Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Tạ Công Miên

Chương 1: THỐNG KÊ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Thống kê doanh nghiệp và đối tượng của thống kê doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp

Là thống kê tất cả các quá trình hoạt động và kết quả hoạt động trong doanh

nghiệp

1.1.2. Đối tượng của thống kê doanh nghiệp

Là nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các

hiện tượng kinh tế xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp gắn liền với điều kiện thời

gian và không gian cụ thể.

1.2. Nhiệm vụ và nội dung của thống kê doanh nghiệp

1.2.1. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp

- Thu thập các thông tin thống kê phản ánh tình hình sử dụng các yếu tố của

quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp chủ động điều

chỉnh kế hoạch sản xuất, dự trữ. để đảm bảo quá trình kinh doanh đạt hiệu quả

kinh tế cao.

- Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như: chi

phí, giá thành, giá bán, tình hình cạnh tranh trên thị trường. làm cơ sở để đưa ra

quyết định kinh doanh đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp.

- Phân tích thông tin đã thu thập, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và xu thế trong tương lai.

- Lập báo cáo thống kê theo quy định của nhà nước đối với hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

1.2.2. Nội dung của thống kê doanh nghiệp

Nội dung nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp được thể hiện qua ba

nhóm chỉ tiêu sau:

- Nhóm 1: Nghiên cứu các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Đây là nội dung nghiên cứu các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.

- Nhóm 2: Nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của

quá trình sản xuất gồm yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.

- Nhóm 3: Nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quá trình

sản xuất gồm các chỉ tiêu về giá thành, vốn, doanh thu và lợi nhuận.-3-

1.3. Phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê sản phẩm trong doanh nghiệp

1.3.1. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật

1.3.1.1. Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành

Sản phẩm hoàn thành hay còn gọi là thành phẩm, là sản phẩm đã được chế

biến ở tất cả các giai đoạn của quy trình công nghệ và đáp ứng những tiêu chuẩn

chất lượng quy định của sản phẩm đó.

1.3.1.2. Chỉ tiêu nửa thành phẩm

Nửa thành phẩm là sản phẩm đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn

của quy trình công nghệ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ở những giai đoạn này nhưng

chưa qua chế biến ở giai đoạn cuối cùng. Trong thực tế, nửa thành phẩm là rất đa

dạng, phong phú tùy vào đặc điểm kỹ thuật của từng ngành, từng sản phẩm. Ví dụ

như gạch, ngói chưa được nung; vải dệt xong nhưng chưa nhuộm; khung xe ô tô

chưa được sơn; một hạng mục công trình như nền, móng. đã hoàn thành.

pdf 172 trang yennguyen 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Tạ Công Miên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Tạ Công Miên

Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Tạ Công Miên
-0- 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN:THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2015 
Người biên soạn: Th.S Tạ Công Miên 
-1- 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
CN Công nhân 
NG 
KH 
Nguyên giá 
Kế hoạch 
CCDC Công cụ dụng cụ 
NVL Nguyên vật liệu 
GTSX Giá trị sản xuất 
LVTT Làm việc thực tế 
TSCĐ Tài sản cố định 
MMTB Máy móc thiết bị 
NSLĐ Năng suất lao động 
SXSP Sản xuất sản phẩm 
-2- 
Chương 1: THỐNG KÊ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 
1.1. Thống kê doanh nghiệp và đối tượng của thống kê doanh nghiệp 
1.1.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp 
 Là thống kê tất cả các quá trình hoạt động và kết quả hoạt động trong doanh 
nghiệp 
1.1.2. Đối tượng của thống kê doanh nghiệp 
 Là nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các 
hiện tượng kinh tế xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp gắn liền với điều kiện thời 
gian và không gian cụ thể. 
1.2. Nhiệm vụ và nội dung của thống kê doanh nghiệp 
1.2.1. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp 
 - Thu thập các thông tin thống kê phản ánh tình hình sử dụng các yếu tố của 
quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp chủ động điều 
chỉnh kế hoạch sản xuất, dự trữ... để đảm bảo quá trình kinh doanh đạt hiệu quả 
kinh tế cao. 
 - Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như: chi 
phí, giá thành, giá bán, tình hình cạnh tranh trên thị trường... làm cơ sở để đưa ra 
quyết định kinh doanh đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp. 
 - Phân tích thông tin đã thu thập, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân 
tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và xu thế trong tương lai. 
 - Lập báo cáo thống kê theo quy định của nhà nước đối với hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp. 
1.2.2. Nội dung của thống kê doanh nghiệp 
 Nội dung nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp được thể hiện qua ba 
nhóm chỉ tiêu sau: 
 - Nhóm 1: Nghiên cứu các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng sản phẩm. 
Đây là nội dung nghiên cứu các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. 
 - Nhóm 2: Nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của 
quá trình sản xuất gồm yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. 
 - Nhóm 3: Nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quá trình 
sản xuất gồm các chỉ tiêu về giá thành, vốn, doanh thu và lợi nhuận. 
-3- 
1.3. Phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê sản phẩm trong doanh nghiệp 
1.3.1. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật 
1.3.1.1. Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành 
 Sản phẩm hoàn thành hay còn gọi là thành phẩm, là sản phẩm đã được chế 
biến ở tất cả các giai đoạn của quy trình công nghệ và đáp ứng những tiêu chuẩn 
chất lượng quy định của sản phẩm đó. 
1.3.1.2. Chỉ tiêu nửa thành phẩm 
 Nửa thành phẩm là sản phẩm đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn 
của quy trình công nghệ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ở những giai đoạn này nhưng 
chưa qua chế biến ở giai đoạn cuối cùng. Trong thực tế, nửa thành phẩm là rất đa 
dạng, phong phú tùy vào đặc điểm kỹ thuật của từng ngành, từng sản phẩm. Ví dụ 
như gạch, ngói chưa được nung; vải dệt xong nhưng chưa nhuộm; khung xe ô tô 
chưa được sơn; một hạng mục công trình như nền, móng... đã hoàn thành. 
1.3.1.3 Chỉ tiêu sản phẩm quy ước 
 Trường hợp một loại sản phẩm nhưng có nhiều chủng loại, quy cách khác 
nhau thì ta quy đổi tất cả các quy cách khác còn lại về sản phẩm chuẩn đó thông 
qua hệ số tính đổi. 
 Công thức tính: 
 Trong đó: 
 + QHqu: Lượng sản phẩm quy ước 
 + qi: Lượng sản phẩm loại i; i là chủng loại sản phẩm i= (1,...n) 
 + hi: Hệ số tính đổi cho loại sản phẩm i 
 Hệ số tính đổi là số tương đối so sánh giữa tiêu thức của từng loại sản phẩm 
so với sản phẩm quy ước. 
1.3.2. Chỉ tiêu sản phẩm tính bằng giá trị 
 Chỉ tiêu sản phẩm tính bằng giá trị là việc sử dụng thước đo tiền tệ để đo 
lường mức độ của các chỉ tiêu thống kê sản phẩm trong doanh nghiệp. 
 Thống kê sản phẩm trong doanh nghiệp tính bằng giá trị sử dụng hệ thống 
các chỉ tiêu gồm: giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm. 

