Bài giảng Quản trị tài chính - Lê Thị Minh Nguyên

BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm quản trị tài chính.

Quản trị tài chính được định nghĩa như một môn học về khoa học quản trị nghiên

cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất và kinh doanh

của doanh nghiệp, để từ đó có thể đưa ra các quyết định tài chính nhằm vào những mục tiêu

khác nhau như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và các mục tiêu khác.

Các mối quan hệ tài chính này được biểu hiện thông qua các chính sách tài chính

của doanh nghiệp như:

• Chính sách về quản lý tài sản.

• Chính sách về đầu tư vào tài sản và cơ cấu tài sản đầu tư.

• Chính sách tổ chức và huy động vốn thể hiện thông qua việc tổ chức một cơ cấu

nguồn vốn hợp lý.

1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính.

Quản trị tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp

có thể có nhiều mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ phát triển. Có nhiều quan điểm khác

nhau trong việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp, song trước khi trình bày các mục tiêu

được số đông đồng tình cho các nền kinh tế hiện đại hiện nay, cũng cần nhắc qua một số

quan điểm khác.

1.2.1. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Quan điểm cổ điển về doanh nghiệp để giữ mãi mục tiêu duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận.

Quan điểm này đã được thừa nhận trong một thời kỳ dài. Tuy nhiên, đến nay đang bộc lộ

nhiều hạn chế.

1.2.2. Mục tiêu tối đa hóa giá trị hoạt động.

Hiện nay, các nhà lý luận tài chính trên thế giới giữ lại mục tiêu tối đa hóa giá trị hoạt động

của doanh nghiệp hay tối đa hoá lợi ích cho cổ đông. Trên cơ sở này, các nhà lãnh đạo

doanh nghiệp phải có những quyết định tài chính sao cho tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.2

Thực vậy, mỗi doanh nghiệp không chỉ có một mà là có rất nhiều mục tiêu, nhưng phải ưu

tiên cho mục tiêu có thể làm tối đa hóa giá trị hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các

doanh nghiệp cổ phần mà đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần có niêm yết trên thị trường

chứng khoán.

1.2.3. Những mục tiêu khác

Từ các cuộc thăm dò tại các doanh nghiệp, nhiều nhà kinh tế đã nhấn mạnh mục tiêu mà họ

theo đuổi không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà chỉ đặt lợi nhuận bình thường như những

mục tiêu khác như: Mục tiêu về tỷ suất lợi nhuận, tối đa hóa doanh số bán, tối đa hóa hoạt

động hữu ích của các nhà lãnh đạo.

pdf 103 trang yennguyen 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Lê Thị Minh Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Lê Thị Minh Nguyên

