Bài giảng Thống kê tài chính - Bùi Đức Triệu

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ TÀI CHÍNH

1.1. Một số khái niệm cơ bản

- Bản chất và chức năng của tiền tệ

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan ra đời cùng với sự phát triển của nền

kinh tế hàng hóa. Về bản chất tiền tệ là vật ngang giá chung, làm phương tiện trao

đổi và thanh toán. Về chức năng tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị; là phương tiện trao

đổi và là phương tiện dự trữ về mặt giá trị.

- Bản chất và chức năng của tài chính

Hoạt động kinh tế của con người trong nền sản xuất hàng hóa với sự xuất hiện

của tiền tệ làm vai trò trung gian thanh toán và cất trữ tạo nhu cầu thành lập các quỹ

tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư sản xuất. Các quỹ đó được tạo lập và

sử dụng bởi các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân. Các quan hệ kinh tế đó

đã làm xuất hiện phạm trù tài chính. Sự ra đời của nhà nước làm cho hoạt động tài

chính càng phát triển.

Về bản chất tài chính là các quan hệ trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới

hình thức giá trị, thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu

cầu ttích luỹ và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.

Chức năng của tài chính bao gồm : chức năng phân phối bao hàm cả phân phối

lần đầu và phân phối lại nhằm tạo lập các quỹ và sử dụng chúng vào các mục đích

khác nhau. Chức năng giám đốc (giám đốc bằng tiền) của tài chính là qua đó kiểm

tra quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

- Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động với chức năng phương tiện thanh toán

và cất trữ trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

- Các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính được dùng cho một

mục đích nhất định.

- Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính khác

nhau của nền KTQD, có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các

quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó.

- Hệ thống tài chính quốc gia là một thể thống nhất do nhiều khâu tài chính hợp

thành. Được coi là một khâu tài chính nếu ở đó có các quỹ tiền tệ đặc thù được tạo

lập và sử dụng và gắn liền với một chủ thể nhất định. Hoạt động tài chính có cùng

tính chất đặc điểm thì xếp cùng vào một khâu.

pdf 87 trang yennguyen 5360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thống kê tài chính - Bùi Đức Triệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thống kê tài chính - Bùi Đức Triệu