n
1i
iiHqu hqQ
-4- 
1.3.2.1 Giá trị sản xuất (GO: Gross Output) 
 Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do doanh 
nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. 
a. Đối với hoạt động công nghiệp 
Nội dung giá trị sản xuất bao gồm: 
- Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. 
- Giá trị của những bán thành phẩm, vật bao bì đóng gói, công cụ, phụ tùng 
do hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp tạo ra, đã xuất bán ra ngoài 
doanh nghiệp hoặc cho các bộ phận khác không phải là hoạt động công nghiệp của 
doanh nghiệp nhưng có hạch toán riêng. 
 - Giá trị chế biến sản phẩm bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng. 
 - Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp. 
 - Giá trị của sản phẩm phụ, phế phẩm và phế liệu đã tiêu thụ và thu được 
tiền. 
 - Chênh lệch giá trị giữa cuối năm so với đầu năm của nửa thành phẩm, sản 
phẩm dở dang, công cụ và mô hình tự chế. 
 b. Đối với hoạt động nông nghiệp 
 Trong hoạt động nông nghiệp, giá trị sản xuất được tính cho từng ngành 
khác nhau là trồng trọt và chăn nuôi. 
 *Đối với ngành trồng trọt, giá trị sản xuất bao gồm: 
 - Giá trị sản phẩm chính. 
 - Giá trị sản phẩm phụ của các loại cây trồng thực tế có thu hoạch trong 
năm. 
- Chênh lệch giá trị sản phẩm sản xuất dở dang tại cuối năm so với đầu năm. 
 *Đối với ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất bao gồm: 
 - Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong năm của gia súc, gia cầm 
(không bao gồm súc vật là tài sản cố định). 
 - Giá trị sản lượng các loại sản phẩm chăn nuôi thu được trong năm không 
phải thông qua giết thịt như: sữa, trứng, lông, mật ong, ... 
 - Giá trị các loại thủy sản nuôi trồng đã thu hoạch trong năm. 
-5- 
 - Giá trị sản phẩm phụ 
 - Chênh lệch giá trị sản phẩm sản xuất dở dang của trồng trọt và chăn nuôi 
cuối năm so với đầu năm. 
 - Giá trị các hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp mà doanh nghiệp làm 
cho bên ngoài (nếu có). 
c. Đối với hoạt động xây dựng cơ bản 
 Giá trị sản xuất của hoạt động xây dựng cơ bản bao gồm: 
 - Giá trị công tác xây lắp. 
 - Giá trị của các công việc khảo sát, thiết kế, lắp đặt máy móc thiết bị. 
 - Giá trị của công việc sửa chữa lớn nhà cửa và vật kiến trúc. 
 Phương pháp tính cụ thể như sau: 
1.3.2.2 Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA: Value Added) 
 Giá trị tăng thêm là toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất 
kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một 
năm. 
 Theo phương pháp sản xuất: VA = GO - IE 
 Theo phương pháp phân phối, giá trị tăng thêm gồm: 
 - Thu nhập của người lao động là tổng các khoản mà doanh nghiệp phải 
thanh toán cho người lao động trong quá trình họ tham gia vào hoạt động sản xuất, 
bao gồm các khoản sau: 
Chênh lệch về chi phí xây lắp 
dở dang cuối năm so với đầu 
năm 
hênh lệch v chi phí xây lắp 
d dang cuối n so v i đầu 
n 
Giá trị sản xuất của công 
việc sửa chữa lớn nhà cửa 
và vật kiến trúc 
Doanh thu về sửa 
chữa lớn nhà cửa 
và vật kiến trúc 
Chênh lệch về số dư cuối năm 
so với đầu năm những chi phí 
cho công việc sửa chữa lớn 
 Giá trị 
xây lắp 
= Giá trị công trình xây lắp đã 
hoàn thành trong năm 
 lệch về chi phí xây lắp dở
dang cuối năm so với đầu năm 
Giá trị sản xuất của 
các công việc khảo 
sát, thiết kế 
= 
Chênh lệch số dư kinh phí 
cho khảo sát, thiết kế cuối 
năm so với đầu năm 
Doanh thu về tiêu thụ 
sản phẩm khảo sát, 
thiết kế 
-6- 
 + Tiền lương, tiền công. 
 + Tiền thưởng có liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh: thưởng 
tiết kiệm vật tư, phát minh sáng kiến... 
 + Các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 
 + Các khoản trợ cấp mà doanh nghiệp hoặc cơ quan bảo hiểm trả cho 
người lao động: trợ cấp khó khăn, đau ốm,... 
 + Phụ cấp và các khoản thu nhập khác như: chi giữa ca, bồi dưỡng 
độc hại,... 
 - Khấu hao tài sản cố định: tính theo số tiền trích khấu hao trong kỳ. 
 - Thuế sản xuất bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào sản xuất như: thuế 
xuất khẩu, thuế tài nguyên,... (không bao gồm thuế thu nhập và các lệ phí khác 
không coi là thuế sản xuất). 
 - Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp: là phần lợi nhuận trước thuế thu 
