Bài giảng Tài chính tiền tệ - Huỳnh Đinh Phát (Phần 2)

5.1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế

5.1.1. Khái niệm tài chính quốc tế

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các quan hệ TCQT đã ra đời

và phát triển từ hình thức giản đơn đến những hình thức phức tạp, gắn liền với

những điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội của mỗi quốc gia và của cộng

đồng quốc tế. Từ chế độ chiếm hữu nô lệ đã nảy sinh các quan hệ TCQT sơ khai

dưới hình thức cống nạp của quốc gia này cho quốc gia khác. Vào cuối chế độ

phong kiến, với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, ngoại thương xuất

hiện và phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của thuế quan và tín dụng quốc tế.

Cùng với sự phát triển của CNTB và CHXH, những hình thức truyền thống

của quan hệ TCQT như thuế xuất nhập khẩu, tín dụng quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại và

phát triển thích hợp với những bước phát triển mới của quan hệ kinh tế quốc tế.

Song với bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá - tiền tệ, kinh tế thị trường

và quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu sắc, bên cạnh những hình thức truyền

thống trên, những hình thức mới của các quan hệ TCQT đã xuất hiện như: đầu tư

quốc tế, viện trợ, ủng hộ, biếu tặng. giữa các nước với nhau và giữa các tổ chức

TCQT với các quốc gia độc lập. Có thể thấy sự xuất hiện và tồn tại các quan hệ

TCQT là một tất yếu của phạm trù tài chính, xuất phát từ các cơ sở khách quan sau:

- Về mặt kinh tế:

Đây chính là yếu tố giữ vai trò quyết định cho sự phát sinh và phát triển của

các quan hệ TCQT. Mỗi quốc gia là một bộ phận trong nền kinh tế thế giới, có quan

hệ hữu cơ với nhau, cùng tham gia vào phân công lao động quốc tế với nhiều mức

độ khác nhau. Điều này làm nảy sinh và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế và từ

đó làm nảy sinh, phát triển các quan hệ TCQT

pdf 96 trang yennguyen 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính tiền tệ - Huỳnh Đinh Phát (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính tiền tệ - Huỳnh Đinh Phát (Phần 2)

