Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 2: Chu chuyển vốn quốc tế
Nội dung
Cán cân thanh toán quốc tế đo lường dòng
chu chuyển vốn quốc tế như thế nào?
Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế
Tài khoản vãng lai
Tài khoản vốn/tài chính
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 2: Chu chuyển vốn quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 2: Chu chuyển vốn quốc tế
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp Chu chuyển vốn quốc tế Tài Chính Quốc Tế (International Finance) Nội dung Cán cân thanh toán quốc tế đo lường dòng chu chuyển vốn quốc tế như thế nào? Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế Tài khoản vãng lai Tài khoản vốn/tài chính Dòng chu chuyển vốn quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ đo lường tất cả các giao dịch quốc tế phát sinh giữa người dân trong nước và người nước ngoài qua một thời kỳ nhất định. Dòng chu chuyển vốn quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế đo lường dòng chu chuyển vốn quốc tế thông qua ba yếu tố sau đây: 1.Nhận diện như thế nào là một giao dịch kinh tế quốc tế. 2.Hiểu dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, tài sản và tiền tạo ra các khoản nợ và khoản có trên cán cân thanh toán quốc tế như thế nào. 3.Tìm hiểu quy trình kế toán của cán cân thanh toán quốc tế. Nguyên tắc kế toán của cán cân thanh toán Giả sử một công ty Mỹ bán lô hàng quần jean Mỹ giá trị 2.000.000 $ qua Anh và người Anh trả tiền từ một tài khoản đồng đô la Mỹ được lưu giữ trong một ngân hàng Mỹ. Chúng ta có bút toán kép trên bảng cán cân thanh toán của Mỹ như sau: (Có +; Nợ –) Triệu đô la Xuất khẩu (quần Jean) +2 Tài sản nước ngoài tại US: nợ ở ngân hàng Mỹ -2 Nguyên tắc kế toán của cán cân thanh toán Giả sử một công ty Mỹ mua lô hàng vải trị giá 5 triệu USD từ một nhà sản xuất Anh và các công ty này gửi 5.000.000 $ nhận được vào tài khoản ngân hàng tại Hoa Kỳ. Chúng ta có bút toán kép trong tài khoản của Hoa Kỳ như sau: (Có +; nợ –) Triệu đô la Nhập khẩu (vải) -5 Tài sản nước ngoài tại US: nợ ở ngân hàng Mỹ +5 Nguyên tắc kế toán của cán cân thanh toán Bất kỳ giao dịch quốc tế đã làm phát sinh nhu cầu về đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối được ghi nhận là một khoản có trong cán cân thanh toán của Mỹ và mang dấu dương. Bất kỳ giao dịch làm phát sinh nguồn cung đô la được ghi nhận là nợ, và mang dấu âm. Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế Hai khoản mục chính Sai số thống kê Sai sót trong tính toán nhiều mặt hàng Sự khác biệt về mặt thời gian giữa tài khoãn vãng lai và các khoản thanh toán Sai số từ việc ước tính Tài khoản vãng lai Tài khoản vãng lai (current account) là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia, gồm bốn thành phần sau: 1. Cán cân mậu dịch (trade balance) 2. Cán cân dịch vụ 3. Thu nhập 4. Chuyển giao vãng lai Tài khoản vãng lai Các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai: Lạm phát Thu nhập quốc dân Tỷ giá hối đoái Các biện pháp hạn chế của chính phủ Tài khoản vãng lai – yếu tố tác động: Ảnh hưởng của lạm phát Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Tài khoản vãng lai – yếu tố tác động: Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân Nếu mức thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Tài khoản vãng lai – yếu tố tác động: Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Tài khoản vãng lai – yếu tố tác động: Các biện pháp hạn chế của chính phủ Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng tăng trên thực tế. Ngoài việc áp dụng các biện pháp hạn chế, chính phủ cũng có các cách khác có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai. Tài khoản vốn/tài chính Tài khoản vốn/tài chính đo lường tất cả các giao dịch kinh tế quốc tế liên quan đến tài sản tài chính. Nó được chia ra làm hai khoản mục chính là Tài khoản vốn (Capital Account) và Tài khoản Tài chính (Financial Account). Tài khoản vốn/tài chính Tài khoản vốn được tạo ra bởi những khoản chuyển giao tài sản tài chính hoặc những giao