Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung học Phổ thông tỉnh Đăk Nông

TÓM TẮT

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong các trọng điểm mang tính đột phá trong việc

nâng cao chất lượng giáo dục, do đó vai trò của Hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông

(THPT) trong việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng. Kết quả điều

tra cho thấy, biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở các

trường trung học phổ thông tỉnh Đăk Nông đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, biện

pháp quản lý của Hiệu trưởng vẫn còn những hạn chế, chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp,

Hiệu trưởng chủ yếu chỉ đạo bằng các biện pháp hành chính. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu đề

xuất một số biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng ở các trường

trung học phổ thông tỉnh Đăk Nông nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

pdf 8 trang yennguyen 4320
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung học Phổ thông tỉnh Đăk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung học Phổ thông tỉnh Đăk Nông

Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường Trung học Phổ thông tỉnh Đăk Nông
71
Biện pháp quản lý . . .
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI VIỆC 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐĂK NÔNG
Lê Văn Long*, Phùng Đình Mẫn**
TÓM TẮT
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong các trọng điểm mang tính đột phá trong việc 
nâng cao chất lượng giáo dục, do đó vai trò của Hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông 
(THPT) trong việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng. Kết quả điều 
tra cho thấy, biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở các 
trường trung học phổ thông tỉnh Đăk Nông đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, biện 
pháp quản lý của Hiệu trưởng vẫn còn những hạn chế, chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp, 
Hiệu trưởng chủ yếu chỉ đạo bằng các biện pháp hành chính. Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu đề 
xuất một số biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng ở các trường 
trung học phổ thông tỉnh Đăk Nông nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ khóa: Quản lý, đổi mới, phương pháp dạy học, trường trung học phổ thông
MANAGEMENT MEASURES FOR THE PRINCIPAL OF INNOVATION 
TEACHING METHODS IN HIGH SCHOOL DAKNONG NONG PROVINCE 
ABSTRACT
Innovative teaching methods are one of the key breakthrough in improving the quality of 
education, so the role of principals in secondary schools in the management innovation of teaching 
methods is extremely important. The survey results showed that the management measures for 
the principal innovation of teaching methods in secondary schools in Dak Nong province has 
brought positive results. However, management practices of principals still limited, the quality of 
education is generally low, mainly directed principals with administrative measures. On this basis, 
the research proposes a number of measures to manage the innovation of teaching methods at the 
school Principal School Dak Nong province to contribute to improving the quality of education.
Keyword: Management; Innovation, teaching methods, secondary school.
* Trường Trung học phổ thông Gia Nghĩa, tỉnh Đắc nông. ĐT: 0905435856, Email: vanlong.thptgianghia@gmail.com 
** PGS.TS. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. ĐT: 0903 574743. Email: phungdinhman@gmail.com
1. MỞ ĐẦU
Giáo dục là chìa khoá mở ra nền văn minh 
cho xã hội loài người, là nền tảng và động lực 
thúc đẩy cho sự phát kinh tế - xã hội của mỗi 
quốc gia, chính vì vậy để chuẩn bị bước vào 