nhập 
1.3.2.3. Giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất 
Chỉ tiêu giá trị hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp phản ánh kết quả hoạt 
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, bao gồm toàn bộ giá 
trị sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đã sản xuất có thể đưa ra trao đổi trên thị 
trường. 
Nội dung kinh tế của chỉ tiêu giá trị hàng hóa sản xuất bao gồm: 
 - Giá trị sản phẩm đã hoàn thành bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp 
(bao gồm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, nửa thành phẩm đã bán hoặc chuẩn bị 
bán) 
 - Giá trị chế biến sản phẩm hoàn thành bằng nguyên vật liệu của người đặt 
hàng. 
- Giá trị các công việc dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ báo cáo làm cho bên 
ngoài như sửa chữa thiết bị, tài sản cố định, sơ chế sản phẩm nông - lâm - ngư 
nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng tại công trường xây dựng, dịch vụ vận tải... Xét 
theo nội dung kinh tế, chỉ tiêu giá trị hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp khác với 
chỉ tiêu giá trị sản xuất ở chỗ chỉ tính giá trị các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã 
hoàn thành và đưa ra trao đổi trên thị trường. Nó không tính giá trị các sản phẩm 
-7- 
chưa hoàn thành trong kỳ, sản phẩm tự sản tự tiêu và giá trị các phế liệu, phế 
phẩm, phụ phẩm không phải là sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. 
 1.3.2.4. Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện 
 Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện (hay tổng doanh thu tiêu thụ) là toàn 
bộ giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp đã bán trong kỳ nghiên cứu. 
 Chỉ tiêu này có các nội dung kinh tế như sau: 
 - Giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hoàn thành và tiêu thụ ngay trong kỳ báo 
cáo. 
 - Giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoàn thành trong các kỳ trước, tiêu thụ 
được trong kỳ báo cáo. 
 - Giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người mua 
trong các kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo. 
 Giữa các chỉ tiêu: giá trị sản xuất, giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất và giá 
trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ có mối liên hệ sau: 
Ví dụ: Giá trị SX trong kỳ là 1,1 tỉ đồng (giả sử không có dở dang đầu kỳ), trong 
đó giá trị SP, dịch vụ hoàn thành là 1 tỉ đồng (thì 1 tỷ đồng là giá trị sản lượng 
hàng hóa SX), giá trị SP, dịch vụ dở dang CKỳ là 0,1 tỉ đồng. Vậy hệ số sản xuất 
hàng hóa = (giá trị sản lượng hàng hóa SX /giá trị SX )= (1 tỉ đồng/1,1 tỉ 
đồng)=0,909. 
 Trong giá trị sản lượng hàng hóa SX (giá trị SP, dịch vụ hoàn thành) 1 tỉ 
đồng thì có 0,8 tỷ đồng đã bán thì giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện là 0,8 tỷ 
đồng. Vậy hệ số tiêu thụ hàng hóa là 0,8 tỷ đồng/1 tỷ đồng = 0,8 
Giá trị sản 
lượng hàng 
hóa thực hiện 
= 
Giá trị sản lượng 
hàng hóa sản xuất 
Giá trị sản xuất 
Giá trị 
sản 
xuất 
× × 
Giá trị sản lượng 
hàng hóa thực hiện 
Giá trị sản lượng 
hàng hóa sản xuất 
 = 
Hệ số sản xuất 
hàng hóa 
Giá trị sản 
xuất × × 
Hệ số tiêu thụ 
hàng hóa 
Giá trị sản 
lượng hàng 
hóa thực hiện 
-8- 
1.4. Thống kê chất lượng thành phẩm 
1.4.1. Thống kê chất lượng sản phẩm 
1.4.1.1. Trường hợp sản phẩm có phân loại theo bậc chất lượng 
 Trong trường hợp sản phẩm có thể phân loại theo các bậc chất lượng khác 
nhau thì ta dùng chỉ số giá bình quân để đánh giá chất lượng của sản phẩm. 
 Giá bình quân tính theo bậc chất lượng của sản phẩm: 
Trong đó: 
 + pc: giá bình quân của các sản phẩm 
 + pci: giá cố định đơn vị sản phẩm có mức độ chất lượng i 
 + qci: khối lượng sản phẩm có mức độ chất lượng i 
 + n: số mức độ chất lượng (số loại SP). 
 Từ đây ta tính giá bình quân của các sản phẩm kỳ thực tế ( 1cp ), giá bình 
quân của các sản phẩm kỳ gốc ( 0cp ) 
 * Chỉ số giá bình quân của một loại sản phẩm: 
 Doanh thu tăng thêm (hay giảm) do nâng cao (hay giảm) chất lượng sản 
phẩm là: 
 Chỉ số trên cho thấy giá bình quân chịu ảnh hưởng của sự thay đổi kết cấu 
sản lượng theo chất lượng của sản phẩm. 
 * Chỉ số giá bình quân của nhiều loại sản phẩm: 


