Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 3: Các phương thức thanh toán quốc tế - Hồ Văn Dũng
3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
3.1.1. Khái niệm
3.1.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ
3.1.3. Hình thức chuyển tiền
3.1.4. Nhận xét
3.2. Phương thức ghi sổ (Open account)
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ
3.2.3. Nhận xét
3.2.4. Trường hợp áp dụng
3.2.5. Những điều cần chú ý khi áp dụng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 3: Các phương thức thanh toán quốc tế - Hồ Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 3: Các phương thức thanh toán quốc tế - Hồ Văn Dũng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 1 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 1 CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ (METHODS OF PAYMENT IN INTERNATIONAL TRADE) 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 2 CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ 3.1.3. Hình thức chuyển tiền 3.1.4. Nhận xét 3.2. Phương thức ghi sổ (Open account) 3.2.1. Khái niệm 3.2.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ 3.2.3. Nhận xét 3.2.4. Trường hợp áp dụng 3.2.5. Những điều cần chú ý khi áp dụng Hồ Văn Dũng 3 CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT 3.3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection) 3.3.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh 3.3.2. Khái niệm chung về nhờ thu 3.3.3. Nhờ thu hối phiếu trơn 3.3.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ 3.3.5. Nhận xét 3.3.6. Những điểm cần chú ý khi áp dụng phương thức nhờ thu 3.4. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (Cash Against Documents – CAD) 3.4.1. Khái niệm 3.4.2. Quy trình nghiệp vụ 3.4.3. Nhận xét 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 4 CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT 3.5. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) 3.5.1. Nguồn pháp lý điều chỉnh 3.5.2. Khái niệm 3.5.3. Quy trình nghiệp vụ 3.5.3.1. Quy trình mở thư tín dụng 3.5.3.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng 3.5.4. Thư tín dụng 3.5.4.1. Tính chất của L/C 3.5.4.2. Nội dung của L/C 3.5.5. Các loại thư tín dụng 3.5.6. Nhận xét 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 5 • “Phương thức thanh toán quốc tế là sự tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu”. • “Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện việc chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng”. Khái niệm Phương thức thanh toán quốc tế 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 6 • Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào là tùy thuộc vào sự thương lượng giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế. Có những phương thức thanh toán quốc tế cơ bản sau: – Phương thức chuyển tiền (Remittance) – Phương thức ghi sổ (open account) – Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection) – Phương thức giao chứng từ trả tiền (CAD hay COD) – Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 2 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 8 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.1.1. Khái niệm • Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ ) ở một địa điểm nhất định. 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 9 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) • Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, trong đó người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng phí và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. • Phương thức chuyển tiền là một bộ phận của phương thức thanh toán khác, thường là kết thúc của phương thức thanh toán khác như nhờ thu, ghi sổ, L/C. Tuy nhiên, phương thức này cũng được áp dụng một cách độc lập. 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 10 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) • Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Người mua NH Người mua NH Người bán Người bán Lệnh chuyển tiền (Payment Order) • Để thực hiện được phương thức chuyển tiền thì ngân hàng người bán và ngân hàng người mua phải có quan hệ đại lý với nhau, nghĩa là tại ngân hàng này có tài khoản của ngân hàng kia và ngược lại. 11 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.1.