thế kỷ XXI, nhiều nước phát triển đã tiến hành 
cải cách giáo dục. Tư tưởng, quan điểm cải 
cách giáo dục tập trung vào các hướng chính 
72
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
chủ yếu đó là: Đổi mới mục tiêu giáo dục, hiện 
đại hóa nội dung dạy học và cơ sở vật chất 
trường học, cải cách hệ thống thi tuyển, trong 
đó đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) 
được coi là then chốt. Ở nước ta, Luật Giáo 
dục năm 2005, tại Điều 28 đã ghi “Phương 
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính 
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học 
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, 
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả 
năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động 
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học 
tập cho học sinh”. Tuy nhiên, cho đến nay, lối 
dạy phổ biến tại các trường phổ thông vẫn là 
sử dụng các PPDH truyền thống, truyền thụ 
tri thức có sẵn, chưa chú trọng nhiều đến việc 
hình thành những phẩm chất tư duy của người 
học, người học thụ động trong tiếp nhận, khả 
năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn 
đề thực tiễn còn hạn chế. 
Trên thực tế, Hiệu trưởng (HT) các trường 
trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh 
Đăk Nông đã cố gắng tìm tòi và đã có những 
đổi mới nhất định về công tác quản lý hoạt 
động dạy học của đội ngũ giáo viên theo hướng 
đổi mới PPDH nhằm mục đích nâng cao chất 
lượng dạy học nhưng các biện pháp quản lý 
vẫn còn rời rạc và thiếu đồng bộ. Chính vì 
vậy, đề tài tiến hành khảo sát trên 243 cán bộ 
quản lý (CBQL) và giáo viên (GV), 302 học 
sinh (HS) ở 9/24 trường THPT, trên cơ sở đó 
đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao 
chất lượng dạy học ở các trường THPT tỉnh 
Đăk Nông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 
phổ thông hiện nay.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương 
pháp dạy học dựa trên các quan niệm về quá 
trình dạy học, một số định nghĩa được nhiều 
người chấp nhận:
 Theo Iu.K.Babanxki, PPDH là cách 
thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải 
quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và 
phát triển trong quá trình dạy học.
 Theo GS.TSKH. Thái Duy Tuyên, 
định nghĩa về PPDH có tóm tắt trong 3 dạng 
cơ bản sau: [5].
 + Theo quan điểm điều khiển học, 
phương pháp là cách thức tổ chức hoạt động 
nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt 
động này.
 + Theo quan điểm logic, phương pháp 
là những thủ thuật logic được sử dụng để giúp 
học sinh nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một 
cách tự giác.
 + Theo bản chất của nội dung, phương 
pháp là sự vận động của nội dung dạy học.
 Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu: 
PPDH là hệ thống các cách thức hoạt động 
tương tác giữa người dạy và người học nhằm 
đạt được mục đích, mục tiêu dạy học.
2.2. Khái niệm quản lý đổi mới phương 
pháp dạy học
 Quản lý đổi mới PPDH là quá trình 
tác động có tổ chức, có hướng đích của Hiệu 
trưởng đến toàn bộ con người, tổ chức và 
các điều kiện cơ sở vật chất (CSVC) của nhà 
trường nhằm làm cho việc đổi mới PPDH đạt 
được mục đích đề ra.
2.3. Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng 
đối với việc đổi mới PPDH ở các trường 
THPT tỉnh Đăk Nông
2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động của 
tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH
Để đánh giá việc triển khai thực hiện quản 
lý hoạt động của tổ chuyên môn ở từng đơn 
vị, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được 
số liệu ở bảng 1.
73
Biện pháp quản lý . . .
Bảng 1. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng
TT Nội dung
Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá TB Yếu
Chưa 
thực 
hiện
1
Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ chức 
học tập, nghiên cứu, thảo luận về thiết kế bài dạy 
theo hướng đổi mới PPDH cho từng môn.
19,8 62,5 13,2 1,6 2,9
2
Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện bài dạy 
minh hoạ theo hướng đổi mới PPDH, thực tập thao 
giảng rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm theo các 
chuyên đề từng môn học.
25,5 56,8 13,6 0,4 3,7
3
Tổ chức phân tích tiết dạy có đổi mới PPDH, biểu 
dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến trong 
việc đổi mới PPDH và giới thiệu, nhân rộng trong tổ 
chuyên môn, trường.
16,0 49,4 26,4 3,7 4,5
4 Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn. 41,6 43,6 13,2 1,6
Từ kết quả khảo sát, cho thấy Hiệu trưởng 
các trường luôn đặc biệt quan tâm đến việc đổi 
mới nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn, có 
19,8% ý kiến thực hiện tốt, 62,5% ý kiến thực 
hiện ở mức độ khá. Tuy nhiên, việc tổ chuyên 
môn tổ chức phân tích tiết dạy có đổi mới 
PPDH và giới thiệu, nhân rộng trong tổ, trong 
trường được cho là chưa thật thường xuyên và 
chưa được chú trọng đúng mức trong nội dung 
sinh hoạt tổ, có đến 26,4% ý kiến cho rằng thực 
hiện trung bình, 8,2% ý kiến đánh giá yếu và 
chưa thực hiện, điều này bộc lộ rõ việc quản lý 
đổi mới PPDH còn mang tính chất phong trào, 
chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đi vào thực 
chất, bởi lẽ việc đổi mới PPDH được thể hiện 
rõ nhất, tập trung nhất, hiệu quả nhất là ở từng 
bài dạy trên lớp, do đó, chất lượng sinh hoạt 
chuyên môn còn hạn chế. 
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động của 
chủ nhiệm và phối hợp với các đoàn thể nhà 
trường trong việc đổi mới PPDH
 Qua khảo sát thực trạng về quản lý 
hoạt động của chủ nhiệm và phối hợp với 
các đoàn thể nhà trường trong việc đổi mới 
PPDH, kết quả điều tra cho thấy việc cụ thể 
hoá các yêu cầu về đổi mới PPDH thành quy 
định và hướng dẫn thực hiện hoạt động của 
chủ nhiệm, của các đoàn thể đã được Hiệu 
trưởng quan tâm thực hiện; về bồi dưỡng các 
kỹ năng về nghiệp vụ chủ nhiệm, hoạt động 
đoàn thể, Hiệu trưởng các trường đều có kế 
hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác 
này. Tuy vậy ở một số trường, công tác này 
thực hiện còn yếu, chưa thường xuyên. 
Về đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt 
của chủ nhiệm, đoàn thể: Có đến 30% ý kiến 
đánh giá trung bình và 2,5% ý kiến đánh giá 
yếu. Điều đó cho thấy hoạt động của các tổ 
chức trên chưa thực sự đổi mới, chưa gây 
được sự hứng thú thực sự cho học sinh.
Về công tác kiểm tra hoạt động của 
chủ nhiệm và các đoàn thể hàng tuần, hàng 
tháng, học kỳ, cuối năm học của Hiệu trưởng 
thì được đánh giá rất cao, có đến 82,4% ý 
kiến đánh giá khá tốt. Kết quả này cũng cho 
thấy đa số HT đã chú trọng việc theo dõi, 
đánh giá hoạt động của GV làm công tác chủ 
nhiệm lớp. 
74
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đổi mới PPDH cho giáo viên
Bảng 2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng đổi mới PPDH cho 
giáo viên
TT Nội dung
Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá TB Yếu
Chưa 
thực 
hiện
1
Bồi dưỡng kỹ năng soạn bài theo hướng đổi mới PPDH: 
Thiết kế các hoạt động, hệ thống câu hỏi, các thao tác 
thực hành, tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai
19,8 58,0 18,9 3,3
2
Bồi dưỡng các kỹ năng dạy học cho việc đổi mới PPDH: 
tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh hoạt động 
học của học sinh, hướng dẫn thực hành, tạo tình huống 
có vấn đề, sự hợp tác Thầy – trò.
23,0 56,0 18,9 2,1
3 Bồi dưỡng kỹ năng ra đề trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, ra đề thực hành.
37,5 47,3 13,6 1,6
4 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm dạy học, các thiết bị dạy học hiện đại, khai thác internet.
