Bài giảng Thiết bị công trình - Lê Anh Đức
I. Hệ thống thông gió.
I.1 Hệ thống thông gió chung.
1.Khái niệm về hệ thống thông gió.
Thông gió là quá trình trao đổi không khí giữa bên trong và ngoài nhà để thải
nhiệt thừa, ẩm thừa và các chất độc hại, nhằm giữ cho các thông số vật lý, khí
hậu không vượt quá giới hạn cho phép.
Khi tiến hành thông gió thường phải làm sạch không khí trước khi thải ra môi
trường bên ngoài, còn không khí đưa vào thì có thể không cần xử lý trước.
2. Phân loại hệ thống thông gió và các sơ đồ thông gió cơ bản.
a. Phân loại hệ thống thông gió:
- Phân loại theo phạm vi tác dụng:
+Thông gió tổng thể (thông gió chung): có tác dụng trên toàn bộ không gian của
phòng
+ Thông gió cục bộ: có tác dụng trong phạm vi hẹp
- Phân theo phương thức thực hiện gồm:
+ Thông gió thông gió cơ khí: dùng quạt, các thiết bị cơ khí.
+ Thông gió tự nhiên: sử dụng động lực gió và nhiệt
b. Các sơ đồ thông gió cơ bản:
- Sơ đồ thông gió chung.
- Sơ đồ thông gió khống chế.
- Thông gió cục bộ (thông gió tại chỗ).
- Thông gió phối hợp.
- Thông gió sự cố.
3. Nhiệm vụ của hệ thống thông gió.
Như ta đã biết, cảm giác và sức khoẻ của con người phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng môi trường không khí. Chất lượng môi trường không khí cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và điều kiện
làm việc của công nhân.
Nhiệm vụ kỹ thuật thông gió giải quyết những vấn đề cụ thể sau:[5]
+ Đảm bảo thành phần và trạng thái không khí bên trong công trình thích hợp
với điều kiện vệ sinh (bao gồn nhiệt độ t, độ ẩm ϕ, tốc độ chuyển động của
không khí v, nhiệt độ bề mặt kết cấu trong phòng tbm). Ngoài ra còn phải đảm
bảo các yêu cầu nảy sinh từ đặc điểm công nghệ sản xuất, điều kiện bảo quản và
nâng cao chất lượng sản phẩm
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thiết bị công trình - Lê Anh Đức
Hà nội 2013 TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 [1] LỜI MỞ ĐẦU Môn học thiết bị công trình là môn học nghiên cứu về các trang thiết bị kỹ thuật trong công trình. Trang thiết bị là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng lớn đến cấu trúc, chất lượng, tiện nghi và giá thành xây dựng công trình. Việc xác định và lựa chọn các trang thiết bị kỹ thuật hợp lý ban đầu cho kết quả tiện lợi, mỹ quan và hiệu quả khi sử dụng và sửa chữa công trình về sau. Trong các công trình kiến trúc các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật chiếm phần quan trọng nhằm phục vụ nhu cầu của công trình. Môn học thiết bị công trình giới thiệu sơ bộ về hình dáng, cấu tạo, tính năng, nguyên lý vận hành và chủ yếu là vị trí lắp đặt, hình thức lắp thiết bị của các hệ thống, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thông gió, hoạt động của thang máy, hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống quản lý chất lượng môi trường. Trong các công trình kiến trúc hiện đại các trang thiết bị kỹ thuật chiếm một vị trí quan trọng. Tính chất, chất lượng và mức độ sử dụng các trang thiết bị này cũng là một phần để đánh giá giá trị của công trình. Cách bố trí, lựa chọn các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp, chắc chắn, an toàn và tiện lợi cũng phần nào xác định cấp bậc của công trình và có tác dụng nâng cao giá trị công trình về tiện nghi sử dụng. Các trang thiết bị kỹ thuật chiếm một phần lớn giá thành xây dựng công trình, đồng thời mức độ an toàn tin cậy khi sử dụng công trình cũng phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn các trang thiết kỹ thuật này. Từ đó cho thấy rằng việc tìm hiểu về cấu tạo, kích thước, công trình, công dụng và việc bố trí của các trang thiết bị kỹ thuật trong công trình là một việc hết sức cần thiết trong việc thiết kế kiến trúc công trình. [2] MỤC LỤC CHƯƠNG I: HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TRONG CÔNH TRÌNH ..................... 4 I. Hệ thống thông gió. ............................................................................................ 