Bản quyền trong việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu trong các thư viện đại học

1. Cung cấp bản sao tài liệu là một trong số những dịch vụ phổ biến nhất trong các cơ

quan thông tin thư viện hiện nay. Hầu như mọi người dùng tin đều khai thác, sử dụng

loại dịch vụ này. Tuy nhiên, mọi người, kể cả người cung cấp dịch vụ lẫn người sử

dụng dịch vụ đều chưa quan tâm đến khía cạnh bản quyền trong quá trình triển khai

dịch vụ. Vậy vấn đề đặt ra là liệu chăng đây có thực sự là một vấn đề cần quan tâm?

Và nếu có, vấn đề đó sẽ có thể được giải quyết như thế nào?

2. Có thể thấy, các cơ quan thông tin thư viện đại học là loại hình cơ quan thường

xuyên triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu đối với người dùng tin của mình.

Điều đó xuất phát từ một số lý do khác nhau.

pdf 5 trang yennguyen 6520
Bạn đang xem tài liệu "Bản quyền trong việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu trong các thư viện đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản quyền trong việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu trong các thư viện đại học

Bản quyền trong việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu trong các thư viện đại học
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 70 
BẢN QUYỀN TRONG VIỆC TRIỂN KHAI DỊCH VỤ 
CUNG CẤP BẢN SAO TÀI LIỆU TRONG CÁC 
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC 
ThS. TRẦN MẠNH TUẤN 
Viện Thông tin Khoa học xã hội – VASS 
1. Cung cấp bản sao tài liệu là một trong số những dịch vụ phổ biến nhất trong các cơ 
quan thông tin thư viện hiện nay. Hầu như mọi người dùng tin đều khai thác, sử dụng 
loại dịch vụ này. Tuy nhiên, mọi người, kể cả người cung cấp dịch vụ lẫn người sử 
dụng dịch vụ đều chưa quan tâm đến khía cạnh bản quyền trong quá trình triển khai 
dịch vụ. Vậy vấn đề đặt ra là liệu chăng đây có thực sự là một vấn đề cần quan tâm? 
Và nếu có, vấn đề đó sẽ có thể được giải quyết như thế nào? 
2. Có thể thấy, các cơ quan thông tin thư viện đại học là loại hình cơ quan thường 
xuyên triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu đối với người dùng tin của mình. 
Điều đó xuất phát từ một số lý do khác nhau. 
Thứ nhất, nguồn thông tin trong các trung tâm thông tin thư viện đại học chủ 
yếu là nguồn tài liệu, nhất là tài liện dạng in truyền thống - ít nhất là cho dến thời 
điểm hiện nay. Đây cũng là loại vật mang tin mà dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu 
được thực hiện. 
Thứ hai, do là nơi tích tụ những nhóm người dùng tin cùng quan tâm đến một 
số tài liệu xác định và điều đó lại thường xảy ra trong một khoảng thời gian xác định, 
nên tại các trung tâm thông tin thư viện đại học, dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu 
được xem như một trong những giải pháp căn bản để nâng cao hiệu quả sử dụng tài 
liệu, khắc phục sự chênh lệch giữa số lượng tài liệu và số lượng người dùng tin. 
Thứ ba, cùng với số lượng tài liệu phù hợp đối với mỗi cơ quan thông tin thư 
viện, giá thành tài liệu thường gia tăng liên tục. Điều đó làm cho ngay dù được quan 
tâm đầu tư đến mức nào thì khoảng cách giữa những tài liệu cần phải có so với những 
tài liệu thực có được ở mỗi cơ quan thông tin thư vịên ngày càng lớn. Thực trạng đó 
tất dẫn đến nhu cầu được khai thác, sử dụng tài liệu của nhiều cơ quan thông tin thư 
viện khác nhau đối với mỗi người/nhóm người dùng tin càng trở nên rõ rệt và bức 
thiết. Điều đó càng đúng đối với các trung tâm thông tin thư viện đại học. Và vì thế, 
dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu như là một giải pháp không thể thay thế trong bối 
cảnh hiện nay - giải pháp làm cho dịch vụ mượn giữa các thư viện (InterLibrary Loan 
– ILL), mượn từ xa (Mail Delivary) được gia tăng giá trị hơn.... 