 n
1i
c
n
1i
cc
c
i
ii
q
qp
p




0
0
1
1
0
1
c
c
cc
c
cc
c
c
p q
qp
:
q
qp
p
p
i
101 ccc
qpp  
11
10
11
c cc
cc
cc
p qQ:våïi,Qp
Qp
I  


-9- 
Trong đó: 
1c
p : giá bình quân của 1 mặt hàng kỳ nghiên cứu 
1c
Q : Tổng khối lượng của một mặt hàng kỳ nghiên cứu. 
 Chỉ số trên đây phản ánh chất lượng sản phẩm thông qua giá trị của nó, nếu 
chất lượng sản phẩm tăng sẽ đem lại cho các doanh nghiệp thu nhập cao hơn và 
ngược lại.. 
 Thu nhập của xí nghiệp tăng thêm (+) hay giảm bớt (-) do thay đổi chất 
lượng sản phẩm là: 
1 01 0c c c c
p Q p Q   
 Ví dụ: Có tài liệu về tình hình sản xuất ở một xí nghiệp may như sau: 
Khối lượng sản phẩm (cái) 
Sản phẩm 
Giá cố định (pc) 
(đồng/cái) Kỳ gốc (qc0) 
Kỳ nghiên cứu 
(qc1) 
Áo thun 1.000 1.200 
- Loại 1 70.000 800 900 
- Loại 2 50.000 200 300 
Áo sơ mi 2.000 3.000 
- Loại 1 100.000 1.600 2.550 
- Loại 2 80.000 400 450 
* Đánh giá chất lượng từng loại sản phẩm: 
Áo thun: 
000.1
000.000.66
000.1
200000.50800000.70
0
0
0


c
cc
c q
qp
p = 66.000 đồng/cái 
200.1
000.000.78
200.1
300000.50900000.70
1
1
1


c
cc
c q
qp
p = 65.000 đồng/cái 
-10- 
000.66
000.65
0
1 
c
c
c p
p
i =0,9848 lần hay 98,48%, giảm 1,52% 
 101 )( ccc qpp = (65.000 – 66.000) x 1.200 = - 1.200.000 đồng 
 Như vậy ta thấy giá bình quân một cái áo thun kỳ báo cáo giảm so với kỳ 
gốc, có nghĩa chất lượng áo thun ở xí nghiệp may kỳ báo cáo giảm 1,52% so với 
kỳ gốc, vì vậy đã làm cho xí nghiệp thất thu bình quân mỗi cái áo thun là 1.000 
đồng và bộ phận may áo thun sẽ làm giảm doanh thu của xí nghiệp là 1.200.000 
đồng 
* Áo sơ mi: 
 0
0
0
100.000 1.600 80.000 400 192.000.000 96.000
2.000 2.000
c c
c
c
p q
p
q
 

 đ/cái 
 1
1
1
100.000 2.550 80.000 450 291.000.000 97.000
3.000 3.000
c c
c
c
p q
p
q
 

 đ/cái 
1
0
97.000 1,0104
96.000
c
c
c
p
i
p
 lần hay 101,04% 
1 0 1
( ) 97.000 96.000 3.000 3.000.000c c cp p q  đồng 
 Như vậy, ta thấy giá bình quân một cái áo sơ mi kỳ báo cáo tăng so với kỳ 
gốc là 1.000 đồng/cái, có nghĩa là chất lượng loại áo sơ mi ở xí nghiệp may kỳ báo 
cáo tăng so với kỳ gốc là 1,04%, vì vậy bộ phận may áo sơ mi sẽ làm cho doanh 
thu của xí nghiệp tăng thêm một khoản 3.000.000 đồng. 
* Đánh giá chất lượng chung của hai loại sản phẩm: Áp dụng công thức 
1 1
0 1
;
c
c c
p
c c
p Q
I
p Q
 

