Bàn thêm về phát triển du lịch thông minh

TÓM TẮT: Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến du lịch trên phạm vi

toàn cầu. Ngành du lịch Việt Nam đang được định hướng phát triển nhanh chóng theo mô

hình Du lịch thông minh nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách, doanh nghiệp và cơ

quan quản lý du lịch. Bài viết này đề cập đến quan niệm Du lịch thông minh, tình hình Du

lịch thông minh ở nước ta và các giải pháp phát triển Du lịch thông minh.

pdf 9 trang yennguyen 7840
Bạn đang xem tài liệu "Bàn thêm về phát triển du lịch thông minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn thêm về phát triển du lịch thông minh

Bàn thêm về phát triển du lịch thông minh
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
94 
BÀN THÊM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH 
FOCUSING ON DEVELOPING OF SMART TOURISM 
PHAN HUY XU và VÕ VĂN THÀNH 
 PGS.TS.GVCC. Trường Đại học Văn Lang, xuphanhuy@gmail.com 
 ThS. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, vonhanchi@gmail.com 
Mã số: TCKH12-11-2018 
TÓM TẮT: Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến du lịch trên phạm vi 
toàn cầu. Ngành du lịch Việt Nam đang được định hướng phát triển nhanh chóng theo mô 
hình Du lịch thông minh nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách, doanh nghiệp và cơ 
quan quản lý du lịch. Bài viết này đề cập đến quan niệm Du lịch thông minh, tình hình Du 
lịch thông minh ở nước ta và các giải pháp phát triển Du lịch thông minh. 
Từ khóa: cách mạng Công nghiệp 4.0; du lịch thông minh; du lịch trực tuyến; điểm đến 
thông minh; du khách thông minh. 
ABSTRACTS The Industrial Revolution 4.0 has had a strong impact on tourism in the 
whole world. The tourism industry in Vietnam is being rapidly developed in the form of 
smart tourism to provide the best service for tourists, travel agencies and also for tourism 
authorities. In this article, we focus on the conception of tourism, the situation of smart 
tourism of Vietnam and also solutions for developing smart tourism in the future. 
Key words: industrial revolution 4.0; smart tourism; online tourism; smart tourist 
destinations. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và 
đang tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh 
tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, ở nhiều 
quốc gia trên thế giới. Trong đó, ngành du 
lịch toàn cầu có những thay đổi đáng kinh 
ngạc với sự xuất hiện Du lịch thông minh 
(Smart Tourism) trong một thập kỷ gần đây. 
Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị 
về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế 
mũi nhọn vào năm 2030. Thêm vào đó, Chỉ 
thị số 16 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ 
ký ngày 04-5-2017 đã nêu rõ: Du lịch là một 
trong những ngành kinh tế được ưu tiên xây 
dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng 
công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy Du lịch 
thông minh ở nước ta. Phải có sự chuyển đổi 
mạnh mẽ từ cơ sở hạ tầng sang “cấu trúc 
dạng thông tin” (Shifting From Infrastructure 
to “Info-Structure”) như một số học giả nước 
ngoài đã đề cập [7, tr.7]. 
Bài viết sẽ phân tích Du lịch thông minh 
là gì, tình hình Du lịch thông minh hiện nay 
ở nước ta như thế nào và những giải pháp 
chính để phát triển Du lịch thông minh của 
nước ta theo hướng phát triển bền vững. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Quan niệm về Du lịch thông minh 
Trong những năm gần đây, một mô 
hình du lịch mới là Du lịch thông minh đã 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
95 
xuất hiện dưới sự phát triển của công nghệ 
thông tin cùng với việc ứng dụng chúng 
vào các hoạt động du lịch trên phạm vi toàn 
cầu. Ở bất kỳ nơi đâu, thông qua “Internet 
vạn vật” (Internet of Things) du khách cũng 
có thể tiếp cận được các điểm đến, dịch vụ 
du lịch cùng với sản phẩm mà họ mong 
muốn thụ hưởng. Có thể nói, Du lịch thông 
minh là một khái niệm còn rất mới mẻ đối 
với du lịch Việt Nam. 
