Bài giảng Thiết kế bài giảng điện tử - Trương Văn Thanh

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Mục tiêu của chương

Về kiến thức:

- Hiểu được các khái niệm: multimedia, bài giảng điện tử và thiết kế bài giảng

điện tử.

- Biết được vai trò, ý nghĩa của bài giảng điện tử.

- Biết cách tìm kiếm và gia công sư phạm tài nguyên phục vụ cho việc thiết kế bài

giảng điện tử.

Về kĩ năng:

- Tìm kiếm và gia công sư phạm được tài nguyên phục vụ cho việc thiết kế bài

giảng điện tử cụ thể trong chương trình Công nghệ 8.

- Có năng lực tự học tập, bồi dưỡng để làm chủ một số phần mềm phục vụ việc

tìm kiếm, gia công sư phạm tài nguyên.

Về thái độ:

Có hứng thú nỗ lực trong việc tìm kiếm và gia công sư phạm các tài liệu6

1.1. Những khái niệm về bài giảng điện tử.

1.1.1. Khái niệm đa phương tiện (Multimedia)

Đa phương tiện được hiểu là sự tích hợp nhiều phương tiện, nhiều kênh thông tin

khác nhau mang tính hệ thống với sự tương tác đa chiều, đa liên kết, đa môi trường

trong cùng một thời điểm.

1.1.2. Khái niệm môi trường multimedia trong học tập

Môi trường multimedia là sự kết hợp những văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh

động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip) được

trình bày qua máy tính theo một kịch bản vạch sẵn giúp người học đạt hiệu quả tối đa

qua một quá trình học tập đa giác quan. Sức mạnh của nó là mang lại sự đa dạng và

phong phú của các dạng thông tin, làm cho hiệu quả thu nhận và xử lí thông tin cao

hơn nhiều so với các nguồn tin chỉ là văn bản.

pdf 66 trang yennguyen 5960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiết kế bài giảng điện tử - Trương Văn Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thiết kế bài giảng điện tử - Trương Văn Thanh

Bài giảng Thiết kế bài giảng điện tử - Trương Văn Thanh
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN 
 
