Kết quả nghiên cứu mức độ sẵn sàng học hoà nhập ở trường Mầm non của trẻ tự kỉ

Tóm tắt. Bài viết khẳng định tầm quan trọng của việc trang bị những kĩ năng cần thiết giúp

trẻ tự kỉ sẵn sàng tham gia vào môi trường giáo dục hoà nhập. “Bảng đánh giá mức độ sẵn

sàng hoà nhập” là một trong những căn cứ quan trọng giúp gia đình và nhà trường có thể

đưa ra quyết định có nên cho trẻ học hoà nhập chưa? Nếu trẻ chưa thực sự sẵn sàng học

hoà nhập thì nên trang bị cho trẻ những kĩ năng gì? “Bảng đánh giá mức độ sẵn sàng hoà

nhập” được kiểm chứng và thử nghiệm đánh giá trên 50 trẻ tự kỉ cho kết quả khả quan về

độ tin cậy.

pdf 6 trang yennguyen 3460
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả nghiên cứu mức độ sẵn sàng học hoà nhập ở trường Mầm non của trẻ tự kỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả nghiên cứu mức độ sẵn sàng học hoà nhập ở trường Mầm non của trẻ tự kỉ

Kết quả nghiên cứu mức độ sẵn sàng học hoà nhập ở trường Mầm non của trẻ tự kỉ
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0235
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 147-152
This paper is available online at 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ SẴN SÀNG HỌC HOÀ NHẬP
Ở TRƯỜNGMẦM NON CỦA TRẺ TỰ KỈ
Nguyễn Nữ Tâm An
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết khẳng định tầm quan trọng của việc trang bị những kĩ năng cần thiết giúp
trẻ tự kỉ sẵn sàng tham gia vào môi trường giáo dục hoà nhập. “Bảng đánh giá mức độ sẵn
sàng hoà nhập” là một trong những căn cứ quan trọng giúp gia đình và nhà trường có thể
đưa ra quyết định có nên cho trẻ học hoà nhập chưa? Nếu trẻ chưa thực sự sẵn sàng học
hoà nhập thì nên trang bị cho trẻ những kĩ năng gì? “Bảng đánh giá mức độ sẵn sàng hoà
nhập” được kiểm chứng và thử nghiệm đánh giá trên 50 trẻ tự kỉ cho kết quả khả quan về
độ tin cậy.
Từ khóa: Trẻ tự kỉ, giáo dục hoà nhập, bảng đánh giá, mức độ sẵn sàng học hoà nhập,
trường mầm non.
1. Mở đầu
Trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hoà
nhập cho trẻ tự kỉ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 – 2020”, một khảo sát trên quy mô
lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai về thực trạng giáo dục hoà nhập
nhập (GDHN) trẻ tự kỉ đã được tiến hành [6]. Kết quả cho thấy, hiệu quả GDHN trẻ tự kỉ còn thấp,
các dịch vụ hỗ trợ GDHN chưa phát triển, đa số trẻ tự kỉ chưa thực sự sẵn sàng cho việc học hoà
nhập. . . [5]. Đi sâu phân tích thực trạng, nhóm nghiên cứu nhận thấy “Trẻ có thể đi học hoà nhập
chưa?” luôn là câu hỏi thường xuyên của đa số các cha mẹ có con tự kỉ dành cho các giáo viên,
nhà quản lí và chuyên gia về lĩnh vực giáo dục trẻ tự kỉ. Mặc dù vậy, câu trả lời thường không đơn
giản do hiện nay Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn nào dùng để đánh giá khả năng học hoà nhập
của trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng. Kết quả học hoà nhập của trẻ tự kỉ vì vậy thường
khó dự báo khiến cho các bậc cha mẹ có con tự kỉ lo lắng, các giáo viên dạy hoà nhập không tự tin
khi tiếp nhận trẻ, nhiều trẻ chưa thực sự sẵn sàng hoà nhập nhưng đã bị hoà nhập “ép”,. . .
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng “Bảng đánh giá mức độ
