Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý y học - Đạo đức y học - Huỳnh Minh Như Hương

I. SƠ LƢỢC VỀ KHOA HỌC TÂM LÝ

1.1. Đối tƣợng của tâm lý học

- Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:

thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động

của thế giới. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm

các khoa học xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp

trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia đƣợc gọi là các khoa

học trung gian, chẳng hạn: lí sinh học, hóa sinh học, tâm lý học,

- Tâm lý học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật

này sang vân động xã hội, từ thế giới khách quan vào mỗi con ngƣời sinh ra

hiện tƣợng tâm lý – với tƣ cách là một hiện tƣợng tinh thần. Hiện tƣợng tâm lý

đƣợc nảy sinh trên não bộ do thế giới khách quan tác động vào con ngƣời và

cuối cùng thể hiện ra bằng cử chỉ, hành vi, hoạt động của con ngƣời. Hiện

tƣợng tâm lý này khác với các hiện tƣợng sinh lý, vật lý,

1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học

- Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý,

các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý,

quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tƣợng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu:

+ Những yếu tố khách quan, chủ quan đã tạo ra tâm lý ngƣời.

+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt đông tâm lý.

 

pdf 69 trang yennguyen 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý y học - Đạo đức y học - Huỳnh Minh Như Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý y học - Đạo đức y học - Huỳnh Minh Như Hương