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ Trong phương thức chuyển tiền có các bên liên quan: • Người chuyển tiền (remitter/ MT103 Ordering Customer): là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài (người mua/ nhà nhập khẩu). • Ngân hàng chuyển tiền (remitting bank): là ngân hàng nhận ủy thác chuyển tiền của người chuyển tiền. • Ngân hàng đại lý (corresponding bank/ agent bank): là ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, thường đặt tại nước của người thụ hưởng. • Ngân hàng trả tiền (paying bank/ beneficiary’s bank): là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. • Người thụ hưởng (beneficiary): là người được nhận tiền chuyển (người bán/ nhà xuất khẩu). 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 12 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.1.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ Phương thức chuyển tiền có thể được thực hiện bằng một trong các hình thức: chuyển tiền trả trước, chuyển tiền trả sau hay trả hỗn hợp. Chuyển tiền trả trước (Advanced Payment): là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu trước khi người xuất khẩu giao hàng. Hình thức trả tiền này người xuất khẩu sẽ nhận được tiền trước khi giao hàng. Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 3 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 13 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Thời điểm trả tiền trước • Trên thực tế, các mốc thời gian làm căn cứ trả tiền trước có thể là: – Ngay khi ký kết hợp đồng hay trả tiền cùng với đơn đặt hàng. – Sau một thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực. – Trả trước khi giao hàng một thời gian nhất định (sau khi nhận được tiền một thời gian nhất định thì mới giao hàng). • Như vậy, việc trả tiền trước luôn xảy ra trước khi hàng hóa được chuyển giao. 14 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Quy trình thực hiện chuyển tiền trả trước: NH chuyển tiền (Remitting bank) NH trả tiền (Paying bank) Người nhập khẩu (Remitter/Importer) Người xuất khẩu (Beneficiary/Exporter) (5) (1) (3) (2) (4) (Khi Ngân hàng chuyển tiền CÓ quan hệ đại lý với Ngân hàng trả tiền) (3b) 15 NH chuyển tiền NH trả tiền Người nhập khẩu Người xuất khẩu (5) (1) (3a) (2) (4) NH đại lý (Agent Bank) (Khi Ngân hàng chuyển tiền KHÔNG có quan hệ đại lý với Ngân hàng trả tiền) 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 16 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Chuyển tiền trả trước • Bước 1: Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. • Bước 2: NH phục vụ người nhập khẩu sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho đơn vị nhập khẩu. • Bước 3: NH chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người xuất khẩu. • Bước 4: NH đại lý ghi có và gửi giấy báo có cho đơn vị xuất khẩu. • Bước 5: Người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ BCT (vận đơn, CI, PL, C/O, ) cho người nhập khẩu. 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 17 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Lý do trả trước: • Trả trước với mục đích đặt cọc đảm bảo hợp đồng (20 – 50% giá trị hợp đồng để đảm bảo người mua sẽ nhận hàng). • Cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu (hỗ trợ vốn cho nhà xuất khẩu). • Có thể có thêm lý do thứ 3 là do tập quán ngành hàng. 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 18 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Chuyển tiền trả sau (Deferred Payment): là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi người nhập khẩu đã nhận được hàng. Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 4 19 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Quy trình thực hiện chuyển tiền trả sau: NH chuyển tiền NH trả tiền Người nhập khẩu Người xuất khẩu (1) (2) (4) (3) (5) (Khi Ngân hàng chuyển tiền CÓ quan hệ đại lý với Ngân hàng trả tiền) 20 NH chuyển tiền Người nhập khẩu Người xuất khẩu (1) (2)(3) (5) (4b) NH trả tiền (4a) NH đại lý (Khi Ngân hàng chuyển tiền KHÔNG có quan hệ đại lý với Ngân hàng trả tiền) 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 21 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Chuyển tiền trả sau • Bước 1: Người XK tiến hành giao hàng cho người NK đồng thời chuyển giao toàn bộ BCT (B/L, CI, PL, C/O, ) cho người NK. • Bước 2: Người NK sau khi kiểm tra BCT, lập lệnh chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. • Bước 3: NH phục vụ người NK sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, sẽ trích tài khoản của người NK để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho đơn vị NK. • Bước 4: NH chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển trả cho người XK. • Bước 5: NH đại lý ghi có và gửi giấy báo có cho đơn vị XK. 22 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Chuyển tiền trả sau • Ghi chú: Hình thức trả sau cũng có thể được hiểu theo các mốc thời gian như sau: – Trả sau khi người bán giao hàng – Trả sau khi người mua nhận BCT – Trả sau khi người mua nhận hàng Chuyển tiền trả hỗn hợp (mix/combined payment): kết hợp cả 2 cách trả trước và trả sau – Ví dụ: 30% down payment after confirming order and 70% Telegraphic Transfer right after receiving fax/email presentation of shipping documents from exporter (Commercial Invoice, Packing List, B/L, C/O, ) or 30% down payment after signing contract and the rest will be transferred after receiving fax/email presentation of shipping documents from exporter. 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 23 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.1.3. Hình thức chuyển tiền (cách chuyển) a/ Hình thức thư chuyển tiền (Mail Transfer – M/T) • Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. b/ Hình thức điện báo (Telegraphic Transfer – T/T) • Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Ghi chú: Hai cách chuyển tiền này chỉ khác nhau ở bước thứ 3 trong qui trình chuyển tiền trả trước hay bước 4 trong quy trình chuyển tiền trả sau. 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 24 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.1.3. Hình thức chuyển tiền (cách chuyển) Quy tắc thu phí: Phí chuyển tiền bao gồm: phí dịch vụ chuyển tiền và điện phí. Có 3 cách quy định trả phí như sau: Toàn bộ phí chuyển tiền do người hưởng chịu (All charges to be borne by beneficiary) Người chuyển tiền trả phí cho ngân hàng chuyển tiền, còn các ngân hàng khác tham gia chuyển tiền thu phí từ người hưởng lợi (Charges to be shared: phí bên nào bên ấy trả) Toàn bộ phí chuyển tiền do người chuyển tiền chịu (All charges to be borne by remitter) Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 5 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Quy tắc thu phí: Payment Order MT 103 FIN MT103 FIN MT 103 – Single Customer Credit Transfer 71A: Details of Charges SHA 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 26 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.1.4. Nhận xét a/ Ưu điểm – Đây là phương thức thanh toán rất đơn giản – Chi phí thấp – Thời gian thanh toán nhanh b/ Nhược điểm – Trong phương thức thanh toán chuyển tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc chuyển tiền và nhận hoa hồng (thủ tục phí) chứ không bị ràng buộc gì cả. – Rủi ro rất cao cho cả người mua và người bán • Rủi ro cho người bán: người mua nhận hàng rồi có trả tiền không? trả trễ, trả thiếu. Phương thức này không bảo vệ quyền lợi của người bán (trả sau). • Rủi ro cho người mua: BCT giả, hàng kém chất lượng, hàng thiếu, hàng không đúng quy định của hợp đồng. Phương thức này cũng không bảo vệ quyền lợi của người mua (trả trước). 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 27 3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 3.1.4. Nhận xét (tt) c/ Áp dụng • Tỉ lệ thực hiện của phương thức này ở Việt Nam khá cao, các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền chiếm 30 – 60%. • Người xuất khẩu và nhập khẩu chỉ nên dùng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán có quan hệ lâu đời, thân thuộc và tín nhiệm lẫn nhau hay khi trị giá hợp đồng không lớn lắm. • Khi phát sinh mâu thuẫn quyền lợi hoặc thiếu tín nhiệm lẫn nhau trong thương lượng, hai bên nên sử dụng phương thức thanh toán khác thích hợp hơn. 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 29 3.2. Phương thức ghi sổ (Open account) 3.2.1. Khái niệm • Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ được thực hiện trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, hàng quý, nửa năm). 