Bài giảng Tài chính tiền tệ - Huỳnh Đinh Phát (Phần 2)
 71 
Chương 5 
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 
5.1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế 
5.1.1. Khái niệm tài chính quốc tế 
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, các quan hệ TCQT đã ra đời 
và phát triển từ hình thức giản đơn đến những hình thức phức tạp, gắn liền với 
những điều kiện khách quan của sự phát triển xã hội của mỗi quốc gia và của cộng 
đồng quốc tế. Từ chế độ chiếm hữu nô lệ đã nảy sinh các quan hệ TCQT sơ khai 
dưới hình thức cống nạp của quốc gia này cho quốc gia khác. Vào cuối chế độ 
phong kiến, với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, ngoại thương xuất 
hiện và phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của thuế quan và tín dụng quốc tế. 
Cùng với sự phát triển của CNTB và CHXH, những hình thức truyền thống 
của quan hệ TCQT như thuế xuất nhập khẩu, tín dụng quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại và 
phát triển thích hợp với những bước phát triển mới của quan hệ kinh tế quốc tế. 
Song với bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá - tiền tệ, kinh tế thị trường 
và quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu sắc, bên cạnh những hình thức truyền 
thống trên, những hình thức mới của các quan hệ TCQT đã xuất hiện như: đầu tư 
quốc tế, viện trợ, ủng hộ, biếu tặng... giữa các nước với nhau và giữa các tổ chức 
TCQT với các quốc gia độc lập... Có thể thấy sự xuất hiện và tồn tại các quan hệ 
TCQT là một tất yếu của phạm trù tài chính, xuất phát từ các cơ sở khách quan sau: 
- Về mặt kinh tế: 
Đây chính là yếu tố giữ vai trò quyết định cho sự phát sinh và phát triển của 
các quan hệ TCQT. Mỗi quốc gia là một bộ phận trong nền kinh tế thế giới, có quan 
hệ hữu cơ với nhau, cùng tham gia vào phân công lao động quốc tế với nhiều mức 
độ khác nhau. Điều này làm nảy sinh và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế và từ 
đó làm nảy sinh, phát triển các quan hệ TCQT. 
- Về mặt chính trị: 
Yếu tố chính trị có tác động trực tiếp đến hình thức và mức độ của các quan 
hệ TCQT. Các quan hệ này phát sinh giữa các quốc gia nên chịu sự chi phối của cơ 
chế, chính sách, đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, chẳng hạn 
 72 
như chính sách thuế xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp, cấp tín dụng, viện trợ phát 
triển... 
Trên đây có thể thấy quan hệ kinh tế và chính trị giữa các nước trong cộng 
đồng quốc tế là cơ sở khách quan của sự ra đời và phát triển các quan hệ TCQT. 
Tuy nhiên các quan hệ này chỉ thực sự hình thành khi tiền tệ thực hiện chức năng 
tiền tệ quốc tế làm chuyển dịch các nguồn tài chính vượt ra khỏi phạm vi quốc gia 
của mỗi nước. 
Vây, TCQT là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa các chủ thể của 
một nước với các chủ thể của nước khác, và với các tổ chức quốc tế trong việc hình 
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ thực hiện các chính sách đối nội, 
đối ngoại của Nhà nước. 
5.1.2. Đặc điểm của tài chính quốc tế 
5.1.2.1. Sự vận động của các nguồn tài chính không chỉ vượt ra khỏi phạm vi 
lãnh thổ của một nước mà còn liên quan đến việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của 
nhiều quốc gia khác nhau. Hoạt động của TCQT liên quan đến nhiều chủ thể phân 
phối ở nhiều quốc gia và diễn ra trên phạm vị rộng lớn, liên quan đến nhiều khâu 
trong hệ thống tài chính, làm chuyển dịch nguồn tài chính vượt ra khỏi phạm vi lãnh 
thổ của một nước. 
Đặc điểm này cũng cho thấy, trong quan hệ tài chính quốc tế luôn tiềm ẩn 
những rủi ro hối đoái hoặc rủi ro chính trị mà nhiều khi Nhà nước không thể lường 
trước được. 
5.1.2.2. Hoạt động phân phối của TCQT gắn liền với việc thực hiện mục tiêu 
kinh tế, chính trị của Nhà nước. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ quá trình tạo lập và sử 
dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế với các chủ thể khác ở nước 
ngoài luôn chịu sự chi phối bởi chính sách đối ngoại của Nhà nước. 
5.1.2.3. TCQT không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố về kinh tế mà còn 
chịu sự chi phối bởi các yếu tố về chính trị của mỗi nước. Bằng quyền lực chính trị 
của mình, Nhà nước ban hành một hệ thống luật pháp để điều chỉnh toàn bộ hoạt 
động của các chủ thể tham gia vào quan hệ TCQT phù hợp với đường lối đối ngoại 
của Nhà nước. 
 73 
5.1.3. Vai trò của tài chính quốc tế 
Tài chính quốc tế có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh 
tế và chính trị của mỗi quốc gia, điều này thể hiện trên các mặt sau: 
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 
Với xu hướng khu vực hóa và quốc tế hóa đời sống kinh tế, các hoạt động 
kinh tế quốc tế và tài chính quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển đã tạo 
điều kiện cho các quốc gia tham gia vào nền kinh tế thế giời với những lợi thế so 
sánh của mình về vốn, thị trường, công nghê, nguồn nhân lực Bằng những lợi thế 
so sánh đó, các quốc gia có thể mở rộng hoạt động đầu tư quốc tế tham gia vào thị 
trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường hối đoái quốc tế, mở rộng hoạt động hoạt 
động thương mại và dịch vụ quốc tế 