Bài giảng Thống kê tài chính - Bùi Đức Triệu
1BÀI GIẢNG
THỐNG KÊ TÀI CHÍNH
Chủ biên: PGS. TS Bùi Đức Triệu
2Mục lục
Tên đề mục Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1. Những vấn đề chung của thống kê tài chính 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.2 Thực trạng Thống kê tài chính quốc tế và trong nước 7
1.3 Những luồng tài chính trong Hệ thống tài khoản quốc gia 9
Chương 2. Thống kê tài chính công và tài chính doanh nghiệp 15
2.1 Thống kê ngân sách nhà nước 15
2.1.1 Một số khái niệm và phân loại cơ bản 15
2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu 16
2.2 Thống kê tài chính doanh nghiệp 22
2.2.1 Một số vấn đề chung 22
2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính doanh nghiệp 23
Chương 3. Thống kê các thể chế tài chính 29
3.1 Thống kê ngân hàng 29
3.1.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngân hàng 29
3.1.2 Phương pháp phân tích thống kê hoạt động ngân hàng 33
3.2 Thống kê thị trường chứng khoán 37
3.2.1 Một số khái niệm cơ bản 37
3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê thị trường chứng khoán 39
3.3 Thống kê bảo hiểm 44
3.3.1 Những vấn đề chung của thống kê bảo hiểm 44
3.3.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê bảo hiểm 46
Chương 4. Thống kê thị trường tài chính 58
4.1 Thống kê tiền tệ và lưu chuyển tiền tệ 58
4.1.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê tiền tệ và lưu thông tiền tệ 58
4.1.2 Phương pháp xác định khối tiền và phân tích tốc độ chu chuyển
tiền tệ
61
4.2 Thống kê giá cả và lạm phát 63
4.2.1 Những vấn đề chung 63
4.2.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê giá cả và lạm phát 64
4.2.3 Phương pháp tính và phân tích chỉ số giá 68
4.2.4 Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng 73
4.2.5 Phân tích mức độ và ảnh hưởng của lạm phát 75
4.3 Thống kê lãi suất và tỷ giá hối đoái 78
4.3.1 Thống kê lãi suất 78
4.3.2 Thống kê tỷ giá hối đoái 81
3LỜI NÓI ĐẦU
Tất cả các quan hệ của đời sống kinh tế, xã hội luôn thông qua các quan hệ tài
chính. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch các quan hệ tài chính đơn giản vì vậy thống kê
tài chính cũng theo đó không được chú trọng. Hiện nay trong cơ chế kinh tế thị
trường, các hoạt động tài chính phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp. Đảm bảo
nhu cầu thông tin cho các hoạt động đó, cũng như yêu cầu về quản lý nhà nước, vai
trò của thống kê tài chính ngày càng trở nên quan trọng và cụ thể.
Thực trạng nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về thống kê tài chính ở nước ta còn
phân tán và lạc hậu. Ở các cơ quan quản lý nhà nước, thông tin thống kê tài chính
nằm rải rác ở các cơ quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng TW, Tổng cục thống kê...
Trong các trường đại học và cao đẳng khối kinh tế và quản trị kinh doanh còn thiếu
vắng mảng kiến thức này. Cụ thể là chưa có cơ sở đào tạo nào giảng dạy môn học
“Thống kê tài chính”.
Vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện một cách cơ bản, toàn diện phương pháp thống kê
Tài chính ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế là cần thiết và cấp bách.
Để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ môn
Thống kê Kinh tế xã hội, khoa Thống kê, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
đã tiến hành biên sọan và giảng dạy môn học Thống kê tài chính từ năm 2006, với
mục tiêu:
- Làm rõ sự cần thiết, vị trí, vai trò của Thống kê Tài chính
- Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Thống kê Tài chính
- Trang bị cho học viên phương pháp luận xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phân
tích thống kê tài chính.
- Phản ánh bức tranh toàn cảnh về nền tài chính quốc dân, hoạt động của các
thể chế tài chính, thị trường tài chính, phương pháp hạch toán, phân tích và ý nghĩa
của các chỉ tiêu thống kê tài chính.
Do nguồn lực hạn chế, môn học đang trong quá trình hòan thiện nên bài giảng
này được tạm thời biên soạn thành 4 chương:
- Chương 1. Những vấn đề chung về thống kê tài chính
- Chương 2. Thống kê tài chính công và tài chính doanh nghiệp
- Chương 3. Thống kê các thể chế tài chính
- Chương 4. Thống kê thị trường tài chính
Trong tương lai gần bài giảng sẽ hòan thiện hơn khi xuất bản thành giáo trình.
4Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ TÀI CHÍNH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Bản chất và chức năng của tiền tệ
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan ra đời cùng với sự phát triển của nền
kinh tế hàng hóa. Về bản chất tiền tệ là vật ngang giá chung, làm phương tiện trao
đổi và thanh toán. Về chức năng tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị; là phương tiện trao
đổi và là phương tiện dự trữ về mặt giá trị.
- Bản chất và chức năng của tài chính
Hoạt động kinh tế của con người trong nền sản xuất hàng hóa với sự xuất hiện
của tiền tệ làm vai trò trung gian thanh toán và cất trữ tạo nhu cầu thành lập các quỹ
tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư sản xuất. Các quỹ đó được tạo lập và
sử dụng bởi các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân. Các quan hệ kinh tế đó
đã làm xuất hiện phạm trù tài chính. Sự ra đời của nhà nước làm cho hoạt động tài
chính càng phát triển.
Về bản chất tài chính là các quan hệ trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới
hình thức giá trị, thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu
cầu ttích luỹ và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.
Chức năng của tài chính bao gồm : chức năng phân phối bao hàm cả phân phối
lần đầu và phân phối lại nhằm tạo lập các quỹ và sử dụng chúng vào các mục đích
khác nhau. Chức năng giám đốc (giám đốc bằng tiền) của tài chính là qua đó kiểm
tra quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động với chức năng phương tiện thanh toán
và cất trữ trong quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính được dùng cho một
mục đích nhất định.
- Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính khác
nhau của nền KTQD, có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các
quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó.
- Hệ thống tài chính quốc gia là một thể thống nhất do nhiều khâu tài chính hợp
thành. Được coi là một khâu tài chính nếu ở đó có các quỹ tiền tệ đặc thù được tạo
lập và sử dụng và gắn liền với một chủ thể nhất định. Hoạt động tài chính có cùng
tính chất đặc điểm thì xếp cùng vào một khâu.
5- Các khâu tài chính của hệ thống thống tài chính nước ta hiện nay là: Tài chính
nhà nước; Tài chính doanh nghiệp; Bảo hiểm; tín dụng; Tài chính các tổ chức xã hội
và tài chính hộ gia đình.
- Trong điều kiện kinh tế thị trường các khâu nói trên vừa quan hệ trực tiếp với
nhau vừa có quan hệ với nhau thông qua thị trường tài chính. Thị trường tài chính
không phải là một khâu tài chính mà là môi trường cho sự hoạt động của các khâu
tài chính và cho sự vận động của các nguồn tài chính. Thị trường tài chính là nơi
diễn ra việc mua bán trong lĩnh vực tài chính. Trên thị trường tài chính các tổ chức
trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, . . )
giữ vai trò quan trọng. Do điều kiện, tính chất, thời gian sử dụng và hình thức vận
động thị trường tài chính phân ra các bộ phận chuyên môn hóa là thị trường tiền tệ
(vốn ngắn hạn), thị trường vốn (vốn dài hạn) và thị trường chứng khoán. Thị trường
chứng khóan chuyên môn hóa việc mua bán chuyển quyền sử dụng các nguồn tài
chính (gọi là chứng khoán) cả dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu) cũng như ngắn hạn (tín
phiếu, giấy nhận nợ).
- Phân loại hệ thống tài chính : theo các tiêu thức khác nhau có thể phân hệ
thống tài chính thành các tổ, nhóm khác nhau.
Theo mục đích sử dụng cho lợi ích công hay tư , hệ thống tài chính được phân
thành Tài chính công và tài chính tư.
Theo quan hệ sở hữu các nguồn tài chính, hệ thống tài chính được phân thành Tài
chính nhà nước và Tài chính phi nhà nước .
Theo phạm vi hoạt động tài chính, lấy quốc gia làm chủ thể, hệ thống tài chính
được phân thành Tài chính nội địa và Tài chính quốc tế.
- Đối tượng nghiên cứu của t hống kê tài chính
Thống kê tài chính là một ngành khoa học như tên gọi truyền thống là thống
kê kinh tế – xã hội . Sự phát triển của thống kê học cũng như các môn khoa học xã
hội khác gắn liền với sự phát triển của xã hội, với các tổ chức và những tiến b ộ khoa
học kỹ thuật, cơ sở của phương pháp luận và công cụ kỹ thuật của nghiên cứu thống
kê. Tất cả đều quan hệ chặt chẽ với thống kê tài chính.