Bài giảng Quản trị tài chính -  Lê Thị Minh Nguyên
 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN 
BÀI GIẢNG 
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 
------------- 
Giảng viên: Lê Thị Minh Nguyên 
Tháng 12/2015 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
MỤC LỤC 
BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH 
NGHIỆP .......................................................................................................................................... 1 
1.1. Khái niệm quản trị tài chính. ...................................................................................................... 1 
1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính. .................................................................................................. 1 
1.3. Tầm quan trọng của quản trị tài chính. ...................................................................................... 2 
1.4. Vai trò của quản trị tài chính. ..................................................................................................... 2 
1.5. Vị trí của nhà quản trị tài chính. ................................................................................................. 3 
1.6. Vai trò của nhà quản trị tài chính. .............................................................................................. 3 
1.7. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính. .......................................................................................... 3 
BÀI 2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ............................................................. 5 
2.1. Giới thiệu về phân tích tài chính...................................................................................................... 5 
2.2. Các báo cáo tài chính cơ bản. ..................................................................................................... 5 
2.3. Phân tích các tỷ số tài chính. ....................................................................................................19 
2.3.1. Các tỷ số về khả năng thanh khoản ...........................................................................................20 
2.3.2. Các tỷ số về quản trị nợ .............................................................................................................21 
2.3.3. Các tỷ số quản lý tài sản (hiệu quả hoạt động.) .........................................................................22 
2.3.4. Các tỷ số về khả năng sinh lời ...................................................................................................23 
2.3.5. Các tỷ số giá trị thị trường ....................................................................................................24 
BÀI 3. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG....................................................................................... 25 
3.1. Vốn lưu động (VLĐ) ....................................................................................................................25 
3.2. Quản trị vốn lưu động (VLĐ) ........................................................................................................25 
3.2.2. Chu kỳ luân chuyển tiền. ............................................................................................................26 
3.2.3. Quản trị tiền mặt. ........................................................................................................................26 
3.2.4. Quản tri ̣ các khoản phải thu. ......................................................................................................31 
3.2.5. Quản tri ̣ hàng tồn kho (Number of days Inventory). .................................................................32 
3.2.6. Quản tri ̣ khoản phải trả. ..............................................................................................................34 
BÀI 4. ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH .............................................. 36 
4.1. Phân tích điểm hòa vốn (hòa vốn) (BVP: Break Even Point Analysis). .......................................36 
4.2. Đòn bẩy hoạt động (Đòn cân định phí) (Operating Leverage) ....................................................40 
4.3. Đòn bẩy tài chính (Đòn cân nợ) (Financial Leverage). ...............................................................44 
