Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định và phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm trên

địa bàn Thành phố Cần Thơ (TPCT) trong giai đoạn hiện nay từ lý thuyết đến điều

tra thực tiễn. Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ 340 sinh viên đang

theo học tại 05 trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TPCT với hình thức phỏng

vấn trực tiếp. Thống kê mô tả, kiểm định Cronbach Alpha và phân tích hồi quy đa

biến được sử dụng trong nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình thức

phát hiện và tố giác tội phạm là yếu tố có tác động lớn nhất đến nhận thức của sinh

viên về vấn đề phát hiện và tố giác tội phạm. Ngoài ra, các yếu tố như cộng đồng xã

hội, Luật pháp, truyền thông và tệ nạn xã hội cũng có sự ảnh hưởng lớn đến nhận

thức của sinh viên về vấn đề được nêu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số nhận

xét và khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức đối với sinh viên trong vấn đề phát hiện

và tố giác tội phạm.

pdf 8 trang yennguyen 2240
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm trên địa bàn thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
61 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0051 
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 4, pp. 61-68 
This paper is available online at  
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC 
PHÁT HIỆN VÀ TỐ GIÁC TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Nguyễn Văn Tròn 
Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ 
Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định và phân tích các yếu 
tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm trên 
địa bàn Thành phố Cần Thơ (TPCT) trong giai đoạn hiện nay từ lý thuyết đến điều 
tra thực tiễn. Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ 340 sinh viên đang 
theo học tại 05 trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TPCT với hình thức phỏng 
vấn trực tiếp. Thống kê mô tả, kiểm định Cronbach Alpha và phân tích hồi quy đa 
biến được sử dụng trong nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình thức 
phát hiện và tố giác tội phạm là yếu tố có tác động lớn nhất đến nhận thức của sinh 
viên về vấn đề phát hiện và tố giác tội phạm. Ngoài ra, các yếu tố như cộng đồng xã 
hội, Luật pháp, truyền thông và tệ nạn xã hội cũng có sự ảnh hưởng lớn đến nhận 
thức của sinh viên về vấn đề được nêu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số nhận 
xét và khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức đối với sinh viên trong vấn đề phát hiện 
và tố giác tội phạm. 
Từ khóa: Nhận thức, phát hiện và tố giác, tội phạm, thành phố Cần Thơ, sinh viên. 
1. Mở đầu 
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế - quốc tế ngày càng sâu rộng, đất nước ta đã đạt 
được những thành tựu to lớn, khẳng định được vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. 
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của việc hội nhập mang lại thì mặt tiêu cực kéo 
theo của nó là vấn đề tội phạm ngày càng tăng, đa dạng về hình thức và mức độ ngày 
càng tinh vi. Không chỉ đơn thuần là các hoạt động tội phạm riêng lẻ trong lãnh thổ của 
đất nước mà nó phát triển ở cấp độ có tổ chức, xuyên quốc gia, đặc biệt ở các thành phố 
lớn. Điều đó làm cho công tác đấu tranh, phát hiện, phòng và chống tội phạm ngày càng 
khó khăn bởi những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt che giấu tội phạm và sự hạn chế nhận 
thức về pháp luật trong đấu tranh, tố giác tội phạm của công dân nói chung và của sinh 
viên nói riêng. Sinh viên là lực lượng tinh nhuệ, có trí tuệ là mầm móng tri thức của thế 
hệ tương lai và là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. 
Với vai trò ấy sinh viên ra sức học tập rèn luyện góp phần có hiệu quả vào công tác đấu 
tranh phòng chống tội phạm. Ở khía cạnh khác, không phải sinh viên nào cũng có đủ khả 
Ngày nhận bài: 19/1/2019. Ngày sửa bài: 29/2/2019. Ngày nhận đăng: 12/4/2019. 
