Bài giảng Thuế - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ

1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế

1.1.1. Khái niệm

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ

và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

1.1.2. Đặc điểm của thuế

- Tính Bắt buộc: Để Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của

mình thì cần phải có các nguồn lực tài chính. Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành

pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp một phần của cải mà họ làm ra

và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước gọi là ngân sách Nhà nước. Chốn thuế, hay gian lận

thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt hành chính hoặc hình sự.

- Tính không hoàn trả trực tiếp: Trước khi thu thuế Nhà nước không cam kết cung ứng trực tiếp một

dịch vụ công nào cho người nộp thuế, sau khi nộp thuế Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực

tiếp nào cho người nộp thuế. Cũng như vậy người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa

vụ thuế với lý do không được hoặc được hưởng ít những lợi ích từ Nhà nước.

- Tính kinh tế: Thuế gắn chặt với các hoạt động kinh tế và được xây dựng trên nền tảng giá trị thặng dư

do nền kinh tế tạo ra. Do vậy cách tốt nhất để tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định chính là phát triển

kinh tế, chăm lo cho sự thịnh vượng của đất nước, cuộc sống của nhân dân, đó chính là nuôi sức dân.

1.1.3. Phân biệt thuế với lệ phí, phí

Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá nhân và pháp nhân đối

với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.

Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một

số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây

dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí.

Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng

giữa chúng có sự khác biệt như sau:

pdf 85 trang yennguyen 8520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thuế - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thuế - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Bài giảng Thuế - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 
 KHOA KINH TẾ 
 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG THUẾ 
 (Tài liệu lưu hành nội bộ) 
 ` 
 Hưng Yên 
MỤC LỤC 
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ ................................................................................................................ 4 
 1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế ............................................................................................................... 4 
 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................................... 4 
 1.1.2. Đặc điểm của thuế .............................................................................................................................. 4 
 1.1.3. Phân biệt thuế với lệ phí, phí ............................................................................................................. 4 
 1.2. Vai trò của thuế ......................................................................................................................................... 5 
 1.2.1. Huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách Nhà nước ................................................................... 5 
 1.2.2. Điều tiết kinh tế vĩ mô ........................................................................................................................ 5 
 1.3. Hệ thống thuế ............................................................................................................................................ 5 
 1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................................................... 5 
 1.3.2. Phân loại ............................................................................................................................................. 5 
 1.3.3. Các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống thuế ............................................................................................. 6 
 1.4. Các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế ................................................................................................ 7 
 1.4.1. Tên gọi ............................................................................................................................................... 7 
 1.4.2. Đối tượng nộp thuế ............................................................................................................................ 7 
 1.4.3. Đối tượng chịu thuế ........................................................................................................................... 7 
 1.4.4. Căn cứ tính thuế ................................................................................................................................. 7 
 1.4.5. Chế độ miễn thuế, giảm thuế ............................................................................................................. 8 
 1.5. Đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán, kiểm tra, thanh tra thuế (Theo luật quản lý thuế) .............................. 8 
 1.5.1. Đăng ký thuế ...................................................................................................................................... 8 
 1.5.2. Kê khai, nộp các loại thuế .................................................................................................................. 8 
 1.5.3. Quyết toán, kiểm tra, thanh tra thuế ................................................................................................... 8 
 1.6. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thuế .............................................................................................. 8 
 1.6.1. Tổng cục Thuế và các đơn vị trực thuộc ............................................................................................ 9 
 1.6.2. Tổng cục Hải Quan và các đơn vị trực thuộc ..................................................................................... 9 
 1.6.3. Kho bạc nhà nước, các cấp chính quyền địa phương ....................................................................... 10 
 1.7. Một số sắc thuế, phí lệ phí ...................................................................................................................... 10 
 1.7.1. Thuế Nhà đất .................................................................................................................................... 10 
 1.7.2. Thuế tài nguyên ................................................................................................................................ 14 
 1.7.3. Thuế môi trường .............................................................................................................................. 20 
 1 
 1.7.4. Môn bài ............................................................................................................................................ 20 
 1.7.5. Thuế, phí, lệ phí khác ....................................................................................................................... 23 
Chương 2: THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU ............................................................................ 24 
 2.1. Khái niệm, đặc điểm thuế xuất nhập khẩu (XNK) .................................................................................. 24 
 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................................... 24 
 2.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 24 
 2.2. Nội dung cơ bản của thuế XNK hiện hành ở Việt Nam .......................................................................... 24 
 2.2.1. Phạm vi áp dụng:.............................................................................................................................. 24 
 2.2.2. Căn cứ tính thuế ............................................................................................................................... 25 
 2.2.3. Tỷ giá tính thuế: ............................................................................................................................... 26 
 2.2.4. Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế XNK .............................................. 26 
 2.2.5 Đăng ký ,kê khai, nộp thuế ............................................................................................................... 30 
Chương 3: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT .................................................................................................... 32 
 3.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) ........................................................................ 32 
 3.1.1. Khái niệm: ........................................................................................................................................ 32 
 3.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 33 
 3.2. Nội dung cơ bản của thuế TTĐB ở Việt Nam hiện nay .......................................................................... 33 
