Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 2: Các phương tiện thanh toán quốc tế - Hồ Văn Dũng

2.1. Hối phiếu

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu

2.1.3. Hình thức của hối phiếu

2.1.4. Nội dung của hối phiếu

2.1.5. Chấp nhận hối phiếu

2.1.6. Ký hậu hối phiếu

2.1.7. Bảo lãnh hối phiếu

2.1.8. Kháng nghị hối phiếu

2.1.9. Chiết khấu hối phiếu

2.1.10. Phân loại hối phiếu

pdf 22 trang yennguyen 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 2: Các phương tiện thanh toán quốc tế - Hồ Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 2: Các phương tiện thanh toán quốc tế - Hồ Văn Dũng

Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 2: Các phương tiện thanh toán quốc tế - Hồ Văn Dũng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 1
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 1
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG 
TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Nội dung nghiên cứu:
 Hối phiếu
 Lệnh phiếu
 Séc
 Thẻ thanh toán
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 2
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TTQT
2.1. Hối phiếu
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu
2.1.3. Hình thức của hối phiếu
2.1.4. Nội dung của hối phiếu
2.1.5. Chấp nhận hối phiếu
2.1.6. Ký hậu hối phiếu
2.1.7. Bảo lãnh hối phiếu
2.1.8. Kháng nghị hối phiếu
2.1.9. Chiết khấu hối phiếu
2.1.10. Phân loại hối phiếu 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 3
2.2. Lệnh phiếu
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Nội dung
2.2.3. Phân biệt giữa hối phiếu và lệnh 
phiếu
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TTQT
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 4
2.3. Séc
2.3.1. Khái niệm
2.3.2. Nội dung của tờ séc
2.3.3. Những người liên quan đến séc
2.3.4. Điều kiện phát hành séc
2.3.5. Thời hạn hiệu lực của séc
2.3.6. Sơ đồ lưu thông séc
2.3.7. Các loại séc
2.4. Thẻ thanh toán
2.4.1. Mô tả kỹ thuật
2.4.2. Các loại thẻ và công dụng của nó
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TTQT
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 5
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TTQT
• Cùng với kinh tế hàng hóa, thương mại nội địa và 
quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các 
thương nhân thường gặp khó khăn trong việc 
thanh toán ngay tiền hàng với giá trị lớn.
• Để:
– Tăng được doanh số
– Tạo điều kiện thuận lợi cho người mua
– Mở rộng thị phần và đứng vững trong cạnh tranh
 Vào thế kỷ 12 người ta bắt đầu bán hàng trả chậm, từ 
đó hình thành hình thức tín dụng thương mại giữa 
các thương nhân với nhau.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 6
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TTQT
• Phân biệt tín dụng thương mại với tín dụng ngân 
hàng.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 2
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 7
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TTQT
• Trong thương mại người bán thường có hai cách 
để đòi tiền người mua mà không yêu cầu người 
mua phải trả tiền trước:
Cách 1: Người bán chỉ 
tiến hành giao hàng cho 
người mua khi nào người 
bán nhận được từ người 
mua một giấy hứa cam 
kết trả tiền vô điều kiện. 
Giấy hứa cam kết trả tiền 
vô điều kiện đó là tiền 
thân của kỳ phiếu thương 
mại (promissory note)
Cách 2: Sau khi giao 
hàng xong, người bán sẽ 
ký phát một giấy đòi tiền 
vô điều kiện người mua 
và ủy thác cho ngân hàng 
thu tiền từ người mua. 
Giấy đòi tiền vô điều kiện 
đó là tiền thân của hối 
phiếu thương mại (bill of 
exchange/ draft)
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 8
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TTQT
• Phương tiện thanh toán là các công cụ mà 
người ta sử dụng để thanh toán cho nhau 
các khoản nợ nần phát sinh trong giao dịch 
thương mại, đầu tư, tín dụng, 
• Trong thanh toán quốc tế, các nhà xuất 
nhập khẩu không sử dụng tiền mặt mà sử 
dụng các phương tiện thanh toán thay cho 
tiền mặt, trong đó loại phương tiện thanh 
toán được sử dụng thông dụng nhất hiện 
nay là hối phiếu và séc. 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 9
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN TTQT
Thương phiếu (Commercial Bill)
• Loại thương phiếu ra đời đầu tiên trên thế giới là 
Promissory Note (kỳ phiếu/ lệnh phiếu/ hối phiếu 
nhận nợ): là 1 chứng từ tự nhận nợ, do con nợ ký 
phát. Trong thương mại nó do người mua ký phát 
để xác nhận nợ, do đó mức độ tin cậy trong thanh 
toán là không cao, việc sử dụng không phổ biến 
lắm (không chủ động). Hiện nay rất ít gặp trong 
thương mại, chỉ hay gặp trong ngân hàng.
