Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở

Tóm tắt. Trên cơ sở một số hạn chế về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận

năng lực, bài viết đề xuất 3 biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên cấp

Trung học cơ sở: (1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên; (2) Xây dựng chương

trình và tổ chức các hình thức bồi dưỡng tập trung, tại chỗ và tự học/tự nâng cao năng lực

của giáo viên; (3) Đổi mới cơ chế quản lí, chỉ đạo, huy động nguồn lực và khuyến khích hoạt

động đánh giá năng lực học sinh. Qua tìm hiểu thăm dò chúng tôi nhận thấy đây là những

biện pháp quan trọng giúp cho việc nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung

học cơ sở đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực và đáp

ứng yêu cầu đánh giá vì sự tiến bộ của người học.

pdf 8 trang yennguyen 3760
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở

Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở
Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở 
40 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0004 
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 40-47 
This paper is available online at  
BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH 
CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy 
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt. Trên cơ sở một số hạn chế về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận 
năng lực, bài viết đề xuất 3 biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên cấp 
Trung học cơ sở: (1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên; (2) Xây dựng chương 
trình và tổ chức các hình thức bồi dưỡng tập trung, tại chỗ và tự học/tự nâng cao năng lực 
của giáo viên; (3) Đổi mới cơ chế quản lí, chỉ đạo, huy động nguồn lực và khuyến khích hoạt 
động đánh giá năng lực học sinh. Qua tìm hiểu thăm dò chúng tôi nhận thấy đây là những 
biện pháp quan trọng giúp cho việc nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung 
học cơ sở đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực và đáp 
ứng yêu cầu đánh giá vì sự tiến bộ của người học. 
Từ khóa: Năng lực, đánh giá năng lực học sinh, năng lực đánh giá, biện pháp nâng cao năng 
lực đánh giá, đổi mới giáo dục. 
1. Mở đầu 
Hoạt động kiểm tra đánh giá hiện đại theo tiếp cận năng lực là cơ chế phản hồi quan trọng 
nhất trong hệ thống giáo dục khoa học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nhiều quốc gia 
triển khai thực hiện và thu được thành công nhất định [2, 11-13]. Các dữ liệu đánh giá năng lực 
học tập đã cung cấp cho học sinh thông tin phản hồi về mức độ đáp ứng của họ đối với kì vọng 
của giáo viên và cha mẹ; cung cấp cho giáo viên thông tin phản hồi về học lực của các em học 
sinh; cung cấp cho cơ quan quản lí cấp Sở, Phòng thông tin phản hồi về hiệu quả hoạt động của 
các giáo viên và chương trình giảng dạy; và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách thông 
tin phản hồi về hiệu quả của các chính sách. 
Đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay theo định hướng phát triển năng lực học sinh [1, 4, 7, 10]. 
Vậy trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải làm thế nào để đào tạo ra đội ngũ giáo viên có năng 
lực đánh giá học sinh theo tiếp cận đánh giá năng lực học tập. Bài viết xuất phát từ một số hạn 
chế của giáo viên về năng lực đánh giá kết quả đánh giá năng lực học tập của học sinh Trung học 
cơ sở hiện nay. Từ đó đề xuất biện pháp nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên Trung học cơ 
sở góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực 
người học. 
Ngày nhận bài: 10/11/2017. Ngày chỉnh sửa: 05/1/2018. Ngày nhận đăng: 18/01/2018. 
Tác giả liên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn 
Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy 
41 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số hạn chế về năng lực đánh giá học sinh của giáo viên Trung học cơ sở 
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây hoạt động đánh giá trong giáo dục đã được đầu tư 
nhiều hơn về công sức cũng như tài chính nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá và đã thu được 
những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục hiện 
hành chưa triển khai đúng và đầy đủ về nội hàm và ý nghĩa của hoạt động đánh giá chất lượng 
giáo dục, còn phiếm diện, một chiều, chưa hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa phẩm chất và 
năng lực của học sinh. Việc kiểm tra và đánh giá hiện nay chỉ chú trọng yêu cầu ghi nhớ kiến 