Điều đó cho thấy, dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu đang và vẫn là một trong số 
các dịch vụ thông tin phổ biến trong các trường đại học, Viện nghiên cứu. 
3. Trước hết, cần khẳng định: việc cơ quan thông tin thư viện tiến hành sao chụp bất 
cứ tài liệu loại nào và với bất kỳ mục đích nào cũng có những ảnh hưởng nhất định 
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 71 
đối với quyền lợi của tất cả những chủ thể liên quan. Đó là một thực tế. Chính vì thực 
tế đó mà ngay sau trang tên sách của các tài liệu, biểu tượng © luôn được nhất mạnh 
với khuyến cáo: 
© Bản quyền tác giả thuộc Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách 
khoa Việt Nam và Ban Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, đăng kí tại Cục bản 
quyền tác giả năm 2002. 
Các hình thức in lại và sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Hội 
đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam1. 
hoặc 
© 1993 Oxford University Press and Arthur M. Sackler Gallery, Smithsonian 
Institution. All rights reserved2. 
hoặc 
 © The Macmillan Press Ltd, 1994 
 All rightss reserved. No reproduction, copy or transmission of this publication 
may be made without written permission.3... 
Với khả năng hiện nay, việc sao chụp để đạt được sự không khác biệt giữa bản 
được sao chụp với bản sao chụp của bất kỳ tài liệu nào là không quá khó. Chính vì 
thế, dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu đã tiềm ẩn nhiều khả năng làm tổn hại đến 
quyền lợi về tài chính của các nhà xuất bản, các nhà môi giới xuất bản phẩm, và do 
đó, tất dẫn đến những tổn hại quyền lợi của bản thân tác giả. Đó là khi tài liệu được 
sao chụp là các xuất bản phẩm. 
Trong trường hợp các tài liệu chưa xuất bản, tài liệu xám, việc sao chụp sẽ gây 
ra những tác hại theo những khía cạnh khác, có chiều hướng khó xác định và phức tạp 
hơn bội phần: quyền sở hữu trí tuệ, những quyền lợi tinh thần đối với tài liệu,... Từ 
phía tác giả, đây được xem như việc mà họ được hưởng những quyền lợi tinh thần và 
vật chất, và những quyền lợi này sẽ phụ thuộc vào giá trị và lợi ích mà người sử dụng 
nhận được nhờ việc khai thác, vận dung tri thức, thông tin có trong tài liệu. 
Cũng có trường hợp việc triển khai dịch vụ đối với một số tài liệu lại không 
chịu chi phối bởi các yếu tố trên: các tài liệu không có bản quyền. Đó là các tài liệu 
mà thời gian lưu hành, phổ biến chúng trong xã hội đủ lớn để loại bỏ mọi yếu tố bản 
quyền, quyền tác giả, duy chỉ còn lại quyền lợi tinh thần đối với tác giả mà thôi. Ngay 
cả khi này, không hẳn việc sao chụp đơn giản là vô hại. Ví dụ đối với các sách cổ quý 
hiếm. Rõ ràng lúc này, quyền của nhà sưu tầm, người chủ sở hữu tài liệu lại cần được 
quan tâm ở những yếu tố khác. Bởi để tài liệu có thể tồn tại và được sử dụng lâu dài, 
1 Từ điển bách khoa Việt Nam: T.2. - H.: Nxb Từ điển bách khoa. 2002. tr. 2. 
2 J. Asian Art. Volume VI. Number I Winter 1993. Published by Oxford University Press in association with the 
Arthur M. Sackler Gallery, Smithsonian Institution. The bottom on the back side of the journal cover. 
3 Pye M. Macmillan Dictionary of Religion.- London and Basingstoke. 1994. pp. iv. 
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 72 
chúng cần được bảo quản trong những điều kiện đặc biệt: độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, 
chế độ bảo dưỡng,... Trong không ít trường hợp, giá trị của tài liệu được nhìn nhận từ 
hai khía cạnh: vừa chứa đựng các thông tin (giá trị về nội dung thông tin) đồng thời 
lại được xem như một hiện vật văn hoá (giá trị của một thực thể vật lý). Đương nhiên 
lúc này, việc sao chụp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của tài liệu. Ảnh hưởng đó 
rõ nét đến mức mà ngày nay, các chuyên gia bảo quản tài liệu đã khuyến cáo rằng, để 