• Hối phiếu (Bill of Exchange/ hối phiếu đòi nợ): do 
chủ nợ phát hành chủ động nên được sử dụng 
rộng rãi). 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 10
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
 Nguồn pháp lý điều chỉnh
@ Việt Nam:
• Luật các công cụ chuyển nhượng của 
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI 
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM số 49/2005/QH11 
ngày 29 tháng 11 năm 2005 (có hiệu lực từ 
1/7/2006).
Trong Luật CCCCN, hối phiếu được gọi 
dưới cái tên là “Hối phiếu đòi nợ”. 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 11
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft) (tt)
 Nguồn pháp lý điều chỉnh (tt)
@ Quốc tế:
• Luật hối phiếu của Anh 1882 (Bill of Exchange 
Act of 1882 – BEA 1882): đây là luật quốc gia 
nhưng trên thực tế có nhiều nước áp dụng (các 
nước là thuộc địa của Anh trước đây).
• Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 
(Uniform Commercial Codes of 1962 – UCC 
1962): đây là luật quốc gia nhưng trên thực tế có 
nhiều nước ở Châu Mỹ cũng sử dụng UCC 1962 
của Mỹ.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 12
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft) (tt)
 Nguồn pháp lý điều chỉnh (tt)
@ Quốc tế (tt):
• Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for 
Bills of Exchange – ULB 1930) được các nước ký 
kết vào năm 1930 tại Geneve. Luật này rất chặt 
chẽ và nó được nhiều nước trên thế giới áp 
dụng.
• Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hiệp 
quốc kỳ họp thứ 15 tại New York – thông qua văn 
kiện A/CN 9/211 ngày 18/2/1982 về hối phiếu và 
lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange 
and Promissory Notes). 
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 3
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 13
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft) (tt)
2.1.1. Khái niệm
“Hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một 
người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc 
yêu cầu người này, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc 
đến một ngày nhất định, hoặc đến một ngày có 
thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền 
nhất định cho người hưởng lợi qui định trên hối 
phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho 
người khác, hoặc trả cho người cầm phiếu”.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 14
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
2.1.1. Khái niệm (tt)
“Hối phiếu thương mại là một tờ mệnh lệnh trả 
tiền vô điều kiện do người xuất khẩu (người bán, 
người cung ứng dịch vụ) ký phát đòi tiền người 
nhập khẩu (người mua, người nhận cung ứng), 
yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định 
cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu, tại 
một địa điểm nhất định và trong một thời gian 
nhất định (có thể trả ngay hoặc có thể trả về 
sau)”. 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 15
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
2.1.1. Khái niệm (tt)
Theo Luật các công cụ chuyển nhượng của 
Việt Nam, điều 4, khoản 2, quy định:
“Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người 
ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh 
toán không điều kiện một số tiền xác định 
khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất 
định trong tương lai cho người thụ hưởng”.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 16
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
2.1.1. Khái niệm (tt)
• Những người liên quan đến việc tạo lập và 
trả tiền hối phiếu:
– Người ký phát hối phiếu (Drawer)
– Người trả tiền hay nhận ký phát hối phiếu 
(Drawee)
– Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary)
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 17
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
• Người ký phát hối phiếu (Drawer): là người 
chủ nợ, ký phát hối phiếu để đòi tiền người 
mắc nợ. Người ký phát có thể là người 
bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch 
vụ. Trong ngoại thương, người ký phát hối 
phiếu chính là người xuất khẩu.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 18
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
• Người trả tiền hay nhận ký phát hối phiếu 
(Drawee): là người mắc nợ hay người nào khác 
do người mắc nợ chỉ định có trách nhiệm trả tiền 
hối phiếu. Người nhận ký phát có thể là người 
mua, người nhập khẩu, người nhận dịch vụ cung 
ứng hoặc ngân hàng (ngân hàng mở thư tín 
dụng, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh 
toán). Trong ngoại thương, tùy theo loại phương 
thức thanh toán mà người nhận ký phát có thể là 
nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng phát hành thư tín 
dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 4
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 19
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
• Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): là 
người được thụ hưởng số tiền ghi trên hối 
phiếu. Người hưởng lợi trước hết là người 
ký phát hối phiếu, kế đến là người do 
người ký phát hối phiếu chỉ định trên hối 
phiếu. Theo luật quản chế ngoại hối của 
Việt Nam thì người hưởng lợi hối phiếu là 
các ngân hàng kinh doanh ngoại hối được 
Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 20
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
 Sơ đồ lưu thông hối phiếu
Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu thì có 
2 loại hối phiếu:
- Hối phiếu trả ngay
- Hối phiếu trả chậm
Nên sơ đồ lưu thông của 2 loại hối phiếu này 
cũng khác nhau.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 21
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
NH BÊN BÁN NH BÊN MUA
NGƯỜI BÁN NGƯỜI MUA
(1)
(2)
(3)
(4) (5)
(6)
(7)
a/ Sơ đồ lưu thông hối phiếu trả ngay trong 
phương thức thanh toán nhờ thu
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 22
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
• Ghi chú: quan hệ đại lý tức là tại ngân hàng này có tài 
khoản của ngân hàng kia và ngược lại.