4 I.1 Hệ thống thông gió chung. ............................................................................... 4 I.2. Hệ thống thông gió tự nhiên. .......................................................................... 6 I.3. Thông gió cơ khí. ............................................................................................ 7 II. Hệ thống điều hòa không khí. ......................................................................... 24 II.1. Khái niệm- Phân loại. .................................................................................. 24 II.2. Các loại máy điều hòa không khí. ............................................................... 25 III. Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành về hệ thống thông gió. ....... 36 IV.Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống thông gió. .......................... 36 CHƯƠNG II: HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC .. 37 I. Hệ thống điện chiếu sáng. ............................................................................... 37 I.1. Các loại đèn chiếu sáng. ............................................................................. 37 I.2. Các hình thức chiếu sáng và hệ thống chiếu sáng. ...................................... 41 II. Hệ thống thông tin liên lạc. ........................................................................... 44 II.1 Hệ thống anten. ............................................................................................ 44 II.2. Hệ thống điện thoại. .................................................................................... 46 II.3. Hệ thống camera. ......................................................................................... 48 IV.4.Hệ thống cáp truyền số liệu. ....................................................................... 49 III. Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành về hệ thống chiếu sáng và thông tin liên lạc trong công trình. ...................................................................... 50 IV.Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống chiếu sáng và thông tin liên lạc trong công trình. ............................................................................................ 50 CHƯƠNG III: HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN .............................................................................................. 51 I. Hệ thống phòng cháy- chữa cháy. ................................................................... 51 [3] I.1. Phòng cháy bên trong công trình. ................................................................. 51 I.2. Hệ thống chữa cháy. ..................................................................................... 54 II. Hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR) trong công trình. ................................ 56 II.1. Lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh........................................................... 56 II.2. Hệ thống gom chất thải rắn. ....................................................................... 58 III. Giới thiệu các tiêu chuẩn quy định hiện hành về hệ thống phòng cháy chữa cháy trong công trình. .......................................................................................... 60 IV. Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống phòng cháy chữa cháy và thu gom chất thải rắn trong công trình. ..................................................................... 60 CHƯƠNG IV: CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT KHÁC ..................................... 61 I. Hệ thống thang máy. ........................................................................................ 61 I.1. Khái niệm về thang máy. .............................................................................. 61 I.2. Cấu tạo chung, nguyên lý hoạt động của thang máy. ................................... 62 I.3. Công suất, tốc độ, sức nâng của thang máy. ................................................. 