- Mở ra cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội. 
Trong điều kiện hiện nay, bất kỳ một quốc gia nào cũng không thể giải quyết 
được tất cả mọi vấn đề của mình để phát triển mà phải hội nhập vào nền kinh tế thế 
giới. 
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. 
Nhờ vào các quan hệ TCQT, mỗi quốc gia có thể khai thác một cách tốt nhất 
các nguồn lực tài chính từ bên ngoài kết hợp với việc sử dụng các nguồn lực từ 
trong nước tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã 
hội của nước mình. 
5.2. Các hình thức quan hệ tài chính quốc tế của Việt Nam 
5.2.1. Tín dụng quốc tế 
5.2.1.1. Khái niệm 
Tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các nhà nước, 
các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với các tổ chức tài chính quốc tê, cá nhân 
người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước khác nhau khi cho vay và 
trả nợ tiền vay theo những nguyên tắc tín dụng. 
5.2.1.2. Sự cấn thiết của tín dụng quốc tế 
Tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại 
thương và thanh toán quốc tế. Nó không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế 
 74 
mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính tri, ngoại giao 
và các quan hệ khác giữa các nước. Đối với các nước nghèo và chậm phát triển, cơ 
sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn có hạn thì việc 
mở rộng quan hệ TDQT càng trở nên cần thiết để có thể tranh thủ vốn, công nghệ... 
của thế giới phục vụ cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đẩy nhanh tốc độ 
phát triển và tăng trưởng kinh tế. 
5.2.1.3. Các hình thức tín dụng quốc tế 
a. Tín dụng thương mại 
* Khái niệm: Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng do các nhà kinh 
doanh xuất nhập khẩu cung cấp lẫn nhau theo các hợp đồng mua bán ngoại thương. 
* Các hình thức tín dụng thương mại 
Một là: tín dụng cấp cho người xuất khẩu 
Trong thương mại quốc tế, người xuất khẩu được tài trợ tín dụng trong 
những trường hợp sau đây: 
- Ứng trước của người nhập khẩu 
 Đây là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu, nhằm 
mục đích nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi, còn gọi là hình thức tín dụng nhập 
khẩu. 
- Người môi giới cấp tín dụng cho người xuất khẩu 
- Hình thức tín dụng Factoring 
Hai là: Tín dụng cấp cho người nhập khẩu 
Đây là loại tín dụng được áp dụng cho việc tài trợ đối với người nhập khẩu, 
bao gồm: 
- Hình thức tín dụng theo lối mở tài khoản: trên cơ sở hợp đồng mua bán 
ngoại thương được ký kết, nhà xuất khẩu mở tài khoản sau mỗi lần giao hàng ghi nợ 
cho nhà nhập khẩu, định kỳ nhà nhập khẩu thanh toán nợ cho nhà xuất khẩu. 
- Cấp tín dụng theo thể thức chấp nhận hối phiếu 
Với hình thức này, người xuất khẩu ký phát hối phiếu có kỳ hạn, yêu cầu 
người nhập khẩu ký chấp nhận trả số tiền của hối phiếu đó. Nếu người nhập khẩu 
 75 
ký chấp nhận hối phiếu, người xuất khẩu mới trao cho người nhập khẩu bộ chứng từ 
hàng hóa qua ngân hàng hoặc gửi trực tiếp cho người nhập khẩu. 
- Tín dụng Lending 
b. Tín dụng ngân hàng 
Tín dụng ngân hàng là những khoản vay mượn do các ngân hàng thương mại 
cung cấp để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư cơ bản nước 
ngoài. 
* Các hình thức tín dụng ngân hàng: 
- Tín dụng ứng trước 
Với hình thức này, ngân hàng nước cho vay (nước xuất khẩu) mở cho ngân 
hàng nước đi vay (nước nhập khẩu) một tài khoản gọi là tài khoản ứng trước, với 
một hạn mức nhất định, đã được hai ngân hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 
Số tiền này chỉ được dùng cho mục đích nhập khẩu hàng hóa từ nước cho vay. 
Khi người xuất khẩu trình đầy đủ các chứng từ hợp lệ cho ngân hàng cho vay 
để xin thanh toán, thì ngân hàng này sẽ trả tiền cho người xuất khẩu và ghi nợ vào 
tài khoản ứng trước của ngân hàng đi vay. 
- Tín dụng khoản chấp nhận 
Hình thức tín dụng này được thực hiện bằng cách ngân hàng nước xuất khẩu 
và ngân hàng nhập khẩu ký kết hợp đồng tín dụng thoả thuận về hạn mức vay nợ. 
(ngân hàng nước nhập khẩu là ngân hàng nước đi vay, ngân hàng nước xuất khẩu là 
ngân hàng nước cho vay). Khi người xuất khẩu gửi hàng cho người nhập khẩu, 
người xuất khẩu giao bộ chứng từ hàng hóa và hối phiếu cho ngân hàng xuất khẩu. 
Ngân hàng bên xuất khẩu chấp nhận hối phiếu do người xuất khẩu ký phát hoặc trả 
tiền cho người xuất khẩu và ghi nợ vào tài khoản tiền vay của ngân hàng nhập khẩu. 
Ngân hàng bên xuất khẩu gửi bộ chứng từ và hối phiếu cho ngân hàng nhập khẩu. 
Ngân hàng nhập khẩu thu tiền của người nhập khẩu rồi trao bộ chứng từ cho họ. 
Sau đó, căn cứ vào thời hạn của hối phiếu mà ngân hàng nước nhập khẩu tiến hành 
trả tiền cho ngân hàng nước xuất khẩu. Tín dụng khoản chấp nhận gắn liền với hình 
thức thanh toán tín dụng chứng từ có thời hạn 3 tháng, 6 tháng 
 76 
- Cho vay tài chính 
Với hình thức này, bên cho vay gồm một hoặc một số ngân hàng hoặc công 
ty tài chính cung cấp các khoản tài trợ tín dụng cho ngân hàng đi vay, để sử dụng số 
tiền ấy cho việc nhập khẩu hàng hóa, hoặc thực hiện một mục đích khác nào đó, nếu 
được bên cho vay đồng ý. 
c. Tín dụng nhà nước 
Tín dụng Nhà nước là hình thức tín dụng giữa Chính phủ nước này với 