thức, chưa coi trọng vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn; nặng 
về đo lường định kì kết quả học tập, chưa coi trọng nhận xét của giáo viên để nhận xét sự tiến bộ 
và khuyến khích học sinh vươn lên; chưa hướng dẫn học sinh tự nhận xét, rút kinh nghiệm để kịp 
thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá (chấm điểm) mà không có phản hồi cho người 
học, hoặc phản hồi không đầy đủ, hoặc phản hồi tiêu cực, thiếu tính xây dựng làm cho người học 
chán nản. Hay đánh giá rập khuôn vào một số kiểu loại bài không nhằm làm cho học sinh bộc lộ 
năng lực tư duy, sự trải nghiệm của bản thân, mà chỉ để đáp ứng các kì thi sẽ làm cho quá trình 
dạy học bị bóp méo chỉ để phục vụ mục đích thi cử. Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ 
yếu là do năng lực đánh giá học sinh của giáo viên Trung học cơ sở chưa có hoặc có nhưng chưa 
hoàn chỉnh và được bồi dưỡng và phát triển hàng năm [5, 9]. 
Đánh giá năng lực học tập học sinh phải với tư cách là một quá trình học tập, diễn ra trong 
suốt quá trình dạy và học. Học sinh phải học được cách đánh giá của giáo viên, phải biết đánh giá 
lẫn nhau và biết tự đánh giá [6, 8]. Có như vậy, học sinh mới tự chiêm nghiệm được xem kết quả 
học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá như vậy mới giúp 
hình thành, phát triển năng lực của học sinh, cái mà chúng ta đang rất mong muốn triển khai thực 
hiện. Vì vậy, chúng tôi đề xuất 3 biện pháp nâng cao năng lực đánh giá cho giáo viên Trung học 
cơ sở với mong muốn góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay. 
2.2. Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên Trung học cơ sở 
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về đánh giá học sinh theo 
tiếp cận phát triển năng lực 
a) Mục tiêu biện pháp 
Giúp tạo sự quan tâm của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên Trung học cơ sở đối với hoạt 
động đánh giá học sinh nói chung và đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực nói riêng 
từ đó tạo động lực để họ nâng cao năng lực của bản thân về vấn đề này. 
b) Nội dung biện pháp 
- Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức liên quan đến các quy định bắt buộc dành cho giáo 
viên phổ thông nói chung và giáo viên THCS thông qua các văn bản quy định của Đảng, Nhà 
nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và nghiên 
cứu tác động cải tạo thực tiễn nói riêng đối với giáo viên phổ thông; bao gồm: Nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo; Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT về Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS; 
Điều lệ trường trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cập 
học; Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành 
Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở 
42 
giáo dục; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức 
danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập 
- Tổ chức các hoạt động khác nhau (toạ đàm, trao đổi trong các cuộc họp, hội thảo) để trang 
bị kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực 
người học. 
- Tuyên truyền, phổ biến các tài liệu, kênh thông tin phục vụ việc tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ 
kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng liên quan đến đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực 
người học. Trong đó, đặc biệt chú trọng tăng cường trao đổi thông tin, tài liệu liên quan về việc 
hướng dẫn thực hiện hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học 
thông qua nhiều kênh khác nhau: cấp trường (thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội nghị 
khoa học, trao đổi, thảo luận theo nhóm) hoặc cấp cao hơn (tập huấn, bồi dưỡng cấp nhóm 
trường, địa phương, toàn quốc) hoặc thông qua các diễn đàn trên mạng 
- Tổ chức cho giáo viên thực hiện ký các cam kết chính thức liên quan đến việc triển khai hoạt 
động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học một cách trung thực và đảm 
bảo yêu cầu khoa học. 
c) Điều kiện thực hiện 
- Hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu của đội ngũ 
giáo viên phổ thông về việc tìm hiểu những quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Tiêu 
chuẩn chức danh, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên liên quan đến hoạt động đánh giá học 
sinh nói chung và đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học. 
- Xây dựng được sự đồng thuận trong toàn thể giáo viên tại các trường phổ thông trong việc 