67 I.4. Xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành thang máy. .......................................... 69 II. Hệ thống chống sét. ........................................................................................ 73 II.1. Các loại hệ thống thu sét. ............................................................................ 73 II.2.Các hệ thống chống sét lan truyền. ............................................................... 74 III. Hệ thống ga trung tâm. .................................................................................. 75 III.1. Nguyên tắc khi thiết kế hệ thống ga trung tâm. ......................................... 75 III.2. Các thành phần chính trong hệ thống cung cấp ga trung tâm. ................... 75 IV.Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành về hệ thống thang máy và chống sét. ............................................................................................................. 77 V.Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống thang máy, hệ thống ga ..... 77 trung tâm.............................................................................................................. 77 [4] CHƯƠNG I: HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TRONG CÔNH TRÌNH I. Hệ thống thông gió. I.1 Hệ thống thông gió chung. 1.Khái niệm về hệ thống thông gió. Thông gió là quá trình trao đổi không khí giữa bên trong và ngoài nhà để thải nhiệt thừa, ẩm thừa và các chất độc hại, nhằm giữ cho các thông số vật lý, khí hậu không vượt quá giới hạn cho phép. Khi tiến hành thông gió thường phải làm sạch không khí trước khi thải ra môi trường bên ngoài, còn không khí đưa vào thì có thể không cần xử lý trước. 2. Phân loại hệ thống thông gió và các sơ đồ thông gió cơ bản. a. Phân loại hệ thống thông gió: - Phân loại theo phạm vi tác dụng: +Thông gió tổng thể (thông gió chung): có tác dụng trên toàn bộ không gian của phòng + Thông gió cục bộ: có tác dụng trong phạm vi hẹp - Phân theo phương thức thực hiện gồm: + Thông gió thông gió cơ khí: dùng quạt, các thiết bị cơ khí. + Thông gió tự nhiên: sử dụng động lực gió và nhiệt b. Các sơ đồ thông gió cơ bản: - Sơ đồ thông gió chung. - Sơ đồ thông gió khống chế. - Thông gió cục bộ (thông gió tại chỗ). - Thông gió phối hợp. - Thông gió sự cố. 3. Nhiệm vụ của hệ thống thông gió. Như ta đã biết, cảm giác và sức khoẻ của con người phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường không khí. Chất lượng môi trường không khí cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và điều kiện làm việc của công nhân. Nhiệm vụ kỹ thuật thông gió giải quyết những vấn đề cụ thể sau: [5] + Đảm bảo thành phần và trạng thái không khí bên trong công trình thích hợp với điều kiện vệ sinh (bao gồn nhiệt độ t, độ ẩm ϕ, tốc độ chuyển động của không khí v, nhiệt độ bề mặt kết cấu trong phòng tbm). Ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu nảy sinh từ đặc điểm công nghệ sản xuất, điều kiện bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm. + Đảm bảo cung cấp đủ lượng O2 cần thiết cho con người theo tiêu chuẩn môi trường + Đảm bảo điều kiện khí hậu và độ trong sạch của không khí theo tiêu chuẩn môi trường. Biện pháp tổ chức thông gió cho công trình là: Hút không khí bị ô nhiễm do nhiệt, do hơi nước, do khí- hơi độc hại và bụi ra khỏi phòng, đồng thời thay chúng bằng không khí sạch có các thông số t, ϕ và v thích hợp được thổi vào phòng. + Thông gió hút và thổi được thực hiện: - Nhờ động lực của máy quạt gọi là thông gió cơ khí. - Do sự chệnh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài nhà gọi là thông gió tự nhiên. Thông gió còn có thể được thực hiện bằng biện pháp thông gió cục bộ và thông gió chung. - Hút cục bộ, tức hút phần lớn các yếu tố có hại như nhiệt, khí, hơi độc, bụi v.v. ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Nó hạn chế sự lan toả các yếu tố có hại trong phòng. - Thổi cục bộ dạng hoa sen không khí thường được sử dụng trong phân xưởng nóng, có tác dụng tạo môi trường không khí thích hợp cho công nhân tại các vị trí làm việc nặng nhọc. - Thông gió thổi và hút chung được áp dụng chủ yếu với nhà dân dụng. - Đối với phân xưởng sản xuất thường sử dụng biện pháp thông gió phối hợp giữa thông gió cục bộ với thông gió chung, giữa thông gió tự nhiên với thông gió cơ khí. Có thể áp dụng các biện pháp thông gió phối hợp như sau: - Thổi cơ khí, hút cơ khí kết hợp với tự nhiên. [6] - Thổi cơ khí kết hợp với tự nhiên, hút cơ khí kết hợp với thổi tự nhiên hay hút tự nhiên. - Thổi cơ khí và hút vơ khí. I.2. Hệ thống thông gió tự nhiên. 1.Khái niệm chung và các giả thiết cơ bản của thông gió tự nhiên. a. Khái niệm: Thông gió tự nhiên là hiện tượng trao đổi không gkhí giữa bên trong và bên ngoàicông trình một cách có “tổ chức” dưới tác dụng của những yếu tố tự nhiên như gió, nhiệt thừa hoặc tổng hợp hai yếu tố gió và nhiệt thừa. Việc khai thác và hạn chế gió tự nhiên tuỳ theo mùa, đảm bảo điều kiện tiện nghi vi khí hậu cho con người sống và làm việc trong nhà hay tiểu hu xây dựng là một vấn đề rất quan trọng. Các biện pháp kiến trúc, xây dựng để đạt được mục đích trên gọi là tổ chức thông gió tự nhiên. b. Ý nghĩa của việc thông gió tự nhiên là cho phép thực hiện được quá trình trao đổi nhiệt, không khí với lưu lượng rất lớn mà không đòi hỏi chi phí năng lượng. 2. Các giải pháp kiến trúc để thông gió tự nhiên. a. Quy hoạch mặt bằng hợp lý đảm bảo gió chủ đạo vào mùa hè: Với nhà độc lập (cách nhà chắn phía trước phụ thuộc vào chiều cao của nó). Hướng gió tốt nhất 00 ÷ 300 (với pháp tuyến mặt cửa). Với nhóm nhà nên chọn phương án tối ưu có hiệu quả thông gió và kinh tế đầu tư xây dựng: bố trí nhà song song (cách 1,3 ÷ 1,5 H, với H chiều cao xây dựng nhà) hướng gió 300 ÷ 600 so với pháp tuyến mặt cửa. Trường hợp này thực nghiệm với 4 dãy nhà tốc độ gió xuyên qua phòng ở dãy thứ 3 (xấu nhất) cũng đạt 17 ÷ 25% Vn. ở vùng có Vn= 1,5 ÷ 2m/s, cách bố trí này vẫn đảm bảo tốc độ gió xuyên phòng 0,3 ÷ -0,5m/s. b.Tổ chức không gian trong tiểu khu hợp lý: để hướng gió mát chủ đạo mùa hè thổi đến mọi mọi công trình. Bằng cách sử dụng khoảng trống trong các nhóm công trình, giữa công trình cao (hình tháp) và công trình thấp. [7] Bố trí mạng đường giao thông chính trong tiểu khu song song hướng gió chủ đạo mùa hè. Vuông góc (hoặc lệch góc) với hướng gió lạnh mùa đông (đối với kiến trúc miền Bắc). c. Thiết kế mặt bằng, mặt cắt trong công trình hợp lý: sử dụng các giải pháp kiến trúc trong công trình như: thiết kế cầu thang,cầu thang, bố trí sân trong, bố trí lệch tầng..để tổ chức thông gió tự nhiên trong công trình. d. Thiết kế cửa trong công trình hợp lý: Vị trí, cấu tạo và diện tích cửa có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thông gió trong công trình. Cần lựa chọn vị trí cửa hợp lý để hướng gió luồn qua vùng hoạt động. Cửa nên chọn tiết diện hình chữ nhật. Diện tích cửa gió ra nên lấy bằng diện tích cửa gió vào. I.3. Thông gió cơ khí. 1. Khái niệm thông gió cơ khí. Thông gió cưỡng bức là hiện tượng thông gió có sử dụng các thiết bị cơ khí để hút không khí bị ô nhiễm ở trong phòng và lấy không khí sạch ở bên ngoài vào, sau khi xử lý: làm nóng, làm lạnh, lọc sạch thì được đưa vào phòng để đảm bảo moi trường không khí trong phòng có một chế độ nhiệt ẩm và độ trong sạch cần thiết. 2. Các bộ phận chính của hệ thống thông gió cơ khí. Với mục đích của thông gió là tạo ra sự trao đổi không khí nhằm đảm bảo điều kiện vi khí hậu và vệ sinh tốt trong phòng. - Trao đổi không khí được thực hiện bằng cách thổi không khí sạch vào phòng và hút không khí ô nhiễm trong phòng ra bên ngoài. Từ đó có hệ thống thổi không khí vào và hệ thống hút không khí ra khỏi công trình. * Hệ thống thổi không khí vào gồm những bộ phận chính sau: - Bộ phận thu khí( miệng hút) - Buồng máy thông gió - Hệ thống ống dẫn không khí - Bộ phận phân phối không khí - Các bộ phận dùng để điều chỉnh lưu lượng không khí * Hệ thống hút không khí ra khỏi công trình thường gồm các bộ phận sau đây: [8] - Miệng