 Bµi gi¶ng 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 
 Người biên soạn: 
 Trương Văn Thanh 
 Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2015 
 1 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1 
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3 
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ............................ 5 
Mục tiêu của chương .................................................................................................... 5 
1.1. Những khái niệm về bài giảng điện tử. ................................................................. 6 
1.1.1. Khái niệm đa phương tiện (Multimedia) ........................................................ 6 
1.1.2. Khái niệm môi trường multimedia trong học tập ........................................... 6 
1.1.3. Khái niệm bài giảng điện tử ............................................................................ 6 
1.1.4. Khái niệm thiết kế bài giảng điện tử ............................................................... 6 
1.2. Vai trò, ý nghĩa của bài giảng điện tử. .................................................................. 7 
1.2.1. Đối với giáo viên ............................................................................................ 7 
1.2.2. Đối với học sinh .............................................................................................. 7 
1.3. Chuẩn bị tài nguyên cho thiết kế bài giảng điện tử. .............................................. 7 
1.3.1. Yêu cầu khi tìm kiếm tài nguyên .................................................................... 7 
1.3.2. Tìm kiếm tài nguyên ....................................................................................... 8 
1.3.3. Gia công sư phạm tài nguyên ......................................................................... 8 
1.3.4. Lưu cất tài nguyên ........................................................................................ 13 
Chương 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ............................................................. 14 
Mục tiêu của chương .................................................................................................. 14 
2.1. Phần mềm công cụ PowerPoint. .......................................................................... 15 
2.1.1. Giới thiệu tổng quan ..................................................................................... 15 
2.1.2. Làm việc với Slide ........................................................................................ 16 
2.1.3. Thiết kế nội dung của Slide .......................................................................... 16 
2.1.4. Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trong Slide ................................................. 17 
2.1.5. Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide ...................................................... 17 
2.1.6. Trình chiếu Slide ........................................................................................... 18 
2.2. Quy trình và yêu cầu chung của thiết kế bài giảng điện tử ................................. 18 
2.2.1. Quy trình chung thiết kế bài giảng điện tử ................................................... 18 
 2 
2.2.2. Yêu cầu đối với một bài giảng điện tử. ......................................................... 22 
2.3. Thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm công cụ PowerPoint. ....................... 23 
2.3.1. Khởi động chương trình PowerPoint, định dạng và tạo File mới ................. 23 
2.3.2. Nhập nội dung văn bản vào Slide ................................................................. 24 
2.3.3. Chèn ảnh, video clip, âm thanh vào Slide .................................................... 25 
2.3.4. Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trong Slide ........................................ 27 
2.3.5. Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide ...................................................... 28 
2.3.6. Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, chương trình ............................ 28 
2.3.7. Chạy thử để kiểm tra và sửa chữa bài giảng ................................................. 29 
2.3.8. Đóng gói tập tin bài giảng điện tử ................................................................ 29 
Chương 3 ........................................................................................................................ 31 
THỰC HÀNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN CÔNG NGHỆ (PHẦN 
KTCN) ............................................................................................................................ 31 
Mục tiêu của chương .................................................................................................. 31 
3.1. Bài giảng điện tử mẫu môn Công nghệ ............................................................... 32 
3.2. Thiết kế bài giảng điện tử môn Công nghệ ......................................................... 36 
3.2.1. Xây dựng kịch bản sư phạm ......................................................................... 36 
