Biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên ở các trường THTP huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT

Ở Việt Nam, công nghệ thông tin (CNTT) đang dần dần được phổ cập hóa, được ứng dụng

rộng rãi ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thực

tế, thời gian qua, ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, một bộ phận giáo viên (GV)

ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu còn mang

tính tự phát, chưa phổ biến, hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào

tạo hiện nay. Một nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do nhà trường chưa có những biện pháp

quản lý có hiệu quả. Việc đánh giá đúng thực trạng, đề xuất và thực hiện đồng bộ những biện pháp

quản lý mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương sẽ khắc phục được những hạn

chế, tồn tại, góp phần nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV, đáp ứng tốt được các

yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới.

pdf 10 trang yennguyen 2420
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên ở các trường THTP huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên ở các trường THTP huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Biện pháp quản lý nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên ở các trường THTP huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
93
Biện pháp quản lý . . .
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG 
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở 
CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI
Bùi Thị Ngọc Nga*
TÓM TẮT
Ở Việt Nam, công nghệ thông tin (CNTT) đang dần dần được phổ cập hóa, được ứng dụng 
rộng rãi ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thực 
tế, thời gian qua, ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, một bộ phận giáo viên (GV) 
ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu còn mang 
tính tự phát, chưa phổ biến, hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào 
tạo hiện nay. Một nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do nhà trường chưa có những biện pháp 
quản lý có hiệu quả. Việc đánh giá đúng thực trạng, đề xuất và thực hiện đồng bộ những biện pháp 
quản lý mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương sẽ khắc phục được những hạn 
chế, tồn tại, góp phần nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV, đáp ứng tốt được các 
yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới. 
Từ khóa: cán bộ quản lý, giáo viên, giáo dục và đào tạo.
A MANAGEMENT MEASURE FOR IMPROVING CAPACITY OF APPLYING 
INFORMATION TECHNOLOGY FOR HIGH SCHOOL TEACHERS IN VINH 
CUU DISTRICT, DONG NAI PROVINCE
ABSTRACT
In Vietnam, the information technology (IT) is gradually popularizing and widely applied 
in the fields of social life, especially in the field of Education and Training. In fact, teachers’ 
application of information technology in high schools in Vinh Cuu District in regular activities, 
scientific research, self-learning, self-study is still spontaneous, unpopular so the efficiency is limited 
and cannot meet the requirements of renovating education and training nowadays. The underlying 
cause of this problem is because the ineffective management measures of school. Evaluating exactly 
the situation, proposing and implementing scientific management measures synchronously, in 
accordance with local conditions will overcome these limitations and make capacity of applying 
information technology of high school teachers so that they can improve and meet the requirements 
of education in the new period.
Keywords: Information Technology, Teachers, Education and Training.
* Trường Trung học phổ thông Vĩnh Cửu, Đồng Nai
94
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. Công nghệ thông tin và hoạt động 