hút - Hệ thống ống dẫn - Buồng máy hút - Hệ thống lọc không khí trước khi thải ra khí quyển - Bộ phận thải không khí ra ngoài - Bộ phận điều chỉnh lưu lượng, lá chắn 3. Cách bố trí hệ thống hút thải khí có hại từ các nhà dân dụng và công cộng. Trong nhà dân dụng, công cộng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề hút và thải hơi khí có hại tỏa ra từ khu phụ, bếp. Lưu lượng khí độc hại chó thể xác định được. Hệ thống đường ống có thể bố trí ngầm trong tường bằng ống tôn hoặc bằng cách chế tạo khối xây có chừa lỗ bên trong. Để đảm bảo cho hơi khí có hại từ tầng này không xâm nhập vào các tầng khác thì người ta bố trí hệ thống hút theo cách sau đây (hình 1.1). Hình 1.1: Hệ thống hút hơi khí độc hại trong công trình. 4. Những hệ thống thông gió trong nhà chung cư cao tầng. 4.1. Hệ thống thông gió cho bếp và WC. [9] a. Sơ đồ cấu tạo Trong các công trình công cộng, đặc biệt là nhà cao tầng cần phải tổ chức hút thải khí ở các khu vệ sinh bằng hệ thống thông gió cơ khí. Cũng có thể áp dụng hệ thống hút thải tự nhiên theo chiều đứng với chụp thoát gió trên mái (xem hình 2-1), nhưng phải có cơ sở tính toán chuẩn xác. Thực tế xây dựng ở Việt Na ... ang máy được sản xuất có tốc độ định mức trong khoảng từ 0,40 đến 6 m / s, cá biệt có thang máy lên đến 9 m/s. Tốc độ di chuyển của cabin trong thang máy thường được chia thành các nhóm - Loại tốc độ thấp: v < 1 m/s. - Loại tốc độ trung bình: v = 1 2,5 m/s. - Loại tốc độ cao: v = 2,5 4,0 m/s. - Loại tốc độ rất cao: v > 4 m/s. Thang máy phục vụ tòa nhà càng cao đòi hỏi có V càng lớn. Có nhiều chỉ dẫn khi chọn tốc độ định mức thang. Có thể chọn sơ bộ tốc độ định mức của thang máy dựa vào các bảng 1 và 2. Bảng 1.- Chọn sơ bộ tốc độ định mức của thang máy. Tốc độ định mức. m / s Giới hạn chiều cao phục vụ, m 0,40 10 0,63 15 1,00 20 1,60 35 2,50 50 4,00 70 6,00 100 [68] Bảng 2.- Chọn sơ bộ tốc độ thang máy chở người Chọn tốc độ theo chiều cao tòa nhà Đặc điểm thang Chiều cao tòa nhà, m Loại thang Tốc độ định mức, m / s Nhà ở Cơ quan, khách sạn nhỏ Cơ quan, khách sạn loại lớn Bệnh viện, nhà ở tập thể Nhà hàng Chế độ hoạt động 0,63 12 10 - - - nhẹ ( ít hoạt > 0,63 1,00 20 20 - - - động ) > 1,00 1,60 35 30 - - - Thang cho 0,63 15 - - - - nhà ở > 0,63 1,00 20 - - - - Thang cho hoạt động chung 0,63 - 12 - 12 - Thang dùng 1,00 - 20 20 - - chung 1,60 - 30 30 - - Thang cần vận 2,50 - - 45 - - chuyển nhanh 3,50 - - 60 - - Thang máy 0,63 - - - 12 - cho 1,00 - - - 25 - bệnh viện 1,60 - - - 40 - Thang 0,25 - - - - 8 chở hàng 0,63 - - - - 15 thông thường 1,00 - - - - 25 Thang 0,25 - - - - 10 chở hàng 0,63 - - - - 20 loại nặng 1,00 - - - - 30 [69] Với các tòa nhà đặc biệt cao có nhiều thang, phải bố trí thang thành từng nhóm để phục vụ cho các khu vực khác nhau của chiều cao nhà... nên việc chọn sơ bộ có thể xem ở hình 2 và bảng 3. Theo khối lượng vận chuyển của cabin (sức nâng của thang máy): được phân thành các nhóm sau: - Loại nhỏ: Q < 500 kg. - Loại trung bình: Q = 500 1000 kg. - Loại lớn: Q = 1000 1600 kg. - Loại rất lớn: Q > 1600 kg. Công suất, tốc độ, sức nâng của thang máy có mối liên hệ với nhau. Như vậy khi đã có khối lượng vận chuyển (bao gồm trong lượng bản thân của cabin và trọng lượng hàng hóa mang theo) và vận tốc chuyển động của cabin thì sẽ xác định được công suất của động cơ điện trong bộ tời kéo. I.4. Xử lý sự cố kỹ thuật trong vận hành thang máy. 1.Yêu cầu của người quản lý vận hành thang máy. Trong TCVN 5744 – 1993 điều 1.4 có ghi rõ: “ người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn và người vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhiệm “, cụ thể là: + Hàng ngày phải mở và tắt máy (tùy theo thời gian quy định phục vụ) theo đúng quy trình của nhà chế tạo hay hướng dẫn của đơn vị lắp đặt. Đầu giờ, khi mở thang máy, người quản lý phải vào trong cabin đi lên, xuống để kiểm tra toàn bộ thang. Nếu có hiện tượng khác thường thì phải dừng thang để xử lý. Khi kiểm tra có thể theo sơ đồ như ở hình 3. [70] Sơ đồ kiểm tra thang