Bản tin Cảnh giác dược - Số 4/2015
SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC GIẢM ĐAU
PHẦN 2: CÁC NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU THƯỜNG DÙNG
Nguồn: Actualités pharmaceutiques số 527, tháng 6/2013
Dịch và tổng hợp: Dương Thị Thanh Mai, Lâm Hoàng Anh,
Trần Phương Thảo, Hoàng Hà Phương
Đau là một trong những triệu chứng
thường gặp nhất, không chỉ với bệnh nhân
nội trú mà cả với bệnh nhân ngoại trú. Việc sử
dụng thuốc giảm đau hợp lý không chỉ giúp
điều trị bệnh lý, cải thiện chất lượng cuộc
sống mà còn góp phần giúp bệnh nhân tăng
tuân thủ điều trị. Phần 1 của bài viết này đã
đề cập đến các nguyên tắc cơ bản trong việc
sử dụng thuốc giảm đau. Một trong những
nguyên tắc quan trọng nhất là lựa chọn đúng
loại thuốc giảm đau. Phần 2 sẽ tiếp tục trình
bày chi tiết hơn về đặc điểm và những điểm
cần lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc giảm
đau thông thường.
Thuốc giảm đau hiện tại được Tổ chức Y tế
Thế giới phân loại thành ba nhóm dựa trên tác
dụng dược lý và hiệu quả điều trị:
Thuốc giảm đau nhóm I: trước đây gọi là
thuốc giảm đau ngoại biên, gồm các loại thuốc
không opioid như paracetamol, acid acetylsalicylic
(aspirin) và thuốc chống viêm không steroid (gọi
tắt là các NSAID) như ibuprofen ở liều giảm đau.
Các thuốc nhóm này thường được dùng để điều
trị cơn đau nhẹ đến trung bình.
Thuốc giảm đau nhóm II: gồm các thuốc
opioid yếu như codein và tramadol, thích hợp
điều trị các cơn đau cường độ trung bình. Thuốc
thường được bán trên thị trường kết hợp với
một thuốc giảm đau ngoại biên.
Thuốc giảm đau nhóm III: gồm các thuốc
opioid mạnh như morphin, điều trị các cơn đau
nghiêm trọng, dữ dội và/hoặc không có đáp
ứng với các thuốc giảm đau nhóm I và nhóm II.
1. Thuốc giảm đau nhóm I
Thuốc giảm đau nhóm I (paracetamol, aspirin
và các NSAID) có khả năng dung nạp tương đối
tốt. Các thuốc này không gây ra sự phụ thuộc
về thể chất hoặc tinh thần và tất cả đều có một
tác dụng trần. Đối với các cơn đau cấp tính có
cường độ từ nhẹ đến trung bình, hiệu quả giảm
đau gần như tương tự. Trong quá trình sử dụng
thuốc, cần lưu ý một số tác dụng không mong
muốn tiềm ẩn.
Paracetamol
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản tin Cảnh giác dược - Số 4/2015
Trung tâm DI & ADR Quốc gia SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC GIẢM ĐAU PHẦN 2: CÁC NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU THƯỜNG DÙNG Rational use of analgesic agents Part 2: Analgesic drug classes and their use SỐC PHẢN VỆ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC THUỐC CHỨA L-ORNITHIN L-ASPARTAT Anaphylactic shock related to L-ornithin L-aspartat TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 ADR reporting activity summary (first 9 months of 2015) CẢNH BÁO AN TOàN THUỐC Drug safety issues ĐIỂM TIN CẢNH GIÁC DƯỢC Pharmacovigilance highlights 1 8 10 13 13 MỤC LỤC Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa Ban biên tập: PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh TS. Nguyễn Quốc Bình ThS. Võ Thị Thu Thủy Cơ quan xuất bản: Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc Địa chỉ: số 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (04) 3933 5618 - Fax: (04) 3933 5642 Bản tin được xuất bản bằng sự hỗ trợ kinh phí từ dự án Quỹ Toàn cầu - Hỗ trợ hệ thống y tế - Hợp phần 2.1 - Tăng cường các hoạt động Cảnh giác dược. Giấy phép xuất bản số 19/GP-XBBT do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/02/2014. Thiết kế và sản xuất bởi Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Thương Mại An Lạc. 1No.4 - 2015 | Bulletin of Pharmacovigilance | SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC THUỐC GIẢM ĐAU PHẦN 2: CÁC NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU THƯỜNG DÙNG Nguồn: Actualités pharmaceutiques số 527, tháng 6/2013 Dịch và tổng hợp: Dương Thị Thanh Mai, Lâm Hoàng Anh, Trần Phương Thảo, Hoàng Hà Phương Đau là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, không chỉ với bệnh nhân nội trú mà cả với bệnh nhân ngoại trú. Việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý không chỉ giúp điều trị bệnh lý, cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn góp phần giúp bệnh nhân tăng tuân thủ điều trị. Phần 1 của bài viết này đã đề cập đến các nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng thuốc giảm đau. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là lựa chọn đúng loại thuốc giảm đau. Phần 2 sẽ tiếp tục trình bày chi tiết hơn về đặc điểm và những điểm cần lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc giảm đau thông thường. Thuốc giảm đau hiện tại được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thành ba nhóm dựa trên tác dụng dược lý và hiệu quả điều trị: Thuốc giảm đau nhóm I: trước đây gọi là thuốc giảm đau ngoại biên, gồm các loại thuốc không opioid như paracetamol, acid acetylsalicylic (aspirin) và thuốc chống viêm không steroid (gọi tắt là các NSAID) như ibuprofen ở liều giảm đau. Các thuốc nhóm này thường được dùng để điều trị cơn đau nhẹ đến trung bình. Thuốc giảm đau nhóm II: gồm các thuốc opioid yếu như codein và tramadol, thích hợp điều trị các cơn đau cường độ trung bình. Thuốc thường được bán trên thị trường kết hợp với một thuốc giảm đau ngoại biên. Thuốc giảm đau nhóm III: gồm các thuốc opioid mạnh như morphin, điều trị các cơn đau nghiêm trọng, dữ dội và/hoặc không có đáp ứng với các thuốc giảm đau nhóm I và nhóm II. 1. Thuốc giảm đau nhóm I Thuốc giảm đau nhóm I (paracetamol, aspirin và các NSAID) có khả năng dung nạp tương đối tốt. Các thuốc này không gây ra sự phụ thuộc về thể chất hoặc tinh thần và tất cả đều có một tác dụng trần. Đối với các cơn đau cấp tính có cường độ từ nhẹ đến trung bình, hiệu quả giảm đau gần như tương tự. Trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn tiềm ẩn. Paracetamol Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình cũng như trong các trường hợp cần hạ sốt. Paracetamol hiện được coi là thuốc giảm đau cơ sở, được sử dụng ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em do có cân bằng lợi ích/nguy cơ tốt. Liều dùng của thuốc được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Liều paracetamol Người lớn 3 g/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, cách nhau ít nhất 4 giờ. Nhìn chung, không nên vượt quá 3 g/ngày. Trong trường hợp đau nặng, liều tối đa có thể được tăng lên đến 4 g/ngày. Trẻ em 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, tức là 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ. Trên thực tế, liều sử dụng thường cao hơn, dao động từ 10 đến 15 mg/kg mỗi 4 giờ, đặc biệt là đối với cơn đau sau phẫu thuật. Tổng liều không được vượt quá 80 mg/kg/ngày ở trẻ em có cân nặng dưới 37 kg và 3 g/ngày ở trẻ em có cân nặng trên 37 kg. Paracetamol có tác động giảm đau theo cả cơ chế ngoại vi và trung ương. Thuốc thường được kết hợp với các thuốc giảm đau nhóm II: paracetamol kết hợp với codein phosphat cho tác dụng giảm đau vượt trội so với việc sử dụng đơn độc từng thành phần, với hiệu quả giảm đau kéo dài hơn. Paracetamol không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc hầu như không có tác dụng chống viêm, ngược lại với aspirin và NSAID. Một số trường hợp hiếm gặp xuất hiện dị ứng trên da và giảm tiểu cầu. Hai chống chỉ định chính của paracetamol là quá mẫn với thuốc và suy giảm chức năng tế bào gan (chú ý 1). Rõ ràng, so với NSAID và thuốc giảm đau khác, việc có ít chống chỉ định góp phần làm tăng mức độ tin cậy trong việc sử dụng paracetamol. 2 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 4 - 2015 Trung tâm DI & ADR Quốc gia Chú ý 1: Thông tin liên quan đến độc tính trên gan của paracetamol Mức liều nào có thể gây tình trạng ngộ độc paracetamol? Quá liều, từ 10 g với liều duy nhất ở người lớn và 150 mg/kg khối lượng cơ thể trong một liều duy nhất ở trẻ em (tùy theo khả năng nhạy cảm của bệnh nhân) có thể dẫn đến tăng men gan. Tuy nhiên, paracetamol có thể gây tổn thương gan ngay cả ở liều điều trị nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt trên những bệnh nhân có chức năng gan thay đổi hoặc người cao tuổi. Paracetamol có mặt trong nhiều loại thuốc, kết hợp dưới nhiều dạng bào chế khác nhau, dẫn đến nguy cơ quá liều không chủ đích khi dùng đồng thời nhiều chế phẩm cùng chứa hoạt chất này. Cần đọc kỹ thành phần của thuốc trước khi uống để tránh tích lũy paracetamol gây quá liều. Tại sao paracetamol gây độc? Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Hai con đường chuyển hóa chính là liên hợp glucuronic và sulfat. Con đường liên hợp sulfat nhanh chóng bão hòa ở liều cao hơn liều điều trị. Một con đường khác được xúc tác bởi enzym cytochrom P450, hình thành chất chuyển hóa trung gian là N-acetyl benzoquinoneimin. Khi sử dụng với liều thông thường, chất này sẽ nhanh chóng được khử độc tính bởi glutathion và thải qua nước tiểu sau khi liên hợp với cystein và acid mercapturic. Tuy nhiên, khi sử dụng liều quá cao, lượng N-acetyl benzoquinoneimin tạo thành tăng lên, tạo ra liên kết cộng hóa trị với tế bào gan, gây hoại tử gan. Các triệu chứng chính khi quá liều paracetamol: Tình trạng buồn nôn, nôn, chán ăn, xanh xao và đau bụng thường xảy ra trong vòng 24 giờ. Tiếp đó là tình trạng tăng men gan nhanh chóng, có thể dẫn đến hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục, suy giảm chức năng tế bào gan, nhiễm toan chuyển hóa và hội chứng não - gan bao gồm cả tình trạng hôn mê và tử vong. Đồng thời, có thể ghi nhận sự gia tăng transaminase gan, lactat dehydrogenase, bilirubin và giảm prothrombin xuất hiện trong vòng 12 đến 48 giờ sau khi uống. Những yếu tố nguy cơ gia tăng độc tính của paracetamol: Một số yếu tố nguy cơ như suy gan, nghiện rượu mạn tính có thể gây ra viêm gan trong khi sử dụng paracetamol, ngay cả ở liều điều trị. Người cao tuổi, người suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai, bệnh nhân dùng các thuốc có khả năng gây tăng men gan, ... có nguy cơ gặp độc tính cao hơn. Các biện pháp cần làm khi quá liều: Cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt, có thể sử dụng các thuốc giải độc đặc hiệu của paracetamol như N-acetylcystein tĩnh mạch hoặc đường uống, nếu có thể trước giờ thứ mười. Cũng cần tiến hành nhanh chóng các biện pháp điều trị triệu chứng. Paracetamol ít có nguy cơ tương tác thuốc. Một tương tác thường được nhấn mạnh trong các tờ thông tin sản phẩm là tương tác giữa paracetamol với thuốc chống đông đường uống làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông đường uống và nguy cơ chảy máu khi dùng paracetamol với liều tối đa (4 g/ngày) trong ít nhất 4 ngày. Cần theo dõi thường xuyên giá trị INR để có thể chỉnh liều các thuốc chống đông đường uống trong thời gian điều trị bằng paracetamol và sau khi ngừng thuốc. Paracetamol có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú ở liều khuyến cáo trong thời gian ngắn. Thuốc cũng có thể được dùng theo đường truyền tĩnh mạch. Tốc độ giảm đau nhanh của thuốc khi sử dụng đường dùng này cho phép điều trị đau cấp tính, đặc biệt đối với các cơn đau hậu phẫu. Acid acetylsalicylic (aspirin) Acid acetylsalicylic vừa là một thuốc hạ sốt, chống viêm, vừa là một thuốc giảm đau được chỉ định trong các trường hợp đau mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc được sử dụng khá phổ biến trong bệnh thấp khớp để điều trị các triệu chứng viêm và đau (bảng 2). Aspirin có nhiều chống chỉ định, bao gồm: quá mẫn với thuốc; bệnh nhân có tiền sử hen do sử dụng salicylat hoặc các thuốc có cơ chế tác dụng tương tự bao gồm NSAID; phụ nữ ở 3 tháng cuối của thai kỳ và đang cho con bú, bệnh nhân có loét dạ dày tá tràng giai đoạn tiến triển, các bệnh liên quan đến rối loạn yếu tố đông máu, suy gan nặng, suy giảm chức năng thận, suy tim không kiểm soát, bệnh nhân sử dụng methotrexat ở liều cao hơn 15 mg/tuần hoặc các thuốc chống đông đường uống khi đang dùng aspirin liều cao trong các bệnh lý về khớp. Aspirin cũng có nhiều tác dụng không mong muốn: - Trên tiêu hóa như đau bụng, xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài ra máu, ...); - Trên hệ thần kinh trung ương, thường là dấu hiệu của quá liều (nhức đầu, chóng mặt, giảm chức năng thính giác, ù tai); 3No.4 - 2015 | Bulletin of Pharmacovigilance | - Các triệu chứng trên huyết học dai dẳng (rối