Giáo trình Tâm lý học giao tiếp

CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN VỀ GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP

Có thể nói giao tiếp là vấn đề nghiên cứu khá cơ bản nhưng cũng khá phổ biến của một số nhà nghiên cứu Tâm ỉý học. Những nghiên cứu về giao tiếp đã hình thành từ rất sớm. Khi con người bắt đầu quan tâm đến vấn đến trò chuyện và hoạt động giao tiếp thì cũng lúc ấy, những tia sáng đầu tiên nghiên cứu về giao tiếp bắt đầu xuất hiện.

Giao tiếp không chỉ là địa hạt quan tâm của Tâm lý học mà là thành tựu của nhiều ngành khoa học như: Xã hội học, Giáo dục học, Ngôn ngừ học, Nhân học. Tuy nhiên, cách nhìn giao tiếp như là một hoạt iộng cơ bản trong đời sống con người đã khiến Tâm lý học giao tiếp mang màu sắc đặc trưng và độc đáo riêng.

1. Sơ lược việc nghiên cứu về giao tiếp

Những năm đầu thế kỷ 20, Tâm lý học đã bắt đầu quan tâm nhiều đẻn việc nghiên cứu vấn đề giao tiếp.

Những nghiên cứu của S. Freud về sự đồng nhất hóa đế lý giải, phân tích các giấc mơ và một số quá trình ở trẻ em như sự bắt chước các khuôn mẫu của “những người quan trọng khác”, sự hình thành cái “siêu tôi”, tiếp nhận vai trò nam, nữ,. đã cho thấy cơ chế đồng nhất hóa đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể trong nhóm xã hội, từ đó tạo ra sự đồng nhất cảm xúc, thấu cảm, tiếp thu tình cảm của người khác. Trong giao tiếp, sự đồng nhất này là vô cùng quan trọng vì nó cho phép cá nhân hiểu được tâm lý của một người xa lạ với cái tôi của cá nhân. Theo Freud, trong một số trường hợp thì sự đồng nhất cảm xúc mang tính chất “truyền nhiễm tâm lý” và rất đặc trưng cho đám đông rợp quần. [5]

Tâm lý học Gestalt quan tâm đến hiện tượng giao tiếp như một cấu trúc trọn vẹn. Họ phân tích giao tiếp thành các yếu tố và đặt chúng trong hệ thống các yếu tố rộng hơn, các quan hệ xã hội. Khi nghiên cứu các yếu tố giao tiếp, nhà tâm lý học Pháp Bateson đã phân biệt thành hai hệ thống giao tiếp là giao tiếp đối xứng và giao tiếp bổ sung. Theo ông, mọi giao tiếp đều biểu hiện ra ở một trong những phương thức ấy, nó thể hiện tính hệ thống khi thiết lập được sự bình đẳng hay sự tương hồ và tính bổ sung khi thể hiện sự khác nhau.

Tâm lý học Liên Xô cũng nghiên cứu đến vấn đề giao tiếp nhưng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau:

Hướng thứ 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp như bản chất, cấu trúc, cơ chế giao tiếp, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động. Hướng nghiên cứu này thế hiện trong nhiều công trình nghiên cún của các nhà tâm lý học Liên Xô, như “về bản chất giao tiếp người” (1973) của Xacopnhin, “Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ” (1976) của I.L. Kolominxki, “Tâm lý học giao tiếp” (1978) của A.A. Leonchiev, “Giao tiếp trong tâm lý học” (1981) của K. Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý học” của B.p. Lomov. Hướng nghiên cứu này tồn tại hai luồng quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng giao tiếp có thể là một dạng hoạt động hoặc có thể là một phương thức, điều kiện của hoạt động. Đại diện cho quan điểm theo xu hướng này là A.A. Leonchiev.

 

docx 224 trang yennguyen 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lý học giao tiếp

Giáo trình Tâm lý học giao tiếp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên)
TS. Nguyễn Thị Tứ, TS. Bùi Hồng Quân
TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP
NHÀ XUẤT BẢN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
MỤC LỤC
Giáo trình TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên), TS. Nguyễn Thị Tứ
TS. Bùi Hồng Quân, TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Chỉ đạo tổ chức biên soạn giáo trình:
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình:
Số 2853/QĐ-ĐHSP ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Quyết định phê duyệt sử dụng giáo trình:
Số 2965/QĐ-ĐHSP ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế- ISBN: 978-604-947-651-8
LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lý học không chỉ là khoa học hiện tượng tinh thần trong đời sống của con người trên bình diện lý thuyết mà còn trở thành một hoa hoc mang tính ứng dụng cao. Việc tìm hiểu tâm lý của con người, giải mã những hành vi, thái độ - cảm xúc đem đến những cơ sở hết sức quan trọng nhầm giúp cho sự tương tác giữa người và người diễn ra một cách hiệu quả
Vấn đề giao tiếp là một trong những vấn đề căn bản trong đời sống của con người. Không có giao tiếp, con người sẽ không thể tồn tại. Không có giao tiếp, xã hội như những gì thuộc về văn minh và những gì thuộc về văn minh của con người có thể cũng không tồn tại. Giả định không có giao tiếp lá thành sự thật nếu con người còn tồn tại là còn giao tiếp.
