Bài giảng Thị trường tài chính - Chương: Thị trường tiền tệ & Định chế tài chính trung gian - Lê Văn Lâm

Nội dung

v Khái niệm thị trường tiền tệ

v Vai trò của thị trường tiền tệ

v Chủ  thể  tham  gia  trên  thị  trường  tiền  tệ

v Các công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ

v Ngân hàng thương mại

v Các định chế tài chính phi  ngân hàng

pdf 47 trang yennguyen 7340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thị trường tài chính - Chương: Thị trường tiền tệ & Định chế tài chính trung gian - Lê Văn Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thị trường tài chính - Chương: Thị trường tiền tệ & Định chế tài chính trung gian - Lê Văn Lâm

Bài giảng Thị trường tài chính - Chương: Thị trường tiền tệ & Định chế tài chính trung gian - Lê Văn Lâm
THỊ  TRƯỜNG  TIỀN  TỆ  &  
ĐỊNH  CHẾ  TÀI  CHÍNH  TRUNG  GIAN
Lê Văn Lâm
1
Nội dung
v Khái niệm thị trường tiền tệ
v Vai trò của thị trường tiền tệ
v Chủ  thể  tham  gia  trên  thị  trường  tiền  tệ
v Các công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ
v Ngân hàng thương mại
v Các định chế tài chính phi  ngân hàng
2
§ Thị trường tiền tệ (money  market)  là thị
trường phát hành và mua bán các công
cụ tài chính ngắn hạn có thời hạn không
quá một năm.
§ Chủ yếu thu hút các nhà đầu tư tổ chức
như ngân hàng thương mại,  các công ty  
tài chính,  các tập đoàn tài chính,
§ Lưu  ý:  Không  phải  là  thị  trường  để  giao  
dịch  tiền  (money/currency)  nhưng  vì  sao  
gọi  là  thị  trường  tiền  tệ?
1.  Khái niệm thị trường tiền tệ
3
2.  Vai trò của thị trường tiền tệ
4
§ Cung  ứng  vốn  ngắn  hạn  
§ Tạo  môi  trường  đầu  tư  ngắn  hạn  tạm  thời
§ Giúp thực thi  chính sách tiền tệ
§ Giúp xác định lãi suất ngắn hạn
3.  Chủ  thể  tham  gia
5
§ Ngân  hàng  trung  ương  
§ Ngân  hàng  thương  mại
§ Các  doanh  nghiệp
§ Các  định  chế  phi  ngân  hàng
§ Các  cá  nhân
§ Sử dụng thị trường tiền tệ để quản lý hệ
thống lưu thông tiền tệ và thực thi chính
sách tiền tệ.
§ Chính sách tiền tệ:  Hành động của ngân
hàng trung ương nhằm quản lý lượng tiền
tệ trong lưu thông,  thường là tác động
đến lãi suất nhằm đạt được những mục
tiêu kinh tế vĩ mô,  chẳng hạn kiềm chế
lạm phát.
Ngân hàng trung ương
6
§ Là  hoạt  động  ngân  hàng  trung  ương  mua  vào  
hoặc  bán  ra  những  giấy  tờ  có  giá  của  chính  
phủ  trên  thị  trường.  
§ Tác  động  đến lãi suất ngắn hạn và lượng tiền
cơ sở (base  money),  từ đó tác động đến tổng
cung tiền của nền kinh tế.
§ Tiền cơ sở:  Là tiền có mức độ thanh khoản
cao nhất,  thường gồm tiền giấy,  tiền đồng
trong lưu thông và dự trữ bắt buộc của NHTM  
tại NHTW.
Nghiệp vụ thị trường mở
(Open  market  operation)
7
§ Là  nhà  đầu  tư  nắm  giữ  các  công  cụ  ngắn  hạn  
(chẳng  hạn  tín  phiếu  kho  bạc)
§ Là  nhà  phát  hành  các  chứng  chỉ  tiền  gửi,  các  
thuận  nhận  ngân  hàng
§ Tham  gia  thị  trường  liên  ngân  hàng  để  quản  lý  
thanh  khoản  (interbank  lending  market)
Ngân  hàng  thương  mại
8
§ Mua  bán  các  chứng  khoán  ngắn  hạn  để  đầu  tư  
tạm  thời
§ Huy  động  vốn  ngắn  hạn bằng  việc  phát  hành  
các  chứng  khoán  ngắn  hạn
Các  doanh  nghiệp
9
§ Các  ngân  hàng  đầu  tư  đóng  vai  trò  tạo  lập  thị  
trường  (market  makers)
§ Các  công  ty  bảo  hiểm  đầu  tư  một  phần  vào  