của người giáo viên
 CNTT là tập hợp các phương pháp 
khoa học nhằm tổ chức khai thác và sử dụng 
có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin 
phong phú, tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt 
động của con người nhằm đạt được hiệu quả 
cao nhất thông qua các tính năng của máy 
tính và hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị CNTT.
Hiện nay, ở nước ta, việc ứng dụng CNTT 
đã trở thành một đòi hỏi tất yếu trong hầu hết 
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với tốc độ 
phát triển nhanh và với những lợi ích to lớn 
mang lại, CNTT ngày càng đóng vai trò quan 
trọng trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. 
Hiện nay, hầu hết các ngành học, bậc học, cấp 
học đều ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu 
quả giảng dạy, học tập và điều hành quản lý 
giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT của GV vào dạy 
học có tác động mạnh mẽ đến phương pháp 
dạy học và mang lại hiệu quả to lớn trên nhiều 
mặt: tăng cường tính trực quan, sinh động, 
nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học 
mô phỏng. Ứng dụng CNTT, người GV hầu 
như có thể mô phỏng tất cả các đối tượng 
trong thực tế một cách hết sức sinh động; các 
bài giảng của GV cũng có thể đưa lên mạng, 
HS có thể truy cập vào thời gian thích hợp 
để học. Nếu như với cách dạy học trước đây, 
phần lớn thời gian của GV và HS dùng cho 
việc đọc - chép thì với cách dạy học ứng dụng 
CNTT, thời gian làm việc giữa họ chủ yếu là 
trao đổi, thảo luận, tranh luận để chiếm lĩnh 
được các tri thức mới; GV làm chủ được 
giáo án, việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung bài 
giảng của GV dễ dàng, thuận lợi. Việc soạn 
bài giảng bằng máy tính ngày càng làm giảm 
nhẹ công sức và thời gian của GV do những 
phần mềm ứng dụng trong dạy học ngày càng 
phong phú và tiện lợi. Việc ứng dụng CNTT 
trong giờ dạy giúp GV tập trung được sự chú 
ý của HS theo ý đồ sư phạm đã được chuẩn bị 
từ trước; việc kiểm tra, đánh giá cũng sẽ đảm 
bảo tính chính xác, khách quan 
Qua thực hành với CNTT, các đức tính 
kiên trì, cẩn thận, chính xác, kỷ luật... được 
rèn luyện, tình yêu lao động được nảy nở. Đó 
là những phẩm chất rất cần thiết đối với người 
lao động mới. Ngoài ra, CNTT làm thúc đẩy 
sự phát triển trí tưởng tượng của HS và giúp 
HS sáng tạo hơn trong học tập. Môi trường 
có ứng dụng CNTT, GV có thể tổ chức nhiều 
hình thức học tập phong phú như: học nhóm, 
phiếu học tập, các bài tập trắc nghiệm, các 
trò chơi học tập; Ngoài ra, ứng dụng CNTT 
còn giúp GV nâng cao chất lượng nghiên cứu 
khoa học, nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, 
tự nghiên cứu
2. Thực trạng về năng lực ứng dụng 
CNTT của đội ngũ GV các trường THPT 
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
2.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL, 
GV đối với việc ứng dụng CNTT và việc 
nâng cao năng lực (NCNL) ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát ở các trường THPT 
huyện Vĩnh Cửu cho thấy, đội ngũ CBQL, 
GV có nhận thức cao đối với việc NCNL ứng 
dụng CNTT. Có 95.07% CBQL, GV cho rằng 
rất cần thiết và cần thiết, trong đó, đội ngũ 
CBQL nhận thức cao việc rất cần thiết trong 
việc NCNL ứng dụng CNTT. Không có CBQL 
nào cho rằng không cần thiết lắm và không 
cần thiết (0%), tuy nhiên, vẫn còn một số ít 
GV đánh giá không cần thiết lắm, chiếm tỷ 
lệ 4.93% , đây là một thực tế vì hiện nay, một 
số GV lớn tuổi đã quen với cách dạy truyền 
thống và chỉ mới tiếp cận sử dụng CNTT nên 
họ chưa quen trong việc ứng dụng CNTT, vì 
vậy, năng lực về CNTT còn hạn chế. 
95
Biện pháp quản lý . . .
2.2. Thực trạng về trình độ, kỹ năng 
CNTT của đội ngũ GV các trường THPT
Theo tự đánh giá của GV, mức độ khá, 
tốt (chiếm 39.08%), trung bình khá (chiếm 