Tâm lý học không chỉ chạm đến những vấn đề chung trong đời sống con người mà rất quan tâm đến những biểu hiện đời thường của cuộc sống, những hoạt động cua con người trong đó có vấn đề giao tiếp. Với thế mạnh của mình. Tâm lý học đời sống tâm lý, như một nhu cầu văn hoá, một hành vi giáo dục nào đó. Tâm lý học giao tiếp ra đời và trở thành một khoa học mang tính ứng dụng đặc biệt.
Những nguyên tắc hay phương châm sống dưới góc nhìn giao tiếp được Tâm lý học giao tiếp khai thác một cách triệt để trên bình diện Tâm lý học. Không chỉ nhìn về hành vi và cảm xúc của con người để giải mã, Tâm lý học giao tiếp còn tiếp cận tất cả những vấn đề đã nêu dưới bản sắc tâm lý. Nhìn giao tiếp như một hoạt động có cấu trúc đặc biệt, “lẩy” những cái lỗi của giao tiếp trên bình diện tương tác giữa người và người dể đưa ra những nhìn nhận rất tâm lý và rất nhân văn.
Có thể nhận định rằng Tâm lý học giao tiếp dù là một chuyên ngành không quá mới nhưng tính lý thú và sự hấp dẫn của nó thì đầy ắp. Nhưng nguyên tắc giao tiếp được nâng lên theo thời gian khi con người cũng dần phát triển và xã hội cũng không ngừng tiến lên. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các quy luật chung hay các vấn đề giao tiếp trên bình diện khái quát, Tâm lý học giao tiếp còn xem tiến trình giao tiếp như một chuồi giao dịch tâm lý, như một sự tương tác đa văn hoá... Đó cũng là những yêu cầu rộng mở của việc nghiên cứu Tâm lý học giao tiếp ngày hôm nay...
Trong tình hình chung, một tài liệu chuyên biệt về Tâm lý học giao tiếp mang tính hệ thống nhưng cụ thể thật sự là một thách thức. Tuy nhiên, nhóm biên soạn tài liệu đã rất nồ lực đế chi tiết hóa những kiến thức cơ bản nhất về Tâm lý học giao tiếp trên bình diện Tâm lý học trong tài liệu này. Hy vọng sẽ có thể đáp ứng phần nào những mong mỏi của người đọc. Chắc chắn những thiếu sót trong tài liệu là không thể tránh khỏi. Mong nhận được sự thông cảm và sự góp ý chân tình.
Chủ biên
CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN VỀ GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP
Có thể nói giao tiếp là vấn đề nghiên cứu khá cơ bản nhưng cũng khá phổ biến của một số nhà nghiên cứu Tâm ỉý học. Những nghiên cứu về giao tiếp đã hình thành từ rất sớm. Khi con người bắt đầu quan tâm đến vấn đến trò chuyện và hoạt động giao tiếp thì cũng lúc ấy, những tia sáng đầu tiên nghiên cứu về giao tiếp bắt đầu xuất hiện.
Giao tiếp không chỉ là địa hạt quan tâm của Tâm lý học mà là thành tựu của nhiều ngành khoa học như: Xã hội học, Giáo dục học, Ngôn ngừ học, Nhân học... Tuy nhiên, cách nhìn giao tiếp như là một hoạt iộng cơ bản trong đời sống con người đã khiến Tâm lý học giao tiếp mang màu sắc đặc trưng và độc đáo riêng.
1. Sơ lược việc nghiên cứu về giao tiếp
Những năm đầu thế kỷ 20, Tâm lý học đã bắt đầu quan tâm nhiều đẻn việc nghiên cứu vấn đề giao tiếp.
Những nghiên cứu của S. Freud về sự đồng nhất hóa đế lý giải, phân tích các giấc mơ và một số quá trình ở trẻ em như sự bắt chước các khuôn mẫu của “những người quan trọng khác”, sự hình thành cái “siêu tôi”, tiếp nhận vai trò nam, nữ,... đã cho thấy cơ chế đồng nhất hóa đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể trong nhóm xã hội, từ đó tạo ra sự đồng nhất cảm xúc, thấu cảm, tiếp thu tình cảm của người khác. Trong giao tiếp, sự đồng nhất này là vô cùng quan trọng vì nó cho phép cá nhân hiểu được tâm lý của một người xa lạ với cái tôi của cá nhân. Theo Freud, trong một số trường hợp thì sự đồng nhất cảm xúc mang tính chất “truyền nhiễm tâm lý” và rất đặc trưng cho đám đông rợp quần. [5]
Tâm lý học Gestalt quan tâm đến hiện tượng giao tiếp như một cấu trúc trọn vẹn. Họ phân tích giao tiếp thành các yếu tố và đặt chúng trong hệ thống các yếu tố rộng hơn, các quan hệ xã hội. Khi nghiên cứu các yếu tố giao tiếp, nhà tâm lý học Pháp Bateson đã phân biệt thành hai hệ thống giao tiếp là giao tiếp đối xứng và giao tiếp bổ sung. Theo ông, mọi giao tiếp đều biểu hiện ra ở một trong những phương thức ấy, nó thể hiện tính hệ thống khi thiết lập được sự bình đẳng hay sự tương hồ và tính bổ sung khi thể hiện sự khác nhau.
