Bán hàng thông minh qua điện thoại và Internet (Phần 2)
Trong chương này, bạn sẽ hiểu được tường tận:
- Liệu cách đặt câu hỏi của bạn có tạo được niềm tin và sự yên tâm cho
khách hàng hay không?
- Câu hỏi của bạn có phù hợp, có ý nghĩa và làm mọi người phải suy nghĩ
hay không?
- Tại sao bạn không có can đảm để tiếp tục đi theo quy trình khám phá,
bạn chọn cách gọi một cách hấp tấp và rồi hy vọng rằng bạn sẽ bán được một
cái gì đó?
Bạn sẽ học được các công cụ và mẹo để:
- Hiểu được thứ tự, chiến lược, phong cách, phương thức và các tiêu
chuẩn để đặt câu hỏi một cách hiệu quả.
- Phân biệt giữa việc nói và việc bán.
- Tổ chức các câu hỏi bằng các tiêu chuẩn xác định quyền hạn.
- Học các kỹ năng đặt câu hỏi phân tích và tập trung vào cách bạn đặt
câu hỏi để có được câu trả lời mà bạn mong muốn.Khi tôi bước đến bàn làm việc của Rick, anh đi thẳng vào vấn đề: “Tôi
hy vọng chị sẽ nói cho tôi biết tôi phải làm gì với mấy cái cơ hội bán hàng
dở hơi này” – anh nói.
“Mấy cơ hội anh nhận được sau chiến dịch gọi điện thoại bị sao thế?”
“Tệ lắm, đúng là buồn cười. Phải mấy cái chất lượng hơn thì mới dùng
được”.
“Chuyện gì đã xảy ra thế?” – tôi hỏi – “Tại sao chúng không trở thành cơ
hội bán hàng thật sự hay cuộc hẹn gặp? Anh có phiền không nếu tôi ngồi
nghe anh gọi và xem anh đã kiểm định chúng như thế nào?
“Dĩ nhiên” – Rick trả lời. “Tôi đang định gọi đây. Hãy nghe nhé.” – Anh
bắt đầu bấm số.
“Xin chào, đây là Rick Reynolds. Ồ, tôi gọi không đúng lúc à? Tôi
đang định hỏi về buổi webminar mà anh đã tham dự Các anh có gặp vấn
đề gì mà chúng tôi có thể giúp được hay không? Tôi hiểu. Anh có quyền
phê chuẩn về các giải pháp này không? OK, dự án này được duyệt kinh
phí rồi chứ? Dự án này sẽ diễn ra trong ba hay sáu tháng tới? Anh còn
câu hỏi nào khác cho tôi hay không?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bán hàng thông minh qua điện thoại và Internet (Phần 2)
4. ĐẶT CÂU HỎI: GÂY DỰNG NIỀM TIN, MỖI LẦN MỘT CÂU HỎI Đừng dành quá nhiều thời gian chỉ để chọn ra một cơ hội lý tưởng, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội phù hợp —MICHAEL DELL— Trong chương này, bạn sẽ hiểu được tường tận: - Liệu cách đặt câu hỏi của bạn có tạo được niềm tin và sự yên tâm cho khách hàng hay không? - Câu hỏi của bạn có phù hợp, có ý nghĩa và làm mọi người phải suy nghĩ hay không? - Tại sao bạn không có can đảm để tiếp tục đi theo quy trình khám phá, bạn chọn cách gọi một cách hấp tấp và rồi hy vọng rằng bạn sẽ bán được một cái gì đó? Bạn sẽ học được các công cụ và mẹo để: - Hiểu được thứ tự, chiến lược, phong cách, phương thức và các tiêu chuẩn để đặt câu hỏi một cách hiệu quả. - Phân biệt giữa việc nói và việc bán. - Tổ chức các câu hỏi bằng các tiêu chuẩn xác định quyền hạn. - Học các kỹ năng đặt câu hỏi phân tích và tập trung vào cách bạn đặt câu hỏi để có được câu trả lời mà bạn mong muốn. Khi tôi bước đến bàn làm việc của Rick, anh đi thẳng vào vấn đề: “Tôi hy vọng chị sẽ nói cho tôi biết tôi phải làm gì với mấy cái cơ hội bán hàng dở hơi này” – anh nói. “Mấy cơ hội anh nhận được sau chiến dịch gọi điện thoại bị sao thế?” “Tệ lắm, đúng là buồn cười. Phải mấy cái chất lượng hơn thì mới dùng được”. “Chuyện gì đã xảy ra thế?” – tôi hỏi – “Tại sao chúng không trở thành cơ hội bán hàng thật sự hay cuộc hẹn gặp? Anh có phiền không nếu tôi ngồi nghe anh gọi và xem anh đã kiểm định chúng như thế nào? “Dĩ nhiên” – Rick trả lời. “Tôi đang định gọi đây. Hãy nghe nhé.” – Anh bắt đầu bấm số. “Xin chào, đây là Rick Reynolds. Ồ, tôi gọi không đúng lúc à? Tôi đang định hỏi về buổi webminar mà anh đã tham dự Các anh có gặp vấn đề gì mà chúng tôi có thể giúp được hay không? Tôi hiểu. Anh có quyền phê chuẩn về các giải pháp này không? OK, dự án này được duyệt kinh phí rồi chứ? Dự án này sẽ diễn ra trong ba hay sáu tháng tới? Anh còn câu hỏi nào khác cho tôi hay không? Sau đó Rick cúp máy và lắc đầu. “Anh nghĩ gì về cuộc gọi này?” – Tôi hỏi “Tôi nói với chị rồi đấy” – Rick nói và nhún vai – “toàn là