Bài giảng Tập huấn tư vấn học đường - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên

B. NỘI DUNG:

I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VTN.

-Khái niệm tuổi vị thành niên (VTN).

-Một số điểm chung về sinh lý.

-Đặc điểm theo từng giai đoạn tuổi vị thành niên.

-Phân biệt các đặc điểm lứa tuổi và những vấn đề bất thường.

 

ppt 44 trang yennguyen 5921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tập huấn tư vấn học đường - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tập huấn tư vấn học đường - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên

Bài giảng Tập huấn tư vấn học đường - Chương 1: Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên
Chương 1 : PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 
A. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học viên hiểu được: 
1.Các đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ vị thành niên 
từ độ tuổi 10 đến 18 tuổi. 
2. Các nhu cầu tâm lý-xã hội cơ bản của trẻ vị thành 
niên, từ đó hiểu về các khó khăn tâm lý thường gặp 
của các em. 
B. NỘI DUNG : 
I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VTN. 
-Khái niệm tuổi vị thành niên (VTN). 
-Một số điểm chung về sinh lý. 
-Đặc điểm theo từng giai đoạn tuổi vị thành niên. 
-Phân biệt các đặc điểm lứa tuổi và những vấn đề bất thường. 
1. Khái niệm Trẻ em & Vị thành niên. 
Trẻ em: 
- Việt Nam: Dưới 16 tuổi. 
Công ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18 tuổi. 
Vị thành niên : Từ 10 – 18 tuổi. 
2. Đặc điểm chung về phát triển sinh lý :  
2.1.Đặc điểm phát triển sinh lý ở nữ. 
Ngực phát triển. 
Lông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận cơ thể: Bộ phận sinh dục, nách, chân, tay. 
Phát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổi. 
Có kinh nguyệt. 
2.2.Đặc điểm phát triển sinh lý ở nam. 
Cơ quan sinh dục phát triển. 
Lông (bộ phận sinh dục, nách, chân...), râu phát triển. 
Hiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt”. 
Đạt được sự tối đa về chiều cao. 
Giọng nói: Vỡ giọng. 
3.Các đặc điểm chung về phát triển tâm lý. 
Thảo luận: 
Bạn trải qua thời vị thành niên như thế nào? 
Bạn có nhận thấy điều này ở học sinh mình không? 
 Bạn đáp trả lại nhu cầu này của trẻ như thế nào? 
3.1.Đầu vị thành niên (10-14 tuổi) 
CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP . 
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP 
GIỚI TÍNH 
ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG 
a. Chuyển động hướng đến sự độc lập: 
Tìm kiếm bản sắc. 
Buồn, ủ rũ. 
Năng lực sử dụng lời nói để bộc lộ bản thân tăng. 
Thường hay biểu hiện cảm xúc bằng hành động hơn bằng từ ngữ. 
Quan hệ bạn bè thân thiết được coi trọng. 
 Ít gắn bó, tình cảm với bố mẹ, đôi khi có biểu hiện thô lỗ . 
Nhận ra rằng cha mẹ, giáo viên không hoàn hảo, “bắt lỗi” người lớn . 
Tìm kiếm những người mới để yêu thương. 
Có xu hướng quay lại những hành vi nhi hóa. 
Nhóm bạn ảnh hưởng đến sở thích và kiểu ăn mặc. 
b.Hứng thú nghề nghiệp:  
Hầu như quan tâm đến hiện tại và tương lai gần. 
Năng lực làm việc tăng hơn: thích được giao việc, mong muốn nhận được sự tin tưởng 
c.Giới tính: 
Nữ giới phát triển trước nam giới. 
Chơi với các bạn cùng giới tính. 
E thẹn, bẽn lẽn và khiêm tốn. 
Có tính phô trương. 
Quan tâm nhiều đến sự riêng tư. 
Thử nghiệm với cơ thể của mình . 
Lo lắng liệu mình có bình thường không . 
d. Đạo đức và tự định hướng: 
Thử nghiệm các luật lệ và giới hạn. 
