Phân tích đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh THPT có hành vi bạo lực học đường

Tóm tắt: Bạo lực học đường (BLHĐ) là những hành vi mang tính bạo lực, diễn ra một

cách cố ý, gây tổn thương về thể chất và/hoặc tinh thần cho nạn nhân và những ai chứng kiến.

Kết quả khảo sát trên 356 học sinh trung học phổ thông, trong năm học 2011 - 2012 ở ngoại

thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An cho thấy, hành vi BLHĐ giữa học sinh với học sinh diễn

ra dưới hai hình thức bạo lực tinh thần thông qua ngôn ngữ nói và bạo lực thể chất; những học

sinh có nhiều hành vi BLHĐ là những học sinh có nhận thức sai lầm về bạo lực, có mức độ

căng thẳng tâm lý cao khi đến trường, không có kỹ năng giao tiếp tốt, gặp khó khăn trong quan

hệ với bạn và bị cha mẹ trừng phạt mỗi khi mắc lỗi.

pdf 16 trang yennguyen 3120
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh THPT có hành vi bạo lực học đường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh THPT có hành vi bạo lực học đường

Phân tích đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh THPT có hành vi bạo lực học đường
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/317567255
TRAIT ANALYSIS SOCIAL PSYCHOLOGY OF HIGH SCHOOL STUDENTS ACTS OF
SCHOOL VIOLENCE (PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THPT
CÓ HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG)
Conference Paper · June 2014
CITATIONS
0
READS
282
1 author:
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
The effectiveness of the group counseling for children with psychological difficulties View project
Dat Nguyen Ba
University of Social Sciences and Humanities
14 PUBLICATIONS   1 CITATION   
SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Dat Nguyen Ba on 13 June 2017.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
421 
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ XÃ HỘI 
CỦA HỌC SINH THPT CÓ HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 
TRAIT ANALYSIS SOCIAL PSYCHOLOGY OF HIGH SCHOOL STUDENTS 
 ACTS OF SCHOOL VIOLENCE 
Nguyễn Bá Đạt1 
Tóm tắt: Bạo lực học đường (BLHĐ) là những hành vi mang tính bạo lực, diễn ra một 
cách cố ý, gây tổn thương về thể chất và/hoặc tinh thần cho nạn nhân và những ai chứng kiến. 
Kết quả khảo sát trên 356 học sinh trung học phổ thông, trong năm học 2011 - 2012 ở ngoại 
thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An cho thấy, hành vi BLHĐ giữa học sinh với học sinh diễn 
ra dưới hai hình thức bạo lực tinh thần thông qua ngôn ngữ nói và bạo lực thể chất; những học 
sinh có nhiều hành vi BLHĐ là những học sinh có nhận thức sai lầm về bạo lực, có mức độ 
căng thẳng tâm lý cao khi đến trường, không có kỹ năng giao tiếp tốt, gặp khó khăn trong quan 
hệ với bạn và bị cha mẹ trừng phạt mỗi khi mắc lỗi. 
 Từ khóa: học sinh trung học phổ thông, Bạo lực học đường, nhận thức sai lầm, căng 
thẳng tâm lý, kỹ năng giao tiếp. 
Abstract: School violence is the violent and intentional acts, causing physical and/or 
mental injury for victims and witnesses. Results of the survey on 356 high school students in 
the school year 2011-2012 in suburban Hanoi, Vinh Phuc, Nghe An show that, school violence 
among students occurs in two forms: psychological violence by oral language and physical 
violence; students having school violence behaviors are the one who have misperceptions 
about violence, high stress level, bad communication skill, difficulty in relationships with 
friends and being punished for making mistakes by their parents. 
Keywords: high school students, school violence, misperception, psychological stress, 
communication skill. 
1. Đặt vấn đề 
1 Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, Email: badatpsy@gmail.com 
Bài viết được in tại: “Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc về sức khỏe tâm thần trong trường học”. Do Quỹ tài năng trẻ Tâm lý học – 
Giáo dục học Việt Nam tổ chức ở Đồng Nai, năm 2014. Nhà xuất bản ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ISBN: 978 – 604 – 73 – 2638 – 9, tr. 421 
– 435. 
422 
Bạo lực học đường (BLHĐ) là những hành vi mang tính bạo lực, xảy ra một cách 
cố ý, gây tổn thương về thể chất và/hoặc tinh thần cho nạn nhân và những ai chứng kiến 
[3]. Hành vi bạo lực đã được các tác giả trong nước quan tâm, nghiên cứu ở một số khía 
cạnh như các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn đến BLHĐ (Lê Minh Nguyệt, 
2012; Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên 2009; Nguyễn Văn Lượt, 2009; Trần Thị Minh 
Đức, 2010); hành vi BLHĐ ở các nhóm học sinh cụ thể (Trần Thị Tú Anh, 2012; Hoàng 
Bá Thịnh, Ô Mai Hương, 2008; Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, 2010); các mô 
hình can thiệp hành vi BLHĐ (Phạm Văn Tư, 2012; Nguyễn Thị Hương 2012). 