 với: 
1 1c c
Q q  
65.000 1.200 97.000 3.000 369.000.000 1,0049
66.000 1.200 96.000 3.000 367.200.000
 lần 
Như vậy chất lượng chung của hai loại sản phẩm kỳ báo cáo tăng 0,49% so 
với kỳ gốc. Thu nhập của xí nghiệp tăng thêm do nâng cao chất lượng sản phẩm là: 
1 1 0 1
369.000.000 367.200.000 1.800.000c c c cp Q p Q   đồng 
1.4.1.2. Trường hợp sản phẩm không chia các bậc chất lượng 
-11- 
 Trường hợp doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm không chia các bậc chất 
lượng, để nghiên cứu chất lượng của sản phẩm thống kê c ... giảm là 100 đồng. 
2, Phân tích biến động NSLĐBQ một lao động trong toàn công ty biết rằng tống 
sản lượng kỳ gốc là 5.000 cái , tổng sản lượng kỳ báo cáo là 6.000 cái. 
NSLĐBQ một lao động trong toàn công ty chịu ảnh hưởng bởi NSLĐBQ CN từng 
doanh nghiệp trong công ty và tỉ trọng lao động từng doanh nghiệp trong toàn Công ty. 
Từ tổng sản lượng các kỳ và tỉ trọng sản lượng các kỳ ta tính sản lượng các kỳ của 
từng doanh nghiệp như sau: 
 Sản lượng kỳ gốc của từng DN = Tổng sản lượng kỳ gốc X Tỉ trọng sản lượng kỳ gốc từng 
DN 






00
10
10
11
00
11
0
1
dz
dz
dz
dz
dz
dz
z
z
-166- 
Sản lượng kỳ gốc của DN A = 5.000 cái X 30% = 1.500 cái 
Sản lượng kỳ gốc của DN B = 5.000 cái X 70% = 3.500 cái 
 Sản lượng kỳ báo cáo của từng DN = Tổng sản lượng kỳ báo cáo X Tỉ trọng sản lượng kỳ 
báo cáo từng DN. 
Sản lượng kỳ báo cáo của DN A = 6.000 cái X 40% = 2.400 cái 
Sản lượng kỳ báo cáo của DN B = 6.000 cái X 60% = 3.600 cái 
Sau đó tính NSLĐBQ CN các kỳ của từng DN và tính tỉ trọng lao động của từng 
doanh nghiệp trong toàn công ty cho các kỳ như sau: 
 Ta có công thức: NSLĐBQ = sản lượng / số lao động 
-NSLĐBQ kỳ gốc DN A = 1.500 / 100 = 15 
-NSLĐBQ kỳ gốc DN B = 3.500 / 200 = 17,5 
-NSLĐBQ kỳ báo cáo DN A = 2.400 / 150 = 16 
-NSLĐBQ kỳ báo cáo DN B = 3.600 / 250 = 14,4 
-Tỉ trọng lao động kỳ gốc của DN A = 100/300 = 33,33% 
-Tỉ trọng lao động kỳ gốc của DN B = 200/300 = 66,67% 
-Tỉ trọng lao động kỳ báo cáo của DN A = 150/400 = 37,5% 
-Tỉ trọng lao động kỳ báo cáo của DN B = 250/400 = 62,5% 
Mà NSLĐBQ một lao động trong toàn công ty chịu ảnh hưởng bởi NSLĐBQ CN (W) 
từng doanh nghiệp trong công ty và tỉ trọng lao động (d) từng doanh nghiệp trong toàn 
Công ty. 
NSLĐBQ một lao động trong toàn công ty = Wd 
NSLĐBQ một lao động trong toàn công ty kỳ gốc = (15 x 0,3333) + (17,5 x 0,6667) 
= 16,67 cái 
NSLĐBQ một lao động trong toàn công ty kỳ báo cáo = (16 x 0,375) + (14,4 x 
0,625) = 15 cái 
Áp dụng hệ thống chỉ số: 
-167- 
 6667,05,173333,015
625,05,17375,015
625,05,17375,015
625,04,14375,016
67,16
15
Số tương đối: 
67,16
56,16
56,16
15
67,16
15
 0,8998 = 0,9058 x 0,9934 
 Hay 89,98% = 90,58% x 99,34% 
Số tuyệt đối: (15 – 16,67) = (15 – 16,56) + (16,56 – 16,67) 
 - 1,67 = - 1,56 + (- 0,11) (cái) 
Nhận xét: NSLĐBQ một lao động trong toàn công ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 
10,02%, tương ứng với số tuyệt đối giảm 1,67 cái là do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: 
-Do NSLĐBQ một lao động từng doanh nghiệp thay đổi đã làm cho NSLĐBQ một 
lao động trong toàn công ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 9,42%, tương ứng với số tuyệt 
đối giảm là 1,56 cái. 
-Do tỉ trọng lao động từng doanh nghiệp thay đổi đã làm cho NSLĐBQ một lao động 
trong toàn công ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 0,66%, tương ứng với số tuyệt đối giảm 
là 0,11 cái. 
 3/ Phân tích sự biến động sản lượng của cả công ty do ảnh hưởng bởi các nhân 
tố: 
 Sản lượng của cả công ty chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là NSLĐ (W) của công 
nhân từng doanh nghiệp và số lượng công nhân (T) từng doanh nghiệp. 
 Sản lượng = NSLĐBQ x số công nhân. 
Áp dụng hệ thống chỉ số: 
 2005,1710015
2505,1715015
2505,1715015
2504,1415016
2005,1710015
2504,1415016