Theo Hồ Hạ, mô hình Du lịch thông 
minh với điểm nhấn là phát triển kinh tế 
xanh: “Du lịch thông minh là mô hình được 
xây dựng trên nền tảng của công nghệ 
thông tin và truyền thông, trong đó hạ tầng 
tích hợp dữ liệu được phát triển đồng bộ, 
đảm bảo sự kết nối tương tác, kịp thời giữa 
ba bên là nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch 
và du khách. Mở rộng hơn nữa là sự liên 
kết với các ngành khác” [10]. 
Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội 
Lữ hành Việt Nam cho rằng: “Du lịch thông 
minh làm cho con người tiếp cận thông tin 
một cách nhanh chóng, dễ dàng, đa dạng và 
nhiều thông tin nhất. Vì thế, nó đã làm thay 
đổi hoàn toàn tư duy của một ngành kinh tế 
đó là thông tin” [10]. Theo An Nhi: “Du 
lịch thông minh dựa trên nền tảng tích hợp 
cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - 
sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật 
và trí thông minh nhân tạo” [11]. Hình 
thức biểu hiện của Du lịch thông minh là 
Du lịch trực tuyến (Online Tourism) còn 
gọi là Du lịch điện tử (E-tourism). Theo 
Buhalis, Du lịch trực tuyến là việc sử dụng 
công nghệ số trong tất cả các quy trình và 
chuỗi giá trị trong du lịch, bao gồm lữ hành, 
khách sạn và phục vụ ăn uống, vận 
chuyển, để các đơn vị, tổ chức du lịch 
phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả hoạt 
động [15]. 
Như vậy, Du lịch thông minh dựa trên 
nền tảng của công nghệ thông tin với cơ sở 
dữ liệu được kết nối tốc độ cao hiện nay mà 
mọi công dân trên toàn thế giới có thể tiếp 
cận được bất kỳ điểm đến nào một cách 
nhanh chóng và tốt nhất với tư cách là du 
khách tiềm năng. Thêm vào đó, với sự hỗ 
trợ của các cơ quan quản lý du lịch áp dụng 
công nghệ thông tin đem lại hiệu quả trong 
quản lý và quảng bá du lịch cũng như các 
doanh nghiệp lữ hành tận dụng công nghệ 
thông tin để xây dựng sản phẩm du lịch tốt 
nhất và đưa sản phẩm đến tay du khách một 
cách nhanh chóng. 
Ngoài ra, còn có các khái niệm liên 
quan sau đây: 
Điểm đến thông minh (Smart Tourist 
Destinations) là điểm đến với hạ tầng công 
nghiệp tiên tiến, bảo đảm sự phát triển bền 
vững, tiếp cận thuận lợi với du khách, giúp 
gia tăng chất lượng của trải nghiệm và cải 
thiện chất lượng cuộc sống của người dân. 
Du khách thông minh (Smart Tourists) 
không chỉ tiêu thụ sản phẩm du lịch đã mua 
mà còn chia sẻ và tạo ra trải nghiệm, có vai 
trò quản lý và giám sát để đảm bảo sự hoàn 
hảo cho hành trình du lịch của mình. 
2.2. Ý nghĩa và tính năng vượt trội của 
Du lịch thông minh 
Thông điệp Ngày Du lịch Thế giới (27-
9-2018) của Tổng thư ký Tổ chức Du lịch 
Thế giới Zurab Bololikashvili: Chúng ta 
đang sống trong một thế giới ngày càng kết 
nối và phụ thuộc lẫn nhau, với những tiến 
bộ số và chuyển đổi cách chúng ta suy 
nghĩ, chuyển đổi hành vi và khuyến khích 
sáng tạo. Chúng ta không chỉ cần những 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
96 
công cụ mới mà còn cần năng lực và hướng 
tư duy mới [3, tr.7]. Thêm vào đó, Tổng 
thư ký Liên hợp quốc Antonio Tuterres 
cũng gửi thông điệp đến ngày Du lịch Thế 
giới năm nay (2018): “Nhân ngày du lịch 
thế giới, tôi kêu gọi các chính phủ hỗ trợ 
cho công nghệ kỹ thuật số - công cụ có thể 
biến đổi cách con người đi du lịch theo 
hướng giảm gánh nặng sinh thái của du lịch 
và mang lại lợi ích từ du lịch tới tất cả mọi 
người” [3, tr.7]. Nếu như những du khách 