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Tròn. Địa chỉ e-mail: nvtron@ctu.edu.vn 
Nguyễn Văn Tròn 
62 
năng, bản lĩnh và trình độ để nhận thức và phát hiện tội phạm, điều này có thể xuất phát từ 
các yếu tố như: nền tảng hiểu biết pháp luật, sự thờ ơ, vô cảm hoặc sợ liên lụy đến bản 
thân, chính vì thế dẫn đến nhận thức của sinh viên về tội phạm còn nhiều hạn chế, không 
nhận thức được tội phạm đang diễn ra, không dám đấu tranh và tố giác tội phạm, điều này 
góp phần làm cho tỉ lệ tội phạm có cơ hội gia tăng và không bị xử lí. 
Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến nhận thức của sinh viên 
ở Việt Nam về phát hiện và tố giác tội phạm. Các công trình nghiên cứu cơ bản đã làm rõ 
tính cấp thiết và đề xuất được những giải pháp quan trọng. Một số công trình nghiên cứu 
liên quan đến ý thức pháp luật của sinh viên ở Việt Nam có thể kể đến: luận văn thạc sĩ 
triết học “Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa 
bàn thành phố Hải Phòng hiện nay” [1]; bài báo được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái 
Nguyên“Một số giải pháp nâng cao hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các 
trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” [2]; “Một số giải pháp tăng cường công 
tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh 
viên ở Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay” [3]. Bên cạnh đó, một số nghiên 
cứu ngoài nước có liên quan, bài viết phân tích chương trình phòng chống tội phạm của 
cảnh sát bang New South Wales, nêu một cách khái quát về phương pháp đấu tranh 
phòng chống tội phạm, cung cấp thông tin và nhận thông tin tố giác [4]; Enhancing the 
Problem – solving Capacity of crime Analysis Units, chuyên đề này phân tích phương 
pháp tăng cường giải quyết năng lực phân tích tội phạm cho các đơn vị [5]. 
Trên khía cạnh pháp lí, Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT- BCA-BQP- BTC-
BNN&PTNT- VKSNDTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn thi hành quy định của 
Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị 
khởi tố thì: “Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do 
cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp 
nhận, giải quyết” [6] . Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Tố giác về 
tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có 
thẩm quyền” [7]. 
Các công trình nghiên cứu ở trên và quy định của pháp luật hiện hành chưa làm rõ 
những nhân tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trong việc phát hiện và tố giác 
tội phạm. Chính vì thế, tác giả tiến hành phân tích và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến 
nhận thức của sinh viên về phát hiện và tố giác tội phạm từ điều tra thực tiễn trên địa bàn 
thành phố Cần Thơ, nhằm tìm ra và đánh giá những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến 
nhận thức của sinh viên về vấn đề tố giác tội phạm. Qua đó, tác giả sẽ đưa ra một số nhận 
xét và khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức đối với sinh viên trong vấn đề tố giác tội 
phạm trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp. 
Khoanh vùng nghiên cứu là 02 quận: quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy của Thành phố 
Cần Thơ bao gồm 03 trường Đại học và 02 Trường Cao Đẳng; đó là Đại học Cần Thơ, 
Đại học Y dược Thành phố Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Thành phố Cần Thơ, 
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm  
63 
Cao đẳng Cần Thơ và Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ. Số liệu của nghiên cứu được 
thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện những sinh viên đang theo học tại các 
trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Dữ liệu được thu thập từ 340 
sinh viên đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Kích thước mẫu của nghiên cứu 
được xác định dựa trên công thức: n= z2 (p.q)/ e2 (đề xuất từ Trung tâm Thông tin và 
Phân tích dữ liệu Việt Nam (VIDAC)). Trong đó n = là cỡ mẫu; z = giá trị phân phối 
tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (độ tin cậy 95%; giá trị z là 1,96); p = là ước tính tỉ lệ 
% của tổng thể; q = 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn 
nhất có thể xảy ra của tổng thể); e = sai số cho phép (+-3%, +-4%, +-5%...). Kích thước 
mẫu của nghiên cứu là n= 1.962 (0.5x0.5) / 0.062 = 267. Kích thước mẫu được đề xuất cho 
nghiên cứu là 350 (bảng câu hỏi tối thiểu phải thu là 267 bảng hỏi). Có 370 bảng hỏi được 
phát ra, thu về 350 bảng hỏi. Bao gồm sinh viên trường Đại học Cần Thơ chiếm tỷ lệ 
29,4%; sinh viên trường Đại học Y Dược 20,6%; sinh viên trường Đại học Kinh tế - kỹ 
thuật 20,6%; sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ có tỷ lệ 14,7% và sinh viên trường Cao 
đẳng Kinh tế kỹ thuật chiếm 14,7%. Trong 350 bảng câu hỏi thu về có 10 bảng câu hỏi 
không đạt yêu cầu do thiếu thông nên bị loại bỏ. Cuối cùng có 340 bảng câu hỏi được sử 
dụng trong quá trình phân tích [8]. 