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 30 3.2. Phương thức ghi sổ (Open account) Đặc điểm của phương thức này: • Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. • Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên. • Chỉ có hai bên tham gia thanh toán: người bán (nhà xuất khẩu) và người mua (nhà nhập khẩu). Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 6 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 31 3.2. Phương thức ghi sổ (Open account) 3.2.2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ Người mua (Nhà NK) Người bán (Nhà XK) Giao hàng, ghi nợ Định kỳ thanh toán 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 32 3.2. Phương thức ghi sổ (Open account) Trong phương thức ghi sổ có các bên liên quan: • Người chuyển tiền (remitter/ MT103 Ordering Customer): là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài (người mua/ nhà nhập khẩu). • Ngân hàng chuyển tiền (remitting bank): là ngân hàng nhận ủy thác chuyển tiền của người chuyển tiền. • Ngân hàng đại lý (corresponding bank/ agent bank): là ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, thường đặt tại nước của người thụ hưởng. • Ngân hàng trả tiền (paying bank/ beneficiary’s bank): là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. • Người thụ hưởng (beneficiary): là người được nhận tiền chuyển (người bán/ nhà xuất khẩu). 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 33 3.2. Phương thức ghi sổ (Open account) Trong quá trình thanh toán thì phải thông qua ngân hàng NH người NK NH người XK Người nhập khẩu Người xuất khẩu (1) (3) (5) (4) (6) (2) Hồ Văn Dũng 34 3.2. Phương thức ghi sổ (Open account) Các bước: 1) Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi BCT trực tiếp cho người mua 2) Nhà xuất khẩu mở sổ ghi nợ cho người mua 3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền cho người bán khi đến định kỳ thanh toán. 4) Ngân hàng chuyển tiền trích tài khoản của người mua để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ cho người mua. 5) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư/bằng điện) cho ngân hàng trả tiền ở nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng. 6) Ngân hàng trả tiền sẽ thực hiện việc chuyển tiền cho người thụ hư ... ác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C. • Loại L/C không thể hủy bỏ bảo đảm quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. • Trước đây, L/C không ghi chữ “IRREVOCABLE” thì đương nhiên coi nó là có thể hủy bỏ được, tức là ngân hàng mở L/C muốn hủy bỏ, bổ sung hoặc sửa đổi lúc nào cũng được, không cần phải có sự đồng ý của các bên (UCP 400). • Còn giờ đây theo Điều 3 UCP 600 – ICC 2007 thì: Một tín dụng thư là không thể hủy bỏ ngay cả khi không có quy định về việc đó. 3.5.5. Các loại thư tín dụng c/ Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) • Là loại L/C không thể hủy bỏ, được một ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Điều đó có nghĩa là ngân hàng xác nhận (Confirming bank) chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (trường hợp ngân hàng mở L/C bị phá sản, mất khả năng chi trả). • Nguyên nhân có loại L/C này là do tổ chức xuất khẩu không hoàn toàn tin tưởng vào ngân hàng mở L/C và giá trị L/C tương đối lớn. Trong L/C này trách nhiệm ngân hàng xác nhận nặng hơn ngân hàng mở L/C, do đó để bảo đảm, có khi ngân hàng xác nhận yêu cầu ngân hàng mở L/C phải ký quỹ trước (có trường hợp phải ký quỹ 100% trị giá L/C) và phải trả tiền thủ tục phí cho ngân hàng xác nhận thường rất cao. • Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nên thư tín dụng loại này là loại đảm bảo nhất cho quyền lợi của người xuất khẩu. 3.5.5. Các loại thư tín dụng 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 126 d/ Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable Without Recourse L/C) • Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát” (Without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi như vậy. • Loại L/C không thể hủy bỏ, miễn truy đòi cũng được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. 