Tài liệu giảng dạy môn Tâm lý y học - Đạo đức y học - Huỳnh Minh Như Hương
Phụ lục 5 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH 
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN 
 TÂM LÝ Y HỌC-ĐẠO ĐỨC Y HỌC 
GV biên soạn: Huỳnh Minh Như Hương 
Trà Vinh, tháng 7 năm 2015 
Lƣu hành nội bộ 
Tài liệu giảng dạy Môn  
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC .................................... 1 
CHƢƠNG 2: TÂM LÝ CÁ NHÂN VÀ NHỮNG RỐI LOẠN THƢỜNG GẶP ..... 13 
BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA CÁ NHÂN ................................................ 13 
BÀI 2: NHỮNG RỐI LOẠN TÂM LÝ THƯỜNG GẶP ............................................. 24 
CHƢƠNG 3: TÂM LÝ CỦA NGƢỜI BỆNH .......................................................... 37 
CHƢƠNG 4: TÂM LÝ NGƢỜI THẦY THUỐC ................................................... 45 
CHƢƠNG 5: GIAO TIẾP VỚI NGƢỜI BỆNH VÀ NGƢỜI NHÀ BỆNH NHÂN.........48 
CHƢƠNG 6: Y ĐỨC .................................................................................................... 53 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 67 
Tài liệu giảng dạy Môn  1 
CHƢƠNG 1 
KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC 
I. SƠ LƢỢC VỀ KHOA HỌC TÂM LÝ 
1.1. Đối tƣợng của tâm lý học 
- Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: 
thế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vận động 
của thế giới. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm 
các khoa học xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp 
trung gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia đƣợc gọi là các khoa 
học trung gian, chẳng hạn: lí sinh học, hóa sinh học, tâm lý học,  
- Tâm lý học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật 
này sang vân động xã hội, từ thế giới khách quan vào mỗi con ngƣời sinh ra 
hiện tƣợng tâm lý – với tƣ cách là một hiện tƣợng tinh thần. Hiện tƣợng tâm lý 
đƣợc nảy sinh trên não bộ do thế giới khách quan tác động vào con ngƣời và 
cuối cùng thể hiện ra bằng cử chỉ, hành vi, hoạt động của con ngƣời. Hiện 
tƣợng tâm lý này khác với các hiện tƣợng sinh lý, vật lý,  
1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học 
- Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lý, 
các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, 
quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tƣợng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu: 
+ Những yếu tố khách quan, chủ quan đã tạo ra tâm lý ngƣời. 
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt đông tâm lý. 
 Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, ngƣời học có thể: 
- Nhận biết tâm lý y học là gì. 
- Tôn trọng và đánh giá cao vấn đề tâm lý có ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời 
bệnh 
Tài liệu giảng dạy Môn  2 
+ Tâm lý của con ngƣời hoạt động nhƣ thế nào? 
+ Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con ngƣời. 
- Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học nhƣ sau: 
+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lƣợng và chất 
lƣợng. 
+ Phát hiện các quy luật hình thành phát triển của tâm lý. 
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tƣợng tâm lý. 
Trên cơ sở các thành tựu, tâm lý học đƣa ra những giải pháp hữu hiệu cho 
việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con ngƣời có 
hiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết, 
phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác. 
1.3. Vị trí của tâm lý học 
- Con ngƣời là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều khoa học. Mỗi bộ môn 
khoa học nghiên cứu một mặt nào đó của con ngƣời. Trong các khoa học 
nghiên cứu về con ngƣời thì tâm lý học chiếm một vị trí đặt biệt. 
- Tâm lý học nằm trong quan hệ với nhiều khoa học, cụ thể là: 
+ Triết học cung cấp cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận chỉ đạo cho tâm 
lý học những nguyên tắc và phƣơng hƣớng chung giải quyết những vấn đề 
cụ thể của mình. Ngƣợc lại, tâm lý học đóng góp nhiều thành tựu quan 
trọng làm cho triết học trở nên phong phú. 
+ Tâm lý học có quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên: giải phẩu sinh 
lý ngƣời, hoạt động thần kinh cấp cao, đó là cơ sở tự nhiên của các hiện 
tƣợng tâm lý. Các thành tựu của sinh vật học, di truyền học, tiến hóa 
luận, góp phần làm sáng tỏ sự hình thành và phát triển của tâm lý. 
+ Tâm lý học có quan hệ gắn bó hữu cơ với các khoa học xã hội – nhân 