27,2 55,6 16,0 1,2
5
Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo của giáo 
viên về các kỹ năng nói trên; động viên khen thưởng, 
khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng.
23,0 55,2 18,5 3,3
Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng, 
rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc đổi 
mới PPDH như kỹ năng tổ chức, hướng học 
sinh thực hành, thảo luận nhóm, hướng dẫn, 
điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của học 
sinh, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ 
năng hợp tác giữa Thầy – trò, kỹ năng ra đề 
trắc nghiệm khách quan, ra đề thực hành chủ 
yếu ở mức độ khá (dao động từ 47,3% đến 
58,0%), thậm chí còn ở mức yếu (3,3%). Số 
liệu thu được thể hiện ở bảng 2.
75
Biện pháp quản lý . . .
2.3.4. Thực trạng quản lý việc dự giờ, đánh giá GV và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
của học sinh
Bảng 3. Khảo sát thực trạng quản lý việc dự giờ, đánh giá GV và kiểm tra, đánh giá kết 
quả học tập của học sinh
TT Nội dung
Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá TB Yếu
Chưa 
thực 
hiện
1
Quy định số tiết thao giảng theo hướng đổi mới 
PPDH và ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH/học 
kỳ/năm học.
43,2 42,8 13,6 0,4
2
Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch dự 
giờ theo tuần, tháng, năm; tăng cường dự giờ giáo viên 
mới ra trường. 
42,8 45,7 11,5
3 Dự giờ gắn liền với đánh giá thi đua. 38,3 45,2 16,5
4 Phổ biến cho giáo viên về quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, cho điểm xếp loại học sinh. 49,0 35,0 15,6 0,4
5 Tổ chức thi, kiểm tra theo đề chung của Sở, trường. 60,9 31,3 7,8
 6 Tăng cường kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh. 56,4 35,0 8,6
7 Cập nhật điểm thường xuyên và quản lý điểm bằng các phần mềm máy tính. 50,2 35,4 12,8 1,6
8 Xử lý các trường hợp vi phạm quy chế thi, kiểm tra đánh giá. 57,6 35,0 7,0 0,4
Qua số liệu khảo sát thu được từ bảng 3 và 
trao đổi, phỏng vấn với CBQL, GV, chúng tôi 
rút ra nhận xét sau:
- Hầu hết HT đã đưa kế hoạch dự giờ, 
đánh giá GV vào trong kế hoạch tháng, học 
kỳ và năm học. Tuy nhiên, việc dự giờ làm 
cơ sở cho đánh giá thi đua theo hướng đổi 
mới PPDH thì có 16,5% ý kiến đánh giá trung 
bình, vì vậy, tác dụng tích cực của việc dự 
giờ học tập kinh nghiệm còn hạn chế.
- Việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả 
học tập của học sinh là một nội dung không thể 
thiếu trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH 
của GV, có 84,0% ý kiến đánh giá HT phổ 
biến cho giáo viên về quy chế thi, kiểm tra, 
đánh giá kết quả học tập, cho điểm xếp loại 
học sinh là khá tốt; về việc thi và kiểm tra tập 
trung theo đề chung của trường và của Sở, có 
92,2% CBQL và giáo viên cho rằng thực hiện 
khá tốt, chính việc kiểm tra theo đề chung sẽ 
thúc đẩy được hoạt động dạy học, đánh giá 
tương đối chính xác kết quả giảng dạy của GV 
và học tập của HS, làm cơ sở cho đánh giá thi 
đua và phân công chuyên môn GV. 
2.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động học 
tập của học sinh 
Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy:
- Đa số giáo viên cho rằng HT các trường 
đã thực hiện khá tốt việc nâng cao nhận thức 
về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp học 
76
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
tập của học sinh. Tuy nhiên, việc giáo dục cho 
học sinh mục đích, động cơ, thái độ học tập 
đúng đắn thông qua các hoạt động giáo dục, 
qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và 
các đoàn thể trong nhà trường còn mức trung 
bình yếu. 
- Việc đôn đốc, nhắc nhở GVCN và 
GVBM trực tiếp thực hiện bồi dưỡng phương 
pháp tự học cho học sinh vẫn còn chưa thường 
xuyên, chưa thật sự có hiệu quả. 
- Về quản lý thời gian học ở trường của 