Có đôi khi thử hút thuốc, uống rượu, hoặc các chất kích thích . 
Có thể suy nghĩ trừu tượng. 
3.2.Giữa vị thành niên (14-16 tuổi). 
CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP 
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP 
GIỚI TÍNH 
ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG 
a. Chuyển động hướng đến sự độc lập:  
Vị kỉ (vì bản thân mình). 
Phàn nàn bố mẹ, người lớn không tôn trọng độc lập . 
Bận tâm nhiều về hình thức và cơ thể. 
Cảm thấy cơ thể và bản thân mình lạ. 
Ý niệm về cha mẹ giảm, bớt quấn quít, gắn bó với cha mẹ. 
Nỗ lực kết bạn mới. 
Nhấn mạnh đến nhóm bạn với bản sắc của nhóm có sự lựa chọn, cạnh tranh. 
Thỉnh thoảng buồn, ngồi một mình. 
Xem xét các trải nghiệm nội tâm, như viết nhật kí, tiểu thuyết. 
b.Hứng thú nghề nghiệp: 
Hứng thú mang tính trí tuệ. 
Một số năng lượng mang tính tính dục và hung hăng, hướng đến các hứng thú nghề nghiệp và sáng tạo. 
c. Giới tính:  
Bận tâm về sự hấp dẫn giới tính. 
Thường xuyên thay đổi các quan hệ. 
Hướng đến các quan hệ khác giới với sự sợ hãi, lo lắng. 
Nhạy cảm, dễ bị tổn thương và lo lắng với những người khác giới. 
Cảm nhận về tình yêu và sự đam mê. 
d. Đạo đức và tự định hướng: 
Phát triển thần tượng và lựa chọn các mẫu hình lý tưởng. 
Hiểu về lương tri. 
Tự đặt ra được mục tiêu. 
Quan tâm đến lý lẽ đạo đức. 
3.3.Cuối vị thành niên (16-18 tuổi) 
CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP 
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP 
GIỚI TÍNH 
ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG 
a. Chuyển động hướng đến sự độc lập: 
Bản sắc rõ ràng, chắc chắn. 
Có khả năng trì hoãn sự hài lòng. 
Có khả năng suy nghĩ các ý tưởng một cách có hệ thống, xuyên suốt. 
Có khả năng biểu hiện cảm xúc bằng từ ngữ. 
Phát triển khiếu hài hước. 
Có các sở thích ổn định. 
Tình cảm ổn định. 
Có khả năng đưa ra các quyết định độc lập. 
Có khả năng thỏa hiệp. 
Hãnh diện về công việc, nhiệm vụ của mình. 
Tự lực. 
Quan tâm đến mọi người hơn. 
b. Hứng thú nghề nghiệp : 
Bận tâm nhiều về tương lai. 
Suy nghĩ về vai trò của mình trong cuộc sống. 
c. Giới tính: 
Bận tâm về các mối quan hệ nghiêm túc. 
Bản sắc giới tính rõ ràng. 
Có đủ khả năng phát triển tình yêu . 
d. Đạo đức và tự định hướng : 
Có sự anh minh, hiểu biết sâu sắc. 
Nhấn mạnh đến chân giá trị và tự trọng. 
Đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa mục tiêu. 
Chấp nhận các thể chế, quy tắc xã hội và truyền thống văn hóa. 
Tự điều chỉnh các ý niệm về giá trị bản thân. 
 II. MỘT SỐ NHU CẦU ĐẶC TRƯNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 
1. Những nhu cầu cơ bản: 
1.1.Nhu cầu sinh lý: 
Ăn. 
Uống. 
Ngủ. 
Thở. 
1.2.Nhu cầu tâm lý- xã hội cơ bản: 
An toàn 
Hiểu, cảm thông 	 
Yêu thương 
Có giá trị 	 
Tôn trọng 	 
 Thảo luận: Hành động của người lớn giúp VTN cảm thấy được đáp ứng nhu cầu? 
a.An toàn: 
Là chỗ dựa cho trẻ ( đặc biệt là GVCN). 
Giữ bí mật, không phê phán khi chia sẻ. 
Tạo sự thân thiện. 
Công bằng trong xử lí tình huống. 
Có sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội. 
a.An toàn (tiếp theo). 
Coi lỗi lầm của trẻ là nguồn thông tin quan trọng, là một phần trong quá trình học tập, phát triển. 
Giúp trẻ hiểu: không ai được làm tổn thương người khác. 
Kiên định trong chuẩn mực cư xử. 
Tỏ ra thông hiểu trong quá trình thảo luận, luôn giúp trẻ đưa ra quyết định tốt hơn. 
b.Yêu thương: 
-Gần gũi, thân thiện với trẻ. 
Lắng nghe, quan tâm, chia sẽ với trẻ. 
Động viên, khích lệ kịp thời. 
Khoan dung, độ lượng, vị tha. 
