Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 3: Ảnh hưởng xã hội và sức khỏe

Mục tiêu bài học

Trình bày được một số khái niệm cơ bản của ảnh hưởng xã hội có liên quan đến sức khỏe;

Phân tích được một số cơ chế tâm lý của ảnh hưởng xã hội liên quan đến sức khỏe;

Mô tả được quá trình thuyết phục như một dạng ảnh hưởng xã hội liên quan đến hành vi sức khỏe.

 

ppt 33 trang yennguyen 6460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 3: Ảnh hưởng xã hội và sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 3: Ảnh hưởng xã hội và sức khỏe

Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 3: Ảnh hưởng xã hội và sức khỏe
ẢNH HƯởNG XÃ HộI VÀ SứC KHỏE 
Khoa các KHXH-Hành vi-Giáo dục sức khỏe 
Trường ĐH Y tế công cộng 
Mục tiêu bài học 
Trình bày được một số khái niệm cơ bản của ảnh hưởng xã hội có liên quan đến sức khỏe; 
Phân tích được một số cơ chế tâm lý của ảnh hưởng xã hội liên quan đến sức khỏe; 
Mô tả được quá trình thuyết phục như một dạng ảnh hưởng xã hội liên quan đến hành vi sức khỏe. 
Ảnh hưởng xã hội là gì? 
Là quá trình trong đó nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân bị thay đổi dưới tác động của các cá nhân khác hoặc của nhóm. 
Vì sao cần tìm hiểu về ảnh hưởng xã hội trong môn học này??? 
Ảnh hưởng xã hội 
Nhận thức, 
thái độ 
Hành vi 
Cách người khác (trong nhóm) nhìn nhận/suy nghĩ về cá nhân 
Nhóm là gì? 
Nhóm là gì? 
Bao gồm từ hai cá nhân trở lên 
Các thành viên tác động qua lại lẫn nhau, có ảnh hưởng đến nhau. 
Có một số đặc điểm xã hội và tâm lý đặc biệt để phân biệt với những tập hợp người khác (VD: có chung mục tiêu, các thành viên có ảnh hưởng lẫn nhau) 
Chuẩn mực nhóm 
Là những quy định/quy tắc chính thức hoặc bất chính thức. 
Là sợi dây ràng buộc cá nhân với nhóm và làm cho họ thuộc về nhóm. 
Hướng dẫn hoặc điều chỉnh các hành vi được nhóm chấp nhận trong những tình huống nhất định nhằm đạt mục tiêu của nhóm. 
Chuẩn mực nhóm 
Bảo đảm cho sự hình thành và tồn tại một trật tự của nhóm, một hệ thống ứng xử của các thành viên trong nhóm. 
Không mang tính bất biến (có thể thay đổi theo thời gian/bối cảnh xã hội). 
Nhóm cố gắng giữ gìn chuẩn mực nhóm bằng áp lực , bằng các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên lệch chuẩn. 
Chuẩn mực nhóm  cá nhân?? 
Một số chuẩn mực nhóm trở thành chuẩn mực xã hội chung  tạo nên một áp lực chung và phần lớn mọi người đều tuân theo áp lực này. 
VD: Phụ nữ phương Tây hút thuốc lá nhiều hơn phụ nữ phương Đông 
Thí nghiệm của Asch 
Áp lực nhóm 
Là áp lực tâm lý do nhóm tạo ra nhằm làm cho các thành viên nhóm phải tuân theo chuẩn mực của nhóm. 
Tác động tới các thành viên thông qua cơ chế thưởng-phạt/khen-chê về mặt tâm lý, xã hội  tạo nên một áp lực vô hình buộc cá nhân phải tuân theo chuẩn mực nhóm . 
Cơ chế tâm lý của ảnh hưởng xã hội 
Thỏa hiệp - tuân thủ 
Bắt chước 
Lây lan 
Ám thị - thôi miên 
Đồng nhất 
Thỏa hiệp - tuân thủ 
Là sự nhân nhượng của cá nhân trước áp lực của nhóm (áp lực thực tế hoặc tưởng tượng). 
Thể hiện qua việc cá nhân thay đổi ứng xử, thái độ, hành vi cho phù hợp với đa số. 
Thỏa hiệp quá mức  mất đi tính độc lập, tự lập của cá nhân (a dua) . 
Thỏa hiệp - tuân thủ 
Trường hợp không thỏa hiệp/tuân thủ bị coi là “lệch chuẩn”, “nổi loạn” hoặc được gọi là “tiên phong”, “tiến bộ”. 
Thỏa hiệp/tuân thủ - Vì sao? 
Muốn hòa nhập với mọi người, không muốn nhận được sự phản đối của mọi người. 
Mong muốn mình ứng xử đúng chuẩn mực nhóm hoặc muốn giữ thể diện. 
Không muốn bị “loại” khỏi nhóm. 
Sự ảnh hưởng của thông tin . 
Bắt chước 
Là sự mô phỏng, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách ứng xử... của một người hay nhóm người nào đó. 
Là phản ứng mang tính bản năng. 
Thể hiện ở hầu hết các giai đoạn phát triển của con người, đặc biệt trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên . 
Mẫu hình muốn bắt chước 
Người nổi tiếng 
Người có vị thế xã hội cao 
