Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học trong sinh viên là hoạt động có ý nghĩa vô cùng to lớn góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Trong những năm qua, Trường Đại học Thủ

đô nói chung, Khoa Tâm lí-Giáo dục nói riêng đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất

lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên, hoạt động này của SV tại

Khoa Tâm lí-Giáo dục còn nhiều hạn chế như sinh viên chưa thấy được tầm quan trọng

của việc nghiên cứu khoa học, còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề nghiên cứu Bài

viết tập trung phân tích thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa

Tâm lí-Giáo dục từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác dạy và học

của Nhà trường với yêu cầu của trường đại học đa ngành, đào tạo theo định hướng nghề

nghiệp- ứng dụng.

pdf 10 trang yennguyen 4420
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
126 TRNG I HC TH  H NI 
THTC TR(NG HO(T NG NGHI]N CbU KHOA HPC 
CA SINH VI]N KHOA TM L& - GIO DRC - 
TRNG (I HPC TH  H, NI 
Trần Thị Thảo 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học trong sinh viên là hoạt động có ý nghĩa vô cùng to lớn góp 
phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Trong những năm qua, Trường Đại học Thủ 
đô nói chung, Khoa Tâm lí-Giáo dục nói riêng đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất 
lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tuy nhiên, hoạt động này của SV tại 
Khoa Tâm lí-Giáo dục còn nhiều hạn chế như sinh viên chưa thấy được tầm quan trọng 
của việc nghiên cứu khoa học, còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề nghiên cứu Bài 
viết tập trung phân tích thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa 
Tâm lí-Giáo dục từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác dạy và học 
của Nhà trường với yêu cầu của trường đại học đa ngành, đào tạo theo định hướng nghề 
nghiệp- ứng dụng. 
Từ khóa: Thực trạng, nghiên cứu, khoa học, sinh viên 
Nhận bài ngày 12.9.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.9.2017 
Liên hệ tác giả: Trần Thị Thảo; Email: ttthao@daihocthudo.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trên con đường khám phá tri thức của nhân loại, nghiên cứu khoa học là một hoạt 
động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên, giúp sinh viên vận dụng phương 
pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, trong đó sinh viên (SV) 
bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận 
thức có tính chất nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc 
sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết 
của mình. Hoạt động NCKH (NCKH) mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với SV. Bằng 
nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, NCKH sẽ 
rèn luyện cho SV khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh 
một cách khoa học những quan điểm, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư 
duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động NCKH. Trên cơ sở 
TP CH KHOA HC − S
 19/2017 127 
đó, NCKH sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để SV tiếp cận với những vấn đề mà khoa học 
và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn. 
Thực hiện định hướng phát triển chung của trường Đại học Thủ đô Hà Nội - đào tạo 
chất lượng cao, đa ngành, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho 
phát triển Thủ đô nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung - 
khoa Tâm lí - Giáo dục luôn đi tiên phong trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo. Những năm gần đây, Khoa đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác NCKH 
cho đội ngũ giảng viên cũng như SV, kết hợp chặt chẽ đào tạo với NCKH và sản xuất, dịch 
vụ khoa học – công nghệ. Mặc dù hoạt động NCKH được xác định là một nhiệm vụ quan 
trọng đối với SV nhưng không phải SV nào cũng xác định đó là hoạt động cần thiết và có 
nhu cầu nâng cao năng lực NCKH cho bản thân. Vì thế, nghiên cứu làm rõ thực trạng hoạt 
động NCKH của SV Khoa Tâm lí-Giáo dục trường Đại học Thủ đô Hà Nội là việc làm cần 
thiết với mục tiêu đầu tiên là nhằm đảm bảo lợi ích cho SV, đồng thời kích thích sự nỗ lực 
và nâng cao tính chịu trách nhiệm ở đội ngũ giảng viên. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu 
quả, chất lượng của công tác dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, 
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, giúp SV từng bước hoàn thiện kiến thức, 
tiếp cận các vấn đề khoa học một cách thuận lợi hơn với yêu cầu của trường đại học đa 
ngành, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp- ứng dụng. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Khái quát chung về thực trạng 
Khoa Tâm lí-Giáo dục được thành lập từ năm 2014 (tiền thân là Bộ môn Tâm lí-Giáo 
dục). Từ năm học 2014-2015, Khoa mới bắt đầu tiếp quản sinh viên ngành CTXH. Trong 
năm học 2015-2016, Khoa mở thêm các mã ngành Quản lý Giáo dục, Giáo dục đặc biệt 
song Khoa chỉ bắt đầu tuyển sinh ngành Quản lý Giáo dục từ năm học 2016-2017 và ngành 
Giáo dục đặc biệt từ năm học 2017-2018. Do vậy, chúng tôi chỉ nghiên cứu hoạt động 
NCKH của sinh viên trên nhóm đối tượng ngành CTXH của Khoa. 