3.2.2. Thiết kế bài giảng HÌNH CHIẾU theo kịch bản........................................... 47 
3.2.3. Thực hiện bài giảng điện tử: Bài 2. HÌNH CHIẾU ...................................... 63 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 65 
 3 
LỜI MỞ ĐẦU 
Tập bài giảng Thiết kế bài giảng điện tử này được biên soạn theo chương trình 
đào tạo mã ngành 51140214 ban hành theo quyết định số 1448/QĐ-ĐHPVĐ ngày 22 
tháng 9 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng. Đây là một trong 
những học phần tự chọn đào tạo giáo viên giảng dạy môn Công nghệ Trung học cơ sở. 
Thời lượng của học phần là 2 tín chỉ, bao gồm 15 tiết lí thuyết và 30 tiết thực hành. 
Sau khi học xong học phần này, sinh viên cần đạt được các kết quả mong đợi như 
sau: 
- Hiểu được các kiến thức tổng quan về bài giảng điện tử. Biết sử dụng phần mềm 
công cụ để thiết kế bài giảng điện tử và một số thủ thuật trong thiết kế bài giảng điện 
tử. 
- Thiết kế và sử dụng được các bài giảng điện tử môn công nghệ (phần kĩ thuật 
công nghiệp) 
- Có hứng thú nỗ lực trong việc sử dụng các công cụ để thiết kế bài giảng điện tử. 
- Bước đầu rèn luyện được năng lực vận dụng kiến thức các khoa học liên môn, 
bổ trợ để thiết kế bài giảng điện tử; năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và 
hình thức tổ chức dạy học để sử dụng được bài giảng điện tử đã thiết kế; năng lực tự 
học tập, bồi dưỡng để tìm kiếm, gia công sư phạm dữ liệu. 
Trong những năm gần đây, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong nhà trường 
với tư cách là phương tiện dạy học với nhiều loại phần mềm được thiết kế dưới các 
quan điểm khác nhau. Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất đa dạng và phong 
phú. Tuy nhiên, bài giảng điện tử là một hình thức sử dụng phổ biến hiện nay. Bài 
giảng điện tử có thể được viết dưới bất kì ngôn ngữ lập trình nào tùy theo trình độ công 
nghệ thông tin của người viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn sẵn có như 
Frontpage, Publisher, PowerPoint. Trong đó thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft 
PowerPoint là đơn giản nhất. Vì vậy, nội dung tập bài giảng đề cập tới những kiến thức 
cơ bản về bài giảng điện tử; sử dụng phần mềm công cụ PowerPoint để thiết kế và trình 
bày các bài giảng điện tử môn Công nghệ (phần Kĩ thuật Công nghiệp). Nội dung cụ 
thể gồm 3 chương: 
Chương 1: Những vấn đề chung về bài giảng điện tử. 
 4 
Chương 2: Thiết kế bài giảng điện tử. 
Chương 3: Thực hành thiết kế bài giảng điện tử môn Công nghệ. 
Những thuật ngữ, khái niệm liên quan đã được sử dụng trong các môn học tiên 
quyết (theo chương trình đào tạo) không được nhắc lại trong tập bài giảng. Một số từ 
viết tắt được thực hiện theo nguyên tắc viết đầy đủ khi xuất hiện lần đầu trong bài 
giảng và có kí hiệu trong ngoặc đơn. 
Mặc dù đã có cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn trong tập bài 
giảng còn có những thiếu sót. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến nhận xét, phê bình 
của các bạn đồng nghiệp và người sử dụng. Những nhận xét, góp ý xin gửi về địa chỉ 
E-mail: tvthanh@pdu.edu.vn 
 5 
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 
Mục tiêu của chương 
Về kiến thức: 
- Hiểu được các khái niệm: multimedia, bài giảng điện tử và thiết kế bài giảng 
điện tử. 
- Biết được vai trò, ý nghĩa của bài giảng điện tử. 
- Biết cách tìm kiếm và gia công sư phạm tài nguyên phục vụ cho việc thiết kế bài 
giảng điện tử. 
Về kĩ năng: 
- Tìm kiếm và gia công sư phạm được tài nguyên phục vụ cho việc thiết kế bài 
giảng điện tử cụ thể trong chương trình Công nghệ 8. 
- Có năng lực tự học tập, bồi dưỡng để làm chủ một số phần mềm phục vụ việc 
tìm kiếm, gia công sư phạm tài nguyên. 
Về thái độ: 
Có hứng thú nỗ lực trong việc tìm kiếm và gia công sư phạm các tài liệu 
 6 
1.1. Những khái niệm về bài giảng điện tử. 
1.1.1. Khái niệm đa phương tiện (Multimedia) 
Đa phương tiện được hiểu là sự tích hợp nhiều phương tiện, nhiều kênh thông tin 
khác nhau mang tính hệ thống với sự tương tác đa chiều, đa liên kết, đa môi trường 
trong cùng một thời điểm. 
1.1.2. Khái niệm môi trường multimedia trong học tập 
Môi trường multimedia là sự kết hợp những văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh 
động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip) được 
trình bày qua máy tính theo một kịch bản vạch sẵn giúp người học đạt hiệu quả tối đa 
qua một quá trình học tập đa giác quan. Sức mạnh của nó là mang lại sự đa dạng và 
phong phú của các dạng thông tin, làm cho hiệu quả thu nhận và xử lí thông tin cao 
hơn nhiều so với các nguồn tin chỉ là văn bản. 
1.1.3. Khái niệm bài giảng điện tử 
Trước đây, chúng ta vẫn thường lẫn lộn giữa hai thuật ngữ "Bài giảng điện tử" và 
"Giáo án điện tử". Giờ đây chúng ta không sử dụng thuật ngữ "Giáo án điện tử" như 
nhiều giáo viên vẫn thường gọi mà sử dụng thuật ngữ "Bài giảng điện tử" để chỉ nội 
dung bài giảng của giáo viên đã được số hoá, được xây dựng bằng một phần mềm ứng 
dụng và thể hiện trên lớp với sự hỗ trợ của máy vi tính và các thiết bị kĩ thuật nghe 