Tâm lý học Liên Xô cũng nghiên cứu đến vấn đề giao tiếp nhưng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau:
Hướng thứ 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp như bản chất, cấu trúc, cơ chế giao tiếp, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động... Hướng nghiên cứu này thế hiện trong nhiều công trình nghiên cún của các nhà tâm lý học Liên Xô, như “về bản chất giao tiếp người” (1973) của Xacopnhin, “Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại trong nhóm nhỏ” (1976) của I.L. Kolominxki, “Tâm lý học giao tiếp” (1978) của A.A. Leonchiev, “Giao tiếp trong tâm lý học” (1981) của K. Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt động trong tâm lý học” của B.p. Lomov. Hướng nghiên cứu này tồn tại hai luồng quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng giao tiếp có thể là một dạng hoạt động hoặc có thể là một phương thức, điều kiện của hoạt động. Đại diện cho quan điểm theo xu hướng này là A.A. Leonchiev.
Quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động và giao tiếp là những phạm trù tương đối độc lập trong quá trình thống nhất của đời sống con người. Phạm trù “hoạt động” phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể, phạm trù “giao tiếp” phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể. [7]
Hướng thứ 2: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp trong đó giao tiếp sư phạm là một loại giao tiếp nghề nghiệp được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một vài tác giả có những nghiên cứu về giao tiếp sư phạm như A. A. Leonchiev với “Giao tiếp sư phạm” (1979), A.v. Petropxki với “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”... và một số tác giả khác tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong giao tiếp trường học.
Tiếp theo, có thể đề cập đến học thuyết về nhu cầu của A. Maslow đưa ra hệ thống năm bậc về nhu cầu của con người: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu cái tôi, nhu cầu tự thể hiện. Trong quá trình giao tiếp, cần có khả năng nhận diện và khơi gợi ờ người khác những nhu cầu vì thông qua giao tiếp các chủ thể mới có thể được thỏa mãn và làm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.
Một trong những nghiên cứu về giao tiếp dưới góc độ tương tác tâm lý là học thuyết phân tích giao tiếp dựa trên cơ sở: mọi hành vi của con người đều xuất phát từ một trong ba trạng thái bản ngã là phụ mẫu, thành niên và trẻ con. Khi giao tiếp với nhau, người này đưa ra một tác nhân từ một trong ba trạng thái bản ngã thì người kia cũng đáp lại một phản hồi từ một trong ba trạng thái bản ngã. Do đó, mối quan hệ giao tiêp giữa hai người được coi là có hiệu quả khi người đưa ra tác nhân nhận lại được sự phản hồi như mong muốn và “đường đi” của tác nhân và phản hồi không chồng chéo lên nhau. Đó là cơ sở quan trọng để xác lập hiệu quả của giao tiếp.
Học thuyết giao tiếp liên nhân cách cho rằng giao tiếp là sự trao đổi thông tin về những quan điếm, ý kiến, cảm xúc và ngay cả những “cái tôi” của chính bản thân. Mức độ hiểu biết về bản thân, về người khác trong giao tiếp là yếu tố quan trọng giúp giao tiếp thành công. Sự hiểu biết người khác và hiêu biết về chính bản thân của chủ thể giao tiếp được minh họa bằng bốn khu vực khác nhau trong quan hệ giữa việc tự nhận thức về mình và nhận thức về người khác. Khoảng không nhận thức về mình rõ ràng và những khoảng không người khác hiểu về mình sẽ tạo ra hiệu ứng tương tác tâm lý tích cực trong giao tiếp.
Thông qua trao đổi thông tin với nhau các cá nhân trong giao tiếp mới có thể hiểu biết về bản thân mình và người khác. Điều này được xây dựng trên cơ sở lòng tin trong giao tiếp giữa các chủ thế.
Học thuyết giao tiếp do Jurgen Ruesch và cộng sự phát triển nhấn mạnh rằng khó khăn trong giao tiếp tập trung ở nhũng gì cá nhân suy nghĩ, không tập trung ở nhũng gì cá nhân nói hay viết. Công việc của giao tiếp là xóa đi khoảng cách trong suy nghĩ giữa người này và người khác trong việc dùng ngôn ngữ. Các yếu tố trong giao tiếp như hoàn cảnh xã hội, vai trò, vị trí, những nguyên tắc và luật lệ, những thông điệp có tầm quan trọng giúp chủ thể hiếu được tác động của xã hội và ý định của người khác trong giao tiếp.