65.11%), tuy vậy, vẫn còn một số GV ở mức 
chưa đạt yêu cầu và còn nhiều yếu kém. 
Các kỹ năng đạt ở mức độ khá trở lên 
là: kỹ năng sử dụng máy tính ( : 3.66 ÷ 
: 3.80); ứng dụng CNTT để tra cứu, xử lý, 
trao đổi thông tin phục vụ dạy học ( : 3.52 
÷ : 3.69); kỹ năng khai thác thông tin từ 
Internet phục vụ công tác dạy học ( : 3.51 
÷ : 3.53), kỹ năng có điểm trung bình gần 
đạt mức khá là kiến thức cơ bản về tin học 
( : 3.48 ÷ : 3.49), các nội dung đạt mức 
độ trung bình trở xuống khá cao, đó là: khả 
năng cập nhật kiến thức mới về CNTT ( : 
3.13 ÷ : 3.24); kỹ năng sử dụng các thiết 
bị CNTT như máy in, máy quét, máy chiếu, 
máy photocopy, máy quay, máy ảnh, TV, ở 
mức trung bình ( : 3.07 ÷ : 3.31), chứng 
tỏ kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT của 
GV đang còn hạn chế. Đây là một thực tế vì 
đa số GV không được đào tạo chuyên ngành 
về CNTT và các thiết bị CNTT ngày càng có 
nhiều chức năng và nhiều phiên bản mới nên 
cũng rất khó sử dụng; ở kỹ năng khai thác, 
sử dụng các chương trình, phần mềm phục 
vụ dạy học như: Microsoft Power point, 
SPSS, Violet và trình độ sử dụng ngoại 
ngữ trong lĩnh vực CNTT chiếm tỷ lệ dưới 
trung bình cao ( : 2.90 ÷ : 3.31), thực tế 
đối với hai kỹ năng này có mối quan hệ gắn 
kết vì hầu hết các phần mềm, các tài liệu 
chuyên ngành CNTT đều sử dụng ngôn ngữ 
Anh mà trình độ ngoại ngữ tiếng Anh của đội 
ngũ GV không đồng đều. Do đó, ảnh hưởng 
lớn đến kết quả việc ứng dụng CNTT của đội 
ngũ GV. 
2.3. Thực trạng về ứng dụng CNTT của 
GV trong hoạt động dạy học, nghiên cứu 
khoa học, tự học, tự nghiên cứu
Kết quả về việc ứng dụng CNTT trong 
hoạt động dạy học cho thấy, tỷ lệ GV thường 
xuyên ứng dụng CNTT vào giảng dạy chỉ đạt 
26.06%, tỷ lệ GV ít thường xuyên ứng dụng 
CNTT vào giảng dạy chiếm 73.94%. Bên 
cạnh đó, theo GV, việc ứng dụng CNTT vào 
công tác giảng dạy khi cần thiết là 35.47% và 
chỉ sử dụng khi thao giảng, thanh tra, kiểm tra 
của nhà trường chiếm 40.04%.
Qua việc tìm hiểu thực tế và qua phỏng 
vấn CBQL, GV các trường THPT trong 
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho thấy, 
việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học 
hiện nay chưa được GV tự giác, tích cực ứng 
dụng CNTT vào hoạt động dạy học, tuy số 
lượng phòng máy vi tính, máy chiếu, phòng 
công nghệ  về cơ bản, nhà trường đã trang 
bị tương đối đầy đủ nhưng những thiết bị này 
chưa được sử dụng và khai thác một cách 
triệt để nên chất lượng dạy học chưa đáp ứng 
được yêu cầu đổi mới hiện nay. Ngoài ra, các 
CBQL còn cho biết thêm, các bài giảng điện 
tử của GV hiện nay đa số còn nặng về “kênh 
chữ”, trình bày trên máy tính thay cho việc 
viết bảng và chưa khai thác hết các thế mạnh 
của CNTT vào dạy học, mà chỉ dừng lại ở 
việc trình diễn trên lớp làm cho HS khó nắm 
được bố cục bài giảng, do đó, kết quả học tập 
của HS chưa cao.
Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT 
của GV trong nghiên cứu khoa học, tự học, tự 
nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế. 
Nguyên nhân của những hạn chế trên là 
do GV chưa qua đào tạo, bồi dưỡng CNTT 
(chiếm 78.33%) nên GV thường gặp khó khăn 
khi ứng dụng CNTT; không tận dụng, không 
biết khai thác các tính năng của CNTT,; 
nhà trường chưa quan tâm, chỉ đạo đúng mức 
96
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
việc NCNL ứng dụng CNTT cho GV (chiếm 
76.35%); Để soạn được một giáo án điện tử 
thường mất rất nhiều thời gian, công sức nên 
GV, HS còn ngại khó, ngại mất thời gian khi 
ứng dụng CNTT (chiếm 63.05%); mặc dù 
đã được trang bị cơ bản về thiết bị CNTT, 
phòng máy tin học nhưng chưa đồng bộ và 
một số thiết bị đã sử dụng lâu năm nên kém 
chất lượng,do đó, ở nội dung thiết bị CNTT 
thiếu, chất lượng không đảm bảo (chiếm 
69.46%). Bên cạnh đó, hạn chế khác (chiếm 
9.36%) là do CBQL, GV cho rằng GV đã 