của ngày hôm qua (trước khi áp dụng công 
nghệ thông tin vào du lịch) phải xem bản 
đồ vật chất (trên giấy tờ), đọc sách, báo, tạp 
chí, tờ rơi để lấy những thông tin cần thiết 
cho chuyến đi của mình. Ngày hôm nay, họ 
chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh 
(Smart Phone) là có thể thỏa mãn tất cả nhu 
cầu tìm kiếm thông tin và dịch vụ cho 
chuyến đi hoặc điểm đến. Do đó, phải thừa 
nhận rằng, Du lịch thông minh tạo ra sản 
phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng, hấp 
dẫn. Theo chúng tôi, Du lịch thông minh có 
những ý nghĩa như sau: 
Du lịch thông minh góp phần đắc lực 
phát triển du lịch bền vững; 
Du lịch thông minh giúp nâng cao năng 
lực cạnh tranh, tính minh bạch và tạo sự đột phá 
về năng suất, nâng cấp doanh nghiệp du lịch; 
Du lịch thông minh kích thích sự tăng 
trưởng ngành du lịch và phát triển du lịch bền 
vững, giúp ngành du lịch nước ta đi tắt, đón 
đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; 
Du lịch thông minh là xu thế tất yếu 
của thời đại, đây là một cuộc đua mang tính 
sống còn của du lịch Việt Nam trong cạnh 
tranh với du lịch trong khu vực và thế giới 
với tốc độ và bình diện toàn cầu hóa, hội 
nhập ngày càng sâu, rộng. 
Thêm vào đó, Du lịch thông minh có 
những tính năng như sau: 
Du lịch thông minh đang từng bước 
phát triển và hình thành một “hệ sinh thái 
du lịch” phong phú với sự kết nối giữa du 
khách, doanh nghiệp, cơ quan quản lý, 
cộng đồng dân cư tại các điểm đến. 
Đối với du khách, Du lịch thông minh 
hỗ trợ có hiệu quả, tiết kiệm nhiều chi phí 
và nhanh chóng trong việc tìm kiếm điểm 
du lịch, công ty lữ hành, hành trình, vận 
chuyển, khách sạn nhà hàng, vui chơi giải 
trí, bản đồ du lịch, thời tiết, giá cả, quy đổi 
tiền, Du khách có thể trở thành “người 
Du lịch thông minh”. Ví dụ, ngày nay, du 
khách có thể đặt dịch vụ du lịch, khách sạn, 
vé máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, trực tuyến. 
Du khách chỉ cần có điện thoại thông minh, 
kết nối internet là có thể nhanh chóng thực 
hiện các dịch vụ mong đợi. 
Đối với doanh nghiệp, Du lịch thông 
minh là kênh quảng bá, giới thiệu về sản 
phẩm du lịch và dịch vụ du lịch hữu hiệu 
cho du khánh. Đồng thời là giải pháp tốt 
trong việc quản lý nhân viên, hành trình, 
nhà hàng khách sạn nhanh chóng, tiết kiệm 
và có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, Du lịch 
thông minh giúp các doanh nghiệp du lịch 
nhận ý kiến phản hồi, đánh giá của khách 
hàng và thanh toán trực tuyến (xem Sơ đồ 
của Đỗ Hoàng Hải, Trung tâm Công nghệ 
Mobifone). Theo Chiến Thắng, hầu hết các 
doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã chủ động 
tham gia vào các OTAs nước ngoài như 
agoda.com, booking.com, expedia.com, 
Nhiều công ty lữ hành lớn giới thiệu một số 
lượng lớn các sản phẩm phong phú kèm 
thông tin cụ thể về thời điểm, giá cả, dịch 
vụ trên trang web của họ [15]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
97 
Đối với cơ quan quản lý du lịch, là tăng 
hiệu quả quản lý, đảm bảo trật tự an ninh, 
quảng bá du lịch Việt Nam đến thị trường thế 
giới và dự báo xu hướng phát triển của du lịch. 
Cơ sở dữ liệu du lịch (Big Data 
Tourism) là tài nguyên lớn và phải kết nối 
công nghệ thông tin với các công nghệ khác. 
Nguồn: Đỗ Hoàng Hải. Trung tâm CNTT Mobifone [2] 
Các phần mềm quản lý tour du lịch 
trên còn có tác dụng nâng cao năng lực bán 
hàng, marketing và chăm sóc khách hàng. 