máy. Khi tắt máy, bắt buộc phải kiểm tra để đảm bảo không có người ở trong cabin và nên đưa cabin về tầng trên cùng để tránh các trường hợp nước có thể chẩy vào giếng thang do khi vệ sinh sàn tầng hay nước mưa tràn vào. + Bảo dưỡng sau ca làm việc: vệ sinh, lau chùi trong cabin và trước các cửa tầng (làm sạch các rãnh dẫn hướng của ngưỡng cửa cabin và ngưỡng cửa tầng). Cần phân rõ trách nhiệm giữa những công việc của người quản lý và của đơn vị bảo trì. + Phát hiện những hiện tượng khác thường và kịp thời dừng thang (nếu thấy nguy hiểm), báo cáo lên phòng quản lý chức năng để xử lý. Ví dụ: cabin bị rung, lắc, giật mạnh; đèn chiếu sáng trong cabin không sáng; chuông gọi khẩn cấp không kêu; điện thoại nội bộ hỏng; cửa đóng, cửa rung, giật hoặc va đập mạnh ; dừng tầng không chính xác; có tiếng kêu lạ... + Xử lý để đưa người ra khỏi cabin khi có sự cố. Dù bất kỳ trường hợp sự cố nào, đầu tiên phải dùng điện thoại nội bộ (interphone) để liên lạc với người ở trong cabin và thông báo với họ bình tĩnh [71] chờ người đến mở cửa. Tránh hiện tượng tự động cậy cửa, đập cửa làm tổn thất đến thang máy và có thể gây nguy hiểm không thể lường trước được. 2. Các trường hợp xử lý sự cố thang máy. * Thang bị kẹt hay mất điện nguồn đột ngột. + Nếu thang máy được trang bị bộ cứu hộ thì cabin sẽ tự động di chuyển với tốc độ chậm, thông thường về tầng gần nhất, tự động dừng đúng tầng và mở cửa để giải phóng người ra khỏi cabin. Đóng cửa ngừng phục vụ cho đến khi có điện lưới trở lại. Bộ cứu hộ tự động chỉ làm việc có hiệu quả và tin cậy khi giữa hai lần mất điện không nhỏ hơn 6 giờ (vì sau mỗi lần cứu hộ, ăc quy cứu hộ phải mất 6 giờ để nạp điện). +Nếu thang máy được cung cấp một hệ thống máy phát điện dự phòng khi mất điện nguồn, qua bộ chuyển mạch tự động thì thang máy sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. + Nếu thang máy không được trang bị thiết bị cứu hộ hoặc máy phát dự phòng như đã nêu ở trên, hoặc được trang bị nhưng vì một lý do nào đó mà chúng làm việc kém tin cậy hoặc hỏng thì phải kịp thời xử lý như sau: dùng chìa khóa chuyên dùng mở ngay cửa tầng gần nhất và quan sát rồi phán đoán xem cabin đang ở tầng nào. Đến ngay tầng đó mở cửa cabin để giải phóng người ra (nếu sàn cabin và sàn tầng không chênh lệch quá lớn, không gây mất an toàn khi người ra khỏi cabin). Trường hợp ngược lại, cửa cabin bị che kín bởi vách giếng thang hoặc khoảng hở quá bé không đủ điều kiện an toàn cho người ra khỏi cabin thì phải lên buồng đặt máy xử lý. Trình tự xử lý như sau: - Treo biển “ Không sử dụng thang máy “ lên tất cả các cửa tầng, mở cửa tầng 1 xác định vị trí cabin dưng. - Ngắt điện nguồn cung cấp cho thang máy (kể cả trường hợp mất điện), dùng intercom liên lạc để hành khách bịu kẹt yên tâm chờ cứu hộ. - Lắp tay quay ở đuôi động cơ, kéo tay kênh phanh để mở phanh điện từ. - Dùng vô lăng hay tay quay để quay tời theo chiều nào nhẹ hơn (tùy thuộc vào số người có trong cabin) cho đến khi cabin thang máy bằng tầng (dấu trên cáp [72] tải trùng với dấu trên khung động cơ). Nhả tay kênh phanh để đưa phanh điện từ trở về trạng thái thường đóng, tháo tay quay. - Dùng chìa khóa chuyên dụng mở cửa tầng, cửa cabin để giải phóng người ra khỏi cabin. - Đóng kín cửa cabin và cửa tầng bằng tay. Kiểm tra và phải đảm bảo tất cả các cửa tầng đã được khóa (điều này đặc biệt quan trọng). - Báo cho đơn vị lắp đặt, bảo trì hay sửa chữa. Cắt điện cho đến khi có nhân viên kỹ thuật thang máy đến kiểm tra. * Vẫn có điện nguồn. Nhưng vì một lý do nào đó mà cabin bị dừng đúng hoặc không đúng tầng nhưng cửa cabin không mở hoặc cabin chạy, dừng liên tục mà cửa cabin vẫn không mở. Trong trường hợp này cần liên hệ với người ở trong cabin và thông báo với họ chờ để xử lý. Cách xử lý cũng giống như trường hợp mất điện nguồn. * Trường hợp khi có hỏa hoạn. * Những lưu ý: - Khi tủ điện điều khiển không đảm bảo thì bắt buộc phải ngắt bộ cứu hộ không cho làm việc bằng cách. [73] Mở tủ cứu hộ, cắt áptômát chính trong tủ cứu hộ, lúc này thang