Bảng kiểm quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh ghép thận

NỘI DUNG TRANG

1. BẢ NG MÔ TẢ CÔNG VIÊC̣ CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ CHO NGƯỜI BỆNH NHẬN

THẬN CỦ A ĐIỀ U DƯỠ NG

1

2. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH MỔ

PHIÊN (Người cho thận)

3

3. BẢNG KIỂM KỸ THUÂṬ THUṬ THÁ O CHO NGƯỜ I BÊṆ H 5

4. QUY TRÌNH TẮM CHO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT 6

5. PHIẾU CHUẨN BỊ VÀ BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT 7

6. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA KTV PHỤ MÊ, DỤNG CỤ VIÊN, ĐD CHẠY NGOÀI

TẠI KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC

9

7. BẢNG KIỂM CHUẨN BỊ GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN 10

8. BẢ NG MÔ TẢ CÔNG VIÊC̣ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ GHÉP THẬN TẠI

KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC

11

9. BẢ NG MÔ TẢ CÔNG VIÊC̣ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

SAU GHÉP THẬN

12

10. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT RỬA TAY NỘI KHOA 15

11. BẢNG KIỂM VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA 16

12. BẢNG KIỂM MẶC ÁO PHẪU THUẬT 18

13. BẢNG KIỂM ĐI GĂNG PHẪU THUẬT 19

14. BẢNG KIỂM ĐO NHIỆT ĐỘ - ĐẾM NHỊP THỞ - ĐẾM MẠCH - ĐO HUYẾT ÁP 20

15. CHUẨN BỊ VÀ PHỤ GIÚP BÁC SỸ ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH – THEO DÕI VÀ

CHĂM SÓC CATHETER ĐỘNG MẠCH

21

16. BẢNG KIỂM ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH XÂM LẤN 26

17. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT HÚT ĐỜM DÃI CÓ MỞ KHÍ QUẢN/ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN 27

18. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT HÚT ĐỜM DÃI ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN 28

19. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHO NGƯỜ I BÊṆ H THỞ ÔXY BẰNG GỌNG KÍNH 29

20. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT KHÍ DUNG CHO NGƯỜI BỆNH 30

21.

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ BÀN GIAO TRỰC CỦA ĐIỀU DƯỠNG 31

22. BẢNG KIỂM TÍNH BILAN 33

23. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC 36

24. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CÂN CHO NGƯỜI BỆNH GHÉP THẬN 3725. BẢNG KIỂM KỸ THUÂṬ VÂṆ CHUYỂ N NGƯỜ I BÊṆ H TỪ GIƯỜ NG QUA CÁ NG

VÀ NGƯƠC̣ LAỊ BẰ NG 3 PHƯƠNG PHÁ P

38

26. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT LẤY MÁU TĨNH MẠCH 39

27. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT LÀM TEST LẨY DA 40

28. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TIÊM BẮP NÔNG 41

29. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH 42

30. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRUYỀN TĨNH MẠCH 43

31. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY 44

32. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN 45

33. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY 46

34. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG 47

35. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT THAY BĂNG, RỬA VẾT THƯƠNG CÓ ỐNG DẪN LƯU 48

36. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ VẾT MỔ - VẾT KHÂU 49

37. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT THAY BĂNG RÚT DẪN LƯU 50

38. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT THÔNG DẪN LƯU NƯỚC TIỂU NỮ 51

39. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT THÔNG TIỂU NỮ - LẤY NƯỚC TIỂU LÀM XÉT

NGHIỆM

52

40. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT THÔNG DẪN LƯU NƯỚC TIỂU NAM 53

41. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT THÔNG TIỂU NAM - LẤY NƯỚC TIỂU LÀM XÉT

NGHIỆM

54

42. BẢNG KIỂM KỸ THUÂṬ RỬ A BÀNG QUANG 55

43. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TẮM (LAU NGƯỜI) CHO NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG 56

44. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT GỘI ĐẦU CHO NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG 57

45. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT 58

46. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRẢI GIƯỜNG CÓ NGƯỜI BỆNH 59

47. QUY TRÌNH LÀM SẠCH, KHỬ KHUẨN BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG 60

48. QUY TRÌNH LÀM SẠCH KHỬ KHUẨN SÀN NHÀ 6

pdf 82 trang yennguyen 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bảng kiểm quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh ghép thận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảng kiểm quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh ghép thận