nhìn khác. 
Như vậy, "Bài giảng điện tử” là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn 
bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển 
thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. 
Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi 
hoạt động điều khiển của giáo viên đều được multimedia hóa. 
Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh 
ghi vào vở mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học - tất cả các tình huống sẽ xảy ra 
trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh, Bài giảng điện tử càng 
không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò 
định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp, 
1.1.4. Khái niệm thiết kế bài giảng điện tử 
 7 
Thiết kế bài giảng điện tử chính là thiết kế một kế hoạch dạy học trên máy tính 
bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo 
viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú đối với học sinh. 
Ví dụ: với hình ảnh xoay mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh về cùng 
mặt phẳng chiếu đứng trong lúc dạy mục IV, bài 2: Hình chiếu SGK Công nghệ 8, thật 
sự đã trực quan tốt nhất, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú để HS lĩnh hội nội dung kiến 
thức, đạt được mục tiêu dạy học. 
1.2. Vai trò, ý nghĩa của bài giảng điện tử. 
1.2.1. Đối với giáo viên 
Bài giảng điện tử giúp người giáo viên chủ động trong giảng dạy, phát huy hết 
năng lực vốn có đồng thời nhận được sự hỗ trợ to lớn của xã hội. Đặc biệt về mặt tư 
liệu giảng dạy vô cùng phong phú (trích các đoạn phim khoa học, hình ảnh động, các 
sơ đồ, hình họa phức tạp, các số liệu luôn được cập nhật, ) nên có hiệu suất cao. Nếu 
như không dùng bài giảng điện tử thì khó mà cung cấp đến học sinh, sinh viên nhiều 
thông tin đa dạng như vậy. Hơn nữa, khi dùng bài giảng điện tử, chúng ta dễ dàng cập 
nhật sửa chữa nội dung, cũng như quản lý thuận tiện. 
1.2.2. Đối với học sinh 
Bài giảng điện tử mang đến cho học sinh một phương tiện học tập rất lý thú, sinh 
động, giúp giải quyết khâu chính trong học tập là hiểu bài, tăng cường củng cố khắc 
sâu kiến thức bằng nhiều thủ thuật ấn tượng, đặc biệt rèn luyện tư duy sáng tạo, rèn 
luyện kỹ năng, phát huy tính tích cực chủ động, 
Trong bài viết “Đánh giá một tiết dạy học có ứng dụng CNTT. Và vấn đề xây 
dựng bài giảng điện tử” của Đào Thái Lai Viện CL&CT giáo dục đã nêu: 
“Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện 
tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học. 
Người học được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, 
chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn” 
1.3. Chuẩn bị tài nguyên cho thiết kế bài giảng điện tử. 
1.3.1. Yêu cầu khi tìm kiếm tài nguyên 
 8 
Tài nguyên cho thiết kế bài giảng điện tử bao gồm các tư liệu: văn bản (text), đồ 
họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim 
video (video clip) 
Trong quá trình tìm kiếm tư liệu, điều quan trọng nhất là việc xác định những tư 
liệu tìm kiếm để đưa vào bài giảng nhất thiết phải phù hợp với mục tiêu học tập, hướng 
đến trọng tâm kiến thức của bài. Nghĩa là giáo viên cần hình dung ra những biện pháp - 
hoạt động giúp HS khai thác nội dung các tư liệu ấy theo cách giúp các em suy nghĩ 
khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành kĩ năng học tập. Tuyệt đối tránh lối 
phô diễn hình ảnh đơn thuần, gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. 
Mặt khác, một số tư liệu hình ảnh, âm thanh nào đó của bài dạy có thể được thiết 
kế thành một hoạt động chuẩn bị bài của học sinh. Về phương diện này, học sinh sẽ 
được yêu cầu tìm chọn hình ảnh để minh hoạ cho một khía cạnh nội dung trong bài học 
hoặc cần suy nghĩ và giải quyết để một vấn đề mà giáo viên khơi gợi ra từ những hình 
ảnh nào đó. 
1.3.2. Tìm kiếm tài nguyên 
Các tư liệu để thiết kế bài giảng điện tử có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau: 
- Trong kho tài nguyên nhà trường; trong sách báo, tạp chí được nhập vào máy 
tính bằng cách sử dụng máy scanner và phần mềm Adobe Photoshop. 
- Trong các băng CD, VCD, DVD được nhập vào máy tính bằng cách sử dụng các 
phần mềm ACDSee (xử lý ảnh trên CD). 
- Trên Internet. 
- Tự tạo: bằng cách quay phim hay chụp ảnh kỹ thuật số; sử dụng phần mềm 
Flash (tạo hình ảnh động), CorelDraw; ngoài ra, một số phần mềm chuyên dụng cho 
môn học Kỹ thuật Công nghiệp như AutoCAD, SolidWorks... 
1.3.3. Gia công sư phạm tài nguyên 
Khi đã sưu tầm và chọn lọc được những tư liệu cần thiết, chúng ta phải gia công 
sư phạm các tư liệu đó, đây là công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. 
Các tư liệu hình ảnh thường được chú thích bằng tiếng Anh, nên cần phải được 
Việt hóa, chỉnh sửa, chú thích lại. Một số đoạn phim c ... .2.1. Xây dựng kịch bản sư phạm 
3.2.1.1. Kịch bản sư phạm bài giảng HÌNH CHIẾU (file BaiDayHinhChieu.ppt) 
Slide 1. MỞ ĐẦU  
Công nghệ 8  
Bài 2: Hình chiếu  
Giáo viên: Trương Văn Thanh  
Xuất hiện ,  
Xuất hiện  
Slide 2. KIỂM TRA BÀI CŨ  
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?  
Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống: 