các  chứng  khoán  ngắn  hạn  và  bán  ra  khi  phải  
đền  bù  theo  hợp  đồng  bảo  hiểm
§ Các  quỹ  tương  hỗ,  quỹ  hưu  trí  đầu  tư  một  
phần  vào  chứng  khoán  ngắn  hạn
Các  định  chế  phi  ngân  hàng
10
§ Trong  điều  kiện  lạm  phát  cao,  lãi  suất  tiền  gửi  
ngân  hàng  trở  nên  kém  hấp  dẫn
§ Các  cá  nhân  có  thể  lựa  chọn  tham  gia  các  quỹ  
tương  hỗ  để  gián  tiếp  đầu  tư  vào  thị  trường  
tiền  tệ
Các  cá  nhân
11
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
12
Tín phiếu kho bạc (treasury  bills)
§ Là giấy nợ ngắn hạn của chính phủ, được
phát hành với kỳ hạn dưới 1 năm.
§ Mục đích:  bù đắp thâm hụt ngân sách và điều
hành chính sách tiền tệ.
§ Tại Việt Nam:  Bộ tài chính phát hành
§ Được quan niệm là tài sản phi  rủi ro
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
13
Các giấy tờ thương mại/  thương phiếu
(commercial  papers)
Hối phiếu (Bill of exchange): Hối phiếu là tờ
mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người
ký phát cho người khác, yêu cầu người này
ngay khi nhìn thấy tờ phiếu (sight draft), hoặc
đến một ngày nhất định trong tương lai (time
draft), phải trả một số tiền nhất định cho người
thụ hưởng.
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
14
Các bên liên quan:
§ Người ký phát (drawer)
§ Người chấp thuận (acceptor):  đảm nhận
việc thanh toán mệnh giá hối phiếu cho
người trình tờ hối phiếu tại ngày đáo hạn.  
§ Người thụ hưởng (payee):  là bên nhận
được khoản tiền khi hối phiếu được chiết
khấu.  Có thể là người ký phát hoặc người
khác do  người ký phát chỉ định.  
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
15
Các bên liên quan:
§ Người chiết khấu (discounter):  là bên chiết
khấu mệnh giá và mua hối phiếu.  Có thể là
người chấp thuận hoặc không.  
§ Người chuyển nhượng (endorser):  là bên
mà trước đây là người sở hữu hối phiếu
nhưng sau đó đã bán hối phiếu đi.  Khi hối
phiếu được bán,  người này phải ký vào
đằng sau hối phiếu.  
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
16
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
17
Các giấy tờ thương mại/  thương phiếu
(commercial  papers)
Promissory note: là một công cụ tài chính
trong đó người ký phát hứa sẽ trả một số tiền
nhất định cho người thụ hưởng tại một thời
gian xác định trong tương lai.
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
18
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
19
Thuận nhận ngân hàng (Banker’s  acceptance):
Là công cụ thanh toán trả chậm được ký phát bởi một
công ty  với  sự chấp thuận thanh toán của ngân hàng
(time  draft),  được sử dụng chủ  yếu trong hoạt động
thương mại quốc tế.  Sau khi chấp thuận thanh toán,  
ngân hàng có nghĩa vụ trả nợ vô điều kiện trong tương
lai.  Công cụ này có thể được chuyển nhượng trên thị
trường thứ cấp ở  mức giá chiết khấu so  với mệnh giá.  
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit): là một
công cụ nợ được phát hành bởi ngân hàng nhằm
chứng nhận một số tiền xác định đã được gửi vào
ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi có ngày đáo hạn và
một mức lãi suất xác định.
Trước năm 1961, đây là dạng công cụ không thể
chuyển nhượng. Tuy nhiên, năm 1961, Citibank lần
đầu tiên phát hành CDs có thể chuyển nhượng trên
thị trường thứ cấp nhằm thu hút khách hàng.
