Bài giảng Tài chính tiền tệ - Bài 7: Ngân sách nhà nước - Nguyễn Thùy Dung

MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Hiểu được khái niệm, bản chất và vai trò của

NSNN

- Nắm được hệ thống thu chi NSNN

- Hiểu được cơ bản về cân đối NSNN, bội chi

và xử lý bội chi NSNN; tổ chức hệ thống

NSNN

- Nắm được tổng quan CSTK7.1 KHÁI NIỆM NSNN

1. Khái niệm NSNN

Một số quan điểm về NSNN:

• Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán (kế

hoạch) thu và chi do Chính phủ lập ra, đệ trình

Quốc hội phê chuẩn.

• Xét về thực thể vật chất: NSNN bao gồm những

nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được

định lượng  NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà

nước

pdf 39 trang yennguyen 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính tiền tệ - Bài 7: Ngân sách nhà nước - Nguyễn Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính tiền tệ - Bài 7: Ngân sách nhà nước - Nguyễn Thùy Dung

Bài giảng Tài chính tiền tệ - Bài 7: Ngân sách nhà nước - Nguyễn Thùy Dung
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
THU NSNN 
TỔNG QUAN 
NSNN 
CHI NSNN 
HỆ THỐNG NSNN 
CÂN ĐỐI NSNN 
CHÍNH SÁCH 
TÀI KHÓA 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
- Hiểu được khái niệm, bản chất và vai trò của 
NSNN 
- Nắm được hệ thống thu chi NSNN 
- Hiểu được cơ bản về cân đối NSNN, bội chi 
và xử lý bội chi NSNN; tổ chức hệ thống 
NSNN 
- Nắm được tổng quan CSTK 
7.1 KHÁI NIỆM NSNN 
1. Khái niệm NSNN 
 Một số quan điểm về NSNN: 
• Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán (kế 
hoạch) thu và chi do Chính phủ lập ra, đệ trình 
Quốc hội phê chuẩn. 
• Xét về thực thể vật chất: NSNN bao gồm những 
nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được 
định lượng NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà 
nước. 
7.1 KHÁI NIỆM NSNN 
1. Khái niệm NSNN 
 Một số quan điểm về NSNN: 
• Xét trong hệ thống tài chính: NSNN là một khâu 
trong hệ thống tài chính quốc gia. 
• Xét về nội dung kinh tế: NSNN phản ánh các quan 
hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể phân 
phối khác. 
7.1 KHÁI NIỆM NSNN 
2. Bản chất NSNN 
Là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa 
nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà 
nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính 
nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng 
của nhà nước 
7.1 KHÁI NIỆM NSNN 
2. Bản chất NSNN 
Bao gồm quan hệ kinh tế giữa NSNN với: 
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh 
- Các tổ chức tài chính trung gian 
- Các tổ chức xã hội 
- Các hộ gia đình 
- Thị trường tài chính 
- Hoạt động tài chính đối ngoại 
7.1 KHÁI NIỆM NSNN 
3. Đặc điểm của NSNN 
Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với 
quyền lực của Nhà nước và được tiến hành trên 
cơ sở luật định. 
NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, nhằm 
thực hiện các chức năng của Nhà nước, luôn chứa 
đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. 
Hoạt động thu, chi NSNN thực hiện theo nguyên 
tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. 
7.1 KHÁI NIỆM NSNN 
4. Vai trò của NSNN 
NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất đảm bảo 
nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà 
nước. 