2.1.1. Mục tiêu khảo sát 
Đánh giá thực trạng hoạt động NCKH của SV Khoa Tâm lí-Giáo dục trường Đại học 
Thủ đô Hà Nội để làm cơ sở xây dựng chương trình nâng cao hoạt động NCKH của SV 
đáp ứng yêu cầu của trường đại học đa ngành, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng 
dụng được hiệu quả hơn. 
2.1.2. Nội dung khảo sát 
− Đối với SV Khoa Tâm lí-Giáo dục, Đại học Thủ đô Hà Nội: 
+ Khảo sát thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH. 
128 TRNG I HC TH  H NI 
+ Các hình thức tham gia NCKH của SV. 
+ Thực trạng hoạt động NCKH của SV. 
− Đối với giảng viên Khoa Tâm lí-Giáo dục, Đại học Thủ đô Hà Nội: 
+ Khảo sát các hình thức tham gia NCKH của SV. 
+ Thực trạng hoạt động NCKH của SV. 
2.1.3. Đối tượng khảo sát 
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên các đối tượng: 
− 15 giảng viên Khoa Tâm lí-Giáo dục, Đại học Thủ đô Hà Nội. 
− 77 sinh viên ngành Công tác xã hội, Khoa Tâm lí-Giáo dục, Đại học Thủ đô Hà Nội. 
2.1.4. Phương pháp khảo sát 
2.1.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 
− Mục đích: Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin của đối tượng về các 
nội dung cần khảo sát. 
− Nội dung: Đề tài sử dụng 2 bảng hỏi trong đó mẫu số 1 dành cho SV, mẫu số 2 dành 
cho giảng viên Khoa Tâm lí-Giáo dục, Đại học Thủ đô Hà Nội. 
− Cách thức tiến hành: 
+ Thiết kế bảng hỏi dựa trên những nghiên cứu lí luận và thu thập các ý kiến của 
chuyên gia. 
+ Điều tra thử và xử lí các số liệu có liên quan. Hoàn thiện bảng hỏi. 
+ Điều tra và xử lí số liệu theo yêu cầu của đề tài. 
2.1.4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 
− Mục đích: Bổ sung các thông tin cần thiết cho bảng hỏi, khai thác sâu hơn về thực 
trạng hoạt động NCKH của SV Khoa Tâm lí-Giáo dục trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
− Đối tượng: Tiến hành phỏng vấn sâu trên các đối tượng sau: 
+ Các giảng viên của các trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
+ Các SV của Khoa Tâm lí-Giáo dục, Đại học Thủ đô Hà Nội. 
− Cách thức tiến hành: 
+ Dự kiến hệ thống các câu hỏi nhằm đạt được mục đích đề ra. 
+ Đặt câu hỏi, lắng nghe, ghi chép và xử lí thông tin. 
− Phương tiện: Hệ thống câu hỏi, phương tiện ghi chép, máy ghi âm... 
TP CH KHOA HC − S
 19/2017 129 
2.1.4.3. Phương pháp thống kê toán học 
− Mục đích: Trình bày, mô tả kết quả nghiên cứu; tổng hợp, phân tích kết quả 
nghiên cứu 
− Cách thức tiến hành: Sử dụng các công thức toán học với phần mềm SPSS (Statistic 
Package for Social Science) phiên bản 16.0 để phân tích các số liệu và vẽ các sơ đồ, 
biểu bảng 
2.2. Kết quả khảo sát 
2.2.1. Thực trạng nhận thức của SV Khoa Tâm lí - Giáo dục về tầm quan trọng của 
hoạt động NCKH 
Chất lượng hoạt động NCKH; mức độ, sự hào hứng tham gia hoạt động NCKH của 
SV phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về hoạt động NCKH của chủ thể. Để tìm hiểu vấn đề 
này, chúng tôi khảo sát nhận thức của các đối tượng về tầm quan trọng của hoạt động 
NCKH. Kết quả nghiên cứu cho thấy, SV cho rằng hoạt động NCKH rất quan trọng chỉ 
chiếm 5,2 %, quan trọng là 28,6 %, ít quan trọng là 29,9 %, không quan trọng là 14,3 %. 