• Các bước:
1. Người bán giao hàng cho người mua
2. Người bán ký phát HP đòi tiền người mua, gửi tới NH 
phục vụ người bán
3. NH người bán chuyển hối phiếu cho NH người mua
4. NH người mua chuyển hối phiếu cho người mua
5. Người mua trả tiền cho ngân hàng người mua (lệnh 
chuyển tiền/ phiếu yêu cầu chuyển tiền)
6. NH người mua chuyển tiền cho NH người bán
7. Ngân hàng người bán chuyển tiền cho người bán 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 23
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
b/ Sơ đồ lưu thông hối phiếu kỳ hạn trong 
phương thức thanh toán nhờ thu (hối phiếu trả 
sau)
NH BÊN BÁN NH BÊN MUA
NGƯỜI BÁN NGƯỜI MUA
(1)
(2)
(3)
(4) (5)
(6)
(7)
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 24
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
Các bước:
1. Người bán giao hàng cho người mua
2. Người bán ký phát HP đòi tiền người mua, gửi tới 
ngân hàng phục vụ người bán
3. NH người bán chuyển hối phiếu cho NH người mua
4. NH người mua chuyển hối phiếu cho người mua
5. Người mua ký chấp nhận hối phiếu và chuyển hối 
phiếu lại cho ngân hàng người mua
6. Ngân hàng người mua chuyển hối phiếu đã được 
ký chấp nhận cho ngân hàng người bán
7. Ngân hàng người bán chuyển hối phiếu đã được ký 
chấp nhận bởi người mua cho người bán. Lúc này 
hối phiếu trở thành một chứng từ có thể chiết khấu. 
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 5
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 25
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
Các khái niệm về chiết khấu và tái chiết khấu:
Theo luật CCCCN, điều 4, khoản 14 và 15:
• Chiết khấu công cụ chuyển nhượng là việc 
tổ chức tín dụng mua công cụ chuyển nhượng 
từ người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh 
toán. 
• Tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng là 
việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức 
tín dụng mua lại công cụ chuyển nhượng đã 
được tổ chức tín dụng khác chiết khấu trước 
khi đến hạn thanh toán.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 26
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
Tới thời hạn trả tiền:
NH BÊN BÁN NH BÊN MUA
NGƯỜI BÁN NGƯỜI MUA
(1)
(2)
(3) (4)
(5)
(6)
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 27
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
Các bước:
1. Người bán chuyển hối phiếu đã đến hạn thanh 
toán cho ngân hàng bên bán
2. NH người bán chuyển hối phiếu cho NH người 
mua
3. NH người mua chuyển hối phiếu cho người 
mua
4. Người mua trả tiền cho ngân hàng người mua 
(lệnh chuyển tiền/ phiếu yêu cầu chuyển tiền)
5. Ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân 
hàng người bán
6. NH người bán chuyển tiền cho người bán
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 28
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
• Như vậy, hối phiếu kỳ hạn lưu thông 2 lần:
– Lần 1: để người mua ký chấp nhận
– Lần 2: để người mua trả tiền
• Luật CCCCN, điều 4, khoản 15: Chấp nhận là 
cam kết của người bị ký phát về việc sẽ thanh 
toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối 
phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký 
chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ.
