Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997-2007)

TÓM TẮT

Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ X “Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn

với . bảo vệ môi trường” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, tr. 196), Bình Dương sớm có những chủ

trương, chính sách và những biện pháp để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát

triển công nghiệp. Do đó, trong 10 năm (1997 – 2007), trên địa bàn tỉnh Bình Dương không có sự

có môi trường nghiêm trọng nào xảy ra. Trên cơ sở phân tích các chủ trương của tỉnh Bình Dương

về bảo vệ môi trường, bài viết tập trung làm rõ những biện pháp cụ thể, những kết quả ban đầu của

tỉnh Bình Dương về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp trong giai đoạn

1997 – 2007

pdf 6 trang yennguyen 6220
Bạn đang xem tài liệu "Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997-2007)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997-2007)

Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997-2007)
94
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (1997 – 2007)
 Đỗ Minh Tứ *, Nguyễn Thành Dũng **
TÓM TẮT
Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ X “Phát triển công nghiệp và xây dựng gắn 
với ... bảo vệ môi trường” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, tr. 196), Bình Dương sớm có những chủ 
trương, chính sách và những biện pháp để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát 
triển công nghiệp. Do đó, trong 10 năm (1997 – 2007), trên địa bàn tỉnh Bình Dương không có sự 
có môi trường nghiêm trọng nào xảy ra. Trên cơ sở phân tích các chủ trương của tỉnh Bình Dương 
về bảo vệ môi trường, bài viết tập trung làm rõ những biện pháp cụ thể, những kết quả ban đầu của 
tỉnh Bình Dương về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp trong giai đoạn 
1997 – 2007
Từ khoá: bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp, Bình Dương.
ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE INDUSTRY DEVELOPMENT 
PROCESS ON BINH DUONG PROVINCE (1997 - 2007)
ABSTRACT
To implement the policy of the 10th Congress of the Communist Party of Vietnam: “Developing 
industry and construction associated with ... protecting the environment” (Communist Party of 
Vietnam, 2006, p. 196), Binh Duong province soon has guidelines, policies and measures to promote 
environmental protection in the process of industrial development. Therefore, in the last 10 years 
(1997 - 2007), there is no serious environment in Binh Duong province. Based on the analysis of 
Binh Duong’s guidelines for environmental protection, the paper focuses on clarifying the concrete 
measures and initial results of Binh Duong province on environmental protection issues for the period 
1997 – 2007.
Keywords: environmental protection, industrial development, Binh Duong.
* TS. GV. Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Email: dominhtu@ueh.edu.vn
** GV. Trường Đại học Ngô Quyền, Bộ Quốc phòng. Email: dung0978220655@gmail.com
95
Bảo vệ môi trường trong quá trình...
1. GIỚI THIỆU
 Bình Dương chính thức được tái lập năm 
1997. Ngay khi tái lập, Bình Dương đã chọn 
cho mình một hướng đi mới đó chính là phát 
triển công nghiệp. Trong 10 năm đầu tái lập, với 
những chủ trương, chính sách phù hợp, Bình 
Dương đã vươn mình mạnh mẽ trở thành tỉnh 
công nghiệp với giá trị sản xuất năm 2007. Tuy 
nhiên, vấn đề đang được nhiều địa phương cũng 