 - để đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước trong 
các lĩnh vực cần có nguồn tài chính nhất định 
 - hình thành từ các khoản thu thuế và thu ngoài thuế 
 - vai trò cơ bản và truyền thống của NSNN 
7.1 KHÁI NIỆM NSNN 
4. Vai trò của NSNN 
NSNN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện 
điều tiết vĩ mô nền kinh tế: 
- Về mặt phát triển kinh tế: đầu tư cơ sở hạ tầng, thực 
hiện ưu đãi về thuế với các ngành nghề cần phát 
triển 
- Về mặt ổn định kinh tế xã hội: lập quỹ dự trữ ngoại 
tệ, dự trữ nhà nước về hàng hóa 
- Về mặt thực hiện công bằng xã hội: trợ cấp thất 
nghiệp, điều tiết thu nhập. 
7.2 THU NSNN 
1. Khái niệm thu NSNN 
Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực 
của mình để tập trung một phần nguồn tài 
chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm 
thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. 
- Cơ sở của thu NSNN là nền sản xuất xã hội 
- Thu NSNN mang tính pháp lệnh và không 
hoàn trả trực tiếp 
7.2 THU NSNN* 
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN 
THU 
NSNN 
THU NHẬP 
BÌNH QUÂN 
ĐẦU NGƯỜI 
TỶ SUẤT 
LỢI NHUẬN 
TÀI NGUYÊN 
THIÊN NHIÊN 
NHU CẦU 
CHI TIÊU 
CỦA NN 
HIỆU QUẢ BỘ 
MÁY THU NỘP 
*: đọc thêm 
7.2 THU NSNN 
2. Phân loại thu NSNN 
• Căn cứ vào phạm vi phát sinh: 
 + Thu trong nước (thu từ sản xuất kinh doanh, bán 
và cho thuê tài sản quốc gia) 
 + Thu ngoài nước (thu từ xuất khẩu lao động, viện 
trợ, vay nước ngoài) 
• Căn cứ vào tính chất kinh tế của nguồn thu: 
 + Thu từ thuế, phí và lệ phí 
 + Thu ngoài thuế 
7.2 THU NSNN 
2. Phân loại thu NSNN 
• Căn cứ vào tính chất phát sinh của khoản thu: 
 + Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí) 
 + Thu không thường xuyên (thu hoạt động kinh tế, 
vay, viện trợ) 
• Căn cứ vào yêu cầu động viên vốn vào NSNN 
 + Thu trong cân đối NS (Thuế, phí ,lệ phí, thu từ 
hoạt động kinh tế..) 
 + Thu bù đắp thiếu hụt NS (vay) 
Một số khoản thu chủ yếu 
 Thuế 
 Phí và lệ phí 
 Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước 
 Khoản thu từ vay nợ Chính phủ 
 Viện trợ quốc tế 
7.2 THU NSNN* 
*: đọc thêm 
Một số khoản thu chủ yếu 
 Thuế 
 Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của 
các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo 
mức độ và thời hạn được pháp luật quy 
định, không mang tính chất hoàn trả trực 
tiếp, nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu 
của nhà nước 
*: đọc thêm 
7.2 THU NSNN* 
Một số khoản thu chủ yếu 
 Thuế 
+ Thuế là một khoản thu bắt buộc, gắn liền 
với quyền lực của Nhà nước 
+ Thuế là một phần thu nhập của các tầng 
lớp dân cư được chuyển giao cho Nhà nước 
+ Thuế là khoản đóng góp không hoàn trả 
trực tiếp cho người nộp 
*: đọc thêm 
7.2 THU NSNN* 
Phân loại thuế 
Dựa theo phương thức đánh thuế 
 - Thuế trực thu 
 - Thuế gián thu 
Theo đối tượng đánh thuế: 
 - Thuế thu nhập 
 - Thuế tài sản 
 - Thuế tiêu dùng 
*: đọc thêm 
7.2 THU NSNN* 
Một số khoản thu chủ yếu 
 Phí 
 Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải 
trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung 
cấp dịch vụ (được quy định trong danh mục 
phí ban hành kèm theo Pháp lệnh về phí và 
lệ phí) 
 *: đọc thêm 
7.2 THU NSNN* 
Một số khoản thu chủ yếu 
 Lệ phí 
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân 
phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc 
tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc 
quản lý Nhà nước (được quy định trong 
danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp 
lệnh về phí và lệ phí. 
*: đọc thêm 
7.2 THU NSNN* 
Một số khoản thu chủ yếu 
 Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước 
 Thu thông qua các nguồn lợi nhuận của 
các công ty thuộc sở hữu Nhà nước, có 
vốn góp cổ phần; 
 Thu từ thanh lý, sáp nhập công ty; 
 Thu từ tiền cho thuê đất đối với các 
doanh nghiệp. *: đọc thêm 
7.2 THU NSNN* 
Một số khoản thu chủ yếu 
 Khoản thu từ vay nợ Chính phủ 
a) Vay nợ trong nước: Tín phiếu Kho bạc, Trái 
phiếu Kho bạc, Trái phiếu đầu tư 
b) Vay nước ngoài 
 - Hiệp định vay mượn giữa hai chính phủ 
 - Hiệp định vay mượn với các TCTC tiền tệ TG 
 - Phát hành trái phiếu CP ra nước ngoài 
*: đọc thêm 
7.2 THU NSNN* 
Một số khoản thu chủ yếu 
 Viện trợ nước ngoài 
 Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển 
của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, 
các tổ chức quốc tế cấp cho chính phủ một 
nước (thường là những nước đang phát triển 
và những nước nghèo) nhằm thực hiện các 
chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội. 
 *: đọc thêm 
7.2 THU NSNN* 
7.3 CHI NSNN 
1. Khái niệm chi NSNN 
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ 
NSNN theo những nguyên tắc nhất định 
nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của 
Nhà nước. 
- Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát 
kinh phí từ NSNN → hình thành quỹ 
- Quá trình sử dụng: trực tiếp dùng khoản 
tiền cấp phát từ NSNN 
7.3 CHI NSNN 
2. Đặc điểm chi NSNN 
+ Gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ 
KT-CT-XH từng thời kỳ. 
+ Quy mô chi NSNN phù hợp với tốc độ tăng trưởng 
của nền kinh tế 
+ Phạm vi chi NSNN được xem xét trên tầm vĩ mô. 
+ Quy mô chi NSNN mở rộng cùng với quá trình phát 
triển của nền KT 
7.3 CHI NSNN 
3. Nội dung chi NSNN 
- Chi đầu tư phát triển - Chi về xã hội 
- Chi sự nghiệp kinh tế - Chi cho y tế 
- Chi cho an ninh quốc phòng - Chi cho văn hóa, TDTT 
- Chi cho GDĐT và NCKH - Chi khác 
7.3 CHI NSNN* 
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN 
Sự phát triển 
của lực lượng 
sản xuất 
Khả năng 
tích lũy của 
nền kinh tế 
Mô hình tổ 
chức bộ máy 
Nhà nước 
Các nhân tố khác 
CHI 
NSNN 
*: đọc thêm 
7.3 CHI NSNN 
5. Phân loại chi NSNN 
• Theo mục đích chi tiêu : 
 - Chi tích lũy: khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và 
tiềm năng cho nền KT, góp phần tăng trưởng KT, là 
các khoản chi đầu tư phát triển và các khoản chi tích 
lũy khác 
 - Chi tiêu dùng: khoản chi không tạo ra sản phẩm 
vật chất để tiêu dùng trong tương lai, bao gồm: chi 
cho các hoạt động sự nghiệp, chi quản lý hành chính 
nhà nước, chi an ninh quốc phòng. 
7.3 CHI NSNN 
5. Phân loại chi NSNN 
• Theo yếu tố và phương thức quản lý: 
 - Chi thường xuyên: khoản chi nhằm duy trì hoạt 
động thường xuyên của NN, về cơ bản mang tính 
chất chi tiêu dùng. 
 - Chi đầu tư phát triển: khoản chi làm tăng cơ sở vật 
chất, góp phần tăng trưởng KT 
 - Chi trả nợ và viện trợ: trả nợ và các khoản đã vay 
khi đến hạn, hoặc làm nghĩa vụ quốc tế. 
 - Chi dự trữ: bổ sung quỹ dự trữ nhà nước 