- Trong sản xuất bản vẽ kĩ thuật dùng trong thiết kế, trao đổi và thi công theo các 
quy tắc thống nhất. 
- Trong đời sống bản vẽ kĩ thuật là bản chỉ dẫn sử dụng vật dụng bằng văn bản và 
hình  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Slide 3. GIỚI THIỆU BÀI  
Nhà thiết kế muốn thể hiện ý tưởng của mình về một vật thể hay một công trình, 
bằng cách vẽ ra các hình chiếu của nó trên một bản vẽ.  
Vậy, thế nào là hình chiếu của vật thể?  
Hình phối cảnh ngôi nhà.  
Bản vẽ ngôi nhà.  
Xuất hiện  
Xuất hiện ,  
Xuất hiện  
Slide 4. NỘI DUNG BÀI HỌC 
I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU 
 37 
II. CÁC PHÉP CHIẾU 
III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC 
1. Các mặt phẳng chiếu 
2. Các hình chiếu 
IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU 
Xuất hiện tất cả các đối tượng cùng lúc 
Slide 5. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU  
Hình 2.1 SGK  
? Quan sát hình 2.1 SGK để tìm hiểu thế nào là hình chiếu?  
? Quan sát hình 2.1 SGK để tìm hiểu thế nào là tia chiếu? Thế nào là mặt phẳng 
chiếu?  
 Hình chiếu là hình nhận được trên mặt phẳng khi ta chiếu vật lên mặt phẳng 
đó.  
 Tia chiếu là đường thẳng đi từ nguồn sáng qua một điểm của vật tới hình chiếu 
của nó.  
 Mặt phẳng chiếu là mặt phẳng chứa hình chiếu của vật.  
Xuất hiện ,  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện ,  
 trở về slide NỘI DUNG BÀI HỌC 
Slide 6. CÁC PHÉP CHIẾU  
Hình 2.2a SGK  
? Quan sát hình 2.2a SGK, hãy nêu đặc điểm các tia chiếu trong phép chiếu xuyên 
tâm?  
? Quan sát hình 2.2b và 2.2c SGK, hãy nêu đặc điểm các tia chiếu trong phép 
chiếu song song và phép chiếu vuông góc?  
 Do đặc điểm của các tia chiếu khác nhau, cho ta các phép chiếu khác nhau:  
- Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát từ một điểm  
- Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau  
 38 
- Phép chiếu vuông góc: Các tia chiếu song song với nhau và vuông góc với mặt 
phẳng chiếu.  
? Nêu công dụng của các phép chiếu?  
- Dùng phép chiếu vuông góc để vẽ các hình chiếu vuông góc.  
Xuất hiện  
Xuất hiện ,  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện ,  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
 trở về slide NỘI DUNG BÀI HỌC 
Slide 7. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC  
1. Các mặt phẳng chiếu  
Hình 2.3 SGK  
? Quan sát hình 2.3 SGK, hãy nêu mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng nào?  
? Quan sát hình 2.3 SGK, hãy nêu mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh 
là những mặt phẳng nào?  
 Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng.  
 Mặt nằm ngang là mặt phẳng chiếu bằng.  
 Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.  
Xuất hiện ,  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện ,  
 Chạy file MatPhangChieu.ppt 
 trở về slide NỘI DUNG BÀI HỌC 
Slide 8. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC  
2. Các hình chiếu  
Hình 2.4 SGK  
 39 
? Quan sát hình 2.4 SGK, hãy nêu để có hình chiếu đứng ta phải chiếu vật thể 
theo hướng chiếu nào?  
? Quan sát hình 2.4, hãy nêu để có hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh ta phải 
chiếu vật thể theo hướng chiếu nào?  
 Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.  
 Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.  
 Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.  
Xuất hiện ,  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện ,  
 Chạy file BaHinhChieu.ppt 
trở về slide NỘI DUNG BÀI HỌC 
Slide 9. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU  
Hình 2.5 SGK  
? Quan sát hình 2.5, hãy nêu vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ?  
Sau khi thực hiện: mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới và mặt phẳng 
chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng.  
 Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.  
 Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.  
 Chạy file ViTriHinhChieu.ppt 
Xuất hiện  
Xuất hiện ,  
Xuất hiện ,  
Slide 10. CỦNG CỐ BÀI  
? Thế nào là hình chiếu của một vật thể?  
? Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?  
? Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào?  
 Hình chiếu của một vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng khi ta chiếu vật 
lên mặt phẳng đó.  
 40 
 Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu xuất phát từ một điểm, phép chiếu song 
song có các tia chiếu song song với nhau, phép chiếu vuông góc có các tia chiếu song 
song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.  
 Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh ở 
bên phải hình chiếu đứng.  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Slide 11. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC  
 Học thuộc phần ghi nhớ trang 10 SGK Công nghệ 8.  
 Làm bài tập trang 10 SGK Công nghệ 8.  
Hình 2.6 SGK  
Bảng 2.1 SGK  
Bảng 2.2 SGK  
? Đánh dấu x vào bảng 2.1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hướng chiếu với các 
hình chiếu.  
? Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2  
  