như nhiều quốc gia quan tâm đó chính là môi 
trường. Do đó, Đảng ta cũng chủ trương, phát 
triển nhanh và bền vững, phát triển đi đôi với 
bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường, không 
đánh đổi môi trường lấy phát triển, không phát 
triển bằng mọi giá. Trên cơ sở chủ trương chung 
của Đảng, trong định hướng phát triển công 
nghiệp giai đoạn 2006 – 2010, Đảng bộ Bình 
Dương đã chủ trương “phát triển công nghiệp...
gắn với bảo vệ môi trường” (Đảng bộ Tỉnh Bình 
Dương, 2006, tr. 96). Để thực hiện chủ trương 
này, tỉnh đã cho “di dời các cơ sở sản xuất gây ô 
nhiễm ra khỏi các khu đô thị và khu dân cư tập 
trung” (Đảng bộ Tỉnh Bình Dương, 2006), Văn 
kiện Đại hội đại biểu tỉnh Bình Dương lần thứ 
VIII, Bình Dương, tr. 97), xây dựng và triển khai 
chương trình hành động bảo vệ môi trường thời 
kỳ CNH, HĐH và nhiều biện pháp cụ thể khác. 
2. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC 
CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng 
bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VII, năm 2001, 
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành “Chương 
trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 
2001–2005”, tập trung ở các ngành nghề chế 
biến mủ cao su, dệt, nhuộm, gốm sứtriển khai 
một số mô hình sản xuất sạch, tăng cường 
việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường. Thực 
hiện Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp 
giai đoạn 2001 – 2005, ngày 25/7/2001, Chủ 
tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ra quyết định số 
115/2001/QĐ–CT về việc phê duyệt kế hoạch di 
dời các cơ sở sản xuất gốm sứ, gạch ngói ra khỏi 
khu đông dân cư.
Năm 2002, UBND tỉnh Bình Dương đã 
ban hành các quy định nhằm cụ thể hóa chính 
sách, chủ trương bảo vệ môi trường, thông qua 
“Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Bình 
Dương giai đoạn 2001 – 2010”, triển khai dự án 
môi trường Việt Nam – Canada tại địa phương, 
dự án đã được tổ chức sơ kết đánh giá tình hình 
triển khai thực hiện giai đoạn 1 vào năm 2003.
Năm 2005, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài 
nguyên - Môi trường xây dựng các giải pháp 
hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Thực hiện Nghị 
quyết số 41–NQ/TW, ngày 15/11/2004 của 
Bộ chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời 
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Quyết 
định số 34/2005/QĐ–TTg, ngày 22/2/2005 
của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Chương 
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị 
quyết 41–NQ/TW, ngày 16/9/2005, Tỉnh ủy 
Bình Dương đã ra chỉ thị số 50–CT/TU về Bảo 
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, 
HĐH đất nước. Ngày 03/11/2005, UBND tỉnh 
Bình Dương đã ra quyết định số 236/2005/
QĐ–UBND về việc ban hành “Chương trình 
hành động Bảo vệ môi trường trong thời kỳ 
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.
Ngày 28/4/2006, UBND tỉnh đã ra Quyết 
định số 108/2006/QĐ–UBND, về việc phê duyệt 
và ban hành “Chương trình quản lý ô nhiễm công 
nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006–2010”. 
Thực hiện chương trình này, ngày 26/7/2006 
UBND tỉnh đã ra Quyết định số 181/2006/QĐ–
UBND về việc ban hành quy định bố trí các 
ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn 
tỉnh Bình Dương. Quyết định đã nêu cụ thể việc 
bố trí các ngành nghề theo khu vực quy định và 