Bài viết này dựa trên những kết quả nghiên cứu thu được từ cuộc khảo sát về thực 
trạng BLHĐ ở học sinh trung học phổ thông (THPT) trong năm học 2011 – 2012 ở 
Nghệ An, ngoại thành Hà Nội và Vĩnh Phúc [2]. Từ những kết quả nghiên cứu định 
lượng và định tính, chúng tôi tập trung phân tích mối quan hệ tương quan giữa các yếu 
tố chủ quan, khách quan và Hành vi BLHĐ của học sinh THPT. Các yếu tố chủ quan 
được đề cập đến gồm: cảm xúc, mức độ căng thẳng, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn 
đề, nhận thức về hành vi bạo lực; các yếu tố khách quan: mối quan hệ với bạn bè, cha 
mẹ, sự ứng xử của cha mẹ mỗi khi học sinh mắc lỗi, gamme bạo lực. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Mẫu khảo sát 
Mẫu khảo sát gồm 356 học sinh THPT, trong đó có 235 học sinh nam (66%), 121 
học sinh nữ (34%); 132 học sinh (37.1%) đang học ở Trường THPT Nguyễn Thị Giang, 
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; 118 học sinh (33.1%) Trường THPT Phúc Thọ, 
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; 106 học sinh (29.8 %) Trường THPT Thanh 
Chương I, huyện Thanh Ngọc, tỉnh Nghệ An. 
Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Được sự đồng thuận 
của Ban Giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm của các trường THPT trên, nhóm khảo sát 
đã lựa chọn ngẫu nhiên một số lớp và gặp gỡ học sinh trong giờ sinh hoạt lớp. Học sinh 
423 
được giới thiệu chương trình nghiên cứu, phương pháp trả lời phiếu điều tra và thảo 
luận nhóm. Sau khi được giới thiệu về chương trình nghiên cứu, những học sinh không 
muốn tham gia, nhóm khảo sát động viên, khích lệ nhưng không ép buộc các em phải 
tham gia nếu các em thực sự không muốn. Quyết định tham gia là quyền của các em, 
điều đó được tôn trọng, nhờ vậy những học sinh tham gia đã tích cực trong việc trả lời 
phiếu điều tra và thảo luận nhóm. 
2.2. Phương pháp khảo sát 
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 
Phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng hành vi BLHĐ, hành vi 
bắt nạt, các kiểu hành vi BLHĐ, địa điểm xảy ra BLHĐ. Bảng hỏi gồm hai loại câu hỏi: 
câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Câu hỏi mở khuyến khích học sinh tự đưa ra quan niệm, 
suy nghĩ về vấn đề BLHĐ. Các câu hỏi này đã cho phép nhóm nghiên cứu thu được một 
khối lượng khá lớn thông tin về vấn đề BLHĐ hiện nay. Các câu hỏi đóng đặt học sinh 
vào tình huống phải lựa chọn, khẳng định ý kiến của mình bằng cách tích vào các 
phương án trả lời có sẵn mà mình cho là hợp lý nhất. 
2.2.2. Thang đo hành vi bạo lực học đường 
Thang đo hành vi bạo lực học đường được xây dựng theo kiểu thang đo Likert 
nhằm đánh giá số lần học sinh có hành vi bạo lực với nhau trong vòng sáu tháng kể từ 
ngày khảo sát về trước. Thang đo này gồm 20 items, trong đó, 6 items đánh giá hành vi 
đánh nhau của học sinh, 10 items đánh giá hành vi bạo lực giữa học sinh với nhau thông 
qua ngôn ngữ nói, 2 items đo hành vi bạo lực của giáo viên với học sinh, 2 items đánh 
giá hành vi bạo lực giữa học sinh các trường khác nhau. Tần suất xảy ra hành vi BLHĐ 
được đánh giá theo năm mức độ: 0 hành vi BLHĐ không xảy ra lần nào ở học sinh; 
1hành vi BLHĐ xảy ra một lần; 2 hành vi BLHĐ xảy ra hai hoặc ba lần với học sinh; 3 
hành vi BLHĐ xảy ra bốn hoặc năm lần; 5 hành vi BLHĐ xảy ra trên năm lần. Dữ liệu 
thu được từ thang đo hành vi BLHĐ được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên 
424 
bản 11.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo: (α) = 0.9; độ tin cậy của các items 
đánh giá hành vi đánh nhau: (α) = 0.81; hành vi bạo lực thông qua ngôn ngữ nói (α) = 
0.81; hành vi bạo lực của giáo viên (α) = 0.71; hành vi bạo lực của học sinh giữa các 
trường với nhau (α) = 0.83. 