loạn chảy máu với sự kéo dài thời gian chảy máu) kéo dài 4-8 ngày sau khi ngưng điều trị và có thể gây ra nguy cơ chảy máu trong trường hợp can thiệp bằng phẫu thuật; - Các phản ứng quá mẫn như nổi mề đay, phản ứng phản vệ, co thắt phế quản và phù Quincke. Aspirin cũng có một số tương tác chống chỉ định, bao gồm: Bảng 2: Liều dùng aspirin Người lớn và trẻ em có cân nặng trên 50 kg (khoảng 15 tuổi) Đau và sốt: - 1 g/lần, có thể lặp lại sau mỗi 4 giờ nếu cần, không vượt quá 3 g mỗi ngày (2 g ở người cao tuổi); - Sử dụng thuốc đều đặn, tuân thủ chế độ liều kể trên có thể giúp ngăn chặn tái phát cơn đau hoặc sốt; - Bệnh nhân không nên dùng aspirin kéo dài trên 3 ngày để hạ sốt và trên 5 ngày để giảm đau mà không được tư vấn của bác sĩ. Aspirin có thể được sử dụng như thuốc chống viêm trong viêm khớp dạng thấp với liều tối đa 3-6 g mỗi ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều, cách nhau tối thiểu 4 giờ. Trẻ em Cần hiệu chỉnh liều theo cân nặng và chọn dạng bào chế phù hợp. Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là: 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần; tức là 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ. - Thuốc chống đông đường uống chống chỉ định dùng cùng với aspirin liều cao (trên 3 g/ngày) do tương tác cạnh tranh liên kết với protein huyết tương; - Methotrexat (liều >15 mg/tuần) do tăng độc tính trên huyết học. Lưu ý rằng aspirin không nên kết hợp với các thuốc chống đông đường uống (dù ở liều thấp), các NSAID khác, heparin và các thuốc tăng thải acid uric qua nước tiểu. Chú ý 2: Có nên lo ngại hội chứng Reye? Hội chứng Reye, tuy rất hiếm gặp nhưng có nguy cơ xuất hiện ở trẻ em có dấu hiệu nhiễm virus (đặc biệt là thủy đậu, cúm) dùng aspirin. Hội chứng này có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nôn và buồn ngủ đến liệt, thậm chí tử vong. Do đó, aspirin chỉ nên dùng cho những trẻ em với sự tư vấn của bác sĩ khi các biện pháp khác đã thất bại. Trường hợp xảy ra nôn liên tục, bị mất ý thức hay có hành vi bất thường, cần ngừng điều trị bằng aspirin. Các NSAID không phải loại salicylat Các thuốc nhóm này được sử dụng đầu tay với liều cao để đạt hiệu quả chống viêm và liều thấp hơn trong các trường hợp đau nhẹ và trung bình: đau răng, đau đầu, đau nửa đầu, chấn thương nhẹ, đau vùng tai mũi họng. Kết hợp các thuốc này với các thuốc giảm đau mạnh thậm chí có thể tăng hiệu quả trong điều trị đau do ung thư. Liều dùng cần hiệu chỉnh theo: - Tuổi của bệnh nhân, cần cân nhắc đến nguy cơ giảm đào thải thuốc ở người cao tuổi; - Một số tình trạng sinh lý (chú ý trên phụ nữ có thai và người có tiền sử dị ứng); - Cường độ và độ lặp lại của cơn đau. Các thuốc nhóm NSAID có nhiều chống chỉ định cần được rà soát và tôn trọng nghiêm ngặt, bao gồm: quá mẫn, dị ứng với các thuốc trong nhóm, loét dạ dày tá tràng tiến triển, suy tế bào gan, suy thận nặng, suy tim, tiền sử mới mắc viêm ruột và chảy máu trực tràng, mất nước hoặc suy dinh dưỡng, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai (từ tháng thứ 6) và cho con bú. Tác dụng không mong muốn của NSAID bao gồm: - Trên tiêu hóa: đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau và rối loạn chức năng đường ruột. Tác dụng nghiêm trọng hơn hiếm khi xảy ra: loét và xuất huyết tiêu hóa. - Trên thận: thuốc có thể gây suy thận cấp trên người bệnh có nguy cơ cao như xơ gan hoặc bệnh thận mạn tính, mất nước hoặc phù (tăng huyết áp, phù chi dưới), suy tim, đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc ức chế men chuyển và bệnh nhân trên 75 tuổi. Trong những trường hợp này, tốt nhất tránh sử dụng các thuốc NSAID có thời gian bán thải dài và cần theo dõi chặt chẽ chức năng thận. Cần lưu ý, độc tính trên thận của các thuốc NSAID có thể là nguyên nhân gây tổn thương cơ quan dẫn đến suy thận không hồi phục (khác với các trường hợp suy thận chức năng). - Trên hô hấp: cơn hen, co thắt phế quản, suy hô hấp cấp, phù phổi, đặc biệt là ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng. - Trên tim mạch: có thể làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp đang được điều