Bảng kiểm quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh ghép thận
BỘ Y TẾ 
BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
BẢNG KIỂM QUY TRÌNH KỸ THUẬT 
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GHÉP THẬN 
PHỤ LỤC 
 STT NỘI DUNG TRANG 
1. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIÊC̣ CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ CHO NGƯỜI BỆNH NHẬN 
THẬN CỦA ĐIỀU DƯỠNG 
1 
2. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH MỔ 
PHIÊN (Người cho thận) 
3 
3. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT THỤT THÁO CHO NGƯỜI BÊṆH 5 
4. QUY TRÌNH TẮM CHO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT 6 
5. PHIẾU CHUẨN BỊ VÀ BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT 7 
6. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA KTV PHỤ MÊ, DỤNG CỤ VIÊN, ĐD CHẠY NGOÀI 
TẠI KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC 
9 
7. BẢNG KIỂM CHUẨN BỊ GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN 10 
8. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIÊC̣ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ GHÉP THẬN TẠI 
KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC 
11 
9. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIÊC̣ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH 
SAU GHÉP THẬN 
12 
10. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT RỬA TAY NỘI KHOA 15 
11. BẢNG KIỂM VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA 16 
12. BẢNG KIỂM MẶC ÁO PHẪU THUẬT 18 
13. BẢNG KIỂM ĐI GĂNG PHẪU THUẬT 19 
14. BẢNG KIỂM ĐO NHIỆT ĐỘ - ĐẾM NHỊP THỞ - ĐẾM MẠCH - ĐO HUYẾT ÁP 20 
15. CHUẨN BỊ VÀ PHỤ GIÚP BÁC SỸ ĐẶT CATHETER ĐỘNG MẠCH – THEO DÕI VÀ 
CHĂM SÓC CATHETER ĐỘNG MẠCH 
21 
16. BẢNG KIỂM ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH XÂM LẤN 26 
17. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT HÚT ĐỜM DÃI CÓ MỞ KHÍ QUẢN/ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN 27 
18. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT HÚT ĐỜM DÃI ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN 28 
19. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BÊṆH THỞ ÔXY BẰNG GỌNG KÍNH 29 
20. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT KHÍ DUNG CHO NGƯỜI BỆNH 30 
21. 
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ BÀN GIAO TRỰC CỦA ĐIỀU DƯỠNG 
31 
22. BẢNG KIỂM TÍNH BILAN 33 
23. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC 36 
24. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CÂN CHO NGƯỜI BỆNH GHÉP THẬN 37 
25. BẢNG KIỂM KỸ THUÂṬ VÂṆ CHUYỂN NGƯỜI BÊṆH TỪ GIƯỜNG QUA CÁNG 
VÀ NGƯƠC̣ LAỊ BẰNG 3 PHƯƠNG PHÁP 
38 
26. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT LẤY MÁU TĨNH MẠCH 39 
27. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT LÀM TEST LẨY DA 40 
28. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TIÊM BẮP NÔNG 41 
29. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH 42 
30. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRUYỀN TĨNH MẠCH 43 
31. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH BẰNG MÁY 44 
32. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH BẰNG BƠM TIÊM ĐIỆN 45 
33. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY 46 
34. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT THAY BĂNG VẾT THƯƠNG 47 
35. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT THAY BĂNG, RỬA VẾT THƯƠNG CÓ ỐNG DẪN LƯU 48 
36. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT THAY BĂNG CẮT CHỈ VẾT MỔ - VẾT KHÂU 49 
37. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT THAY BĂNG RÚT DẪN LƯU 50 
38. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT THÔNG DẪN LƯU NƯỚC TIỂU NỮ 51 
39. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT THÔNG TIỂU NỮ - LẤY NƯỚC TIỂU LÀM XÉT 
NGHIỆM 
52 
40. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT THÔNG DẪN LƯU NƯỚC TIỂU NAM 53 
41. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT THÔNG TIỂU NAM - LẤY NƯỚC TIỂU LÀM XÉT 
NGHIỆM 
54 
42. BẢNG KIỂM KỸ THUÂṬ RỬA BÀNG QUANG 55 
43. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TẮM (LAU NGƯỜI) CHO NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG 56 
44. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT GỘI ĐẦU CHO NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG 57 
45. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT 58 
46. BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRẢI GIƯỜNG CÓ NGƯỜI BỆNH 59 
47. QUY TRÌNH LÀM SẠCH, KHỬ KHUẨN BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG 60 
48. QUY TRÌNH LÀM SẠCH KHỬ KHUẨN SÀN NHÀ 61 
 BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIÊC̣ CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ CHO 
NGƯỜI BỆNH NHẬN THẬN CỦA ĐIỀU DƯỠNG 
Thời gian STT Các bước thưc̣ hiêṇ ĐD 
Thưc̣ hiêṇ 
Hai ngày 
trước ghép 
N - 2 
1 Kiểm tra hồ sơ bệnh án: Bổ sung các xét nghiệm câṇ lâm 
sàng (ure, điện giải đồ), đánh giá dấu hiệu sống của người 
bệnh. 
2 Chaỵ thâṇ nhân taọ cho người bệnh 
3 Làm XN ure, creatinin, ion đồ sau chaỵ thâṇ 
4 Dùng thuốc chống thải ghép theo y lêṇh 
5 Phòng tránh các nhiêm̃ trùng cơ hôị (đeo khẩu trang, không 
để nhiêm̃ laṇh, VS răng miêṇg tốt). 
Môṭ ngày 
trước ghép: 
 N-1 
1 Chuẩn bi ̣ tâm lý người bệnh 
2 XN máu, điṇh lươṇg Prograff (Co, C1 theo y lêṇh). 
3 Uống thuốc chống thải ghép theo y lêṇh. 
4 Ký cam kết phâũ thuâṭ; Giấy cho, nhâṇ thâṇ có đủ chữ ký hai 
bên và luâṭ sư hoăc̣ người chứng kiến 
5 Dư ̣trù máu 
6 Thử phản ứng thuốc (nếu có chỉ định) 
7 Ăn thức ăn lỏng buổi chiều, tối không ăn 
Tối trước 
ghép 
1 Vệ sinh răng miêṇg sau bữa ăn chiều, xúc miêṇg bằng dung 
dịch Betadin 1% (dung dịch súc họng). 
N - 1 2 
Thuṭ tháo đaị tràng bằng nước chín, nhiệt độ: 37˚ - 40˚C. 
3 Tắm gôị bằng nước sac̣h, xà phòng khử khuẩn riêng 
(Microshell). 
4 Vệ sinh, caọ lông vùng phâũ thuâṭ ( Beṇ T, beṇ P và trên 
xương mu), sát trùng bằng Betadin 10% sau đó băng laị. 
5 Uống thuốc theo y lêṇh ( Thuốc ha ̣áp, thuốc an thần). 
6 Vệ sinh răng miêṇg: Xúc miêṇg bằng dung dịch Betadin 1% 
(dung dịch súc họng) trước ngủ. 
7 Dặn người bệnh 6 giờ trước phâũ thuâṭ tuyêṭ đối không ăn, 
không uống 
Ngày ghép 
No 
1 
5 giờ sáng: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miêṇg bằng dung 
dịch Betadin 1% (dung dịch súc họng). 
2 
Thuṭ tháo đaị tràng bằng nước chín, nhiệt độ: 37˚ - 40˚C. 
3 6 giờ sáng: Đo mac̣h, nhiêṭ đô,̣ huyết áp, nhip̣ thở, cân nặng 
(Ghi Phiếu chuẩn bị và bàn giao người bệnh phẫu thuật). 
4 Lấy máu làm xét nghiệm: URE, CREATININ, ĐGĐ( theo 
y lêṇh). 
5 Dùng thuốc ức chế miêñ dic̣h trước phâũ thuâṭ ( theo y lêṇh). 
6 Thay quần áo vô khuẩn cho người bệnh 
7 Kiểm tra laị hồ sơ bệnh án, kiểm tra các quy điṇh về người 
bệnh trước mổ. 
8 Vệ sinh cáng vận chuyển người bệnh 
9 Người bệnh đôị mũ, đeo khẩu trang và đươc̣ quấn chăn vô 
khuẩn. 
10 Nhân viên vâṇ chuyển đôị mũ, đeo khẩu trang và măc̣ quần 
áo vô khuẩn. 
11 Vâṇ chuyển người bệnh vào phòng mổ 
12 8h00: Bàn giao người bệnh và hố sơ taị phòng mổ. Bàn giao 
thuốc hoăc̣ dư ̣trù máu khi có yêu cầu. 
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG CHUẨN BỊ 
NGƯỜI BỆNH MỔ PHIÊN 
(Người cho thận) 
Họ và tên người bệnh:..Tuổi:Giới: 
Giường:Khu:..Chẩn đoán:. 
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
Người 
thực 
hiện 
1 
Tiếp nhận người bệnh 
- Thủ tục hành chính 
 - Đưa người bệnh đến giường, thay quần áo, vệ sinh sạch sẽ 
 - Lấy dấu hiệu sống 
2 
Chuẩn bị tâm lý người bệnh 
- Giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh hiểu được sự cần thiết 
phải mổ 
- Giải thích cho người bệnh hiểu những diễn biến, tiên lượng sau mổ 
- Động viên người bệnh 
3 
 Thực hiện Các xét nghiệm cơ bản ( Theo y lệnh) 
- Xét nghiệm máu (Công thức máu, đông máu cơ bản, nhóm máu, sinh hóa 
máu, vi sinh) 
- Xét nghiệm nước tiểu 
- XQ tim phổi 
- Điện tim đồ ( đối với người bệnh tim mạch > 60 tuổi) 
4 
Các xét nghiệm chức năng khác 
- Khám chuyên khoa 
- Thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa 
5 
Chuẩn bị cụ thể: 
* Ngày trước mổ 
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án: 
 + Cho người bệnh kí giấy mổ 
 + Thử tets kháng sinh (nếu có chỉ định) 
 + Kiểm tra kết quả xét nghiệm dán theo thứ tự bệnh án 
 + Cách thức mổ, biên bản 
 + Ghi biển tên đeo trước ngực áo người bệnh 
- Chuẩn bị người bệnh: 
 + Động viên tinh thần người bệnh yên tâm đi mổ. 
 + Dặn người bệnh nhịn ăn, uống hoàn toàn 6-8 giờ trước mổ. 
 + Người bệnh tắm bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn (Microshel). Vệ 
sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. 
 + Thụt tháo tối hôm trước và sáng hôm sau. 
 + Cho người bệnh ngủ sớm. 
 + Cho người bệnh uống thuốc an thần (nếu cần). 
6 
* Sáng hôm sau: 
- Chuẩn bị người bệnh: 
 + Kiểm tra lại các công việc như : Hồ sơ, hỏi người bệnh có ăn, uống 
không ? 
 + Hướng dẫn người bệnh thay quần áo bệnh viện, vệ sinh vùng mổ sạch sẽ 
 + Lấy lại dấu hiệu sống 
 + Truyền dịch, tiêm thuốc kháng sinh dự phòng (nếu cần). 
- Đưa người bệnh vào phòng mổ: 
Cho người bệnh lên cáng, xe đẩy lên phòng mổ, phải có nhân viên y tế hộ 
tống người bệnh. 
- Bàn giao cho nhân viên phòng mổ: 
 + Có phiếu bàn giao. 
 + Ghi rõ nội dung bàn giao: Thời gian, tình trạng người bệnh, hồ sơ bệnh án 
