
1. NVL mua ngoài (NVL chính, VL phụ, nhiên liệu) 
2. Nhân công (Tiền lương, phụ cấp; BHXH, KPCĐ, 
BHYT,BHTN) 
3. Khấu hao TSCĐ 
4. Các khoản dịch vụ mua ngoài 
5. Các chi phí khác bằng tiền 
A. Cộng chi phí sản xuất, chi phí phát sinh 
6. Trừ phế liệu thu hồi 
7. Trừ chi phí không nằm trong tổng sản lượng 
8. Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí trả trước 
9. Cộng (trừ) chênh lệch số dư cuối kỳ, đầu kỳ chi phí phải trả 
B. Cộng chi phí sản xuất tổng sản lượng sản phẩm 
10. Cộng (trừ) chênh lệch số dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí của sản 
phẩm dở dang 
C. Giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa 
11. Chi phí bán hàng 
12. Chi phí quản lý doanh nghiệp 
D. Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa tiêu thụ 
Có nhiều cách lập bảng dự toán chi phí SX 
* Phương pháp 1: Căn cứ vào các bộ phận khác để lập dự toán chi 
phí sản xuất 
- Chi phí NVL mua ngoài = định mức tiêu hao * đơn giá kế hoạch*số lượng 
sản phẩm sản xuất. 
- Tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định. 
- Hao mòn TSCĐ theo kế hoạch khấu hao 
- Chi phí khác dựa vào dự toán chi tiêu 
-6- 
* Phương pháp 2: Căn cứ vào dự toán chi phí sản xuất của các phân 
xưởng, đơn vị, bộ phận 
- Lập dự toán chi phí sản xuất cho phân xưởng phụ, lập dự toán chi phí quản 
lý 
- Lập dự toán cho phân xưởng SX chính 
- Tổng hợp thành chi phí SX chung toàn DN 
* Phương pháp 3: Căn cứ vào kế hoạch giá thành theo khoản mục 
để lập dự toán chi phí SX 
Lập dự toán trên cơ sở định mức tiêu hao NVL, giờ công trong giá thành SX 
sản phẩm, chi phí phát sinh, chi phí trả trước, chi phí phải trả để tính chi phí SX 
trong kỳ, điều chỉnh: 
- Trừ phế liệu thu hồi: Vì giá trị của phế liệu thu hồi có thể được sử dụng lại, 
bán ra ngoài hoặc sử dụng sản xuất sản phẩm phụ nên cần phải loại trừ khỏi chi phí 
sản xuất tổng sản lượng. 
- Trừ chi phí không nằm trong tổng sản lượng hoặc giá thành tổng sản lượng 
không phải gánh chịu như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 
- + (-) chênh lệch đầu năm, cuối năm của chi phí trả trước (còn gọi là chi phí 
đợi phân bổ): Vì số dư đầu năm của chi phí trả trước là số chi phí năm trước đã chi 
nhưng chuyển sang năm nay để tính vào chi phí sản xuất, nên phải cộng thêm vào. 
Số dư cuối năm của chi phí trả trước là số chi năm nay những sẽ phân bổ vào giá 
thành của những năm sau nên phải trử khỏi chi phí sản xuất năm nay. 
- + (-) chênh lệch đầu năm, cuối năm các khoản chi phí phải trả hay còn gọi là 
chi phí trích trước là do các khoản số dư đầu năm đã được tính vào giá thành kỳ 
trước nên phải loại ra trong giá thành kỳ kế hoạch, ngược lại số dư cuối năm phát 
sinh trong kỳ kế hoạch nên được tính vào giá thành kế hoạch. 
- Từ mục B chi phí sản xuất tổng sản lượng, cộng hay trừ số dư chênh lệch số 
dư đầu kỳ, cuối kỳ chi phí sản phẩm dở dang ta được giá thành sản xuất của sản 
phẩm hàng hóa (mục C) 
Ví dụ 6.1 Căn cứ vào những tài liệu sau đây: Hãy lập bảng dự toán chi 
phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp công nghiệp A năm kế hoạch. 