những cơ hội không dùng được”. “Rick, đây không phải vấn đề về chất lượng của cơ hội mà là vấn đề về chất lượng câu hỏi của anh”. Đặt câu hỏi để tìm hiểu nhu cầu, thẩm định cơ hội và làm chủ cuộc gọi Theo báo cáo của IDC, 80% kinh phí tiếp thị bị phung phí vì nhân viên bán hàng chẳng quan tâm gì đến cơ hội chào hàng cả. Tuy nhiên, theo tài liệu của CSO’s Insight 2008 “Tăng cường việc tạo ra cơ hội để chào hàng và làm sạch danh sách những mối quan tâm”, định nghĩa thế nào là một cơ hội chào hàng có chất lượng được đội tiếp thị và đội bán hàng hiểu theo hướng rất khác nhau. Thêm vào đó, tài liệu này kết luận rằng khi các đội ngũ này không thống nhất, các công ty sẽ bị thiệt hại nặng nề: 10% các hợp đồng và 5,7% doanh thu. Tuy nhiên, các công ty vẫn cứ hối thúc nhân viên tiếp thị tìm nhiều cơ hội chào hàng có chất lượng hơn và quăng nó cho đội bán hàng. Nhưng đội tiếp thị và đội bán hàng lại không nhất trí thế nào là một cơ hội chào hàng có chất lượng. Nhân viên bán hàng rất dễ theo đuổi một cơ hội chào hàng không có chất lượng và sau đó yêu cầu đội tiếp thị cho họ nhiều cơ hội chào hàng hơn. Vấn đề nằm ở chỗ, khi bán hàng tại chỗ, bạn chỉ có thể làm tốt như cơ hội chào hàng cuối cùng mà thôi và có một mối liên kết trực tiếp giữa việc vượt chỉ tiêu và việc có cơ hội chào hàng chất lượng hơn. Tại sao thế? Vì đội bán hàng cứ mải bám theo những thứ mà họ không muốn. Đặt câu hỏi là cơ hội đầu tiên để biết về công ty và tìm hiểu xung quanh. Câu hỏi của bạn được xem như đôi mắt của bạn trên điện thoại. Đặt câu hỏi vẫn là kỹ năng được sử dụng hiệu quả nhất trên điện thoại chứ không phải trên email và các kỹ năng này rất cần thiết để khám phá nhu cầu và cơ hội với công ty khách hàng. Kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ ngay lập tức cho bạn quyền làm chủ cuộc gọi và mang lại hợp đồng. Kỹ năng đặt câu hỏi yếu sẽ phá hủy ngay cả cơ hội chào hàng tốt nhất. Ngày nay, khách hàng ngày càng thiếu kiên nhẫn đối với người bán hàng. Họ mệt mỏi khi phải lắng nghe cùng một câu hỏi và bực mình vì các kỹ năng bán hàng quá lỗi thời. Thông thường, các nhân viên bán hàng thiếu kỹ năng và chưa được đào tạo đúng mức hỏi quá ít câu hỏi, bỏ ra quá nhiều thời gian hỏi những câu vô bổ dành cho những người không có liên quan, hoặc làm người nghe rối trí với các câu hỏi không mạch lạc. Phát triển kỹ năng đặt câu hỏi yêu cầu bạn phải xem lại các hoạt động thẩm định cơ hội chào hàng của mình một cách hoàn chỉnh. Cách bạn đặt câu hỏi có làm khách hàng tin tưởng và cảm thấy thoải mái hay không? Câu hỏi của bạn có ý nghĩa và phù hợp hay không hay chúng chỉ làm cho khách hàng cảm thấy bị liên tục tra hỏi? Tại sao khách hàng thật sự muốn nói chuyện với bạn? Có phải là vì những câu hỏi của bạn khiến họ phải suy nghĩ hay không? Làm thế nào bạn có can đảm hỏi thêm một câu và mạnh dạn bước dần qua các quy trình thẩm định lại? Trí tò mò của bạn có dẫn đường giúp bạn học hỏi và tìm hiểu kỹ hơn không? Đặt câu hỏi là một việc rất nguy hiểm. Bạn cần phải có lòng can đảm và có khuynh hướng bẩm sinh. Tuy nhiên kỹ năng đặt câu hỏi lại là thứ bạn có thể học và sử dụng được ngay. Bán hàng 2.0 là một thực thể Để sống sót trong trận chiến bán hàng ngày nay đòi hỏi bạn phải thiết lập được các mối quan hệ thật sự. Khách hàng ngày nay nắm nhiều thông tin hơn trước đây nhưng họ cũng dễ rối trí và sợ hãi hơn. Khi mọi thứ không chắc chắn và không ổn định, kinh phí bị kiểm soát gắt gao hơn, nhân viên bán hàng phải thẩm định cơ hội chào hàng với sự tò mò, sự sâu sắc và tính thực tế chứ không phải chỉ nói theo cách cũ: “Anh có dự án à?” – đặc biệt là khi chỉ một phần rất nhỏ các cơ hội chào hàng có nhiều khả năng thành công. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, giới bán hàng phải dành thời gian củng cố quan hệ khách hàng, nhen nhóm lại các mối quan hệ cũ và đặt nền móng cho tương lai. Thói quen đặt câu hỏi hợp lý thiết lập nên mối quan hệ và lòng tin. Nếu bạn đặt câu hỏi đúng đắn và lắng nghe nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ dẫn họ thẳng đến khu vực họ cảm thấy yên tâm, làm họ tập trung hơn và có nhiều khả năng ký được hợp đồng hơn. Việc bạn phải chuẩn bị rất quan trọng. Khách hàng ngày nay đòi hỏi giới bán hàng phải biết rõ khách hàng là ai trước khi gọi điện. Cũng như đối với kỹ năng giới thiệu thành thạo, bạn phải có một số kiến thức nào đó về tổ chức mà bạn nhắm đến. Việc này phải được thực hiện trước khi bạn gọi điện thoại nhờ việc sử dụng các công cụ Bán hàng 2.0 mà bạn có. Kỹ năng “săn bắn” điêu luyện là một nghệ thuật đang dần biến mất vì đội ngũ bán hàng tại chỗ nghĩ họ có thể thay thế nó bằng các công cụ tự động và email. Những công cụ này có cùng mục đích: chúng có thể giúp bạn quyết định được chiến lược thẩm định thông tin về khách hàng thông qua việc theo dõi khách hàng từ những lần thăm website, tham gia hội thảo trực tuyến, tải tài liệu, và xác định xem họ gọi từ danh sách nào. Bạn có thể tìm hiểu về công ty mà bạn nhắm đến, biết được đường lối, các sản phẩm mới tung ra, vị thế trên thị trường và quy mô của các phòng ban và các nhóm khác nhau. Sử dụng tất cả các thông tin này trong cuộc gọi sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến độ thẩm định và tăng cường cơ hội thực hiện một cuộc trao đổi tốt với khách hàng và gặt hái thành công. Đây chính là sự thật: với quá nhiều tổ chức tiếp thị tự động với đủ loại sản phẩm giúp tạo ra cơ hội chào hàng, nuôi dưỡng và quản lý nó, nhu cầu về kỹ năng đặt câu hỏi và lắng nghe ngày càng tăng. Các kỹ năng quan trọng này không thể được quản lý trực tuyến vì chúng đòi hỏi bạn phải tích cực trao đổi, phải bán được hàng và phải thảo luận - việc trao đổi được thực hiện hiệu quả nhất khi bạn gặp được khách hàng ở đầu dây bên kia. Hãy nghĩ xem: Khách hàng luôn luôn bận bịu của bạn liệu có thời gian để trả lời một email với hàng loạt câu hỏi thẩm định hay không? Khách hàng ghét bạn ở điểm nào? Trong cuốn sách The Secrets of Power Selling (tạm dịch: Những bí mật của bán hàng quyền năng) của Kelly Robertson năm 2008, Kelly nhận thấy có 8 lý do để khách hàng ghét giới bán hàng. Bảy lý do đầu được đề cập đến trong phần “Khách hàng ghét bạn ở điểm nào?” này: 1. Không lắng nghe (được trình bày trong chương 5, Lắng nghe). 2. Nói quá nhiều (được trình bày trong chương này). 3. Thiếu kiến thức (được trình bày trong chương này). 4. Không tiếp tục (được trình bày trong chương 9: Ký hợp đồng). 5. Nói dối (được trình bày trong chương 8: Xử lý các phản đối). 6. Không hiểu được nhu cầu của họ (được trình bày trong chương này). 7. Không chấp nhận câu trả lời không (được trình bày trong chương 8: Xử lý các phản đối). Chất lượng và số lượng? Chúng khác nhau ở điểm nào? Theo CSO’s Insight 2008 “Tăng cường việc dẫn dắt và xử lý các mối quan tâm”, khi mà doanh số và chỉ tiêu đặt ra tăng theo khả năng thẩm định và thiết lập ưu tiên của nhân viên bán hàng, việc phân biệt rõ giữa số lượng và chất lượng là hết sức cần thiết. Để hiểu được điều này, bạn phải hiểu được sự khác biệt giữa việc thẩm định và việc đặt câu hỏi. Khi có được cơ hội chào hàng, bạn cần phải thẩm định xem liệu nó có đáng để bạn theo đuổi hay không: nó có phù hợp với khả năng của bạn không, liệu sản phẩm của bạn có đáp ứng nhu cầu của khách hàng không. Khi xác định được rằng cơ hội chào hàng là phù hợp, bạn có thể đưa ra các câu hỏi dẫn dắt đến cơ hội bán hàng. Trong Bán hàng 2.0, bộ phận bán hàng và tiếp thị thường hợp tác với nhau. Bộ phận tiếp thị sẽ thẩm định các cơ hội bằng cách tạo ra cơ hội chào hàng và nuôi dưỡng chúng còn bộ phận bán hàng sẽ theo đuổi nó. Cơ hội chào hàng do bộ phận tiếp thị tạo ra bằng các phương thức như hội thảo trực tuyến, triển lãm thương mại, chiến dịch gửi thư đến nhà, tài liệu, demo, bản dùng thử và bộ phận bán hàng sẽ tiếp tục thẩm định sơ lược các thông tin này. Nhiều tổ chức bán hàng tại chỗ có cơ cấu tổ chức gồm các đội phát triển cơ hội chào hàng, thẩm định và tạo ra cơ hội chào hàng nằm ở bộ phận tiếp thị. Đội phát