, số lượng phim (nếu có)... 
 + Lấy đủ chữ ký của nhân viên nhận bàn giao. 
BẢNG KIỂM KỸ THUÂṬ THUṬ THÁO CHO NGƯỜI BÊṆH 
STT 
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang 
2. 
Chuẩn bị: 
Bốc thụt gắn ống cao su nối liền với canuyn có khoá, nước thụt (khoảng 37 0C) số 
lượng 1 - 1,5lít (với trẻ em không quá 0,5 lít), nhiệt kế đo nhiệt độ nước 
Khay chữ nhật, kẹp Kose, ống cắm kẹp, bát kền, gạc miếng, găng tay, dầu nhờn, tấm 
nilon, giấy vệ sinh, gối kê mông có bọc nilon, khay hạt đậu (túi giấy), bô deṭ, côṭ 
treo bốc, bình phong, vải đắp. 
3. 
Kiểm tra y lệnh - Đối chiếu, giải thích, động viên người bệnh - Che bình phong hoăc̣ 
đóng cửa. 
4. 
Trải nilon - Cho người bệnh nằm nghiêng sang bên trái sát mép giường: chân trên co, 
chân dưới duỗi (hoặc nằm tư thế sản khoa) - Kê gối dưới mông người bệnh (nếu cần) - 
đắp vải phủ 
5. 
 Khóa canuyn lại, kiểm tra nhiệt độ nước, đổ nước vào bốc, treo bốc lên cao, kiểm tra 
sự lưu thông của canuyn 
6. Rót dầu nhờn - Đi găng, bôi dầu nhờn vào đầu canuyn 
7. 
Điều dưỡng đứng ngang hông người bệnh, mở vải đắp, vành mông để lộ hậu môn, hướng 
dẫn người bệnh há miệng thở đều 
8. 
Đưa canuyn vào hậu môn theo hướng rốn 2 -3 cm, rồi đưa song song với cột sống, ngập 
2/3 canuyn 
9. 
Mở khóa cho nước chảy từ từ vào trực tràng, giữ canuyn 
Theo dõi nước ở bốc, hỏi người bệnh có cảm giác tức bụng không 
10. 
Khi nước trong bốc gần hết khóa lại, rút canuyn nhẹ nhàng xả hết nước 
Tháo canuyn bọc giấy bỏ vào khay hạt đậu 
11. 
Dặn người bệnh cố nhịn, Giúp hoặc hướng dẫn người bệnh xoa bụng theo chiều kim 
đồng hồ, giúp người bệnh đi vệ sinh (nếu cần), bỏ gối, nilon, bô, giúp người bệnh mặc 
quần ( nếu cần). 
12. Thu dọn dụng cụ, rửa tay - Ghi phiếu theo dõi – chăm sóc điều dưỡng. 
QUY TRÌNH TẮM CHO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT 
1. Mục đích 
Loại bỏ vi khuẩn vảng lai và định cư trên da người bệnh trước phẫu thuật nhằm làm giảm 
nguy cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ. 
2. Phạm vi áp dụng 
- Nhân viên y tế tại các khoa có người bệnh phẫu thuật. 
- Người bệnh, người nhà người bệnh phẫu thuật có chuẩn bị. 
3. Nội dung thực hiện 
3.1. Chuẩn bị người bệnh 
Trước ngày phẫu thuật, điều dưỡng giải thích cho người bệnh về mục đích, hướng 
dẫn kỹ thuật, thời gian và nơi tắm trước phẫu thuật. 
3.2. Chuẩn bị phương tiện 
- Hoá chất khử khuẩn: Chlorhexidine gluconate 2-4% hoặc dung dịch chứa povidone 
iodine 4% được đóng chai nhỏ 20 ml. 
- Khăn tắm sạch cỡ 25 x 40 cm. 
- Quần áo bệnh nhân sạch. 
- Buồng tắm dành cho người bệnh. 
- Nước máy sạch. 
3.3. Các bước thực hiện 
- Hộ lý khoa/phòng phát cho người bệnh 1 bộ quần áo sạch, 1 khăn tắm sạch và 1 chai 
dung dịch khử khuẩn vào ngày trước phẫu thuật. 
- Người bệnh tắm theo yêu cầu dưới đây: 
+ Thời điểm: vào buổi tối trước ngày phẫu thuật và/hoặc buổi sáng ngày phẫu thuật. 
+ Địa điểm: buồng tắm dành cho người bệnh. 
+ Kỹ thuật: 
+ Làm ướt đầu và toàn thân bằng nước. 
+ khử khuẩn tiếp xúc với niêm mạc mắt, miệng. 
+ Chà nhẹ nhàng toàn thân, đặc biệt chà vùng chuẩn bị rạch da trong 3 phút. 
+ Xả lại bằng nước sạch. 
+ Lau khô đầu và toàn thân bằng khăn sạch. 
+ Mặc quần áo sạch. 
Chú ý: Người bệnh không dùng bất kỳ loại phấn, hoá chất nào thoa lên người sau khi tắm 
bằng dung dịch khử khuẩn. 
- Những có chỉ định loại bỏ lông, cần tiến hành trong vòng 1 giờ trước phẫu thuật và loại 
bỏ bằng kéo cắt (hoặc máy cạo râu), tránh gây xây xước, tổn thương da không sử dụng 
dao cạo để loại bỏ lông. Việc loại bỏ lông do điều dưỡng thực hiện. 
BỆNH VIỆN BẠCH MAI Mã bệnh án:. 
 Khoa: 
 PHIẾU CHUẨN BỊ VÀ BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT 
Mổ theo kế hoạch ; Mổ cấp cứu 
Họ và tên người bệnh:.Tuổi:.Giới: 
Chẩn đoán:. 
Tiền sử dị ứng:... 
P: kg; H:.cm; M:..lần/phút; Nhiệt độ:.°C; HA:.mmHg; 
NT:....lần/phút 
Ngày:Tháng:Năm: 
Nội dung chuẩn bị và bàn giao Bàn giao Nhận bàn giao 
1. Người bệnh Có Không Có Không 
Tỉnh, tiếp xúc tốt 
Loại bỏ lông, tóc, móng (vùng PT) 
Tắm khử khuẩn trước phẫu thuật 
Thụt tháo: Nước ; Thuốc 
Có răng giả ; Kính áp tròng 
Băng vô trùng vùng mổ 
Nhịn ăn 
Thời gian NB ngừng ăn uống:..giờ 
Biển tên (ghi đầy đủ). 
2. Hồ sơ bệnh án 
Phiếu chuẩn bị mổ 
Phiếu khám bệnh 
Bảo hiểm y tế 
Giấy tờ liên quan:.. 
... 
Thử Test kháng sinh ( Theo CĐ) 
Bộ XNCB: Đủ ; Không đủ 
HIV:;HbSAg:
.. 
Khác:...... 
Điện tim 
Siêu âm 
XQ thường (Ghi rõ số lượng): 
CT.Scanner (Ghi rõ số lượng): 
MRI (Ghi rõ số lượng): 
Khác:..
..
.. 
Người chuẩn bị Người bàn giao Người nhận 
(Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) 
BỆNH VIỆN BẠCH MAI Mã bệnh án:.. 
 Khoa:. 