4.4. Tương quan giữa độ bẩy tài chính (đòn cân nợ) và độ bẩy hoạt động (đòn cân định phí). ..........47 
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính. ..................................................................................48 
BÀI 5. GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN ....................................................................... 50 
5.1. Khái niệm giá trị tiền tệ theo thời gian. ........................................................................................50 
5.2. Lãi đơn và lãi kép .........................................................................................................................50 
5.3. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. .............................................................................................51 
5.4. Giá trị tương lai. ...........................................................................................................................53 
5.5. Giá trị hiện tại . .............................................................................................................................55 
BÀI 6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ............................ 58 
6.1. Khái niệm dự án đầu tư (DAĐT) ...................................................................................................58 
6.2. Phân loại dự án đầu tư. ..................................................................................................................59 
6.3. Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả tài chính và lựa chọn dự án đầu tư. .................................60 
6.3.1. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP) ................................................................................................60 
6.3.2. Chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV): ....................................................................................................63 
6.3.3. Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR) .............................................................................................66 
6.3.4. Chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ có hiệu chỉnh (MIRR.) ..................................................................72 
BÀI 7. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN .............................................................................................. 75 
7.1. Khái quát về chi phí sử dụng vốn bình quân .................................................................................75 
7.2. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................................................75 
7.3. Cách xác định chi phí vốn thành phần ...........................................................................................77 
BÀI 8. TRÁI PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU ................................................................ 82 
8.1. Trái phiếu ......................................................................................................................................82 
8.2. Các đặc tính quan trọng của trái phiếu ..........................................................................................82 
8.3. Định giá trái phiếu .........................................................................................................................82 
BÀI 9. CỔ PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ........................................................................ 86 
9.1. Cổ phiếu phổ thông. .....................................................................................................................86 
9.2. Định giá cổ phiếu phổ thông .........................................................................................................86 
BÀI 10. RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN ............................................................................................ 92 
10.1. Khái niệm rủi ro và lợi nhuận. .....................................................................................................92 
10.2. Đo lường rủi ro của 1 tài sản riêng lẻ: .........................................................................................92 
10.3. Đo lường tỷ suất lợi nhuận và rủi ro của danh mục tài sản .........................................................94 