trị và giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp. - Trên da: có thể xuất hiện mề đay, phát ban, ngứa, vàng da, hồng ban có mụn nhỏ ở da. Các phản ứng nghiêm trọng xảy ra với tần suất hiếm gặp như hội chứng Lyell, hội chứng 4 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 4 - 2015 Trung tâm DI & ADR Quốc gia Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, viêm mạch. Điều trị bằng NSAID kéo dài có thể xuất hiện các phản ứng nhiễm độc trên da. Đôi khi có thể gặp phù Quincke, sốc phản vệ. - Trên huyết học: thiếu máu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và giảm huyết cầu toàn thể. Điều trị kéo dài có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như suy tủy. - Trên gan: NSAID có thể gây viêm gan và vàng da, gây ra những thay đổi nhẹ có thể hồi phục trên chức năng gan (tăng men gan, tăng bilirubin). Nên ngừng thuốc nếu các bất thường về chức năng gan vẫn dai dẳng hoặc xấu đi, hoặc kèm theo các dấu hiệu lâm sàng của suy gan. Tương tác thuốc của NSAID bao gồm: - Các thuốc khuyến cáo không nên phối hợp: các NSAID khác, aspirin, thuốc chống đông đường uống, heparin không phân đoạn, heparin khối lượng phân tử thấp (ở liều điều trị hoặc sử dụng trên người cao tuổi), lithium, methotrexat sử dụng với liều lớn hơn 20 mg/tuần và pemetrexed (trên bệnh nhân có suy thận trung bình, nặng). - Các thuốc cần thận trọng khi dùng đồng thời: cic ... , bao gồm: ngứa, sốt, sưng hạch bạch huyết, chỉ số huyết học bất thường và liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. - Dừng ngay thuốc nghi ngờ đóng vai trò quan trọng đối với việc hồi phục của bệnh nhân gặp phản ứng này. FDA thay đổi yêu cầu theo dõi, kê đơn và cấp phát clozapin để giải quyết những lo ngại về phản ứng giảm bạch cầu trung tính nghiêm trọng Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang tiến hành thay đổi những yêu cầu trong việc theo dõi, kê đơn và cấp phát clozapin để giải quyết những lo ngại về phản ứng giảm bạch cầu trung tính nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng thuốc này. FDA yêu cầu thay đổi 2 phần sau: - Thay đổi 1: bổ sung hướng dẫn chi tiết về việc theo dõi giảm bạch cầu trung tính khi sử dụng clozapin trong tờ thông tin sản phẩm, trong đó nêu rõ cách theo dõi bệnh nhân để đề phòng phản ứng giảm bạch cầu trung tính và quản lý điều trị clozapin. - Thay đổi 2: phê duyệt kế hoạch đánh giá và giảm thiểu nguy cơ mới (Clozapine REMS Program). Chương trình REMS mới này yêu cầu bác sĩ kê đơn, dược sĩ và bệnh nhân đăng ký vào một hệ thống tập trung duy nhất. Các yêu cầu về theo dõi, kê đơn, cấp phát và nhận thuốc clozapin giờ đều được tích hợp trong khuôn khổ của Clozapine REMS Program. Thông tin sản phẩm được cập nhật mới và chương trình REMS mới sẽ giúp tăng cường giám sát và xử trí bệnh nhân phản ứng vào mục “Phản ứng có ý nghĩa lâm sàng”. Tháng 4/2014, Cơ quan Quản lý Y tế Canada (Health Canada) cũng nhấn mạnh trong tờ Canadian Adverse Reaction Newsletter rằng tờ hướng dẫn sử dụng đã được cập nhật thông tin về nguy cơ DRESS. Động thái này được thực hiện sau một báo cáo tại Canada về DRESS nghi ngờ có liên quan đến azithromycin và tổng quan về các trường hợp DRESS ở bệnh nhân điều trị bằng azithromycin đã được ghi nhận trong y văn. DRESS là một phản ứng có hại nghiêm trọng đặc trưng bởi ngứa, sốt, bệnh hạch bạch huyết và có liên quan đến một hoặc vài cơ quan (ví dụ gan, thận). Thời điểm khởi phát điển hình là trong vòng 8 tuần khi bắt đầu điều trị với thuốc. Các bất thường về huyết học, trong đó có tăng bạch cầu ưa acid và tăng lympho bào không điểu hình cũng là các đặc trưng cơ bản của hội chứng này. xảy ra giảm bạch cầu trung tính nghiêm trọng. Clozapin có thể gây giảm bạch cầu trung tính trong máu và trong một số trường hợp gây giảm bạch cầu trung tính nghiêm trọng. Thông tin sản phẩm của clozapin và Clozapine REMS Program đã nêu rõ giảm bạch cầu trung tính chỉ được theo dõi thông qua việc đếm số bạch cầu trung tính tuyệt đối, không kết hợp với việc đếm tổng số lượng tế bào bạch cầu. Trong chương trình REMS, giới hạn số lượng tế bào bạch cầu trung tính