• Về mặt pháp lý, chữ ký chấp nhận của người 
mua có 2 ý nghĩa:
– Thừa nhận nợ
– Cam kết trả nợ đúng hạn 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 29
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu
a. Tính trừu tượng của hối phiếu
Trừu tượng về lý do đòi tiền (không nói rõ lý do 
đòi tiền, nguyên nhân đòi tiền). Ở trên hối phiếu 
không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà 
chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả 
cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh 
toán khi nào, ...
• Lý do: hối phiếu là một chứng từ tài chính, nếu 
không cho hối phiếu có tính trừu tượng thì không 
thể chuyển nhượng được.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 30
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu
b. Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu
Người trả tiền của hối phiếu phải trả tiền đầy đủ đúng theo 
yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý 
do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ 
trường hợp hối phiếu được lập ra trái với đạo luật chi phối 
nó.
• Lưu ý: đặc điểm này chỉ thể hiện rõ rệt ở những HP đã có 
chữ ký chấp nhận thanh toán của người mua, người trả 
tiền. Như vậy chỉ có HP có chữ ký chấp nhận mới có tính 
bắt buộc trả tiền. Khi người mua đã ký thì họ phải trả tiền. 
Trong trường hợp người mua không nhận được hàng hoặc 
nhận được hàng nhưng không đúng thì người mua sẽ kiện 
người bán thông qua hợp đồng ngoại thương. HP có tính 
bắt buộc trả tiền là để phục vụ việc chuyển nhượng.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 6
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 31
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu
b. Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu
Ví dụ:
Sau khi ký hợp đồng thương mại, nếu nhà 
nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối 
phiếu do nhà xuất khẩu ký phát, thì nhà nhập 
khẩu buộc phải trả tiền cho bất kỳ ai là người 
cầm phiếu ngay cả trong trường hợp người 
xuất khẩu không giao hàng cho người mua.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 32
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu
c. Tính lưu thông của hối phiếu
• Hối phiếu là chứng từ có giá, lại có tính trừu tượng và 
tính bắt buộc trả tiền, nên hối phiếu có được tính lưu 
thông (lưu thông từ người hưởng lợi này sang người 
hưởng lợi khác).
• Hối phiếu có thể được dùng một hay nhiều lần trong thời 
hạn của nó để:
– Thanh toán tiền mua hàng hóa hay trả một khoản nợ bất kỳ
– Chuyển nhượng hối phiếu cho người khác
– Cầm cố, thế chấp để vay vốn tại NHTM
– Chiết khấu tại NHTM và tái chiết khấu tại NHTW
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 33
• Lưu ý:
– Chỉ những hối phiếu đã được chấp nhận thanh 
toán mới có giá trị chuyển nhượng, bởi có như 
vậy nó mới được tin tưởng là sẽ được thanh 
toán.
– Hối phiếu do ngân hàng chấp nhận sẽ có tính 
lưu thông cao hơn hối phiếu do doanh nghiệp 
chấp nhận. Lý do: ???
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 34
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
2.1.3. Hình thức của hối phiếu
 Tạo lập hối phiếu
 Điều kiện thành lập
 Hối phiếu phải được lập trên cơ sở một hành vi tín dụng 
thật, nghĩa là quan hệ nợ nần là có thật.
 Nếu hối phiếu được lập không trên cơ sở một hành vi tín 
dụng thật thì đó là hối phiếu khống. Hối phiếu này sẽ không 
có giá trị nhưng một số quốc gia vẫn công nhận giá trị pháp 
lý của nó. Hối phiếu khống mục đích là để vay nợ ngân 
hàng hối phiếu tài chính.
 Tuy nhiên, đa phần luật các nước nghiêm cấm việc phát 
hành hối phiếu không trên cơ sở là hàng hóa, tức nghiêm  ... qua 2 ngân hàng
Người bán Người mua
(1)
(2)
NH bên bán NH bên mua
(3)
(4)
(6)
(5)(7)
102
2.3. Séc (Cheque)
b/ Sơ đồ lưu thông séc qua 2 ngân hàng
Giải thích sơ đồ:
• (1) Người bán giao hàng và bộ chứng từ cho người 
mua
• (2) Người mua phát hành séc thanh toán tiền hàng, 
giao tờ séc cho người bán
• (3) Người bán nộp séc vào ngân hàng bên bán và 
nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ghi 
trên tờ séc
• (4) Ngân hàng bên bán nhờ ngân hàng bên mua 
thu hộ tiền ở người mua
• (5) NH bên mua ghi nợ và báo nợ cho người mua
• (6) Quyết toán séc giữa hai ngân hàng
• (7) NH bên bán ghi có và báo có cho người bán 
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 18
103
2.3. Séc (Cheque)
2.3.7. Các loại séc
a/ Căn cứ vào tính chất lưu chuyển của séc
 Séc đích danh (nominal cheque/ named cheque): là loại 
séc ghi đích danh tên người hưởng lợi. Séc này không 
thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.