Theo phân loại các môn học thống kê kinh tế – xã hội thì thống kê tài chính
vừa có thể là một môn học độc lập, vừa có thể là một bộ phận của bất kỳ một thống
kê ngành nào.
6- Theo cách hiểu thứ nhất thì thống kê tài chính nghiên cứu quy luật vận
động của các nguồn tài chính, tiền tệ, tín dụng trong điều kiện kinh tế thị
trường bằng sự tích luỹ của các tổ chức tài chính tín dụng.
- Theo cách hiểu thứ hai thì xem tài chính là một hoạt động chủ quan của bất
kỳ lĩnh vực hay một ngành kinh tế nào . Theo cách hiểu này thì thống kê
tài chính có chức năng đảm bảo thông tin thống kê cho các ngành, lĩnh vực
đó.
Hiện nay các phạm trù như cạnh tranh, rủi ro, lạm phát là một hiện thực trong
đời sống hằng ngày. Trong lĩnh vực xã hội luôn thông qua các quan hệ tài chính, và
bởi vậy không thể không quan tâm đến thống kê tài chính.
Như trên đã nói có hai cách hiểu và như thể cũng có hai phương án giảng dạy
thống kê tài chính. Phương án thứ nhất coi thống kê tài chính là bộ phận quan trọng
nhất của thống kê kinh tế xã hội, trường hợp này nó là một môn học độc lập, phương
án thứ hai nó như là một bộ phận của các thống kê ngành, truờng hợp này xem nó là
bộ phận thống kê tài chính của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế – xã hội.
Cũng như bất kỳ môn khoa học nào, thống kê tài chính cũng có đối tượng
nghiên cứu của mình. Đối tượng nghiên cứu của thống kê tài chính là mặt lượng của
các hiện tượng, các quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ của quá
trình tái sản xuất xã hội qua các giai đoạn sản xuất, phân phối, phân phối lại, tiêu
dùng và tích luỹ. Thống kê tài chính nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật
thiết với mặt chất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội có liên quan
đến tài chính.
Như vậy chúng ta thấy, phạm vi nghiên cứu của thống kê tài chính là rất rộng.
- Phương pháp thống kê tài chính
Như tất cả các môn thống kê kinh tế xã hội khác thống kê t ài chính cũng dùng
ba giai đoạn kế tiếp nhau đó là: thu thập, tổng hợp và phân tích thống kê. Các
phương pháp thống kê thường sử dụng đó là: phân tổ, dãy số thời gi an, chỉ số, hồi
quy tương quan... tuy nhiên nó cũng có những đặc thù đó chính là việc sử dụn g các
phép toán tài chính.
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính
Nghiên cứu những qua trình phức tạp có mối liên hệ lẫn nhau trong lĩnh vực
tài chính đòi hỏi phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu . Hệ thống chỉ tiêu thống kê tài
chính có thể được xây dựng theo những quan điểm khác nhau. Mục đích của nó là
7thoả mãn yêu cầu chung cho tất cả các hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội. Trong hệ
thống đó được chia thành những chỉ tiêu riêng (thành phần) và chỉ tiêu chung (tổng
hợp). Các chỉ tiêu trong hệ thống đảm bảo mối liên hệ tương hỗ lẫn nhau và đảm bảo
tính so sánh đựơc với nhau.
Trong nền kinh tế thị trường từ những hoạt động thực tiễn, hệ thống chỉ tiêu
đó có thể được phân thành các nhóm sau đây:
- Thống kê tài chính nhà nước (thống kê tài chính công)
- Thống kê tài chính doanh nghiệp
- Thống kê các thể chế tài chính bao gồm thống kê ngân hàng, thống kê TTCK,
thống kê bảo hiểm.
- Thống kê thị trường tài chính bao gồm: thống kê lưu thông tiền tệ, lạm phát, giá cả,
lãi suất, tỷ giá hối đoái, vv...
1.2. Thực trạng Thống kê tài chính quốc tế và trong nước
Để tiến hành có hiệu quả chính sách nhà nước trong lĩnh vực tài chính cần
thiết phải có những thông tin chất lượng về thực trạng và động thái phát triển của nó.
Để có được những thông tin này quan trọng nhất là xác định những chuẩn mực (tiêu
chuẩn) về phương pháp luận hạch toán và hệ thống chỉ tiêu thống kê.
Hiện tại trên thế giới có các chuẩn mực sau: hạch toán kế toán, thương mại
quốc tế, thống kê tiền tệ -tín dụng, thống kê cán cân thanh toán, thống kê tài chính
công, tài khoản quốc gia.
Các khái niệm, phương pháp tính và phân loại được cơ quan Thống kê tài
chính quốc tế của IMF soạn thảo cùng với các tổ chức thống kê khác như UN, EU,
WB, . . .
Các tài liệu về phương pháp luận quốc tế về thống kê tài chính có thể tham
khảo là :
- SNA - 1993 của WB, IMF, UN, EU
- ESNA - 1995 của EUSTAT
- Hướng dẫn thống kê tài chính nhà nước - 1986 của IMF
- Hướng dẫn thống kê tài chính tiền tệ - 2000 của IMF