chỉ cấp phép đầu tư các dự án mới khi các dự án 
này đầu tư vào đúng những khu vực mà tỉnh đã 
quy hoạch cho việc bố trí ngành nghề, lĩnh vực 
sản xuất. Đồng thời, UBND tỉnh còn chỉ đạo xây 
dựng dự án thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt 
khu vực đô thị phía Nam tỉnh bằng vốn ODA.
Các dự án phòng ngừa và giảm thiểu ô 
nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và tăng 
96
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
cường năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp 
được tỉnh giao cho các Sở, Ban, Ngành có liên 
quan thực hiện, tổng cộng 23 dự án, với tổng 
số vốn thực hiện khoảng 4.873.563 triệu đồng. 
Các dự án này được triển khai từ 2006 đến 2010, 
trong đó có 17 dự án được triển khai và hoàn 
thành trong năm 2006 và 2007, 2 dự án tiến 
hành thường xuyên hàng năm còn lại 4 dự án 
được tiến hành từ nay đến 2010.
3. CÔNG TÁC PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH 
GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CẤP BẢN 
ĐĂNG KÝ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
Đây là công tác được thực hiện hàng năm 
tại các đơn vị sản xuất trong các KCN của tỉnh. 
Năm 1998 có 15 dự án đầu tư vào các KCN 
được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi 
trường và đăng ký tiêu chuẩn môi trường; năm 
1999, có 8 dự án; năm 2001, có 32 dự án.
Trong năm 2002, tỉnh đã thẩm định, cấp 
giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường 
cho 184 đơn vị, nghiệm thu hoàn công các công 
trình xử lý chất thải cho 40 đơn vị. Năm 2003 
có 189 đơn vị được cấp giấy xác nhận đăng ký 
đạt tiêu chuẩn môi trường và 49 đơn vị được 
nghiệm thu hoàn công các công trình xử lý chất 
thải. Năm 2004, có thêm 126 đơn vị được cấp 
giấy xác nhận và 49 đơn vị hoàn công công trình 
xử lý chất thải.
Năm 2005, công tác thẩm định giải pháp 
về môi trường các dự án đầu tư sản xuất, kinh 
doanh được thực hiện khá tốt, trong năm có thêm 
186 đơn vị được cấp giấy xác nhận bản đăng ký 
đạt tiêu chuẩn môi trường và 58 đơn vị hoàn công 
các công trình xử lý chất thải. Các doanh nghiệp 
khác cũng thực hiện tốt việc lập bản đăng ký đạt 
tiêu chuẩn môi trường để trình cơ quan có thẩm 
quyền phê duyệt trong năm 2006. 
4. CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ CÁC 
TRƯỜNG HỢP GÂY Ô NHIỄM
Thực hiện chủ trương “di dời các cơ sở 
sản xuất gốm sứ gạch ngói ra khỏi vùng dân cư, 
đô thị, du lịch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi 
trường” (Đảng bộ Tỉnh Bình Dương, 2001, 
tr.40–41) của Đảng bộ tỉnh, ngay từ năm 1998, 
công tác kiểm tra, quản lý ô nhiễm môi trường 
đã được tỉnh Bình Dương quan tâm. Trong năm, 
UBND tỉnh đã chỉ đạo BQL các KCN kiểm tra 9 
doanh nghiệp thuộc KCN Việt Hương. Kết quả, 
cả 9 doanh nghiệp được đánh giá là đã thực hiện 
tốt các quy định trong báo cáo đánh giá tác động 
môi trường. Các doanh nghiệp khác trong KCN 
đều thực hiện tốt công tác môi trường như; lập 
báo cáo đánh giá tác động môi trường, xây dựng 
các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý chất 
thải rắn.
Năm 1999, Ban quản lý các KCN tiến 
hành kiểm tra thực hiện công tác quản lý môi 
trường của các doanh nghiệp thuộc KCN Sóng 
Thần I, phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ 
- Môi trường kiểm tra việc thực hiện xử lý môi 
trường của 12 doanh nghiệp thuộc KCN Việt 
Hương. Qua kiểm tra, các đơn vị được kiểm tra 
đều thực hiện tốt các quy định trong báo cáo 