H. chiếu đứng  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện ,  
Xuất hiện  có nhấn mạnh 
Xuất hiện ,  
Xuất hiện  có nhấn mạnh 
Slide 12. KẾT THÚC  
 41 
BÀI HỌC KẾT THÚC  
Kính chúc thầy cô giáo và các em sức khỏe.  
Bông hoa  
Không hoạt hóa  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
3.2.1.2. Kịch bản sư phạm file MatPhangChieu.ppt 
Slide 1. 
Vật thể  
Mũi tên (hướng nhìn)  
Mặt phẳng chính diện  
Rectangular “Mặt phẳng chiếu đứng”  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Slide 2. 
Mũi tên  
Mặt phẳng nằm ngang  
Rectangular “Mặt phẳng chiếu bằng”  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Slide 3 
Mũi tên  
Mặt phẳng bên phải  
Rectangular “Mặt phẳng chiếu cạnh”  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
 42 
Slide 4 
 
Mặt phẳng chiếu đứng  
Rectangular “Mặt phẳng chiếu đứng”  
Mặt phẳng chiếu bằng  
Rectangular “Mặt phẳng chiếu bằng”  
Mặt phẳng bên phải  
Rectangular “Mặt phẳng chiếu cạnh”  
Xuất hiện , , , ,  và  cùng lúc 
3.2.1.3. Kịch bản sư phạm file BaHinhChieu.ppt 
Slide 1. 
Ba mặt phẳng chiếu  
Vật thể  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
Slide 2. 
Ba mặt phẳng chiếu  
Vật thể  
Bốn mũi tên tia chiếu đứng  
Mũi tên hướng nhìn từ trước tới  
Xuất hiện  và  
Slide 3 
Ba mặt phẳng chiếu  
Vật thể  
Bốn mũi tên tia chiếu đứng  
Mũi tên hướng nhìn từ trước tới  
Hình chiếu đứng  
Xuất hiện  và  
Xuất hiện  
Slide 4 
 43 
Ba mặt phẳng chiếu  
Vật thể  
Bốn mũi tên tia chiếu đứng  
Mũi tên hướng nhìn từ trước tới  
Hình chiếu đứng  
Rectangular “Hình chiếu đứng”  
Xuất hiện  
Slide 5 
Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, 
Rectangular “Hình chiếu đứng”  
Mũi tên hướng nhìn từ trên xuống  
Bốn mũi tên tia chiếu bằng  
Xuất hiện  và  
Slide 6 
Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, 
Rectangular “Hình chiếu đứng”  
Mũi tên hướng nhìn từ trên xuống  
Bốn mũi tên tia chiếu bằng  
Hình chiếu bằng  
Xuất hiện  và  
Xuất hiện  
Slide 7 
Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, 
Rectangular “Hình chiếu đứng”  
Mũi tên hướng nhìn từ trên xuống  
Bốn mũi tên tia chiếu bằng  
Hình chiếu bằng  
Rectangular “Hình chiếu bằng”  
Xuất hiện  
Slide 8 
 44 
Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, 
rectangular “Hình chiếu đứng”, mũi tên hướng nhìn từ trên xuống, bốn mũi tên tia 
chiếu bằng, hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  
Mũi tên hướng nhìn từ trái sang  
Bốn mũi tên tia chiếu cạnh  
Xuất hiện  và  
Slide 9 
Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, 
rectangular “Hình chiếu đứng”, mũi tên hướng nhìn từ trên xuống, bốn mũi tên tia 
chiếu bằng, hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  
Mũi tên hướng nhìn từ trái sang  
Bốn mũi tên tia chiếu cạnh  
Hình chiếu cạnh  
Xuất hiện  và  
Xuất hiện  
Slide 10 
Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, 
rectangular “Hình chiếu đứng”, mũi tên hướng nhìn từ trên xuống, bốn mũi tên tia 
chiếu bằng, hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  
Mũi tên hướng nhìn từ trái sang  
Bốn mũi tên tia chiếu cạnh  
Hình chiếu cạnh  
Rectangular “Hình chiếu cạnh”  
Xuất hiện  
Slide 11 
Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, bốn mũi tên tia chiếu đứng, hình chiếu đứng, 
rectangular “Hình chiếu đứng”  
Bốn mũi tên tia chiếu bằng, hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  