2.3. Tình hình phát triển Du lịch thông 
minh ở nước ta 
Năm 2017, số du khách quốc tế đến 
Việt Nam trên 12,9 triệu lượt, trong đó 
khoảng 70% du khách tìm kiếm thông tin 
và khoảng trên 60% mua dịch vụ trên 
mạng. Việt Nam được xếp hạng thứ 17 
trong những quốc gia có mức độ phổ cập 
Internet. Hơn 53% dân số nước ta sử dụng 
Internet hằng ngày, trong đó một nửa dùng 
Internet để đặt tour du lịch. 
Hiện nay, nhiều tỉnh và thành phố của 
nước ta đã được Tập đoàn Viễn thông - 
Công nghệ thông tin Việt Nam (VNPT) hỗ 
trợ phát triển Du lịch thông minh. VNPT đã 
hỗ trợ, tư vấn, triển khai giải pháp Du lịch 
thông minh tại 61/63 tỉnh, thành phố trong 
cả nước và hoàn thiện Đề án Du lịch thông 
minh ứng dụng công nghệ hiện đại. 
Một vài tỉnh, thành phố ứng dụng công 
nghệ hiện đại trong phát triển du lịch: 
Hà Nội, những năm trước đây, thông tin 
về du lịch còn sơ sài và khó tiếp cận đối với 
du khách. Đến nay, với Đề án phát triển du 
lịch 2017 - 2020 có nhiều hứa hẹn. Hà Nội 
đã hoàn thiện xây dựng phần mềm quản lý 
dữ liệu cho ngành du lịch. Cổng thông tin 
điện tử du lịch Hà Nội với địa chỉ 
myhanoi.vn đã hoàn thành giao diện, hệ 
thống, tính năng, đáp ứng sự kết nối giữa 
các bên: du khách, doanh nghiệp, cơ quan 
quản lý. Phần mềm trên thiết bị di động với 
tên gọi myhanoi đã được tích hợp bản đồ số 
du lịch, giúp du khách tra cứu thông tin, 
myhanoi được coi là trợ lý du lịch ảo. Các 
doanh nghiệp Hà Nội cũng tự cải tiến và 
nâng cấp thành doanh nghiệp Du lịch thông 
minh với trang ivivu.com có lượng truy cập 
trên 10 triệu lượt/tháng. Doanh nghiệp vận 
tải với ứng dụng interbus.lines đã giúp 
doanh nghiệp quản lý chặt chẽ và chăm sóc 
khách hàng hoàn toàn tự động trong việc 
tìm hiểu hành trình, giữ chỗ, thanh toán dễ 
dàng bằng mã QR [10]. 
Thành phố Hồ Chí Minh, những năm 
trước, thông tin du lịch có nhiều bất cập. 
Hiện nay, du lịch của thành phố đã vươn 
lên mạnh mẽ, khách du lịch đã được sử 
dụng ứng dụng du lịch bằng song ngữ Việt 
- Anh với đầy đủ các thông tin du lịch. Du 
khách có thể kiểm tra thông tin nhờ chức 
năng Quick Booking. Sở Du lịch Thành 
phố Hồ Chí Minh đã xây dựng cơ sở dữ 
liệu, cổng thông tin chung để chuyển tải 
đến du khách. Du khách có thể tự tìm hành 
trình, đặt phòng và biết các địa điểm cần 
thiết. Thành phố Hồ Chí Minh được xây 
dựng thành một trong ba đô thị thông minh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
98 
của nước ta (cùng với Hà Nội và Đà Nẵng). 
Vì vậy, du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ 
sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 
để hình thành hệ sinh thái du lịch [14]. 