ký cam kết thực hiện hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học. 
- Chuẩn bị các tài liệu và phương tiện tuyên truyền phổ biến về các kiến thức liên quan đến 
đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học. 
2.2.2. Biện pháp về xây dựng chương trình và tổ chức các hình thức bồi dưỡng nâng cao 
năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên THCS 
a) Mục tiêu biện pháp 
Giúp giáo viên THCS trực tiếp gắn kết vào công tác đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển 
năng lực người học thông qua nọi dung chương trình và nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau để 
nâng cao năng lực đánh giá của bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp giáo viên theo 
chuẩn quốc gia. 
b) Nội dung biện pháp 
➢ Đối với các hoạt động bồi dưỡng tập trung thông qua các lớp tập huấn của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, cần bổ sung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực 
đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực dành cho giáo viên Trung học cơ sở với nội 
dung và phương pháp cụ thể theo đúng tiếp cận đã xác định. Việc thực hiện chương trình bồi 
dưỡng thường xuyên ở cấp này (cấp Sở) thường thực hiện trên đối tượng cán bộ quản lí và giáo 
viên cốt cán từ các địa phương gửi lên, do vậy, quá trình tiến hành các lớp tập huấn cần lưu ý 
những vấn đề sau: 
+ Tổ chức đánh giá nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên 
THCS: xây dựng công cụ đánh giá nhu cầu gồm bộ tiêu chí đánh giá năng lực đánh giá (dành cho 
giáo viên tự đánh giá và đánh giá chéo dựa trên sản phẩm hoạt động, quan sát, dự giờ), phiếu 
Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy 
43 
khảo sát và dàn ý phỏng vấn cán bộ quản lí, giáo viên; tổ chức đánh giá theo yêu cầu bồi 
dưỡng của cấp trung ương (tổ chức trên phạm vi toàn quốc hoặc tỉnh/thành phố) hoặc cấp địa 
phương (tại từng trường hoặc cụm trường); 
+ Xác định mục tiêu bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng bồi dưỡng hoặc theo nhu cầu bồi 
dưỡng. Theo cấp độ Sở/Phòng Giáo dục, mục tiêu nhằm bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nòng cốt 
của địa phương bao gồm các cán bộ quản lí về hoạt động đánh giá học sinh hoặc các giáo viên 
cốt cán tại trường phổ thông; điều này có thể giúp hình thành nên một đội ngũ chuyên sâu về hoạt 
động đánh giá, đi đầu trong hoạt động này, có nhiệm vụ bồi dưỡng lại hoặc hướng dẫn cho giáo 
viên tại trường về những vấn đề liên quan đến đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực 
người học. 
+ Nội dung chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng theo hình thức mô đun để có thể linh 
hoạt vận dụng cho các nhóm đối tượng hoặc theo nhu cầu của từng đơn vị tổ chức bồi dưỡng, tập 
huấn. Theo đó, chúng tôi đề xuất các mô đun như sau: 
Mô đun 1: Lí luận về đánh giá năng lực học tập của học sinh 
Mô đun 2: Kĩ thuật xây dựng công cụ đánh giá năng lực học tập của học sinh 
Mô đun 3: Xử lí và phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh 
+ Cấu trúc nội dung chương trình nói chung và cấu trúc của mỗi mô đun nói riêng cần được 
xây dựng theo hướng hình thành năng lực, kĩ năng cho người học; theo đó, cần xác định các hình 
thức và nội dung đánh giá kết quả người học đạt được trong và sau mỗi quá trình tham gia tập 
huấn, bồi dưỡng. 
+ Tổ chức xây dựng tài liệu bồi dưỡng: Dựa trên nội dung trọng tâm của chương trình bồi 
dưỡng, cần tổ chức xây dựng tài liệu bồi dưỡng chính quy và thống nhất trong toàn bộ hệ thống 
từ cấp trung ương đến địa phương hoặc xây dựng tài liệu bồi dưỡng theo nhu cầu của từng đơn 
vị. Để làm được như vậy, cần huy động đội ngũ tham gia xây dựng tài liệu bao gồm các chuyên 
gia từ các trường đại học, viện nghiên cứu có chuyên môn về đánh giá học sinh nói chung và 
đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học nói riêng; các cán bộ quản lí giáo 
dục từ Bộ, Sở, Phòng Giáo dục, cán bộ quản lí tại các trường phổ thông hoặc giáo viên cốt cán đã 
tham gia tập huấn về đánh giá Tổ chức công tác biên soạn và thẩm định tài liệu trước khi đưa 
vào bồi dưỡng thực tế. 
➢ Đối với hoạt động bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên tại các trường phổ thông, cần xuất 
phát từ nhu cầu và điều kiện thực tế của nhà trường trong đó điều kiện tiên quyết là sự tham gia 
của các chuyên gia và đặc biệt là các cán bộ cốt cán đã tham gia các lớp tập huấn tập trung. 
Tại các trường THCS, hoạt động bồi dưỡng tại chỗ cần được xác định trong kế hoạch quản lí 
việc bồi dưỡng hằng năm cho đội ngũ cán bộ giáo viên; hiệu trưởng là người trực tiếp xây dựng 