3.5.5. Các loại thư tín dụng Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 22 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 127 e/ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): • Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó qui định rằng khi L/C sử dụng hết trị giá hoặc sau khi hết hạn hiệu lực của L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất tổng giá trị hợp đồng. 3.5.5. Các loại thư tín dụng e/ Thư tín dụng tuần hoàn (tt): • Ví dụ: Hợp đồng bán 40.000 MT (metric tons) gạo trắng hạt dài VN vụ mùa 2012, 5% tấm với đơn giá 450 USD/ MT FOB Ho Chi Minh City Port, Incoterms 2010. Tổng trị giá HĐ là 18 triệu USD, giao hàng 4 chuyến. Mỗi chuyến giao 10.000 MT cách nhau 2 tháng. Nhà NK nước ngoài có các cách mở L/C như sau: • Cách 1: Nếu mở 1 L/C thực hiện HĐ này thì L/C này trị giá 18 triệu USD và thời hạn hiệu lực tối thiểu là 8 tháng. • Cách 2: Mở L/C cho mỗi chuyến giao hàng (4 L/C). Cách này cũng không tối ưu vì mỗi lần mở phải kiểm tra, do đó rất bất tiện. • Cách 3: Mở 1 L/C tuần hoàn (trị giá 4,5 triệu USD với thời hạn hiệu lực ngắn, sau khi sử dụng xong phục hồi lại giá trị như cũ). Đây là cách tiện lợi nhất hiện nay. 3.5.5. Các loại thư tín dụng e/ Thư tín dụng tuần hoàn (tt): • Loại L/C tuần hoàn này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi. Khi áp dụng L/C tuần hoàn, tổ chức nhập khẩu có lợi là không bị đọng vốn và giảm được chi phí mở L/C nhiều lần, tổ chức xuất khẩu có thuận lợi là giao hàng xong có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C. • Nếu xét theo khả năng tích lũy, L/C tuần hoàn được chia làm 2 loại: – Loại L/C tuần hoàn có tích lũy – Loại L/C tuần hoàn không tích lũy • Nếu xét theo cách tuần hoàn, thì L/C tuần hoàn có thể chia thành 3 cách tuần hoàn: – L/C tuần hoàn tự động – L/C tuần hoàn không tự động – L/C tuần hoàn bán tự động 3.5.5. Các loại thư tín dụng 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 130 f/ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) • Là thư tín dụng trong đó qui định quyền được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ trị giá L/C cho một hay nhiều người khác theo lệnh của người hưởng lợi thứ nhất. Tuy nhiên việc chuyển nhượng chỉ được phép tiến hành một lần. Chi phí chuyển nhượng thường là do người hưởng lợi đầu tiên chịu. • Chuyển nhượng L/C có thể chuyển nhượng toàn bộ L/C hoặc cũng có thể chuyển nhượng một phần. Trên L/C phải có chữ Transferable thì L/C mới có thể chuyển nhượng được (trường 40A Form of DC: IRREVOCABLE TRANSFERABLE). 3.5.5. Các loại thư tín dụng 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 131 f/ Thư tín dụng chuyển nhượng (tt) • Để thực hiện việc chuyển nhượng L/C thì người hưởng lợi thứ nhất phải ra lệnh cho ngân hàng chuyển nhượng L/C bằng “ĐƠN YÊU CẦU CHUYỂN NHƯỢNG THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ”. • Có 2 hình thức chuyển nhượng L/C: – Chuyển nhượng L/C tại nước người hưởng lợi – Chuyển nhượng L/C qua nước thứ ba • Ví dụ: Một hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nam Phi thông qua người mua bán trung gian ở Hồng Kông. 3.5.5. Các loại thư tín dụng 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 132 Sơ đồ cách mở L/C chuyển nhượng: Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 23 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 133 1. Ký hợp đồng ngoại thương (gồm 1a và 1b) 2. Yêu cầu mở L/C chuyển nhượng 3. L/C chuyển nhượng (L/C gốc – Primary L/C hay Master L/C) được mở 4. Thông báo L/C gốc cho người hưởng lợi thứ nhất 5. Gửi đơn yêu cầu chuyển nhượng L/C (lệnh chuyển nhượng) 6. Chuyển nhượng L/C 7. Thông báo L/C cho người hưởng lợi thứ hai Sơ đồ cách mở L/C chuyển nhượng: 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 134 Sơ đồ hoạt động của L/C chuyển nhượng 1. Giao hàng 2. Người hưởng lợi thứ hai xuất trình chứng từ 3. Chuyển chứng từ đến ngân hàng trung gian 4. Thông báo chứng từ cho người hưởng lợi 1 5. Người hưởng lợi 1 sẽ thay lại chứng từ (đổi B/E và invoice) rồi xuất trình chứng từ cho ngân hàng trung gian 6. Chuyển chứng từ đến ngân hàng mở L/C 7. Yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán để được nhận chứng từ 8. Nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán 9. Chuyển tiền về ngân hàng trung gian 10. Chuyển tiền chênh lệch cho người hưởng lợi thứ nhất 11. Chuyển tiền cho ngân hàng thông báo ở Việt Nam 12. Chuyển tiền cho người hưởng lợi thứ 2 Sơ đồ hoạt động của L/C chuyển nhượng 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 136 Một số lưu ý: • L/C