Bài giảng Thí nghiệm công trình - Bùi Thiên Lam

1. Vai trò của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (NCTN) trong xây dựng

Ngày nay trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật, vai trò NCTN ngày càng được

khẳng định nhằm :

+ Giải quyết các vấn đề về công nghệ và của thực tế sản xuất đòi hỏi thực hiện

nhanh, hiệu quả.

+ Giải quyết và hoàn thiện các bài toán mà các phwơng pháp lý thuyết chưa hoặc

không giải quyết đầy đủ hoặc chỉ mới là ý tưởng.

* NCTN là một phương pháp cảm thụ trực tiếp để nhận được các tín hiệu, thông tin

và hình ảnh của một hiện tượng, một sự vật được gọi là đối tượng nghiên cứu.

Trong kỹ thuật xây dựng, đối tượng nghiên cứu là vật liệu xây dựng (VLXD), là kết

cấu công trình (KCCT) đã, đang và sẽ tồn tại.

• Đối tượng tạo nên để nghiên cứu có đặc trưng hình học và vật liệu bằng thực thì

gọi là đối tượng nguyên hình.

• Đối tượng có các đặc trưng hình học và vật liệu tuân theo 1 quy luật tương tự vật

lý xác định thì gọi là đối tượng mô hình.

* Từ NCTN có thể đưa đến những kết luận mang tính qui luật cũng như tính tiêu

biểu đối với các tham số khảo sát cả về chất lượng lẫn số lượng.

* NCTN hổ trợ cho quá trình tính toán, thiết kế, thay thế được lời giải cho các bài

toán đặc thù, phức tạp mà đi bằng phương pháp lý thuyết thì mất quá nhiều thời gian hoặc

chưa giải quyết được.

NCTN có thể thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản sau :

1. Xác định, đánh giá khả năng làm việc, tuổi thọ của VLXD và KCCT

+ Công trình trước khi đưa vào sử dụng: đánh giá chất lượng qua kiểm tra, kiểm định

trực tiếp trên công trình. Kết quả là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ nghiệm thu bàn

giao công trình (đặc biệt lưu ý các công trình xây dựng từ VL địa phương hay VL cũ).

+ Những công trình đã xây dựng quá lâu, hết niên hạn sử dụng, chất lượng bị giảm

yếu, các công trình có yêu cầu sửa chữa, cải tạo, thay đổi công nghệ sản xuất, chức năng

sử dụng.

+ Đánh gia tra ng thái, khả năng làm việc của các kết cấu công trình sau các sự cố

(động đất, cháy, nổ.). Việc nghiên cứu này nhằm phát hiện và đánh giá mức độ hư hỏng,

từ đó đưa ra những nhận xét quyết định sự tồn tại, phá bỏ hay gia cố sửa chữa phục hồi.

 

pdf 104 trang yennguyen 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thí nghiệm công trình - Bùi Thiên Lam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_nghiem_cong_trinh_bui_thien_lam.pdf