triển cơ hội chào hàng đặt các câu hỏi mưu mẹo để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xác định những khó khăn hiện tại, làm khách hàng quan tâm và gây dựng lòng tin. Đây là một hoạt động có tiêu chuẩn rõ ràng, tỷ lệ thành công và chi phí khá phù hợp. Vì thế nó tập trung vào số lượng, hoạt động thẩm định, ví dụ như thẩm định kinh phí và thời gian dự án của khách hàng. Nếu kinh phí và thời gian vào khoảng 3-6 tháng, đội tiếp thị sẽ đưa cơ hội chào hàng đó cho đội bán hàng tại chỗ, hay đội tiếp thị qua điện thoại, đội bán hàng trực tiếp báo cáo trực tiếp cho bộ phận bán hàng. Sau đó, các đội này dành thời gian nuôi dưỡng cơ hội chào hàng và đi sâu tìm hiểu cơ hội chào hàng và xây dựng quan hệ khách hàng. Đội ngũ bán hàng tại chỗ được giao nhiệm vụ phát triển cơ hội chào hàng đến giai đoạn chiến lược, đốc thúc khách hàng, thẩm định giá trị và xác định những điểm đặc biệt mang tính cạnh tranh, xây dựng lòng tin và sự trung thành. Bạn không còn phung phí một cuộc gọi Trong thời đại kinh tế khó khăn như ngày nay, nhân viên bán hàng tự động phải làm việc thông minh hơn. Vì họ tốn 33% thời gian vào việc tìm kiếm khách hàng phù hợp nên họ phải tận dụng tối đa và tiết kiệm mỗi cuộc gọi bằng kỹ năng đặt câu hỏi thành thục. Họ không thể bỏ qua quy trình thẩm định hay chỉ làm một nửa công việc. Quy trình nuôi dưỡng cơ hội chào hàng đòi hỏi bạn phải chú tâm và xác định rõ ràng. Đầu tư toàn bộ công sức để theo đuổi một cơ hội không phù hợp chỉ tốn thời gian mà thôi. Tin rằng bạn có thể thành công chỉ bằng việc tự nguyện cung cấp tài liệu, demo, bản đề nghị, bản phân tích tính cạnh tranh và ngay cả việc đến công ty khách hàng để giải quyết vấn đề cho họ là cách thẩm định cơ hội chào hàng đúng đắn. Theo đuổi một thứ gần giống như cơ hội bán hàng sẽ khiến bạn bận rộn nhưng không hiệu quả. Bạn chỉ làm việc chăm chỉ hơn chứ không phải thông minh hơn. Nài nỉ giảm giá cho các khách hàng mà không mang lại nhiều lợi nhuận là việc không thể chấp nhận được và việc có thêm cơ hội chào hàng cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Học được nghệ thuật đặt câu hỏi và đưa nó vào thực tiễn sẽ giúp bạn thành công. Đặt câu hỏi theo một chiến lược đã định sẵn sẽ giúp bạn có cơ hội hơn khi thực hiện các cuộc gọi bán hàng. Bốn yếu tố trong việc đặt câu hỏi Đây là một phương trình đơn giản: bạn càng đưa nhiều thứ vào cuộc gọi, bạn càng nhận được nhiều thứ khác. Như bạn đã thấy, các cuộc gọi điện thoại giới thiệu có tỷ lệ kết nối rất thấp. Khi cuối cùng bạn tiếp xúc với một con người thật sự ở đầu dây bên kia, thì việc bạn phải tận dụng cơ hội này là hết sức quan trọng. Nếu bạn có thêm vài giây vì đoạn giới thiệu của mình làm người nghe chú ý, bạn có thể tiếp tục tự tin đặt câu hỏi: 1. Chiến thuật hoặc kế hoạch của bạn sẽ giúp bạn làm chủ cuộc gọi và quyết định xem bạn đã thẩm định cơ hội chào hàng và xây dựng lòng tin ở khách hàng tốt đến mức nào. 2. Cách bạn thảo ra câu hỏi sẽ tạo ra một cuộc đối thoại trong quan hệ của bạn với khách hàng. 3. Phương thức bạn đặt câu hỏi sẽ kích thích khách hàng và khuyến khích họ trả lời. 4. Thứ tự câu hỏi bạn đặt ra sẽ khám phá nhu cầu của khách hàng sâu hơn và mở cánh cửa để bạn bước vào thế giới của họ. Nghệ thuật đặt câu hỏi đòi hỏi bạn phải nhuần nhuyễn từng yếu tố một và phối hợp chúng vào từng cuộc gọi. Chiến lược và kế hoạch: Tiêu chuẩn để thẩm định một cách thông minh “Vậy, kinh phí của anh trong 12 tháng tới là gì? Anh định triển khai các dự án trong khoảng thời gian nào?” Có câu hỏi nào mơ hồ hơn thế này hay không? Hỏi khách hàng có giúp bạn biết rõ hơn về nhu cầu của khách hàng hay không? Trong thời kỳ kinh tế bấp bênh như hiện nay, khách hàng hoàn toàn không biết mình sẽ có kinh phí bao nhiêu cũng như chẳng biết được họ sẽ triển khai dự án vào thời gian nào. Nếu bạn tiếp tục hỏi những câu hỏi mơ hồ và vô bổ như thế này, bạn cũng sẽ nhận được những câu trả lời mơ hồ mà thôi. Hay bạn chỉ đơn giản cúp máy? Gọi điện thoại mà không có một kế