2.2.3. Thang đo đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh THPT có hành vi BLHĐ 
Thang đo này cũng được xây dựng theo kiểu thang đo Likert nhằm đánh giá đặc 
điểm tâm lý xã hội của học sinh có hành vi BLHĐ. Thang đo gồm 29 items. Trong đó, 3 
items đánh giá mối quan hệ bạn bè của học sinh; 4 items đánh giá kỹ năng giáo tiếp của 
học sinh; 5 items đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh khi đến trường; 5 
items đánh giá mối quan hệ của học sinh với cha mẹ, một item đánh giá sự trừng phạt 
của cha mẹ; 1 item đánh giá mức độ ảnh hưởng của game bạo lực đối với học sinh; 03 
items đánh giá những suy nghĩ sai lầm của học sinh về bạo lực; 1 item đánh giá khả 
năng giải quyết vấn đề; 3 items đánh giá cảm xúc hẫng hụt của học sinh. Các đặc điểm 
tâm lý xã hội của học sinh có hành vi BLHĐ được đánh giá theo ba mức độ: 0 hoàn toàn 
không xuất hiện trong tâm trí của học sinh; 1thỉnh thoảng xuất hiện; 2 thường xuyên 
xuất hiện. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh có 
hành vi BLHĐ: (α) = 0.76. 
2.2.4. Thảo luận nhóm 
 Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thêm những thông tin về thực 
trạng và các phương thức ứng phó của học sinh với BLHĐ. Các cuộc thảo luận nhóm đã 
được tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Thị Giang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc; 
Trường THPT Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. 
Các chủ đề thảo luận nhóm phù hợp với kinh nghiệm và sự hiểu biết của học 
sinh, khiến học sinh cảm thấy thoải mái trong khi trao đổi, thảo luận. Chẳng hạn như 
chủ đề các loại hành vi BLHĐ; nguyên nhân và hậu quả của BLHĐ; cách thức ứng phó 
425 
của học sinh với BLHĐ; hành động của học sinh khi chứng kiến các bạn mắng chửi, 
đánh nhau. 
Trong quá trình thảo luận, học sinh tích cực đưa ra ý kiến cá nhân và lắng nghe ý 
kiến của bạn. Nhờ vậy, phương pháp này làm tăng thêm sự hiểu biết và khả năng ứng 
phó của học sinh với BLHĐ xảy ra trong và ngoài trường học. Từ những cuộc thảo luận 
nhóm với học sinh, kết quả nghiên cứu định tính về BLHĐ được thu thập, bổ sung cho 
kết quả nghiên cứu định lượng. 
3. Kết quả khảo sát 
Kết quả khảo sát tại ba địa phương: ngoại thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An 
cho thấy thực trạng BLHĐ hiện nay giữa học sinh với học sinh diễn rất phổ biến ở cả 
học sinh nam và học sinh nữ. 
3.1. Thực trạng bạo lực học đường 
3.1.1. Tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực học đường 
Kết quả khảo sát cho thấy 88,6% học sinh có hành vi bạo lực với bạn trong vòng 
6 tháng tính từ ngày khảo sát. Trong đó, 51,2 % học sinh có từ 01 đến 6 lần hành vi bạo 
lực với bạn; 25,1% học sinh có từ 7 đến 13 lần và 12,3% học sinh có hành vi bạo lực 
với bạn trên 13 lần. Tính trung bình mỗi học sinh đã có hành vi bạo lực với bạn 6,7 lần, 
trong đó, học sinh nam có hành vi bạo lực nhiều hơn học sinh nữ (học sinh nam 9,1 lần, 
học sinh nữ 5,4 lần); 91,5 % học sinh nam thuộc mẫu khảo sát có hành vi bạo lực với 
bạn ít nhất 01 lần; 86,9 % học sinh nữ có hành vi bạo lực với bạn ít nhất 01 lần trong 
vòng sáu tháng qua. 
3.1.2. Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt 
Đi liền với tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực với bạn là tỷ lệ học sinh bị bắt nạt, 
kết quả khảo sát cho thấy, 91,7 % học sinh thuộc mẫu khảo sát đã bị bạn bắt nạt ít nhất 
một lần trong vòng sáu tháng. Trong đó, 50,3% học sinh bị bạn bắt nạt từ 1 đến 7 lần, 
426 
27,2% học sinh bị bạn bắt nạt từ 8 đến 14 lần và 14,2% học sinh bị bắt nạt trên 14 lần 
trong vòng sáu tháng. Tính trung bình mỗi học sinh bị bắt nạt 7,8 lần. 