Trong nước, thống kê tài chính xét theo hai khía cạnh: họat động thống kê tài
chính trong nền kinh tế và họat động giảng dạy thống kê tài chính ở các trường đại
học, cao đẳng.
8Trong những năm gần đây họat động thống kê tài chính trong nền kinh tế phát
triển mạnh mẽ cả ở lĩnh vực QLNN và lĩnh vực doanh nghiệp. Các DN do nhu cầu
sản xuất kinh doanh của mình đã tự phát hình thành nên một hệ thống thông tin
thống kê tài chính ở các mức độ và các dạng khác nhau. Đặc biệt là từ khi TTCK
thành lập và họat động, nhu cầu về thông ti n tài chính tiền tệ trở nên cấp bách hơn
bao giờ hết. Hàng lọat các trang tin về tài chính tiền tệ, TTCK trên tất cả các kênh
truyền thông, đài, báo, tivi, internet,vv... tất cả đều nhằm phục vụ cho nhu cầu thông
tin tài chính mà trong đó biểu hiện về mặt lượng là không thể thiếu được cho các
thông tin này. Mặt lượng của thông tin tài chính tiền tệ đó chính là thống kê tài
chính.
Phục vụ cho quản lý vĩ mô, các cơ quan chính phủ từ khi nền kinh tế chuyển
sang cơ chế thị trường đã chú trọng đến sự hội nhập q uốc tế của thống kê tài chính.
Cụ thể là từ năm 1993 hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đã được thực hiện theo
chuẩn mực SNA-1993 của thống kê quốc tế. Trên cơ sở của SNA hệ thống chỉ tiêu
thống kê tài chính cũng được xây dựng và thực hiện phù hợp với nó. Theo chức
năng nhiệm vụ của các cơ quan QLNN mà thông tin thống kê tài chính có thể được
thu thập và thực hiện ở các cơ quan khác nhau, ví dụ Ngân hàng nhà nước chịu trách
nhiệm thu thập thông tin xây dựng các bảng cân đối tiền tệ, Bộ tài chính chịu trách
nhiệm thu thập thông tin lập bảng cân đối thu chi tài chính của chính phủ,vv...
Các tài liệu trong nước về phương pháp luận thống kê tài chính có thể tham
khảo là :
- Luật Thống kê-2003
- Phương pháp biên soạn SNA ở Việt Nam - 2003
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia -2005
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê tài chính - Bộ tài chính - 2007
- Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam - 2007
Khác với họat động thống kê tài chính trong thực tiễn, họat động giảng dạy
thống kê tài chính trong các trường đại học cao đ ẳng chưa được quan tâm đúng mức.
Như đã trình bày ở phần đầu có một số tài liệu được biên sọan phục vụ giảng dạy ở
bậc đại học và cao đẳng liên quan gần với đề tài trong thời gian gần nhất cũng chỉ
phản ánh một bộ phận của thống kê tài chính, phục vụ cho c huyên ngành sâu như
Giáo trình Thống kê Bảo hiểm – năm 1996 của Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình
Thống kê ngân hàng – năm 2000 của Học viện Ngân hàng, Giáo trình thống kê tài
9chính (chưa giảng dạy), NXB tài chính – 2002, Đặc điểm chung của các giáo
trình này là biên soạn quá chuyên sâu hoặc lạc hậu về phương pháp luận và hệ thống
chỉ tiêu không đáp ứng được các chuẩn mực của Thống kê tài chính hiện đại. Với
một thực tiễn sôi động và tính hội nhập ngà ... c có chia ra theo khu vực thành thị và nông thôn.
4.2.5. Phân tích mức độ và ảnh hưởng của lạm phát
Trong kinh tế khái niệm lạm phát được hiểu là sự gia tăng của mức giá chung
theo thời gian của hàng hoá và dịch vụ . Lạm phát là vấn đề nan giải của kinh tế thị
trường, nghiên cứu lạm phát tuỳ theo từng mục đích và định hướng theo các khía
cạnh khác nhau. Nghiên cứu thống kê lạm phát được phản ánh qua sự biến động của
chỉ số giá qua chỉ tiêu mức lạm phát.
Mức lạm phát phản ánh nhịp tăng (tốc độ tăng) của mức giá chung kỳ nghiên
cứu so với thời kỳ trước đó. Thông thường mức lạm phát được tính trên cơ sở biến
động của CPI, thời kỳ tính toán là tháng, năm, cùng có thể tính theo tuần, quý,... và
đơn vị tính thường dùng là %.
Công thức tính:
Trong đó: - Iinf là mức lạm phát hay tỷ lệ lạm phát
- CPI1, CPI0 là chỉ số giá tiêu dùng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc
- ICPI là tốc độ phát triển CPI
Thông thường kỳ gốc là kỳ trước đó, vì vậy trong công thức trên a inf có thể
được hiểu là tốc độ tăng liên hoàn của CPI, I CPI là tốc độ phát triển liên hoàn của
CPI.
Cần lưu ý khi sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát và CPI, tỷ lệ lạm phát được tính
theo tốc độ phát triển liên hoàn, tức là so sánh kỳ nghiên cứu với kỳ trước nó, trong
khi CPI lại so sánh kỳ nghiên cứu với kỳ gốc cố định.
Đồng thời việc tính lạm phát dựa theo CPI cùng có một số nhược điểm sau