Chính phủ nước khác hoặc giữa các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế, các tổ chức 
khác tiến hành cung cấp tín dụng cho một Chính phủ của một quốc gia nào đó. 
Nếu căn cứ vào thời gian vay vốn, thì tín dụng Nhà nước gồm các hình thức 
sau: 
- Tín dụng ngắn hạn: loại hình tín dụng này nhằm trang trải bội chi trong 
thanh toán quốc tế, các khoản chi tiêu của Chính phủ (thanh toán nhập siêu). 
- Tín dụng trung hạn: thời hạn cho vay của loại hình tín dụng này thường là 
từ 2 đến 5 năm. Mục đích của nguồn vốn vay này chủ yếu được sử dụng vào các dự 
án đầu tư xây dựng cơ bản. (đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng) 
- Tín dụng dài hạn: thời hạn cho vay của loại hình này tương đối dài 10, 20, 
30, 40, 50 năm Nguồn vốn vay này được sử dụng vào việc thực hiện các dự án 
phát triển kinh tế - xã hội. 
5.2.2. Đầu tư quốc tế trực tiếp 
5.2.2.1. Khái niệm 
Đầu tư quốc tế trực tiếp hay còn gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài (Forein 
Direct Investment – FDI) việc các tổ chức, cá nhân một nước thực hiện đầu tư vốn 
ra nước ngoài dưới hình thức tự mình đứng ra kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh 
với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. 
5.2.2.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế trực tiếp 
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện bằng vốn do chủ đầu tư nước 
ngoài tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm 
về lỗ lãi. Nó là hình thức đầu tư mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, cũng như 
không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. 
 77 
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là DN 
100% vốn nước ngoài, hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy thuộc 
tỷ lệ góp vốn của mình. 
- Nguồn vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư mà 
còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng 
như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động. 
- Thông qua FDI, doanh nghiệp của nước chủ nhà còn có thể tiếp thu được 
công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại ... là những mục tiêu mà 
những hình thức đầu tư khác không có được. 
5.2.2.3. Các hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp 
Đầu tư quốc tế trực tiếp có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng 
doanh nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang 
hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. 
Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các hình thức FDI gồm: 
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: là hình thức ký kết giữa hai bên 
hoặc nhiều bên Việt Nam và nước ngoài (gọi tắt là các bên hợp danh) để cùng nhau 
tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy định 
trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp 
nhân mới. 
- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp 
tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa bên (hoặc các 
bên) Việt Nam với bên (hoặc các bên) nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại Việt 
Nam. 
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp mà toàn bộ tài sản 
của doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước 
ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh 
doanh. 
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, Chính phủ nước sở 
tại còn lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ nước mình hoăc áp dụng các 
hình thức đầu tư đặc thù: 
 78 
- Đầu tư vào khu công nghiệp 
- Đầu tư vào khu chế xuất 
- Đầu tư theo phương thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao 
(BOT), BTO, BT nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kết cầu hạ 
tầng. 
5.2.2.4. Tác động của đầu tư quốc tế trực tiếp 
a. Tác động tích cực 
* Đối với nước tiếp nhận FDI 
- Đối với những nước công nghiệp phát triển: 
+ Giải quyết những khó khăn về kinh tế-xã hội như thất nghiệp, lạm phát ... 
Qua FDI, chủ đầu tư nước ngoài mua lại công ty, doanh nghiệp có nguy cơ bị phá 
sản giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo việc làm cho người lao động. 
+ Tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức thu thuế. 
+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và 
tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh tế và thương 
mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm của các nước phát 
triển khác. 
- Đối với các nước dang phát triển: 
+ Nguồn vốn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. 
+ Các dự án FDI góp phần thu hút một lượng lớn lao động giúp giải quyết 
tình trạng thất nghiệp. 
+ Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu 
của nước chủ nhà. 
+ Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý sẽ 
góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng theo hướng công nghiệp hóa-
hiện đại hóa 
+ Cùng với FDI, doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi phương thức quản 
lý công nghiệp hiện đ ... . 
 162 
MỤC LỤC 
Chương 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH .......................................................... 1 
1.1. Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính ................................................. 1 