BÀI 11. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ................................................................................... 95 
11.1. Giới thiệu về kế hoạch tài chính ..................................................................................................95 
11.2. Mô hình kế hoạch tài chính .........................................................................................................95 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 99 
 1 
BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 
TRONG DOANH NGHIỆP 
1.1. Khái niệm quản trị tài chính. 
Quản trị tài chính được định nghĩa như một môn học về khoa học quản trị nghiên 
cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất và kinh doanh 
của doanh nghiệp, để từ đó có thể đưa ra các quyết định tài chính nhằm vào những mục tiêu 
khác nhau như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và các mục tiêu khác. 
Các mối quan hệ tài chính này được biểu hiện thông qua các chính sách tài chính 
của doanh nghiệp như: 
• Chính sách về quản lý tài sản. 
• Chính sách về đầu tư vào tài sản và cơ cấu tài sản đầu tư. 
• Chính sách tổ chức và huy động vốn thể hiện thông qua việc tổ chức một cơ cấu 
nguồn vốn hợp lý. 
1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính. 
Quản trị tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp 
có thể có nhiều mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ phát triển. Có nhiều quan điểm khác 
nhau trong việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp, song trước khi trình bày các mục tiêu 
được số đông đồng tình cho các nền kinh tế hiện đại hiện nay, cũng cần nhắc qua một số 
quan điểm khác. 
1.2.1. Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận 
Quan điểm cổ điển về doanh nghiệp để giữ mãi mục tiêu duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận. 
Quan điểm này đã được thừa nhận trong một thời kỳ dài. Tuy nhiên, đến nay đang bộc lộ 
nhiều hạn chế. 
1.2.2. Mục tiêu tối đa hóa giá trị hoạt động. 
Hiện nay, các nhà lý luận tài chính trên thế giới giữ lại mục tiêu tối đa hóa giá trị hoạt động 
của doanh nghiệp hay tối đa hoá lợi ích cho cổ đông. Trên cơ sở này, các nhà lãnh đạo 
doanh nghiệp phải có những quyết định tài chính sao cho tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 
 2 
Thực vậy, mỗi doanh nghiệp không chỉ có một mà là có rất nhiều mục tiêu, nhưng phải ưu 
tiên cho mục tiêu có thể làm tối đa hóa giá trị hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các 
doanh nghiệp cổ phần mà đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần có niêm yết trên thị trường 
chứng khoán. 
1.2.3. Những mục tiêu khác 
Từ các cuộc thăm dò tại các doanh nghiệp, nhiều nhà kinh tế đã nhấn mạnh mục tiêu mà họ 
theo đuổi không phải là tối đa hóa lợi nhuận mà chỉ đặt lợi nhuận bình thường như những 
mục tiêu khác như: Mục tiêu về tỷ suất lợi nhuận, tối đa hóa doanh số bán, tối đa hóa hoạt 
động hữu ích của các nhà lãnh đạo. 
1.2.4. Mục tiêu của quản trị tài chính. 
Ngày nay, tiêu điểm của quản trị tài chính là lấy quyết định và hành động ảnh hưởng đến 
giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp tùy thuộc vào chuỗi thu nhập kỳ vọng sẽ 
phát sinh trong tương lai cũng như độ rủi ro của lợi nhuận kỳ vọng. 
Các quyết định tài chính sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, 
mục tiêu của quản trị tài chính trong doanh nghiệp là: 
• Đầu tư vào các loại tài sản bao nhiêu và nên theo một cơ cấu nào là hợp lý. 
• Các tài sản đầu tư nên tài trợ từ những nguồn vốn nào và nên theo một cơ cấu vốn nào là 
tối ưu. 
Đó là hai mục tiêu cơ bản của quản trị tài chính và đương nhiên mục tiêu của công tác quản 
trị tài chính phải phục vụ mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị hoạt 
động của doanh nghiệp. 
1.3. Tầm quan trọng của quản trị tài chính. 
- Quản trị tài chính quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. 
- Quản trị tài chính kiểm soát trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp hay tổ chức đó. 
1.4. Vai trò của quản trị tài chính. 
Vai trò của quản trị tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp được mô tả rất thích 
hợp như sau: "Thành công của doanh nghiệp hay ngay cả sự tồn vong của nó, khả năng và 
ý muốn duy trì mức sản xuất và đầu tư vào tài sản cố định hay tài sản lưu động, phần lớn 
được xác định bởi chính sách tài chính trong hiện tại và quá khứ". 
 3 
Nhà quản trị tài chính giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Qua 