Thành phố Đà Nẵng, đã chính thức ứng 
dụng thông minh vào du lịch, đó là chatbot 
“Da Nang fantasticity”, du khách và cộng 
đồng dân cư có thể tra cứu thông tin, lập 
hành trình du lịch, tìm hiểu các điểm đến về 
ẩm thực, lưu trú, vận chuyển, thời tiết, 
Tỉnh Ninh Bình, đã công bố về cổng thông 
tin Du lịch thông minh giai đoạn 2018 – 2020 
và có trên 200 đơn vị, tức khoảng 96% các cơ 
sở lưu trú, khách sạn nhà hàng, dịch vụ của 
địa phương. Hệ thống cung cấp các chức 
năng tiện ích cho du khách, doanh nghiệp, 
cơ quan quản lý. Sử dụng điện thoại thông 
minh, du khách có thể tìm kiếm thông tin về 
du lịch. Hệ thống được tích hợp trên bản đồ 
số, giúp du khách thuận lợi tìm kiếm các 
điểm du lịch. Du lịch thông minh của Ninh 
Bình đã ứng dụng các công nghệ hiện đại 
như trí tuệ nhân tạo, tham quan 3D, thực tế 
ảo VR để giúp cho du khách tự lựa chọn tối 
ưu về điểm đến, các sản phẩm du lịch và 
dịch vụ chất lượng. Truy cập địa chỉ 
visitninhbinh.vn sẽ cung cấp nhiều tiện ích 
như trợ lý du lịch chatbot, dịch thuật, kết nối 
qua mạng xã hội, tích hợp thông tin, dữ liệu 
của các ngành y tế, an ninh, giao thông, 
ngân hàng, thời tiết và hỗ trợ du khách đánh 
giá phản hồi ý kiến về dịch vụ du lịch [9]. 
Tuy nhiên, thực trạng của Du lịch 
thông tin ở nước ta đã được đánh giá khá 
đầy đủ bởi Tổng cục Du lịch Việt Nam. 
Trong báo cáo “Du lịch thông minh: Tầm 
nhìn chính sách”, Tổng cục Du lịch Việt 
Nam đã nêu thực trạng về khách Du lịch 
thông minh; doanh nghiệp Du lịch thông 
minh; điểm đến, khu du lịch, điểm Du lịch 
thông minh và cơ quan quản lý Du lịch 
thông minh của nước ta như sau: 
Khách Du lịch thông minh 
Tiêu chí công nghệ 4.0 * 
Internet vạn vật 
Đánh giá hiện trạng ứng dụng 
Sử dụng kết nối Internet (với máy tính và điện 
thoại thông minh); 
Tìm kiếm thông tin dịch vụ trên mạng Internet; 
Đặt, mua dịch vụ trực tuyến; 
Thanh toán trực tuyến; 
Ý kiến phản hồi. 
Điều tra khách du lịch quốc tế đến (2017); 
71% có tham khảo thông tin điểm đến trên Internet; 
64% có đặt, mua dịch vụ trên mạng trong chuyến đi đến 
Việt Nam. 
Khách du lịch nội địa; 
Trên 50% dân số Việt Nam có sử dụng Internet; 
Trên 30% dân số Việt Nam có tham gia ít nhất một diễn 
đàn trên mạng xã hội. 
Doanh nghiệp Du lịch thông minh 
Tiêu chí công nghệ 4.0 
Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn 
Đánh giá hiện trạng ứng dụng 
Website giới thiệu, quảng bá sản phẩm; Gần 100% các doanh nghiệp; 
Bán hàng, thanh toán online; Trên 50% doanh nghiệp có áp dụng nhưng hiệu quả 
không đồng đều, doanh số thu được qua mạng chưa cao; 
Sàn giao dịch điện tử du lịch: giúp khách lựa 
chọn dịch vụ và thanh toán online; giúp doanh 
nghiệp quảng cáo và bán hàng. 
Khoảng 10 sàn điện tử như Tripi.vn, gotadi.vn, 
ivivu.com, chiếm khoảng 20% các giao dịch dịch vụ, 
còn lại do sàn điện tử nước ngoài thực hiện. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
99 
Điểm đến, khu du lịch, điểm Du lịch thông minh 
Tiêu chí công nghệ 4.0 
Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn 
Đánh giá hiện trạng ứng dụng 
Website giới thiệu thông tin dịch vụ; 
100% các điểm đến có website, chủ yếu tiếng Việt, bằng 
chữ và ảnh, ít các video cốt truyện; 
Quảng bá điểm đến bằng công cụ tìm kiếm, 
mạng xã hội; 
Chủ yếu sử dụng dịch vụ miễn phí, hiệu quả chưa cao; 
Phát triển các ứng dụng di động giới thiệu 
điểm tham quan, kết nối giao thông, các dịch 
vụ tại điểm đến; 
Đang thí điểm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà 
Nẵng,; 
Thí điểm ở một số địa phương với các hãng taxi; 
Cung cấp đường truyền internet không dây 
(wifi, 5G,); 
Hầu hết các khách sạn, điểm vui chơi, nhà hàng đều có 
wifi miễn phí. Đang thí điểm một số khu vực các thành 
phố lớn; Các nhà mạng đang thí điểm dịch vụ 5G; 
Thiết bị ứng dụng, robot thuyết minh ngôn ngữ 
và hướng dẫn; 
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo; 
Đang thí điểm: Hà Nội (Văn Miếu - 8 ngôn ngữ), Huế 
(Di tích Huế - 5 ngôn ngữ), một số bảo tàng; 
Hạn chế; 
Hệ thống camera an ninh; 
Hệ thống soát vé tự động. 