 Séc vô danh/ séc để trống (nameless cheque or cheque 
to bearer): là loại séc mà người ký phát không ghi tên 
người hưởng lợi lên tờ séc, hoặc chỉ ghi câu “trả cho 
người cầm séc”. Đối với loại séc này thì bất cứ ai cầm 
séc cũng lĩnh được tiền ở ngân hàng, việc chuyển 
nhượng tiếp theo chỉ cần trao tay mà không cần thủ tục 
ký hậu. Séc vô danh có thể chuyển thành séc theo lệnh 
hay séc đích danh bằng thủ tục ký hậu.
 Séc theo lệnh (cheque to order): là loại séc chi trả theo 
lệnh của người hưởng lợi được ghi rõ trên tờ séc. Loại 
séc này được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu. 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 104
2.3. Séc (Cheque)
2.3.7. Các loại séc
b/ Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc
 Séc gạch chéo (crossed cheque) 
 Séc chuyển khoản (transferable cheque)
 Séc xác nhận (Certified cheque)
 Séc du lịch (Traveller’s cheque) 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 105
2.3. Séc (Cheque)
2.3.7. Các loại séc
b/ Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc
 Séc gạch chéo (crossed cheque) là loại séc mà 
trên mặt trước của tờ séc người ký phát có thể 
gạch chéo tờ séc bằng hai đường gạch chéo 
song song. Séc này thường dùng để chuyển 
khoản.
 Có 2 loại séc gạch chéo:
– Séc gạch chéo thường – séc gạch chéo để trống (general 
crossed cheque): giữa hai gạch song song không ghi tên 
ngân hàng lĩnh hộ tiền.
– Séc gạch chéo đặc biệt (special crossed cheque): ghi tên 
ngân hàng nào đó vào giữa hai gạch song song. Chỉ có 
ngân hàng đó mới có quyền lĩnh hộ tiền.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 106
Séc gạch chéo thường
(cheque crossed generally)
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 107
Séc gạch chéo đặc biệt 
(cheque crossed specially)
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 108
2.3. Séc (Cheque)
Lưu ý:
• Séc gạch chéo thường có thể chuyển 
thành séc gạch chéo đặc biệt bằng 
cách điền tên ngân hàng vào giữa 2 
gạch chéo.
• Điều ngược lại có được ko?
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 19
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 109
2.3. Séc (Cheque)
2.3.7. Các loại séc
b/ Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc
 Séc chuyển khoản (transferable cheque): là loại 
séc mà người ký phát séc ra lệnh cho Ngân 
hàng trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển 
trả sang một tài khoản khác của một người 
khác trong hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển 
khoản không thể chuyển nhượng được và 
không thể lĩnh được tiền mặt.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 110
2.3. Séc (Cheque)
2.3.7. Các loại séc
b/ Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc
 Séc xác nhận hay còn gọi là séc bảo chi 
(certified cheque/ confirmed cheque): là loại séc 
ngân hàng bảo đảm trả tiền. Mục đích của việc 
xác nhận này là đảm bảo khả năng chi trả của 
tờ séc. Kể từ ngày xác nhận séc, ngân hàng sẽ 
phong tỏa số tiền séc trên tài khoản của người 
ký phát hoặc chuyển số tiền sang một tài khoản 
khác gọi là tài khoản séc xác nhận cho đến khi 
hết thời hạn hiệu lực của tờ séc. 
111
2.3. Séc (Cheque)
2.3.7. Các loại séc
b/ Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc
 Séc bảo chi (tt):
 Đây là loại Séc mà ngân hàng đảm bảo với người nhận tờ 
Séc rằng trong tài khoản của chủ tài khoản Séc có đủ tiền 
mặt để thanh toán khi tờ Séc được kí và đảm bảo rằng chữ 
kí của chủ tài khoản Séc là thật. Séc bảo chi được sử dụng 
rất nhiều trong trường hợp người nhận được tờ Séc không 
chắc chắn về khả năng thanh toán của tờ Séc đó và họ 
không muốn bị mất không số tiền nhẽ ra họ được trả.