việc sử dụng quyền nội kiểm, họ giúp sử dụng tối đa các tài nguyên hiện có của doanh 
nghiệp, bao gồm cả việc phân tích và kiểm soát chi phí nhằm sử dụng tài sản với hiệu quả 
tối đa. 
Quản trị tài chính giữ một vai trò quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động 
của mỗi doanh nghiệp và trong việc phân phối tài nguyên sản xuất giữa các doanh nghiệp. 
1.5. Vị trí của nhà quản trị tài chính. 
Nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp, có thể gọi là tổng thủ quỹ (Treasurer) hay 
là giám đốc, phó tổng giám đốc tài chính và thường ở địa vị thượng tầng của cơ cấu tổ chức 
doanh nghiệp. Đặc biệt, việc hoạch định tài chính được thi hành bởi các nhà quản trị cao 
cấp nhất. Do đó, người điều hành hoạt động tài chính thường là một phó tổng giám đốc 
hoặc đôi khi chính ông tổng giám đốc làm nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính. Thường 
trong các doanh nghiệp nhỏ, chính chủ nhân, vị tổng giám đốc đảm trách luôn hoạt động 
tài chính của doanh nghiệp. 
Lý do mà nhà quản trị tài chính chiếm địa vị cao trong cơ cấu tổ chức là vì tầm quan 
trọng của công việc phân tích, hoạch định và kiểm soát mà họ chịu trách nhiệm. Ban tham 
mưu kiểm soát tài chính thường báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc và hoạt động như là 
chuyên viên phân tích cho các phó tổng giám đốc sản xuất, tiếp thị, kỹ thuật... 
1.6. Vai trò của nhà quản trị tài chính. 
Nhà quản trị tài chính cũng giữ vai trò quan trọng đối với việc duy trì tài nguyên bên ngoài, 
tức là họ có quyết định về việc tìm kiếm tài nguyên hiện không nằm dưới quyền kiểm soát 
của doanh nghiệp, mà trước hết là các quyết định về ngân sách đầu tư nhằm bảo đảm cho 
doanh nghiệp đầu tư đúng chỗ và có lợi nhất. 
Nhà quản trị tài chính là người đứng giữa điều hành, một bên là tài sản của doanh nghiệp, 
một bên là thị trường tài chính. 
Nhà quản trị tài chính cần giải quyết hai vấn đề cơ bản: 
+ Quyết định ngân quỹ vốn (đầu tư vào tài sản nào phục vụ cho hoạt động kinh doanh) 
+ Quyết định tài chính (hình thức tăng vốn để tài trợ cho dự án đầu tư). 
1.7. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính. 
 4 
1.7.1. Lập dự toán và kế hoạch tài chính: 
Nhà quản trị tài chính cần hợp tác với các nhà quản trị khác để lên kế hoạch và dự 
toán chi phí cho các tình huống kế hoạch sản xuất kinh doanh tương lai của doanh nghiệp. 
1.7.2. Quyết định đầu tư và tài trợ. 
Một doanh nghiệp thành công thườn ... [1] Mô hình chiết khấu cổ tức (tăng trưởng cổ tức): 
 (công thức 9.1) 
𝑉0=
𝐷1
(1+𝑟)1
 + 
𝐷2
(1+𝑟)2
 + ... +
𝑃𝑡
(1+𝑟)𝑡
 87 
 Giả định 1: Nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ để nhận cổ tức. Khi đó Pt=0 và t ∞. 
Mô hình định giá viết lại như sau: 
(công thức 9.2) 
 Giả định 2: Tốc độ tăng trưởng cổ tức là g= hằng số; Khi đó dòng tiền chỉ bao gồm 
cổ tức qua các năm và có thể ước lượng theo mô hình (Gordon) như sau: 
V0 = 
𝑫𝟎(𝟏+𝒈)
𝒓−𝒈
 = 
𝑫𝟏
𝒓−𝒈
 (công thức 9.3) 
𝑉0 = 
𝐷1
(1+𝑟)1
 + 
𝐷2
(1+𝑟)2
 + ... +
𝐷∞
(1+𝑟)∞
 88 
- Mô hình Gordon đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp khi tốc độ tăng trưởng cổ 
tức không thay đổi. 
- Thực tế, thường những năm mới đi vào hoạt động, công ty còn có lợi thế cạnh tranh nên 
g tương đối cao nhưng về sau có nhiều đối thủ thâm nhập thị trường nên g giảm xuống. 
Như vậy, ít nhất g cũng thay đổi qua 2 giai đoạn: 
+ Giai đoạn đầu (từ năm 1 năm thứ t): có lợi thế cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng nhanh, 
với tốc độ tăng cổ tức là g1. 
+ Giai đoạn sau (từ năm thứ t+1 trở đi), kết thúc giai đoạn tăng trưởng nhanh, tốc độ 
tăng trưởng bình thường, tốc độ tăng cổ tức là g2 không đổi. 
 Áp dụng mô hình Gordon tính giá trị công ty từ năm t trở đi (từ năm thứ t+1) theo 
công thức: 
Vt = 
𝐷𝑡+1
𝑟−𝑔2
 (công thức 9.4) 
 Tính cổ tức từ năm 1 đến năm t theo công thức: 
Dt = D0 (1+g1)t (công thức 9.5) 
 Chiết khấu toàn bộ cổ tức các năm từ 1 đến t và giá trị năm t về hiện tại để có được 
giá cổ phiếu, từ công thức 9.2, ta viết lại như sau: 
V0 = 
𝐷0(1+𝑔1)1
(1+𝑟)1
 + 
𝐷0(1+𝑔1)2
(1+𝑟)2
 ...+ 
𝐷0(1+𝑔1)𝑡
(1+𝑟)𝑡
 + 
𝐷0(1+𝑔1)𝑡(1+𝑔2)
(1+𝑟)𝑡(𝑟−𝑔2)
 (công thức 9.6) 
 Nếu giai đoạn 1 cổ tức thay đổi với nhiều tốc độ khác nhau chúng ta vẫn có thể làm 
tương tự, tuy phức tạp nhưng vẫn thực hiện được. 
 89 
 Các bước thực hiện: Xác định giá cổ phiếu qua 2 giai đoạn: tăng trưởng nhanh và 
tăng trưởng bình thường. 
- Bước 1: Xác định giá cổ phiếu của giai đoạn tăng trưởng nhanh: với tốc độ tăng 
trưởng cổ tức = g1 