Đề cập đến vấn đề giao tiếp trong quản lý, trong những công trình nghiên cứu về giao tiếp nổi bật lên có ba loại lý thuyết là thuyết X, thuyết Y và thuyết z. Thuyết X và thuyết Y do Douglas Mc Gregor đưa ra là hai hệ thống giả thuyết về bản chất con người. Theo Mc Gregor công tác quản lý phải bắt đầu từ câu hỏi là các nhà quản lý có thể nhìn nhận bản thân họ như thế nào trong mối liên hệ với người khác. Do đó, cần nhìn nhận rõ bản chất của con người trong giao tiếp để có cách quản lý hiệu quả. Thuyết z do Sve Lung Stendt xây dựng chủ trương “tự do hóa” trong việc quản lý con người để giảm mức tối thiểu sự chỉ huy nhằm gây tính tự lập, tự chủ của người dưới quyền, giúp họ thi thố sáng kiến, sáng tạo và chịu trách nhiệm. Quan điểm của thuyết này chủ yếu dựa trên niềm tin và sự tinh tế trong quan hệ giao tiếp trong quá trình quản lý.
Học thuyết giao tiếp xã hội bắt nguồn từ tâm lý ngôn ngữ học, xã hội học và tâm lý học hiện sinh, nhấn mạnh vai trò của các năng lực giao tiếp, cái tôi của cá nhân trong mối quan hệ giữa xã hội với cá nhân trong quá trình xã hội hóa - quá trình hình thành cá thể người với tư cách là một cơ cấu sinh học mang tính người thích nghi với cuộc sống xã hội, qua đó, hấp thụ và phát triển những năng lực người đặc trưng trưởng thành như một nhân cách xã hội duy nhất không lặp lại.[5]
Bên cạnh những nghiên cứu về giao tiếp thì những nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cũng được quan tâm một cách đặc biệt. Trong tâm lý học Liên Xô nhiều nhà tâm lý học cũng quan tâm nghiên cứu kỹ năng giao tiếp trong các lĩnh vực nghề nghiệp.
A.A. Leonchiev đã liệt kê các kỹ năng giao tiếp sư phạm như kỹ năng điều khiển hành vi bản thân, kỹ năng quan sát, kỹ năng nhạy cảm xã hội, biết phán đoán nét mặt người khác, kỹ năng đọc, hiểu, biết mô hình hóa nhân cách học sinh, kỹ năng làm gương cho học sinh, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng kiến tạo sự tiếp xúc, kỹ năng nhận thức.
Paul Ekman viết cuốn “Emotion Revealed” nêu lên vấn đề cảm xúc biẻu hiện trong giao tiếp của cá nhân thể hiện qua nét mặt, từ đó đề cập cên kỹ năng nhận diện nét mặt và các cảm xúc đi kèm trong quá trình giao tiếp như một kỹ năng giao tiếp cơ bản.
I.p. Dakharov nghiên cứu và đưa ra trắc nghiệm tự đánh giá kỹ năng giao tiếp, gồm kỹ năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ, kỹ năng biết cân răng nhu cầu bản thân và đối tượng trong quá trình giao tiếp, kỹ năng nghe đối tượng, kỹ năng tự kiềm chế, kiểm tra người khác, kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi, kỹ năng diễn dạt dễ hiếu, cụ thế, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng nhạy cảm trong giao tiếp.
Vấn đề kỹ năng giao tiếp của sinh viên cũng là một hướng nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm. Thông qua quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên, nhiều kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp được hình thành. Ngược lại kỹ năng giao tiếp cũng đem lại nhiều hiệu quả cho quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên. Mối quan hệ giữa quá trình tiếp nhận lý thuyết và quá trình rèn luyện kỹ năng được nhiều nhà nghiên cứu khắng định. Ở đây, việc tiếp cận các tình huống thực tiễn, thể nghiệm việc giao tiếp cũng như rút tỉa các kinh nghiệm và đặc biệt là vận dụng những thao tác, những hành vi thuộc về kỹ năng giao tiếp được xem là con đường và cách thức cơ bản để có thể hình thành các kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả, sống động, xác thực và sâu sắc.
2. Lý luận về giao tiếp
2.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là vấn đề phức tạp. Có nhiều hướng nghiên cứu về vấn đề giao tiếp. từ đó có rất nhiều quan điểm về giao tiếp. Dưới đây, có thể điểm qua một số quan điểm về giao tiếp.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học xã hội thì giao tiếp thường được xem là quá trình thông tin bao gồm việc thực hiện và duy trì sự liên hệ giữa các cá nhân.
Tâm lý học giao tiếp
Nhà tâm lý học xã hội Mỹ C.E. Osgood cho rằng giao tiếp bao gồn các hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiế; nhận thông tin. Ông cho rằng giao tiếp là một quá trình gồm hai mặt liên lạc và ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau. [26]
Nhà tâm lý học xã hội người Anh M. Argule lại mô tả giao tiếp như quá trình ảnh hưởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Giao tiếp thông tin được biếu hiện bằng lời hay bằng phi ngôn ngữ từ nhiều người đến một người giống như việc tiếp xúc thân thể của con người trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch không gian.
Nhà tâm lý học xã hội Mỹ T. Sibutanhi nghiên cứu khái niệm liên lạc như là hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp hành động và thích ứng hành vi của các cá thể tham gia quá trình giao tiếp. Ông cho rằng “Liên lạc trước hết là phương pháp hoạt động làm giản đơn hóa sự thích ứng hành vi lẫn nhau của con người. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc, khi con người sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”.