PHIẾU BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT 
Khoa nhận bàn giao:... 
Thời gian: Ngày: Tháng:..Năm: 
Nội dung bàn giao Bàn giao Nhận bàn giao 
1. Người bệnh Có Không Có Không 
Tỉnh, tiếp xúc tốt 
HA:..mmHg; M:l/phút; Nhịp thở:.l/phút 
Thở Oxy:. ..l/phút 
Số lượng/Loại dẫn lưu:............................... 
.....
. 
. 
.
. 
Thay quần áo NB 
2. Hồ sơ bệnh án 
XQ thường (Ghi rõ số lượng): 
CT.Scanner (Ghi rõ số lượng): 
MRI (Ghi rõ số lượng): 
Bàn giao thuốc: 
.
.
. 
Các xét nghiệm làm tại phòng PT - TT 
.
.
. 
Chú ý khác:.. 
.
.
.
. 
 ĐD/KTV chuyển NB ĐD nhận NB 
 (Ký ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên) 
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA KTV PHỤ MÊ, DỤNG CỤ VIÊN, ĐD CHẠY 
NGOÀI TẠI KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC 
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Người thực 
hiện 
1. Kiểm tra công tác vô trùng phòng mổ KTV – ĐD 
2. Kiểm tra và chuẩn bị máy mê, máy hút, nguồn oxy, khí nén KTV Gây mê 
3. Kiểm tra và chuẩn bị dụng cụ: Đèn soi thanh quản, đèn nội khí quản, ống 
nội khí quản, bơm tiêm các loại 
KTV Gây mê 
4. Chuẩn bị các loại thuốc mê và hồi sức trong mổ KTV Gây mê 
5. Nhận, hỏi người bệnh, kiểm tra hồ sơ bệnh án và các giấy tờ liên quan 
đến gây mê và phẫu thuật 
ĐD chạy ngoài 
6. Lắp dây kính thở oxy dự trữ, đặt phương tiện theo dõi người bệnh: huyết 
áp, SpO2, ECG, nhiệt độ 
KTV Gây mê 
7. Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, phụ bác sỹ đặt Catheter tĩnh mạch 
trung tâm, Canuyn động mạch. 
KTV Gây mê 
8. Phụ bác sỹ đặt ống nội khí quản, cố định lắp ống nội khí quản, lắp máy 
mê. 
KTV Gây mê 
9. Thực hiện các y lệnh của bác sỹ gây mê. KTV Gây mê 
10. Tính liều thuốc vận mạch Dopamin, Adrenalin, Dobutamin dự định dùng 
trong mổ. 
KTV Gây mê 
11. Lấy các mẫu máu xét nghiệm khí máu động mạch, công thức máu, điện 
giải đồ trong mổ. 
ĐD chạy ngoài 
12. Theo dõi các dấu hiệu sống: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, EtCO2, 
PVC, nước tiểu, FiO2. 
KTV Gây mê 
13. Theo dõi các thông số máy gây mê: VT, TS, MV, FiO2, áp lực hỗ trợ. KTV Gây mê 
14. Theo dõi lượng máu mất trong mổ. KTV Gây mê 
15. Ghi bảng theo dõi gây mê. ĐD chạy ngoài 
16. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lấy thận, ghép thận Dụng cụ viên 
17. Đếm gạc trước và sau mổ cho người chạy ngoài ghi bảng ĐD chạy ngoài 
18. Chuẩn bị đầy đủ vật tư tiêu hao cần thiết mổ, lấy, rửa, ghép thận. Dụng cụ viên 
19. Chuẩn bị các dung dịch rửa thận: NaCl 0,9%, đá vô trùng Dụng cụ viên 
20. Kiểm tra máy hút, dao điện, đèn mổ và các trang thiết bị khác ĐD chạy ngoài 
21. Ghi chép bảng theo dõi ghép thận trong mổ ĐD chạy ngoài 
22. Chuyển người bệnh ra phòng theo dõi, vệ sinh các trang thiết bị và sắp 
xếp phòng mổ gọn gàng. 
ĐD chạy ngoài 
BẢNG KIỂM CHUẨN BỊ GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN 
TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1. Kỹ thuật viên rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang 
2. Cho người bệnh ... u trang 
2 
Chuẩn bị dụng cụ: 
- Dụng cụ vô khuẩn: gói dụng cụ (1 kìm Kocher, 2 kẹp phẫu tích, cốc đựng dung dịch sát 
khuẩn, cốc đựng nước cất, săng có lỗ, kẹp săng, gạc, khay hạt đậu, bông cầu hoặc gạc củ 
ấu), thông tiểu, găng tay vô khuẩn, túi đựng nước tiểu, bơm tiêm 10ml 
Chuẩn bị dụng cụ khác: 
- túi nilon, tấm lót, ga đắp, bình phong, kéo, băng dính, betadine 10%, nước cất, dầu 
paraphin, hồ sơ bệnh án. 
3 
Đối chiếu, giải thích, động viên người bệnh, che bình phong, trải tấm lót dưới mông người 
bệnh 
4 Đắp ga, giúp người bệnh cởi quần, cho người bệnh nằm chống chân 
5 
Sát khuẩn tay, mở gói dụng cụ vô khuẩn, đổ dung dịch betadine, nước cất vào bát kền, đổ dầu 
paraphin vào miếng gạc. Mở vỏ ngoài thông tiểu, túi nước tiểu, bơm tiêm cho vào gói 
dụng cụ. Cắt băng dính (2 đoạn). 
6 
Bộc lộ bộ phận sinh dục, đặt túi nilon nơi thích hợp. 
 Điều dưỡng sát khuẩn tay, đi găng vô khuẩn. 
7 
Lấy nước cất vào bơm tiêm. Nối thông tiểu với túi nước tiểu. Bôi paraphin vào ống thông 5 
– 7 cm. Trải săng có lỗ, kẹp săng 
8 
Sát khuẩn bộ phận sinh dục: Tay cầm dương vật, kéo lui bao quy đầu để lộ lỗ tiểu. Một 
tay dùng kẹp phẫu tích kẹp gạc cầu chấm Betadine 10% sát khuẩn đầu dương vật 3 lần (từ 
lỗ tiểu ra hết bao quy đầu) 
9 
Kỹ thuật đặt: 
Cầm cả thông tiểu và túi dẫn lưu để giữa 2 đùi người bệnh. 
Để dương vật ở tư thế vuông góc với thành bụng, đưa ống thông nhẹ nhàng vào khoảng 
10 cm, cảm thấy vướng thì hạ xuống song song với thành bụng tiếp tục đưa ống thông vào 
khoảng 10 cm, có nước tiểu chảy ra. Đưa ống thông thêm 3 - 5 cm. 