quen với cách dạy truyền thống, thiếu thiết bị 
CNTT đáp ứng yêu cầu dạy học.
3. Thực trạng quản lý việc nâng cao 
năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV
3.1. Thực trạng quản lý nâng cao nhận 
thức cho đội ngũ GV về ứng dụng CNTT
Qua kết quả khảo sát cho thấy, công tác 
quản lý việc nâng cao nhận thức về ứng dụng 
CNTT cho đội ngũ GV được đánh giá khá tốt 
( : 3.55 ÷ : 4.02). Trên thực tế, Ban giám 
hiệu các trường THPT đã có sự quan tâm đối 
với công tác này. Tuy vậy, kết quả khảo sát 
cũng cho thấy còn một số hạn chế nhất định 
như: việc hiệu trưởng tổ chức các hội nghị, 
hội thảo về vai trò, ý nghĩa, hiệu quả của ứng 
dụng CNTT trong hoạt động dạy học để nâng 
cao nhận thức cho GV chưa đáp ứng tốt nhất 
cho yêu cầu hiện nay ( : 2.22 ÷ : 3.16); việc 
thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ của 
GV, HS trong việc ứng dụng CNTT vào dạy 
học để có sự điều chỉnh kịp thời chỉ mức trung 
bình và cận yếu, kém ( : 2.53 ÷ : 2.72). 
Như vậy, có thể nhận thấy trong thời gian qua, 
các trường THPT chưa thực sự quan tâm đúng 
mức đến việc NCNL ứng dụng CNTT cho đội 
ngũ GV
3.2. Thực trạng quản lý việc nâng cao 
trình độ về CNTT cho đội ngũ GV
Theo kết quả khảo sát, công tác quản lý 
việc nâng cao trình độ về CNTT cho đội ngũ 
GV được các trường THPT thực hiện ở mức 
trung bình khá ( : 2.96 ÷ : 3.50) cho tất 
cả các nội dung khảo sát. Nhìn chung, lãnh 
đạo nhà trường có quan tâm và thực hiện 
tương đối tốt về công tác khảo sát, đánh giá 
về năng lực, trình độ CNTT cho đội ngũ GV 
( : 3.34 ÷ : 3.49); tổ chức các chuyên đề, 
bồi dưỡng, tập huấn sử dụng các phần mềm 
ứng dụng cho GV tại trường ( : 3.46 ÷ 
: 3.53); tạo điều kiện để GV đi học dài hạn 
nhằm nâng cao trình độ về CNTT ( : 3.30 
÷ : 3.56); động viên khuyến khích cán bộ, 
GV tự nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực ứng 
dụng CNTT ( : 3.38 ÷ : 3.56). Tuy nhiên, 
còn nhiều mặt chưa được lãnh đạo nhà 
trường quan tâm đúng mức như: cử GV tham 
gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về CNTT, 
trang bị cho giáo viên về tri thức, kỹ năng 
ứng dụng CNTT trong dạy học, xây dựng kế 
hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ 
CNTT cho GV... 
3.3. Thực trạng quản lý việc rèn luyện kỹ 
năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trong 
hoạt động dạy học
Thực tế cho thấy, các trường có sự quan 
tâm thực hiện việc rèn luyện năng lực ứng 
dụng CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động 
giảng dạy như thực hiện khá tốt việc tổ chức 
kiểm tra, đánh giá, dự giờ định kỳ, đột xuất, 
rút kinh nghiệm các giờ dạy có ứng dụng 
CNTT, tổ chức thao giảng, hội thảo về chuyên 
đề “ứng dụng CNTT trong giảng dạy”. Tuy 
vậy, công tác quản lý việc rèn luyện kỹ năng 
ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của 
đội ngũ GV ở các trường THPT nhìn chung 
chưa được thực hiện tốt. Theo đánh giá của 
CBQL và tự đánh giá của GV cho thấy, các 
nội dung được khảo sát chỉ đạt ở mức trung 
97
Biện pháp quản lý . . .
bình ( : 2.58 ÷ : 3.32). Qua trao đổi với 
CBQL và GV cho rằng, sở dĩ có thực tế trên là 
do các lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên 
môn phải đứng lớp dạy và còn nặng về hồ sơ 
sổ sách chuyên môn,do đó, quỹ thời gian 
dành để đầu tư vào công tác này chưa cao, 
mặc khác do là trường huyện, nên học sinh đa 
phần là con nông dân và công nhân nên chưa 
có điều kiện tiếp xúc nhiều đến mạng Internet, 
do đó, việc tổ chức cho HS tham gia dự thi 
các cuộc thi tiếng Anh, giải toán qua mạng 
Internet gặp nhiều khó khăn 
3.4. Thực trạng quản lý việc rèn luyện kỹ 
năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trong 
hoạt động NCKH, tự học, tự nghiên cứu 
Việc quản lý rèn luyện kỹ năng ứng dụng 
CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động 