Các nhà Tâm lý học Liên Xô cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề giao tiếp trên nhiều khía cạnh. Một số quan điểm được điểm qua dưới đây:
Đề cập giao tiếp ở góc độ tiếp cận nhận thức, L.x. Vưgotxki cho rằng giao tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc. K.K. Platonôv cho rằng: “Giao tiếp là những mối liên hệ có ý thức của con người trong cộng đồng loài người”. [2] [5]
Xem xét giao tiếp là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người hay giữa nhân cách này với nhân cách khác trong mối quan hệ liên nhân cách, B.Ph. Lomov cho rằng: “Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư cách chủ thể”. [7]
Dưới góc độ nhân cách, V.N. Miaxixev cho rằng: “Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua lại lần nhau giữa các nhân cách cụ thể”. Theo Ia.L. Kolôminxki thì  ... lý. Cũng cần chú ý một điều hết sức cơ bản đó là việc bạn cân nhắc về thời gian sẽ tránh những sự cố như: kẹt xe, hư xe hay thậm chí là những biến cố khác có liên quan...
- Chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết
Nên nhận ra rằng cuộc phỏng vấn bao giờ cũng có phần mềm và phần cứng. Phần mềm là những tình huống khó có thể dự đoán hoặc những câu hỏi cảm xúc hay những câu hỏi diễn tiến theo tình huống, nhưng phần cứng là những gì chúng ta có thể chuẩn bị được. Phần này liên quan chặt chẽ đến những kiến thức và kỹ năng cần có.
Để thực hiện sự chuẩn bị này cần ôn tập một số kiến thức có liên quan: mô tả về công việc đang muốn chiếm lĩnh, hiểu biết về công ty - doanh nghiệp, hiểu biết về thị trường lao động, về yêu cầu xã hội đối với công việc... Bên cạnh đó, đối với một số vị trí cần thể hiện kỹ năng ngay trong buổi phòng vấn như tiếp tân, nhân viên tổng đài, thư ký - điện thoại viên, chuyên viên chăm sóc khách hàng, trình dược viên... thì những thao tác rất nhỏ liên quan đến kỹ năng cũng là yếu tố mà nhà tuyến dụng đánh giá ngay lập tức. Như thế, việc cầm ly nước để uống, nghe điện thoại lúc phỏng vấn hoặc được sự nhờ cậy của người phỏng vấn đế thực hiện thao tác này, thao tác khác là lúc bạn cũng đang được đánh giá về kỹ năng rồi đấy.
- Chuẩn bị về tâm lý
Một ứng viên thật sự bình tĩnh là ứng viên có thể chinh phục được nhà tuyển dụng hoặc người phỏng vấn. Muốn gây hiệu ứng tích cực, chỉ khi có một sức mạnh tâm lý để “ép” nhà tuyển dụng nhận ra rằng: tôi thực sự là người xứng đáng, anh chị nên chọn tôi... Điều đó chỉ xảy ra khi ứng viên cần tuân thủ một số yêu cầu chuẩn bị: chuẩn bị thật kỳ về yêu cầu xã giao, chuẩn bị mục tiêu cuộc phỏng vấn là thể hiện hết mình, chuẩn bị các cách thức bộc lộ cá nhân. Nền tảng của sự chuẩn bị tâm lý ở đây là: tuyệt đối bình tĩnh, nhẹ nhàng thể hiện, trấn an bản thân, khẳng định với chính mình đây chỉ là cuộc thử sức...
2.2. Những điều cần lưu ỷ khi trả lời phỏng vấn
Có thế nói việc trả lời phỏng vấn là một cuộc “đấu sức” để thể hiện mình một cách khéo léo nhất. Lẽ đương nhiên, cuộc đấu sức này không nên được dịch ra theo hướng làm căng thẳng mọi chuyện hay mọi thứ. Để có thể có cuộc phỏng vấn tốt, cần đảm bảo tuân thủ một số lưu ý cơ bản như sau:
- Thích ứng với từng kiểu phỏng vấn
Tùy theo từng kiểu phỏng vấn để ứng viên có thể bắt nhịp sao cho thật hiệu quả. Với kiểu phỏng vấn tự do thì ứng viên có thể bộc lộ như một cuộc trao đổi, với kiểu phỏng vấn nhóm thì bình tĩnh lắng nghe từng câu hỏi để trả lời và tránh nói những câu như tôi đã trả lời trước đó ròi, với kiểu phỏng vấn căng thẳng hay gây sức ép thì cứ nhẹ nhàng và bình tĩnh để thoát thế găng, với kiểu phỏng vấn tình huống thì cần nắm chắc mấu chốt của tình huống để xử lý...
- Luôn tỏ ra chủ động thay vì bị động
Điều này thực sự không dễ dàng và thực sự cần cẩn trọng vì nếu không ứng viên lại dễ bị đánh giá là chơi trội hoặc lấn lướt. Sự chủ động thể hiện trên bình diện là không để mình như cái máy trả lời - hỏi với kiếu phản xạ lặp lại. Thay vì cứ đợi người phỏng vấn hỏi những câu quen thuộc và theo trình tự, sao chính chúng ta không tự giới thiệu. Những thông tin giới thiệu về cá nhân, kinh nghiệm, mong muốn điều kiện làm việc là những thông tin sẽ rất hiệu quả nếu chính người được phỏng vấn chủ động trình bày khi phỏng vấn.