20
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
21
4.  Công cụ tài chính trên TTTT
Định giá công cụ trên thị trường tiền tệ:
Là các chứng khoán chiết khấu (discount securities)
được định giá bởi công thức:
       P = F(r*n+	
  1)
22
5.  Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
nhằm mục tiêu lợi nhuận. (Luật các tổ chức tín
dụng)
Tại Mỹ, hầu như các NHTM không được phép
thực hiện hoạt động đầu tư vốn cổ phần vào các
công ty, trong khi đó hầu hết các quốc gia khác lại
cho phép.
23
Ngân hàng thương mại
§ Hoạt động ngân hàng: kinh doanh tiền tệ &
cung cấp dịch vụ thanh toán.
§ Kinh doanh tiền tệ: nhận tiền gửi và cấp tín
dụng.
§ Cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng,
§ Nhận tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng
chỉ tiền gửi,
24
• Trong  hệ  thống  tài  chính  hiện  đại,  các  hoạt  động  
của  NHTM  ít  bị  ràng  buộc  bởi  quy  định  so  với  trong  
quá  khứ
• Trong  môi  trường  ít  bị  ràng  buộc  hơn,  NHTM  thực  
hành  hoạt  động  quản  trị  thanh  khoản,  tức  là  sự  
thiếu  hụt  vốn  được  bù  đắp  bởi  các  khoản  vay  trên  
thị  trường  vốn
• Quy  định  trong  lĩnh  vực  ngân  hàng bắt  đầu  được  
chú  ý  nhiều  hơn sau  khủng  hoảng
Ngân hàng thương mại
• Quản  trị  tài  sản
• Danh  mục  nợ  được  điều  chỉnh  theo  tiền  gửi
• Quản  trị  thanh  khoản
• Tiền  gửi  và  các  nguồn  huy  động  khác  được  điều  
chỉnh  theo  nhu  cầu  vay
• Vay  mượn  trực  tiếp  trên  thị  trường  vốn  nội  địa  và  quốc  tế
• Cung  ứng  các  dịch  vụ  tài  chính  khác
• Thực  hiện  các  hoạt  động  kinh  doanh  ngoại  bảng
Ngân hàng thương mại
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng
§ Tài sản (Assets): Các khoản cho vay cá nhân;;
cho vay doanh nghiệp;; đầu tư dài hạn;; các
công cụ tài chính, .
§ Nợ (Liabilities): Các tín phiếu, trái phiếu do
ngân hàng phát hành;; các tài khoản thanh
toán;; các tài khoản tiết kiệm của khách hàng;;
các khoản kí gửi của các tổ chức & ngân hàng
khác;;
§ Vốn chủ sở hữu (Equity): Cổ phần thường;; cổ
phần ưu đãi;; lợi nhuận giữ lại
27
Rủi ro và quản lý rủi ro
28
Các ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ:
§ Cung cấp dịch vụ (thu phí)
§ Chấp nhận rủi ro:
ü Cấp tín dụng (rủi ro tín dụng)
ü Kinh doanh trên thị trường tài chính (rủi ro thị
trường)
ü Nhận tiền gửi ngắn hạn, cấp tín dụng dài hạn (chênh
lệch thời hạn – duration mismatch)
Rủi ro và quản lý rủi ro
29
Quy định về quản lý rủi ro đối với ngân hàng:
§ Thế giới: Hiệp ước Basel (I, II, III)
§ Việt Nam: tham khảo các quy định, thông tư của
Ngân hàng Nhà nước về quản lý hoạt động của các
Ngân hàng thương mại.
Rủi ro và quản lý rủi ro
30
Các rủi ro chính:
§ Rủi ro thị trường (market risk)
§ Rủi ro tín dụng (credit risk)
§ Rủi ro cấu trúc lãi suất (structural interest rate risk)
§ Rủi ro hoạt động (operating risk)
Rủi ro và quản lý rủi ro
31
Rủi ro thị trường
Là khả năng thua lỗ khi thị trường biến động không
mong muốn.
Rủi ro và quản lý rủi ro
32
Rủi ro tín dụng:
Là rủi ro khi không thu hồi được khoản nợ đến hạn, có
thể do một bên giao dịch phá sản (default risk) hoặc
không thực hiện nghĩa vụ (settlement risk)
Rủi ro cấu trúc lãi suất:
Là rủi ro xảy ra do sự chênh lệch về cấu trúc lãi suất (cố
định hay thả nổi, ngắn hạn hay dài hạn) giữa tài sản và