học sinh, qua khảo sát cho thấy có đến 19,8% 
ý kiến đánh giá trung bình và 0,4% ý kiến 
đánh giá yếu, vì vậy trong công tác chỉ đạo 
của mình, Hiệu trưởng cần phân công trách 
nhiệm đến các thành viên trong nhà trường rõ 
ràng hơn trong việc quản lý thời gian học của 
học sinh tại nhà trường.
2.3.6. Thực trạng quản lý CSVC và 
TBDH cho đổi mới PPDH
Bảng 4. Khảo sát thực trạng quản lý CSVC và TBDH cho đổi mới PPDH
TT Nội dung
Mức độ thực hiện (%)
Tốt Khá TB Yếu
Chưa 
thực 
hiện
1
Đảm bảo cơ sở vật chất trường, lớp đầy đủ, đồng 
bộ, có đủ phòng học bộ môn, phòng thực hành thí 
nghiệm, phòng máy tính và các phòng chức năng.
27,2 54,3 17,7 0,8
2
Trang bị đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp 
chí chuyên ngành, thư viện có phòng đọc cho giáo 
viên và học sinh.
30,5 44,0 23,9 1,6
3 Trang bị đủ các thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH. 27,2 45,2 25,1 2,5
4 Trang bị đủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho việc dạy học. 20,6 51,8 25,1 2,5
5
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, đoàn 
thể trong việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học 
đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.
20,6 53,1 22,2 4,1
Từ bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận 
thấy:
- Đa số các trường đảm bảo CSVC trường, 
lớp đầy đủ, không có trường nào dạy ca 3. 
- Về trang bị đủ sách giáo khoa, sách 
tham khảo, tạp chí chuyên ngành, thư viện có 
phòng đọc cho giáo viên và học sinh, cho thấy 
HT các trường chưa chú trọng nhiều đến việc 
xây dựng thư viện đạt chuẩn, nguyên nhân 
chủ yếu là do thiếu kinh phí hoạt động. 
 - Hiệu trưởng các trường chưa trang bị 
đầy đủ thiết bị dạy học tối thiểu cho hoạt động 
dạy của giáo viên, đặc biệt là các phương tiện 
kỹ thuật dạy học hiện đại, do đó, việc sử dụng 
các TBDH chưa nhiều, tình trạng dạy chay 
xảy ra là khá phổ biến, chưa phát huy hết tác 
dụng của TBDH, hiệu quả sử dụng còn thấp. 
2.4. Các biện pháp quản lý của Hiệu 
trưởng đối với việc đổi mới PPDH ở các 
trường THPT tỉnh Đăk Nông 
77
Biện pháp quản lý . . .
Từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý 
của Hiệu trưởng đối với việc đổi mới PPDH, 
chúng tôi đưa ra một số biện pháp quản lý của 
Hiệu trưởng đối với việc đổi mới PPDH ở các 
trường THPT tỉnh Đăk Nông: Bồi dưỡng, nâng 
cao nhận thức về đổi mới PPDH cho đội ngũ 
CBQL và giáo viên; Quản lý hoạt động giảng 
dạy và bồi dưỡng kỹ năng về đổi mới PPDH 
cho đội ngũ giáo viên; Tăng cường quản lý 
hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng đổi 
mới PPDH; Quản lý hoạt động của giáo viên 
chủ nhiệm và phối hợp với các đoàn thể trong 
nhà trường đối với việc đổi mới PPDH; Quản 
lý hoạt động học tập của học sinh; Đổi mới 
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học 
sinh; Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về 
CSVC và TBDH cho đổi mới PPDH; Phối 
hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các 
lực lượng giáo dục khác trong việc đổi mới 
PPDH.
 Để đánh giá mức độ cần thiết và khả 
năng thực hiện của các biện pháp quản lý 
đổi mới PPDH của Hiệu trưởng ở các trường 
THPT tỉnh Đăk Nông, chúng tôi tiến hành 
điều tra và trưng cầu ý kiến trên 243 CBQL 
và GV có nhiều kinh nghiệm ở các trường 
THPT tỉnh Đăk Nông. Kết quả khảo sát thu 
được ở bảng 5.
Bảng 5. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 
đổi mới PPDH.
TT Các biện pháp
Tổng số 
phiếu
Tính cấp thiết Tính khả thi
Rất 
cấp 
thiết
Cấp 
thiết
Không 
cấp 
thiết
Rất 
khả 
thi
Khả 
thi
Không 
khả
thi
1
Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức 
về đổi mới PPDH cho đội ngũ 
CBQL và giáo viên.
 SL 243 151 91 1 147 96
% 62,1 37,5 0,4 60,5 39,5
2
Quản lý hoạt động giảng dạy và 
bồi dưỡng kỹ năng về đổi mới 
PPDH cho đội ngũ giáo viên.
SL 243 135 108 103 140