văn và ngƣợc lại nhiều thành tựu của tâm lý học đƣợc ứng dụng trong các 
lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật, y học, văn hóa nghệ thuật, giáo dục, kinh 
doanh, du lịch, v.v  
Tài liệu giảng dạy Môn  3 
+ Tâm lý học là cơ sở của khoa học giáo dục. Trên cơ sở những thành 
tựu của tâm lý học và việc nghiên cứu các quy luật, cơ chế hình thành và 
phát triển tâm lý con ngƣời mà giáo dục học cần vận dụng vào việc xây 
dựng nội dung, phƣơng pháp dạy học và giáo dục. Ngƣợc lại, giáo dục học 
làm hiện thức hóa nội dung tâm lý cần hình thành và phát triển ở con ngƣời. 
II. TÌM HIỂU VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC 
Tâm lý học y học là môn khoa học nghiên cứu các trạng thái tâm lý của bệnh 
nhân, thầy thuốc và các cán bộ y tế khác trong các điều kiện và hoàn cảnh khác 
nhau. 
 Tâm lý y học nghiên cứu các yếu tố xã hội, hành vi, cảm xúc ảnh hƣởng đến: 
- Việc giữ sức khỏe 
- Sự phát triển và diễn biến của bệnh tật 
- Sự đáp ứng của bệnh nhân và gia đình đối với bệnh tật. 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của tâm lý học y học 
- Nhân cách của ngƣời bệnh 
- Nhân cách của ngƣời cán bộ y tế 
- Mối quan hệ giao tiếp giữa bệnh nhân và ngƣời cán bộ y tế. 
2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học y học 
2.2.1. Nghiên cứu tâm lý bệnh nhân 
- Sự khác nhau giữa tâm lý bình thƣờng và tâm lý bệnh 
- Sự tác động của môi trƣờng (tự nhiên và xã hội) đối với tâm lý bệnh 
nhân 
- Vai trò của yếu tố tâm lý trong điều trị, phục hồi, phòng bệnh, bảo vệ 
và nâng cao sức khỏe cho con ngƣời 
2.2.2. Nghiên cứu tâm lý người cán bộ y tế 
- Nhân cách của ngƣời cán bộ y tế 
- Đạo đức của ngƣời cán bộ y tế (y đức) 
- Giao tiếp của ngƣời cán bộ y tế với bệnh nhân, ngƣời nhà và đồng 
Tài liệu giảng dạy Môn  4 
nghiệp 
2.3. Các nguyên tắc và phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý ngƣời nói chung 
và Tâm lý Y học. 
2.3.1. Các nguyên tắc phương pháp luận 
- Nguyên tắc quyết định duy vật biện chứng 
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác 
động vào bộ não con ngƣời, thông qua “lăng kính chủ quan” của con ngƣời. 
Tâm lý định hƣớng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con ngƣời tác 
động trở lại thế giới, trong đó cái quyết định xã hội là quan trọng nhất. Do đó 
khi nghiên cứu tâm lý ngƣời cần thấm nhuần nguyên tắc quyết định luận duy 
vật biện chứng. 
- Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động 
Hoạt động là phƣơng thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, 
nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động. Vì 
thế chúng thống nhất với nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm lý luôn 
luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của 
nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, cũng nhƣ qua sản phẩm của hoạt động. 
- Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa chúng 
với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác: 
Các hiện tƣợng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà chúng có quan hệ 
chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hóa cho nhau, đồng thời chúng 
còn chi phối và chịu sự chi phối của các hiện tƣợng khác. 
- Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, của một nhóm 
người cụ thể: 
Không nghiên cứu tâm lý một cách chung chung, nghiên cứu tâm lý ở con 
ngƣời trừu tƣợng, một cộng đồng trừu tƣợng. 
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý 
Để tiến hành nghiên cứu tâm lý có hiệu quả, điều quan trọng là xác định 
Tài liệu giảng dạy Môn  5 
đƣợc một hệ thống các phƣơng pháp nghiên cứu khách quan, phù hợp với đối 
tƣợng cần nghiên cứu. Thông thƣờng ngƣời ta hay nói đến bốn nhóm phƣơng 
pháp sau: 
2.3.2.1. Phương pháp tổ chức việc nghiên cứu 
Tổ chức việc nghiên cứu tâm lý bao gồm nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ, từ 
việc chọn đối tƣợng nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, có ý nghĩa về mặt 
khoa học và có tính chất cấp thiết phải giải quyết cho đến việc xác định mục 
đích việc nghiên cứu, xây dựng giả thiết khoa học, xác định nhiệm vụ nghiên 
cứu, lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp; xây dựng kế hoạch nghiên 
cứu, tổ chứ lực lƣợng nghiên cứu vấn đề, chuẩn bị địa bàn nghiên cứu và các 
phƣơng tiện, điều kiện cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu có kết quả. 
Việc tổ chức tốt công việc nghiên cứu từ khâu chuẩn bị cho đến khâu triển 
khai nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lý số liệu, phân tích, lý giải các kết quả thu 