hoạch rõ ràng là cách nhanh nhất để phá hủy mọi thứ. Rõ ràng, nếu bạn không biết mình sẽ đi đâu thì bạn sẽ cứ quay bánh lái lòng vòng. Xác định được một chiến thuật đặt câu hỏi trước khi gọi điện thoại sẽ vạch ra cho bạn một bản đồ để đi đến nơi bạn muốn: hợp đồng. Khi các tiêu chuẩn thẩm định cơ hội chào hàng không rõ ràng, bạn có thể không nhận ra một cơ hội chào hàng phù hợp khi nó xuất hiện. Đồng ý về B.A.N.T - Budget, Authority, Need, Timeline (Kinh phí, Thẩm quyền, Nhu cầu, Thời gian) là chưa đủ. Các tiêu chuẩn thẩm định để bán hàng thông minh của tôi tạo ra một bản kế hoạch đặt câu hỏi luôn làm bạn thành công trong việc tạo ra các cơ hội chào hàng có chất lượng. Nó gồm 8 loại thẩm định khác nhau mà bạn cần có và cần khẳng định lại trong mỗi mắc xích của quy trình phê chuẩn. 1. Môi trường hiện tại. 2. Nhu cầu kinh doanh. 3. Quy trình phê chuẩn. 4. ... ng ty xem họ nhận xét thế nào. 2. Khả năng giao tiếp của bạn Bạn giao tiếp tốt với mọi người – cả nói, viết và gửi email. Bạn là người chịu khó lắng nghe và biết mình phải tìm kiếm gì từ một cơ hội. Bạn trả lời rất nhanh, luôn theo sát công việc và biết phải đặt ra mục tiêu thực tế ra sao. Tự hỏi: Nếu bạn cần cải thiện khả năng giao tiếp của mình thì hãy nghiên cứu để thực hiện được việc đó! Cuốn sách này vạch ra nhiều cách để cải thiện khả năng giao tiếp của bạn, cả trên điện thoại lẫn trên mạng. Nếu bạn cần được giúp đỡ thêm thì hãy tìm một người hướng dẫn thêm về vấn đề này hoặc theo học một khóa về môn này. 3. Chủ động Bạn sẵn sàng sáng tạo vì bạn rất linh hoạt và luôn yêu thích những ý đã quen với việc thụ động thì sẽ rất khó để tự giành quyền chủ động, nhưng bạn hãy thử đi. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ thích cảm giác đó! 4. Phẩm chất của bạn Bạn có các kỹ năng quý giá – những kỹ năng mà chúng ta đã bàn trong suốt cuốn sách này. Tự hỏi: Hãy tiếp tục thêm vào danh sách các phẩm chất được đánh giá cao mà bạn có thể mang lại cho mối quan hệ hợp tác. Ví dụ: • Kiến thức về SFDC. • Tìm kiếm thông tin trên mạng – biết cách tìm thông tin hiệu quả trước khi gọi. • Nhiều thông tin. • Nhanh chóng bám lấy cơ hội. • Giao tiếp tuyệt vời. • Kỹ năng ứng xử tốt. • Khả năng đơn giản hóa các vấn đề phức tạp. • Chăm chỉ và có tư cách đạo đức tốt. • Chú ý đến các chi tiết nhỏ. • Giỏi kỹ thuật. • Hiểu và có thể cụ thể hóa tầm nhìn của công ty. • Có mối quan hệ mật thiết với các khách hàng lớn • Có lịch sử kinh doanh tốt • Tăng cường mối quan hệ với người cùng hợp tác. Tạo ra các liên minh và các mối quan hệ hợp tác chiến lược Việc hợp tác giữa đội bán hàng tại chỗ và đội bán hàng bên ngoài được thiết kế để hỗ trợ và tăng cường khả năng xâm nhập một lãnh thổ nào đó đến mức cao nhất. Vì thế, nó hữu hình và rõ ràng. Nhưng vẫn còn một loại hợp tác khác mà bạn cần phải sáng tạo hơn mới thành công được: liên minh hoặc hợp tác chiến lược với một công ty khác. Những sự hợp tác đầy quyền lực như thế đẩy bạn và công ty của bạn đến một kỷ nguyên mới về sự phát triển trong cuộc sống, sự nghiệp cũng như công việc kinh doanh của bạn. Một đồng minh chiến lược là đồng minh mà trong đó những gì đạt được nhìn chung sẽ lớn hơn từng phần nhỏ gộp lại. Bạn xây dựng các mối quan hệ để giúp bạn tiếp cận được những khách hàng tiềm năng mới, thông thường là với các sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh hơn. Ví dụ: Liên minh chiến lược giữa một người bán hàng thuộc công ty phần cứng sẽ đem lại hiệu quả lớn khi cô ấy giới thiệu giải pháp phần mềm của bạn với khách hàng mới. Các đồng minh sẽ giúp bạn thấy được bức tranh tổng thể, mối quan hệ với họ sẽ còn quan trọng hơn là mối quan hệ với cộng sự ở bên ngoài của bạn nữa. Họ sẽ giúp bạn hiểu được chính mình cũng như giải pháp của mình theo các cách khác nhau và kết quả là sẽ giúp bạn xâm nhập được các thị trường mới, các đối tượng mới của giải pháp mà bạn cung cấp. Các đồng minh chiến lược nổi tiếng mà bạn biết có thể là việc các nhân vật hoạt hình của Disney được tặng chung với