đánh giá tác động môi trường. Bên cạnh đó, đội 
bảo vệ KCN Sóng Thần I còn bắt 3 xe bồn chở 
nước thải chưa qua xử lý từ bên ngoài KCN đổ 
vào hệ thống thoát nước của KCN Sóng Thần 
I, vụ việc được chuyển giao cho Sở Khoa học – 
Công nghệ - Môi trường xử phạt theo quy định.
Năm 2000, BQL các KCN tiếp tục phối 
hợp với Sở Khoa học – Công nghệ - Môi trường 
tiến hành thanh tra 10 doanh nghiệp trong KCN. 
Kết quả, hầu hết các doanh nghiệp đều có lắp đặt 
các thiết bị chống ô nhiễm theo đúng bản đăng 
ký, rác thải sinh hoạt và công nghiệp được thu 
gom tốt. BQL các KCN còn chỉ đạo các công 
ty; Minh Hiệp, Vinh Phát, TNHH quốc tế Yang 
Cheng và Tổng kho Ngân hàng Công Thương 
Việt Nam khắc phục tình trạng ô nhiễm do các 
công ty này gây ra. 
Năm 2002, BQL các KCN cũng đã kịp thời 
phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ – Môi 
trường tiến hành kiểm tra công tác xử lý môi 
trường của 35 doanh nghiệp trong các KCN, đề 
ra những biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả ô 
nhiễm cho các doanh nghiệp này gây ra.
97
Trong năm 2004, công tác thanh kiểm tra 
việc thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm 
và bảo vệ môi trường được tiến hành tại 76 doanh 
nghiệp thuộc các KCN. Kết quả trong 76 doanh 
nghiệp được kiểm tra, có 33 doanh nghiệp có 
nước thải, trong đó, có 18 doanh nghiệp đã thực 
hiện đấu nối với các nhà máy xử lý nước thải. 
Việc khiếu nại về chấn động do công ty Phan 
Vũ gây ra cũng được giải quyết dứt điểm. BQL 
các KCN còn phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi 
trường nghiệm thu hệ thống xử lý môi trường 
cho 10 doanh nghiệp trong các KCN.
Năm 2005, BQL các KCN tiếp tục kiểm 
tra 8 doanh nghiệp có phát sinh khí thải gây 
ô nhiễm môi trường, đề nghị tạm ngưng hoạt 
động của 4 doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, 
4 doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng hệ thống 
xử lý khói bụi. BQL các KCN còn phối hợp với 
Sở Tài nguyên – Môi trường kiểm tra 35 doanh 
nghiệp khác. Các doanh nghiệp được kiểm tra 
đều đã xây dựng hệ thống xử lý môi trường 
nhưng chưa nghiệm thu hoàn công.
Năm 2006, UBND tỉnh đã chỉ đạo các 
ngành chức năng phối hợp với UBND các 
huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm, 
kiên quyết các trường hợp vi phạm về khai thác 
khoáng sản và và sản xuất để nước thải gây ô 
nhiễm môi trường. Có 10 đơn vị hoạt động trái 
phép bị đình chỉ hoạt động, 8 đơn vị bị thu hồi 
giấy phép khai thác khoáng sản, 66 trường hợp 
vi phạm về môi trường và tài nguyên nước bị 
xử phạt. Công tác kiểm tra và giải quyết khiếu 
nại về môi trường cũng đã được tiến hành tại 
47 doanh nghiệp trong các KCN. Kết quả hầu 
hết các doanh nghiệp đều có những biện pháp 
khống chế ô nhiễm nhưng hiệu quả xử lý không 
cao, hệ thống xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, không 
vận hành hoặc vận hành không đúng quy định. 
Một số doanh nghiệp đã bị Bộ Tài nguyên – 
Môi trường xử phạt do vi phạm các quy định 
về pháp luật bảo vệ tài nguyên môi trường, 6 
doanh nghiệp bị khiếu kiện, thừa nhận việc gây 
ô nhiễm và cam kết khắc phục.
Năm 2007, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo 
các ngành chức năng phối hợp với UBND các 
huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm 
các trường hợp vi phạm về khai thác kinh doanh 
khoáng sản trái pháp luật và sản xuất gây ô 
nhiễm môi trường, tiếp tục di dời các cơ sở sản 