Học sinh nam bị bạn bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ. Trung bình chung một học 
sinh nam bị bắt nạt 9,9 lần trong vòng sáu tháng, một học sinh nữ bị bắt nạt 6,6 lần. 
Nguyên do là học sinh nam có hành vi bạo lực nhiều hơn học sinh nữ. Học sinh nam có 
hành vi bạo lực với học sinh nam nhiều hơn với học sinh nữ. 
Giữa học sinh có hành vi bạo lực và học sinh bị bắt nạt có mối tương quan thuận 
khá chặt chẽ (r = 0,78; p < 0,01). Tỷ lệ học sinh có hành vi bạo lực tăng kéo theo tỷ lệ 
học sinh bị bắt nạt gia tăng theo. Học sinh có hành vi bạo lực và học sinh bị bắt nạt là 
hai mặt của vấn đề BLHĐ. 
3.1.3. Một số hành vi BLHĐ điển hình của học sinh THPT 
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng hành vi bạo lực học đường hiện nay bao gồm rất 
nhiều hành vi khác nhau nhưng chủ yếu là đánh, đấm, doạ nạt, mắng chửi lẫn nhau giữa 
học sinh với học sinh. 
Hiện tượng đánh nhau ở học sinh: Trong vòng sáu tháng kể từ ngày khảo sát, 
70,2% học sinh đã đánh nhau ít nhất một lần. Trong đó, 32,5% học sinh đã từng đánh 
bạn hoặc bị bạn đánh ít nhất từ 1 đến 4.5 lần; 20,8% học sinh đã trải qua hành vi này từ 
5 đến 10 lần và 16,9 % học sinh đã có hành vi này trên 10 lần; tính trung bình 4,5 lần. 
Học sinh nam đánh nhau nhiều hơn học sinh nữ. Trung bình chung học sinh nam đánh 
nhau 5,9 lần, học sinh nữ là 3,7 lần. 
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong khi đánh nhau 14,8% học sinh nhiều lần đánh 
bạn bằng thước kẻ hoặc một vật tương tự, 30,4% học sinh thỉnh thoảng có hành vi này, 
11,4% học sinh ít khi có hành vi đánh bạn như vậy; có 6% học sinh nhiều lần túm tóc 
bạn khi đánh nhau với bạn, 3% học sinh thỉnh thoảng túm tóc bạn khi đánh nhau và 
9,3% học sinh ít khi có hành vi túm tóc. Khi cãi cọ, xung đột hoặc đánh nhau với bạn, 
427 
hành vi xô đẩy nhau vào bờ tường hoặc bàn ghế là phổ biến nhất: 51,8% học sinh có 
hành vi này. Trong đó, 16,9% học sinh thường xuyên xô đẩy bạn, 24,7% học sinh thỉnh 
thoảng có hành vi này và 10,2% học sinh có hành vi như vậy. Từ kết quả khảo sát này 
cho thấy khi đánh nhau, học sinh có thể gây thương tích bằng các vật dụng khác nhau 
hoặc xô đẩy bạn vào bàn, ghế, bờ tường. 
Hiện tượng doạ nạt lẫn nhau ở học sinh: Ngoài hành vi đánh nhau, BLHĐ còn 
xảy ra rất phố biến dưới hình thức học sinh doạ nạt lẫn nhau: 48,5% học sinh thuộc mẫu 
khảo sát đã doạ nạt hoặc bị doạ nạt ít nhất một lần. Trong đó, 21,1% học sinh đã doạ nạt 
hoặc bị doạ nạt từ 1 đến 2 lần; 12% học sinh trải qua hành vi này từ 2 – 5 lần và 15,4% 
học sinh đã trải qua trên 5 lần doạ nạt hoặc bị doạ nạt. Tính trung bình mỗi học sinh đã 
trả qua hành vi này 2 lần. Hiện tượng dọa nạt giữa học sinh với học sinh có sự khác biệt 
về giới. Học sinh nam dọa nạt nhau nhiều gấp hai lần học sinh nữ. ĐTB về hành vi dọa 
nạt lẫn nhau của học sinh nam 3,14 lần; học sinh nữ 1,47 lần. 
Hiện tượng mắng chửi ở học sinh: Hành vi bạo lực của học sinh còn phổ biến 
dưới hình thức mắng chửi lẫn nhau: 89,8% học sinh thuộc mẫu khảo sát có ít nhất một 
lần. Trong đó, 43,7% học sinh có hành vi mắng chửi nhau từ một đến 7,5 lần; 30,1% 
học sinh có hành vi mắng chửi lẫn nhau từ 8 đến 13,5 lần và 16% học sinh có trên 13 
lần mắng chửi lẫn nhau. Tính trung bình mỗi học sinh đã trải qua 7,5 lẫn mắng chửi lẫn 
nhau. 