các khoản nợ của ngân hàng. Khi lãi suất thay đổi đột
ngột có thể ảnh hưởng đến giá trị của tài sản và nợ.
Rủi ro và quản lý rủi ro
33
Rủi ro hoạt động
§ Là rủi ro xảy ra khi có những khoản thua lỗ trực
tiếp hay gián tiếp do sự thất bại của quy trình nội
tại, do con người, hệ thống hoặc các biến cố bên
ngoài (Ủy ban Basel).
§ Những nguyên nhân trên có thể là cố ý (gian lận)
hoặc không cố ý (sai lầm).
Rủi  ro và  quản  lý  rủi  ro
• Khủng  hoảng  tài  chính  đã  tạo  ra  sự  chú  ý  về  
các  quy  định  ngân  hàng
• Một  số  các  định  chế  sụp  đổ  trong  khủng  hoảng
• Lượng  đòn  bẩy  được  sử  dụng trong  bảng  
CĐKT  của  các  định  chế  này  là  nhân  tố  đầu  tiên  
dẫn  đến  sự  yếu  kém  
• Tranh  luận xoay  quanh  quy  định  và  giám  sát  
ngân  hàng  tập  trung  vào  việc  làm  cách  nào  để  
duy  trì  một  hệ  thống  tài  chính  ổn  định
Rủi  ro  và  quản  lý  rủi  ro
• Các  hoạt  động  của định  chế  tài  chính  sẽ  không  
tránh  khỏi  những  khoản   thua  lỗ  bất  thường
• Phần  vốn  của  các  định  chế  có  vai  trò  là  “tấm  đệm”  
khi  thua  lỗ  như  vậy
• Nếu  vốn  không  đủ,	
  định  chế  bị  mất  khả  năng  thanh  
khoản.	
  Điều  này  rất  quan  trọng  trong  việc  ổn  định  
hệ  thống
• Tiêu  chuẩn  an  toàn  vốn  tối  thiểu theo  Basel  II  và  III  
xác  định  mức  vốn  tối  thiểu  cần  thiết  với  một  ngân  
hàng
• Các  tiêu  chuẩn  này  được  thiết  kế  để  tạo  ra  sự  an  
toàn  cho  hệ  thống  tài  chính
6.  Các định chế phi  ngân hàng
36
ü Ngân hàng đầu tư (Investment  banks)
ü Quỹ đầu tư tương hỗ (Mutual  funds)
ü Quỹ đầu tư phòng hộ (Hedge  funds)
ü Quỹ đầu tư hưu trí (Pension  funds)
ü Công ty  bảo hiểm (Insurance  companies)
ü Công ty  tài chính (Finance  companies)
ü Quỹ phát triển nhà ở  (Building  societies)
ü Hiệp hội tín dụng (Credit  unions)
5.  Các định chế phi  ngân hàng
§ Cung cấp một số   loại   hình   dịch   vụ khác như
tư vấn, nhận ủy thác đầu tư,
§ Các  khoản đầu tư  của Ngân  hàng thương  mại  
chủ yếu tập trung  vào  lĩnh vực thương  mại  và
công nghiệp còn các tổ chức   tài   chính phi
ngân   hàng tập trung   chủ yếu   vào   lĩnh vực
chứng  khoán, bảo hiểm, cho vay tiêu  dùng,
37
Ngân hàng đầu tư (Investment  banks)
38
§ Không nhận tiền gửi và hầu như không cho vay.
§ Tập trung vào các hoạt động tư vấn và hỗ trợ huy
động vốn tài trợ cho các công ty.  
§ Khách hàng chủ yếu là các công ty,  các nhà đầu
tư cá nhân với lượng vốn lớn,  chính phủ
§ Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu trên thị
trường tài chính quốc tế.
Ngân hàng đầu tư (Investment  banks)
39
Các hoạt động chủ yếu:
Kinh doanh ngoại hối
Tư vấn khách hàng huy động vốn trên thị trường tài
chính trong nước và quốc tế
Bảo lãnh các đợt phát hành cổ phiếu và trái phiếu
Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Định giá và tư vấn M&A
Tư vấn quản trị rủi ro
Tư vấn & tham gia đầu tư mạo hiểm (venture capital)
Quỹ đầu tư tương hỗ (Mutual  funds)
40
§ Được hình thành bằng việc huy động vốn từ các nhà
đầu tư thông qua việc phát hành các chứng chỉ quỹ.
§ Đầu tư vào danh mục gồm các chứng khoán khác
nhau.
§ Được thực hiện bởi các nhà quản lý quỹ chuyên
nghiệp.
§ Danh mục được đa dạng hóa ở mức cao, ví dụ: Quỹ
Vanguard’s Explorer đầu tư vào khoảng 1300 cổ