Đặc biệt, có tới 20,8 % SV vẫn chưa xác định rõ thế nào là hoạt động NCKH nên chưa 
đánh giá được tầm quan trọng của nó. Từ kết quả trên, có thể thấy, SV ngành CTXH thuộc 
khoa Tâm lí-Giáo dục và các ngành khác có học tại khoa Tâm lí-Giáo dục hiện nay chưa 
thật sự thấy được tầm quan trọng của hoạt động NCKH trong quá trình học tập nghiên cứu 
tại trường, do đó chưa có sự nhận thức đúng đắn và đầu tư thời gian, công sức thích đáng 
vào hoạt động này. Xin xem biểu đồ thống kê dưới đây: 
Biểu đồ 1. Nhận thức của SV khoa Tâm lí-Giáo dục về tầm quan trọng 
của hoạt động NCKH 
(%) 
130 TRNG I HC TH  H NI 
2.2.2. Các hình thức tham gia NCKH của SV khoa Tâm lí - Giáo dục 
Để đẩy mạnh hoạt động NCKH của SV, giúp SV trải nghiệm từ lý thuyết đến thực 
tiễn, giúp SV bước đầu rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, tự khám phá, tự bồi dưỡng 
kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường, khoa Tâm lí-Giáo dục đã chủ động đưa hoạt 
động này vào trong chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm. Bên cạnh các hoạt động 
thường niên như tổ chức làm tiểu luận, khóa luận; tổ chức thi nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, 
hội nghị sinh viên NCKH cấp Khoa; khoa Tâm lí-Giáo dục còn chủ trương đa dạng hóa 
các hình thức NCKH khác nhằm thu hút SV, khích lệ sự sáng tạo và năng động trong bước 
đầu làm quen với tư duy và hoạt động nghiên cứu. 
Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, chúng tôi thấy, hoạt động NCKH của SV nói chung 
và SV khoa Tâm lí-Giáo dục hiện nay chủ yếu vẫn mang tính hình thức, qui phạm như là 
viết bài thu hoạch sau thực hành thực tập (100%); làm tiểu luận, bài seminar (80,5%); tham 
gia hội thảo, hội nghị khoa học cấp Khoa (75,3% - tính theo số người tham dự); làm khoá 
luận tốt nghiệp (35,1%). Các hoạt động tự giác, đòi hỏi sự khám phá, tìm tòi nghiên cứu 
riêng, SV chưa thật sự quan tâm, tham gia chưa nhiều. Tỉ lệ SV tham gia đề tài nghiên cứu 
của các thầy cô hay hội nghị SV NCKH cấp Trường chỉ chiếm 1,3%. Bên cạnh đó, cũng 
còn một bộ phận SV chưa bao giờ tham gia các hoạt động NCKH (11,7%, chủ yếu là SV 
năm 1). Xin xem biểu đồ dưới đây: 
Biều đồ 2. Các hình thức NCKH SV khoa Tâm lí-Giáo dục tham gia 
(%) 
TP CH KHOA HC − S
 19/2017 131 
Từ biểu đồ trên, có thể thấy, hoạt động NCKH của SV trong khoa chưa phổ biến, mà 
chỉ dừng lại ở mức làm tiểu luận, thảo luận môn học. Lâu dần điều này sẽ tạo ra sự ỷ lại, 
ngại nghiên cứu, tìm tòi, giảm sự say mê, sáng tạo trong học tập, quay về phương pháp học 
tập cũ “thầy thuyết giảng, trò ghi chép”. Kết quả là kiến thức vẫn là kiến thức của thầy cô, 
còn SV thì học tập thụ động, đối phó. Điều này ảnh hưởng đến phương thức, chất lượng 
đào tạo của Nhà trường nói chung; trình độ, năng lực của sinh viên nói riêng. SV Trương 
Thị Minh Huyền, lớp CTXH K4, khoa Tâm lí-Giáo dục cho biết: “Chúng em gặp nhiều 
khó khăn khi NCKH, SV chúng em chưa thực sự đam mê và hứng thú với hoạt động này”. 
Có lẽ hoạt động NCKH sinh viên không phải là vấn đề riêng của khoa Tâm lí-Giáo dục mà 
là thực trạng chung, là vấn đề lớn của nhiều khoa trong trường hiện nay. 