Học sinh nam mắng chửi bạn nhiều hơn học sinh nữ. Trung bình học sinh nam 
mắng chửi bạn 9,1 lần trong sáu tháng, trong khi đó học sinh nữ 6,6 lần. Mắng chửi 
nhau xảy ra trong khi tranh cãi về một vấn đề nào đó hoặc trong các tính huống hẫng 
hụt chẳng hạn như ... ́t nạt nhau: 
trong toa lét, gầm cầu thang, góc sân trường, sau lớp học, trong nhà xe. Học sinh mắng 
chửi nhau có thể xảy ra ngay trong lớp học vào giờ ra chơi khi không có sự hiện diện 
của giáo viên. Ngoài khuôn viên nhà trường: cổng trường, công viên, trên đường đi học 
về, những đoạn đường vắng người, trong những quán nước cạnh trường là những nơi 
thường xuyên xảy rả những vụ việc học sinh đánh, đấm, chửi nhau. 
3.2. Đặc điểm tâm lý – xã hội của học sinh có hành vi bạo lực học đường 
3.2.1. Nhận thức sai lầm của học sinh về bạo lực 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh có hành vi BLHĐ nhận thức sai lầm về 
bạo lực. Rất nhiều em có suy nghĩ là phải đánh, đấm bạn khi có mâu thuẫn, xung đột 
mới hả cơn tức giận hoặc các em tự cho mình có quyền làm hỏng hoặc phá hủy đồ dùng 
của bạn. Sau khi đánh, đấm, chửi nhau với bạn, những học sinh này không cảm thấy có 
lỗi. Các kiểu nhận thức sai lầm như vậy gia tăng ở học sinh có nhiều và rất nhiều hành 
vi bạo lực (xem thêm biểu đồ 1). Sự chênh lệch về mức độ nhận thức sai lầm giữa các 
nhóm học sinh có ý nghĩa thống kê [F(2,844) = 14,861; p< 0,00]. Giữa hành vi bạo lực 
và sự nhận thức sai lầm về bạo lực có mối tương quan thuận (r = 0,36; p< 0,01). Hệ số 
tương quan giữa hai biến cho thấy, hành vi bạo lực của học sinh có liên quan đến nhận 
thức sai lầm của các em về bạo lực. Nhận thức sai lầm có thể là nguyên nhân thúc đẩy 
hành vi bạo lực của học sinh cũng có thể được hình thành sau khi học sinh nhiều lần có 
hành vi bạo lực với bạn. Mỗi lần học sinh đánh bạn, học sinh cảm thấy đỡ tức tối, điều 
này củng cố cho suy nghĩ sai lầm “khi có mâu thuẫn với bạn đánh, đấm bạn cho hả cơn 
429 
tức giận”. Suy nghĩ kiểu như vậy được hình thành và củng cố vững chắc nó trở thành 
yếu tố thúc đẩy hành vi BLHĐ ở học sinh 
3.2.2. Cảm xúc của học sinh có hành vi bạo lực 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh có hành vi bạo lực có trạng thái cảm xúc 
luôn thay đổi, từ trạng thái cảm xúc vui nhanh chóng chuyển sang trạng thái cảm xúc 
cáu gắt và tức giận. Trong những tình huống hẫng hụt, chẳng hạn như bị bạn nào đó va 
quyệt vào khi chơi đùa, vô ý làm rách sách vở, quần áo hoặc vô ý làm đau khi chơi cùng 
nhau. Những học sinh có rất nhiều hành vi bạo lực tỏ ra tức giận nhiều hơn so với 
những học sinh có ít hành vi bạo lực với bạn (xem thêm biểu đồ 1). Ở nhóm học sinh 
này cơn tức giận trong tình huống hẫng hụt chính là nguyên nhân đẩy họ đến có hành vi 
bạo lực với bạn. Sự chênh lệch nhau về ĐTB cảm xúc thay đổi và hẫng hụt giữa các 
nhóm học sinh có ý nghĩa thống kê [F(1,115) = 5,18; p < 0,02]. Cảm xúc thay đổi và 
hẫng hụt có mối tương quan thuận với hành vi bạo lực (r = 0,22; p < 0,01). Đời sống 
cảm xúc của học sinh có hành vi BLHĐ luôn thay đổi hoặc quá tức giận trong các tình 
huống hẫng hụt đã được báo cáo trong các nghiên cứu của (Irvin Sam Schonfeld, 2006) 
[13]. 