sẵn dàng hoà nhập” và bước đầu khảo sát trên 50 trẻ tự kỉ hiện đang học hoà nhập tại Hà Nội. Bài
viết khẳng định tầm quan trọng của việc đánh giá mức độ sẵn sàng hoà nhập cho trẻ tự kỉ, quá
trình xây dựng và thử nghiệm “Bảng đánh giá mức độ sẵn dàng hoà nhập”.
Ngày nhận bài: 27/7/2015. Ngày nhận đăng: 27/9/2015.
Liên hệ: Nguyễn Nữ Tâm An, e-mail: nguyennutaman@gmail.com
147
Nguyễn Nữ Tâm An
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự cần thiết của đánh giá mức độ sẵn sàng học hoà nhập của trẻ tự kỉ
Tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao
tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại [2]. Là
một rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ, tự kỉ trực tiếp hoặc
gián tiếp ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động nói chung trong đó có các kĩ năng học tập, sinh
hoạt, vui chơi,. . .
GDHN trẻ tự kỉ là hình thức giáo dục trong đó, trẻ tự kỉ học cùng lớp với trẻ em khác [4].
GDHN được xem là mục tiêu cao nhất mà quá trình can thiệp cho trẻ tự kỉ hướng tới và cũng là
hình thức giáo dục ưu việt nhất cho sự phát triển của đa số trẻ tự kỉ.
Mặc dù GDHN là hình thức giáo dục lí tưởng song không phải trẻ tự kỉ nào cũng sẵn sàng
cho việc học hoà nhập bởi rất nhiều khó khăn mà các em thường gặp phải trong lớp học hoà nhập
gồm: không thích chơi hoặc không chơi được với trẻ khác; không quan tâm và không có cách ứng
xử phù hợp với các mối quan hệ xung quanh (thầy cô, bạn bè); khó khăn trong hiểu khái niệm thời
gian, không gian khi thực hiện hoạt động; thích làm việc tự do và chỉ thích một số hoạt động quen
thuộc; tính tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập kém; cảm thấy không thoải mái, lo lắng
hoặc giận dữ khi không biết thứ tự các sự việc; khó khăn trong thể hiện ý kiến của bản thân bằng
giao tiếp có lời và không lời; khó khăn trong việc thực hiện các nội qui tại lớp học; có thể có hành
vi bất thường làm ảnh hưởng đến bản thân và hoạt động của lớp học,. . .
Để giúp trẻ tự kỉ học hoà nhập một cách hiệu quả, khắc phục những khó khăn mà các em
có thể gặp phải trong quá trình học hoà nhập, nhất thiết cần có một quá trình chuẩn bị cho việc
học hoà nhập. Quá trình này có thể được thực hiện tại trung tâm can thiệp sớm, trung tâm hỗ trợ
giáo dục hoà nhập, bệnh viện, gia đình,. . . Trẻ tự kỉ cần được trang bị những nền tảng cần thiết về
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội, kĩ năng sinh hoạt, hành vi phù hợp,. . . để tham gia tích cực vào
quá trình học hoà nhập. Kết quả của quá trình chuẩn bị được xác định bằng mức độ sẵn sàng hoà
nhập của các em.
Ở Việt Nam hiện nay, việc xác định hình thức giáo dục phù hợp cho trẻ khuyết tật nói chung
và trẻ tự kỉ nói riêng còn phụ thuộc vào cảm tính của gia đình và nhà trường. Điều này dẫn đến
tình trạng nhiều trẻ chưa được lựa chọn hình thức giáo dục phù hợp. Các bậc cha mẹ luôn muốn
con mình được học hoà nhập với những trẻ bình thường cùng trang lứa trong khi các em chưa sẵn
sàng cho việc học hoà nhập. Giáo viên vì áp lực chung hoặc do thiếu kĩ năng dạy hoà nhập mà
còn e ngại thậm chí từ chối tiếp nhận trẻ tự kỉ học hoà nhập. Vì vậy, cần có một công cụ đánh giá
khách quan mức độ sàng hoà nhập của trẻ tự kỉ, đảm bảo quyền được phát triển trong môi trường