vẫn làm việc bình thường nhưng bộ cứu hộ sẽ không làm việc. Vì vậy phải luôn có người trực phòng khi mất điện. Khi bộ awcsquy đã nạp đủ điện, người trực bật lại áptômát chính trong tủ cứu hộ và công tác tự động cứu hộ sẽ trở lại hoạt động bình thường. - Khi có hỏa hoạn xẩy ra: tuyệt đối không mở cửa thang tại tầng xẩy ra hỏa hoạn. Nếu có thể, cố gắng nhanh chóng đưa cabin dừng ở tầng an toàn, dùng điện thoại nội bộ (interphone) kiểm tra xem trong cabin có người hay không, nếu có phải nhanh chóng đưa người ra ngoài. Trong trường hợp này nhất thiết đóng cửa thang, treo biển “ cấm vào “ ở khu vực cửa thang đồng thời báo cho đơn vị phòng chữa cháy nhờ giúp đỡ. Trước khi cho thang hoạt động trở lại (sau khi đã dập tắt hỏa hoạn) phải báo cho đợn vị lắp đặt, bảo trì kiểm tra sửa chữa lại. Sau khi khẳng định không có gì trục trặc mới cho thang trở lại hoạt động bình thường. II. Hệ thống chống sét. Hệ thống chống sét là hệ thống không thể thiếu trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Vì vậy khi thiết kế hệ thống chống sét cho các công trình cần quan tâm đến các vấn đề sau: - Lựa chọn hệ thống chống sét phải phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của công trình và hiệu quả chống sét, tính kinh tế. - Dây dẫn sét. - Sự cần thiết và cách bố trí bộ phận nối đất an toànvà nối đất chống sét. - Các hệ thống chống sét lan truyền. II.1. Các loại hệ thống thu sét. 1. Hệ thống thu sét kiểu cổ điển Franklin. Là hệ thống thu sét cổ điển với các kim thu sét phối hợp với dây dẫn tạo thành một lồng Faraday có tác dụng bảo vệ an toàn cho công trình.Về hình thức hệ thống thu sét kiểu này có số kim và dây quá nhiều, thẩm mỹ kém, thi công lâu. 2. Quả cầu thu sét. * Cấu tạo. [74] - Quả cầu thu sét là thiết bị tạo ion, giải phóng ion và chủ động phát ra tia phóng điện sớm về phía đám mây sét. Bên trong quả cầu thu sét là kim phóng điện nối với cáp thoát sét. - Cáp thoát sét có cấu tạo đặc biệt nhiều lớp bảo vệ đồng trục có tác dụng chống nhiễu và giảm thiểu hiện tượng sét tạt ngang. - Thiết bị đếm sét. - Hoá chất cải tạo đất để giảm điện trở suất của vùng đất bố trí bộ phận nối đất. * Nguyên lý hoạt động. Khi bầu trời xuất hiện mây dông, sẽ tạo ra các vùng tích điện với điện trường khác nhau. Khi đó quả cầu sẽ cảm ứng và vỏ quả cầu tạo ion. Sự giải phóng ion sẽ làm xuất hiện dòng tiên đạo phóng về phía đám mây dông kích thích dòng tiên đạo ngược từ đám mây dông tạo ra kênh dẫn dòng điện sét. Khi hai dòng điện này gặp nhau sẽ sinh ra sét và sấm ở trên bầu trời. Quá trình kết thúc, dòng điện tàn dư sẽ theo dây thu sét chạy xuống bộ phận nối đất và tản ra các lớp đất xung quanh. * Cách bố trí quả cầu thu sét. Quả cầu thu sét được bố trí trên nóc công trình và cần xác định phạm vi bảo vệ của quả cầu. Phạm vi bảo vệ của quả cầu phụ thuộc vào loại công trình,mức độ cần bảo vệ, vị trí các điểm cạnh tranh (các góc nhọn, chỗ nhô ra của kết cấu công trình). c.Bộ thu sét kiểu chấn tử. d. Bộ thu sét kiểu Jupiter. Cho phép mở rộng phạm vi thu sét. II.2.Các hệ thống chống sét lan truyền. Sét có thể đánh trực tiếp vào công trình hoặc đánh vào các đường dây và đường ống đi trên không. Dòng điện sét khi đó sẽ lan truyền đến các thiết bị như các máy biến áp, các đồ dung điện trong gia đình, trong các nhà máy, xí nghiệp, và đi vào các thiết bị điện tử, các thiết bị đo đếm,các dây chuyền công nghệ. Với cường độ lớn đến vài ngàn ampe, dòng điện sẽ nhanh chống huỷ hoại mọi vật dụng mà nó đi qua. Chính vì vậy việc chống sét lan truyền là vấn đề cần đặt ra [75] đối với các đường cấp điện nguồn, đường truyền tín hiệu, đường nối mạng truyền số liệu, mạng internet, các đường ống kim loại Có nhiều thiết bị chống sét hiệu quả như: - Chống sét lan truyền trên đường nguồn. - Chống sét lan truyền trên đường tín hiệu (trên đường điện thoại, đường tín hiệu điều khiển). - Chống sét lan truyền trên đường đồng trục. - Chống sét lan truyền trên mạng máy tính và đường truyền số liệu. III. Hệ thống ga trung tâm. III.1. Nguyên tắc khi