3.2.3. Mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh có hành vi bạo lực 
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, học sinh có hành vi BLHĐ có mức độ căng thẳng 
trên lớp cao hơn học sinh không có hành vi bạo lực. Đặc biệt sự căng thẳng khi đến lớp 
gia tăng ở nhóm học sinh có rất nhiều hành vi bạo lực. Mức độ căng thẳng của học sinh 
khi đến lớp gắn với việc thực hiện nội quy của nhà trường, việc hoàn thành các bài tập, 
sự trừng phạt của giáo viên hoặc cha mẹ (xem thêm biểu đồ 1). Sự chênh lệch nhau về 
ĐTB giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê [F(1,258) = 8,39; p < 0,01]. Mức độ căng 
thẳng tâm lý trên lớp của học sinh và hành vi bạo lực có mối quan hệ tương quan thuận 
(r = 0,24; p < 0,01). 
430 
3.2.4. Mức độ khó khăn trong giao tiếp của học sinh có hành vi bạo lực 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh có hành vi bạo lực có khó khăn trong 
giao tiếp với bạn. Những học sinh này thường không đợi bạn nói xong đã nói chen 
ngang, các em không có khả năng lắng nghe bạn khác nói, nhiều khi các em còn cãi cọ 
với bạn, khi đuối lý trong lúc tranh luận với các bạn những học sinh này tỏ ra lúng túng 
không biết ứng xử như thế nào. Điểm trung bình về khó khăn trong giao tiếp của nhóm 
học sinh có hành vi bạo lực luôn cao hơn nhóm học sinh không có hành vi bạo lực và có 
xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có nhiều và có rất nhiều hành vi bạo lực (xem biểu 
đồ 1). Sự chênh lệch ĐTB giữa các nhóm học sinh có hành vi bạo lực có ý nghĩa thống 
kê [F(3,37) = 22,35; p < 0,01]. Giữa hành vi bạo lực và những khó khăn trong giao tiếp 
của học sinh có mối tương quan thuận (r = 0,42; p < 0,01). Khó khăn trong giao tiếp dẫn 
học sinh đến đánh, đấm, mắng chửi lẫn nhau khi có bất đồng ý kiến, xích mích hoặc 
chính việc học sinh ứng xử với nhau bằng bạo lực dẫn đến khó khăn trong giao tiếp với 
bạn và ra nhập vào các nhóm bạn, việc thiết lập các mối quan hệ liên nhân cách gặp cản 
trở. Đây thực sự là mối quan hệ tương tác hai chiều. 
3.2.5. Mối quan hệ bạn bè của học sinh có hành vi bạo lực 
0.13
0.26
0.47
0.67
0.95
1.04
1.17
1.29
0.75
0.9
0.95
1.17
0.36
0.52
0.74
0.96
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
HS không có HVBl HS có ít HVBL HS có nhiều HVBL HS có rất nhiều HVBL
Biểu đồ 1. Đặc điểm tâm lý của học sinh có hành vi bạo lực 
Nhận thức sai 
lầm về bạo lực 
Cảm xúc thay 
đổi và hẫng 
hụt
Mức độ căng 
thẳng tâm lý
trên lớp 
Mức độ khó 
khăn trong giao 
tiếp 
ĐTB
431 
Học sinh có hành vi bạo lực trêu chọc bạn nhiều hơn học sinh không có hành vi 
bạo lực. Học sinh trêu đùa nhau quá trớn dẫn đến mắng chửi và đánh, đấm nhau (xem 
thêm biểu đồ 2). Sự chênh lệch ĐTB sự trêu chọc bạn giữa các nhóm học sinh có ý 
nghĩa thống kế [F(3,994) = 9,472; p < 0,00]. Giữa hành vi bạo lực và việc trêu chọc bạn 
bè có mối tương quan với nhau (r = 0,28; p < 0,01). 
Trong nhóm học sinh có rất nhiều hành vi bạo lực với bạn, 39% các em luôn luôn 
giữ kín mọi chuyện trong lòng không tâm sự với bạn; 48,7% các em, thỉnh thoảng giữ 
kín mọi chuyện; 12,1% các em chia sẻ chuyện bí mật với bạn. Nhóm học sinh này có 
nhiều hành vi bạo lực với bạn do vậy sẽ không có bạn thân trong lớp để tâm sự, đây 
cũng là nhóm học sinh có khó khăn trong giao tiếp từ đó dẫn đến khó khăn trong việc 
bộc lộ bản thân, tâm sự chuyện riêng tư với bạn. 