bảo quản được tốt các tài liệu đặc biệt quý, cần hạn chế đến mức cao nhất việc sao 
chụp, thậm chí là không nên tiến hành sao chụp. 
Các phân tích trên cho thấy, cho dù trong trường hợp nào, thì việc triển khai 
dịch vụ sao chụp tài liệu cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hoặc tác giả, 
hoặc các chủ thể có bản quyền/sở hữu tài liệu. 
4. Triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu của các trung tâm thông tin thư viện. 
Các phân tích trong tiểu mục 2 và 3 cho thấy chúng ta cần phải quan tâm đến 
một số vấn đề để sao cho việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu của các cơ 
quan thông tin thư viện phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. 
Có thể nhận thấy: mặc dù có những khuyến cáo đã nêu trên, việc cung cấp bản 
sao tài liệu của các cơ quan thông tin thư viện đến người dùng tin trực tiếp, nhằm mục 
đích giúp họ khai thác được tốt nguồn di sản trí tuệ chung của nhân loại là một thiên 
chức xã hội cơ bản của các cơ quan này, và việc làm đó luôn nhận được sự hỗ trợ từ 
các nước và các tổ chức, cá nhân. Đó có thể được xem là cơ sở pháp lý căn bản nhất 
đối với việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu. 
Tuyên ngôn năm 1994 của UNESCO về thư viện công cộng đã khẳng định: 
... các thư viện có chức năng giúp mọi người tiếp cận một cách tự do, không 
hạn chế đến các tư tưởng, văn hoá, văn minh. 
Như vậy, để việc cung cấp bản sao tài liệu của các thư viện và cơ quan thông 
tin tuân thủ theo đúng pháp luật và các thông lệ quốc tế, ở đây cần phải chứng tỏ được 
dịch vụ đó được tiến hành không vì mục đích lợi nhuận, và nhằm hỗ trợ người sử 
dụng dịch vụ có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng những nguồn di sản 
trí tuệ chung của nhân loại. 
Muốn vậy, việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu cần tuân thủ một số 
quy tắc nhất định. Có thể thống kê và nêu các quy định cụ thể như sau. 
i) Dịch vụ có mục đích giúp người dùng tin trực tiếp (end-user) khai thác, sử 
dụng được những thông tin, tri thức mà mình cần đến để giải quyết một nhiệm vụ/đáp 
ứng một nhu cầu (tinh thần – ví dụ nhu cầu hiểu biết) nhất định. Để chứng tỏ được 
điều này, người thực hiện dịch vụ có thể tuân thủ một số quy định: 
- Hạn chế đến mức cao nhất việc sao chụp toàn bộ một tài liệu. Ví dụ, không 
sao chụp toàn bộ một tạp chí mà chỉ sao chụp một/ một số bài báo trong tạp chí đó 
theo yêu cầu người dùng tin; không sao chụp toàn bộ một cuốn sách mà chỉ sao chụp 
một phần, chương,.. của sách. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng khi sao chụp tài 
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 73 
liệu xám (nhất là luận án khoa học, báo cáo kết quản nghiên cứu,...) thì nguyên tắc 
này cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. 
- Hạn chế số lượng bản sao chụp. Cung cấp bản sao tài liệu là loại hình dịch vụ 
có giá trị gia tăng, bởi nhiều ý nghĩa, song trước hết là vì nó thích hợp với loại yêu 
cầu mang tính cá biệt của người dùng tin. Điều đó cho thấy, để chứng tỏ dịch vụ này 
hướng đến người dùng tin trực tiếp, thì tính cá biệt của nó phải được thể hiện rõ: Số 
lượng bản sao chụp được cung cấp đến người dùng là ít, hoặc thậm chí đơn bản, sẽ 
chứng tỏ được điều đó. 
ii) Cần tạo ra sự khác biệt dễ dàng nhận biết được bằng cảm quan giữa bản 
được chụp và bản chụp. Điều này là quan trọng, nhất là tài liệu được sao chụp có giá 
trị kinh tế cao thông qua quá trình xuất bản. Ví dụ tài liệu sao chụp là các loại từ điển, 
bách khoa toàn thư, atlas địa lý, các sách hội hoạ, mỹ thuật, kiến trúc,... 
iii) Trong cơ cấu để xác định chi phí mà người sử dụng dịch vụ phải thành toán 
không có chi phí bản quyền. Đây là một nguyên tắc cần hết sức lưu ý. Trong một số 
trường hợp, vì một lý do nào đó, cơ quan thông tin thư viện có thể trực tiếp quản lý 