thiết kế hệ thống ga trung tâm. 1. Khái niệm chung. Hệ thống ga trung tâm thường bao gồm một trung tâm cấp ga(nơi tập trung các bình chứa ga lớn đặt trong phòng kỹ thuật ga trung tâm, phòng này có thể thiết kế nổi hoặc chìm dưới đất nhưng đặt xa các công trình xung quanh; hệ thống đường ống dẫn ga tới công trình và tới khu bếp để sử dụng; cùng với các thiết bị khác kèm theo như: van khoá, van an toàn, đồng hồ đo áp lực, đồng hồ tính lượng ga sử dụng 2. Nguyên tắc khi thiết kế hệ thống ga trung tâm. - Xác định hình thức và chủng loại thiết bị. - Thiết kế sơ đồ, bố trí hệ thống cung cấp ga trung tâm trên mặt bằng, sau đó tiến hành thiết kế chi tiết để thuận lợi cho công tác lắp đặt ngay trong quá trình thi công. - Phải đảm bảo về độ an toàn và vệ sinh môi trường. - Cần cân nhắc các yêu cầu về kinh tế. III.2. Các thành phần chính trong hệ thống cung cấp ga trung tâm. 1. Hệ thống bể chứa, trạm bơm ga. - Hệ thống bể chứa, trạm bơm ga đặt gần nhau và bố trí riêng một khu cách xa các công trình trong mặt bằng tổng thể. Từ đó sẽ dẫn ga đến các căn hộ. Khu vực này cần phải được thiết kế sao cho khí ga phân tán dễ dàng khi xảy ra sự cố rò rỉ, giảm tới mức thấp nhất nguy cơ tích tụ khí ga rò rỉ và bắt cháy trước khi phân tán hoặc pha loãng vào không khí. [76] - Nền của khu vực chứa bồn ga phải bằng phẳng để khí ga thoát ra không tích tụ dưới bồn. - Xung quanh khu vực chứa ga cần thiết lập hệ thống hàng rào thoáng để đảm bảo khoảng cách ly khu vực có nguy cơ cháy và ngăn không cho những người không có nhiệm vụ xâm nhập vào. Khu vực này cần thiết kế hệ thống thoát nước mưa và nước cứu hoả. - Việc chọn vị trí cần tuân thủ các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, bố trí cách ly các công trình lân cận theo các tiêu các tiêu chuẩn an toàn hiện hành, tiện đường giao thông để xe cứu hoả, xe tiếp ga chạy vào khi cần thiết. - Cần tính toán đến yếu tố thẩm mỹ tránh ảnh hưởng đến cảnh quan chung. 2. Hệ thống đường ống dẫn ga chính. - Đường ống dẫn ga có thể đi nổi trên mặt đất hoặc chôn ngầm dưới đất. Đường ống này phải được lắp cách xa nguồn nhiệt quá nóng, quá lạnh hoặc phải có biện pháp bảo vệ để tránh sự tác động này đặt trông các rãnh riêng đặt ngầm dưới đất, trên có nắp đậy bằng bê tông cốt thép. - Cách bố trí đường ống dẫn ga và các giá đỡ cho đường ống phải tính toán đến sự dãn nở hay co ngót của đường ống do thay đổi nhiệt độ. - Trên đường ống, tại một số vị trí cần thiết phải lắp đặt đồng hồ đo áp suất và các điểm kiểm tra được nút kín để phục vụ cho quá trình vận hành hoặc kiểm tra trước khi đưa hệ thống vào sử dụng. - Đường ống đi xuyên qua tường hoặc sân nhà phải được bọc ngoài và bịt kín bằng vật liệu chống ăn mòn. - Khí ga ở áp suất lớn hơn 1,4kg/cm2 hoặc ga lỏng không được dẫn bằng đường ống vào trong toà nhà. Giới thiệu sơ đồ hệ thống cung cấp ga trung tâm cho nhà ở căn hộ cao tầng 3. Hệ thống dẫn ga đến từng căn hộ. - Trước khi vào các căn hộ cần phải lắp đặt các van điều áp, tự ngắt khi rò ga. [77] - Đường ống cấp ga lên các căn hộ gồm nhiều trục ống đứng φ 50 được đặt nổi trên tường (chú ý phải sơn màu theo quy định để dễ phân biệt) hoặc đặt trong hộp kỹ thuật riêng (cần tránh ga tích tụ dưới đáy hộp). - Cần bố trí trục đường ống sao cho gần các vị trí bếp hay các thiết bị sử dụng ga.Vị trí bố trí trục cấp ga cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Quá trình thiết kế mặt bằng nhà ở cao tầng, các khu bếp rất cần phải tiếp cận với môi trường bên ngoài và cũng cần bố trí các logia nên đường ống cấp ga tốt nhất được đặt ngoài logia các căn hộ, từ đó có các ống nhánh ngang vào thiết bị sử dụng ga. IV.Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành về hệ thống thang máy và chống sét. TCVN 7628 – 2007. Thang máy. Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng TCXD 46- 2007. Chống sét cho nhà và công trình xây dựng V.Giới thiệu các ký hiệu trên bản vẽ của hệ thống thang máy, hệ thống ga trung tâm.
File đính kèm:
- bai_giang_thiet_bi_cong_trinh_le_anh_duc.pdf