1/ Năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm A, B và C, sản 
lượng sản xuất cả năm của sản phẩm A là: 250.000 hộp, sản phẩm B là: 230.000 
cái, sản phẩm C là: 120.000 chiếc. 
2/ Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau: 
Định mức tiêu hao cho mỗi sp 
Khoản mục 
Đơn giá 
 A B C Nguyên vật liệu chính 10.000 26kg 17kg 40kg 
-7- 
Vật liệu phụ 4.000 15kg 10kg 18kg 
Giờ công sản xuất 3.000 21giờ 14giờ 26giờ 
3/ Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm, chi phí cho công 
việc gia công bên ngoài như sau: 
Chi phí SXC 
Khoản mục 
A B C 
Chi phí công nghiệp 
làm cho bên ngoài 
1. Vật liệu phụ 100 200 150 50 
2. Nhiên liệu 150 150 170 150 
3. Tiền lương 300 500 400 8 
4. BHXH, BHYT, KPCĐ, x x x x 
5. Khấu hao TSCĐ 300 450 400 6,39 
6. Chi phí d.vụ mua ngoài 150 250 170 - 
7. Chi phí khác bằng tiền 200 200 180 20 
4/ Số dư chi phí sản phẩm dở dang, chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) và 
chi phí phải trả bằng tiền như sau: 
Khoản mục Số dư đầu năm Số dư cuối năm 
1. Chi phí SX dở dang 174.000.000 791.000.000 
2. Chi phí trả trước 100.000.000 200.000.000 
3. Chi phí phải trả 110.000.000 188.000.000 
5/ Dự tính tổng phế liệu thu hồi cả năm của các phân xưởng là 76 triệu đồng. 
Biết: 
- Các phân xưởng sản xuất độc lập với nhau. 
- Sản phẩm dở dang được tính vào giá trị sản xuất công nghiệp 
- Toàn bộ nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu doanh nghiệp mua từ bên 
ngoài. 
- BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định hiện hành. 
6.2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG 
DOANH NGHIỆP 
6.2.1. Giá thành sản phẩm 
6.2.1.1. Khái niệm 
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống 
và lao động vật hoá để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản 
phẩm nhất định. 
6.2.1.2. Phân loại giá thành 
- Căn cứ vào phạm vi tính toán và nơi phát sinh chi phí, giá thành được 
chia làm hai loại 
Giá thành sản xuất (Zsx) là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn 
-8- 
thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân 
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 
Giá thành tiêu thụ (Ztt) hay giá thành toàn bộ gồm toàn bộ chi phí mà do ... nợ có yêu cầu mà con nợ không thanh toán. Tuy nhiên, 
cần lưu ý là nếu khoản nợ đến hạn nhưng chủ nợ chưa có yêu cầu thì cũng chưa đủ 
cơ sở để khẳng định con nợ lâm vào tình trạng phá sản. 
Như vậy, doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản nếu đồng thời thỏa 
mãn hai dấu hiệu: Không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và Chủ nợ có yêu cầu. 
- Việc không có khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp có thể xảy 
ra trong hai trường hợp sau : 
Thứ nhất, doanh nghiệp thực sự có khó khăn về tài chính khiến cho đến hạn 
mà không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này được gọi là 
doanh nghiệp “mất khả năng thanh toán” nợ đến hạn. Nếu doanh nghiệp mất khả 
năng thanh toán nợ dẫn đến phá sản thì gọi là phá sản trung thực. 
Thứ hai, doanh nghiệp không có khó khăn về tài chính nhưng dây dưa 
không muốn trả nợ nhằm chiếm dụng vốn của bạn hàng, đối tác. Nói cách khác, 
doanh nghiệp không “mất khả năng thanh toán” nhưng cố tình không trả nợ 
đến hạn. Trong trường hợp, doanh nghiệp cố tình làm sai lệch số liệu kế toán, tài 
chính để được phá sản nhằm hưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn, qua đó chiếm 
dụng tài sản của bạn hàng thì gọi là phá sản gian trá. 