Happy Meal (Bữa ăn vui vẻ) của McDonald, hay việc Starbucks được đặt trong hiệu sách Barnes & Noble. Các yếu tố của một liên minh hay một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Theo July Feld và Ernest Oriente, tác giả của cuốn SmartMatch Alliance (Liên minh hợp tác hiệu quả và vui vẻ) bao gồm các yếu tố sau: • Hai bên cùng có lợi: các bên đều có lợi và phát triển thông qua mối quan hệ hợp tác. • Ít hoặc không có rủi ro: nếu bạn không kiếm được tiền thì bạn cũng không bị mất tiền. • Đòn bẩy tốt: bạn phải đầu tư thời gian và công sức để hợp tác hiệu quả. • Linh hoạt: liên minh dễ gia nhập, dễ rút ra, dễ thay đổi khi có nhu cầu. • Đúng thời điểm: đồng minh của bạn luôn có mặt và sẵn sàng khi bạn cần. Tìm kiếm những đồng minh có tiềm năng cao Bạn bắt đầu tìm kiếm đối tác phù hợp ở đâu? Để bắt đầu, bạn cần phải thoát khỏi lối suy nghĩ cũ: • Không còn suy nghĩ “tự làm” nữa mà cần tìm kiếm cơ hội hợp tác với người khác. • Không còn những tư tưởng theo một chiều nữa mà cần suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau. • Không còn phụ thuộc vào việc gặp gỡ trực tiếp nữa mà nên để ý đến việc hợp tác qua mạng. • Không còn hoạt động theo kiểu địa phương nữa mà hoạt động theo kiểu quốc tế. • Đừng quá thận trọng mà hãy tìm cách làm giàu. Bạn không muốn chọn đối thủ của bạn là đối tác. Hãy nhớ rằng bạn phải nhìn vào bức tranh tổng thể. Thay vào đó, hãy tìm một công ty không cạnh tranh với mình nhưng cùng bán hàng cho một người hoặc một công ty mà bạn nhắm đến, hoặc hãy nghĩ đến một sản phẩm hoặc giải pháp cần được triển khai trước hoặc sau giải pháp của bạn (ví dụ như phần cứng dành cho phần mềm của bạn). Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tìm xem bạn có thể hợp tác với công ty nào, hãy tìm hiểu kỹ đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến, vì họ sẽ là manh mối để bạn tìm ra một giải pháp tương hỗ. Hãy tự hỏi các câu hỏi sau: • Khách hàng của những người có tiềm năng hợp tác với bạn sinh sống, mua hàng và làm việc ở đâu? • Đối tượng bạn nhắm đến thường đọc loại báo chí nào? • Họ gia nhập các tổ chức thương mại nào? • Họ thường nghe các chương trình radio nào? • Họ thường sử dụng mạng xã hội nào? • Tại sao khách hàng lại cần đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Trở thành một phần của cuộc trò chuyện Có thể bạn mới biết rằng bạn biết được ai đó qua một người bạn chung, hoặc khách hàng của bạn vừa rời công ty sau bảy năm làm việc ở đó. Hoặc bạn vừa tham gia thảo luận trên mạng với những người tiêu dùng có câu hỏi về lĩnh vực mà bạn có kinh nghiệm. Mạng xã hội luôn sống động và luôn thay đổi – nó không biến mất đâu. Trên thực tế, ngày càng có nhiều mạng như vậy ra đời. Nếu tiến hành cẩn thận và bài bản thì mạng xã hội có thể giúp bạn có thêm các cơ hội mới. Nó có thể giúp bạn tìm được khách hàng mới và đồng minh mới, khiến mọi người bàn tán về sản phẩm của bạn, làm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn, giúp bạn có được những lời nhận xét khi tìm kiếm thông tin và còn nhiều thứ khác nữa. Hãy nhớ luôn chú ý đến năm điểm sau: 1. Hãy trở thành một phần của cuộc đối thoại. Thời đại nói chuyện một chiều đã qua lâu rồi, các quy luật của mạng xã hội đòi hỏi bạn phải tham gia các cuộc thảo luận đa chiều. 2. Hãy luôn là người đáng tin cậy. Môi trường mạng xã hội là môi trường tin cậy của bạn bè, đồng nghiệp, những người đóng vai trò là những nhà tư vấn đáng tin cậy của bạn. 3. Hãy có trách nhiệm. Đừng làm những người trong danh sách liên lạc của bạn cụt hứng, hãy yêu cầu họ trở thành bạn của bạn, hãy chia sẻ và kết nối với bạn. Việc hiện hữu đầy quyền uy trên mạng có lợi hơn nhiều so với việc chỉ chạm vào bề mặt của thế giới trực tuyến. Hãy tỏ ra hiểu biết hơn và luôn luôn sánh vai với đối tượng mà bạn nhắm đến trong các mạng xã hội. 4. Hãy sáng tạo. Nếu bạn chỉ nhắm đến những người trong thế giới của bạn thì mọi người cùng chỉ nhìn thấy một thứ. Chìa khóa để tạo nên liên kết mạnh là phải mở rộng thế giới của bạn