1.1.1. Tiền đề sản xuất hàng hóa và tiền tệ ...................................................................... 1 
1.1.2. Tiền đề Nhà nước ..................................................................................................... 1 
1.2. Bản chất tài chính ................................................................................................. 2 
1.2.1. Biểu hiện bên ngoài của tài chính ........................................................................... 2 
1.2.2. Nội dung kinh tế - xã hội của tài chính .................................................................. 3 
1.3. Chức năng của tài chính ....................................................................................... 4 
1.3.1. Chức năng phân phối ............................................................................................... 4 
1.3.2. Chức năng giám đốc ................................................................................................. 5 
1.4. Hệ thống tài chính của Việt Nam ......................................................................... 6 
1.4.1. Căn cứ để xác định các khâu tài chính của hệ thống tài chính ........................... 6 
1.4.2. Khái quát nhiệm vụ của các khâu tài chính ........................................................... 7 
Chương 2 
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ..................................................................................... 12 
2.1. Những vấn đề chung về ngân sách Nhà nước .................................................... 12 
2.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước ......................................................................... 12 
2.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước ....................................................................... 13 
2.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước ............................................................................ 13 
2.2. Nội dung của Ngân sách sách nhà nước ............................................................ 15 
2.2.1. Thu ngân sách nhà nước ........................................................................................ 15 
2.2.2. Chi ngân sách nhà nước ......................................................................................... 20 
2.3. Tổ chức hệ thống ngân sách và phân cấp hệ thống ngân sách ở Việt Nam ....... 24 
2.3.1. Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước ................................................................ 24 
2.3.2. Phân cấp ngân sách Nhà nước .............................................................................. 26 
2.4. Chu trình quản lý ngân sách Nhà nước .............................................................. 29 
2.4.1. Hình thành ngân sách Nhà nước ........................................................................... 29 
2.4.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước ............................................................................ 31 
 163 
2.4.3. Quyết toán ngân sách Nhà nước ........................................................................... 33 
Chương 3 
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ............................................................................... 39 
3.1. Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp ................................................ 39 
3.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp ........................................................................ 39 
3.1.2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp .................................................................. 39 
3.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ....................................................................... 40 
3.2. Những nội dung chủ yếu của hoạt động tài chính doanh nghiệp ....................... 41 
3.2.1. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp .................................. 41 
3.2.2. Quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp ................................ 47 
3.2.3. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp .......................................................... 51 
Chương 4 
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ..................................................................................... 57 
4.1. Những vấn đề chung về thị trường tài chính ...................................................... 57 
4.1.1. Khái niệm thị trường tài chính .............................................................................. 57 
4.1.2. Phân loại thị trường tài chính ................................................................................ 59 
4.1.3. Vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường ............................ 62 
4.1.4. Điều kiện hình thành thị trường tài chính ............................................................ 64 
4.2. Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính . 67 
4.2.1. Nhà nước tạo ra môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển thị trường 