dịch phát sinh liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của những tài sản phi sản xuất và phi tài chính. Tài khoản vốn/tài chính Tài khoản tài chính được chia ra làm ba phần: • Đầu tư trực tiếp nước ngoài (foreign direct investment – FDI) • Đầu tư gián tiếp nước ngoài (foreign porfolio investment – FPI) • Các hình thức đầu tư khác Các yếu tố tác động tài khoản tài chính • Chính sách kiểm soát vốn (capital control) • Dân số • Biến động tỷ giá hối đoái Chính sách kiểm soát vốn Tranh luận về các mục tiêu kiểm soát vốn 1. Thông qua hạn chế cán cân tài khoản vốn để cải thiện phúc lợi kinh tế 2. Điều hòa những mục tiêu chính sách 3. Bảo vệ sự ổn định về tài chính và tiền tệ Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia, nhằm đạt mục tiêu nhất định của chính phủ. Chính sách kiểm soát vốn Kiểm soát vốn trực tiếp Kiểm soát vốn gián tiếp Chính sách kiểm soát vốn Hàm ý của cán cân thanh toán Phương trình cán cân thanh toán: BC + ΔR +Bk + ε ≡ 0 (1) • BC : Cán cân tài khoản vãng lai • ΔR: Thay đổi dự trữ chính thức • Bk : Cán cân tài khoản vốn • ε : Sai số thống kê Tỷ giá linh hoạt Không thay đổi dự trữ chính thức vì NHTW không mua bán tiền tệ và vàng BC +Bk + ε = 0 Giả định không có sai số BC +Bk = 0 (2) Hàm ý của cán cân thanh toán Hàm ý của cán cân thanh toán Tỷ giá cố định Phương trình (1) được viết lại như sau: ΔR = - (BC +Bk ) (3) Khi tỷ giá cố định thì việc tăng/giảm dự trữ chính thức sẽ bằng với thâm hụt/thặng dư trong tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Thảo luận nhóm Thâm hụt tài khoản vãng lai là điều không tốt đối với một quốc gia? Mục tiêu chính sách kinh tế Xem xét phương trình tài khoản thu nhập quốc gia: Y ≡ C + I + G + (Ex - Im) (4) • Y : Tổng sản phẩm quốc gia (GDP) • C : Tiêu dùng • I : Đầu tư ròng • G : Tiêu dùng chính phủ • Ex : Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ • Im : Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ Cán cân thanh toán trên hàng hóa dịch vụ: Ex - Im ≡ Y - (C + I + G) (5) Theo đô la Mỹ Mối liên hệ giữa tỷ giá đồng đô la và xuất khẩu thực tế của Mỹ. 1975 1977 1979 1981 1983 1985 1987 -120 60 0 60 120 -180 80 100 120 140 160 Xuất khẩu thuần thực tế (thang bên trái) Chỉ số đô la Mỹ Gía trị đồng đô la Mỹ (thang bên phải) Nhập khẩu và tỷ giá hối đoái Hình 1: Nguồn cung Bảng Anh Nhập khẩu và tỷ giá hối đoái • Đường cung của đồng tiền cho biết lượng tiền được cung ứng trên thị trường. • Giá của đồng tiền được thể hiện thông qua tỷ giá hối đoái. • Lượng cung tiền thể hiện giá trị của lượng tiền được chi tiêu cho nhập khẩu. Con số này được tính toán bằng cách lấy giá nhập khẩu nhân cho số lượng nhập khẩu. Xuất khẩu và tỷ giá hối đoái Hình 2: Nguồn cầu bảng Anh Xuất khẩu và tỷ giá hối đoái • Đường cầu đồng tiền bắt nguồn từ đường cung xuất khẩu. • Nhu cầu về đồng tiền để thanh toán cho xuất khẩu bằng với giá trị của hợp đồng xuất khẩu. • Do đó, để xây dựng đường cầu đồng tiền chúng ta phải tính giá trị xuất khẩu tại mỗi mức tỷ giá. Sự bất ổn tỷ giá hối đoái Kết luận: Khi nhu cầu nhập khẩu ít co giãn thì đường cung tiền tệ dốc thẳng đứng. Hình 8: Cung tiền và độ co giãn nhập khẩu Sự bất ổn tỷ giá hối đoái Kết luận: Thị trường ngoại hối mất cân bằng khi đường cung tiền dốc thẳng đứng và đường cầu tiền tệ dốc hơn đường cung tiền tệ tại mức cân bằng. Điều kiện này được gọi là điều kiện Marshall- Lerner. Hình 9: Sự ổn định của thị trường ngoại hối Đường cong J Hình 10: Đường cong J Hiện tượng ban đầu làm tồi tệ cán cân thương mại nhưng sau đó cải thiện lại khi giảm giá đồng tiền gọi là hiệu ứng đường cong J Phản ứng của cán cân mậu dịch đối với một đồng tiền yếu Thời gian Đường cong J 0 C án cân m ậu dịch HỘI NHẬP TÀI CHÍNH HOÀN TOÀN TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỘC LẬP BẤT KHẢ THI !!! KIỂM SOÁT VỐN HOÀN TOÀN TỔNG QUAN VỀ “BỘ BA BẤT KHẢ THI” CAC (1) (2) (3) Kiểm soát vốn và bộ ba bất khả thi Chính sách tiền tệ độc lập Ổn định TGHĐ Tự do hóa dòng vốn Kiểm soát vốn
File đính kèm:
- bai_giang_tai_chinh_quoc_te_bai_2_chu_chuyen_von_quoc_te.pdf