* Không nên cố gắng đẩy ống thông khi thấy vướng. 
10 
Bơm nước cất vào bóng chèn (10 – 15ml), kéo nhẹ ống thông ra đến khi thấy vướng 
11 
Quấn gạc và cố định bằng băng dính ở đầu nối giữa thông tiểu và túi dẫn lưu 
12 
Bỏ săng có lỗ, cố định ống thông bằng băng dính vào đùi, treo túi nước tiểu vào thành 
giường. 
13 
Lau khô bộ phận sinh dục, bỏ dụng cụ, tấm lót, mặc quần, bỏ ga đắp, giúp người bệnh về 
tư thế thoải mái 
14 Thu dọn dụng cụ, rửa tay. Ghi phiếu theo dõi – chăm sóc điều dưỡng. 
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT ĐẶT THÔNG TIỂU NAM - LẤY NƯỚC TIỂU 
LÀM XÉT NGHIỆM 
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang 
2 
Chuẩn bị dụng cụ: 
- Dụng cụ vô khuẩn: gói dụng cụ (1 kìm Kocher, 2 kẹp phẫu tích, cốc đựng dung dịch sát 
khuẩn, cốc đựng nước cất, săng có lỗ, kẹp săng, gạc, khay hạt đậu, bông cầu hoặc gạc củ 
ấu), thông tiểu, găng tay vô khuẩn, túi đựng nước tiểu, bơm tiêm 10ml 
Chuẩn bị dụng cụ khác: 
- túi nilon, tấm lót, ga đắp, bình phong, kéo, băng dính, betadine 10%, nước cất, dầu 
paraphin, hồ sơ bệnh án. 
3 
Đối chiếu, giải thích, động viên người bệnh, che bình phong, trải tấm lót dưới mông người 
bệnh 
4 Đắp ga, giúp người bệnh cởi quần, cho người bệnh nằm chống chân 
5 
Sát khuẩn tay, mở gói dụng cụ vô khuẩn, đổ dung dịch betadine 10% nước cất vào bát kền, đổ 
dầu paraphin vào miếng gạc. Mở vỏ ngoài thông tiểu, túi nước tiểu, bơm tiêm cho vào gói 
dụng cụ. Cắt băng dính (2 đoạn). 
6 
Bộc lộ bộ phận sinh dục, đặt túi nilon nơi thích hợp. 
 Điều dưỡng sát khuẩn tay, đi găng vô khuẩn. 
7 
Lấy nước cất vào bơm tiêm. Nối thông tiểu với túi nước tiểu. Bôi paraphin vào ống thông 5 – 7 
cm. Trải săng có lỗ, kẹp săng 
8 
Sát khuẩn bộ phận sinh dục: Tay cầm dương vật, kéo lui bao quy đầu để lộ lỗ tiểu. Một tay 
dùng kẹp phẫu tích kẹp gạc cầu chấm Betadine 10% sát khuẩn đầu dương vật 3 lần (từ lỗ tiểu 
ra hết bao quy đầu) 
9 
Kỹ thuật đặt: 
Cầm cả thông tiểu và túi dẫn lưu để giữa 2 đùi người bệnh. 
Để dương vật ở tư thế vuông góc với thành bụng, đưa ống thông nhẹ nhàng vào khoảng 10 
cm, cảm thấy vướng thì hạ xuống song song với thành bụng tiếp tục đưa ống thông vào 
khoảng 10 cm, có nước tiểu chảy ra. Đưa ống thông thêm 3 - 5 cm. 
* Không nên cố gắng đẩy ống thông khi thấy vướng 
10 
Lấy nước tiểu xét nghiệm: bỏ nước tiểu đầu bãi, lấy nước tiểu vào ống xét nghiệm, nước 
tiểu còn lại cho chảy vào khay hạt đậu đến khi hết 
11 Gập hoặc kẹp ống rút ra bỏ vào khay hạt đậu hoặc túi nilon 
12 
Lau khô bộ phận sinh dục - bỏ dụng cụ, nilon, mặc quần, bỏ ga đắp, giúp người bệnh về tư thế 
thoải mái 
13 
Thu dọn dụng cụ, rửa tay 
Ghi phiếu theo dõi - chăm sóc điều dưỡng. Gửi bệnh phẩm xét nghiệm 
BẢNG KIỂM KỸ THUÂṬ RỬA BÀNG QUANG 
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang. 
2 
Chuẩn bị dụng cụ: Nacl 0,9%, Betadin 10%, bát kền, gạc củ ấu, gạc miếng, găng vô 
khuẩn, bơm tiêm 50ml, khay chữ nhật, khay hạt đậu, ḱm Kocher, Tấm nilon, băng 
dính, kéo 
3 Kiểm tra, thông báo, giải thích cho người bệnh 
4 Che bình phong, trải nilon dưới mông người bệnh, bộc lộ bộ phận sinh dục 
 RỬA BẰNG HỆ THỐNG DÂY DẪN 
5 
Pha Betadin hoăc̣ thuốc ( Nếu cần) vào chai dung dic̣h rửa, nối dây dẫn vowia chai dic̣h treo 
chai dic̣h lên coc̣. 
6 
Đặt khay hạt đậu giữa 2 đùi, sát khuẩn đầu nối, mang găng - Tháo đầu túi nước tiểu cho 
vào khay hạt đậu 
- Làm sạch đuôi ống sonde (Trong và ngoài) bằng dung dịch sát khuẩn 
- Lắp dây dịch vào ống Sonde tiểu, cố định hệ thống nối 
7 
Chỉnh khóa cho dic̣h chảy vào bàng quang khoảng 250ml, khóa laị, dùng tay xoa vùng bàng 
quang. 
8 
Sau 30 phút, nối đuôi ống Sonde với đầu túi nước tiểu cho dịch chảy từ bàng quang ra hết 
- quan sát đánh giá dịch rửa - Tiếp tục rửa nếu có chỉ định 
 RỬA BẰNG BƠM TIÊM 
5 
Pha Betadine hoặc thuốc (nếu cần) vào chai dung dịch rửa, đổ dịch rửa vào khay hạt 
đậu 
6 
Đặt khay hạt đậu giữa 2 đùi, sát khuẩn đầu nối, mang găng - Tháo đầu túi nước tiểu cho 
vào khay hạt đậu - Làm sạch đuôi ống Sonde (trong và ngoài) bằng dung dịch sát khuẩn 
7 Hút dịch rửa vào bơm tiêm, lắp vào đuôi ống Sonde bơm vào bàng quang khoảng 250ml 
8 
Cho dic̣h chảy từ bàng quang ra hết (hoặc dùng bơm tiêm hút dịch ra). Quan sát đánh 
giá dịch rửa - Tiếp tục rửa đến khi nước trong 
9 Thay túi nước tiểu mới (nếu cần) - Lau khô vùng sinh dục, bỏ nilon 
10 Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, dặn người bệnh những điều cần thiết. 
11 Thu dọn dụng cụ, rửa tay - Ghi phiếu theo dõi - chăm sóc điều dưỡng. 
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TẮM (LAU NGƯỜI) CHO NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG 