tài chính .............................................................................................................................. 67 
4.2.2. Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển thị trường 
tài chính .............................................................................................................................. 67 
4.2.3. Nhà nước đào tạo con người cung cấp cho thị trường tài chính ....................... 67 
4.2.4. Nhà nước thực hiện việc giám sát đối với hoạt động của thị trường tài chính68 
Chương 5 
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ............................................................................................ 71 
5.1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế .......................................................... 71 
5.1.1. Khái niệm tài chính quốc tế ................................................................................... 71 
5.1.2. Đặc điểm của tài chính quốc tế ............................................................................. 72 
 164 
5.1.3. Vai trò của tài chính quốc tế.................................................................................. 73 
5.2. Các hình thức quan hệ tài chính quốc tế của Việt Nam ..................................... 73 
5.2.1. Tín dụng quốc tế ..................................................................................................... 73 
5.2.2. Đầu tư quốc tế trực tiếp ......................................................................................... 76 
5.2.3. Viện trợ quốc tế không hoàn lại ............................................................................ 79 
5.3. Một số tổ chức tài chính quốc tế có quan hệ với Việt Nam ............................... 80 
5.3.1. Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) ........................................ 80 
5.3.2. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ...................................................................................... 82 
5.3.3. Ngân hàng thế giới (WB) ...................................................................................... 85 
Chương 6 
TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ .................................................................... 88 
6.1. Nguồn gốc ra đời và các khái niệm tiền tệ ......................................................... 88 
6.1.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệ ................................................................................. 88 
6.1.2. Các khái niệm tiền tệ .............................................................................................. 88 
6.2. Chức năng của tiền tệ ......................................................................................... 89 
6.2.1. Chức năng thước đo giá trị .................................................................................... 89 
6.2.2. Chức năng phương tiện lưu thông ........................................................................ 89 
6.2.3. Chức năng phương tiện cất trữ giá trị .................................................................. 90 
6.2.4. Chức năng phương tiện thanh toán ....................................................................... 91 
6.2.5. Chức năng tiền tệ thế giới ...................................................................................... 91 
6.3. Vai trò của tiền tệ ............................................................................................... 92 
6.3.1. Tiền tệ là phương tiện để mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hóa ................... 92 
6.3.2. Tiền tệ là phương tiện để thực hiện mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế ..... 92 
6.3.3. Tiền tệ là phương tiền phục vụ mục đích của người sở hữu chúng ................. 93 
6.4. Các chế độ lưu thông tiền tệ ............................................................................... 93 
6.4.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại ............................................................................. 93 
6.4.2. Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu ............................................................................. 94 
6.4.3. Chế độ lưu thông tiền tệ Việt Nam ....................................................................... 95 
6.5. Cung – cầu tiền tệ ............................................................................................... 96 
6.5.1. Các khối tiền trong lưu thông................................................................................ 96 
 165 
6.5.2. Nhu cầu tiền cho lưu thông ................................................................................... 97 
6.5.4. Điều hòa lưu thông tiền tệ ................................................................................... 100 
6.6. Các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện có lạm phát .............................. 100 
6.6.1. Lạm phát ................................................................................................................ 100 
6.6.2. Các biện pháp ổn định tiền tệ trong nền kinh tế thị trường ............................. 104 