Thống kê mô tả, kiểm định Cronbach Alpha và phân tích hồi quy đa biến được sử 
dụng để trong quá trình phân tích của bài báo này. Các phương pháp này được sử dụng 
kết hợp để xác định các yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên trong việc phát hiện 
tội phạm và tố giác tội phạm; từ đó đưa ra những khuyến nghị cần thiết. 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
 2.2.1. Các yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên trong việc phát hiện tội phạm 
và tố giác tội phạm 
Từ kết quả phân tích nhân tố của nghiên cứu thì có 9 yếu tố tác động đến nhận thức 
của sinh viên về phát hiện và tố giác tội phạm là: tệ nạn xã hội, cộng đồng xã hội, hình 
thức phát hiện tố giác tội phạm, môi trường, cơ sở vật chất, hoạt động xã hội, luật, chính 
quyền địa phương và truyền thông. 
Ngày nay, bên cạnh sự phát triển của đất nước thì vấn đề tệ nạn xã hội của nước ta 
cũng ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Các loại tệ nạn xã hội thường xuyên 
diễn ra với các cấp độ từ thấp đến cao như: Cờ bạc, thuốc lá, rượu bia, cá độ, mê tín dị 
đoan, trộm cấp, lừa đảo, tham ô, bạo lực, nghiện game, mại dâm, ma túy, xâm hại tình dục, 
giết người,chính vì sự đa dạng trong các loại tệ nạn xã hội và nguy cơ dẫn đến hành vi 
phạm tội của tội phạm nên nhận thức của sinh viên cũng chịu sự ảnh hưởng. Cụ thể là 
sinh viên còn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc xác định các đối tượng phạm tội để 
trình báo. Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội cũng có tác động đến nhận thức của sinh viên về 
vấn đề phát hiện và tố giác tội phạm. Cộng đồng xã hội có chức năng liên kết thông tin 
giữa các nhóm đối tượng, trong đó sinh viên thường tiếp nhận và chia sẻ thông tin qua 
mạng internet. Khi có những thông tin về tội phạm và hành vi phạm tội sinh viên cũng dễ 
dàng trao đổi và tự nâng cao nhận thức của bản thân về vấn đề tố giác tội phạm. Hình 
thức phát hiện và tố giác tội phạm là yếu tố quan trọng trong việc ảnh hưởng đến nhận 
thức tố giác tội phạm của sinh viên. Các hình thức tố giác tội phạm được đưa vào nghiên 
cứu như: Tố cáo trực tiếp công an, ủy ban; Tố giác qua cổng thông tin điện tử (thư điện 
Nguyễn Văn Tròn 
64 
tử); Hòm thư tố giác tội phạm của công an; Số điện thoại đường dây nóng; Qua báo chí, 
kênh truyền hình; Qua diễn đàn công an lắng nghe ý kiến của người dân. Một yếu tố khác 
tác động đến nhận thức của sinh viên về phát hiện và tố giác tội phạm là yếu tố môi 
trường. Yếu tố này được đề cập đến với các khía cạnh chính: môi trường sinh sống và 
môi trường giáo dục. Nghiên cứu cho thấy môi trường sinh sống của một cá nhân có tác 
động trực tiếp đến sự hình thành nhận thức của sinh viên về vấn đề tố giác tội phạm. Khi 
sinh viên sống trong môi trường lành mạnh sẽ tự hình thành ý thức cá nhân về việc bày 
trừ hành vi phạm tội nên cũng sẽ dễ dàng trong việc tố giác tội phạm khi phát hiện hành 
vi phạm tội. Ngược lại, khi sinh viên sống trong môi trường xảy ra nhiều tệ nạn xã hội có 
thể sẽ khó hơn trong việc tố giác khi phát hiện tội phạm. Yếu tố cơ sở vật chất thuận lợi sẽ 
góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về tố giác tội phạm. Khi sinh viên được sinh 
sống, làm việc tại những nơi có điều kiện cơ sở vật chất tốt sẽ giúp sinh viên dễ dàng 
trong việc tiếp cận thông tin và tiến hành tố giác. Song, những sinh viên thường xuyên 
tham gia các hoạt động xã hội sẽ có cơ hội tiếp thu và nâng cao tri thức của bản thân về 
vấn đề phòng chống tội phạm. Các hoạt động xã hội góp phần giúp sinh viên nâng cao 
năng lực tự giác, tinh thần bản lĩnh khi đương đầu với việc phát hiện tội phạm và tiến 
hành tố giác. Hơn hết, Luật pháp chính là yếu tố hàng đầu trong việc nâng cao nhận thức 
của sinh viên về vấn đề tố giác. Việc phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật về tố giác 
tội phạm giúp sinh viên nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của một 
người công dân khi phát hiện và tố giác tội phạm. Luật pháp không chỉ mang tính trừng trị, 
răn đe mà nó còn thể hiện tính giáo dục giúp sinh viên tự ý thức về ý định và hành vi của 
mình. Chính quyền địa phương là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến nhận thức của sinh viên. 
Bởi vì, khi chính quyền địa phương tiến hành các chương trình thông báo, tuyên truyền 
nhận thức sẽ giúp cho cá nhân sinh viên và người thân có được những kiến thức cơ bản về 
vấn đề tố giác tội phạm. Chính quyền địa phương là cơ quan có thể dễ dàng, thuận lợi 
trong việc tiếp cận và có sức ảnh hưởng đối với người dân tại địa phương. Bên cạnh 
những yếu tố trên thì yếu đó truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng 
cao nhận thức đối với sinh viên về vấn đề phát hiện và tố giác tội phạm. Với tốc độ phát 
triển internet ngày càng nhanh chóng, hầu hết sinh viên đều tiếp cận dễ dàng với các trang 
mạng xã hội, báo, tạp chí điện tử,... Đều đó giúp cho sinh viên có nhiều điều kiện thuận 
lợi trong việc tiếp cận các nguồn tin từ phía nhà truyền thông. Cách thức sử dụng truyền 
thông phù hợp sẽ tạo nên sự thu hút của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung nhằm 
nâng cao hiệu quả tuyên truyền về ý thức phát hiện và tố giác tội phạm. 
Khi đưa kết quả phân tích nhân tố vào phân tích tương quan giữa các biến, ta thấy 
nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức sinh viên về phát hiện và tố giác tội phạm 
(NHANTHUC) có mối tương quan với từng biến độc lập, cũng như tương quan giữa các 
biến độc lập với nhau để xác định tính độc lập. Như vây, giữa các biến thỏa điều kiện và 
được đưa vào phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy có dạng như sau: 
NHANTHUC=B0+B1TNXH+B2XAHOI+B3HINHTHUC+B4MOITRUONG 
 +B5CSVC +B6HĐXH+B7LUAT+ B8CQĐP+B9TRUYENTHONG 
Trong đó, NHANTHUC là biến Y, biến phụ thuộc. Y được định lượng bằng cách tính 
điểm trung bình của các biến quan sát nằm trong nhân tố Y. Với các biến TNXH, XAHOI, 
HINHTHUC, MOITRUONG, CSVC, HĐXH, LUAT, CQĐP, TRUYENTHONG lượt là 
các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9. Phân tích hồi quy được thực hiện bởi phần 
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm  
65 
mềm SPSS, phần mềm này sẽ xử lý tất cả các biến độc lập mà người nghiên cứu muốn 
đưa vào mô hình. 