[1.1] Tính cổ tức dự kiến vào cuối mỗi năm trong giai đoạn tăng trưởng không đều. 
Bắt đầu từ năm thứ 1, với tốc độ tăng trưởng là g1, cho đến năm thứ t, theo công thức 
9.5: Dt = D0 (1+g1)t 
[1.2] Tính hiện giá các PV của cổ tức từ năm thứ 1 năm thứ t, theo suất chiết 
khấu r, theo công thức: PV của Dt = 
𝐷0(1+𝑔1)𝑡
(1+𝑟)𝑡
[1.3] Tính giá cổ phiếu cho giai đoạn này. 
- Bước 2: Xác định giá cổ phiếu của giai đoạn tăng trưởng bình thường: với tốc độ 
tăng trưởng cổ tức = g2 
[2.1] Tính cổ tức năm thứ t+1, với tốc độ tăng trưởng đều, theo công thức sau: 
Dt+1 = Dt (1+g2) = D0 (1+g1)t (1+g2) (công thức 9.7) 
[2.2] Tính giá cổ phiếu (kỳ vọng) tại năm thứ t+1, sau đó hiện giá PV của giá cổ 
phiếu kỳ vọng theo suất chiết khấu r, ta có được giá cổ phiếu của giai đoạn này được 
tính như sau: 
Pt+1 = 
Dt+1 
(r−g2)
 PV của Pt+1 = 
Dt+1 
(1+𝑟)𝑡(𝑟−𝑔2) 
= 
𝐷0(1+𝑔1)𝑡(1+𝑔2)
(1+𝑟)𝑡(𝑟−𝑔2)
(công thức 9.7) 
Bước 3: Tính tổng giá trị cổ phiếu cho cả 2 giai đoạn 
* Định giá cổ phiếu không trả cổ tức như sau: 
Áp dụng mô hình chiết khấu cổ tức tăng trưởng đều, nhưng với điều kiện thực hiện: 
phải ước tính được dòng cổ tức trong tương lai với độ tin cậy nhất định. 
[a] Ước tính các mức cổ tức sẽ được trả, hoản cổ tức đầu tiên sẽ được trả, tốc độ tăng 
trưởng trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, khoảng thời gian tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng 
trưởng ổn định đều trong dài hạn, và tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư. 
 90 
[b] Sử dụng mô hình cổ phiếu tăng trưởng đều để xác định giá cổ phiếu khi kết thúc 
giai đoạn tăng trưỏng nhanh. 
[c] Xác định dòng tiền nhận được trong từng năm, bao gồm cổ tức trong những năm 
tăng trưởng nhanh và giá cổ phiếu khi công ty bắt đầu chuyển sang giai đoạn tăng trưởng 
ổn định. Hiện giá của dòng tiền tính toán được chính là giá trị của cổ phiếu tại thời điểm 
hiện tại. 
 Nếu công ty giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư và không chi trả cổ tức cho cổ 
đông, không thể xác định giá cổ phiếu bằng phương pháp này, ta phải sử dụng mô 
hình chiết khấu dòng tiền tự do (FCF) để định giá. 
[2] Định giá cổ phiếu bằng mô hình chiết khấu dòng tiền tự do (Free cash flows - FCF) 
hay mô hình xác định giá trị công ty (corporate valueation model) 
* Ứng dụng: Sử dụng thay thế cho mô hình tăng trưởng cổ tức để xác định giá của công 
ty, đặc biệt với các công ty không chi trả cổ tức hay không có số liệu về cổ tức trong quá 
khứ hay của 1 bộ phận công ty lớn. 
* Dòng tiền tự do là dòng tiền thật sự dành cho cổ đông sau khi công ty đã đầu tư vào tài 
sản cố định và vốn lưu động ròng cần thiết để duy trì hoạt động (tức sau khi đã trừ khoản 
tiền tái đầu tư); được xác định theo công thức sau: 
FCF = 
Dòng tiền hoạt động (-) Tổng đầu tư vào tài sản hoạt động 
EBIT(1-T)= (NOPAT) (+) Khấu
hao 
Đầu tư ròng tài sản hoạt 
động (+) 
Khấu hao 
NOPAT (-) Đầu tư mới ròng vào tài sản hoạt động 
Các bước thực hiện: 
- Dựa vào thông tin về quá trình hoạt động của công ty về kế hoạch kinh doanh, ước tính 
doanh thu, chi phí và dòng tiền hàng năm trong vòng t năm. Tốc độ tăng trưởng qua các 
năm có khác nhau, nhưng giả định sau thời gian t, công ty sẽ đi vào ổn định và tăng 
trưởng đều. 
 91 
- Tính toán dòng tiền tự do (FCF) dự kiến cho mỗi năm trong vòng t năm, xác định PV 
cho dòng tiền theo lãi suất chiết khấu WACC. 
- Sau t năm, giải định công ty sẽ tăng trưởng đều, vì thế sử dụng mô hình tăng trưởng đều 
để tính toán giá trị thị trường của công ty vào cuối năm t. Giá trị của công ty tại thời 
điểm kết thúc thời kỳ tăng trưởng không đều là tổng PV của năm thứ t+1 về sau, quy về 
thời điểm năm thứ t theo lãi suất chiết khấu WACC. 
- Sau đó, chiết khấu giá trị kết thúc giai đoạn tăng trưởng không đều về thời điểm hiện 
tại. 
- Cộng giá trị hiện tại của dòng tiền hàng năm trong giai đoạn tăng trưởng không đều 
cộng với giá trị kết thúc thời kỳ này để ược tính giá trị công ty. 
- Trừ đi các khoản nợ và cổ phiếu ưu đãi, tính được giá trị của tổng số cổ phiếu của công 
ty. 
- Cuối cùng, chia giá trị công ty cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành, kết quả sẽ là ước 
tính giá trị thực của mỗi cổ phiếu phổ thông. 
- Nếu giá trị định ra cho cổ phiếu cao hơn giá thị trường nên? 
- Nếu giá trị định ra cho cổ phiếu thấp hơn giá thị trường nên? 
 92 
BÀI 10. RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN 
10.1. Khái niệm rủi ro và lợi nhuận. 
[1] Tất cả các tài sản tài chính đều được kỳ vọng sẽ sinh ra những dòng tiền (ngân lưu), và 