Bốn mũi tên tia chiếu cạnh, hình chiếu cạnh, rectangular “Hình chiếu cạnh”  
Slide 12 
 45 
Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, hình chiếu đứng, rectangular “Hình chiếu đứng”  
Hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”  
Hình chiếu cạnh, rectangular “Hình chiếu cạnh”  
3.2.1.4. Kịch bản sư phạm file ViTriHinhChieu.ppt 
Slide 1. 
Ba mặt phẳng chiếu, vật thể, hình chiếu đứng, rectangular “Hình chiếu đứng”, 
hình chiếu bằng, rectangular “Hình chiếu bằng”, hình chiếu cạnh, rectangular “Hình 
chiếu cạnh”  
Slide 2. 
Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  
Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  
Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  
Vật thể  
Slide 3 
Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  
Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  
Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  
Slide 4 
Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  
Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  
Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  
Các đường dóng  
Xuất hiện  
Slide 5 
Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  
Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  
Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  
Các đường dóng  
Xuất hiện  ở vị trí mới (mở xuống khoảng 1200 so với mặt phẳng chiếu đứng) 
Slide 6 
 46 
Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  
Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  
Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  
Các đường dóng  
Xuất hiện  ở vị trí mới (mở xuống khoảng 1500 so với mặt phẳng chiếu đứng) 
Slide 7 
Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  
Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  
Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  
Các đường dóng  
Xuất hiện  ở vị trí mới (mở xuống 1800 so với mặt phẳng chiếu đứng - trùng 
nhau) 
Slide 8 
Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  
Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  
Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  
Các đường dóng  
Xuất hiện  ở vị trí mới (mở sang bên phải 1200 so với mặt phẳng chiếu đứng) 
Slide 9 
Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  
Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  
Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  
Các đường dóng  
Xuất hiện  ở vị trí mới (mở sang bên phải 1500 so với mặt phẳng chiếu đứng) 
Slide 10 
Mặt phẳng chiếu đứng, hình chiếu đứng  
Mặt phẳng chiếu bằng, hình chiếu bằng  
Mặt phẳng chiếu cạnh, hình chiếu cạnh  
Các đường dóng  
 47 
Xuất hiện  ở vị trí mới (mở sang bên phải 1800 so với mặt phẳng chiếu đứng-
trùng nhau) 
Slide 11 
Mặt phẳng chiếu đứng  
Hình chiếu đứng  
Hình chiếu bằng  
Hình chiếu cạnh  
Xuất hiện  
Xuất hiện  
3.2.2. Thiết kế bài giảng HÌNH CHIẾU theo kịch bản 
3.2.2.1. Chuẩn bị 
- Trong Word nhập kịch bản 
- Tìm kiếm, tự tạo các hình ảnh cần thiết 
3.2.2.2. Định dạng khuôn mẫu các Slide trong Slide Master và tạo file 
- Khởi động PowerPoint 
- Chọn lệnh View / Master / Slide Master 
- Thực hiện các khai báo định dạng khuôn mẫu các Slide trong Slide Master 
+ Khai báo Font, Size, Color, Alignment cho tiêu đề trang tại ô “Click to edit 
Master title style” 
+ Khai báo cấp thụt dòng, Font, Size, Color, Alignment, Bullets and 
Numbering cho nội dung văn bản của trang tại ô “Click to edit Master text styles” 