2.2.3. Thực trạng hoạt động NCKH của SV khoa Tâm lí - Giáo dục 
Khoa Tâm lí-Giáo dục được thành lập từ năm 2014 (tiền thân là Bộ môn Tâm lí-Giáo 
dục). Từ năm học 2014-2015, khoa bắt đầu tiếp quản SV ngành Công tác xã hội và trong 
năm học 2016-2017, khoa mở thêm mã ngành Quản lý Giáo dục, nên số lượng các đề tài 
NCKH của SV đã gia tăng đáng kể. Xin xem biểu đồ dưới đây: 
Biều đồ 3. Biểu đồ thống kê số lượng các đề tài NCKH 
 của SV khoa Tâm lí-Giáo dục 
Ngoài ra, hầu hết các đề tài NCKH của SV khoa Tâm lí-Giáo dục đều được đánh giá 
cao, số đề tài NCKH đạt loại xuất sắc, loại tốt cũng không ngừng tăng lên do những SV 
tham gia NCKH của khoa chủ yếu có học lực từ Giỏi, Khá trở lên, có nền tảng, có năng 
132 TRNG I HC TH  H NI 
lực, nhiệt tình Mặc dù vậy, các công trình NCKH của SV vẫn chưa được chú trọng sử 
dụng do hoạt động NCKH của các em mới chỉ mang tính tập dượt, SV còn thiếu nhiều kỹ 
năng cần thiết để tạo ra các sản phẩm nghiên cứu có chất lượng tốt, có giá trị sử dụng. 
2.2.4. Thuận lợi, khó khăn trong NCKH của SV Khoa Tâm lí-Giáo dục 
 Thuận lợi 
Trong những năm qua, SV Khoa Tâm lí-Giáo dục luôn nhận được sự quan tâm, chỉ 
đạo cũng như động viên, khuyến khích từ phía Nhà trường. Hơn nữa, Ban lãnh đạo Khoa 
Tâm lí-Giáo dục cũng đặc biệt chú trọng đến hoạt động NCKH của giảng viên cũng như 
sinh viên, xem đây là một trong các hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục và đào tạo của Khoa và Nhà trường, thông qua việc nghiên cứu khoa học, các sinh viên 
sẽ tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng đầu ra cho 
Nhà trường. Do đó, hoạt động nghiên cứu khoa học trở thành yêu cầu và nhiệm vụ buộc 
sinh viên Khoa Tâm lí-Giáo dục phải nghiêm túc thực hiện. 
Sinh viên Khoa Tâm lí-Giáo dục được các giảng viên Nhà trường đánh giá là rất ham 
học hỏi, tìm tòi, khám phá cái mới. Điều này được thể hiện ở ý thức khi tham gia NCKH 
nghiêm túc, các em rất hăng hái trong đăng ký các đề tài NCKH. Với sự linh hoạt cũng 
như nhạy bén của tuổi trẻ, các sinh viên nắm bắt rất nhanh các nhu cầu của xã hội để từ đó 
đưa ra các giải pháp ứng dụng các nhu cầu đó. Vì vậy, sự say mê NCKH là một trong 
những đặc điểm của sinh viên Khoa Tâm lí-Giáo dục. 
Đội ngũ giảng viên của Khoa Tâm lí-Giáo dục đều có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, đã 
được trang bị các kiến thức khoa học và đã từng thực hiện nhiều đề tài NCKH cấp trường, 
cấp Thành phố, tuổi đời lại rất trẻ, nên họ rất nhiệt tình trong hướng dẫn SV, năng động 
trong đáp ứng được các yêu cầu kiến thức cũng như phương pháp trợ giúp SV thực hiện 
các công trình NCKH theo chuyên ngành. 
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng với các nguồn tài liệu từ 
sách, báo, internet, việc tìm kiếm các nguồn tài liệu cũng trở nên dễ dàng. Điều này tạo 
ra những thuận lợi lớn trong tiếp cận một số hướng nghiên cứu mới, giúp SV nắm bắt các 
yêu cầu, đòi hỏi của xã hội để đề xuất hoặc tham gia vào hoạt động NCKH độc lập hoặc 
cùng với các thầy cô. 