Hầu hết các điểm du lịch lớn đã có camera; 
Đã có nhưng chưa phổ biến. 
Cơ quan quản lý Du lịch thông minh 
Tiêu chí công nghệ 4.0 
Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn 
Đánh giá hiện trạng ứng dụng 
Dịch vụ công trực tuyến; 
100 các cơ quan quản lý thực hiện chế độ một cửa và 
dịch vụ công trực tuyến; 
Hành chính công trực tuyến; 
100% cơ quan quản lý du lịch có website giới thiệu 
thông tin hoạt động, 80% có mạng nội bộ quản lý điều 
hành; 
Chiến lược E-Marketing; Đã có, nhưng thực hiện chưa hiệu quả; 
Kết nối mạng liên thông: quản lý, điều hành, 
thống kê du lịch; 
Đã có nhưng triển khai chưa hiệu quả; 
Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành du lịch; 
Đã có nhưng chưa đầy đủ, một số lĩnh vực còn thiếu 
như: thị trường, nhân lực du lịch, thanh tra,; 
Thị thực điện tử; 
Hoàn thành thuế điện tử; 
Đã có, cần mở rộng; 
Chưa có; 
Thanh toán điện tử; Đã có, nhưng chưa đồng bộ hóa giữa các ngân hàng; 
Đào tạo nhân lực trực tuyến. Đã có, nhưng chưa được xã hội thực sự quan tâm. 
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2018 [5] 
* Theo chúng tôi (tác giả), công nghệ 4.0 ở bảng trên phải được hiểu là Cách mạng Công nghiệp 4.0 
Đánh giá thực trạng về Du lịch thông 
minh nước ta hiện nay đã bước đầu phát 
triển với trình độ cơ bản, nhưng cũng còn 
nhiều mặt bất cập. Chúng ta có thể thấy 
một số vấn đề sau: 
Tỷ lệ dân số Việt Nam sử dụng Internet 
để thanh toán và phản hồi ý kiến còn thấp. 
Tỷ lệ doanh nghiệp dùng website để 
giới thiệu, quảng bá rất cao (100%) nhưng 
doanh nghiệp sử dụng Internet, trí tuệ nhân 
tạo, dữ liệu lớn với tỷ lệ trung bình (50%). 
Đặc biệt, số doanh nghiệp sử dụng sàn điện 
tử còn thấp (20%). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
100 
Mặc dù đã dùng website để giới thiệu 
quảng bá với tỷ lệ rất cao (100%) nhưng sử 
dụng thiết bị ứng dụng, robot thuyết minh, 
ứng dụng công nghệ thực tế ảo còn hạn 
chế. Hệ thống camera an ninh và soát vé tự 
động chưa phổ biến. 
Về phía cơ quan quản lý du lịch, đã có 
100% cơ quan quản lý chế độ một cửa và 
dịch vụ công trực tuyến, 100% có website, 
80% có mạng quản lý nội bộ. Nhưng kết 
nối mạng liên thông chưa có hiệu quả, 
chiến lược E-Marketing và hoàn thuế chưa 
đạt yêu cầu. 
Năm 2010 có 25%, năm 2013 có 43%, 
năm 2015 có 53% và năm 2018 có đến 
88% du khách sử dụng internet để quyết 
định các chuyến đi và nội dung hoạt động 
du lịch [6, tr.37]. 
Chúng ta cần phân tích thêm nguồn 
nhân lực của các doanh nghiệp du lịch còn 
gặp khó khăn trong việc ứng dụng công 
nghệ thông tin để phát triển Du lịch thông 
minh. Phần lớn nhân viên chưa được đào 
tạo về kỹ thuật số. Các cơ sở đào đạo du 
lịch cho đến nay, chưa có chương trình, bài 
giảng về Du lịch thông minh. Các cơ sở 
đào tạo du lịch chưa gắn kết với doanh 
nghiệp du lịch. 