- Hãy thẳng thắn nhưng tế nhị:
Một điều cũng rất quan trọng là thái độ trả lời phỏng vấn của ứng viên cần phải thẳng thắn. Đừng cố tình nói vòng vo hay khoe mẽ kiến thức hoặc kinh nghiệm và cả sự hiểu biết của mình.
Khi trả lời, sự thẳng thắn thể hiện ở thái độ nhìn thẳng và giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn, trả lời tập trung vào câu hỏi và nói thẳng vào vấn đề. Với một số câu hỏi khó hay một số câu hỏi mà mình chưa thực sự đủ khả năng hay tự tin trả lời thì đừng cố tỏ ra mình là người am tường hay hiểu biết vì mọi thứ có nguy cơ bị lung tung và rối rắm hơn bao giờ hết...
Lẽ đương nhiên, với những câu hỏi cần có sự tế nhị thì một điểm nhấn của sự duyên dáng hay sự sâu sắc sẽ làm cho ứng viên nâng cao hình ảnh và vị thế của mình.
- Mạnh dạn khẳng định trong khả năng
Có một sự thật là nền văn hóa khác nhau sẽ dẫn đến những mong đợi khác nhau trong quá trình phỏng vấn. Tuy vậy, theo sự phát triển của thời cuộc thì người phỏng vấn đúng nghĩa sẽ không quá sốc nếu ứng viên khẳng định mình một cách tinh tế.
Sự mạnh dạn này thể hiện trong việc khẳng định chắc nịch những gì mình có thể, mạnh mẽ và tự tin đề đạt hay nói lên thế mạnh của mình, thế hiện sự chắc chắn về những thông tin mà mình đang làm chủ...
Sự mạnh dạn này còn thể hiện ở thái độ có thể từ chối một vài câu hỏi mà mình cảm thấy mình không cần thiết phải trả lời hay thực sự chưa muốn trả lời: những câu hỏi về đời sống riêng tư, chuyện tình cảm... Lẽ đương nhiên, thái độ từ chối khéo léo nhưng rõ ràng trong cái nhìn tôn trọng lại là yêu cầu rất căn bản và thách thức.
- Không chỉ trả lời phỏng vấn mà phải là thuyết phục
Đừng quá xem thường cuộc phỏng vấn vì thực chất của cuộc phỏng vấn này chính là sự thuyết phục cho thông điệp: Please vote me - Hãy chọn tôi. Nếu bạn thực sự tinh tế và sâu sắc, bạn sẽ biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc trao đổi - thương lượng và thuyết phục. Hãy chinh phục người phỏng vấn bằng những gì bạn có, khéo léo tác động đến nhận thức và trái tim của họ bằng những kỹ thuật khác nhau, sự thành công sẽ đến bất ngờ.
- Hãy kết hợp việc trả lời và cách sử dụng các cử chỉ điệu bộ:
Bạn cần nhớ rằng người phỏng vấn không chỉ muốn nghe mà còn muốn nhìn như đã phân tích nên, nếu bạn không chú ý đến cách tác động bằng cử chỉ điệu bộ nghĩa là bạn đã bỏ sót hơn 50% yếu tố gây hiệu ứng. Một ánh mắt trực diện mang tính chất thông minh và đối đáp, một nụ cười tươi tắn gây thiện cảm, tư thế ngồi rất thẳng thắn và thanh lịch, những cử chỉ tay dứt khoát... sẽ làm cho bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong quá trình phỏng vấn là thế. Nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ đó là hãy để ngôn ngữ cừ chỉ cùng nói tốt hơn lời nói, nói mạnh hơn lời nói chứ đừng để chúng “chỏi” nhau hay “lên án” nhau trong quá trình trả lời phỏng vấn là cơ hội thành công đã được gia tăng đáng kể.
2.3. Một số thủ thuật trả lời những câu hỏi hóc búa
Có thể nhận ra rằng trong cuộc phỏng vấn bao giờ cũng tồn tại những câu hỏi hóc búa. Đó là những câu trả lời mà chắc chắn chính bạn cũng cảm nhận được sự khó khăn và phức tạp khi phải trả lời chúng Chính bạn không mong muốn nhưng nó lại đến một cách bất ngờ và đầy thách thức. Để có thể vượt qua những câu hỏi này, chắc chắn những thi thuật sau sẽ có the cần thiết với bạn trong cuộc trả lời phỏng vấn.
Nếu người phỏng vấn hỏi về điểm yếu của bạn, bạn sẽ cảm nhận được sự thách thức ngay lập tức. Tuy nhiên, cần đánh giá về mình một cách rất nghiêm túc cho nên không cần phải quá căng thẳng. Bạn có thể thẳng thắn nhận định về một vài điểm yếu của mình và khẳng định rằng bạn đang có kế hoạch sẽ khắc phục chúng. Điều này không làm cho người phỏng vấn chán nản mà có thể ngược lại, họ rất tôn trọng bạn vì bạn là người tự trọng.