Nếu phá sản gian trá bị phát hiện, doanh nghiệp vẫn phải trả tất cả các khoản 
nợ và phải chịu các hình thức trách nhiệm pháp lý khác như bị xử phạt hành chính 
và chủ doanh nghiệp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành 
vi gian trá đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm. 
-59- 
Nếu doanh nghiệp dây dưa cho đến khi bị mở thủ tục phá sản mới trả nợ thì 
lúc này Luật phá sản đóng vai trò là công cụ đòi nợ hữu hiệu trong kinh doanh. 
Như vậy, không phải mọi trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản 
đều là thời điểm tài sản có của doanh nghiệp nhỏ hơn tài sản nợ. Bất cứ khi nào 
khoản nợ đến hạn và có yêu cầu thanh toán từ chủ nợ nhưng con nợ không thực 
hiện thì đều bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Pháp luật không yêu cầu phải xác 
định giá trị khoản nợ và nguyên nhân doanh nghiệp không thanh toán nợ. Quy 
định này xuất phát từ cơ sở lý thuyết cho rằng pháp luật phá sản là công cụ đòi nợ 
và thanh toán nợ mà không phải là công cụ để trừng phạt con nợ. 
9.2.2. Những giải pháp tài chính khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá 
sản 
Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nói tại Điều 
2 của Luật Phá sản doanh nghiệp, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp 
đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao 
động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp. 
Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản như nói trên, doanh nghiệp 
phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết như sau để khắc phục tình trạng mất 
khả năng thanh toán nợ đến hạn: 
- Có phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản 
chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; 
- Có biện pháp xử lý hàng hoá, sản phẩm, vật tư tồn đọng; 
- Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng; 
- Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm, xoá 
nợ; 
- Tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay để trang trải các khoản nợ đến 
hạn và đầu tư đổi mới công nghệ. 
Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn gặp khó khăn, 
không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh 
nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử lý theo quy định của Luật Phá 
sản doanh nghiệp. 
9.2.3. Những vấn đề tài chính khi thực hiện phá sản doanh nghiệp 
 Giải quyết hoà giải những vấn đề tài chính khi doanh nghiệp 
lâm vào tình trạng phá sản: 
Nếu khi thụ lý đơn, trong thời hạn nhất định, toà án nhận dân cấp tỉnh, thành 
phố xét thấy có đủ căn cứ sẽ ra quuyết dịnh mở thủ tục phá sản doanh nghiệp và 
thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản. 
-60- 
Một vấn đề quan trọng trong thời gian kiểm kê, đánh giá tài sản doanh nghiệp 
là tổ chức hoà giải thông qua hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ xem xét tình hình 
kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp và phương án khắc phục hậu quả của doanh 
nghiệp. Phương án hoà giải được hội nghị chủ nợ bàn bạc và ra quyết định thường 
gồm những nội dung sau: 
- Gia hạn nợ nếu doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh và chỉ ra được khả năng 
trả nợ. 
- Tổ chức lại doanh nghiệp bằng cách hợp nhất, sáp nhập, bán lại, chia, tách 
doanh nghiệp hoặc thay thế người điều hành. 
- Tổ chức lại việc kinh doanh. 
- Nếu khả năng trả nợ quá bấp bênh do khả năng phục hồi kinh doanh là khó 
khăn thì phải bán tài sản theo quy định của pháp luật để thanh toán nợ. 
 Giải quyết vấn đề tài chính khi thực hiện phá sản doanh nghiệp 
Trong trường hợp hội nghị chủ nợ không đạt kết quả hoặc doanh nghiệp 
không có phương án hoà giải và các giải pháp phục hồi doanh nghiệp không có hiệu 
quả hoặc hết thời hạn tổ chức lại doanh nghiệp mà vẫn không đạt hiệu quả thì toà án 
ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. 