một số tài liệu mà người đọc rất cần. Nếu đó là các tài liệu quý hiếm, thì đương nhiên 
việc sao chụp cần được thanh toán theo một biểu giá đặc biệt, song phần đặc biệt ở 
đây là do phải bù đắp cho những chi phí cho việc bảo quản, gìn giữ tài liệu, chứ 
không phải được tạo nên bởi yếu tố bản quyền. Điều này cũng cần được phân biệt một 
cách rõ ràng, bởi điều đó sẽ quyết định đến cách thức sử dụng các khoản thu từ dịch 
vụ của cơ quan thông tin thư viện. 
iv) Trên mỗi bản sao chụp, cần thể hiện rõ ràng, chính xác và đầy đủ những 
thông tin chính liên quan đến việc triển khai và sử dụng dịch vụ. Ví dụ, đó là các 
thông tin về thời điểm triển khai dịch vụ, người trực tiếp thực hiện dịch vụ, số lượng 
bản được sao chụp,.... Những thông tin này không chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với 
người quản lý cơ quan thông tin thư viện, mà còn mang nhiều ý nghĩa khác. Chẳng 
hạn, đó được xem như một thông điệp chuyển đến người sử dụng dịch vụ cũng như 
những nhóm người khác về sự minh bạch, về tinh thần sử dụng hợp lý (faire use), sử 
dụng đúng mục đích các ưu đãi của chính đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp đối 
nguồn tin mà mình trực tiếp quản lý điều này là vô cùng cần thiết bởi tính phức tạp và 
rất khó kiểm soát của bản thân thông tin cũng như việc sử dụng, khai thác thông tin. 
5. Một số kết luận 
Dịch vụ thông tin luôn thay đổi để phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế 
xã hội của đất nước. Dịch vụ cung cấp bán sao tài liệu cũng không là ngoại lệ. Khi đối 
tượng cần được sao chụp là các tài liệu dạng số, thì đương nhiên, bản chất của dịch vụ 
lại trở thành dịch vụ truyền tệp, các loại dịch vụ cung cấp khả năng truy cập và khai 
thác nguồn tin. Đương nhiên khi đó, vấn đề quản lý và khai thác dịch vụ trở nên đa 
dạng và khó kiểm soát hơn. Chính vì thế, vấn đề sử dụng các ưu đãi một cách hợp lý, 
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 74 
việc phát triển dịch vụ cung cấp nội dung thông tin luôn là một trong các vấn đề cần 
quan tâm từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ quyền lợi của những nhóm người có quyền 
lợi và nghĩa vụ liên quan khác nhau. 
Trường đại học là nơi đào tạo, học tập, nghiên cứu của nguồn nhân lực khoa 
học chủ yếu của xã hội; là môi trường hình thành và hoàn thiện nhân cách của người 
lao động với tư cách họ là các tri thức trong tương lai. Bởi vậy, tạo lập một thói quen, 
phát triển kiến thức thông tin, nhất là hành vi và thái độ thích hợp trong việc khai 
thác, sử dụng thông tin ở sinh viên sẽ có một ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt quý giá. 
Chính vì thế, rất cần những việc làm cụ thể từ phía các cán bộ thông tin chuyên 
nghiệp. Sử dụng và triển khai minh bạch dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu là một việc 
làm cụ thể cần được quan tâm và triển khai vào lúc này. 
Tài liệu tham khảo chính 
1. Tuyên ngôn 1994 của UNESCO về thư viện công cộng./ Tạ Thị Thịnh d.//Thông 
tin & Tư liệu. 1995. Số 3. tr. 19-21 
2. Tuyên ngôn của UNESCO về thư viện trường học: Tuyên ngôn được IFLA thông 
qua tại kỳ họp thứ 66 , diễn ra từ ngày 13-18-8-2000 tại Jerusalem, Israel./ Minh Sang 
dịch. 
3. McLean N., Lynch C. Interoperability between Information and Learning 
Environments – Bridging the Gaps./ A Joint White on behalf of the IMS Global 
Learning Consortium and the Coalition for Networked Information. June 28, 2003. 13 
p. 
4. Handbook of Special Libra-rianship and Information Work./Edited by A. 
Scammel.- London: ASLIB.1997. 448 p. 
5. World Information Reports 1997-1998.: Annual Report.- UNESCO 
6. World Information and Communication Reports 1999: Annual Rep ort.- UNESCO: 

File đính kèm:

  • pdfban_quyen_trong_viec_trien_khai_dich_vu_cung_cap_ban_sao_tai.pdf