đƣợc và rút ra kết luận phụ thuộc vào mục đích nhu cầu nhiệm vụ nghiên cứu 
và phụ thuộc vào trình độ, năng lực của nhà nghiên cứu. 
2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 
Có nhiều phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý: quan sát, thực nghiệm, trắc 
nghiệm, trò chuyện, điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phân tích tiểu 
sử,  
- Phương pháp quan sát: quan sát đƣợc dùng trong nhiều khoa học, 
trong đó có tâm lý học. 
 Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm 
của đối tƣợng qua những biểu hiện nhƣ: hành động, cử chỉ, cách nói năng, 
. 
 Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện hay quan sát bộ 
phận, quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp, 
 Phƣơng pháp quan sát cho phép ta thu thập các tài liệu cụ thể, 
khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con ngƣời, do đó có nhiều ƣu 
Tài liệu giảng dạy Môn  6 
điểm. Bên cạnh các ƣu điểm nó cũng có những hạn chế sau: mất thời gian, 
tốn nhiều công sức,  
 Trong tâm lý học, cùng với việc quan sát khách quan, có khi cần 
tiến hành tự quan sát (tự thể nghiệm, tự mô tả diễn biến tâm lý của bản thân, 
nhƣng phải tuân theo những yêu cầu khách quan, tránh suy diễn chủ quan 
theo kiểu “suy bụng ta ra bụng ngƣời”). 
 Muốn quan sát dạt kết quả cao cần chú ý các yêu cầu sau: 
 Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát. 
 Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. 
 Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống. 
 Ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực. 
- Phương pháp thực nghiệm: đây là phƣơng pháp có nhiều hiệu quả 
trong nghiên cứu tâm lý. 
 Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tƣợng một cách chủ 
động, trong những điều kiện đã đƣợc khống chế, để gây ra ở đối tƣợng 
những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của 
chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lƣợng, định tính một 
cách khách quan các hiện tƣợng cần nghiên cứu. 
 Ngƣời ta thƣờng nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực 
nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên: 
 Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: phƣơng pháp thực 
nghiệm trong phòng thí nghiệm đƣợc tiến hành dƣới điều kiện khống 
chế một cách nghiêm khắc các ảnh hƣởng bên ngoài, ngƣời làm thí 
nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một 
nội dung tâm lý cần nghiên cứu, do đó có thể tiến hành nghiên cứu 
tƣơng đối chủ động hơn so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên. 
 Thực nghiệm tự nhiên đƣợc tiến hành trong điều kiện bình 
thƣờng của cuộc sống và hoạt động. Trong quá trình quan sát, nhà 
Tài liệu giảng dạy Môn  7 
nghiên cứu chỉ thay đổi những yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh, còn 
trong thực nghiệm tự nhiên nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra 
các biểu hiện và diễn biến tâm lý bằng cách khống chế một số nhân tố 
không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật những yếu tố cần 
thiết có khả năng giúp cho việc khai thác, tìm hiểu các nội dung cần 
thực nghiệm. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ mà ngƣời ta phân biệt 
các thực nghiệm tự nhiên nhận định và thực nghiệm hình thành: 
 Thực nghiệm nhận định: chủ yếu nêu lên thực trạng của vấn 
đề nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể. 
 Thực nghiệm hình thành (còn đƣợc gọi là thực nghiệm sử 
dụng): trong đó tiến hành các tác động giáo dục, rèn luyện nhằm 
hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở thực nghiệm (bị thực 
nghiệm). 
Tuy nhiên, dù thực nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc trong 
hoàn cảnh tự nhiên cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hƣởng của các 
yếu tố chủ quan của ngƣời bị thực nghiệm, vì thế phải tiến hành thực nghiệm 
một số lần và phối hợp đồng bộ với nhiều phƣơng pháp khác. 
- Test (trắc nghiệm): Test là một phép thử để “đo lƣờng” tâm lý đã 
đƣợc chuẩn hóa trên một số lƣợng ngƣời tiêu biểu. 
Test trọn bộ thƣờng bao gồm 4 phần: 
 Văn bản test. 
 Hƣớng dẫn qui trình tiến hành. 
 Hƣớng dẫn đánh giá. 
 Bản chuẩn hóa. 
Trong tâm lý học đã có một hệ thống test về nhận thức, năng lực, test nhân 
cách, chẳng hạn: 
Test trí tuệ của Bine – Ximong. 
Test trí tuệ của D. Wechsler (WISC và WAIS). 
Tài liệu giảng dạy Môn  8 
Test trí tuệ của Raven. 
Test nhân cách của Ayzen, Rôsát, Muray,  