 Tuy Séc bảo chi có ưu điểm là luôn luôn được đảm bảo khả 
năng thanh toán cho người cầm Séc nhưng cũng có một số 
nhược điểm nhất định.
 Thứ nhất: Chủ tài khoản Séc luôn phải trả thêm chi phí cho 
ngân hàng qua việc thực hiện nghiệp vụ bảo đảm.
 Thứ hai: Người ký Séc (hay chủ tài khoản Séc) không thể phát 
lệnh ngừng trả tiền đối với Séc bảo chi, đây lại là nhược điểm 
so với Séc thông thường. 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 112
2.3. Séc (Cheque)
2.3.7. Các loại séc
b/ Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc
 Séc du lịch hay còn gọi là séc lữ hành (Traveller 
cheque): là loại séc do một ngân hàng phát hành 
và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý 
nào của ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành séc 
đồng thời cũng là ngân hàng trả tiền. Người hưởng 
lợi là khách du lịch, là người mua tờ séc. Khi lĩnh 
tiền, ngân hàng thanh toán sẽ căn cứ vào hai chữ 
ký của người thụ hưởng, một lần ký lúc phát hành 
séc (mua tờ séc) và một lần khi lĩnh tiền tại ngân 
hàng thanh toán.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 113
Séc du lịch (Traveller’s cheque)
Bản chất của séc du lịch
– Séc du lịch là một loại séc đích danh, cho phép khách du 
lịch có thể thanh toán cho các hàng hóa và dịch vụ mà 
không cần tiền mặt khi đi du lịch. Séc du lịch chỉ được đưa 
vào lưu thông khi ngân hàng thanh toán đã nhận được số 
tiền tương ứng của séc. Vì vậy, séc du lịch được coi như 
một phương tiện thanh toán thuận tiện và chắc chắn như 
tiền mặt.
Lợi ích của séc du lịch
– An toàn hơn tiền mặt
– Dễ sử dụng
– Có thể được thay thế nếu bị mất hay bị đánh cắp
– Được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới
– Có sẵn ở một số loại tiền tệ và các mệnh giá khác nhau
– Không có ngày hết hạn
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 114
Hình thức của séc du lịch
• Séc du lịch có hình thức gần giống như tiền mặt, 
được phát hành bởi các tổ chức phát hành séc 
du lịch quốc tế và các thành viên của các tổ 
chức đó. Trên thị trường hiện có những loại séc 
du lịch của các tổ chức phát hành sau:
– American Express Travellers Cheques 
(AMEX)
– MasterCard Travellers Cheques (MASTER 
CARD)
– Visa Travellers Cheques (VISA)
– Citicorp Travellers Cheques
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 20
• Các loại tiền và mệnh giá do American Express 
(Amex) Travellers Cheques phát hành
Currency Type
Australian Dollar 20, 50, 100, 200
Canadian Dollar 20, 50, 100, 500
Euro 50, 100, 200, 500
Pounds Sterling 20, 50, 100, 200, 500 
US Dollars 20, 50, 100, 500, 1000
Yen 10.000, 20.000, 50.000
• Cơ chế sử dụng séc du lịch đối với khách du lịch
– a/ Khi mua séc du lịch
– b/ Khi thanh toán
– c/ Khi mất séc du lịch
• Cơ chế thanh toán của các cơ sở nhận thanh toán séc du 
lịch
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 116
Watch your 
customer
countersign the
Travelers Cheque
and
Compare with the
original signature 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 117
2.3. Séc (Cheque)
Các mẫu séc du lịch (Traveller’s cheque) 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 118
2.3. Séc (Cheque)
Các mẫu séc du lịch (Traveller’s cheque) 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 119
2.3. Séc (Cheque)
Các mẫu séc du lịch (Traveller’s cheque) 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 120
2.4. Thẻ thanh toán
 Bản chất của thẻ thanh toán
• Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán 
không dùng tiền mặt, cho phép người chủ thẻ có 
thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại những máy rút 
tiền tự động (ATM) hay tại những cơ sở thanh toán 
của các mạng thanh toán, hoặc thanh toán tiền 
hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh 
toán thẻ.
• Mỹ chính là nơi đã ra đời hai tổ chức thẻ lớn nhất 
thế giới là VISA và MasterCard có phạm vi toàn 
cầu. Cùng với sự phát triển của 2 tổ chức thẻ này, 
còn có các tổ chức và công ty phát hành thẻ khác 
như American Express (AMEX), Diner’s Club, 
JCB.