đây:
- Do quyền số cố định của giỏ hàng hóa nên khi giá tăng không đều nhau, tức
một số mặt hàng trong giỏ tăng, người tiêu dùng sẽ giảm lượng ở hàng hóa đó và
tăng lượng hàng thay thế khác, khi đó dẫn đến kết quả là CPI tăng cao hơn so với
thực tế.
100)1(100
0
01
inf xIxCPI
CPICPII CPI 
79
- Cũng do giỏ hàng cố định nên khi thị trường xuất hiện sản phẩm mới với giá
cao hơn chăng hạn, các sản phẩm tương tự có trong giỏ hàng sẽ rẻ đi do bị lạc hậu
nhưng CPI lại chỉ tính các sản phẩm trong giỏ, không tính sản phẩm mới, khi đó dẫn
đến kết quả là CPI tăng thấp hơn so với thực tế.
- CPI không tính đến sự thay đổi chất lượng hàng hóa mà chất lượng hàng
được phản ánh qua giá, điều đó dẫn đến CPI phản ánh không chính xác biến động
của giá cả trên thị trường.
CPI có thể khắc phục nhược điểm trên nếu liên tục cập nhật giỏ hàng cũng
như quyền số của nó, nhưng điều này là khó khăn do tính khả thi thấp. Cơ quan
thống kê Việt Nam hiện nay sử dụng giỏ hàng hóa với quyền số cố định của năm
2005 làm gốc.
Trên phương diện lý thuyết để tính mức độ lạm phát thực người ta có thể chỉ
tiêu lạm phát cơ bản . Có nhiều phương pháp tính chỉ số này, chẳng hạn người ta có
thể loại bỏ hoặc cho quyền số nhỏ với một số mặt hàng có biến động không ổn định,
hay có những đột biến. Có nghĩa là khi tính lạm phát cơ bản thì sự biến động của nó
có tính ổn định cao hơn CPI. Nhiều quốc gia đã tiến hành tính chỉ số này, ở Việt
Nam trong thời gian qua do tỷ lệ lạm phát liên tục ở mức cao nên các cơ quan chính
phủ đã đề cập đến việc tính chỉ số lạm phát cơ bản.
Nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát đến các chỉ tiêu kinh tế, quan trọng nhất
và được quan tâm nhiều nhất đó là chỉ số giảm phát GDP (còn gọi là hệ số giảm
phát, chỉ số điều chỉnh GDP).
Lý thuyết kinh tế đã xác định GDP danh nghĩa và GDP thực tế và chỉ số giảm
phát GDP chính là tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa với GDP thực tế và được tính theo
công thức sau:
GDP danh nghĩa
Idef. = -------------------- x 100
GDP thực tế
GDP danh nghĩa là GDP tính theo giá hiện hành, GDP thực tế của năm nghiên
cứu được tính theo giá so sánh (giá kỳ gốc), tức là loại bỏ ảnh hưởng của biến động
giá đến GDP, GDP năm nghiên cứu chỉ thuần tính về khối lượng. Việc tính GDP
năm nghiên cứu theo giá kỳ gốc (p0) chính là điều chỉnh GDP từ danh nghĩa về thực
tế. Thông thường giá cả tăng lên, nên việc tính GDP kỳ nghiên cứu theo giá kỳ gốc
chính là giảm giá nên chỉ số trên gọi là chỉ số giảm phát (h ay chỉ số điều chỉnh).
80
Sử dụng công thức của Paashe để tính chỉ số giảm phát GDP ta có:
Trong đó:
- ∑p1r1 là GDP kỳ nghiên cứu theo giá hiện hành
- ∑p0r1 là GDP kỳ nghiên cứu theo giá so sánh (giá kỳ gốc)
Đơn vị tính của chỉ số giảm phát có thể là lần hay %.
Dưới góc độ thống kê thực tế, chúng ta biết GDP là chỉ tiêu giá trị, tức là có
đơn vị tính là tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ). Trong công thức trên cái gọi là khối
lượng (r) và giá cả (p) của GDP là trừu tượng, không hiện hữu, tức không th u thập
được. Chính vì vậy thực tiễn để tính GDP thực tế tức GDP theo giá so sánh, người ta
dùng hai phương pháp sau đây:
- Phương pháp trực tiếp là lấy GDP danh nghĩa qua thu thập số liệu (GDP
danh nghĩa = tổng VA của các ngành và tổng thuế nhập khẩu) chia cho chỉ số giảm
phát theo công thức:
Như trên đã nói, chỉ số giảm phát theo lý thuyết kinh tế là không hiện hữu, vì
vậy để đo lường nó người ta dùng CPI thay thế, trong trường hợp này chỉ số giá tiêu
dùng của năm nghiên cứu được tính với qu yền số cố định kỳ gốc tương ứng với kỳ
gốc tính GDP theo giá so sánh (ở Việt Nam hiện tại là gốc là năm 1994).
- Phương pháp giảm phát hai lần. Như ta biết GDP là chỉ tiêu của giá trị gia
tăng (VA) tính cho toàn bộ nền kinh tế theo phương pháp sản xuất bằ ng cách cộng
VA của các ngành kinh tế lại, mà VA là giá trị còn lại của giá trị sản xuất (GO) sau
khi trừ đi chi phí trung gian (IC). Từ đó nếu tính được chỉ số giá của GO và chỉ số
giá IC chúng ta sẽ xác định được VA theo giá so sánh, tức là:
∑p1r0 = ∑p1q0 - ∑p1m0 = IC
p
GO
p I
mp
I
qp  1111
Trong đó:
- IpGO là chỉ số giá của GO
- IpIC là chỉ số giá của IC
- ∑p1r0 là VA theo giá so sánh
- ∑p1q1 , ∑p1q0 là GO theo giá hiện hành và giá so sánh