 Khó khăn 
Hiện Nhà trường và khoa Tâm lí-Giáo dục nói riêng đều nhận thức rõ những lợi ích từ 
việc thúc đẩy hoạt động NCKH của SV đối với chất lượng đào tạo; song hoạt động này vẫn 
còn tồn tại nhiều hạn chế, thực tế là các khoa, trong đó có khoa Tâm lí-Giáo dục đều chưa 
kích thích được sự say mê NCKH trong SV, bởi các khó khăn sau đây: 
TP CH KHOA HC − S
 19/2017 133 
Thứ nhất: NCKH thực sự là công việc khó, đòi hỏi tố chất và năng lực nghiên cứu 
NCKH là một hoạt động trí tuệ cao, SV phải có năng lực tìm kiếm, khám phá, phát 
hiện, phát minh. Tất nhiên, yêu cầu NCKH đối với SV cũng chỉ ở phạm vi và mức độ nhất 
định, nhưng vẫn buộc phải tuân thủ các quy trình, thói quen, thao tác chuẩn mực. Bản chất 
của hoạt động NCKH đối với SV hiện nay chỉ là tập phương pháp nghiên cứu và hiểu rõ 
một quy trình nghiên cứu. Rất nhiều SV thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tế chưa có, do 
vậy họ không biết bắt đầu từ đâu, mục đích nghiên cứu để làm gì và sử dụng công 
cụ/phương pháp nghiên cứu nào có hiệu quả để đạt được mục đích. Thậm chí có một số SV 
thu thập được thông tin nhưng do thiếu kỹ năng công nghệ thông tin nên cũng không thể 
xử lý, phân tích được các thông tin đó. 
Thứ hai: Nguồn tài chính hỗ trợ 
Vấn đề tài chính luôn là bài toán nan giải đối với việc NCKH, thực tế cho thấy có rất 
nhiều các chi phí như: chi phí cho việc tìm kiếm (mua dữ liệu), chi phí cho mua nguyên vật 
liệu, công cụ dụng cụ chạy thử, chi phí cho in ấn, chi phí cho điều tra khảo sát, chi phí 
thông tin liên lạc Để thỏa mãn niềm đam mê, hầu hết SV đều phải bỏ thêm tiền túi để 
chi trả. Một số khá lớn SV của khoa do điều kiện kinh tế của gia đình hạn chế nên gặp rất 
nhiều khó khăn trong việc tham gia nghiên cứu. Cũng có một số đề tài do tài chính eo hẹp, 
nên phải lược bớt một số khảo sát, dẫn đến điều tra, thí nghiệm thiếu khách quan, mức 
độ tin cậy của kết quả đề tài chưa cao. 
Thứ ba: Thời gian bị hạn chế 
Nhiệm vụ chính của SV là học tập, lịch học của từng học kỳ thường dao động từ 4 đến 
8 môn, do đó việc phân chia thời gian cho học tập và cho NCKH càng khó khăn. Thực tế 
cho thấy đa số các SV năm cuối mới tương đối đủ kiến thức và nhận thức được ý nghĩa của 
việc NCKH, nhưng áp lực về việc phải đi thực tập cuối khóa, lo tìm kiếm công việc trước 
khi ra trường làm cho họ không đủ thời gian để dành cho NCKH. 
Thứ tư: Giảng viên hướng dẫn 
Giảng viên hướng dẫn vừa đóng vai trò người hỗ trợ/hướng dẫn nghiên cứu, vừa đóng 
vai trò chỗ dựa về tinh thần, tạo cảm hứng cho SV. Nếu không có sự định hướng cũng như 
hướng dẫn từ phía thầy/cô thì SV khó có thể tự mình xác định nội dung nghiên cứu cũng 
như hiểu được cách viết một báo cáo khoa học phải như thế nào. Nhưng thực tế cho thấy 
hiện nay chính bản thân giảng viên cũng chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Một số 
giảng viên vẫn còn phải cùng một lúc đảm nhiệm nhiều môn học, nhiều công việc 
kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian để tập trung NCKH cũng như hướng dẫn SV 
của mình. 
134 TRNG I HC TH  H NI 
2.3. Một số đề xuất 
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động NCKH của SV Khoa Tâm lí-Giáo dục, 
chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm trao đổi, cải thiện, nâng cao năng lực, mức 
độ nghiên cứu, sáng tạo cho SV như đây: 
Cần tạo dựng môi trường NCKH chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh dành cho SV dưới 
sự hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà trường và các giảng viên. Cần tổ chức nhiều 
hơn nữa các hội nghị, hội thảo khoa học sinh viên; các sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm về 
NCKH cho những người đang tập dượt NCKH. 