tuyệt đối để sử dụng clozapin đã được thay đổi để bệnh nhân có thể tiếp tục sử dụng thuốc này với mức bạch cầu trung tính thấp hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có giảm bạch cầu trung tính nhẹ do đặc điểm chủng tộc, trước đây chưa được sử dụng clozapin, sẽ được chấp nhận cho phép dùng thuốc. Thông tin sản phẩm sửa đổi giúp bác sĩ thuận tiện hơn trong việc đưa ra các quyết định điều trị dựa trên cá thể bệnh nhân, trong trường hợp bác sĩ cân nhắc nguy cơ tiến triển xấu đi của bệnh lý tâm thần cao hơn nguy cơ giảm bạch cầu trung tính nghiêm trọng, đặc biệt khi clozapin có thể đã là biện pháp cuối cùng cho bệnh nhân. Các thuốc ức chế đồng vận chuyển natri và glucose 2 (sodium glucose co-transporter 2 inhibitors) và nguy cơ nhiễm toan ceton Trong Bản tin Medicines Safety Update tháng 10/2015, Cơ quan Quản lý các Sản phẩm Điều trị Úc (TGA) đã thông báo về nguy cơ nhiễm toan liên quan đến các thuốc ức chế đồng vận chuyển natri và glucose 2 (SGLT2). Ngoài ra, ngày 17/9/2015, PMDA cũng cập nhật thông tin về nguy cơ nhiễm toan ceton vào mục “Phản ứng có ý nghĩa lâm sàng” và nguy cơ nhiễm khuẩn vào mục “Lưu ý quan trọng” trong hướng dẫn sử dụng của thuốc ức chế SGLT2. Protein SGLT2 hoạt động chọn lọc ở thận và là protein vận chuyển chịu trách nhiệm chính trong tái hấp thu glucose ở màng lọc cầu thận trở lại tuần hoàn. Ức chế protein này giúp giảm tái hấp thu glucose ở thận, dẫn đến đào thải glucose qua nước tiểu. Với cơ chế này, các thuốc ức chế SGLT2 như canagliflozin, dapagliflozin và empagliflozin được chỉ định trong các trường hợp sau: - Kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 có chống chỉ định hoặc không dung nạp với metformin. - Kết hợp với các thuốc điều trị ĐTĐ khác, bao gồm insulin, ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 không kiểm soát được đường huyết khi sử dụng các thuốc này đồng thời với điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập. Nhiễm toan ceton trong ĐTĐ Các dấu hiệu và triệu chứng sớm của nhiễm toan ceton, thường phát triển trên 24 giờ, bao gồm đau bụng, nôn, buồn nôn, chán ăn, khát nước 16 | Bản tin Cảnh giác dược | Số 4 - 2015 Trung tâm DI & ADR Quốc gia mạnh, khó thở, mệt bất thường và buồn ngủ. Nếu không được chẩn đoán sớm và bắt đầu điều trị, nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác có thể phát triển, trong đó có mất nước, thở hổn hển sâu, lú lẫn và hôn mê. Nhiễm toan ceton trong ĐTĐ thường gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1, nhưng cũng có thể xuất hiện trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Hội chứng thường đi kèm với nồng độ glucose cao hơn 14 mmol/l (250 mg/dl). Tuy nhiên, trong một số ca đã được báo cáo có xuất hiện nhiễm toan ceton liên quan đến các thuốc ức chế SGLT2, bệnh nhân có nồng độ glucose thấp hơn 11 mmol/l (200 mg/dl). Khuyến cáo dành cho cán bộ y tế: - Số lượng báo cáo về nhiễm toan ceton liên quan đến các thuốc ức chế SGLT2 còn thấp. Tuy nhiên, nhiễm toan ceton là một biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng và trong một số trường hợp có thể không có những biểu hiện điển hình, dẫn đến khả năng bị chẩn đoán và điều trị muộn. - Hướng dẫn bệnh nhân để theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan chuyển hóa. Nhắc nhở bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu có các dấu hiệu và triệu chứng trên. - Rà soát các bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc ức chế SGLT2 để phát hiện nhiễm toan ceton, nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm toan chuyển hóa, để tránh chẩn đoán và điều trị muộn. - Trường hợp nghi ngờ nhiễm toan ceton, ngừng sử dụng thuốc ức chế SGLT2. Khi đã xác định nhiễm toan ceton, cần tiến hành các biện pháp xử trí và theo dõi đường huyết phù hợp. - Trong một số ca được báo cáo, ngay trước hoặc cùng thời gian nhiễm toan ceton, bệnh nhân mắc một số bệnh cấp tính (như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn niệu, viêm dạ dày ruột, cúm, chấn thương hay phẫu thuật), giảm sử dụng calo hoặc nước và/ hoặc giảm liều insulin. - Cơ chế gây nhiễm toan ceton của