Cần sử dụng phƣơng pháp test nhƣ là một trong các cách chẩn đoán tâm lý 
của con ngƣời ở một thời điểm nhất định. 
- Phương pháp đàm thoại (trò chuyện) 
Đó là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tƣợng và dựa vào trả lời của họ 
để trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. 
Có thể đàm thoại trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy sự liên quan của đối 
tƣợng với điều ta cần biết. 
Có thể nói thẳng hay đi lòng vòng. 
Muốn đàm thoại thu đƣợc tài liệu tốt nên: 
 Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vần đề cần tìm hiểu). 
 Tìm hiểu trƣớc thông tin về đối tƣợng đàm thoại với một số đặc 
điểm của họ. 
 Có một kế hoạch trƣớc để “lái hƣớng” câu chuyện. 
 Cần linh hoạt trong việc “lái hƣớng” này để câu chuyện vẫn giữ 
đƣợc logic của nó, vừa đáp ứng yêu cầu của ngƣời nghiên cứu. 
- Phương pháp điều tra 
Là phƣơng pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn 
đối tƣợng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề 
nào đó. Có thể trả lời viết (thƣờng là nhƣ vậy), nhƣng cũng có thể trả lời 
miệng và có ngƣời ghi lại. 
Có thể điều tra thăm dò chung hoặc điều tra chuyên đề đi sâu vào một 
số khía cạnh. Câu hỏi dùng để điều tra có thể là câu hỏi đóng, tức là có 
nhiều đáp án sẵn để đối tƣợng chọn một hay hai, cũng có thể là câu hỏi mở, 
để họ tự do trả lời. 
Dùng phƣơng pháp này, có thể trong một thời gian ngắn thu thập 
đƣợc một số ý kiến của rất nhiều ngƣời nhƣng là ý chủ quan. Để có tài liệu 
Tài liệu giảng dạy Môn  9 
tƣơng đối chính xác, cần soạn kỹ bản hƣớng dẫn điều tra viên (ngƣời sẽ phổ 
biến bản câu hỏi điều tra cho các đối tƣợng) vì nếu những ngƣời này phổ 
biến một cách tùy tiện thì kết quả sẽ rất sai khác nhau và mất hết giá trị 
khoa học. 
- Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động 
Đó là phƣơng pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm (vật chất, tinh 
thần) của hoạt động do con ngƣời làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm 
lý của con ngƣời. Bởi vì trong sản phẩm do con ngƣời làm ra có chứa đựng 
“dấu vết” tâm lý, ý thức, nhân cách của con ngƣời. Cần chú ý rằng: các kết 
quả hoạt động phải đƣợc xem xét trong mối liên hệ với những điều kiện tiến 
hành hoạt động. Trong tâm lý học có bộ phận chuyên ngành “phát kiến học” 
(Oritxtic) nghiên cứu qui luật về cơ chế tâm lý của tƣ duy sáng tạo trong 
khám phá, phát minh. 
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân 
Phƣơng pháp này xuất p ... iết, rộng lƣợng, thuần thục, khiêm tốn, cần cù) 
Đồng thời Hải Thƣợng Lãn Ông còn khuyên ngƣời thầy thuốc cần tránh 8 
tội trong quá trình hành nghề: 
1. Có bệnh nên xem xét đã rồi mới bốc thuốc, đừng vì ngại đêm mƣa vất vả, 
không chịu đến thăm mà đã cho thuốc, đó là tội LƢỜI BIẾNG. 
2. Có bệnh nên uống thứ thuốc nào đó mới cứu đƣợc nhƣng sợ ngƣời bệnh 
nghèo túng, không trả nổi, nên chỉ cho loại thuốc rẻ tiền, đó là tội BỦN 
XỈN. 
3. Khi thấy bệnh chết đã rõ, không nói thật mà lại nói lơ mơ để làm tiền, đó 
là tội THAM LAM. 
4. Thấy bệnh dễ chữa, nói dối là khó, lè lƣỡi, chao mày, dọa cho ngƣời sợ 
để lấy nhiều tiền, đó là tội LỪA DỐI. 
5. Thấy bệnh khó, đáng lý phải nói thật rồi hết sức cứu chữa, nhƣng lại sợ 
mang tiếng là không biết thuốc, vả lại chƣa chắc đã thành công, mà đã 
nhƣ vậy thì không đƣợc hậu lợi, nên kiêng quyết không chịu chữa, đến 
nỗi ngƣời ta bó tay chịu chết, đó là tội BẤT NHÂN. 
6. Có trƣờng hợp ngƣời bệnh ngày thƣờng có bất bình với mình, khi họ mắc 
bệnh phải nhờ đến mình, liền nảy ra ý nghĩ báo thù, không chịu chữa hết 
lòng, đó là tội HẸP HÒI. 
7. Rồi nhƣ thấy ngƣời mồ côi, góa bụa, ngƣời hiền, con hiếm, mà nghèo 
đói, ốm đau thì cho là chữa mất công vô ích, không chịu hết lòng, đó là 
Tài liệu giảng dạy Môn  60 
tội THẤT ĐỨC. 
8. Xét bệnh còn lờ mờ, sức học còn non đã cho thuốc chữa bệnh, đó là tội 
DỐT NÁT. 
Suốt đời Hải Thƣợng Lãn Ông tận tụy với ngƣời bệnh, không quản đêm hôm 
mƣa gió, đƣờng sá xa xôi cách trở hay khi bản thân đang mệt mỏi, ốm đau  , 
ông đều đến tận nơi, xem bệnh cụ thể rồi mới cho thuốc. Bệnh nặng cần mua 
thuốc tốt, ông sẵn sàng bỏ tiền để mua cứu bệnh nhân dù biết rằng sau này bệnh 
nhân không có khả năng hoàn trả. Ông luôn thận trọng và hy sinh cả những thú 
vui riêng tƣ suốt ngày túc trực ở nhà vì: “nhỡ khi vắng mặt, ở nhà có ngƣời đến 
cầu bệnh nguy cấp thì phụ lòng trông mong của họ, lỡ nguy hại đến tính mạng 
”. Ông hết lòng thƣơng yêu ngƣời bệnh, đặc biệt đối với tầng lớp nghèo khổ, 