ra. 5. Hãy cẩn thận. Hãy dành thời gian để tìm hiểu xem mọi người quan tâm đến điều gì. Giúp đỡ họ cũng là giúp đỡ chính bạn. Khi bạn nói chuyện với ai đó và nhận ra bạn có một người quen phù hợp với người đó thì hãy giới thiệu hai người với nhau! Nhiều khi, bạn có thể nhận được cái bạn muốn sau này nếu bạn giúp người khác có được cái họ muốn bây giờ. 6. Hãy cư xử tự nhiên. Mạng xã hội cho phép bạn là chính mình và không cần phải dùng đến những câu sáo rỗng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tất cả những gì quá nghiêm túc sẽ làm cho đối tượng của bạn xa cách bạn hơn. Con người của chính bạn hấp dẫn họ hơn nhiều – nhưng đừng thể hiện nó một cách quá đáng (đừng đưa hình ảnh tiệc tùng say xỉn). 7. Hãy tỏ ra rộng rãi. Những người giao tiếp tốt trên mạng xã hội đều là những người hiểu biết và sẵn sàng chia sẻ những gì họ biết với người khác. Dù bạn đăng tải một bài thuyết trình, tải một văn bản kỹ thuật, viết một cuốn sách điện tử, thì bạn cũng đều chứng minh rằng mình rất rộng rãi với người khác. Hãy cho đi thông tin để nhận lại thông tin. Góc bàn làm việc: Thực tế Dưới đây là một số tình huống giữa người bán hàng tại chỗ và cộng sự bên ngoài. Tôi biết những tình huống này hết sức phổ biến vì tôi được nghe kể về chúng không biết bao nhiêu lần rồi. Nếu bạn thấy điểm nào quen thuộc và bạn biết rằng mình không làm gì sai thì hãy đọc phần lời khuyên và sẵn sàng chiến đấu lại. Charlie dối trá: Bạn phát hiện ra cộng sự Charlie của mình đã thương lượng một hợp đồng mà bạn đang theo đuổi với một giá thấp không thể tin được. Anh ấy kết hợp nó với cơ hội bán hàng của anh ấy và muốn toàn bộ hợp đồng này được tính vào bản dự toán bán hàng của mình; anh ấy đánh thông tin vào hệ thống bán hàng và nhờ đó nhận hết phần thưởng về mình. Lời khuyên thực tế: Có cái gì đó rất tồi tệ ở đây. Hãy nói chuyện thẳng thắn với Charlie. Hãy nói cho anh ta biết rằng bạn không hài lòng với việc này và không muốn làm việc với các hợp đồng của anh ấy nữa. Sau đó hãy nói cho sếp của bạn nghe về việc bạn đã nói chuyện với Charlie. Hãy đảm bảo rằng bạn thu xếp mọi thứ ổn thỏa vì nếu chuyện đó lọt ra ngoài thì bạn sẽ là người đầu tiên bị khiển trách. Melinda thiếu lòng tin. Sau vài tuần dài cổ chờ Melinda cung cấp cho bạn danh sách các tài khoản chủ lực và chiến lược, Melinda đã tự mình chiếm hết 80% danh sách và tuyên bố rằng bạn không được phạm vào phần đó. Lời khuyên thực tế: Melinda đang đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng cô ấy chưa tin tưởng bạn – bạn phải chứng mình rằng bạn xứng đáng để được tin tưởng. Đừng nghĩ rằng cô ấy đang ghét bỏ mình. Có thể trước kia, cô ấy đã bị các nhân viên bán hàng tại chỗ chơi xấu. Thay vì chống đối lại Melinda, hãy lấy 20% danh sách mà cô ấy để lại và cố gắng hết sức để bán cho bằng được. Một khi cô ấy thấy được rằng bạn có khả năng thì cô ấy sẽ không còn giành quyền kiểm soát nữa. David chuyên đẩy việc. David lại giáng một đòn trời giáng nữa. Anh lại phá hỏng bốn dự án lớn, RFP và giới thiệu khách hàng của bạn như anh ta làm tháng trước. Dĩ nhiên, anh ta mời bạn đến tham dự một số buổi giới thiệu cho lãnh đạo cấp cao và rất quan tâm đến các cơ hội kinh doanh mới trong lãnh địa chung của cả hai. Lời khuyên thực tế: Mặc dù rất vui khi bạn cảm thấy mình được đánh giá cao và được người khác cần, nhưng bạn phải đẩy công việc lại cho David và hỏi xem các ưu tiên của anh ta là gì. Loại người này luôn có cách để nhấn bạn chìm ngập trong công việc của anh ta và nó không chỉ dừng lại ở đó. Hãy tạo ra biên giới giữa bạn và David. Chris hốt hoảng. Chris có thói quen gọi cho bạn trên đường ra sân bay với những yêu cầu điên rồ bắt bạn phải tìm kiếm thông tin cho anh ta. Anh muốn mọi thứ phải xong từ hôm trước, và thường thì anh ấy lấy thông tin này vì anh ta quá hoảng loạn, mất bình tĩnh, muốn lý lẽ của mình thuyết phục và muốn mình dõng dạc sánh bước cùng với các lãnh đạo cấp cao. Lời khuyên thực tế: Chúng ta đã bàn về vấn đề này trong chương 1. Việc