các thuốc ức chế SGLT2 chưa rõ. - Đã có một vài báo cáo sử dụng thuốc ức chế SGLT2 off-label ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1. Các bác sĩ cần kê đơn thuốc ức chế SGLT2 theo tờ hướng dẫn sử dụng được phê duyệt, trong đó, ĐTĐ typ 1 không phải là chỉ định được cấp phép. Isotretinoin đường uống và phụ nữ có thai - Cập nhật các tài liệu về giảm thiểu nguy cơ của thuốc cho nhân viên y tế Isotretinoin đường uống, một retinoid - dẫn xuất của vitamin A, là lựa chọn thứ hai trong điều trị mụn trứng cá nặng sau khi điều trị với kháng sinh toàn thân và điều trị tại chỗ không hiệu quả. Do có nguy cơ gây quái thai và một số rối loạn tâm thần, Chương trình ngăn ngừa mang thai và giám sát đặc biệt đối với isotretinoin đã được áp dụng tại Pháp từ năm 1997 sau khi thuốc được lưu hành trên thị trường. Tuy nhiên, những dữ liệu gần đây đã cho thấy sự thiếu tuân thủ các điều kiện kê đơn và cấp pháp thuốc. Nhằm tăng cường việc sử dụng hợp lý isotretinoin đường uống, ngày 05/11/2015, ANSM đã thông báo và đề nghị các cán bộ y tế cập nhật các tài liệu giảm thiểu nguy cơ khi sử dụng thuốc này. Dữ liệu từ hai nghiên cứu gần đây trên Cơ sở dữ liệu Bảo hiểm Y tế Pháp cho thấy việc không tuân thủ kê đơn isotretinoin (là lựa chọn điều trị hàng hai) xảy ra ở 1/2 số ca và 1/3 các trường hợp không có xét nghiệm mang thai trước khi cấp phát thuốc. Chính vì vậy, từ ngày 20/4/2015, ANSM đã giới hạn việc kê đơn isotretinoin: chỉ các bác sĩ chuyên khoa da liễu mới được kê đơn isotretinoin đường uống lần đầu cho bệnh nhân; các lần kê đơn sau có thể được thực hiện bởi bất kỳ bác sĩ nào. Nhằm tăng cường hơn nữa việc sử dụng hợp lý isotretinoin đường uống, ngày 05/11/2015, ANSM đã thông báo và đề nghị các cán bộ y tế cập nhật các tài liệu giảm thiểu nguy cơ của thuốc này bao gồm: - Hướng dẫn kê đơn dành cho bác sĩ điều trị, kèm theo một thư kết nối bác sĩ da liễu với bác sĩ điều trị (và/hoặc bác sĩ chịu trách nhiệm về việc ngừa thai) cùng công cụ hỗ trợ trao đổi giữa người kê đơn và bệnh nhân về nguy cơ có thể gặp các rối loạn tâm thần. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được nhấn mạnh sử dụng một biện pháp tránh thai hiệu quả 1 tháng trước khi bắt đầu điều trị, trong khi điều trị và kéo dài 1 tháng sau khi kết thúc điều trị. Thời gian điều trị nên giới hạn tối đa là 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục điều trị, bệnh nhân phải có kết quả thử thai huyết thanh âm tính 3 ngày trước khi được kê đơn lại isotretinoin. - Hướng dẫn dành cho dược sĩ cấp phát thuốc, nhắc lại các điều kiện chỉ định, cấp phát isotretinoin và các nguy cơ liên quan đến sử dụng thuốc. - Hai tờ rời cung cấp thông tin riêng, một dành cho bệnh nhân nữ và một dành cho bệnh nhân nam, trong đó nhắc lại nguy cơ gây quái thai, rối loạn lipid và rối loạn khác trên gan cũng như các rối loạn tâm thần có thể xảy ra khi dùng isotretinoin đường uống. Với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, tờ rời cũng cung cấp thông tin về sự cần thiết phải tránh thai, các biện pháp tránh thai và bảng theo dõi dành cho bệnh nhân khi đến khám và nhận thuốc. ANSM cũng nhắc lại nhân viên y tế cần tuân thủ điều kiện kê đơn và tất cả các khuyến cáo khác được đề cập trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm. Phụ lục 5: Thông tư số 23/2011/TT-BYT: Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh D. PHẦN THẨM ĐỊNH ADR CỦA ĐƠN VỊ 17. Đánh giá mối liên quan giữa thuốc và ADR Chắc chắn Có khả năng Có thể Không chắc chắn Chưa phân loại Không thể phân loại Khác :. .. .. 18. Đơn vị thẩm định ADR theo thang nào? Thang WHO Thang Naranjo Thang khác: 19. Phần bình luận của cán bộ y tế (nếu có) E. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI BÁO CÁO 20. Họ và tên:.......................................... Nghề nghiệp/Chức vụ: Điện thoại liên lạc: Email:. 