NCKH, tự học, tựu nghiên cứu được đánh 
giá ở mức trung bình - khá ( : 3.17 ÷ : 3.37) 
của đối tượng CBQL và GV, trong đó, các 
nội dung động viên, khen thưởng các đề tài 
NCKH đạt kết quả cao, đặc biệt là biểu dương 
các đề tài có liên quan đến ứng dụng CNTT; 
xây dựng các quy định, kế hoạch cụ thể về 
công tác NCKH – viết sáng kiến kinh nghiệm 
(có yêu cầu về ứng dụng CNTT) và nội dung 
tổ chức việc áp dụng các đề tài NCKH, chú 
trọng việc áp dụng các đề tài có liên quan đến 
ứng dụng CNTT được đánh giá cao. Điều này 
cho thấy, các trường đã có sự quan tâm đến 
vấn đề này, tuy nhiên, các vấn đề như: tổ chức, 
chỉ đạo việc tăng cường ứng dụng CNTT vào 
việc thực hiện, báo cáo, trình bày kết quả và 
triển khai các đề tài NCKH; chỉ đạo việc ưu 
tiên, hỗ trợ cho các đề tài liên quan đến ứng 
dụng CNTT (thi TNKQ trên máy tính, giáo 
trình điện tử, ngân hàng đề thi, website hỗ trợ 
dạy học); quản lý ứng dụng CNTT trong tự 
học, tự nghiên cứu của GV còn hạn chế. 
3.5. Thực trạng quản lý việc tổ chức các 
điều kiện hỗ trợ ứng dụng CNTT cho đội 
ngũ giáo viên
Thực trạng quản lý việc tổ chức các điều 
kiện hỗ trợ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV 
được các trường thực hiện ở mức độ tương 
đối khá ( : 2.90 ÷ : 3.65). Đặc biệt, các 
trường đã quan tâm tổ chức các phong trào 
thi đua về ứng dụng CNTT trong giảng dạy 
( : 3.65); việc xây dựng CSVC, thiết bị về 
CNTT đáp ứng yêu cầu nhà trường ( : 3.46). 
Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa 
được nhà trường quan ... mình đối với 
yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng 
giáo dục chung của nhà trường.
 Nhà trường cung cấp các văn bản chỉ đạo 
của các cấp các ngành về sự cần thiết phải đẩy 
mạnh ứng dụng CNTT; cung cấp các thông 
tin về xu thế đổi mới của thời đại,được 
đăng tải trên website của trường hoặc gửi văn 
bản giấy đến từng tổ trưởng chuyên môn, GV 
nhằm nâng tầm hiểu biết cho GV; đồng thời 
xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng 
bộ môn; nhà trường chỉ đạo các tổ bộ môn 
đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học trong 
từng bài học, từng modul,đưa vào kế hoạch 
năm học như là nhiệm vụ trọng tâm; thường 
xuyên tổ chức tập huấn, giao lưu giữa GV với 
các GV rất am hiểu về CNTT trong giáo dục 
hoặc các chuyên gia về CNTT.
4.2. Quản lý nâng cao trình độ về CNTT 
cho đội ngũ GV
Để làm tốt việc xây dựng đội ngũ GV có 
trình độ về CNTT, hiệu trưởng cần phải tiến 
hành các công việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 
nâng cao trình độ CNTT cho GV: Dựa vào 
định hướng, kế hoạch phát triển nhà trường, 
nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế ĐNGV, 
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi 
dưỡng nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT 
cho đội ngũ GV. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải 
đảm bảo cho đội ngũ GV có đầy đủ kiến thức, 
kỹ năng về CNTT để phục vụ tốt cho hoạt 
động ứng dụng CNTT trong chuyên môn 
nghiệp vụ, giảng dạy...
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao 
năng lực về tri thức, kỹ năng ứng dụng CNTT 
tại trường: Bằng nhiều hình thức khác nhau, 
Hiệu trưởng có thể tổ chức bồi dưỡng cho 
đội ngũ GV như: Mở các lớp tập huấn về tin 
học, ngoại ngữ cho đội ngũ GV, sử dụng GV 
Tin học và ngoại ngữ làm nòng cốt để giảng 
dạy và hướng dẫn cho GV. Bên cạnh đó, bồi 
dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính, thiết bị 
CNTT và các phần mềm ứng dụng trong dạy 
học. Giao nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng phụ 
trách chuyên môn chỉ đạo, GV Tin học, ngoại 
ngữ trực tiếp chuẩn bị nội dung, biên soạn tài 
liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tin 
học, rèn luyện kỹ năng ứrng dụng CNTT cho 
GV, hướng dẫn sử dụng các thiết bị CNTT 
(như máy chiếu, máy quay, máy ảnh, máy in, 