vợ góa, con côi, bởi vì Hải Thƣợng Lãn Ông biết rằng “kẻ giàu sang không 
thiếu ngƣời chăm sóc, ngƣời nghèo nàng không đủ sức để mời danh y”. Ông tôn 
trọng nhân cách của ngƣời bệnh là luôn nghiêm khắc với bản thân mình, giữ 
tâm hồn luôn trong sáng: “khi thăm ngƣời bệnh phụ nữ hoặc ni cô, gái góa phải 
có ngƣời khác bên cạnh để ngăn ngừa sự ngờ vực. Cho dù đến khám ngƣời 
buôn son, bán phấn cũng phải giữ cho lòng ngƣời ngay thẳng, coi họ cũng là 
ngƣời tử tế, chớ nên đùa cợt, chớt nhả mà mang tiếng bất chính và chuốt lấy tà 
dâm”. 
II. NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 
2.1. Đạo đức: Là một hình thái ý thức xã hội thể hiện trong hai lĩnh vực 
hành vi và đức tính của mỗi ngƣời đối với ngƣời khác, đối với tổ chức, đối với 
xã hội. 
Trong lĩnh vực hành vi, đạo đức thể hiện nhƣ sau 
+ Cá nhân phải tỏ thái độ của mình nhƣ thế nào đối với ngƣời khác? 
+ Cá nhân phải không tỏ thái độ của mình nhƣ thế nào đối vớ ngƣời 
khác? 
Trong lĩnh vực đức tính, đạo đức thể hiện nhƣ sau: 
Tài liệu giảng dạy Môn  61 
+ Đức tính nào cần đƣợc vung trồng nhƣ là đức hạnh 
+ Đức tính nào cần tránh nhƣ là thói xấu 
2.2. Y học: Là một khoa học hƣớng vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe 
con ngƣời, dự phòng và chữa các bệnh tật, tạo tiền đề nhằm kéo dài tuổi thọ 
một cách tích cực và sáng tạo, cải tạo giống nòi. 
2.3. Thầy thuốc: Là ngƣời có đủ các điều kiện về trình độ chuyên môn (tốt 
nghiệp trƣờng y), có phẩm chất (y đức) và đƣợc cho phép về mặt pháp lý để 
thực hành y học; cụ thể phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng 
cho cá nhân và cộng đồng. 
2.4. Y luật: Là những quy định về tập quán nghề nghiệp, lý luận mà chính 
những thầy thuốc đã xác lập ra từ lâu; có ít nhiều thay đổi với thời gian và tự 
nguyện chấp hành theo truyền thống cũng nhƣ đƣợc nhân dân và nhà nƣớc chấp 
nhận. Có thể nói y luật là pháp luật của nội bộ ngành y; Là lời thề của ngƣời 
thầy thuốc khi gia nhập nghiệp đoàn. Nội dung của y luật có thể coi là một bộ 
phận của y đạo liên quan đến phần pháp luật quy định trong khi hành nghề. 
2.5. Y đạo: Là những quy ƣớc lâu dần trở thành các quy định, một số có 
tính chất pháp lý (thành luật hoặc chƣa thành luật), một số có tính chất nội bộ 
trong ngành y tế, thuộc về hoạt động nghề nghiệp của cán bộ y tế trong mối 
quan hệ với các đối tƣợng tiếp xúc hằng ngày. Nội dung của Y đạo là những 
nghĩa vụ của ngƣời thầy thuốc và những quyền lợi của họ. 
2.6. Y đức: Là những quy ƣớc không có tính chất pháp lý, nhƣng thuộc 
phạm trù luân lý, đạo đức ràng buộc ngƣời thầy thuốc phải chấp hành trong quá 
trình hành nghề, vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền lợi của bệnh nhân. 
Nội dung của Y đức đƣợc nêu trong lời thề Hippocrates hay lời thề tƣơng tự của 
các thầy thuốc và cán bộ y tế mới tốt nghiệp ở các nƣớc. 
Các quy định của Y đức thay đổi theo không gian và thời gian tùy theo các 
yếu tố tâm lý, tín ngƣỡng, phong tục tập quán của mỗi cộng đồng xã hội. Trong 
xã hội hiện đại, các tiến bộ khoa học và công nghệ y học nêu lên một loạt các 
Tài liệu giảng dạy Môn  62 
vấn đề mới đang gây ra nhiều tranh luận chƣa đƣợc thống nhất, nhƣng đã làm 
thay đổi một phần các quan niệm thông thƣờng về Y đức nhƣ nạo phá thai, thụ 
tinh nhân tạo cho ngƣời, cấy ghép cơ quan, khả năng kéo dài cuộc sống khi 
bệnh nhân không còn ý thức, v.v 
Nhƣ vậy có thể nói: Y đức là những tiêu chuẩn và nguyên tắc được dư luận 
xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh 
nhân và đối với đồng nghiệp. 
III. NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ Y TẾ, BỆNH NHÂN VÀ TỔ CHỨC Y TẾ 
3.1. Nghĩa vụ của ngƣời CBYT đối với bệnh nhân, tổ chức y tế và xã hội 
 Nghĩa vụ cơ bản nhất của cán bộ y tế đối với bệnh nhân là nghĩa vụ luân lý, 
làm ngƣời đƣợc ủy thác của bệnh nhân. Nghĩa vụ này đòi hỏi ngƣời CBYT phải 
đặt quyền lợi của bệnh nhân lên trên hết, trên và trƣớc cả quyền lợi của ngƣời 
cán bộ y tế. Để có thể thực hiện đƣợc nghĩa vụ này, ngƣời cần vun trồng bốn 
đức hạnh sau đây: quên mình, hy sinh, vị tha, chính trực. 
1. Quên mình: Nghĩa là chỉ tập trung bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân trong 
việc chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh mà không bị chi phối bởi giới tính, 
sắc đẹp, tiền bạc, địa vị xã hội nếu bị các yếu tố trên quyến rũ, chẳng 
hạn nhƣ dục vọng, thì lúc này đã đặt quyền lợi của mình lên trên qyền lợi 
của bệnh nhân. 
2. Hy sinh: Nghĩa là cán bộ y tế sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, ngay 