chuyển nhượng thường được sử dụng trong trường hợp mua bán qua trung gian. • L/C chuyển nhượng, người xuất khẩu chỉ nhận được tiền sau khi người trung gian đã nhận được tiền. Như vậy sử dụng L/C chuyển nhượng thì nhà XK sẽ bất lợi. Sơ đồ hoạt động của L/C chuyển nhượng 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 137 g/ Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) • Là loại L/C được mở dựa vào một L/C khác, nghĩa là sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, người xuất khẩu có thể sử dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người thụ hưởng khác với nội dung tương tự như nội dung L/C ban đầu. L/C trước gọi là L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lưng. • Ví dụ: Một hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nam Phi thông qua người mua bán trung gian ở Hồng Kông. 3.5.5. Các loại thư tín dụng 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 138 Sơ đồ cách mở L/C giáp lưng (back to back L/C): Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 24 1. Ký hợp đồng ngoại thương (gồm 1a và 1b) 2. Người mua yêu cầu mở L/C (L/C gốc – Primary L/C hay Master L/C) 3. L/C gốc được mở 4. Thông báo L/C gốc cho người hưởng lợi thứ nhất 5. Người trung gian làm đơn yêu cầu mở L/C giáp lưng 6. L/C giáp lưng được mở 7. Thông báo L/C giáp lưng cho người hưởng lợi thứ hai Sơ đồ cách mở L/C giáp lưng (back to back L/C): 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 140 Sơ đồ hoạt động của L/C giáp lưng 1. Giao hàng 2. Người hưởng lợi thứ hai xuất trình chứng từ để thanh toán 3. Chuyển chứng từ đến ngân hàng trung gian 4. Nếu chứng từ hợp lệ với L/C giáp lưng thì chuyển tiền cho NH thông báo ở VN 5. NH thông báo ở VN ghi có và báo có cho nhà XK 6. Chuyển chứng từ cho người hưởng lợi 1 7. Người hưởng lợi 1 sẽ thay lại chứng từ (đổi B/E và invoice) rồi xuất trình chứng từ cho ngân hàng trung gian 8. Chuyển chứng từ đến ngân hàng mở L/C 9. Nếu BCT phù hợp với L/C gốc thì chuyển tiền cho ngân hàng trung gian 10. Chuyển tiền chênh lệch cho người hưởng lợi thứ nhất (người trung gian) 11. Yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán để được nhận chứng từ 12. Nhà nhập khẩu nhận chứng từ Sơ đồ hoạt động của L/C giáp lưng 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 142 L/C giáp lưng được sử dụng trong những trường hợp sau: – Khi L/C gốc được mở ra không có từ chuyển nhượng. – Dùng trong mua bán thông qua trung gian khi mà người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyển nhượng vì họ không muốn lộ bí mật khách hàng của họ. Sơ đồ hoạt động của L/C giáp lưng Một số lưu ý: – L/C giáp lưng được mở trên cơ sở 1 L/C khác chứ không phải trên cơ sở của hợp đồng. – Mặc dù được gọi là thư tín dụng giáp lưng nhưng trong nội dung, thư tín dụng sẽ không thể hiện thuật ngữ này. – Ngân hàng phát hành thư tín dụng giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán BCT hợp lệ xuất trình theo thư tín dụng của mình. Nghĩa là người hưởng lợi thứ 2 (nhà xuất khẩu) sẽ nhận được tiền liền sau khi họ xuất trình BCT hợp lệ mà không phải chờ sau khi người trung gian nhận được tiền như trong tín dụng thư chuyển nhượng. Như vậy, trong nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng, cái lợi của nhà xuất khẩu thực thụ chính là cái bất lợi của nhà trung gian, ngược lại với thư tín dụng chuyển nhượng. Sơ đồ hoạt động của L/C giáp lưng h/ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal Letter of Credit) hay còn gọi là thư tín dụng dùng cho mua bán đối lưu (L/C for a Counter Trade – Transaction) • Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó đã được mở ra. Điều đó có nghĩa là tổ chức xuất khẩu khi nhận được L/C do tổ chức nhập khẩu mở thì phải mở lại L/C tương ứng thì nó mới có giá trị. • Trong L/C ban đầu thường phải ghi: “L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số mở ngày qua ngân hàng ”. • L/C đối ứng được sử dụng trong việc mua bán trên cơ sở hàng đổi hàng (barter), ngoài ra không loại trừ khả năng dùng để thanh toán trong phương thức gia công quốc tế. • Nếu trong gia công, thì L/C để nhập thành phẩm sẽ là L/C trả ngay (L/C available by sight payment), L/C nhập nguyên liệu là L/C trả chậm (Available by acceptance). 