Học sinh có hành vi bạo lực với bạn trong lớp có xu hướng kết bạn với những học 
sinh lớp khác, trường khác (xem thêm biểu đồ 2). Sự khác nhau về xu hướng kết bạn 
với học sinh lớp khác, trường khác giữa các nhóm học sinh có ý nghĩa thống kê 
[F(0.944) = 3,18; p < 0,02]. Xu hướng kết bạn với học sinh khác lớp, khác trường và 
hành vi bạo lực có mối tương quan yếu (r = 0,16; p < 0,01]. 
3.2.6. Sự quan tâm của gia đình đối với học sinh có hành vi bạo lực 
Mức độ quan tâm của cha mẹ trong nhóm học sinh có hành vi bạo lực thấp hơn so 
với nhóm học sinh không có hành vi bạo lực (xem thêm biểu đồ 2). Sự khác nhau về 
mức độ quan tâm của cha mẹ giữa các nhóm học sinh có ý nghĩa thống kê [F(1,269) = 
5,873; p < 0,00]. Sự quan tâm của cha mẹ và hành vi bạo lực không có mối quan hệ với 
nhau. Nếu có, đó phải là mối tương quan nghịch, học sinh càng nhận được nhiều sự 
quan tâm của cha mẹ càng có ít hành vi bạo lực với bạn. 
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sự quan tâm của cha mẹ dành cho con trai và 
con gái không có sự khác nhau. Cha mẹ thường quan tâm đến việc ăn uống, sinh hoạt 
của trẻ vào những dịp cuối tuần; nói chuyện với con về tương lai và việc học tập của 
432 
con; đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, chủ đề tình bạn, tình yêu không được cha mẹ nói đến 
nhiều, những hoạt động vui chơi, giải trí bên ngoài gia đình cũng không được tổ chức 
một cách thường xuyên. 
3.2.7. Ứng xử của cha mẹ mỗi khi học sinh mắc lỗi 
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, từ học sinh không có hành vi BLHĐ đến học sinh 
có nhiều hành vi bạo lực đều bị cha mẹ trừng phạt mỗi khi các em mắc lỗi (xem biểu đồ 
2). Sự trừng phạt của cha mẹ có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh không có hành vi 
bạo lực và nhóm học sinh có nhiều hành vi bạo lực học đường. Sự khác nhau về mức độ 
trừng phạt giữa các nhóm học sinh có ý nghĩa nghĩa thống kê [F(2,901) = 7,409; p < 
0,01]. Sự trừng phạt của cha mẹ khi trẻ em mắc lỗi có mối tương quan thuận với mức độ 
căng thẳng tâm lý ở trường (r = 0,14; p < 0,01) và hành vi bạo lực của học sinh (r = 
0,22; p < 0,01). 
Nhóm học sinh không có hành vi bạo lực học đường, khi các em mắc lỗi cha mẹ 
trừng phạt mang tính răn đe. Với nhóm học sinh có ít hành vi bạo lực, cha mẹ trừng 
phạt, kết hợp với khuyên bảo, do vậy, ĐTB về trừng phạt ở nhóm trẻ em này giảm. Đến 
khi sự trừng phạt, khuyên bảo không có tác dụng, việc mắc lỗi của trẻ gia tăng ở nhà và 
0.61 0.46
0.59
0.98
1.23
0.93
0.86 0.95
0.63 0.84
1.07
1.29
1.14
1.06
1.27
1.25
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
HS không có HVBL HS có ít HVBL HS có nhiều HVBLHS có rất nhiều HVBL
Đ
T
B Biểu đồ 2. Quan hệ với bạn và cha mẹ của học sinh có hành vi BLHĐ
Sự trừng phạt
của cha mẹ
Sự quan tâm
của cha mẹ
Trêu chọc bạn
Xu hướng kết
bạn
433 
trường học dẫn tới gia tăng sự trừng phạt của cha mẹ. Điều này lý giải tại sao ĐTB về 
sự trừng phạt của cha mẹ có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có nhiều hành vi bạo 
lực. Lúc này sự trừng phạt của cha mẹ thể hiện sự bất lực trong việc dạy dỗ trẻ mỗi khi 
trẻ mắc lỗi. 
4. Kết luận 
 BLHĐ là một hiện tượng phổ biến ở học sinh. Hai phần ba học sinh được khảo 
sát đã trải nghiệm qua hành vi bạo lực này ở vị trí là người đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt. 
Hành vi bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau: từ hành vi bạo lực 
tinh thần như dọa nạt, mắng chửi đến hành vi bạo lực thể chất như xô đẩy, giật tóc, 
đánh nhau... gây thương tích hoặc phá hủy đồ dùng học tập, tài sản của nhau. Hành vi 
BLHĐ và bắt nạt học đường có mối tương quan với nhau. Một học sinh có hành vi 
BLHĐ với bạn có nguy cơ bị bạn bắt nạt cao hơn so với một học sinh không có hành vi 
bạo lực. Không có nhóm học sinh luôn luôn đi bắt nạt học sinh khác mà lại không bị 
người khác bắt nạt. Hành vi BLHĐ không chỉ xảy ra trong khuôn viên trường học, theo 
phản ánh của học sinh hành vi này xảy ra cả trong và ngoài trường học, nhất là những 
nơi kín đáo không có giáo viên và người lớn qua lại. 