+ Khai báo Update automatically, Slide number và Footer bằng cách chọn lệnh 
View/Header and Footer... 
+ Khai báo màu nền bằng cách chọn lệnh Format/Background 
- Chọn lệnh Close Master View 
- Lưu cất file bằng cách chọn lệnh File / Save. 
3.2.2.3. Tạo tiêu đề trang cho các slide 
Sau khi lưu cất file, chọn chế độ hiển thị Outline thực hiện sao chép tên các Slide 
ở kịch bản vào tiêu đề trang như hình sau: 
 48 
3.2.2.4. Nhập dữ liệu cho các Slide 
Dữ liệu trong các slide là Text được sao chép từ kịch bản, còn các loại khác được 
chèn vào nếu đã có hoặc tự tạo ra để có được các sile như sau: 
a.Tập tin BaiDayHinhChieu.ppt 
 49 
 50 
 51 
 52 
b. Tập tin MatPhangChieu.ppt 
 53 
 54 
c. Tập tin BaHinhChieu.ppt 
 55 
 56 
 57 
 58 
d. Tập tin ViTriHinhChieu.ppt 
Hình
chiếu 
đứng
Hình
chiếu 
bằng
Hình
chiếu cạnh
 59 
 60 
 61 
Vị trí các hình chiếu
 62 
3.2.2.5. Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trong Slide 
Sử dụng lệnh Slide Show/Custom Animation, xuất hiện bảng chọn Custom 
Animation. Chọn nút lệnh Add Effect để thực hiện thiết lập các hiệu ứng đúng như 
kịch bản cho các đối tượng trong từng slide của 04 file .ppt đã thiết kế. 
3.2.2.6. Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide 
Chọn lệnh: Slide Show/Slide Transition, xuất hiện bảng chọn Slide Transition để 
thực hiện thiết lập các hiệu ứng chuyển tiếp giữa các Slide theo sở thích cho các slide 
của 04 file .ppt đã thiết kế. 
3.2.2.7. Tạo liên kết giữa các Slide, các file 
Chọn lệnh Slide / Show / Action Buttons để thực hiện thiết lập liên kết giữa các 
Slide trong file BaiDayHinhChieu.ppt và liên kết với các file MatPhangChieu.ppt, 
BaHinhChieu.ppt, ViTriHinhChieu.ppt theo đúng như kịch bản đã thiết kế. 
3.2.2.8. Chạy thử để kiểm tra và sửa chữa bài giảng 
Nháy chuột chọn nút Slide Show ( ) trên thanh công cụ ở góc dưới trái màn 
hình để chạy thử slide đang chọn, nhấn nút F5 để chạy thử toàn bộ bài giảng nhằm 
kiểm tra và sửa chữa những lỗi về chính tả, hiệu ứng, liên kết, ảnh của bài giảng điện 
tử. 
3.2.2.9. Đóng gói tập tin bài giảng điện tử 
Chọn lệnh File / Package for CD / Coppy to Folder / Browse để thực hiện đóng 
gói bài giảng điện tử đã thiết kế. Gói bài giảng gồm những file như sau: 
 63 
3.2.3. Thực hiện bài giảng điện tử: Bài 2. HÌNH CHIẾU 
- Chép thư mục BaiGiangDTHinhChieu đã tạo được ở mục 3.2.2.9 vào thiết bị 
lưu trữ ngoài (chẳng hạn USB). 
- Tại máy tính ở phòng học, từ trình Windows Explorer hoặc My Computer nháy 
đúp chuột trái để chạy file pptview trong thư mục BaiGiangDTHinhChieu như hình 
sau: 
- Mở được cửa sổ PowerPoint Viewer như hình sau: 
 64 
- Từ cửa sổ PowerPoint Viewer, nháy đúp chuột trái chạy file BaiDayHinhChieu 
như hình sau: 
- Thực hiện bài dạy đúng theo kịch bản đã thiết kế. 
 65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đặng Văn Đào (Chủ biên), Trần Hữu Quế, Trần Mai Thu, Nguyễn Văn Vận 
(2008), Sách giáo khoa Công nghệ 8, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Văn Khôi (2007), Lí luận dạy học công nghệ, NXB Đại học Sư phạm, 
Hà Nội. 
[3] Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên), Lê Huy Hoàng (2007), Phương tiện dạy học Kĩ 
thuật công nghiệp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Bá Kim (Chủ biên), Lê Khắc Thành (2008), Phương phápdạy học đại 
cương môn tin học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thiet_ke_bai_giang_dien_tu_truong_van_thanh.pdf