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang. 
2 
Chuẩn bị dụng cụ: thùng đựng nước ấm 370- 400C, bấm móng tay, 2 chậu đựng nước, nhiệt 
kế đo nhiệt độ nước, cốc múc nước, xà phòng, cồn 900, găng tay. 
Ga, quần áo sạch, bô dẹt, gạc củ ấu, tấm nilon to kín giường, kìm Kocher dài 25cm, 3 khăn 
bông to, 2 khăn bông nhỏ, túi đựng đồ bẩn, bình phong, hồ sơ. 
3 Thông báo, giải thích cho người bệnh, tắt quạt, đóng cửa, che bình phong. 
4 Đi găng, trải nilon, đắp ga, cởi quần áo. 
5 Lau mặt: lót khăn dưới đầu, lau mặt. 
6 
Tắm tay: trải khăn bông to dưới cẳng tay đến nách, tắm tay phía xa trước tay phía gần sau, từ cổ 
tay đến nách, tắm xà phòng rồi đến nước sạch, lau khô. Cho từng bàn tay bệnh nhân vào chậu 
nước, rửa sạch, lau khô. 
7 Tắm ngực và bụng: tắm xà phòng trước rồi đến nước sạch, lau khô. 
8 
Tắm chân: trải khăn bông to từ gót tới bẹn, tắm từ cổ chân đến bẹn như tắm tay - cho từng 
bàn chân vào chậu nước, rửa sạch, lau khô. 
9 
Rửa vùng sinh dục: trải khăn dưới mông và đặt người bệnh nằm ngửa, đặt bô dẹt (hoặc tã giấy) dưới 
mông, đặt khay hạt đậu (hoặc túi nilon) cạnh giữa 2 đùi: rửa sạch vùng sinh dục, hậu môn, thấm khô. 
10 
Tắm lưng và mông: cho người bệnh nằm nghiêng, lót khăn dọc theo lưng, mông 
- Tắm lưng: tắm từ thắt lưng trở lên cổ, lau khô. 
- Tắm mông: tắm từ thắt lưng trở xuống mông, lau khô. 
11 Bỏ nilon, mặc quần áo, giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, dặn dò. người bệnh 
12 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu theo dõi - chăm sóc điều dưỡng. 
* Có thể tắm khô theo cách lau khử khuẩn toàn bộ vùng da của cơ thể bằng các chế 
phẩm khăn tẩm dung dịch chlorhexidine 2%. 
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT GỘI ĐẦU CHO NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG 
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang. 
2 
Chuẩn bị dụng cụ: Thùng đựng nước ấm 370- 400C, chậu đựng nước bẩn, nhiệt kế đo 
nhiệt độ nước, găng tay, dầu gội đầu, 2 khăn bông to, 1 - 2 khăn bông nhỏ, nilon, máng 
gội, máy sấy tóc, bông không thấm nước, lược, khay hạt đậu, kim băng (kẹp), hồ sơ. 
3 Đối chiếu, thông báo, giải thích cho người bệnh, tắt quạt, đóng cửa. 
4 Đi găng (nếu cần), phủ nilon lên gối - phủ khăn bông to lên gối. 
5 
Cho người bệnh nằm chéo giường, đầu thấp hơn vai, choàng khăn bông xếp rẻ quạt vào 
cổ và cố định trên ngực bằng kim băng (kẹp). 
6 Đặt máng gội dưới đầu người bệnh. 
7 
Chải tóc: từ ngọn tóc đến chân tóc (tóc dài chia từng mảng nhỏ để chải). Nếu tóc quá 
rối, dùng dầu xả hoặc paraphin để chải tóc. 
8 
Nút bông không thấm nước vào 2 lỗ tai. 
Dội nước ướt tóc, xoa dầu gội. 
9 
Một tay đỡ đầu, một tay chà sát khắp da đầu và tóc bằng đầu ngón tay (tránh làm xây xát 
da đầu và làm lắc đầu người bệnh). 
10 Dội nước cho tới khi sạch. 
11 Bỏ bông thấm nước ở tai, lấy khăn bông nhỏ lau mặt, kéo khăn choàng cổ bao kín tóc. 
12 Bỏ máng, cho người bệnh nằm hoặc ngồi thoải mái trên giường, lau khô tóc. 
13 Sấy tóc, chải tóc. 
14 Thu dọn dụng cụ, giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, ghi phiếu theo dõi - chăm sóc . 
* Có thể dùng DD gôị khô để gôị đầu cho người bệnh. 
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG ĐẶC BIỆT 
STT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang. 
2 
Chuẩn bị dụng cụ: 
- Chăm sóc bằng gạc: gói chăm sóc (kẹp phẫu tích hoặc kìm Kocher, bát kền, gạc củ ấu, gạc 
miếng). 
- Đánh răng: kem đánh răng, bàn chải. 
- Dụng cụ khác: khăn bông nhỏ, tấm nilon nhỏ, bộ dụng cụ hút đờm dãi, khay chữ nhật, khay 
hạt đậu, nước muối sinh lý, glycerin (nếu cần), găng sạch. 
3 
Đối chiếu, giải thích cho người bệnh và gia đình (nếu cần) về kỹ thuật sắp làm, kiểm tra 
người bệnh có răng giả không. 
Nhận định tình trạng người bệnh. 
4 
Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp, mặt quay về phía điều dưỡng, choàng nilon và khăn qua 
cổ người bệnh. 
5 
Mở gói chăm sóc, rót nước muối ra bát kền, để khay hạt đậu dưới má, đi găng, bôi 
glycerin nếu lưỡi trắng và môi khô, tháo răng giả (nếu có). 
6 
- Nếu dung nước muối sinh lý: Dùng kẹp cặp gạc củ ấu, nhúng nước muối sinh lý rửa 
sạch hàm răng nhiều lần (mặt ngoài, mặt nhai, mặt trong). Rửa sạch lưỡi người bệnh, 
vòm miệng, 2 góc hàm phía trong má – lợi – môi. 
- Nếu dùng kem đánh răng: Lấy kem đánh răng ra bàn chải, làm ướt. Đánh răng mặt 
ngoài, mặt nhai, mặt trong. 
7 Dùng gạc khô lau sạch. Rửa lại bằng nước muối sinh lý. 
8 
Cho người bệnh súc miệng bằng dung dịch Betadin xanh (nếu tỉnh), dùng máy hút hoặc bơm 
tiêm hút sạch (nếu người bệnh hôn mê). 
9 Lau khô miệng bằng gạc, bôi Glycerin vào lưỡi, lợi, môi (nếu cần). 