xuất gốm sứ ra khỏi khu đông dân cư. Đến tháng 
11/2007, toàn tỉnh còn 94/237cơ sở sản xuất 
gốm sứ chưa thực hiện di dời, trong đó 73 cơ sở 
cam kết chấm dứt hoạt động vào cuối năm 2007, 
21 cơ sở xin gia hạn thời gian di dời để thực hiện 
hết hợp đồng.
5. XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC 
THẢI, RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh 
Bình Dương về “Đầu tư xây dựng nhà máy xử 
lý rác thải, các chất thải rắn công nghiệp” (Đảng 
bộ Tỉnh Bình Dương, 2001, tr. 49). “Kiểm tra, 
giám sát chặt chẽ tiến độ đầu tư xây dựng các 
nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch và dự 
án được phê duyệt tại các KCN” (Đảng bộ Tỉnh 
Bình Dương, 1997, tr. 40 – 41).
Tính đến năm 2001, có 4 KCN (Sóng Thần 
I & II, Việt Hương và Đồng An) đã hoàn thành 
và đưa vào vận hành 3 nhà máy xử lý nước thải 
tập trung với công suất 7.000m3/ngày đêm, đáp 
ứng việc xử lý nước thải cho các KCN và bảo vệ 
môi trường sinh thái cho các vùng phụ cận. Đến 
năm 2003, có 11/20 doanh nghiệp thuộc KCN 
Sóng Thần I, 12/18 doanh nghiệp thuộc KCN 
Sóng Thần II có nước thải, đấu nối với nhà máy 
xử lý nước thải Sóng Thần, lưu lượng 1.700m3/
ngày đêm, đạt 45% công suất nhà máy. KCN 
Đồng An có 10/22 doanh nghiệp có nước thải đã 
đấu nối với nhà máy xử lý nước thải, lưu lượng 
700m3/ngày đêm, đạt 30% công suất.
Cùng với việc xây dựng các nhà máy xử lý 
nước thải, năm 2004, UBND tỉnh đã triển khai 
thực hiện dự án “khu xử lý rác thải và chất thải 
rắn Nam Bình Dương” diện tích 74,5 ha tại xã 
Chánh Phú Hòa (Bến Cát).
Cuối năm 2005, có 6 KCN trong tỉnh Bình 
Dương đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước 
Bảo vệ môi trường trong quá trình...
98
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
thải, tổng công suất đạt 15.700m3/ngày đêm, có 
thêm 57 doanh nghiệp thực hiện đấu nối nước 
thải vào hệ thống xử lý tập trung. 
Đến năm 2005, toàn tỉnh có 149 doanh 
nghiệp trong các KCN đấu nối vào các nhà máy 
xử lý nước thải, với lưu lượng 6.200m3/ngày 
đêm, đạt 40% công suất thiết kế của các nhà máy. 
Năm 2006, trong 16 KCN của tỉnh đang 
hoạt động, có 8 nhà máy xử lý nước thải tập 
trung, công suất 17.300m3/ngày đêm. Hệ thống 
thu gom nước thải tại các KCN cũng được xây 
dựng, có 176 đơn vị thực hiện đấu nối với các 
nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Năm 2007, KCN VSIP I tiến hành mở 
rộng xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung 
từ 6.000 m3/ngày đêm lên 12.000 m3/ngày đêm, 
dự kiến sẽ đưa vào hoạt động đầu năm 2008. 
KCN VSIP II gần như đã hoàn tất việc đầu tư cơ 
sở hạ tầng và các công trình phụ trợ, trong đó có 
nhà máy xử lý nước thải có công suất 6.000 m3/
ngày đêm (giai đoạn 1).
Theo Phòng Công nghệ - Môi trường 
(Cục Bảo vệ môi trường), kết quả khảo sát 110 
KCN, KCX đang hoạt động tại các tỉnh thuộc 
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vào cuối năm 
2007 cho thấy, chỉ có 61 cơ sở có hệ thống xử 
lý nước thải tập trung, trong đó có 24 hệ thống 
xử lý nước thải đang hoạt động, còn lại, 38 hệ 
thống đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng 
hoặc đang xây dở dang. Bình Dương là tỉnh có 
hệ thống xử lý nước thải tập trung cao nhất với 
23 hệ thống. 
6. CÔNG TÁC TRỒNG CÂY XANH TRONG 
CÁC KCN 
Qua kết quả điều tra thực tế của BQL 
các KCN, đến hết năm 2000, tổng diện tích 
cây xanh được trồng tập trung trong các KCN 
là 7.37 ha, tổng số cây phân tán là 42,683 cây. 