phù hợp của các em, giúp gia đình và nhà trường có thể hỗ trợ tốt nhất cho trẻ tự kỉ.
2.2. Xây dựng bảng đánh giá mức độ sẵn sàng học hoà nhập của trẻ tự kỉ
Bảng đánh giá được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chí đánh giá mức độ sẵn sàng
hoà nhập cho trẻ tự kỉ được giới thiệu trong chương trình can thiệp hành vi cho trẻ tự kỉ của
Catherine Maurice [3] và một số tài liệu tham khảo khác. Trong quá trình xây dựng, chúng tôi đã
tiến hành xin ý kiến các nhà chuyên môn, các giáo viên và cha mẹ có con tự kỉ.
Bảng đánh giá gồm 20 tiêu chí, chia làm 4 lĩnh vực đánh giá chính là kĩ năng ngôn ngữ -
giao tiếp (6 tiêu chí), kĩ năng xã hội (6 tiêu chí), kĩ năng học tập (5 tiêu chí) và hành vi (3 tiêu chí).
Các kĩ năng được đánh giá ở mức độ đạt và chưa đạt, mỗi tiêu chí đạt tương ứng với 1 điểm.
148
Kết quả nghiên cứu mức độ sẵn sàng học hoà nhập ở trường mầm non của trẻ tự kỉ
TT Tiêu chí Đạt Chưa đạt
A. Lĩnh vực kĩ năng ngôn ngữ - giao tiếp
1
Làm theo chỉ dẫn hai bước khi được hướng dẫn trong
nhóm nhỏ
2 Biết cách giao tiếp để thể hiện nhu cầu và sở thích
3 Trả lời những câu hỏi đơn giản
4 Hỏi những câu đơn giản
5 Tham gia vào những hội thoại đơn giản
6 Kể lại những trải nghiệm
B. Lĩnh vực kĩ năng xã hội
7 Luân phiên trong hoạt động
8 Biết chờ đợi
9 Đáp lại lời chào với bạn và người lớn
10 Tham gia vào hoạt động nhóm
11 Khởi động hoạt động chơi với bạn và người lớn có hỗ trợ
12 Bắt chước bạn khi chơi
C. Lĩnh vực kĩ năng học tập
13 Học qua quan sát người khác
14 Có thể hoàn toàn độc lập ngồi trên ghế
15 Biết giơ tay xin giáo viên trợ giúp
16 Có thể học được trong nhóm
17 Theo được chương trình học
D. Lĩnh vực hành vi
18 Phản ứng phù hợp với các tình huống bất ngờ
19
Gần như không có các hành vi chống đối ở các môi trường
khác nhau
20 Hạn chế các hành vi dập khuôn
Để lựa chọn 20 tiêu chí trên làm tiêu chí để đánh giá mức độ sẵn sàng học hoà nhập ở trường
mầm non của trẻ tự kỉ, chúng tôi dựa trên các cơ sở: sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non,
những kĩ năng cơ bản mà trẻ cần có để có thể tham gia tích cực vào lớp học hoà nhập, đặc điểm
của trẻ tự kỉ bao gồm cả điểm mạnh và hạn chế...
Với tổng số item mà trẻ đạt được, có 4 mức độ sẵn sàng hoà nhập được đánh giá: Cao (>15)
- Trung bình (≥10) - Thấp (<10).
Quá trình sử dụng Bảng đánh giá cần có sự tham gia của các thành viên sau: chuyên gia,
cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ. Trong nhóm này, chúng tôi đặc biệt lưu ý sự tham gia của các
giáo viên (chuyên biệt và hoà nhập).
Độ tin cậy của Bảng đánh giá được tính bằng mô hình Cronbach’Coefficient Alpha, kết quả
phân tích cho thấy hệ số α = 0,87, đây là hệ số tin cậy khá cao.
149
Nguyễn Nữ Tâm An
2.3. Kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng học hoà nhập của trẻ tự kỉ
2.3.1. Mô tả khảo sát
Nghiên cứu lựa chọn 50 trẻ tự kỉ đang học hoà nhập tại các trường mầm non ở Hà Nội [1].
Ngoài lớp học hoà nhập, các trẻ được hỗ trợ bằng các hình thức giáo dục khác như: học tiết cá
nhân tại trung tâm chuyên biệt, tại nhà, tại trường mầm non; học nửa ngày hoặc nửa tuần tại trung
tâm chuyên biệt,... Tuổi thực của nhóm trẻ M = 44,22 tháng (SD = 12,09).
Nhóm 50 trẻ tự kỉ còn được đánh giá bằng Thang đánh giá PEP – R [4]. Đây là thang đánh