10 Đặt người bệnh về tư thế thoải mái, dặn người bệnh những điều cần thiết. 
11 
Thu dọn dụng cụ, rửa tay . 
Ghi phiếu theo dõi - chăm sóc điều dưỡng . 
BẢNG KIỂM KỸ THUẬT TRẢI GIƯỜNG CÓ NGƯỜI BỆNH 
STT 
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1 Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang 
2 
Chuẩn bị dụng cụ: ga trải giường, vải phủ 2 tấm, nilon kích thước phù hợp, vỏ gối 
(hoặc gối sạch), chăn, túi đựng đồ bẩn, hồ sơ 
3 Đối chiếu, thông báo, giải thích cho người bệnh, động viên để người bệnh phối hợp. 
4 Xếp gọn bàn ghế xung quanh giường, đóng cửa, tắt quạt. 
5 
Lấy chăn đắp bỏ sang xe đẩy và đắp vải phủ cho người bệnh 
Cho người bệnh nằm về 1 bên giường có người giữ hoặc có thành chắn giường 
6 
Tháo ga bẩn, cuộn mặt bẩn vào trong đến 1/2 giường. Đặt ga sạch đến giữa giường 
(từ đầu xuống). 
7 
Kéo phẳng ga trải, dắt phần ga thừa xuống dưới 2 đầu đệm. Gập ga trải vuông góc ở 
2 đầu đệm. Trải nilon và vải phủ, giắt xuống dưới đệm 
8 
Cho người bệnh nằm về phía bên sạch - Đi xuống cuối giường sang bên kia người 
bệnh 
Tháo đồ bẩn cho vào túi đựng đồ bẩn (tháo riêng từng loại) 
9 
Làm nốt phần còn lại (như từ bước 6 đến bước 7) 
Cho người bệnh nằm lại giữa giường 
10 
Bỏ vải phủ ra và đắp chăn (đắp chăn ngang cổ người bệnh) - Thay áo gối (hoặc gối 
sạch) 
11 
Thông báo cho người bệnh công việc vừa làm xong 
Thu dọn dụng cụ, sắp xếp bàn ghế lại ngăn nắp 
Ghi phiếu theo dõi - chăm sóc điều dưỡng. 
QUY TRÌNH LÀM SẠCH, KHỬ KHUẨN BỀ MẶT MÔI TRƯỜNG 
(Bề mặt của thiết bị, giường bệnh, bàn đêm, monitor v.v.) 
1. Mục đích 
Diệt các tác nhân nhân gây ô nhiễm trên bề mặt, đảm bảo môi trường buồng kỹ thuật, buồng 
bệnh luôn sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ lây truyền chéo trong bệnh viện. 
2. Đối tượng, phạm vi áp dụng 
Nhân viên Công ty vệ sinh công nghiệp và hộ lý của các đơn vị trong bệnh viện. 
3. Nội dung thực hiện 
3.1. Chuẩn bị phương tiện 
- Dung dịch khử khuẩn: Dung dịch aniospray (loại phun, 1 lít), surfanios 0,25% hoặc cồn 
ethanol 70%. 
- Thùng/xô loại 10 lít để pha dung dịch khử khuẩn. 
- Phương tiện phòng hộ cá nhân: Mũ, găng tay, khẩu trang, áo choàng, ủng, tạp dề. 
3.2. Các bước tiến hành 
17. Nhân viên vệ sinh mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân. 
18. Dùng gạc sạch thấm dung dịch khử khuẩn lau toàn bộ bề mặt thiết bị cho tới khi 
sạch. Nếu dùng loại phun thì phun trực tiếp lên bề mặt thiết bị. 
19. Sau 10 phút, dùng giẻ khô, sạch lau sạch các hoá chất tồn đọng. 
3.3. Lịch thực hiện 
20. Buồng phẫu thuật: Sau mỗi ca phẫu thuật. 
21. Khu vực còn lại trong bệnh viện: 1 lần/ngày và khi dây bẩn. 
QUY TRÌNH LÀM SẠCH KHỬ KHUẨN SÀN NHÀ 
I. Mục đích 
Loại bỏ tác nhân nhân gây ô nhiễm trên bề mặt sàn nhà, đảm bảo môi trường bệnh viện luôn 
sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ lây truyền chéo trong bệnh viện. 
II. Đối tượng, phạm vi áp dụng 
Nhân viên Công ty vệ sinh công nghiệp và hộ lý của các đơn vị trong bệnh viện. 
III. Nội dung thực hiện 
3.1. Chuẩn bị phương tiện 
- Xe hai xô có giẻ vắt. 
- Cây lau. 
- Cây đẩy khô. 
- Dung dịch khử khuẩn: Surfanios 0,25%. 
- Phương tiện phòng hộ cá nhân: Mũ, găng tay, khẩu trang, áo choàng, ủng, tạp dề. 
3.2. Các bước tiến hành 
22. Nhân viên vệ sinh mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân. 
23. Pha 20 ml dung dịch surfanios với 8 lít nước sạch vào xô thứ nhất (tạo dung dịch 
surphanios 0,25%). 
24. Đổ 10 lít nước sạch vào xô thứ 2. 
25. Nhúng giẻ lau vào xô thứ nhất, vắt nhẹ sao cho giẻ lau vừa đủ độ ẩm. 
26. Lau theo trình tự từ khu sạch đến khu bẩn, từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp. Lau 
theo đường rích rắc sao cho phủ kín hết các bề mặt. Trong khi lau chú ý lau cả trong 
các khe, gầm và xung quanh các thiết bị trên tường/sàn nhà. 
27. Khi lau được khoảng 1-2 m2, cho giẻ vào xô thứ 2 giũ sạch, vắt khô. 
28. Nhúng giẻ vào xô thứ nhất, vắt nhẹ sao cho giẻ vừa đủ độ ẩm. 
29. Lau tiếp tục theo quy trình trên cho đến khi hoàn tất khu vực cần lau hoặc cho đến khi 
hết diện tích cần lau. Trường hợp dung dịch trong xô thứ nhất hết (hoặc đen bẩn) mà 
vẫn chưa hết diện tích cần lau thì pha thêm dung dịch (hoặc thay dung dịch mới) và lau 
cho tới khi hết diện tích cần khử khuẩn. 
30. Giặt lại giẻ lau và rửa 2 xô bằng xà phòng, cất giữ vào nơi quy định. 
Lưu ý: Chỉ thực hiện lau khử khuẩn khi trước đó bề mặt đã được làm sạch. 
3.3. Lịch thực hiện 
31. Buồng phẫu thuật: Sau mỗi ca phẫu thuật và cuối mỗi ngày. 
32. Khu vực khác trong khu phẫu thuật: 2 lần/ngày. 

File đính kèm:

  • pdfbang_kiem_quy_trinh_ky_thuat_cham_soc_nguoi_benh_ghep_than.pdf