rủi ro của tài sản dựa vào mức rủi ro của dòng tiền đó 
[2] Rủi ro của 1 tài sản có thể được đánh giá theo 2 cách: 
- Rủi ro của tài sản và dòng tiền của tài sản xét riêng mình nó 
- Xét tài sản trong mối tương quan với các tài sản khác trong danh mục tài sản; khi đó dòng 
tiền của nhiều tài sản được kết hợp với nhau để phân tích dòng tiền hợp nhất. 
- Khi xét riêng 1 tài sản, tài sản sẽ có mức rủi ro rất cao, nwhng xét trong một danh mục 
đầu tư, thì rủi ro của tài sản đó sẽ được giảm đi rất nhiều. 
[3] Khi xét 1 tài sản trong danh mục đầu tư, rủi ro có thể được phân thành 2 phần: 
- Rủi ro có thể đa dạng hóa (có thể giảm thiểu bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư) 
- Rủi ro thị trường (nguy cơ giảm sút giá của toàn thị trường) 
[4] Một tài sản có mức rủi ro thị trường cao, phải hứa hẹn một tỷ suất lợi nhuận đủ cao để 
có thể hấp dẫn các nhà đầu tư. 
 Trong đầu tư, có 3 loại rủi ro khác nhau như sau: 
- Rủi ro đầu tư vào 1 loại tài sản duy nhất 
- Rủi ro trong phạm vi doanh nghiệp (rủi ro phi hệ thống) 
- Rủi ro thị trường (Rủi ro hệ thống) 
 Rủi ro là khả năng các sự kiện không mong đợi sẽ xảy ra; hay sự sai lệch giữa lợi nhuận 
thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. 
 Tài sản phi rủi ro có độ lệch chuẩn bằng 0 
10.2. Đo lường rủi ro của 1 tài sản riêng lẻ: 
10.2.1. Lợi nhuận kỳ vọng (dự kiến) và độ lệch chuẩn 
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là tỷ suất lợi nhuận dự kiến xảy ra của 1 khoản đầu tư ; trung 
bình trọng số của các xác suất của từng tình huống có thể xảy ra. 
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng (r) = P1r1+p2r2++Pnrn 
 93 
Ví dụ: 
Cầu sản phẩm của công 
ty 
Xác suất xảy ra cầu này Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng 
Mạnh 0.3 100% 30% 
Bình thường 0.4 15% 6% 
Yếu 0.3 -70% -21% 
 1.0 r kỳ vọng = 15% 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
.. 
* Đo lường rủi ro của từng cổ phiếu riêng lẻ = độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi nhuận 
= Sự sai lệch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. 
𝝈 = √𝜹𝟐 = √∑(𝒓𝒊 − 𝒓)̂
𝒏
𝟏
𝟐
𝑷𝒊 
* Có thể dùng dữ liệu quá khứ để đo lường rủi ro 
𝝈 = √𝜹𝟐 = √
∑ (𝒓𝒕 − 𝒓
𝒏
𝟏 ) 
𝟐
𝑵 − 𝟏
Năm rt (%) 
2013 15 
2014 -5 
2015 20 
Xác định rủi ro của cổ phiếu trên? 
.. 
.. 
.. 
.. 
 94 
- Nếu 2 cổ phiếu có mức tỷ suất lợi nhuận như nhau, nhưng độ lệch chuẩn khác nhau 
 Chọn cổ phiếu . 
- Nếu 2 cổ phiếu có độ lệch chuẩn như nhau, nhưng có mức tỷ suất lợi nhuận khác nhau 
 Chọn cổ phiếu . 
10.2.2. Hệ số biến thiên (Coeffiecient of Variantion - CV) 
Hệ số biến thiên cho biết mức rủi ro trên 1 đơn vị tỷ suất lợi nhuận, chỉ tiêu này được sử 
dụng trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận các khoản đầu tư không bằng nhau. 
CV = 
σ
r̂
 + 
10.3. Đo lường tỷ suất lợi nhuận và rủi ro của danh mục tài sản 
10.3.1. Đo lường tỷ suất lợi nhuận của danh mục 
Tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư = Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng trung bình có trọng 
số của các tài sản trong danh mục 
rp = w1p1 + w2p2 + .. + wnpn 
10.3.2. Đo lường rủi ro của danh mục 
Được đo bởi phương sai : 𝜹𝒑
𝟐 = 𝒘𝒋
𝟐𝜹𝒋
𝟐 + 𝟐𝒘𝒋𝒘𝒌𝜹𝒋𝒌 + 𝒘𝒌
𝟐𝜹𝒌
𝟐
Trong đó, đồng phương sai: 𝜹𝒋𝒌 = 𝒓𝒊𝒋 𝝈𝒋𝝈𝒌 
 đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận của 2 chứng khoán 
Độ lệch chuẩn: 𝝈𝒑 = √𝜹𝟐 
.. 
.. 
.. 
.. 
 95 
BÀI 11. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 
11.1. Giới thiệu về kế hoạch tài chính 
Kế hoạch tài chính là một quá trình bao gồm: 
1. Phân tích đầu tư và chọn phương án tài trợ vốn cho doanh nghiệp 
2. Dự toán cho tương lai trên cơ sở các quyết đạnh hiện tại 
3. Quyết định các phương án tài chính 
4. Đánh giá hiệu quả các mục tiêu 
Khi bắt đầu lập kế hoạch, Ban giám đốc doanh nghiệp cần lên 3 phương án kế hoạch kinh 
doanh cho 5 năm tới và lấy ý kiến thăm dò các bộ phận 
- Kế hoạch tăng trưởng nhanh 
- Kế hoạch tăng trưởng bình thường 
- Kế hoạch tăng trưởng chậm 
- Ngoài ra, công ty còn xét đến các cơ hội và chi phí của sự chuyển dịch vào môi trường 
mới nơi mà công ty khai thác hết thế mạnh của nó 
- Kế hoạch tài chính giúp cho các nhà quản trị chắc chắn rằng chiến lược tài chính của 
họ được đảm bảo bằng các nguồn vốn. Nó nhấn mạnh rằng: các chiến lược tài chính 
phải tuân theo mục tiêu sản xuất và đầu tư của công ty. 
- Các yêu cầu đối với kế hoạch hiệu quả: 
Dự toán 
Chọn kế hoạch tài chính tối ưu 