 3.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TTĐB ........................................................................................................... 33 
 3.2.2. Căn cứ tính thuế ............................................................................................................................... 35 
 3.2.3. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế .................................................................................... 38 
 3.2.4. Miễn, giảm, hoàn thuế TTĐB .......................................................................................................... 41 
Chương 4: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ...................................................................................................... 44 
 4.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế GTGT ..................................................................................................... 44 
 4.1.1. Khái niệm: ........................................................................................................................................ 44 
 4.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 44 
 4.2. Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam ........................................................................ 45 
 4.2.1. Phạm vi áp dụng ............................................................................................................................... 45 
 4.2.2. Căn cứ tính thuế ............................................................................................................................... 47 
 4.2.3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ............................................................................................. 48 
 4.2.4. Hoá đơn chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ ................................................................................. 50 
 4.2.5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế .................................................................................... 50 
 4.2.6. Hoàn thuế GTGT ............................................................................................................................. 51 
Chương 5: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 53 
 2 
 5.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế TNDN ..................................................................................................... 53 
 5.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................................... 53 
 5.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 53 
 5.1.3. Vai trò .............................................................................................................................................. 54 
 5.2. Nội dung thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................................................................... 54 
 5.2.1. Đối tượng nộp thuế .......................................................................................................................... 54 
 5.2.2. Căn cứ tính thuế ............................................................................................................................... 55 
 5.2.3. Thuế thu nhập từ quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất .......................................................... 63 
 5.2.4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN ........................................................................ 67 
 5.2.5. Miễn, giảm thuế TNDN ................................................................................................................... 70 
Chương 6: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN................................................................................................... 74 
 6.1. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân ........................................................................................... 75 
 6.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................................... 75 
 6.1.2. Đặc điểm .......................................................................................................................................... 75 
 6.2. Nội dung thuế thu nhập cá nhân .............................................................................................................. 75 
 6.2.1. Đối tượng nộp thuế .......................................................................................................................... 75 
 6.2.2. Thu nhập chịu thuế ........................................................................................................................... 76 
 6.2.3. Thu nhập không chịu thuế ................................................................................................................ 77 
 6.2.4. Biểu thuế và phương pháp tính thuế ................................................................................................ 78 
 6.2.5. Đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế ......................................................................... 80 
 3 
 Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ 
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế 
1.1.1. Khái niệm 
 Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ 
và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. 
1.1.2. Đặc điểm của thuế 
- Tính Bắt buộc: Để Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của 
mình thì cần phải có các nguồn lực tài chính. Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành 
pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp một phần của cải mà họ làm ra 
và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước gọi là ngân sách Nhà nước. Chốn thuế, hay gian lận 
thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt hành chính hoặc hình sự. 
- Tính không hoàn trả trực tiếp: Trước khi thu thuế Nhà nước không cam kết cung ứng trực tiếp một 
dịch vụ công nào cho người nộp thuế, sau khi nộp thuế Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực 
tiếp nào cho người nộp thuế. Cũng như vậy người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa 
vụ thuế với lý do không được hoặc được hưởng ít những lợi ích từ Nhà nước. 
- Tính kinh tế: Thuế gắn chặt với các hoạt động kinh tế và được xây dựng trên nền tảng giá trị thặng dư 
do nền kinh tế tạo ra. Do vậy cách tốt nhất để tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định chính là phát triển 
kinh tế, chăm lo cho sự thịnh vượng của đất nước, cuộc sống của nhân dân, đó chính là nuôi sức dân. 
1.1.3. Phân biệt thuế với lệ phí, phí 
 Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá nhân và pháp nhân đối 
với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. 
 Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một 
số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước. 
 Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây 
dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí. 
 Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng 
giữa chúng có sự khác biệt như sau: 
 Nội Thuế Lệ phí Phí 
 dung 
Khái Thuế là hình thưc đóng Là số tiền tổ chức, cá nhân phải nộp Là số tiền tổ chức, cá nhân 
niệm góp nghĩa vụ theo luật khi được các cơ quan nhà nước hoặc phải nộp khi được 1 tổ 