Doanh nghiệp du lịch Việt Nam phần 
lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên 
gặp nhiều khó khăn về vốn và năng lực để 
ứng dụng công nghệ thông tin. 
2.4. Giải pháp chính phát triển Du lịch 
thông minh 
Trên cơ sở phân tích thực trạng Du lịch 
thông minh của nước ta, chúng tôi đề xuất 
một số giải pháp chính để phát triển Du lịch 
thông minh theo hướng bền vững như sau: 
1) Ngành du lịch cần quán triệt tinh 
thần Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ Chính 
trị và thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 16 
CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ký 
ngày 04-5-2017. 
2) Ngành du lịch cần nâng cao nhận 
thức và thực hiện quyết liệt cuộc Cách 
mạng Công nghiệp 4.0 để phát triển Du lịch 
thông minh. Phải coi đó là yêu cầu khách 
quan và tất yếu để phát triển du lịch trong 
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 
3) Cần kết nối chặt chẽ và chia sẻ dữ 
liệu số giữa ngành du lịch với các ngành 
khác như giao thông, hải quan, thuế, và 
cần kết nối chặt chẽ giữa du khách, các 
doanh nghiệp du lịch với các cơ quan quản 
lý du lịch. 
4) Các doanh nghiệp du lịch cần 
chuyển đổi số một cách quyết liệt, chủ 
động đổi mới mô hình quản lý phục vụ, 
nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các kế 
hoạch, chiến lược và ứng dụng công nghệ 
thông tin. Các doanh nghiệp du lịch cần 
khởi tạo, nhận diện thương hiệu trực tuyến 
và sở hữu một tên miền phù hợp. Cần xây 
dựng thương hiệu trực tuyến danh tiếng và 
tín nhiệm. Vì vậy, cần tập huấn nhân viên về 
việc áp dụng công nghệ thông tin vào du lịch. 
5) Du lịch thông minh dựa trên nền 
tảng công nghệ thông tin và trên cơ sở văn 
hóa du lịch để Du lịch thông minh được 
minh bạch, thân thiện và đặc sắc. 
6) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng 
cao để phát triển Du lịch thông minh là 
quan trọng và cấp thiết. Các trường đào tạo 
du lịch cần đổi mới, cập nhật chương trình 
đào tạo du lịch, ưu tiên học phần Du lịch 
thông minh nhằm trau dồi kiến thức, kỹ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018 
101 
năng về Du lịch thông minh, đồng thời phải 
gắn với doanh nghiệp du lịch. 
7) Cộng đồng dân cư cần được nâng cao 
trình độ kỹ năng công nghệ thông tin để đáp 
ứng sự phát triển của Du lịch thông minh. 
8) Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh 
nghiệp du lịch vừa và nhỏ tiếp cận và ứng 
dụng công nghệ thông tin bằng những phần 
mềm miễn phí cho doanh nghiệp. 
9) Cần hợp tác với các nước có ngành 
Du lịch thông minh phát triển ở khu vực và 
thế giới nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao 
kỹ năng để phát triển Du lịch thông minh. 
3. KẾT LUẬN 
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu 
hướng tất yếu của thời đại và Du lịch thông 
minh cần tận dụng sự tiến bộ của công 
nghệ để phát triển du lịch bền vững. Ngành 
du lịch đang xây dựng chiến lược chuyển 
đổi số. Hiện tại, Tổng cục Du lịch Việt 
Nam đang hoàn thiện “Đề án tổng thể ứng 
dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du 
lịch giai đoạn 2018 – 2020 hướng đến 
2030”. Du lịch Việt Nam đang dần bắt kịp 
đà phát triển của Du lịch thông minh thế 
giới và đang hình thành một “Hệ sinh thái 
Du lịch thông minh” phong phú, mang 
nhiều tiện ích cho du khách, doanh nghiệp 
và cơ quan quản lý. Ý nghĩa của Du lịch 
thông minh rất to lớn, tính năng vượt trội 
của Du lịch thông minh rất đặc biệt. Du 
lịch thông minh ở nước ta mới bước đầu 
phát triển. Ngành du lịch cần phải ứng 
dụng công nghệ thông tin vào việc xây 
dựng chiến lược chuyển đổi số. Ngành du 
lịch Việt Nam cần có nhiều giải pháp quyết 
liệt và đồng bộ, cần xây dựng cơ sở hạ tầng 
số vững chắc và sự kết nối chặt chẽ giữa 
các ngành. Có như vậy, ngành Du lịch Việt 
Nam mới thực hiện có kết quả việc tăng 
trưởng du lịch và thực hiện chỉ tiêu năm 
2018 đạt 20 triệu lượt khách quốc tế và 80 
triệu lượt khách nội địa nhằm phát triển du 
lịch bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08 NQ/TW, về Phát triển du lịch trở thành ngành 
kinh tế mũ nhọn, ngày 16-01-2017. 