Trước khi phân chia tài sản cho các chủ nợ theo thủ tục thanh lý đối với doanh 
nghiệp, một số khoản nợ sau đây được xử lý như sau: 
- Các khoản nợ chưa đến hạn trảvào thời điểm mở tục thanh lý được xử lý như 
các khoản nợ đến hạn nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn. 
- Các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm đồ (ví dụ các khoản 
nợ các tổ chức tín dụng) trước đó được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó. Nếu giá 
trị tài sản bảo đảm lớn hơn thì phần chênh lệch nhập vào giá trị tài sản còn lại của 
doanh nghiệp. 
- Các khoản do Nhà nước hỗ trợ đặc biệt để phục hồi doanh nghiệp mà doanh 
nghiệp không phục hồi được, phải thanh lý thì hoàn trả Nhà nước trước khi phân 
chia tài sản. 
 Thứ tự ưu tiên thanh toán 
Việc thanh toán tài sản phá sản được thực hiện theo nguyên tắc công bằng, 
bình đẳng và bảo vệ lợi ích của người lao động. 
Xuất phát từ quan điểm này nên thứ tự phân chia tài sản phá sản như sau: 
- Thứ nhất, trả phí phá sản cho tòa án. Trong trường hợp chủ thể nộp đơn 
không phải là doanh nghiệp mắc nợ và chủ thể này đã nộp tạm ứng phí phá sản thì 
khoản tạm ứng được trả cho người đã nộp 
- Thứ hai, thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội 
và các quyền lợi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả 
ước lao động tập thể và theo hợp đồng lao động đã ký kết 
-61- 
- Thứ ba, các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ không có 
bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần trong danh sách chủ nợ. Các khoản nợ 
thuế, phí, lệ phí đối với nhà nước cũng được xếp vào hàng thanh toán thứ ba này. 
Việc thanh toán tài sản cho các chủ nợ (bao gồm cả Nhà nước) được thực hiện 
theo nguyên tắc: 
- Nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ được thanh 
toán đủ số nợ của mình. 
- Ngược lại, nếu tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ 
chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng. 
- Hơn nữa, việc thanh toán tài sản cho các chủ thể thuộc đối tượng ưu tiên kế 
tiếp chỉ được thực hiện nếu đã thanh toán đủ cho chủ thể thuộc hàng trước đó. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Phân tích những động cơ của việc sáp nhập, mua lại, hợp nhất doanh 
nghiệp. 
2. Những giải pháp tài chính khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? 
-62- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] PGS. TS Nguyễn Đình Kiệm; TS. Bạch Đức Hiển, Giáo trình: Tài chính 
doanh nghiệp – Học viện tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2008 
[2] Nguyễn Hải sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. 
Tái bản năm 2007. 
[3] TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp (Lý thuyết, bài tập và bài 
giải), Nhà xuất bản Thống kê, năm 2010 
[4] Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB, Luật thuế xuất - nhập khẩu, Luật thuế 
TNDN và Luật bổ sung sửa đổi các loại thuế này 
[5] Các Nghị định, Thông tư, Quyết định... của Chính phủ, Bộ Tài chính 
-63- 
MỤC LỤC 
Chương 6: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN 
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................. 1 
6.1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...............1 
6.1.1. Khái niệm và nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .... 1 
6.1.1.1 Khái niệm................................................................................................. 1 
6.1.1.2. Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................... 2 
6.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh ......................................................... 2 
6.1.3. Kết cấu chi phí sản xuất – kinh doanh........................................................ 4 
6.2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG 
DOANH NGHIỆP ..................................................................................................7 
6.2.1. Giá thành sản phẩm ...................................................................................... 7 
6.2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 7 
6.2.1.2. Phân loại giá thành ............................................................................... 7 
6.2.2. Hạ giá thành sản phẩm ................................................................................. 8 
6.2.2.1. Ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm............................................................. 8 
6.2.2.2. Biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm................................................ 8 
6.3. LẬP KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM............................................10 
6.3.1. Nội dung giá thành sản phẩm dịch vụ ....................................................... 10 
6.3.1.1. Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ gồm ............................ 10 
6.3.1.2. Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ dự kiến tiêu thụ gồm....... 10 
6.3.2. Căn cứ lập kế hoạch giá thành ................................................................... 12 
6.3.3. Phương pháp lập kế hoạch giá thành sản phẩm ........................................ 12 
6.3.3.1. Xác định giá thành sản xuất................................................................ 12 
6.3.3.2 Xác định giá thành tiêu thụ (hay giá thành toàn bộ).......................... 15 
Chương 7: TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH 