Chương 7 
TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG ............................................................... 110 
7.1. Sự ra đời và bản chất của tín dụng ................................................................... 110 
7.1.1. Sự ra đời và phát triển các quan hệ tín dụng ..................................................... 110 
7.1.2. Bản chất của tín dụng ........................................................................................... 112 
7.2. Chức năng của tín dụng .................................................................................... 113 
7.2.1. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả ..... 113 
7.2.2. Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ ........................................... 114 
7.3. Các hình thức tín dụng ..................................................................................... 115 
7.3.1. Tín dụng thương mại ............................................................................................ 115 
7.3.2. Tín dụng ngân hàng .............................................................................................. 117 
7.3.3. Tín dụng Nhà nước ............................................................................................... 117 
7.3.4. Tín dụng tiêu dùng................................................................................................ 118 
7.4. Lãi suất tín dụng ............................................................................................... 119 
7.4.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 119 
7.4.3. Các loại lãi suất ..................................................................................................... 120 
7.4.4. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng ............................................................................... 123 
Chương 8 
NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ...................................... 128 
8.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng................................ 128 
8.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thế giới ......................... 128 
8.1.2. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam .............................. 130 
8.2. Ngân hàng trung ương ...................................................................................... 131 
8.2.1. Chức năng của ngân hàng trung ương ............................................................... 131 
8.2.2. Vai trò của ngân hàng trung ương ...................................................................... 133 
 166 
8.3. Ngân hàng thương mại ..................................................................................... 135 
8.3.1. Chức năng của ngân hàng thương mại ............................................................... 135 
8.3.2. Vai trò của ngân hàng thương mại ..................................................................... 136 
8.4. Các ngân hàng – tổ chức tín dụng khác ........................................................... 137 
8.4.1. Ngân hàng đầu tư .................................................................................................. 137 
8.4.2. Ngân hàng phát triển ............................................................................................ 137 
8.4.3. Ngân hàng chính sách – xã hội ........................................................................... 138 
8.4.4. Công ty bảo hiểm .................................................................................................. 138 
8.4.5. Công ty tài chính ................................................................................................... 138 
Chương 9 
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ................................................................................................ 149 
VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ........................................................... 149 
9.1. Tỷ giá hối đoái ................................................................................................. 149 
9.1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 149 
9.1.2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái ......................................................................... 149 
9.1.3. Các loại tỷ giá hối đoái ........................................................................................ 150 
9.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ....................................................... 151 
9.2. Cán cân thanh toán quốc tế .............................................................................. 153 
9.2.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế ............................................................... 153 
9.2.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế ................................................................. 154 
9.2.3. Biện pháp điều chỉnh và ý nghĩa của cán cân thanh toán quốc tế .................. 156 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_huynh_dinh_phat_phan_2.pdf