Năm 2001, các KCN đã trồng thêm 200m2 cây 
xanh tập trung và 3,500 cây xanh phân tán.
Năm 2006, chỉ tính riêng 16 KCN đang 
hoạt động, các chủ đầu tư đã triển khai trồng 
được 118 ha cây xanh tập trung. Tính đến hết 
năm 2006, các KCN đã trồng được 154 ha cây 
xanh tập trung/tổng số 328ha đã được phê duyệt, 
đạt 47%.
7. KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển công nghiệp, 
Bình Dương luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi 
trường sinh thái, hướng tới sự phát triển bền 
vững. Do đó, trong giai đoạn 1997 – 2007, mặc 
dù công nghiệp Bình Dương phát triển nhanh 
chóng, các vụ việc gây ô nhiễm môi trường năm 
nào cũng có, nhưng chưa có vụ việc vi phạm 
nghiêm trọng, các vụ việc gây ô nhiễm môi 
trường đều được xử lý kịp thời, hiệu quả, môi 
trường của tỉnh cũng như môi trường trong các 
KCN vẫn tương đối trong sạch, trong đó, có 
những KCN được đánh giá là “xanh–sạch” như 
Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BQL các KCN Bình Dương (2001), Báo cáo 
kết quả 6 năm thành lập và hoạt động của 
BQL các KCN Bình Dương(15/11/1995 – 
15/11/2001), Số 25/BC-BQL.
2. BQL các KCN Bình Dương (2001), Báo 
cáo tổng kết hoạt động năm 2001 và phương 
hướng, nhiệm vụ năm 2002, Số 21/BC-BQL.
3. BQL các KCN Bình Dương(2002), Báo cáo 
tổng kết năm 2002, phương hướng nhiệm vụ 
năm 2003, Số 25/BC-BQL.
4. BQL các KCN Bình Dương(2003), Báo cáo 
tổng kết năm 2003, phương hướng nhiệm vụ 
năm 2004, Số 23/BC-BQL.
5. BQL các KCN Bình Dương(2004): Báo cáo 
năm 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 
2005, Số 31/BC-BQL.
6. BQL các KCN Bình Dương(2005), Báo cáo 
năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 
2006, Số 20A/BC-BQL
7. BQL các KCN Bình Dương(2006), Báo cáo 
năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 
2007, Số 38/BC-BQL
8. BQL các KCN Bình Dương(2007), Báo 
cáo tổng kết hoạt động năm 2007 – Phương 
99
hướng nhiệm vụ năm 2008, Số 36/BC-BQL.
9. Công ty Xổ Số Kiến thiết - Dịch vụ - Bình 
Dương (2003), Chương trình bảo vệ môi 
trường tỉnh Bình Dương đến năm 2010, 
Bình Dương.
10. Trần Văn Chử (2003), “Sự phát triển kinh 
tế - xã hội của Bình Dương từ năm 1997 đến 
nay - những vấn đề đang đặt ra”, Khoa học 
Chính trị, (Số 3), tr. 53 - 58.
11. Cục Thống kê Bình Dương(2007), Niên 
giám thống kê năm 2007, Cục Thống kê 
Bình Dương. 
12. Đảng bộ Tỉnh Bình Dương(1997), Văn kiện 
Đại hội đại biểu tỉnh Bình Dương lần thứ 
VI, Bình Dương.
13. Đảng bộ Tỉnh Bình Dương(2001), Văn kiện 
Đại hội đại biểu tỉnh Bình Dương lần thứ 
VII, Bình Dương.
14. Đảng bộ Tỉnh Bình Dương(2006), Văn kiện 
Đại hội đại biểu tỉnh Bình Dương lần thứ 
VIII, Bình Dương. 
15. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội,.
16. Sở Công nghiệp Bình Dương (2000), Quy 
hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình 
Dương đến năm 2010.
17. Sở Tài nguyên & Môi trường Bình 
Dương(2006), Các văn bản pháp luật về 
Môi trường, Bình Dương. 
18. Sông Trà (2004), “Ưu tiên cho các dự án 
công nghiệp sạch, có công nghệ cao”, Báo 
Bình Dương cuối tuần, (Số 37), tr.7.
19. UBND tỉnh Bình Dương(2001), Quyết định 
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc phê 
duyệt kế hoạch di dời cơ sở sản xuất gốm 
sứ, gạch ngói ra khỏi khu đông dân cư, Số 
115/2001/QĐ – CT, ngày 25/7/2001.
Bảo vệ môi trường trong quá trình...

File đính kèm:

  • pdfbao_ve_moi_truong_trong_qua_trinh_phat_trien_cong_nghiep_tre.pdf