giá được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Thang đánh giá đưa ra chỉ
số phát triển của trẻ trên các lĩnh vực chính: (1) Bắt chước (2) Tri giác (3) Vận động tinh (4) Vận
động thô (5) Phối hợp tay – mắt (6) Nhận thức thể hiện (7) Nhận thức ngôn ngữ. Kết quả đánh giá
sự phát triển của trẻ bằng thang đo PEP – R là cơ sở để chúng tôi lí giải mối tương quan giữa tuổi
phát triển và mức độ sẵn sàng hoà nhập của trẻ. Tuổi phát triển của nhóm trẻ M = 34,6 tháng (SD
= 10,52). Như vậy, so với trung bình tuổi thực thì trung bình tuổi phát triển thấp hơn 9,62 tháng,
theo chúng tôi đây là sự chênh lệch đáng kể, điều này cho thấy sự chậm trễ trong phát triển của
nhóm trẻ này khá rõ nét mặc dù đây là những trẻ tự kỉ đang học hoà nhập.
2.3.2. Kết quả khảo sát mức độ sẵn sàng hoà nhập
Bảng: Kết quả khảo sát mức độ sẵn sàng hoà nhập
Lĩnh vực Điểm trung bình (M) Độ lệch (SD)
Kĩ năng ngôn ngữ - giao tiếp 3,40/6 điểm 1,42
Kĩ năng xã hội 2,88/6 điểm 1,27
Kĩ năng học tập 2,68/5 điểm 1,07
Hành vi 1,9/3 điểm 1,07
Tổng điểm 10,86/20 điểm 3,81
Kết quả cho thấy trung bình tổng điểm mà nhóm trẻ đạt được M = 10.86 (SD = 3.81) tức
là mức độ sẵn sàng trung bình. Tỉ lệ trẻ đạt mức trung bình cao nhất (48%), có tới 32% đạt mức
thấp và chỉ có 20% đạt mức cao. Như vậy nhiều trẻ tự kỉ vẫn chưa thực sự sẵn sàng hoà nhập ở bậc
mầm non.
Tỉ lệ điểm đạt được trên tổng điểm ở từng lĩnh vực biểu diễn bằng biểu đồ:
Kết quả cho thấy, lĩnh vực hành vi đạt tỉ lệ cao nhất (63,34%), tiếp đó là lĩnh vực kĩ năng
ngôn ngữ - giao tiếp (56,67%), như vậy đây là hai lĩnh vực mà nhóm trẻ này đạt mức cao nhất.
Trên thực tế, hành vi và ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ tự kỉ thường là mối quan ngại của các nhà
trường và giáo viên khi các em học hòa nhập: trẻ có hành vi ảnh hưởng đến lớp học hay không?
trẻ đã biết nói chưa? trẻ có thể giao tiếp thể hiện nhu cầu không?... Vì điều này mà nhiều gia đình
cũng thường đưa ra quyết định về việc cho con đi học hoà nhập khi trẻ có thể đáp ứng được các
tiêu chí về hành vi và ngôn ngữ - giao tiếp. Quá trình chuẩn bị cho trẻ tự kỉ học hoà nhập thường
tập trung vào vấn đề hành vi và ngôn ngữ - giao tiếp.
Lĩnh vực kĩ năng học tập đạt mức điểm thấp hơn (53,6%). Lĩnh vực này ít được chú ý hơn
do nhiều giáo viên, cha mẹ cho rằng, đó chưa phải là lĩnh vực kĩ năng quan trọng nhất ở bậc học
mầm non. Trong số các tiêu chuẩn của lĩnh vực này thì tiêu chuẩn số 17 (theo được chương trình
học) là tiêu chuẩn đa số trẻ tự kỉ không đạt được trong quá trình học hoà nhập, việc điều chỉnh
trong dạy học hoà nhập vì vậy cần được ưu tiên.
150
Kết quả nghiên cứu mức độ sẵn sàng học hoà nhập ở trường mầm non của trẻ tự kỉ
Biểu đồ: So sánh điểm đạt được ở từng lĩnh vực
Lĩnh vực kĩ năng xã hội trẻ đạt được ở mức thấp nhất, đây là lĩnh vực kĩ năng khó hình
thành ở trẻ tự kỉ, hạn chế về lĩnh vực này không phải là rào cản quá lớn đến khả năng hoà nhập (so
với lĩnh vực hành vi) nhưng nó quyết định sự thành công của quá trình hoà nhập xét về bản chất.
Nghiên cứu còn đánh giá tương quan giữa tuổi phát triển và mức độ sẵn sàng hoà nhập. Kết
quả cho thấy, tương quan giữa tuổi phát triển (đo bằng thang PEP – R) và mức độ sẵn sàng hoà