 
00
10
10
11
00
11
0
1
dW
dW
dW
dW
dW
dW
W
W





 
00
10
10
11
00
11
TW
TW
TW
TW
TW
TW
-168- 
000.5
625.6
625.6
000.6
000.5
000.6
Số tương đối: 1,2 = 0,9057 x 1,325 
Hay 120% = 90,58% x 132,5%. 
Số tuyệt đối: (6.000 – 5.000) = (6.000 – 6.625) + (6.625 – 5.000) 
 + 1.000 = - 625 + ( 1.625) (cái). 
Nhận xét: Sản lượng toàn công ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 20%, tương ứng với 
số tuyệt đối tăng 1.000 cái là do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: 
-Do NSLĐBQ một lao động từng doanh nghiệp thay đổi đã làm cho NSLĐBQ một 
lao động trong toàn công ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 9,42%, tương ứng với số tuyệt 
đối giảm là 625cái. 
-Do số lượng lao động từng doanh nghiệp tăng đã làm cho sản lượng toàn công ty kỳ 
báo cáo so với kỳ gốc tăng 32,5%, tương ứng với số tuyệt đối tăng là 1.625 cái./.. 
-169- 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................1 
Chương 1: THỐNG KÊ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP .................................2 
1.1. Thống kê doanh nghiệp và đối tượng của thống kê doanh nghiệp.........................2 
1.1.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp .......................................................................2 
1.1.2. Đối tượng của thống kê doanh nghiệp ..................................................................2 
1.2. Nhiệm vụ và nội dung của thống kê doanh nghiệp .................................................2 
1.2.1. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp ..................................................................2 
1.2.2. Nội dung của thống kê doanh nghiệp ...................................................................2 
1.3. Phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê sản phẩm trong doanh nghiệp................3 
1.3.1. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật ....................................................................3 
1.3.2. Chỉ tiêu sản phẩm tính bằng giá trị.......................................................................3 
1.4. Thống kê chất lượng thành phẩm............................................................................8 
1.4.1. Thống kê chất lượng sản phẩm.............................................................................8 
1.4.2. Thống kê sản phẩm hỏng trong sản xuất ............................................................ 12 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 14 
Chương 2 : THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP.................. 15 
2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê TSCĐ trong doanh nghiệp ................................ 15 
2.1.1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định...................................................................15 
2.2.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê TSCĐ trong doanh nghiệp ............................... 16 
2.2. Thống kê khối lượng và kết cấu TSCĐ .................................................................16 
2.1.1. Thống kê khối lượng TSCĐ ............................................................................... 16 
2.2.2. Thống kê kết cấu TSCĐ ..................................................................................... 17 
2.3. Thống kê tình hình biến động và hiệu quả sử dụng TSCĐ ..................................18 
2.3.1. Thống kê tình hình tăng, giảm TSCĐ.................................................................18 
2.3.2. Thống kê hiện trạng của TSCĐ ..........................................................................19 
2.3.3. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ .....................................................................19 
2.4. Thống kê thiết bị trong sản xuất............................................................................20 
2.4.1. Thống kê số lượng thiết bị sản xuất....................................................................20 
2.4.2. Thống kê thời gian thiết bị sản xuất ...................................................................22 
2.4.3. Thống kê năng suất thiết bị sản xuất ..................................................................23 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2....................................................................................... 28 
Chương 3: THỐNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN 
XUẤT ................................................................................................................................ 29 
3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp SX ...........29 
3.1.1. Khái niệm, phân loại nguyên vật liệu .................................................................29 
3.1.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê NVL trong doanh nghiệp .......................................29 
-170- 
3.2. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất ................. 30 
3.2.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình cung cấp NVL .................................................. 30 
3.2.2. Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu ........30 
3.3. Thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.........31 
3.3.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu.....................................31 
3.3.2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu........................................31 
3.3.3. Phân tích mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm ...................... 37 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 40 
Chương 4: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐÔNG VÀ TIỀN LƯƠNG 
TRONG DOANH NGHIỆP............................................................................................. 41 
4.1 Thống kê lao động trong doanh nghiệp..................................................................41 
4.1.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp ............................ 41 
4.1.2 Thống kê số lượng lao động................................................................................ 41 