kế hoạch này và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Do đó, hiệu trưởng cần phải ban hành quy định liên 
quan đến việc tham gia bồi dưỡng trong đó bao gồm quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền 
lợi của cán bộ quản lí, giáo viên tham gia vào công tác bồi dưỡng để làm căn cứ thi đua, khen 
thưởng và chế tài xử lí các trường hợp vi phạm. Đồng thời, hiệu trưởng cũng cần thành lập bộ 
phận giám sát việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng để thông qua bộ phận này, sự chỉ đạo của hiệu 
trưởng đến được từng thành viên trong nhà trường, giúp cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng và 
vận hành thuận lợi. 
Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở 
44 
➢ Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, toạ đàm về đánh giá học sinh theo tiếp cận 
phát triển năng lực người học, theo các cấp. Nội dung chính của các buổi hội nghị, hội thảo và 
toạ đàm này sẽ hướng vào việc thảo luận rút kinh nghiệm/khắc phục những vấn đề bất cập; chú 
trọng giải quyết những vướng mắc của giáo viên trong quá trình đánh giá học sinh theo tiếp cận 
mới, nhất là các ý kiến có tính cải tiến, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng của công tác đánh 
giá. 
➢ Sử dụng các phương pháp bồi dưỡng đổi mới đáp ứng xu thế phát triển của đào tạo bồi 
dưỡng hiện đại, cập nhật và có hiệu quả hiện đang được sử dụng trên thế giới. Chẳng hạn như bồi 
dưỡng theo tiếp cận lí thuyết học tập trải nghiệm (experiential learning) kết hợp ứng dụng với 
những đổi mới trong giáo dục (2 trong 1) theo 3 giai đoạn: quan sát người học, tham gia với vai 
trò là người học, phát triển liên tục... để đảm bảo phát triển chuyên môn đi theo đúng bản chất 
của nó là phát triển trí tuệ và niềm tin, thái độ của giáo viên (đi từ nhận thức đến hành động và 
sau đó là xây dựng niềm tin, hình thành giá trị). Cần khẳng định rằng, chỉ đến lúc chuyển yêu cầu 
từ bên ngoài thành nhu cầu của bản thân người giáo viên thì phát triển chuyên môn mới trở thành 
công việc hàng này và gắn liền lợi ích, hứng thú, quan tâm sát sườn của họ. 
➢ Tăng cường tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển 
năng lực người học thông qua sinh hoạt chuyên môn tại các trường phổ thông 
➢ Tự bồi dưỡng thông qua học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến đánh giá 
học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học thông qua các kênh gián tiếp như tài liệu, 
sách báo, tạp chí, các diễn đàn về giáo dục và nghiên cứu... cũng là một trong những hình thức 
hiệu quả nếu được giáo viên sử dụng một cách hợp lí và đúng đắn. 
c) Điều kiện thực hiện 
- Có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh 
giá các hoạt động bồi dưỡng giữa các cấp quản lí từ Bộ đến Sở, Phòng Giáo dục và các trường 
phổ thông tại địa phương. 
- Kế hoạch thực hiện các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá học sinh theo tiếp 
cận phát triển năng lực người học với tư cách là một nội dung không thể thiếu trong kế hoạch bồi 
dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên phổ thông cần được các cấp quản lí giáo quan tâm, coi 
đó là một trong các nhiệm vụ then chốt hàng đầu để phát triển đội ngũ giáo viên và nâng cao chất 
lượng giáo dục của toàn ngành. 
- Rà soát, kiểm kê, đánh giá lại thực lực các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực của các 
cơ sở giáo dục từ trung ương đến địa phương. 
- Tổ chức, sắp xếp các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng phù hợp với điều kiện và nhu cầu 
của từng trường, địa phương. 
- Có chính sách động viên, khuyến khích về tinh thần/vật chất đối với những cơ sở giáo dục, 
các cá nhân giáo viên tham gia tích cực hoặc hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp trong hoạt động 
đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học. 
- Nêu cao tinh thần tự học ở giáo viên. Phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung và nâng cao 
năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học là công việc lâu dài, cần 
được coi là công việc thường xuyên, liên tục của không chỉ cá nhân giáo viên mà còn là nhiệm vụ 
của các trường phổ thông và của Ngành. 
Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy 
45 
2.2.3. Biện pháp về đổi mới cơ chế quản lí, chỉ đạo, huy động nguồn lực và khuyến khích 
hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên THCS 
a) Mục tiêu biện pháp 
Giúp xây dựng, bổ sung và hoàn thiện những công cụ quản lí hữu hiệu để nâng cao chất lượng 