21. Chữ ký 22. Dạng báo cáo: Lần đầu/ Bổ sung 23. Ngày báo cáo:/../ Xin chân thành cảm ơn! HƯỚNG DẪN LÀM BÁO CÁO Xin hãy báo cáo tất cả các phản ứng có hại mà anh/chị nghi ngờ, đặc biệt khi: Các phản ứng liên quan tới thuốc mới Các phản ứng không mong muốn hoặc chưa được biết đến Các phản ứng nghiêm trọng Tương tác thuốc Thất bại trong điều trị Các vấn đề về chất lượng thuốc Các sai sót trong quá trình sử dụng thuốc. Mẫu báo cáo này được áp dụng cho các phản ứng gây ra bởi: Thuốc và các chế phẩm sinh học Vắc xin Các thuốc cổ truyền hoặc thuốc có nguồn gốc dược liệu Thực phẩm chức năng. Người báo cáo có thể là: Bác sĩ Dược sĩ Nha sĩ Y tá/ điều dưỡng/nữ hộ sinh Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Cách báo cáo: Điền thông tin vào mẫu báo cáo Chỉ cần điền những phần anh/chị có thông tin Có thể đính kèm thêm một vài trang (nếu mẫu báo cáo không đủ khoảng trống để điền thông tin hay có những xét nghiệm liên quan). Xin hãy gửi báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo các địa chỉ sau: Thư: Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc Trường Đại học Dược Hà Nội 13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Fax: (04) 3933 5642 Điện thoại: (04) 3933 5618 Website: Email: di.pvcenter@gmail.com Anh/chị có thể lấy mẫu báo cáo này tại khoa Dược, phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện hoặc tải từ trang web Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, anh/chị có thể liên hệ với Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo số điện thoại: (04) 3933 5618 hoặc theo địa chỉ email di.pvcenter@gmail.com. Phần dành cho Trung tâm DI & ADR Quốc gia 1. Gửi xác nhận tới đơn vị báo cáo 3. Phản ứng đã có trong y văn/ SPC/ CSDL 2. Phân loại phản ứng Thuốc mới Thuốc cũ Nghiêm trọng Không nghiêm trọng 4. Nhập dữ liệu vào hệ cơ sở dữ liệu quốc gia 5. Nhập dữ liệu vào phần mềm Vigiflow 6. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng Đe dọa tính mạng/ gây tử vong Nhập viện/ kéo dài thời gian nằm viện Gây dị tật/ tàn tật Liên quan tới lạm dụng/ phụ thuộc thuốc 7. Gửi báo cáo tới hội đồng thẩm định Ngày gửi ..../.../. 8. Gửi báo cáo cho UMC Ngày gửi ...../.../... 9. Kết quả thẩm định Chắc chắn Có khả năng Có thể Không chắc chắn Chưa phân loại Không thể phân loại Khác: 10. Người quản lý báo cáo 11. Ngày:../../.. 12. Chữ ký Phө lөc 5 BÁO CÁO PHҦN ӬNG CÓ HҤI CӪA THUӔC THÔNG TIN V͘ NG̀ʹI BÁO CÁO, B͞NH NHÂN VÀ Ĉ˾N V͢ BÁO CÁO S͔ Ĉ̀ͺC B̺O M̈́T Nѫi báo cáo: Mã sӕ báo cáo cӫa ÿѫn vӏ: Mã sӕ báo cáo (do Trung tâm quӕc gia quҧn lý): .. Xin anh/chͣ hãy báo cáo k͛ c̻ khi không ch͇c ch͇n v ͙s̻n ph́m ÿã gây ra ph̻n ng và/ho͏c không có ÿ̿y ÿͿ các thông tin A. THÔNG TIN Vӄ BӊNH NHÂN 1. Hӑ và tên:........................................ 2. Ngày sinh:.../.../ Hoһc tuәi:......... 3. Giӟi tính Nam Nӳ 4. Cân nһng: ....kg B. THÔNG TIN Vӄ PHҦN ӬNG CÓ HҤI (ADR) 5. Ngày xuҩt hiӋn phҧn ӭng:..../.../.. 6. Phҧn ӭng xuҩt hiӋn sau bao lâu (tính tӯ lҫn dùng cuӕi cùng cӫa thuӕc nghi ngӡ): 7. Mô tҧ biӇu hiӋn ADR 8. Các xét nghiӋm liên quan ÿӃn phҧn ӭng 9. TiӅn sӱ (dͣ ng, thai nghén, nghi͟n thuͩc lá, nghi͟n ŕͻu, b͟nh gan, b͟nh thͅn) 10. Cách xӱ trí phҧn ӭng 11. Mӭc ÿӝ nghiêm trӑng cӫa phҧn ӭng Tӱ vong Ĉe dӑa tính mҥng Nhұp viӋn/Kéo dài thӡi gian nҵm viӋn Tàn tұt vƭnh viӉn/nһng nӅ Dӏ tұt thai nhi Không nghiêm trӑng 12. KӃt quҧ sau khi xӱ trí phҧn ӭng Tӱ vong do ADR Tӱ vong không liên quan ÿӃn thuӕc Chѭa hӗi phөc Ĉang hӗi phөc Hӗi phөc có di chӭng Hӗi phөc không có di chӭng Không rõ C. THÔNG TIN Vӄ THUӔC NGHI NGӠ GÂY ADR S T T 13.Thuӕc (tên gӕc và tên tKѭѫng mҥi) Dҥng bào chӃ, hàm lѭӧng Nhà sҧn xuҩt Sӕ lô LiӅu dùng mӝt lҫn Sӕ lҫn dùng trong ngày/ tu̿n/ tháng. Ĉѭӡng dùng Ngày ÿiӅu trӏ (Ngày/tháng/Qăm) Lý do dùng thuӕc Bҳt ÿҫu KӃt thúc i ii iii iv STT (Tѭѫng ӭng 13.) 14.Sau khi ngӯng/giҧm liӅu cӫa thuӕc bӏ nghi ngӡ, phҧn ӭng có ÿѭӧc cҧi thiӋn không? 15.Tái sӱ dөng thuӕc bӏ nghi ngӡ có xuҩt hiӋn lҥi phҧn ӭng không? Có Không Không ngӯng/giҧm liӅu Không có thông tin Có Không Không tái sӱ dөng Không có thông tin i ii iii iv 16. Các thuӕc dùng ÿӗng thӡi (Ngo̹i tr các thuͩc dùng ÿi͙u trͣ/ kh͇c phͽc hͅu qu̻ cͿa ADR) Tên thuӕc Dҥng bào chӃ, hàm lѭӧng Ngày ÿiӅu trӏ (ngày/tháng/năm) Tên thuӕc Dҥng bào chӃ, hàm lѭӧng Ngày ÿiӅu trӏ (ngày/tháng/năm) Bҳt ÿҫu KӃt thúc Bҳt ÿҫu KӃt thúc
File đính kèm:
- ban_tin_canh_giac_duoc_so_42015.pdf