nhập có chỉ số r = 0,84. Với kết quả này cho thấy, có mối tương quan thuận giữa tuổi phát triển và
mức độ sẵn sàng hoà nhập của nhóm trẻ, những trẻ có tuổi phát triển cao có mức độ sẵn sàng hoà
nhập cao hơn. Điều này cho thấy mức độ phát triển là yếu tố có ảnh hưởng hàng đầu tới khả năng
hoà nhập của trẻ.
3. Kết luận
“Bảng đánh giá mức độ sẵn sàng hoà nhập” mà chúng tôi xây dựng được kiểm chứng có
độ tin cậy cao. Cần tiến hành khảo sát trên diện rộng hơn, tiến tới chuẩn hoá và đưa vào ứng dụng
trong thực tiễn giáo dục trẻ tự kỉ.
Tiêu chuẩn đánh giá mức độ sẵn sàng hoà nhập cho trẻ tự kỉ không chỉ giúp xác định những
trẻ đủ khả năng tham gia hoà nhập mà còn giúp định hướng chương trình can thiệp tiền hoà nhập
cũng như hoà nhập cho trẻ.
Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ sẵn sàng hoà nhập của nhóm trẻ tự kỉ chỉ đạt mức trung
bình, nhiều trẻ tự kỉ chưa thực sự sẵn sàng cho việc học hoà nhập. Trong các lĩnh vực thì kĩ năng
xã hội và kĩ năng học tập của trẻ đạt ở mức thấp hơn. Lĩnh vực hành vi và ngôn ngữ đạt mức cao
hơn và hiện nay cũng là hai lĩnh vực được chú ý nhiều hơn trong quá trình chuẩn bị hoà nhập cho
trẻ tự kỉ.
Bên cạnh yếu tố chủ quan là mức độ sẵn sàng của trẻ, cần nghiên cứu các yếu tố khách quan
ảnh hưởng đến kết quả học hoà nhập của nhóm trẻ tự kỉ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Nữ Tâm An, 2013. Kết quả thực nghiệm giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ ở bậc mầm
non. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 12/2013, tr.68-69-90.
151
Nguyễn Nữ Tâm An
[2] Nguyễn Nữ Tâm An, 2013. Biện pháp dạy học đọc hiểu cho học sinh rối loạn phổ tự kỉ đầu
cấp tiểu học. Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
[3] Catherine Maurice, 1996. Behavioral Intervention for Young Children with Autism – A
Manual for Parents and Professional. PRO – ED, Inc.
[4] Nguyễn Xuân Hải, 2009. Giáo dục học trẻ khuyết tật. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5] Đào Thị Thu Thủy, 2013. Thực trạng và giải pháp về giáo dục hoà nhập trẻ tự kỉ ở Việt Nam
hiện nay. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 12/2013, tr.16-17-21.
[6] Nguyễn Thị Hoàng Yến (chủ nhiệm đề tài). Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục
hoà nhập cho trẻ tự kỉ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 – 2020. Đề tài KHCN độc
lập cấp nhà nước, 2011 – 2015, ĐTĐL.2011-T/11.
ABSTRACT
Creating an inclusive readiness level checklist for preschool children with autism
Paper asserts that it is important that care givers have the skills needed to help children with
autism participate in an inclusive education environment. An “Inclusive readiness level checklist”
is one way to help the family and school decide whether an individual child is ready for an inclusive
education environment. What kinds of skills are lacking in a child who is not ready for an inclusive
setting? An “Inclusive readiness level checklist" was used to evaluate 50 autistic children with
positive results.
Keywords: Students with autism, inclusive education, assessment checklist, inclusive
readiness level, preschool.
152

File đính kèm:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_muc_do_san_sang_hoc_hoa_nhap_o_truong_mam.pdf