Đề cao vai trò người hướng dẫn khoa học của giảng viên; đề xuất yêu cầu giảng viên 
phải giúp SV phát huy năng lực tự nghiên cứu, nắm vững phương pháp luận NCKH; định 
hướng để SV lựa chọn các đề tài, lĩnh vực phù hợp thực tiễn, trình độ kiến thức và năng 
lực riêng, gắn với các ngành nghề đào tạo đã lựa chọn như một trong hai nhiệm vụ cơ 
bản, trọng tâm, bắt buộc của giảng viên. 
Khuyến khích, tạo động lực, gợi hứng thú, đam mê NCKH cho sinh viên; hình thành 
trong các bạn trẻ ý tưởng và niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo. Có chế độ khen thưởng, 
động viên kịp thời khi sinh viên đạt thành tích tốt trong NCKH các cấp. 
Hỗ trợ về kinh phí; tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động NCKH của SV thông 
qua hệ thống thông tin thư viện; đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, phòng thực hành 
chuyên môn... nhằm giúp sinh viên kiểm định, đánh giá kết quả nghiên cứu. 
Kiến tạo môi trường trường đại học nghiên cứu, ứng dụng theo định hướng, chiến lược 
phát triển chung của nhà trường nhằm giúp SV tạo lập ý thức kết hợp giữa lý thuyết và 
thực tiễn; giữa việc thể hiện các năng lực, yêu cầu chung và chuyên biệt; giữa học tập và 
nghiên cứu, từ đó, tạo cơ sở bền vững để thích ứng với những thay đổi về vai trò, vị trí, 
công việc nếu xảy ra trong tương lai. 
Hiển nhiên, bản thân SV, do áp lực của việc học việc, sẽ không ý thức được hết hoặc 
chưa thấy được tầm quan trọng của hoạt động NCKH, chưa có dẫn dắt, nên niềm đam mê 
và phong trào NCKH chưa được khơi mở. Chỉ khi nào có sự khai thông, có sự định hướng, 
thay đổi kịp thời trong nhận thức và hành động của cả Nhà trường và các Khoa, cả giảng 
viên lẫn sinh viên, hoạt động NCKH của SV mới thực sự đi vào chiều sâu, ổn định và 
phát triển. 
3. KẾT LUẬN 
NCKH trong SV có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp cho SV tiếp nhận cách học mới, hình 
thành phương pháp tự học tự nghiên cứu, tập làm quen với hoạt động NCKH căn bản. Để 
TP CH KHOA HC − S
 19/2017 135 
phát huy tính chủ động trong hoạt động NCKH ở SV, Nhà trường và Khoa, đặc biệt đội 
ngũ cán bộ giảng viên, cần tạo các điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, 
định hướng nghiên cứu để thu hút, động viên, khuyến khích sinh viên tham gia. Hàng 
năm, ngoài các hội nghị, hội thảo sinh viên cấp Khoa và cấp Trường, còn có Hội nghị 
“Sinh viên NCKH toàn quốc”. Đây là môi trường thuận lợi, thiết thực để sinh viên trải 
nghiệm, tập dượt nghiên cứu. Việc thúc đẩy hoạt động NCKH của SV những năm gần đây 
đã được trường Đại học Thủ đô Hà Nội quan tâm, chú ý, song thiết nghĩ vẫn cần nhiều 
chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cụ thể hơn nữa cả về vật chất lẫn tinh thần để các bạn trẻ 
chủ động đề xuất, phát huy hết năng lực nghiên cứu sáng tạo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT, ngày 01.6.2012 ban hành 
“Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học”. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 15/8/2007 về 
việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, - Nxb 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
4. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2011), Lí luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
5. Trần Mai Ước (2011), “Giáo dục Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Tạp chí Công nghệ Ngân 
hàng, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, số 67, tr.59. 
CURRENT STATUS OF SCIENTIFIC RESEARCH ACTIVITIES OF 
STUDENTS IN THE DEPARMENT OF EDUCATIONAL 
PSYCOLOGY, HA NOI METROPOLITAN UNIVERSITY 
Abstract: Scientific research in students is a tremendous activity in improving the quality 
of university education. In the recent years through, Ha Noi Metropolitan University, 
Department of Education Psychology in particular has paid attention to improve the 
quality of scientific research of students. However, this activity of the student in the 
Department of Psychology-Education has many conditions such as students are not 
observed in scientific research, and there are many difficulties in researching... Study of 
the Department of Psychology-Education students from improving the efficiency, 
teaching work of the school with the requirements of the multi-disciplinary University, 
vocational training. 
Keywords: Status, science, research, student 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_sinh_vien_khoa.pdf