 Phân tích các đặc điểm tâm lý xã hội chỉ ra rằng, hành vi BLHĐ liên quan đến 
nhiều hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội của học sinh. Không có một hoặc hai hiện 
tượng tâm lý nổi trội đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp hoặc cơ bản dẫn đến hành vi 
này. Mức độ căng thẳng tâm lý ở trường học, khó khăn trong giao tiếp, mức độ thay đổi 
cảm xúc, mức độ mâu thuẫn với bạn, có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có hành vi 
bạo lực. Đây là những yếu tố khơi nguồn hoặc duy trì hành vi bạo lực của học sinh. 
5. Khuyến nghị 
 Từ kết quả khảo sát nêu trên, chúng tôi đưa ra một số khuyên nghị đối với học 
sinh, giáo viên, nhà trường và các bậc phụ huynh như sau: 
434 
 Với học sinh, cần có nhận thức đúng đắn về hành vi bạo lực, không coi việc mắng 
chửi, đánh nhau với bạn là một hình thức giải tỏa cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn. Học 
sinh cần học và rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cơn tức giận trong các tình huống 
hẫng hụt, tránh có hành vi bạo lực trong các tình huống hẫng hụt. 
 Với giáo viên và nhà trường xem hành vi BLHĐ liên quan đến nhiều yếu tố, 
nguyên nhân khác nhau. Trong số các yếu tố đóng vai trò là nguyên nhân dẫn đến 
BLHĐ có yếu tố tâm lý của học sinh, nội quy của nhà trường, sức ép từ việc học tập. 
 Với các bậc phụ huynh, thay thế phương pháp giáo dục thông qua trừng phạt 
bằng một phương pháp giáo dục khác để học sinh không bắt chước hành vi bạo lực của 
cha mẹ trong việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Tú Anh (2012), Hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở 
thành phố Huế, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tâm lý học đường lần thứ 3: Phát triển mô 
hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường. 
2. Nguyễn Bá Đạt (2012), “Bạo lực học đường ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải 
pháp”, Đề tài cấp ĐHQGHN, 
3. Trần Thị Minh Đức (2010), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội, 
NXB: ĐHQGHN, tr. 182. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kết quả kiểm tra Phong trào thi đua “Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại 12 tỉnh/thành phố thuộc 7 vùng thi đua. 
5. Nguyễn Thị Hương (2012), Một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm hạn chế - ngăn 
ngừa hành vi bạo lực ở học sinh thiếu niên với bạn cùng lứa. Kỷ yếu Hội thảo quốc 
tế tâm lý học đường lần thứ 3: Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học 
đường 
435 
6. Nguyễn Văn Lượt (2009), Bạo lực học đường nguyên nhân và một số biện pháp hạn 
chế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo 
dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, tr.322 – tr.325 , TP. Hồ Chí Minh, 11/2009. 
7. Lê Minh Nguyệt (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của học sinh 
trung học cơ sở. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tâm lý học đường lần thứ 3: Phát triển mô 
hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường 
8. Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên (2009), Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường 
tại trường trung học cơ sở Lê Lai, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. 
9. Hoàng Bá Thịnh (2009), Bạo lực học đường một vấn đề xã hội hiện nay. Kỷ yếu Hội 
thảo khoa học quốc tế: Nhu cầu định hướng và đào tạo Tâm lý học đường tại Việt 
Nam, Hà Nội, 2009. 
10. Phạm Văn Tư (2012), Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm vào việc giảm 
thiểu hành vi gây hấn của học sinh trung học cơ sở. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tâm lý 
học đường lần thứ 3: Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường. 
11. Carra Cecile (2009), Tendances Europeennes de la recherché sur les violences et 
deviances en milieu scolaire acquis, problemes et perspectives, international journal 
of violence and school, 10 (Version en Francais), Decembre 2009. 
12. UNESCO (2007), “En finir avec la violence à l’école. Quelles solution”. Réunion à 
Paris. 
13. Irvin Sam Schonfeld (2006), School Violence. In: E.K. Kelloway, J. Barling, & J.J. 
Hurrell (eds). Handbook of Workplace Violence. Thousand Oaks, CA: Sage 
Publications. pp. 169-229. 
View publication stats

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_dac_diem_tam_ly_xa_hoi_cua_hoc_sinh_thpt_co_hanh_v.pdf