4.1.3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất .............47 
4.2. Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp ................................................ 53 
4.2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê NSLĐ trong doanh nghiệp............................... 53 
4.2.2. Phương pháp xác định năng suất lao động.......................................................... 54 
4.2.3. Thống kê sự biến động của năng suất lao động .................................................. 55 
4.3. Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp .............................................................. 57 
4.3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tiền lương trong doanh nghiệp ......................... 57 
4.3.2. Các chỉ tiêu tiền lương bình quân.......................................................................60 
4.3.3. Phân tích sự biến động tổng mức tiền lương....................................................... 63 
4.3.4. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng 
suất lao động bình quân ......................................................................................................66 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 68 
Chương 5: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN 
XUẤT ................................................................................................................................ 70 
5.1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ..............................................70 
5.1.1. Chi phí sản xuất .................................................................................................70 
5.1.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm ..........................................70 
5.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm.................................................. 71 
5.2.1. Ý nghĩa của thống kê giá thành ..........................................................................71 
5.2.2. Nhiệm vụ ...........................................................................................................71 
5.3. Thống kê giá thành sản phẩm so sánh được ......................................................... 71 
5.3.1. Chỉ số biến động giá thành doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm................ 71 
5.3.2. Chỉ số biến động giá thành doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm so sánh 
được ...................................................................................................................................72 
-171- 
5.3.3. Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành của một loại sản phẩm............................. 72 
5.3.4. Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành của nhiều loại sản phẩm .......................... 72 
5.4. Thống kê giá thành cho một đồng sản lượng hàng hóa ........................................74 
5.4.1. Khái niệm giá thành một đồng sản lượng hàng hóa (zp)......................................74 
5.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành một đồng sản lượng hàng hóa ............74 
5.5. Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí ......................................................... 75 
5.5.1. Phân tích sự biến động khoản mục chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng đến giá 
thành sản phẩm. .................................................................................................................. 75 
5.5.2. Phân tích biến động của khoản mục chi phí tiền lương ảnh hưởng đến giá thành 
sản phẩm............................................................................................................................. 78 
5.5.3. Phân tích biến động của khoản mục chi phí sản xuất chung ảnh hưởng đến giá 
thành sản phẩm ................................................................................................................... 80 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ..................................................................................... 82 
Chương 6: THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH 
NGHIỆP ............................................................................................................................ 83 
6.1. Thống kê vốn cố định ............................................................................................. 83 
6.1.1. Chỉ tiêu mức vốn cố định ................................................................................... 83 
6.1.2. Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định (Hv) ....................................................................84 
6.1.3. Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn cố định (Hsv) ............................................................ 85 
6.2. Thống kê vốn lưu động........................................................................................... 85 
6.2.1. Chỉ tiêu mức vốn lưu động................................................................................. 85 
6.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................................................. 86 
6.3 Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh ..................................................................87 
6.3.1. Thống kê tổng doanh thu của doanh nghiệp ....................................................... 87 
6.3.2. Thống kê lợi nhuận của doanh nghiệp ................................................................ 89 
6.3.3 Thống kê doanh lợi của doanh nghiệp .................................................................90 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 ..................................................................................... 91 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 93 
BÀI TẬP............................................................................................................................ 94 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thong_ke_doanh_nghiep_ta_cong_mien.pdf