Người có trình độ trí tuệ cao 
Người thành thạo hơn trong một lĩnh vực nào đó . 
Người mà cá nhân yêu mến (VD: mẹ, bố, chị gái, anh trai...) 
SAVY, 2003 
Hút thuốc lá: 
Tuổi trung bình của thanh thiếu niên khi hút điếu thuốc đầu tiên là 16,9. 
Lý do phổ biến: “Vì các bạn em đều hút” (54%). 
57,8% sống trong gia đình có cha hút thuốc. 
20% có anh trai hút thuốc. 
Uống rượu/bia: 
16,7% có bố uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu. 
Áp lực của bạn bè là yếu tố tác động lớn nhất đến hành vi uống rượu, bia 
SAVY, 2003 
Ảnh hưởng tiêu cực của bạn bè đối với hành vi hút thuốc (%) 
SAVY, 2003 
Áp lực của bạn bè lên hành vi của nam thanh niên (%) 
Đô thị 
Nông thôn 
Lây lan 
Khái niệm: 
Là quá trình chuyển tỏa các trạng thái cảm xúc hoặc các dạng hành vi từ cá nhân này sang cá nhân khác, từ nhóm này sang nhóm khác thông qua sự chia sẻ về cảm xúc, tinh thần, qua bắt chước , tuyên truyền, đồn đại . 
VD: Cổ vũ bóng đá/đua xe máy... 
Lây lan 
Bối cảnh xuất hiện: 
Trong đám đông dễ xuất hiện sự lây lan do các cá nhân bắt chước nhau. 
Thiếu/thừa thông tin làm cho đám đông quần chúng dễ bị cuốn vào những chuyện đồn đại không có thực. 
Lây lan 
Kết quả: 
Làm cho một hiện tượng không phổ biến trở thành phổ biến khi có mặt của đám đông quần chúng. 
Nếu hiện tượng đó là hành vi tiêu cực đối với sức khỏe nguy cơ cho sức khỏe . 
Thuyết phục 
Là một dạng ảnh hưởng xã hội. 
Là hoạt động dùng luận cứ về lý trí và tình cảm để làm người khác thay đổi suy nghĩ, thái độ và hành vi. 
Đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động đời thường, đặc biệt trong truyền thông giáo dục sức khỏe. 
VD: Thuyết phục đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy... 
Mục đích của thuyết phục là thay đổi thái độ của đối tượng  thay đổi hành vi. 
Các thành tố của thái độ 
Niềm tin của cá nhân về một vấn đề nào đó 
Niềm tin của bạn về những tác hại của việc hút thuốc lá. 
Cảm giác/cảm xúc của cá nhân về một vấn đề nào đó 
Khói thuốc lá làm bạn khó chịu hay không ảnh hưởng gì đến bạn. 
Các thành tố của thái độ 
Ý định hành động của cá nhân về vấn đề nào đó. 
Bạn dự định hút thuốc hay không hút thuốc. 
Thái độ có ảnh hưởng đến hành vi  muốn đối tượng thay đổi hành vi thì phải làm cho họ thay đổi thái độ. 
Các thành tố của thái độ 
Thái độ tích cực giúp hướng tới hành vi tích cực và ngược lại? 
Ủng hộ việc tập thể dục  Tập thể dục thường xuyên? 
Không chấp nhận việc bị phơi nhiễm bởi khói thuốc  Lên tiếng phản đối người hút thuốc? 
Thái độ là một trong những yếu tố quyết định hành vi. 
Các yếu tố trong thuyết phục 
Người truyền đạt (Ai nói?) 
Nội dung thông điệp (Nói cái gì?) 
Kênh giao tiếp (Nói như thế nào?) 
Đối tượng nghe (Nói cho ai?) 
Người truyền đạt 
Sự tín nhiệm (trình độ chuyên môn và sự tin cậy) 
Trình độ chuyên môn : là kiến thức lĩnh hội qua quá trình đào tạo + kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó. 
Sự tin cậy : là đánh giá của người nghe về tính cách cũng như các động cơ của người truyền đạt trong việc truyền tin. 
Có được sự tín nhiệm thì thông điệp truyền ra sẽ có sức thuyết phục hơn. 
Người truyền đạt 
Sự hấp dẫn : là những đặc điểm, phẩm chất có sức lôi cuốn, hấp dẫn người nghe. 
Hình thể : ca sĩ, diễn viên, người mẫu nổi tiếng. 
Sự giống nhau : Giáo dục đồng đẳng 
Nội dung thông điệp 
Kênh truyền thông 
Là cách thức thông điệp được truyền đi. 
VD: trực tiếp, qua các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, đài, TV, internet...) 
Thái độ hình thành qua trải nghiệm trực tiếp tồn tại lâu hơn và có ảnh hưởng đến hành vi nhiều hơn. 
Đối tượng nghe 
Trạng thái tinh thần của đối tượng 
Sự khác nhau giữa các đối tượng 
Tóm lại... 
Khái niệm ảnh hưởng xã hội 
Nhóm: chuẩn mực nhóm và áp lực nhóm 
Các cơ chế tâm lý của ảnh hưởng xã hội 
Thỏa hiệp/Tuân thủ 
Bắt chước 
Lây lan 
Thuyết phục: thái độ 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_suc_khoe_bai_3_anh_huong_xa_hoi_va_suc.ppt