3.5.5. Các loại thư tín dụng Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 25 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 145 i/ Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment Letter of Credit) hay còn gọi là thư tín dụng thanh toán chậm • Là loại L/C không thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán làm nhiều lần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn hiệu lực quy định rõ trong L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu. 3.5.5. Các loại thư tín dụng 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 146 j/ Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause Letter of Credit) • Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt. Gọi là L/C có điều khoản đỏ vì trước đây điều khoản đặc biệt này được viết bằng mực đỏ bởi ngân hàng phát hành để tập trung sự chú ý của người đọc vào điều khoản này. Ngày nay người ta thay điều khoản in bằng mực đỏ bằng dòng chữ in nghiêng và đậm. • Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở L/C cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền ứng trước một khoản tiền nhất định để giúp tổ chức xuất khẩu có thêm nguồn vốn mua hàng cho L/C đã mở trước khi giao hàng, nên còn được gọi là thư tín dụng ứng trước (Advance Letter of Credit). 3.5.5. Các loại thư tín dụng 147 k/ Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) • Để đảm bảo quyền lợi cho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu không giao hàng theo đúng hợp đồng, nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng trong đó qui định rằng nếu nhà xuất khẩu không thực hiện hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho nhà nhập khẩu. • Lưu ý: – L/C dự phòng do ngân hàng của nhà xuất khẩu mở – L/C dự phòng gần giống với hình thức bảo lãnh của ngân hàng, chỉ khác luật áp dụng. 3.5.5. Các loại thư tín dụng Hồ Văn Dũng 148 l/ Thư tín dụng có điều khoản cho phép hoàn trả bằng điện (TTR – Telegraphic Transfer Reimbursement) • Là L/C cho phép ngân hàng phục vụ người hưởng lợi sau khi kiểm tra tính hợp lệ của BCT với những điều kiện và điều khoản của L/C, nếu đúng thì trả tiền cho nhà XK, và sẽ được phép đánh điện đòi tiền ngân hàng phát hành L/C cùng với việc chuyển chứng từ cho ngân hàng này. Nhận được điện đòi tiền, ngân hàng phát hành hoàn trả tiền ngay cho ngân hàng thông báo. 3.5.5. Các loại thư tín dụng • Tu chỉnh L/C tiếng Anh là “admendment” là hành vi mà NH phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần nội dung của L/C gốc đã mở. • Nguyên tắc tu chỉnh L/C: – Phải tu chỉnh L/C trong thời hạn có hiệu lực của L/C. – Tu chỉnh L/C phải được thực hiện thông qua ngân hàng mà NH xác nhận cuối cùng sự tu chỉnh đó phải là NH phát hành L/C. – Ai đề nghị tu chỉnh L/C thì trước hết phải thông báo cho đối tác của mình biết và phải được sự chấp thuận của người này thì vấn đề tu chỉnh L/C mới có hiệu lực. – Nội dung của văn bản tu chỉnh cuối cùng sẽ phủ định nội dung của L/C gốc và các văn bản tu chỉnh trước đó về vấn đề cần tu chỉnh. – Bên nào đề nghị tu chỉnh thì bên đó phải chịu phí tu chỉnh. Tu chỉnh L/C là gì? 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 150 Ưu: Là phương thức thanh toán an toàn nhất hiện nay (cả nhà XK và nhà NK) – Nhà XK: không sợ nhà NK nhận hàng mà không trả tiền (hay là trả tiền thiếu, trả tiền trễ) vì ngân hàng là người trả tiền. Nhà NK không nhận hàng hay bị phá sản nhà XK cũng không sợ, nhà XK chỉ sợ ngân hàng mở phá sản. – Nhà NK: cũng an toàn, bộ chứng từ được ngân hàng kiểm tra kỹ nên ít sợ BCT giả, khá an tâm về số lượng và chất lượng hàng. 3.5.6. Nhận xét phương thức thanh toán L/C Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 26 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 151 Nhược: • Đây là phương thức thanh toán phức tạp nhất • Phí cao • Thời gian thanh toán chậm • Rủi ro nhất định (cho nhà XK và nhà NK) – Rủi ro cho nhà XK: không được trả tiền vì BCT không phù hợp. – Rủi ro cho nhà NK: số lượng và chất lượng hàng không phù hợp; BCT hợp lệ nhưng hàng hóa không hợp lệ; nhà NK ký quỹ mở L/C nhưng nhà XK không giao hàng (không nhận được hàng lỡ mất cơ hội kinh doanh, đọng vốn ký quỹ) 3.5.6. Nhận xét phương thức thanh toán L/C (tt) 2-Jan-20 Hồ Văn Dũng 152 Kết thúc chương 3
File đính kèm:
- bai_giang_thanh_toan_trong_kinh_doanh_quoc_te_chuong_3_cac_p.pdf