David không chủ động tiếp cận đối tác không có nghĩa là bạn sẽ phải làm việc đó. Đừng biến mình thành nô lệ của anh ta; bạn hãy giúp Chris làm việc khoa học hơn, biết thiết lập ưu tiên, và chủ động đẩy công việc lại cho anh ấy: Hãy đặt nhiều câu hỏi hơn để nắm rõ hơn liệu yêu cầu của anh ấy có thật sự khẩn cấp hay không. Cứ cách một lần thì nên có một yêu cầu cần phải đợi. Ivan vô hình: Bạn thấy Ivan đứng lên tại buổi gặp gỡ giới bán hàng khu vực và nói rằng anh ta không biết rõ rằng giới bán hàng tại chỗ mang lại giá trị gì cho công ty trong việc tạo ra các cơ hội bán hàng. Trong lúc đó, bạn đã gửi cho anh ta không biết bao nhiêu email, tin nhắn thoại, đề nghị anh ta gọi lại nhưng chẳng bao giờ anh ta trả lời cả. Lời khuyên thực tế: Ivan là một trong những nhóm khó hỗ trợ nhất vì nhóm đó chẳng bao giờ chịu gánh trách nhiệm cả - họ muốn tự mình làm hết mọi thứ và lúc nào cũng đổ lỗi cho bạn! Hãy ghi lại và luôn kèm gửi đến cho sếp của bạn các email bạn làm việc để mọi người dễ dàng thấy được tại sao bạn lại cứ giậm chân tại chỗ. Bạn cũng có thể chống trả lại như sau: yêu cầu Ivan nói rõ hơn và đưa ra ví dụ xem bạn đã làm gì sai. Chiến thuật cộng tác 1. Đừng để mối quan hệ cộng tác không hiệu quả làm mất nhuệ khí của bạn. Hãy chủ động hơn: bạn có thể kiểm soát được cơ hội bán hàng này. 2. Công nghệ và công cụ tăng cường cơ hội để bạn hợp tác với nhiều người nhanh chóng hơn. Hãy tận dụng nó để tạo ra các đồng minh chiến lược cũng như các cơ hội bán hàng khác thông qua mạng xã hội. 3. Đừng vội vàng kết tội cộng sự bên ngoài của bạn khi có điều gì đó không hay xảy ra. Có thể chính cơ chế của công ty đã làm cho cả hai bạn không làm việc được. 4. Bạn có thể cần hướng dẫn cho cộng sự của mình hiểu được giá trị mà bạn mang lại để cùng tạo ra một mối quan hệ hợp tác tương hỗ, tin tưởng và đáng trân trọng. Một cách để thực hiện việc này là chỉ cho người ta thấy được bạn có thể gặt hái được kết quả. 5. Bất kỳ khi nào bạn được giao làm việc với một cộng sự bên ngoài mới, hãy nghiêm chỉnh bắt đầu bằng cách đặt ra những mong đợi của mình và tăng cường trao đổi thông tin. 6. Bạn cần có một kế hoạch cộng tác; đây là ngôn ngữ chung nhất mà bạn và người bạn cùng cộng tác chia sẻ với nhau. Hãy xây dựng một bản kết hoạch và liên tục cập nhật nó. 7. Nếu việc người cộng tác với bạn có suy nghĩ xấu về bạn làm bạn xuống tinh thần thì hãy luôn nhớ rằng: Bạn xứng đáng hơn cả những gì bạn nghĩ mình xứng đáng được nhận. Hãy dành chút thời gian để liệt kê ra những điểm tốt cũng như những đóng góp của bạn để có được hợp đồng. 8. Bạn không thể biết được khi nào thì có được một đồng minh chiến lược. Vì thế hãy luôn để ý quan sát, đọc, nói chuyện với mọi người bạn không bao giờ biết được khi nào bạn sẽ gặp một người phù hợp. 9. Đừng cảm thấy mệt mỏi vì mạng xã hội. Hãy xây dựng và duy trì tốt danh sách những người bạn liên lạc. 10. Hãy học cách không phàn nàn về người khác và gây phiền toái. Thay vào đó, hãy tỏ ra sáng tạo hơn trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác và luôn ghi nhớ rằng nếu hai bạn làm việc ăn ý với nhau thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều. Lời kết Hãy dành một phút tự chúc mừng: giờ thì bạn đã biết nhiều về việc bán hàng tại chỗ hơn hầu hết các nhân viên bán hàng khác – hơn cả sếp của họ – biết được trong cả một đời đấy. Thế bây giờ thì sao? Hãy vui vẻ lên, hãy thưởng cho mình một ly cà phê và sau đó thử thực hiện các kỹ năng đó! Với số lượng email và điện thoại khổng lồ mà bạn thực hiện mỗi ngày, chỉ cần làm tốt một kỹ năng là bạn có thể thấy được kết quả tăng vọt. Tôi đã thấy điều này diễn ra hết lần này đến lần khác. Hãy mường tượng thấy được tên mình trên bảng khen thưởng, hãy hít một hơi sâu đầy tự tin, hãy biết rằng mình có đầy đủ các công cụ để làm việc, và hãy giữ cuốn sách này lại để tra cứu khi cần. Giờ thì bạn hãy tự tin bước ra ngoài và chiến đấu thực hiện chỉ tiêu.
File đính kèm:
- ban_hang_thong_minh_qua_dien_thoai_va_internet_phan_2.pdf