 
00
11
rp
rp
Idef
defI
rp
rp  1110
81
- ∑p1m1 , ∑p1m0 là IC theo giá hiện hành và giá so sánh
Phương pháp giảm phát hai lần dùng để tính GDP theo giá so sánh (GDP thực
tế) cho kết quả chính xác hơn vì đã tính và loại trừ sự ảnh hưởng của giá cả trong
từng ngành sản xuất và tiêu dùng cho từng ngành sản phẩm là nguyên liệu, nhiên
liệu, vật tư và các ngành sản phẩm khác. Nguồn thông tin về IC thông thường thu
thập rất khó khăn, trong thống kê kinh tế vĩ mô nó được lấy từ ma trận hệ số chi phí
trực tiếp của bảng I/O (bảng cân đối liên ngành sản phẩm).
4.3. THỐNG KÊ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐÓAI
4.3.1 Thống kê lãi suất
Theo lý thuyết tài chính tiền tệ, lãi suất chính là giá cả của tín dụng, là tỷ lệ
phần trăm của số tiền lãi người vay trả cho người cho vay trên số tiền vốn cho vay
trong một thời gian nhất định.
Thống kê lãi suất nghiên cứu các dạng lãi suất hiện hành trên thị trường tài
chính, biến động của lãi suất và ảnh hưởng của lãi suất đến các chỉ tiêu kinh tế khác.
Thống kê các dạng (phân loại lãi suất) hiện hành trên thị truờng có thể được
nghiên cứu theo các tiêu thức khác nhau:
- Theo hình thức cho vay cho thể chia thành 5 loại: lãi suất tiền gửi, lãi suất
chiết khấu, lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tín dụng. Cụ thể là:
+ Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHTW ấn định nhằm quản lý nhà nước về lãi
suất phù hợp với các chính sách tiền tệ của chính phủ.
+ Lãi suất tiền gửi là lãi suất mà ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín
dụng trả cho người gửi tiền (dân chúng, các tổ chức) tiết kiệm. Lãi suất tiền gửi
thường được áp dụng theo các biểu khác nhau tuỳ theo thời hạn gửi tiền, từ không
kỳ hạn đến 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, vv...
Lãi suất tiền gửi thường được xác định qua công thức:
itg = icb + ii
Trong đó: itg là lãi suất tiền gửi
icb là lãi suất cơ bản
ii là phần tăng (giảm) thêm của lãi suất tuỳ theo thời hạn của tiền
gửi.
+ Lãi suất chiết khấu là lãi suất của NHTW sử dụng dùng để cho vay tái cấp
vốn (tái chiết khấu) cho các ngân hàng thương mại, là công cụ của NHTW thực thi
chính sách tiền tệ của chính phủ.
82
+ Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay tiền nhằm
giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ. Lãi suất này có các tên
gọi theo các thị trường của nó, ví dụ: lãi suất LIBOR, PIBOR,... (London or Paris
Inter-bank Offerred Rates) là lãi suất trên thị trường tiền tệ Luân đôn và Pari,...
+ Lãi suất cho vay (lãi suất tín dụng) là lãi suất được ngân hàng thương mại
hay các tổ chức tín dụng áp dụng đối với người vay tiền (các doanh nghiệp hay dân
chúng) với mục đích kinh doanh hay tiêu dùng. Biểu lãi suất này cũng tuỳ thuộc vào
thời hạn vay và thông thường là cao hơn lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản và lãi
suất liên ngân hàng.
Lãi suất cho vay thường được tính theo công thức sau:
icv = itg + x
Trong đó: icv là lãi suất cho vay
x là chi phí nghiệp vụ ngân hàng
- Theo phương pháp tính lãi, lãi suất có thể được phân thành: lãi suất đơn và
lãi suất kép (lãi suất tích hợp).
+ Lãi suất đơn là lãi suất tính cho trường hợp vay và trả một lần cả vốn lẫn lãi
vào ngày đến hạn. Việc tính lãi suất đơn đơn giản là lấy số tiền lãi chia cho số vốn
vay trong cả thời gian của khoản tín dụng đó.
Ví dụ: DN vay của ngân hàng số tiền là 100 triệu đồng thời hạn 1 năm, đến
hạn DN trả cho ngân hàng số tiền là 120 triệu đồng. Như vậy lãi suất đơn t rong
trường hợp này là:
%202,0
100
100120 i
+ Lãi suất tích hợp là lãi suất được sử dụng trên cơ sở của lãi suất đơn được
tính cho các khoản tín dụng có thời gian dài hơn chu kỳ tính lãi. Lãi suất tích hợp
được hiểu như là lãi suất có tính đến "lãi mẹ đẻ lãi con".
+ Theo sự phản ánh ảnh hưởng của lạm phát đến giá trị tiền cho vay, lãi suất
được phân thành: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.
Trong điều kiện bình thường với mức lạm phát dưới 10%, lãi suất thực tính
theo công thức:
ir = in + ii
83
Trong đó: ir là lãi suất thực
in là lãi suất danh nghĩa
ii là tỷ lệ lạm phát
Nếu lạm phát ở mức cao trên 10%, lãi suất thực tính theo công thức:
1 
i
in
r i
iii
Cần phân biệt lãi suất với tỷ suất lợi tức. Lãi suấ t như khái niệm trên đã nói là
tỷ lệ phần trăm số tiền lãi trên số tiền vốn cho vay, trong khi tỷ suất lợi tức là tỷ lệ
phần trăm của lợi nhuận thu được từ số tiền đầu tư. Lãi suất và tỷ suất lợi tức là hai
khái niệm chỉ hai hoạt động khác nhau tuy có liên quan đến nhau nhưng không phải
trùng nhau.
Lãi suất là chỉ tiêu thời điểm bởi vậy khi nghiên cứu lãi suất trong một thời kỳ
cần tính lãi suất bình quân. Chỉ tiêu lãi suất bình quân thường được tính theo công
thức bình quân cộng gia quyền sau đây:

 
t
tt
n
ni
i
Trong đó: it là lãi suất trong thời gian t
nt là độ dài thời gian có lãi suất i t
Phân tích thống kê sự biến thiên của lãi suất có thể sử dụng các tham số thống
kê như khoảng biến thiên (R), phương sai (ú2), độ lệch chuẩn (ú) hệ số biến thiên
(Vú).
Phân tích thống kê biến động của lãi suất theo thời gian có thể sử dụng các chỉ
tiêu phân tích dãy số thời gian như lượng tăng tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ
tăng (liên hoàn, định gốc và bình quân). Ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ số thời vụ,
hàm xu thể để phản ánh xu hướng biến động của lãi suất.
Nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất đến các chỉ tiêu kinh tế khác có thể sử
dụng phương pháp hồi quy và tương quan, thông qua hệ số tương quan và các hàm
84
hồi quy, đồng thời cũng có thể sử dụng phương pháp chỉ số nhân tố qua các mô hình
chỉ số.
4.3.2 Thống kê tỷ giá hối đoái
Khái niệm: tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi một đơn vị tiền tệ nước này sang
thành đơn vị tiền tệ nước khác.
Có hai phương pháp biểu hiện tỷ gía hối đoái:
- Phương pháp biểu hiện trực tiếp, theo phương pháp này ngoại tệ là đồng tiền
yết giá (hàng hoá), nội tệ là đồng tiền định giá (tiền tệ -vật ngang giá). Phương pháp
này được sử dụng nhiều hơn.
Ví dụ: tỷ giá ngoại tệ trên thị trường hối đoái liên ngân hàng Vi ệt Nam ngày
20.11.2008 là USD/VND = 16.700 tức là 1 USD = 16.700 VND
- Phương pháp biểu hiện gián tiếp, theo phương pháp này nội tệ là đồng tiền
yết giá (hàng hoá), ngoại tệ là đồng tiền định giá (tiền tệ -vật ngang giá).
Ví dụ: tỷ giá hối đoái trên th ị trường ngoại tệ Luân đôn ngày 20.11.2008 là
GBP/USD = 2,25 tức là 1 GBP = 2,25 USD
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu tỷ giá hối đoái được phân loại theo các tiêu
thức khác nhau:
- Theo phương tiện chuyển hối được phân thành tỷ giá điện hối và tỷ giá thư
hối. Tỷ giá điện hối là tỷ giá mua ngoại tệ cũng như các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
chuyển bằng điện. Tỷ giá thư hối là tỷ giá mua ngoại tệ cũng như các giấy tờ có giá
bằng ngoại tệ chuyển bằng thư.
- Theo phương tiện thanh toán quốc tế được phân thành tỷ giá séc và tỷ giá
hối phiếu. Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ghi bằng ngoại tệ. Tỷ giá hối
phiếu là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu ghi bằng ngoại tệ.
85
- Theo thời điểm mua bán ngoại tệ được phân thành tỷ giá mở cửa và tỷ giá
đóng cửa. Tỷ giá mở cửa là tỷ giá áp dụng cho phiên giao dịch đầu tiên tại các trung
tâm hối đoái. Tỷ giá đóng cửa là tỷ giá áp dụng cho phiên giao dịch cuối cùng tại các
trung tâm hối đoái.
- Theo phương thức mua bán, giao nhận ngoại tệ được phân thành tỷ giá giao
nhận ngay và tỷ giá giao nhận có kỳ hạn. Tỷ giá giao nhận ngay là tỷ giá mua bán
ngoại tệ mà việc giao nhận chúng được thực hiện chậm nhất là sau hai ngày. Tỷ giá
giao nhận có kỳ hạn là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng được thực
hiện sau một khoảng thời gian nhất định.
- Theo chế độ quản lý ngoại hối được phân thành tỷ giá hối đoái chính thức và
tỷ giá hối đoái tự do. Tỷ giá hối đoái chính thức là tỷ giá hối đoái do NGTW công
bố. Tỷ giá hối đoái tự do là tỷ giá hối đoái được giao dịch trên thị t rường tự do.
Nghiên cứu thống kê về tỷ giá hối đoái người ta còn sử dụng phương pháp sức
mua tương đương - PPP (purchasing power parity) theo đó tỷ giá hối đoái được tính
bằng cách so sánh sức mua hàng hoá, dịch vụ của mỗi nước bằng đồng tiền của mình
là bao nhiêu rồi đem so sánh với nhau.
Ví dụ: 1 kg gạo tại Việt Nam giá trung bình là 10.000 VNĐ, tại Mỹ là 1,25
USD. Như vậy tỷ giá hối đoái USD/VND = 10.000/1,25 = 8000
Hay KA/B = pA/pB
Trong đó: KA/B là tỷ giá hối đoái đồng tiền nước A sang đồng tiền nước B
pA là giá hàng hoá nước A theo đồng tiền nước A
pB là giá hàng hoá nước B theo đồng tiền nước B
Trong thực tế khi tính toán PPP người ta dùng giỏ hàng hoá dịch vụ tương tự
như tính CPI và áp dụng công thức chỉ số giá tổng hợp không gian gia quyền của
Paashe và của Laspeyres rồi sau đó tính theo công thức của Fisher.
Thống kê tỷ giá hối đoái bình quân được tính theo phương pháp sau:
- Theo phương pháp bình quân đại số giản đơn bằng cách lấy trung bình giá
bán và giá mua ngoại tệ.
86
- Trên cơ sở xác định thời điểm xác định tỷ giá hối đoái trên thị trường, tỷ giá
hối đoái bình quân được xác định theo công thức sau:
+ Công thức bình quân cộng đại số:
n
K
K t 
Trong đó: Kt là tỷ giá hối đoái vào thời điểm t
n là số thời điểm thống kê
+ Công thức bình quân nhân: n nt KKKK ......1 
Tương tự như lãi suất, phân tích thống kê sự biến thiên của tỷ giá hối đoái có
thể sử dụng các tham số thống kê như khoảng biến thiên (R), phương sai ( ú2), độ
lệch chuẩn (ú) hệ số biến thiên (Vú).
Phân tích thống kê biến động của tỷ giá hối đoái theo thời gian có thể sử dụng
các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian như lượng tăng tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc
độ tăng (liên hoàn, định gốc và bình quân). Ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ số thời
vụ, hàm xu thể để phản ánh xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái .
87

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thong_ke_tai_chinh_bui_duc_trieu.pdf