phiếu trong năm 2007.
Quỹ đầu tư phòng hộ/  quỹ  đầu  cơ
(Hedge  funds)
41
§ Tương tự như quỹ tương hỗ, tuy nhiên sử dụng
chiến lược đầu tư rủi ro cao và phức tạp. Một số
thường sử dụng chiến lược bán khống.
§ Không phải là hoạt động đầu tư “nhỏ, lẻ”.
§ Thu hút các nhà quản lý quỹ uy tín, tài năng với
mức chi trả hoa hồng cao.
§ Chủ yếu huy động vốn từ các nhà đầu tư tổ chức
và các nhà đầu tư cá nhân có lượng vốn lớn.
• Dùng  các  chiến  lược  đầu  tư  phức  tạp và  các  sản  
phẩm  cho  các  cá  nhân  và  định  chế  có  vốn  lớn  để  
đạt  được  lợi  nhuận  cao
• Đầu  tư  vào  các  công  cụ  như  cổ  phiếu,  ngoại  hối,  trái  
phiếu,  hàng  hoá  và  phái  sinh
• Thường  chia  thành  quỹ  phòng  hộ  một  quản  lý  và  quỹ  
của  quỹ
• Nguồn  vốn  chủ  yếu  đến  từ  các  quỹ  hưu  trí  và  công  ty  
bảo  hiểm  nhân  thọ  và  các  cá  nhân  có  vốn  lớn
• Sử  dụng  đòn  bẩy  thông  qua  việc  vay  nợ  và/hoặc  sử  
dụng  công  cụ  phái  sinh
Quỹ  đầu  tư  phòng  hộ/  quỹ  đầu  cơ (Hedge  
funds)
Quỹ đầu tư hưu trí (Pension  funds)
43
§ Được thành lập từ các khoản tiết kiệm tích lũy dài
hạn nhằm đảm bảo cho cuộc sống sau khi về
hưu.
§ Tùy thuộc vào từng dạng quỹ hưu trí mà nguồn
vốn huy động có thể đến từ các doanh nghiệp,
các ngành công nghiệp mà cá nhân làm việc, từ
chính các cá nhân, từ chính phủ (dành cho người
làm việc trong khu vực công).
§ Vốn huy động được dùng để đầu tư vào các
chứng khoán hoặc góp vốn vào các quỹ tương
hỗ.
Công ty  bảo hiểm (Insurance  companies)
44
§ Huy động vốn từ các khoản phí bảo hiểm
(premium) mang tính định kỳ hàng năm của
những người mua bảo hiểm cho đến khi hợp
đồng bảo hiểm kết thúc.
§ Người mua bảo hiểm (policyholder) hoặc người
thụ hưởng (beneficiary) sẽ nhận khoản thanh
toán trong trường hợp chết, thương tật, tai
nạn,(tùy vào từng loại bảo hiểm).
§ Theo quan điểm kinh tế, phí bảo hiểm thực ra là
một hình thức tiết kiệm.
§ Các công ty bảo hiểm đầu tư vào một loạt các tài
sản khác nhau, thường là đầu tư dài hạn (vì
sao?)
Công ty  tài chính (Finance  companies)
45
§ Chủ yếu huy động vốn từ các thị trường tài chính
trong và ngoài nước, thông thường không được
chấp nhận việc huy động vốn từ nhận tiền gửi.
§ Thực hiện một số hoạt động của ngân hàng:
ü cho vay tiêu dùng
ü phát hành thẻ tín dụng
ü cho thuê tài chính
ü bao thanh toán
ü 
Quỹ phát triển nhà ở  
(Building  societies)
46
§ Thường xuất hiện ở những quốc gia có nhu cầu
cao về mua sắm nhà ở.
§ Được nhận tiền gửi từ các cá nhân và cấp các
khoản vay thế chấp cho các khách hàng có nhu
cầu mua nhà ở.
§ Nhiều quỹ phát triển nhà ở đáp ứng đủ các quy
định có thể phát triển thành ngân hàng thương
mại.
Hiệp hội tín dụng/  HTX  tín dụng
(Credit  unions)
47
§ Nhận tiền gửi và cấp các khoản vay cho các
thành viên.
§ Các thành viên thường là những người cùng
chung nơi làm việc;; ngành nghề hay chung cộng
đồng. Ví dụ: Shell Employees’ Credit Union;;
Maroondah Credit Union.
§ Nhiều hiệp hội tín dụng huy động tiền gửi từ việc
khấu trừ tự động một phần lương của các thành
viên vào tài khoản mở tại hiệp hội.
§ Các khoản vay: cho vay mua nhà ở;; cho vay cá
nhân;; cấp thẻ tín dụng và cho vay có giới hạn đối
với mục đích kinh doanh nhỏ.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_truong_tien_te_dinh_che_tai_chinh_trung_gian_l.pdf