Bảng 1. Kết quả phân tích hồi quy đa biến 
 Hệ số B Hệ số Beta Sig. VIF 
Hằng số 0,295 0,05 
X1: Tệ nạn xã hội -0,297 -0,297 0,001 1,749 
X2: Cộng đồng xã hội 0,197 0,197 0,001 1,510 
X3: Hình thức phát hiện, tố giác 0,369 0,369 0,001 1,940 
X4: Môi trường 0,036 0,036 0,348 1,202 
X5: Cơ sở vật chất 0,073 0,073 0,065 1,285 
X6: Hoạt động xã hội -0,064 -0,064 0,082 1,130 
X7: Luật pháp 0,152 0,152 0,001 1,761 
X8: Chính quyền địa phương 0,003 0,002 0,949 1,149 
X9 : Truyền thông -0,094 -0,093 0,012 1,134 
Sig.F 0,001 
Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,592 
Hệ số Durbin-Watson 1,077 
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2019) 
*Ghi chú: ***, **, *: Mức ý nghĩa lần lượt là 1%; 5% và 10%; ns: Không có ý nghĩa 
Kết quả hồi quy cho thấy, Sig.F=0,001 <0,05 nên mô hình hồi quy có ý nghĩa và 
được chấp nhận, cho nên, các biến độc lập X có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Hệ số 
R
2
 hiệu chỉnh = 59,2%, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ 
thuộc. Cụ thể, 9 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 59,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc, tỷ 
lệ phần trăm còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số số Durbin-
Watson là 1,077 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Đồng thời, độ 
phóng đại phương sai (VIF) của các biến đều nhỏ hơn 10 nên có kết luận rằng các biến 
đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng biến [8]. 
Đồng thời, dựa vào Bảng 1, ta có 5 biến độc lập có tác động đến nhận thức của sinh 
viên về phát hiện và tốc giác tội phạm (NHANTHUC) là tệ nạn xã hội (TNXH), cộng 
đồng xã hội (XAHOI), hình thức phát hiện tố giác tội phạm (HINHTHUC), Luật pháp 
(LUAT) và truyền thông (TRUYENTHONG). Từ thông tin trên, ta có được phương trình 
hồi quy như sau: 
NHANTHUC = 0,295 – 0,297TNXH*** + 0,197XAHOI** + 0,369HINHTHUC* 
+ 0,036MOITRUONG
Ns
 + 0,073MOITRUONG
Ns
 – 0,064HĐXHNs + 0,152LUAT** 
+ 0,003CQĐPNs - 0,094TRUYENTHONG*** 
Theo hệ số bêta (), hệ số của nhân tố nào càng lớn thì mức độ tác động đến biến phụ 
thuộc Y càng nhiều (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, hình thức 
phát hiện và tố giác tội phạm là yếu tố có tác động lớn nhất với hệ số bêta là 0,369. Kế 
Nguyễn Văn Tròn 
66 
tiếp là cộng đồng xã hội có hệ số bêta là 0,197; Luật pháp có hệ số bêta là 0,152; Truyền 
thông có hệ số bêta là - 0,093 và tệ nạn xã hội có hệ số bêta là -0,296. 
Qua đó cho thấy, hình thức phát hiện và tố giác tội phạm là yếu tố có tác động lớn 
nhất đến nhận thức của sinh viên về vấn đề phát hiện và tố giác tội phạm. Các hình thức 
tố giác đa dạng giúp cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức để ứng phó với từng trường 
hợp cụ thể. Bên cạnh đó, các hình thức phát hiện và tố giác dễ tiếp cận sẽ giúp sinh viên 
nâng cao nhận thức của mình. Ngoài ra, các yếu tố như cộng đồng xã hội, Luật pháp, 
truyền thông và tệ nạn xã hội cũng có sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức của sinh viên về 
vấn đề phát hiện và tố giác tội phạm. 