% 55,6 44,4 42,4 57,6
3
Tăng cường quản lý hoạt động 
của tổ chuyên môn theo hướng 
đổi mới PPDH
SL 243 126 117 117 126
% 51,9 48,1 48,1 51,9
4
Quản lý hoạt động của giáo viên 
chủ nhiệm và phối hợp với các 
đoàn thể trong nhà trường đối 
với việc đổi mới PPDH.
SL 243 123 120 97 146
% 50,6 49,4 39,9 60,1
5 Quản lý hoạt động học tập của học sinh.
SL 243 125 118 101 142
% 51,4 48,6 41,6 58,4
6 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
SL 243 126 117 108 135
% 51,9 48,1 44,4 55,6
7
Đảm bảo các điều kiện thiết yếu 
về CSVC và TBDH cho đổi mới 
PPDH
SL 243 149 94 98 145
% 61,3 38,7 40,3 59,7
8
Phối hợp với Ban đại diện cha 
mẹ học sinh và các lực lượng 
giáo dục khác trong việc đổi mới 
PPDH.
SL 243 138 102 3 70 165 8
% 56,8 42,0 1,2 28,8 67,9 3,3
78
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Kết quả khảo sát cho thấy: Các biện pháp 
đề xuất đều được cán bộ quản lý và GV đánh 
giá là rất cấp thiết và cấp thiết từ 98,8% – 
100%; rất khả thi và khả thi từ 96,7% - 100%. 
Trong các biện pháp đề xuất, biện pháp 1 
được đánh giá là khả năng thực hiện cao nhất 
(60,5% ý kiến đánh giá rất khả thi), biện pháp 
8 khả năng thực hiện thấp nhất (chỉ có 28,8% 
ý kiến đánh giá rất khả thi) vì biện pháp này 
còn phụ thuộc nhiều vào lực lượng giáo dục 
ngoài nhà trường trong việc đổi mới PPDH. 
Điều đó chứng tỏ rằng, hầu hết CBQL và GV 
đều cho rằng có thể áp dụng vào thực tế ở các 
trường THPT tỉnh Đăk Nông. 
3. KẾT LUẬN
Qua khảo sát thực trạng đổi mới PPDH 
và quản lý đổi mới PPDH ở các trường THPT 
tỉnh Đăk Nông cho thấy tuy các trường vẫn 
còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về CSVC, 
TBDH nhưng công tác quản lý đổi mới PPDH 
của Hiệu trưởng đã có sự chuyển biến nhất 
định, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn 
những hạn chế, bất cập như: việc đổi mới nội 
dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa đi vào 
chiều sâu, chất lượng sinh hoạt chuyên môn 
còn hạn chế; chưa có biện pháp cụ thể trong 
việc bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kỹ 
năng nghiệp vụ sư phạm cho GV; việc quản lý 
giờ dạy trên lớp và dự giờ, đánh giá còn mang 
tính chất phong trào, hình thức, chưa tạo động 
lực thi đua; chưa phát huy hết các nguồn lực 
xã hội tham gia xây dựng CSVC, TBDH...
Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân 
khác nhau, nếu không khắc phục kịp thời sẽ 
kìm hãm đến sự đổi mới PPDH, từ đó ảnh 
hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của GV 
và học tập của HS. Vì vậy, việc đề xuất các 
biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với 
việc đổi mới PPDH ở các trường THPT trong 
giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết phù 
hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh 
Đăk Nông. 
Kết quả khảo nghiệm đã xác nhận tính cấp 
thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 
Điều đó cho thấy đề tài đã đáp ứng được mục 
đích nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm 
vụ nghiên cứu đặt ra. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2012), Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh 
giá kết quả học tập của học sinh trong trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo viên THPT 
và TCCN, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Văn Cường, BERND MEIER (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy 
học ở trường THPT, Dự án phát triển giáo dục THPT, Hà Nội.
[3]. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại 
học sư phạm, Hà nội.
[4]. Phùng Đình Mẫn (chủ biên) (2003), Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục trung học phổ thông 
hiện nay, Trường Đại học sư phạm Huế, Đại học Huế.
[5]. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_quan_ly_cua_hieu_truong_doi_voi_viec_doi_moi_phuon.pdf