Bài giảng Tâm lý học thể dục thể thao - Hồ Văn Cường

1.1.1. Khái niệm khoa học về tâm lý con người

 1.1.1.1. Khái niệm

- Kết thúc thế kỷ 20, khoa học tâm lý có bước phát triển vượt bậc và là môn khoa học độc lập, lấy học thuyết duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lênin và học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao của Paplốp (1894-1936) làm phương pháp luận; lấy lý thuyết hoạt động của Leonchiep và Rubinstein (Nga) làm phương hướng xây dựng nền tâm lý học hiện đại. - Học thuyết phản ánh của chủ nghĩa Mac-Lênin cho rằng:

Tâm lý là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của vật chất. Mọi vật chất đều có thuộc tính phản ánh, Khỉ vật chất đã phát triển đến trình độ có sự sống và có tổ chức cao tốc não bộ con người thì thuộc tính phản ánh đạt đến hình thức cảm giác, trị giác, tư duy ý thức và lý luận (theo quan điểm này thì tâm lý có cơ sở vật chất là não bộ con người, không có não bộ sẽ không có tâm lý)

- Các nhà TLH hiện đại cũng đã vận dụng luận điểm thứ 2 của phép duy vật biện chứng là phải nghiên cứu tâm lý như là một chức năng phản xạ của não.

• Dựa trên phương pháp tư duy khoa học nêu trên, các nhà TLH hiện đại đã đưa ra những khái niệm cơ bản về hiện tượng tâm lý và tâm lý con người như sau:

+ Hiện tượng tâm lý là những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động, hành động của con người. | VD: Trong hoạt động TDTT có nhiều hiện tượng tâm lý nảy sinh: VĐV chờ đợi xuất

phát (hồi hộp); tư duy phương án chiến thuật, lo lắng sợ thất bại, trí nhớ động tác,.đó là những hiện tượng tâm lý phản ánh ý thức của hoạt động thi đấu thể thao.

+ Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội, lịch sử:

 

pdf 75 trang yennguyen 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học thể dục thể thao - Hồ Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tam_ly_hoc_the_duc_the_thao_ho_van_cuong.pdf