Nếu người phỏng vấn hỏi về lý do bạn muốn làm việc ở vị trí này, công ty này thì đây cũng có thê là một câu hỏi khó dù là quen thuộc. Hãy bắt đầu từ việc thể hiện bạn đang muốn có một cơ hội, đang muốn chinh phục một thử thách mới, đang muốn tìm cho mình một công việc là bạn đã thoát được thế bí khi phỏng vấn.
Nếu bạn được đề nghị phải đi công tác xa mà bạn chưa sẵn sàng thì bạn cũng có thể mạnh dạn đề đạt. Trong nguyện vọng của mình, tôi rất muốn đóng góp cho công ty - tổ chức và tôi nghĩ làm việc tốt sẽ là đóng góp. Nếu sẵn sàng đi xa, hãy nhanh chóng nói một cách mạnh mẽ, nhưng nếu chưa sẵn sàng, hãy nhẹ nhàng bảo rằng tôi hạn chế về khả năng đi xa trong thời gian này nhưng tôi nghĩ sẽ đóng góp sức mình tối đa ở những cơ hội khác.
Với những câu hỏi thuộc về sự riêng tư, bạn có thể không trả lời. Tuy nhiên, hãy kèm theo một nụ cười thật tươi và lời xin lồi ngọt ngào được bọc đường. Hãy mạnh dạn nói rằng bạn xin phép không trả lời câu hỏi này và bạn nghĩ rằng việc ấy không ảnh hưởng nhiều đến công việc bạn muốn tham gia. Nếu người phỏng vấn vẫn muốn lặp lại câu hỏi, bạn có thể bình tĩnh và xin phép được trả lời câu hỏi khác một cách tinh tể.
Nếu với kiểu câu hỏi, bạn muốn mức lương là bao nhiêu thì bạn đừng vội vã lúng túng. Hãy đánh giá giá trị thực của mình trong mối tương quan với mặt bằng chung, trong sự mong đợi và thăng thắn bày tỏ. Lẽ đương nhiên, bạn phải “trừ hao” một ít vì thực sự không thể có chuyện bạn đề đạt mức lương có nghĩa là bạn nhận được khoản phí tương ứng.
Với kiểu câu hỏi là sẽ nói gì trước khi chia tay, bạn hãy mạnh dạn nói lên cảm xúc và sự mong đợi của mình. Lời cảm ơn là đã cho mình một cơ hội, đã trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm quý,... là cần thiết. Song song đó, hãy mạnh dạn bộc lộ mong muốn là sẽ có cơ hội được tuyển dụng và được gặp lại người phỏng vấn là cách trả lời an toàn nhưng có điểm đến.
Tóm lại, phỏng vấn là cuộc trao đổi hai chiều. Đó không phải là một cuộc chiến nhưng đó chính là một cuộc chinh phục, ứng viên chỉ chinh phục được người phỏng vấn nếu thực sự ứng viên có nội lực. Tuy vậy, chỉ với nội lực nhưng cách thể hiện hạn chế thì cũng rất khó để thành công. Việc thể hiện mình trong cuộc phỏng vấn sẽ thực sự hiệu quả nếu những “thanh công cụ” trên đây được vận dụng một cách tinh tế và đầy màu sắc.
CÂU HỎI
1. Viết thư xin việc (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) vào một cơ quan mà bạn có nguyện vọng được công tác tại đó sau khi tốt nghiệp Đại học.
2. Viết một bản lý lịch - cv (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) mô tả xúc tích quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn.
3. Chuẩn bị một bài giới thiệu về bản thân để có thể gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn xin việc.
4. Sưu tầm những tình huống khó khăn thường gặp trong phỏng vấn xin việc và cách thức ứng xử của bạn với những tình huống ấy.
5. Phân tích một số tình huống dẫn đến sự thành công hay thất bại trong việc nộp hồ sơ và phỏng vấn xin việc.
6. Theo bạn đâu là những câu hỏi hóc búa khi phỏng vấn? Làm sao để thành công khi trả lời các câu hỏi này?
7. Vì sao nói phỏng vấn xin việc vẫn nên là cuộc trao đối hai chiều?
PHẦN TÓM TẮT
- Quá trình tìm việc đòi hỏi mồi cá nhân phải có những kỹ năng khác nhau. Kỹ năng thực hiện một hồ sơ xin việc ấn tượng cũng như kỹ năng tham gia cuộc phỏng vấn tuyển dụng hay phỏng vấn đề thử việc là một trong những kỹ năng căn bản nhất.
- Tìm được một việc làm phù hợp là việc không dễ dàng. Chuẩn bị hồ sơ tìm việc đóng một vai trò quan trọng. Bản lý lịch (CV) là một bản mô tả súc tích quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn. Đây là phương tiện cơ bản nhất để có được một cuộc phỏng vấn. Thư tìm việc là văn bản nhằm tự giới thiệu bản thân, kinh nghiệm làm việc và quan tâm của bạn về vị trí công việc đang xin; nhắc lại điểm mạnh muốn làm noi bật. Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc cần lưu ý đến cả nội dung, hình thức trình bày và sắp xếp các loại giấy tờ sao cho khoa học, hợp lý.