Theo dõi sự bộc lộ của kế hoạch 
11.2. Mô hình kế hoạch tài chính 
Hình 11.1. Thành phần của kế hoạch tài chính 
Dữ liệu đầu vào: 
BCTC
Dự toán doanh thu,
tỷ suất lợi nhuận
Mô hình kế hoạch:
Phương trình đặc 
trưng cho các mối 
quan hệ
Kết quả:
BCTC kế hoạch
Các tỷ số TC
Nguồn và sử dụng 
nguồn
 96 
Các phương pháp dự toán tài chính: 
[1] Phương pháp tỷ lệ % doanh thu 
[2] Phương pháp phân tích hồi quy 
[3] Phương pháp lập dự toán tổng hợp 
11.2.1. Lập kế hoạch tài chính theo tỷ lệ doanh thu 
Sử dụng tỷ lệ% giữa doanh thu dự kiến và doanh thu kỳ báo cáo (thực tế) để ước tính 
mức chi phí, tài sản cố đính, tài sản lưu động, các chi phí khác tương ứng theo doanh 
thu cho kỳ kế hoạch. 
- Có thể sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của kỳ gần nhất; hoặc tỷ lệ doanh thu bình 
quân của những năm gần nhất, hoặc từ phần tích hiện trạng, hoặc phối hợp nhiều nguồn 
thông tin.. để dự báo. 
* Các bước thực hiện: 
Bước 1: Xác định tỷ lệ tăng doanh thu bằng cách lấy doanh thu kế hoạch chia doanh 
thu kỳ báo cáo. 
Bước 2. Lập bảng cấn đối kế toán dự báo. 
Ước tính các khoản mục trong bảng cân đối kế toán cho kỳ kế hoạch, bằng cách lấy giá 
trị của khoản mục tài sản kỳ báo cáo nhân với tỷ lệ % doanh thu dự kiến (thực hiện ở 
bước 1). Một số khoản mục khác nếu không có quan hệ trực tiếp với doanh thu thì giữ 
nguyên. 
Bước 3. Tính lợi nhuận giữ lại dự kiến cho năm kế hoạch, bằng công thức sau: 
LNGL = DT x tỷ lệ % DT x tỷ lệ % lãi ròng x (1- tỷ lệ % cổ tức) 
Bước 4. Dự kiến phần thiếu hụt (hoặc dư thừa) nguồn vốn cần thiết cho kế hoạch 
Lấy tổng nguồn vốn dự kiến có trừ (-) đi tổng tài sản dự kiến cần. Nếu kết quả mang 
dấu dương dư vốn hoạt động không cần huy động thêm. 
Và ngược lại kết quả mang dấu âm thiếu hụt vốn hoạt động cần huy động vốn thêm 
từ các nguồn khác cho kế hoạch. 
Nhu cầu tài trợ = Tổng nguồn kế hoạch – Tổng tài sản kế hoạch (công thức 11.1) 
 97 
112.2. Lập kế hoạch tài chính sử dụng phương pháp phân tích hồi quy 
Với giả định: Tài sản thực và doanh thu có mối quan hệ tuyến tính. Do đó, ta có thể 
sử dụng phân tích hồi quy để tính nhu cầu tài sản khi doanh thu tăng thêm. 
- Hai khoản mục cơ bản có liên quan với doanh thu là: Hàng tồn kho và khoản phải 
thu. 
Ta có mô hình: 
[1] Khoản phải thu = a + b. (Doanh thu) 
[2] Hàng tồn kho = a + b. (Doanh thu) 
Xác định các tham số hồi quy a, b 
11.2.3. Phương pháp lập kế hoạch tổng hợp 
-Thành phần của 1 dự toán tổng hợp 
A. Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh: tập trung vào các báo cáo thu nhập và kế 
hoạch hỗ trợ, bao gồm: 
- Dự toán bán hàng 
- Dự toán mua hàng 
- Dự toán giá vốn hàng bán 
- Dự toán chi phí hoạt động 
- Báo cáo thu nhập theo dự báo dự toán 
B. Kế hoạch tài chính: Tập trung vào các yếu tố tác động đến tiền mặt của dự toán hđ 
sxkd và các kế hoạch khác (kế hoạch vốn và trả nợ), bao gồm: 
- Kế hoạch vốn 
- Kế hoạch tiền mặt 
- Bảng cân đối kế toán dự báo 
- Bảng báo cáo ngân lưu dự báo. 
* Các bước thực hiện: 
Bước 1. Lập bảng thông số với đày đủ số liệu cho nghiên cứu (số liệu thô) 
Bước 2. Lập dự toán hoạt động kinh doanh: 
- Kế hoạch doanh thu (bán hàng) 
- Kế hoạch thu tiền mặt (thu khoản phải thu) 
 98 
- Kế hoạch mua hàng hóa: 
Tổng hàng hóa cần mua = Tồn kho lý tưởng + Nhu cầu mua (công thức 11.2) 
- Kế hoạch thanh toán tiền mua hàng (trả tiền) 
- Kế hoạch chi phí hoạt động 
- Kế hoạch chi phí hoạt động kinh doanh (thực chi) 
- Báo cáo thu nhập dự toán 
- Lập kế hoạch tài chính: 
+ Dự toán tiền mặt 
+ Bảng cân đối kế toán dự toán 
+ Báo cáo ngân lưu dự toán 
 99 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] TS. Nguyễn Tấn Bình, “Quản trị tài chính”,. Nhà xuất bản Tổng hợp, TPHCM, 
2013. 
[2] PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”,. Nhà xuất bản 
Lao động xã hội, TPHCM, 2012. 
[3] Eugene F. Brigham & Joel F. Houston, “Quản trị tài chính“. Bản dịch tiếng Việt 
của các giảng viên Khoa kinh tế - Đại học Quốc gia TPHCM. 
PGS. TS. Nguyễn Quang Thu, “Quản trị tài chính căn bản”, Nhà xuất bản Kinh tế 
TPHCM, 2013. 
[4] TS. Nguyễn Văn Thuận, 2011, Bài giảng “Quản trị tài chính”,. Có thể download 
tại www.ebook.edu.vn. 
[5] TS. Nguyễn Tấn Bình và Lê Minh Đức, “Quản trị tài chính ngắn hạn”,. Nhà xuất 
bản Thống kê, TPHCM, 2007. 
[6] PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, “Phân tích báo cáo tài chính”, Nhà xuất bản Lao 
động xã hội, năm 2008. 
[7] Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_le_thi_minh_nguyen.pdf