2.2.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức đối với sinh viên trong vấn đề 
tố giác tội phạm 
Về phía nhà trường: Nhà trường cần tổ chức các lớp tập huấn về nhận thức phòng 
chóng tội phạm, cụ thể là vấn đề tố giác tội phạm nhằm giúp sinh viên có điều kiện gặp 
gỡ những chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tội phạm để trao đổi và nâng cao nhận 
thức của bản thân về vấn đề này. Nhà trường nên phối hợp với các đơn vị chi đoàn, các 
chi hội sinh viên thành lập câu lạc bộ bảo vệ an ninh tại khu vực trường học và nơi sinh 
viên sinh sống. Câu lạc bộ sẽ giúp sinh viên tự ý thức về tố giác tội phạm và học hỏi 
những biện pháp xử lí phù hợp khi gặp những trường hợp phạm tội và có ý định phạm tội. 
Về phía chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương cần tổ chức các buổi 
tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề phát hiện và tố giác tội phạm nhằm thu hút sự 
tham gia của sinh viên. Từ đó, sinh viên không chỉ tự nâng cao nhận thức của bản thân 
trong quá trình thực hiện các chương trình mà còn thể hiện trách nhiệm của sinh viên 
trong việc tuyên truyền ý thức về tố giác tội phạm. Chính quyền địa phương cần tạo 
những điều kiện thuận lợi trong công tác khai báo và tiếp nhận thông tin khi người dân có 
nhu cầu tố giác tội phạm như xây dựng khu dân cư tự quản không có tội phạm, tệ nạn xã 
hội, tổ tự quản. Hơn hết, chính quyền địa phương cần hỗ trợ sinh viên trong việc tiếp cận 
những nguồn tin pháp luật về phòng chống tội phạm. 
Về phía sinh viên: Sinh viên cần nỗ lực học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp 
luật và nội dung cơ bản nhất về phòng ngừa tội phạm. Sinh viên khi đã có những kiến 
thức cơ bản về phát hiện và tố giác cần tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người. 
Cụ thể là sinh viên có thể tuyên truyền pháp luật về tố giác tội phạm đối với những người 
thân trong gia đình và những mối quan hệ xung quanh nhằm góp phần nâng cao ý thức 
một cách rộng rãi đến nhiều người. Bên cạnh đó, sinh viên cần nghiêm chỉnh chấp hành 
những nội quy, quy định của nhà trường trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể. Sinh 
viên nên trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm, tham gia vào các tổ chức 
thanh niên xung kích tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực 
trường, lớp; phát hiện các hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh trong trường, lớp; các quan 
hệ nam nữ không lành mạnh, các hành vi nghi vấn nghiện ma tuý, cờ bạc, chơi lô đề, cá 
cược bóng đá... có thể dẫn đến tội phạm. Khi có vụ phạm tội xảy ra trong khu vực sinh 
viên phát hiện và cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ 
việc phạm tội, người phạm tội; tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi người mà có thê 
tham gia cộng tác giúp đỡ lực lượng Công an một cách công khai hay bí mật. 
Về phía cộng đồng dân cư: cộng đồng dân cư là nơi thường xuyên có tội phạm ẩn náo 
cũng như hoạt động, hơn thế nữa cộng đồng dân cư còn có vai trò vô cùng quan trọng 
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về việc phát hiện và tố giác tội phạm  
67 
trong việc nâng cao ý thức của mỗi công dân, mỗi gia đình; cộng đồng dân cư đoàn kết, 
chung tay, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm, tạo dựng cuộc sống yên bình tại địa bàn khu 
dân cư, trong đó có sinh viên, luôn kiên quyết trong việc phát hiện và tố giác tội phạm. 