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 21
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 121
2.4. Thẻ thanh toán
Lợi ích của thẻ thanh toán
• Sự tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không 
dùng tiền mặt, thẻ cung cấp cho khách hàng sự 
tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào 
có thể mang lại được. Bằng việc sở hữu một chiếc 
thẻ khách hàng có thể thanh toán ở bất cứ nơi nào 
mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du 
lịch, và không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần 
thanh toán đặc biệt đối với những người hay phải 
ra nước ngoài đi công tác hay là đi du lịch. Thẻ 
được coi là phương tiện thanh toán ưu việt nhất 
trong số các phương tiện thanh toán phục vụ tiêu 
dùng. 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 122
2.4. Thẻ thanh toán
Lợi ích của thẻ thanh toán (tt)
• Sự linh hoạt: Với nhiều loại đa dạng, phong 
phú, thẻ thích hợp với mọi đối tượng khách 
hàng, từ những khách hàng có thu nhập 
thấp (thẻ thường) cho tới những khách hàng 
có thu nhập cao (thẻ vàng), khách hàng có 
nhu cầu rút tiền mặt (thẻ rút tiền mặt), cho 
tới nhu cầu du lịch giải trí thẻ cung cấp 
cho khách hàng độ thỏa dụng tối đa, thỏa 
mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 123
2.4. Thẻ thanh toán
Lợi ích của thẻ thanh toán (tt)
• Sự an toàn và nhanh chóng: Chủ thẻ có thể hoàn 
toàn yên tâm về số tiền của mình trước nguy cơ bị 
mất cắp. Thậm chí, dù thẻ có thể bị lấy cắp, Ngân 
hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, 
ảnh và chữ ký trên thẻ nhằm tránh khả năng rút 
tiền của kẻ ăn trộm. Hơn thế nữa, hầu hết các giao 
dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực 
tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt 
tới Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng phát hành và 
các Tổ chức thẻ Quốc tế. Việc ghi Nợ - Có cho các 
chủ thể tham gia quy trình thanh toán được thực 
hiện một cách tự động do đó quá trình thanh toán 
dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng. 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 124
2.4. Thẻ thanh toán
2.4.1. Mô tả kỹ thuật
• Thẻ thanh toán được làm bằng nhựa cứng có 
hình chữ nhật, kích thước tiêu chuẩn là 86mm x 
54mm x 0,76mm.
• Các thông tin trên thẻ
2.4.2. Các loại thẻ và công dụng của nó
a/ Thẻ rút tiền mặt (ATM Card – Automatic Teller 
Machine Card)
• Thẻ này giúp cho người chủ thẻ dùng để rút 
tiền có giới hạn ở các máy rút tiền tự động. 
Ngoài ra nó còn dùng để kiểm tra số tiền trên 
tài khoản hay người chủ thẻ có thể trình thẻ làm 
đảm bảo để rút tiền mặt tại ngân hàng. 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 125
2.4. Thẻ thanh toán
2.4.2. Các loại thẻ và công dụng của nó
b/ Thẻ thanh toán (Payment card)
• Ngoài những công dụng như rút tiền, kiểm tra 
số dư, thẻ thanh toán còn dùng để chi trả tiền 
hàng hóa, dịch vụ thông qua các máy đặc biệt 
dùng cho thẻ đặt tại các điểm kinh doanh.
• Các loại thẻ thanh toán
– Thẻ tín dụng (Credit Card)
– Thẻ ghi nợ (Debit Card)
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 126
Tín dụng là gì?
• Tín dụng theo tiếng Anh gọi là credit, có nghĩa là 
lòng tin, sự tín nhiệm, sự tin cậy. Về mặt tài chính, 
tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử 
dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử 
dụng trong một thời hạn nhất định với một khoản 
chi phí nhất định. 
• Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi 
nào chứa đựng đầy đủ 3 nội dung sau:
– (1) Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người 
sở hữu sang người sử dụng
– (2) Sự chuyển nhượng mang tính tạm thời (có thời hạn)
– (3) Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí (lãi)
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 
Khoa Thương mại - Du lịch
2-Jan-20
Hồ Văn Dũng 22
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 127
 Thẻ tín dụng (Credit card)
• Thẻ tín dụng (Credit Card) là một công cụ 
thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép 
người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả 
tiền sau.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 128
 Thẻ tín dụng (tt)
• Thẻ tín dụng (Credit Card) thực chất là bằng chứng của 
một mối quan hệ vay nợ giữa người chủ thẻ 
(Cardholder) và ngân hàng. Ngân hàng đồng ý cho chủ 
thẻ vay tiền đến một mức tối đa nào đó (gọi là credit 
limit). Tất cả các khoản thanh toán mà chủ thẻ thực hiện 
sẽ được ghi nợ (debit) vào tài khoản của chủ thẻ tại 
ngân hàng. Đến một ngày nhất định mỗi tháng, ngân 
hàng sẽ gửi bảng kê hóa đơn (Statement) đến cho chủ 
thẻ, thống kê tổng số tiền đã chi trong tháng trước đó. 
Chủ thẻ có thể chọn thanh toán toàn bộ số tiền trước 
thời hạn ghi trong bảng kê hóa đơn, khi đó chủ thẻ 
không phải trả lãi (interest). Nếu không chủ thẻ có thể trả 
chậm mỗi tháng 20% số tiền đã chi tiêu nhưng phải chịu 
phí tài chính (ngân hàng sẽ tính lãi). 
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 129
 Thẻ ghi nợ (Debit card)
Sự ra đời và phát triển của thẻ ghi nợ
• Với đặc tính thuận tiện, thẻ ATM đã nhanh chóng trở 
thành sản phẩm phổ biến, đặc biệt có tốc độ tăng trưởng 
cao tại các thị trường đang phát triển. Tuy nhiên sử 
dụng thẻ ATM, chủ thẻ chỉ có thể tiếp cận với tài khoản 
của mình từ những máy rút tiền tự động. Đây là một hạn 
chế bởi tài khoản cá nhân chưa được tận dụng triệt để 
trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp 
nhận thẻ. Chính vì lý do này, thẻ ghi nợ ra đời.
• Thẻ ghi nợ cũng là một phương tiện thanh toán không 
dùng tiền mặt, tuy nhiên, nói về mức độ có thể thay thế 
tiền mặt, thẻ ghi nợ chiếm ưu thế vượt trội hơn thẻ tín 
dụng. Bất cứ khách hàng nào có tài khoản mở tại ngân 
hàng đều có thể phát hành thẻ ghi nợ.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 130
 Thẻ ghi nợ (tt)
• Với loại thẻ này, chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, 
dịch vụ dựa trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của 
mình tại Ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ thanh toán 
không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư 
hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Số tiền chủ thẻ chi 
tiêu sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ 
thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhận 
thẻ.
• Như vậy để có được một thẻ ghi nợ thì chủ thẻ phải có 
một tài khoản tiền gửi (tài khoản ký thác) tại ngân hàng 
và ký quỹ một khoản tiền trong đó. Khi sử dụng thẻ rút 
tiền hay chi trả, ngay lập tức một khoản tiền tương 
đương sẽ bị trừ vào tài khoản của mình. Nếu không có 
số dư thích hợp được duy trì trên tài khoản của mình thì 
thẻ sẽ không dùng được nữa.
131
Phân biệt thẻ tín dụng với thẻ ghi nợ:
• Đối với thẻ tín dụng không bắt buộc yêu cầu phải ký quỹ 
tại ngân hàng thay vào đó sẽ mượn tiền từ ngân hàng 
theo đúng ý nghĩa của từ tín dụng. Khi đó việc sử dụng 
thẻ sẽ được kết nối với tài khoản của khách hàng tương 
tự như thẻ ghi nợ. Tuy nhiên điểm khác nhau giữa thẻ 
tín dụng và thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ tiền trong tài khoản 
là tiền gửi của khách hàng, nhưng với thẻ tín dụng thì 
tiền trong tài khoản là tiền của ngân hàng.
• Do đó Debit card khác với Credit Card ở điểm căn bản 
nhất là không có quan hệ vay nợ. Với Debit card, chủ 
thẻ có tiền trong tài khoản thì tiêu, hết thì thôi, không vay 
được. Ngân hàng phát hành thẻ Debit Card không phải 
chịu rủi ro khi chủ thẻ không có tiền trả nợ. Như vậy, 
Debit hay Credit là nói về quan hệ của chủ thẻ với ngân 
hàng của chủ thẻ mà thôi.
2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 132
KẾT THÚC CHƯƠNG 2

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thanh_toan_trong_kinh_doanh_quoc_te_chuong_2_cac_p.pdf