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP ................................................. 20 
7.1. TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP .....................................20 
7.1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 20 
7.1.2 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm ........................................................... 20 
7.2. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP .....................................................21 
7.2.1 Khái niệm ..................................................................................................... 21 
7.2.2 Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm ..................................... 22 
7.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng doanh thu tiêu thụ sản phẩm................................ 22 
7.3. LẬP KẾ HOẠCH DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM .......................23 
-64- 
7.3.1. Vị trí, ý nghĩa của lập kế hoạch ................................................................. 23 
7.3.2. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm ......................... 23 
Chương 8: LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN .................................... 29 
8.1. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................29 
8.1.1. Khái niệm và nội dung ............................................................................... 29 
8.1.1.1 Khái niệm .............................................................................................. 29 
8.1.1.2. Nội dung ............................................................................................... 29 
8.1.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận ............................................................................ 30 
8.1.3. Kế hoạch hoá lợi nhuận .............................................................................. 31 
8.1.4. Phân phối và sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp ......................................... 33 
8.1.4.1. Các nguyên tắc phân chia lợi nhuận .................................................. 33 
8.1.4.2. Phân phối lợi nhuận ............................................................................ 34 
8.2. XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN VÀ HỆ THỐNG CÁC ĐÒN BẨY.............41 
8.2.1 Xác định điểm hoà vốn................................................................................ 41 
8.2.1.1. Định nghĩa............................................................................................ 41 
8.2.1.2. Xác định sản lượng tiêu thụ hoà vốn .................................................. 41 
8.2.1.3. Xác định doanh thu hoà vốn................................................................ 42 
8.2.1.4 Xác định thời điểm hòa vốn.................................................................. 42 
8.2.1.5. Xác định sản lượng để đạt lợi nhuận dự kiến .................................... 43 
8.2.2. Hệ thống các đòn bẩy ................................................................................. 44 
8.2.2.1. Đòn cân định phí (Còn gọi là đòn bẩy vận hành hay đòn bẩy kinh 
doan )............................................................................................................................. 44 
8.2.2.2. Độ nghiêng của đòn cân định phí....................................................... 45 
8.2.2.3. Đòn cân nợ (còn gọi là đòn bẩy tài chính) ........................................ 45 
8.2.2.4. Độ nghiêng của đòn cân nợ ................................................................ 46 
8.3. CÁC QUỸ CHUYÊN DÙNG CỦA DOANH NGHIỆP..............................47 
Chương 9: NHỮNG VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH VỀ SÁP NHẬP, MUA LẠI VÀ 
PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP .................................................................................... 50 
9.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ MUA LẠI, SÁP 
NHẬP HOẶC HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP....................................................50 
9.1.1. Khái niệm về mua lại, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp................. 50 
9.1.2. Những động lực thúc đẩy sự mua lại, sáp nhập hoặc hợp nhất doanh 
nghiệp ............................................................................................................................ 51 
9.1.2.1 Động cơ bên mua ................................................................................. 51 
9.1.2.2 Động cơ bên bán .................................................................................. 52 
-65- 
9.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH KHI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO 
TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH KHI THỰC HIỆN PHÁ 
SẢN DOANH NGHIỆP........................................................................................55 
9.2.1. Sự phá sản doanh nghiệp............................................................................ 55 
9.2.2. Những giải pháp tài chính khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản59 
9.2.3. Những vấn đề tài chính khi thực hiện phá sản doanh nghiệp .................. 59 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_phan_2_nguyen_thi_huyen.pdf