hoạt động đánh giá học sinh của lớp mình theo tiếp cận phát triển năng lực của giáo viên THCS. 
Huy động nguồn lực hỗ trợ đánh giá năng lực học tập của học sinh. Tạo niềm tin cho giáo viên về 
lợi ích của hoạt động này đối với việc nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân và góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục nói chung; từ đó bản thân giáo viên có thể cam kết thực hiện hoạt 
động này một cách tự giác hơn. 
b) Nội dung biện pháp 
➢ Tiến hành rà soát những quy định hiện hành, trên cơ sở đó, xây dựng các nội quy, quy 
định phù hợp với từng địa phương, nhà trường dựa trên các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục 
và đào tạo liên quan đến hoạt động đánh giá học sinh nói chung và đánh giá học sinh theo tiếp 
cận phát triển năng lực người học nói riêng. 
➢ Bổ sung, hoàn thiện các chính sách thúc đẩy giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao 
năng lực đánh giá học sinh nói chung và đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người 
học nói riêng; trong đó cần xác định rõ ràng các yếu tố liên quan đến thời gian, nguồn lực, cơ chế 
thưởng – phạt để giáo viên có động lực tham gia bồi dưỡng và thực hành cải tiến hoạt động trong 
thực tiễn. 
➢ Đối với các trường Trung học cơ sở, để phát huy được tối đa vai trò của các điều kiện 
khách quan, cán bộ quản lí nhà trường cần lưu ý đến những vấn đề sau: 
- Đảm bảo cho giáo viên có đủ thời gian để thực hiện hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp 
cận phát triển năng lực người học. 
- Bổ sung, nâng cấp cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, đặc biệt là các tạp chí khoa học chuyên 
ngành giáo dục để giáo viên có thể tham khảo, học hỏi cách thức thực hiện hoạt động đánh giá 
học sinh nói chung và đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học. 
- Thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các cơ sở giáo dục khác, các trường đại học, viện 
nghiên cứu để yêu cầu sự giúp đỡ từ các chuyên gia trong việc hỗ trợ giáo viên thực hiện đánh 
giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học. 
- Khuyến khích xây dựng cộng đồng phản biện về hoạt động đánh giá học sinh ngay trong nhà 
trường, đồng thời phối kết hợp vói các trường bạn để thiết lập mối quan hệ trao đổi, giao lưu 
khoa học giữa đồng nghiệp với nhau. 
- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo 
viên trong việc nâng cao năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học. 
- Xây dựng hoặc bổ sung, hoàn thiện các nội quy, quy chế liên quan đến việc đánh giá hoạt 
động đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực người học của các cấp (trường, Phòng, 
Sở) theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo liên quan đến hoạt động này. 
- Huy động nguồn lực, trang bị thêm cơ sở vật chất giúp cho giáo viên thúc đẩy hoạt động 
đánh giá năng lực. 
Biện pháp nâng cao năng lực đánh giá học sinh cho giáo viên ở trường Trung học Cơ sở 
46 
c) Điều kiện thực hiện 
- Cần sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lí giáo dục với các cơ sở giáo dục 
trong việc rà soát, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế liên quan đến hoạt động đánh giá học sinh 
nói chung và đánh giá học sinh theo tiếp cận phát triển năng lực nói riêng để đảm bảo xuất phát 
từ nhu cầu của giáo viên và đánh giá đúng năng lực thực hiện của họ. 
- Rà soát và huy động tối đa các nguồn lực từ phía các cơ sở giáo dục về tất cả các nguồn lực 
để đảm bảo việc đổi mới cơ chế mang tính khả thi. 
- Xây dựng sự đồng thuận trong đội ngũ giáo viên, các cấp quản lí giáo dục về việc thay đổi 
và thực thi các chính sách liên quan đến quản lí và đánh giá hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp 
cận phát triển năng lực... 
3. Kết luận 
Đổi mới giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực lần đầu tiên được thực hiện đồng bộ từ 
khâu xác định mục tiêu, xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa và tổ chức dạy học. Có 
rất nhiều yếu tố giúp cho cuộc đổi mới này thành công nhưng có một yếu tố vô cùng quan trọng 
là vai trò của người giáo viên. Việc nâng cao năng lực cho giáo viên nói chung và năng lực đánh 
giá học sinh cho giáo viên nói riêng luôn là nhiệm vụ đầu tiên trong tiến trình đổi mới. Mặc dù 
năng lực đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của giáo viên còn có nhiều hạn chế và bất cập 
nhưng với việc đề xuất ba biện pháp ở trên (Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên; 
Xây dựng chương trình và tổ chức các hình thức bồi dưỡng tập trung, tại chỗ và tự học/tự nâng 