Tận tụy, tâm huyết. 
Chuẩn mực, công tâm. 
c.Có giá trị: 
Không dùng bạo lực (hành động, lời nói). 
Tôn trọng ý kiến của các em – dù chưa đúng. 
Tạo điều kiện để hs thể hiện tài năng, năng khiếu. 
Không thành kiến. 
Tạo cho hs có niềm tin. 
Kiên định để giữ vững hành vi. 
Giáo viên phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. 
d.Tôn trọng: 
Luôn lắng nghe (ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của hs). 
Tôn trọng ý kiến. 
Cùng hs xây dựng kế hoạch hoạt động. 
Khuyến khích những việc làm tốt. 
Tạo không khí vui tươi, hài hòa, thân thiện. 
Giải quyết công việc công bằng, khách quan. 
Có cử chỉ, lời nói, thái độ nhẹ nhàng khi giải quyết tình huống. 
e.Được hiểu: 
Gần gũi, yêu thương. 
Lắng nghe, chia sẽ. 
Giải đáp những băn khoăn, trăn trở. 
Luôn khuyến khích các em. 
* Lắng nghe - một cách đáp ứng nhu cầu VTN. 
 -Làm thế nào để lắng nghe? 
Hiểu về giao tiếp. 
Lắng nghe chủ động. 
Thảo luận 
Khi bạn có vấn đề, thấy buồn bực, bạn muốn nói chuyện với ai? 
Vì sao lại chọn người này? 	 
2. Một số nhu cầu đặc trưng 
 của trẻ vị thành niên. 
2.1.Nhu cầu sinh lý: 
Nhu cầu về hoạt động : Do lực cơ mạnh hơn, dư thừa năng lượng  Cần kiểm soát và hướng đến các kênh phù hợp: thể thao, vui chơi lành mạnh (khiêu vũ). 
Nhu cầu thỏa mãn tính dục : 
Ái kỉ : quan tâm, yêu thích cơ thể mình, tự tìm hiểu, khám phá cơ quan sinh dục mình. 
Tình dục đồng giới : Chơi với bạn đồng giới. 
Tình dục khác giới : bị hấp dẫn với bạn khác giới. 
2.2.Nhu cầu tâm lý: 
a.Thử các giá trị và hình thành giá trị bản thân: 
- Lựa chọn giá trị định hướng cuộc đời mình. 
Có khả năng tư duy trừu tượng (VD: các triết lý đạo đức như quyền, nghĩa vụ, ưu tiêncác khái niệm ) 
-Chất vất các giá trị mà trẻ đang sống hoặc được chỉ dạy. 
-Tìm kiếm trải nghiệm mới: quần áo, đầu tóc, bạn bè, hoạt động 
b.Độc lập, tự do, tự chủ: 
-Không chấp nhận sự áp đặt. 
-Muốn tự chủ, tự quyết định những vấn đề của bản thân. 
- Dễ trở nên chống đối, nổi loạn, bất cần 
2.2.Nhu cầu tâm lý (tiếp). 
c.Được chấp nhận: 
-Người lớn nên sẵn sàng lắng nghe, kể cả khi không đồng tình. 
-Đặt mình vào vị trí của trẻ, tránh phán xét, chỉ trích. 
-Sự chấp nhận thể hiện bằng việc khuyến khích, động viên. Giúp trẻ củng cố lòng tự trọng, thúc đẩy sự cố gắng. 
d.Cho và nhận tình cảm: 
-Giải thích cho trẻ hiểu ai cũng có cảm xúc vui, buồn, chán nản Cần biểu hiện cảm xúc phù hợp. 
-Biểu hiện tình yêu thương vô điều kiện dù tình huống gì xảy ra để trẻ cảm thấy an toàn. 
-Động viên khi trẻ thất bại. 
2.2.Nhu cầu tâm lý (tiếp). 
e.Thực hiện các hành vi nguy cơ: 
- Trẻ VTN tò mò thử nghiệm mọi thứ mà không để ý đến hậu quả. → Giúp trẻ có kiến thức về thực tế và cuộc sống. 
f. Nhu cầu chỉ dẫn và giới hạn: 
-Người lớn cần đưa giới hạn đối với trẻ, hướng các em đến các con đường lành mạnh. 
-Trao đổi với các em về nguyên tắc, luật lệ và hướng dẫn giải quyết xung đột. 
-Cho phép trẻ được tự quyết trong giới hạn cho phép, để các em chịu trách nhiệm → Giúp trẻ đi đến độc lập. 
Kết luận : Người lớn (cha mẹ, giáo viên) có vai trò đặc biệt trong hỗ trợ sự phát triển đúng hướng của trẻ VTN. 
Thảo luận (Chia lớp thành . nhóm) 
 Liệt kê những khó khăn tâm lý thường gặp ở trẻ VTN? 
Kính chào quý Thầy giáo, Cô giáo! 
Kính chúc quý Thầy giáo, cô giáo một ngày mới nhiều niềm vui và hạnh phúc! 
haydanhthoigian.pps 
Cảm ơn sự tham gia của các thầy cô! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tap_huan_tu_van_hoc_duong_chuong_1_phat_trien_tam.ppt