7.3 CHI NSNN 
6. Nguyên tắc tổ chức chi NSNN 
- Chi trực tiếp không đòi hỏi hoàn trả 
- Kết hợp tối ưu giữa vốn NSNN và các nguồn vốn 
khác 
- Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 
- Giám đốc chặt chẽ bằng đồng tiền trong quá trình 
sử dụng vốn NSNN 
7.3 CHI NSNN 
7. Hình thức và phương thức chi NSNN 
Hình thức chi: 
- Theo dự toán (cấp phát kinh phí cho những đối 
tượng thường xuyên sử dụng kinh phí NN) 
- Theo lệnh chi tiền (áp dụng đối với những chủ thể 
không có quan hệ thường xuyên với NSNN) 
Phương thức chi: thực chi hoặc tạm ứng chi 
7.4 CÂN ĐỐI NSNN 
• Trạng thái của NSNN 
- NSNN cân bằng: thu = chi 
- NSNN thặng dư: thu > chi 
- NSNN bội chi: thu < chi 
 Cân đối NSNN là nguyên tắc quản lý NSNN xuất 
phát từ yêu cầu khách quan của ổn định tiền tệ, ổn 
định sản xuất đời sống và nó còn là điều kiện để tạo 
dựng môi trường tài chính vĩ mô ổn đinh. 
7.4 CÂN ĐỐI NSNN 
• Bội chi NSNN là tình trạng khi tổng chi tiêu của 
NSNN vượt quá các khoản thu trong cân đối của 
NSNN, được xác định bằng chênh lệch giữa tổng số 
chi NSNN và tổng số thu NSNN trong năm 
• Nguyên nhân: 
 - Do chiến tranh, thiên tai lớn 
 - Do khủng hoảng kinh tế 
 - Cơ chế quản lý ngân sách kém hiệu quả, 
 - Do NN thực hiện những đầu tư lớn để phát triển KT 
7.4 CÂN ĐỐI NSNN 
• Nguyên tắc cân đối NSNN “Luật NS năm 2002”* 
1. Tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng 
số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày 
càng cao vào chi đầu tư phát triển. Trường hợp còn 
bội chi thì số bội chi nhỏ hơn chi đầu tư phát triển. 
2. Bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong 
nước và nước ngoài. 
*: đọc thêm 
7.4 CÂN ĐỐI NSNN 
Các giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách 
• Tăng thu, giảm chi NSNN: tăng thuế, ảnh 
hưởng đến sản xuất và đời sống người dân; 
tiết kiệm các khoản chi thường xuyên 
• Vay nợ trong và ngoài nước: phụ thuộc vào 
nước ngoài cả chính trị lẫn kinh tế 
• Phát hành tiền: có thể gây ra lạm phát nếu 
NN phát hành thêm quá nhiều tiền 
7.5 HỆ THỐNG NSNN 
 Khái niệm: 
- Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể 
ngân sách của các cấp chính quyền nhà 
nước. Tổ chức hệ thống ngân sách chịu tác 
động bởi nhiều yếu tố mà trước hết đó là 
chế độ xã hội của một nhà nước và phân 
chia lãnh thổ hành chính. 
7.5 HỆ THỐNG NSNN 
 Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN 
- Tính thống nhất: đòi hỏi các khâu trong hệ thống 
ngân sách phải hợp thành một thể thống nhất 
- Tính tập trung: NSTW giữ vai trò chủ đạo 
- Tính dân chủ: dự toán và quyết toán ngân sách phải 
được tổng hợp từ ngân sách cấp dưới 
7.5 HỆ THỐNG NSNN 
- Ở VN, hệ thống ngân sách được tổ chức theo hai 
cấp: ngân sách trung ương và ngân sách của các 
cấp chính quyền địa phương 
7.6 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 
Trong nền kinh tế có công ăn việc làm đầy đủ, thì thu 
nhập quốc dân đạt giá trị tối đa là Y (là hằng số) 
 Y = C + I + G + (X – M) 
 Chi tiêu trong nước Xuất khẩu ròng 
- Khi nền kinh tế suy thoái, CP áp dụng CSTK mở 
rộng, tăng chi tiêu CP, giảm thu thuế 
- Khi nền kinh tế phát triển quá nóng, có nguy cơ 
lạm phát, thì CP áp dụng CSTK thắt chặt. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_bai_7_ngan_sach_nha_nuoc_nguyen.pdf