cao năng lực của giáo viên; Đổi mới cơ chế quản lí, chỉ đạo, huy động nguồn lực và khuyến 
khích hoạt động đánh giá năng lực học sinh), chúng tôi tin tưởng rằng, cùng với sự nỗ lực của 
chính bản thân giáo viên trong phát triển nghề nghiệp họ có thể nâng cao năng lực đánh giá học 
sinh qua một số hình thức bồi dưỡng đặc biệt là tự bồi dưỡng. Tuy nhiên, các nhà hoạch định 
chính sách, các nhà quản lí cũng phải đưa ra các chính sách khen thưởng kịp thời, tạo động lực 
cho giáo viên để họ có đủ niềm tin và vững bước trên con đường đổi mới vốn nhiều ghập ghềnh, 
chông gai và thử thách. 
Lời cảm ơn: Các tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tài trợ nghiên cứu 
này. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Bộ “Thiết kế công cụ đánh giá năng 
lực chung của học sinh qua dạy học lĩnh vực Khoa học tự nhiên ở trường THCS”, mã số B2015-
17-04NV do ThS. Hà Thị Lan Hương làm chủ nhiệm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học. 
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Các chuẩn quốc gia về giáo dục Hoa Kì (bản dịch). 
[4] Nguyễn thị Kim Dung, 2012. Tiêu chí đánh giá giờ dạy từ góc nhìn về vai trò, chức năng của 
người giáo viên trong nhà trường hiện đại. Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số 21 (81), tr.16-18. 
[5] Trần Kiều, Trần Đình Châu (đồng chủ biên), 2012. Đổi mới công tác đánh giá (về kết quả học 
tập của HS trường THCS). Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
Hà Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Đoan Huy 
47 
[6] Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung, 2014. Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục. 
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[7] Nguyễn Thu Hà, 2014. Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: 
Một số vấn đề lí luận cơ bản. Tạp chí Khoa học: Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
Số 30(2), tr. 56-64. 
[8] Hà Thị Lan Hương, 2017. Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy 
học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường THCS. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 
62(1A), tr. 218 - 226. 
[9] Nguyễn Thị Lan Phương (Chủ biên) (2011). Đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông: 
Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục Việt Nam. 
[10] Nguyễn Quan Thuấn, 2016. Đánh giá theo định hướng năng lực. Tạp chí Khoa học: Nghiên 
cứu Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 32(2), tr. 68-82. 
[11] Griffin, P., Nguyen, T. K. C., & Gillis, S., 2004. An empirical analysis of primary teacher 
standards in Vietnam: Curricular reforms in Southeast Asia, planning and changing. Paper 
presented at the ICET World Assembly 2004. 
[12] J. Hartig, E. Kliêm, & D. Leutner, 2008. Assessment of Competencies in Educational 
Contexts, p.3-22. Hogrefe & Huber Publishers. 
[13] Singapore Workforce Development Agency, 2012. Develop Competency-Based Assessment 
Plans. Quality Assurance Division Develop Competency-Based Assessment Plans Version 1.1. 
[14] Wilson, M., 2005. Constructing measures: An Item Response Modelling Approach. 
Mahwah, New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates Publishers. 
ABSTRACT 
Measures to enhance teacher competences on student assessment 
at secondary school 
Ha Thi Lan Huong, Nguyen Hoang Doan Huy 
Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education 
Based on a number of limitations in assessing student capacity, the paper proposes three 
measures to improve teacher competences on student assessment for secondary school teachers 
including: (1) Raising awareness for educational managers and teachers; (2) Developing 
curriculum and organizing on-the-spot training and self-study/self-improvement training for 
teachers; (3) Renovating the management mechanism, mobilizing resources and encouraging 
teacher activities in student assessment. 
Through exploring the opinions of experts, educational administrators and teachers of 
secondary schools, these are important measures to improve secondary teacher competences on 
student assessment to meet the requirements of general education which tend towards student’s 
capacity development and requirements of competency-based assessment. 
Keywords: Competence, teacher competence on student assessment, assessment 
competence, measures to enhance assessment competence, educational innovations. 

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_nang_cao_nang_luc_danh_gia_hoc_sinh_cho_giao_vien.pdf