[2] Đỗ Hoàng Hải (2018), Giới thiệu một số giải pháp công nghệ thông tin hỗ trợ nâng cao 
năng lực cạnh tranh cho các công ty du lịch lữ hành, khách sạn, đại lý bán vé lữ hành, 
tham luận tại hội thảo tọa đàm “Ứng dụng giải pháp công nghệ số cho du lịch thông minh 
tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Trung tâm công nghệ thông tin Mobifone, Hà 
Nội 29- 8-2018. 
[3] Nam Hải (2018), Du lịch và chuyển đổi số, Tạp chí Du lịch, số 9/2018. 
[4] Thủ tướng Chính phủ (2018), Chỉ thị số 16 CT-TTg, về việc tăng cường năng lực tiếp 
cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, ngày 04-5-2017. 
[5] Tổng cục Du lịch (2018), Du lịch thông minh: Tầm nhìn chính sách. Vũ Quốc Trí – Đại 
diện Tổng cục du lịch, tài liệu hội thảo, Hà Nội ngày 29-8-2018. 
[6] Phan Thị Hải Yến & Phạm Trung Lương (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 với phát 
triển du lịch, Tạp chí Du lịch, số 9/2018. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
102 
[7] Perry Hobson (2018), Smart Cities: Smart tourism - The future is coming, The 8th TPO 
Forum, 20th - 24th June 2018, Hochiminh city, Vietnam. 
[8] D. An (2018), Hội thảo Công nghệ số cho du lịch “thông minh” thời 4.0, 
0-472036.html, truy cập 15-9-2018. 
[9] Thái Bá (2018), Hệ thống du lịch thông minh Ninh Bình, https://dantri.com.vn/vong-quay-
du-lich/he-thong-du-lich-thong-minh-ninh-binh-20180611150851063.htm, truy cập 15-9-2018. 
[10] Hồ Hạ (2018), Mô hình du lịch thông minh - Điểm nhấn phát triển ngành kinh tế 
xanh, đăng trên Kinh tế & Đô thị , 
diem-nhan-phat-trien-nganh-kinh-te-xanh-310544.html, truy cập 20-9-2018. 
[11] An Nhi (2018), Phát triển du lịch thông minh, 
tuc/Du-lich/871174/phat-trien-du-lich-thong-minh-, truy cập 20-9-2018. 
[12] Tác giả khuyết danh (2018), VNPT hỗ trợ phát triển du lịch thông minh cho nhiều 
tỉnh, thành phố, 
trien-du-lich-thong-minh-cho-nhieu-tinh-thanh-pho-609159/, truy cập ngày 15-9-2018. 
[13] Thanh Tâm (2017), Du lịch thông minh - cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam, 
 Hà Nội ngày 6-10-2017, truy cập 15-9-2018. 
[14] Thông Tấn Xã Việt Nam (2018), Thành phố Hồ Chí Minh cạnh tranh bằng phát triển du 
lịch thông minh,  truy cập ngày 15-9-2018. 
[15] Chiến Thắng (2018), Sự bùng nổ của du lịch trực tuyến và những tác động tới phát triển 
Du lịch Việt Nam, 
truc-tuyen-va-nhung-tac-dong-toi-phat-trien-du-lich-viet-nam.html, truy cập ngày 15-9-2018. 
Ngày nhận bài: 06-10-2018. Ngày biên tập xong: 26-10-2018. Duyệt đăng: 28-11-2018

File đính kèm:

  • pdfban_them_ve_phat_trien_du_lich_thong_minh.pdf