cả sinh mạng của mình khi cần thiết nhƣ nhiều tấm gƣơng đã đƣợc ghi 
vào sử sách 
3. Vị tha: Ngƣời cán bộ y tế cần hiểu đƣợc nổi đau của ngƣời bệnh mà 
thông cảm cho họ, bỏ qua những biểu hiện khó chịu của ngƣời bệnh 
4. Chính trực: Là sự chân thật và luôn biểu hiện cho thấy là họ sẽ làm 
những gì mình đã nói. Không làm những gì vƣợt quá khả năng của mình, 
không quản cáo khoa trƣơng những gì sai sự thật 
Bên cạnh nghĩa vụ, cán bộ y tế cũng có những quyền lợi chính đáng nhƣ sau: 
Tài liệu giảng dạy Môn  63 
Nhóm 1: là nhóm quyền lợi nhằm phục vụ bệnh nhân tốt hơn, nhƣ giờ nghỉ, 
giờ tự trau dồi kiến thức. 
Nhóm 2: là nhóm các nghĩa vụ của cán bộ y tế đối với ngƣời thân, nhƣ lƣơng 
đủ nuôi sống gia đình, thời gian với con cái 
Nhóm 3: là nhóm quyền lợi nhằm giúp ngƣời cán bộ y tế phát triển trong các 
lĩnh vực khác của cuộc sống. 
3.2. Nghĩa vụ của bệnh nhân đối với cán bộ y tế, tổ chức y tế và xã hội 
Để có thể thực hành tốt nguyên tắc tôn trọng sự tự chủ của bệnh nhân , bệnh 
nhân cần phải tỏ ra quan tâm và lắng nghe giải thích của cán bộ y tế. Bệnh nhân 
cần yêu cầu giải thích tình trạng bệnh của mình bằng một ngôn ngữ thích hợp 
với trình độ của bệnh nhân. Và bệnh nhân cần hợp tác với cán bộ y tế trong việc 
trình bày các giá trị của mình mà không nên nhắm mắt buông xuôi cho quyết 
định trừ trƣờng hợp tối cấp cứu. 
Bệnh nhân còn có nghĩa vụ đối với ngƣời thân, nhất là những bệnh nhân có 
bệnh mạn tính hoặc giai đoạn cuối của bệnh nan y. Đó là nghĩa vụ đối với sức 
khỏe của ngƣời thân, tiền bạc trong gia đình, hoặc những chuyện xảy ra khi 
mình nhắm mắt. 
Bệnh nhân nên bàn với ngƣời nhà trong trƣờng hợp mình bị mất khả năng 
quyết định, ai sẽ là ngƣời thay thế mình để quyết định có nên tiếp tục các biện 
pháp trợ sinh khi không còn hy vọng sống hay không. 
Nghĩa vụ của bệnh nhân đối với bệnh viện và xã hội chủ yếu nằm trong việc 
sử dụng nguồn lực y tế eo hẹp một cách hiệu quả và công bằng nhất. Phần lớn 
các nguồn lực y tế, không ít thì nhiều, thuộc xã hội cho nên quyề tự chủ của 
bệnh nhân không phải là tuyệt đối và bệnh nhân thƣờng có khuynh hƣớng thích 
sử dụng săn sóc y tế nhiều hơn mức cần thiết. 
3.3. Nghĩa vụ của tổ chức y tế với bệnh nhân, cán bộ y tế và xã hội. 
Đối với bệnh nhân, bệnh viện phải có nghĩa vụ nhƣ là một đồng sự đƣợc ủy 
thác luân lý cùng với cán bộ y tế, bởi ví các chính sách chế độ của bệnh viện 
Tài liệu giảng dạy Môn  64 
ảnh hƣởng tới quan hệ bệnh nhân. 
Bệnh việc có trách nhiệm phải tạo mọi điều kiện thuận tiện cho phát triển 
mối quan hệ y đức với bệnh nhân, phải làm cho ngƣời cán bộ y tế ý thức về mối 
quan hệ này nhƣ một quan tâm hằng ngày. 
Đối với xã hội, bệnh viện, dù công hay tƣ, cũng phải chứng tỏ đặt quyền lợi 
của bệnh nhân lên trên hết, bằng hành động, thái độ chính sách và quy tắc. Điều 
này khiến các cơ sở y tế khác với dạng dịch vụ kinh doanh khác. 
3.4. Nghĩa vụ của xã hội về chính sách y tế 
 Mọi xã hội đều quan tâm đến tính công bằng. Lý thuyết về công bằng xã hội 
thƣờng đề cập tới hai dạng công bằng; công bằng thủ tục (hoặc quy tắc) và công 
bằng phân phối (cá nhân). 
Hiện nay trên thế giới có 3 quan điểm khác nhau về vấn đề này: 
1. Mọi ngƣời dân đều có quyền đƣợc hƣởng chăm sóc y tế ở mộtt mức độ 
nào đó. Quan điểm này xem đƣợc hƣởng chăm sóc y tế là một quyền cơ 
bản của công dân. 
2. Mọi ngƣời có nhu cầu y tế ngang nhau cần đƣợc chăm sóc y tế ngang 
nhau. Ý kiến này thoạt trông có vẻ mang tính nhân văn nhất, nhƣng trong 
thực tế lại gây khó khăn cho hệ thống y tế. Nếu ai có làm ở khoa Cấp cứu 
thì có cảm giác nản vì phải điều trị cho những bệnh nhân nghiện ngập 
hay bị tay nạn giao thông nhập viện hàng chục lần chỉ vì không tự chăm 
sóc cho chính bản thân mình, không màng tới ngƣời khác. Rõ ràng đây là 
không có sự công bằng cho ngƣời khác có cùng nhu cầu y tế vì nguồn lực 
y tế bị chia sẻ hoang phí. 
3. Mọi ngƣời sử dụng chăm sóc y tế tùy theo địa vị xã hội hoặc theo khả 
năng tài chính. Ở đây chăm sóc y tế đƣợc xem nhƣ một đặc quyền, và 
mức độ hƣởng tùy theo vị trí hoặc tài sản. 
Việc cân bằng phân phối trong y tế là rất khó, nên tùy theo hoàn cảnh xã hội 
từng thời mà các chính sách y tế đƣợc hoạch định dựa trên một trong 3 quan niệm 
Tài liệu giảng dạy Môn  65 
trên. 
IV. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ Y ĐỨC 
12 ĐIỀU Y ĐỨC 
(Tiêu chuẩn đạo đức của ngƣời làm công tác y tế) 
(Ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 
của Bộ trưởng Bộ Y tế) 
1. Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi ngƣời là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng 
trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lƣơng 
tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất 
đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để 
nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vƣợt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự 
nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. 
Không đƣợc sử dụng ngƣời bệnh làm thực nghiệm cho những phƣơng pháp chẩn 
đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chƣa đƣợc phép của Bộ Y tế và sự chấp 
nhận của ngƣời bệnh. 
3. Tôn trọng quyền đƣợc khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng 
những bí mật riêng tƣ của ngƣời bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín 
đáo và lịch sự. Quan tâm đến những ngƣời bệnh trong diện chính sách ƣu đãi xã 
hội. Không đƣợc phân biệt đối xử với ngƣời bệnh. Không đƣợc có thái độ ban ơn, 
lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho ngƣời bệnh. Phải trung thực khi thanh 
toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 
4. Khi tiếp xúc với ngƣời bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận 
tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho ngƣời bệnh. Phải giải 
thích tình hình bệnh tật cho ngƣời bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều 
trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời bệnh; 
động viên an ủi, khuyến khích ngƣời bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. 
Trong trƣờng hợp bệnh nặng hoặc tiên lƣợng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và 
chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình ngƣời bệnh biết. 
Tài liệu giảng dạy Môn  66 
 5. Khi cấp cứu phải khẩn trƣơng chẩn đoán, xử trí kịp thời không đƣợc đùn đẩy 
ngƣời bệnh. 
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an 
toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho ngƣời bệnh thuốc kém phẩm chất, 
thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh. 
7. Không đƣợc rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời 
các diễn biến của ngƣời bệnh. 
8. Khi ngƣời bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hƣớng dẫn họ tiếp tục điều trị, 
tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe. 
9. Khi ngƣời bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hƣớng dẫn, 
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết. 
10. Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng 
truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau. 
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ 
lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trƣớc. 
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống 
dịch bệnh, cứu chữa ngƣời bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gƣơng mẫu thực hiện 
nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trƣờng trong sạch. 
 Câu hỏi (bài tập) củng cố: 
Bài 1: Ngoài những hành vi Mà Hải Thƣợng Lãn Ông nêu đã phạm 8 tội danh 
khi hành nghề y; bạn hãy liệt kê thêm ít nhất 2 hành vi/ tội mà cán bộ y tế phạm 
phải ở thời đại chúng ta. 
 Bài 2: Hãy thử nghĩ xem nếu cán bộ y tế vi phạm quy định số (lần lƣợt từ điều 
1 - 12) trong 12 điều y đức thì coi nhƣ đã phạm tội gì trong 8 tội cơ bản khi hành 
nghề y mà Hải Thƣợng Lãn Ông đã nói. 
Tài liệu giảng dạy Môn  67 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC: 
1. Võ Văn Bản, Thực hành trị liệu tâm lý, Nhà xuất bản y học, 2002 
2. Sidney Bloch&Bruce S.Singh (Biên dịch: Trần Viết Nghị), Cơ sở của 
lâm sàng tâm thần học, Nhà xuất bản Y học, 2003 
3. M.Freedman&J.Hankes (Biên dịch: Bác sĩ Lan Phƣơng), Yoga thư giãn, 
Nhà xuất bản Y học, 2001 
4. Nguyễn Công Khanh, Tâm lý trị liệu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà 
Nội, 2000 
5. Bộ Y Tế, Nguyễn Huỳnh Ngọc, Tâm lý học y học – Y đức, Nhà xuất bản 
Giáo dục Việt Nam, 2011 
6. Nguyễn Văn Nhận, Tâm lý học y học, nhà xuất bản Y học, 2006 
7. Nguyễn văn Siêm, Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, Nhà xuất 
bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN: 
1. M.Freedman&J.Hankes (Biên dịch: Bác sĩ Lan Phƣơng), Yoga thư giãn, 
Nhà xuất bản Y học, 2001 
2. Bộ Y Tế, Nguyễn Huỳnh Ngọc, Tâm lý học y học – Y đức, Nhà xuất bản 
Giáo dục Việt Nam, 2011 
3. Nguyễn Văn Nhận, Tâm lý học y học, nhà xuất bản Y học, 2006 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_giang_day_mon_tam_ly_y_hoc_dao_duc_y_hoc_huynh_minh.pdf