- Để có thể thực hiện cuộc trả lời phỏng vấn thuần thục như một kỹ năng, cần thực hiện một cách khoa học những thao tác sau: (1) chuẩn bị chu đáo cho cuộc phỏng vấn, cần quan tâm đến những yêu cầu như: chuấn bị về hồ sơ, chuẩn bị về ăn mặc, chuẩn bị tâm lý, chuẩn bị về thời gian, chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết. (2) Một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn: thích ứng với từng kiểu phỏng vấn; luôn tò ra chủ động thay vì bị động; thẳng thắn nhưng tế nhị; mạnh dạn khăng định trong khả năng; không chỉ trả lời phỏng vấn mà phải là thuyết phục; kết hợp việc trả lời và cách sử dụng các cử chỉ điệu bộ. (3) Chuẩn bị một số thủ thuật trả lời những câu hỏi hóc búa như về điểm yếu, sự riêng tư... Tóm lại, phỏng vấn là cuộc trao đổi hai chiều, ứng viên chỉ chinh phục được người phỏng vấn nếu thực sự có nội lực. Tuy vậy, chỉ với nội lực nhưng cách thể hiện hạn chế thì cũng rất khó để thành công. Việc thể hiện mình trong cuộc phỏng vấn sẽ thực sự hiệu quả nếu những “thanh công cụ” trên được vận dụng một cách tinh tế và đầy màu sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc, Hoạt động - Giao tiếp - Nhân cách, NXB Đại học Su phạm, Hà Nội, 2007.
2. Hoàng Anh (chủ biên), Tâm lý học giao tiếp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004.
3. Thái Trí Dũng, Kỹ năng giao tiếp và thưcmg lượng trong kỉnh doanh, NXB Thống kê, 2003.
4. Vũ Dũng, Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, 2008.
5. Nguyễn Văn Đồng, Tâm lý học giao tiếp, NXB Chính trị - Hành chính, 2010.
6. Chu Văn Đức, Giảo trình kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội, 2005.
7. Trần Hiệp, Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1996.
8. Mai Hữu Khuê, Đồ Hữụ Tài, Bùi Quang Xuân, Giao tiếp và đàm phán, NXB Tổng họp Đồng Nai, 2002.
9. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Ban xuất bản Đại học Mở Tp HCM, 1998.
10. Nguyễn Văn Lê, Song đẹp trong các quan hệ xã hội, NXB Trẻ, 1995.
11. B.Ph.Lomov, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận Tâm lý học, NXB Đại học QGHN, 2000.
12. Trần Tuấn Lộ, Tâm lý học giao tiếp, Đại học Mở Tp HCM, 1993.
13. Nguyễn Bá Minh, Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008.
14. Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Công Khanh, Ấn tượng trong phút đầu giao tiếp, NXB Thanh niễn, 2000.
15. Allan Pease, Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thế, Lê Huy Lâm dịch, NXB Tổng họp Tp HCM, 2008.
16. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), Bùi Hồng Quân, Kỹ năng giao tiếp, NXBTrẻ, 2011.
17. Nguyễn Thạc, Hoàng Anh, Luyện giao tiếp sư phạm, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, 1991.
18. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007.
19. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh Huy, Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB Giảo dục, 1996.
20. Đoàn Thị Hồng Vân - Bài giảng các nguyên tắc giao tiếp http:// tailieu.vn/xem-tai-lieu/bai-giang-cac-nguyen-tac-trong-giao- tiep.260808.html
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
1. Andrew Sobel, Power Questions: Build Relationshỉps, Win New Business, and Influence Others, 2012.
2. Barbara Pease and Allan Pease, The Definitive Book of Body Language: The Hidden Meaning Behind Peoples Gestures and Expressions, 2006.
3. Dale Camegie, How to win ýrỉend and inỷỉuence people, New York. 1981.
4. D. Hook, D. Franks, B. Bauer, The Social Psychology of Communication, 2011.
5. E.p. Ilin, Tâm lý học giao tiếp, NXB Peter, 2011. Tài liệu tiếng Nga.
6. Harvard Business Review, Harvard Business Review on Communicatỉng Effectỉvely, 2011.
7. Kevin T. McCamey, The Secrets of Successýul Communication: A Simple Guỉde to Effective Encounters in Business, 2011.
8. Les Giblin, Skill With People, 2010.
9. Mark Goulston, Just Listen: Discover the Secret to Getting Through to Absolutely Anyone, 2015.
10. M. Argue, Socỉal Interaction, London, 1969.
11. Owen Hargie, The handbook of communication skills, 2006.
12. Penny Carté, Chris Fox, Briding the culture gap-A practical gidde to internatiomal busỉness communication, Replika Press Pvt. Ltd. 2008.
13. Savignon, Sandra J. (ed.) Interpreting Communicative Language Teachỉng: Contexts and concerns ỉn teacher education. New Haven. Yale University Press, 2002.
14. S. Shyam Sundar, The Handbook of the Psychologv of Communỉcation Technology, 2015.
15. Jon Eisenson, J. Jeffery Auer, John V. Irwin, The Psvchology of Communỉcation, Staníord University, 2015.
16. John Baldoni, Great Communỉcation Secrets of Great Leaders. 2003.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_tam_ly_hoc_giao_tiep.docx