 định của các pháp nhân thể các tổ chức uỷ quyền phục vụ công chức cung cấp dịch vụ 
 nhân cho nhà nước nhằm việc quản lý hành chính nhà nước 
 đáp ứng nhu cầu chi tiêu 
 của nhà nước 
CQ ban Quốc hội ... được Nhà nước giao để sản 
xuất. 
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân 
thọ. 
8. Thu nhập từ kiều hối. 
9. Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, 
tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. 
10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Cá nhân sinh 
sống tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả. 
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm: 
a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước; 
b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học 
của tổ chức đó. 
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao 
động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. 
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành 
lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận. 
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức 
Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 
6.2.4. Biểu thuế và phương pháp tính thuế 
6.2.4.1. Đối với thu nhập thường xuyên 
 78 
 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được 
áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ 
thể như sau: 
 Phần thu nhập tính 
 Bậc Phần thu nhập tính thuế/năm 
 thuế/tháng Thuế suất (%) 
 thuế (triệu đồng) 
 (triệu đồng) 
 1 Đến 60 Đến 5 5 
 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 
 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 
 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 
 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 
 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 
 7 Trên 960 Trên 80 35 
Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ 
kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo 
hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. 
Cách tính thuế: Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là 
tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, 
trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập 
nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. 
 Ví dụ: Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 10 triệu 
đồng. Ông A phải nuôi 02 con dưới 18 tuổi; trong tháng ông phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc 
là: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế trên tiền lương; trong tháng ông A không đóng góp từ 
thiện, nhân đạo, khuyến học. 
Thuế thu nhập cá nhân ông A tạm nộp trong tháng được xác định như sau: 
 - Ông A được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản sau: 
+ Cho bản thân là: 4 triệu đồng; 
+ Cho 02 người phụ thuộc (2 con) là: 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng; 
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là: 10 triệu đồng x 6% = 0,6 triệu đồng 
 Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 4 + 3,2 + 0,6 = 7,8 triệu đồng 
- Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 10 triệu đồng – 
7,8 triệu đồng = 2,2 triệu đồng. 
- Như vậy sau khi giảm trừ các khoản theo quy định, thu nhập tính thuế của ông A được xác định 
thuộc bậc 1của biểu lũy tiến từng phần là: 
 79 
2,2 triệu đồng x 5% = 0,11 triệu đồng 
 Tổng số thuế phải nộp trong tháng là: 0,11 triệu đồng. 
 Ví dụ: Ông B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 90 triệu đồng (đã trừ các 
khoản bảo hiểm bắt buộc), ông B phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông B không đóng góp 
từ thiện, nhân đạo, khuyến học. 
 a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông B được tính như sau: 
 - Ông B được giảm trừ các khoản sau: 
 + Cho bản thân là 4 triệu đồng. 
 + Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng 
 - Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 
90 triệu đồng - 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng 
 - Số thuế phải nộp được tính là: 
 + Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: 
 5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng 
 + Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: 
 (10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng 
 + Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: 
 (18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng 
 + Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: 
 (32 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng 
+ Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%: 
 (52 triệu đồng - 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng 
+ Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%: 
 (80 triệu đồng - 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng 
+ Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 82,8 triệu đồng, thuế suất 35%: 
 (82,8 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 0,98 triệu đồng 
 Như vậy, với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp 
trong tháng của ông B theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là: 
(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng 
6.2.5. Đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế 
 Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, đối tượng nộp thuế gặp khó 
khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét 
giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. 
 80 
 1. Xác định số thuế được giảm 
 1.1. Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm dương lịch. Đối tượng nộp thuế gặp khó 
khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm nào thì được xét giảm số thuế phải 
nộp của năm đó. 
 1.2. Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà đối tượng 
nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm: 
 1.2.1. Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với các khoản thu nhập chịu thuế 
 tính theo biểu thuế toàn phần quy định tại Điều 23 của Luật Thuế thu nhập cá nhân. 
 1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền 
lương, tiền công. 
 1.3. Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục 
thiệt hại trừ đi các khoản bồi thường nhận được từ cơ quan bảo hiểm (nếu có), hoặc từ tổ chức, cá 
nhân gây ra tai nạn (nếu có). 
 1.4. Số thuế giảm được xác định như sau: 
 1.4.1. Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế 
giảm sẽ bằng mức độ thiệt hại. 
 1.4.2. Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế 
giảm sẽ bằng số thuế phải nộp. 
 2. Hồ sơ, thủ tục xét giảm thuế 
 2.1. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn 
 Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn được xét giảm thuế phải gửi cho cơ 
quan thuế trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, hồ sơ giảm thuế gồm các giấy tờ sau: 
 - Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. 
 - Biên bản xác định mức độ thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản xác nhận 
thiệt hại của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hoả hoạn. 
 - Chứng từ bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) hoặc thoả thuận bồi thường của người 
gây hoả hoạn (nếu có). 
 - Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hoả hoạn. 
 - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế). 
 2.2. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn 
 Đối tượng nộp thuế gặp tai nạn được giảm thuế phải gửi cho cơ quan thuế nơi trực tiếp quản 
lý đối tượng nộp thuế, hồ sơ giảm thuế gồm các giấy tờ sau: 
 - Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. 
 - Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận 
mức độ thương tật của cơ quan y tế. 
 - Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thoả thuận bồi thường của 
người gây tai nạn (nếu có). 
 81 
 - Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn. 
 - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế). 
 2.3. Đối với đối tượng nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo 
 2.3.1. Đối tượng nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế theo hướng dẫn này là 
người bị mắc bệnh, nếu không điều trị theo chỉ định của cơ quan y tế hoặc bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng 
nguy hại trực tiếp đến tính mạng. 
 2.3.2. Người mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế phải gửi cho cơ quan thuế nơi trực 
tiếp quản lý đối tượng nộp thuế, hồ sơ giảm thuế gồm các giấy tờ sau: 
 - Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. 
 - Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh. 
 - Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hoá đơn mua 
thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ. 
 - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế). 
 3. Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế 
 Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế là thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối 
tượng nộp thuế. 
6.2.5. Đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế 
6.2.5.1. Đăng ký thuế 
1. Đối tượng phải đăng ký thuế 
 Theo quy định tại Điều 21 của Luật Quản lý thuế; Điều 2 và Điều 8 của Luật Thuế thu nhập 
cá nhân, đối tượng phải đăng ký thuế thu nhập cá nhân bao gồm: 
 - Tổ chức, cá nhân chi trả trả thu nhập 
 - Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ sản xuất kinh doanh, tiền lương, tiền 
công, thu nhập thường xuyên khác chịu thuế 
 2. Hồ sơ đăng ký thuế 
 - Đối với tổ chức và cá nhân kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại điểm 
2 mục I phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành 
Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế. 
 - Đối với đơn vị trả thu nhập không phải là tổ chức kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế thực hiện 
theo quy định tại điểm 2.10 mục I phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC nêu trên. 
 - Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển 
nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán) và các cá nhân có thu nhập chịu thuế khác, 
hồ sơ đăng ký thuế gồm: 
+ Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 01/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. 
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu. 
3. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế 
 82 
3.1. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cá nhân kinh 
doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập: địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo quy 
định tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC nêu trên. 
3.2. Đối với các cơ quan quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã 
hội, nghề nghiệp, địa điểm nộp hồ sơ như sau: 
 3.2.1. Cơ quan Trung ương, cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, 
cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế. 
 3.2.2. Cơ quan thuộc, trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ 
đăng ký thuế tại Chi cục Thuế. 
 3.2.3. Cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, Văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài,... 
nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế nơi cơ quan đóng trụ sở chính. 
3.3. Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đơn vị trả thu 
nhập hoặc cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập. Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đăng ký 
thuế tại đơn vị trả thu nhập, đơn vị trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của các 
cá nhân và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. 
3.4. Các cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế khác nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư 
trú. 
3.5. Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập: từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, từ các khoản thu nhập 
chịu thuế khác được lựa chọn nơi nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan, đơn vị trả thu nhập hoặc tại 
Chi cục Thuế nơi kinh doanh. 
Khấu trừ thuế 
(1). Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu 
nhập của đối tượng nộp thuế trước khi chi trả thu nhập. 
(2). Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế: 
- Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam; 
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công; 
- Thu nhập từ đầu tư vốn; 
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán; 
- Thu nhập từ trúng thưởng; 
- Thu nhập từ bản quyền; 
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. 
(3). Không thực hiện khấu trừ thuế đối với: 
- Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú; 
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; 
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân; 
- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân. 
Đối tượng nộp thuế trực tiếp khai thuế, nộp thuế với cơ quan Thuế 
6.2.5.3. Khai thuế 
(1). Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế quy định như sau: 
 83 
a) Khai thuế theo tháng áp dụng đối với thu nhập khấu trừ thuế trường hợp tổng số thuế khấu trừ 
hàng tháng dưới 5 triệu đồng thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện khai tạm nộp thuế theo 
quý; 
b) Khai thuế năm: Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khai quyết toán thuế năm đối với thu nhập chịu 
thuế, số thuế đã khấu trừ và các khoản giảm trừ khác (nếu có). 
(2). Khai thuế đối với cá nhân người nộp thuế: 
a) Cá nhân kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập khai thuế theo quý; 
b) Cá nhân khai thuế theo từng lần phát sinh đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ chuyển 
nhượng chứng khoán); thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ 
quà tặng; 
c) Cá nhân khai quyết toán thuế năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh 
doanh đối với trường hợp thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp 
thuế theo kê khai và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo mức thuế suất 
20%. 
(3). Khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh 
- Hàng quý thực hiện khai thuế, tạm nộp thuế thu nhập cá nhân theo kết quả kinh doanh tạm tính của 
quý. Số thuế tạm nộp hàng quý được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế đã tính giảm trừ gia cảnh 
cho cá nhân người nộp thuế và những người phụ thuộc mà người nộp thuế nhận trách nhiệm nuôi 
dưỡng và Biểu thuế luỹ tiến từng phần; 
- Thực hiện khai quyết toán thuế năm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính 
xác của số liệu đã kê khai. 
6.2.5.3. Hoàn thuế 
Việc hoàn thuế chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế, trong các trường 
hợp sau : 
- Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp; 
- Cá nhân đã nộp tiền thuế TNCN nhưng có thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế. 
 - Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 
 84 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thue_dai_hoc_su_pham_ky_thuat_hung_yen.pdf