Cộng đồng dân cư cần phát huy tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với công an khu vực, 
cơ quan chức năng trong việc phòng, chống tội phạm tại khu vực đang sinh sống, góp 
phần xây dựng các mô hình khu dân cư với những khẩu hiệu nêu cao tinh thần phát hiện 
và phòng chống tội phạm; từ đây sinh viên sinh sống tại cộng đồng dân cư cũng được ảnh 
hưởng tinh thần từ cộng đồng kiên quyết ngăn ngừa tội phạm, khi phát hiện tội phạm sẽ 
mạnh dạn đi tố giác với những hình thức phù hợp. 
3. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về phát hiện 
và tố giác tội phạm trên địa bàn Thành phố Cần Thơ cho thấy có 9 yếu tố ảnh hưởng đến 
nhận thức của sinh viên về phát hiện và tố giác tội phạm. Trong đó, hình thức phát hiện và 
tố giác tội phạm là yếu tố có tác động lớn nhất đến nhận thức của sinh viên về vấn đề phát 
hiện và tố giác tội phạm. Kế tiếp là các yếu tố như cộng đồng xã hội, Luật pháp, truyền 
thông và tệ nạn xã hội cũng có sự ảnh hưởng lớn đến nhận thức của sinh viên về vấn đề 
phát hiện và tố giác tội phạm. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với nhà 
trường, chính quyền địa phương và bản thân sinh viên nhằm nâng cao nhận thức của sinh 
viên về phát hiện và tố giác tội phạm. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu được tài trợ bởi đề tài “Nâng cao nhận thức của sinh viên 
trong việc phát hiện và tố giác tội phạm trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 
hiện nay”, mã số T2018-37, do ThS Nguyễn Văn Tròn làm chủ nhiệm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Bích Thủy, 2009. “Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao 
đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay”. Luận văn thạc sĩ triết 
học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[2] Nguyễn Vân Anh, 2015. “Một số giải pháp nâng cao hoạt động tuyên truyền, phổ 
biến pháp luật trong các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Dân chủ và 
Pháp luật, mã số ISSN 9866-7535. 
[3] Nguyễn Hưng Thịnh, 2013. “Một số giải pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo 
dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ở Đại học 
Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Đại học Thái Nguyên, tr 163 – 168. 
[4] Andrew Scipione APM, 2015. Annual report on NSW Police Force Crime Prevention 
Strategy 2015-2017. 
[5] Matthew B. White, 2008. Enhancing the Problem – solving Capacity of crime 
Analysis Unit. Journal on Problem-Oriented Guides for Police Problem-Solving 
Tools Series No. 9. 
[6] Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, 2013. Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT- BCA-BQP- 
BTC-BNN&PTNT- VKSNDTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 về hướng dẫn thi hành 
Nguyễn Văn Tròn 
68 
quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội 
phạm và kiến nghị khởi tố. 
[7] Quốc hội, 2015. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Khoản 1 Điều 144). 
[8] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu với SPSS (Tập 01, 
02). Nxb Tp Hồ Chí Minh. 
ABSTRACT 
Factors Affecting The Students’ Perception of Criminal Detection 
 and Denunciation in Can Tho City 
Nguyen Van Tron 
Faculty of Law, Can Tho University 
The study was conducted to identify and analyze the factors affecting students’ 
awareness about the detection and denunciation of crime in Can Tho City in the current 
period from theory to practical investigation. Research data were collected from 340 
students studying at 05 universities and colleges in Can Tho City by direct interview. 
Through analytical methods such as descriptive statistics, Cronbach’s Alpha and 
multivariate regression analysis, the study showed that the form of detecting and 
denouncing criminals is the factor that has the greatest impact on students’ perception of 
detecting and denouncing criminals. In addition, factors such as social community, law, 
communication and social evils also have great influences on students’ perceptions of 
criminal detection and denunciation. Hence, the study offers a number of ideas and 
recommendations to raise awareness for students in detecting and denouncing criminals. 
Keywords: Can Tho City, Criminals, Detection and Denunciation, Perception, 
Students. 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_nhan_thuc_cua_sinh_vien_ve_viec_pha.pdf