máy quét...), hướng dẫn thiết kế bài giảng điện 
tử E-learning (các phần mềm như: Microsoft 
Powerpoint, Violet, Flash, Mindmap, Lecture 
Maker, ) và các phần mềm ứng dụng trong 
dạy học bộ môn; cần đa dạng hóa các hình 
thức bồi dưỡng để tránh nhàm chán cho GV; 
Phối hợp với các Trung tâm và cơ sở Tin học 
ngoại ngữ để tổ chức thi chứng chỉ A, B cho 
GV. Xem đây là điều kiện cần thiết để xét 
danh hiệu thi đua; Tổ chức các buổi báo cáo, 
sinh hoạt chuyên đề, các phong trào thi đua, 
các chuyên đề có ứng dụng CNTT trong giáo 
dục để GV tham gia thể hiện năng lực của 
mình, đồng thời nhân rộng các kinh nghiệm 
điển hình, tạo môi trường học tập lẫn nhau; 
Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để huy 
động nguồn lực từ xã hội cho việc xây dựng, 
trang bị thêm cơ sở vật chất và thiết bị CNTT 
của nhà trường... 
+ Tạo điều kiện và cử GV tham gia các 
khóa đào tạo, bồi dưỡng: Ngoài việc tổ chức 
99
Biện pháp quản lý . . .
đào tạo, bồi dưỡng tại trường, hiệu trưởng cần 
cử GV tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, bồi 
dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề về 
ứng dụng CNTT, tích cực tham gia các cuộc 
thi ứng dụng CNTT trong dạy học do ngành 
tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho GV giao 
lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 
Nếu GV nào có khả năng, cần tạo điều kiện 
giúp họ đi học dài hạn để nâng cao trình độ 
về CNTT đáp ứng kế hoạch phát triển lâu dài 
của nhà trường.
+ Chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, 
tự nghiên cứu về CNTT cho đội ngũ GV: Bên 
cạnh công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng 
thường xuyên của nhà trường, và với sự biến 
đổi nhanh chóng của CNTT, GV phải luôn 
được cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ 
về CNTT. Muốn làm được điều này, GV phải 
biết tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. Vì vậy, hiệu 
trưởng cần phải chỉ đạo sát sao cho đội ngũ 
GV trong việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu 
để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ về 
CNTT. Đây là con đường rất cần thiết và có 
hiệu quả cao...
4.3. Quản lý có hiệu quả việc rèn luyện 
kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV 
trong hoạt động dạy học, NCKH, tự học, tự 
nghiên cứu.
 - Quản lý việc rèn luyện kỹ năng ứng 
dụng CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động 
dạy học:
+Tổ chức tập huấn cho GV nâng cao các 
kỹ năng ứng dụng CNTT: Kỹ năng ứng dụng 
CNTT của GV là khả năng hoạt động, hành 
động một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo 
với việc đưa thành tựu của CNTT vào hoạt 
động chuyên môn, bao gồm: Kỹ năng nâng 
cao kiến thức tin học; Kỹ năng thiết kế bài 
giảng bằng những phần mềm trình chiếu; Kỹ 
năng khai thác thông tin từ những phương tiện 
lưu trữ thông tin; Kỹ năng giảng bài trên lớp 
có ứng dụng CNTT; Kỹ năng soạn đề kiểm 
tra, đề thi, ngân hàng câu hỏi; Kỹ năng xử lý 
kết quả học tập của học sinh; Kỹ năng lưu giữ 
thông tin
Để có thể từng bước giúp đội ngũ GV rèn 
luyện và nâng cao những kỹ năng nói trên, 
tổ CNTT là một thành phần không thể thiếu 
nhằm giúp đội ngũ GV trong toàn trường từng 
bước làm quen và rèn luyện để hình thành và 
nâng cao kỹ năng; Tổ chức thẩm định, chỉnh 
sửa, in ấn để phát hành các tài liệu nội bộ phục 
vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và nghiên 
cứu; xây dựng kho tư liệu số hoá...
+ Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của 
GV: Hiệu trưởng chỉ đạo việc tăng cường ứng 
dụng CNTT của GV vào soạn giáo án, đặc 
biệt là giáo án điện tử, giáo trình điện tử. Chỉ 
đạo cho tổ chuyên môn phối hợp với GV tra 
cứu, tham khảo, sử dụng các giáo án điện tử, 
giáo trình điện tử được đưa lên mạng miễn 
phí. Đồng thời, Hiệu trưởng cần xây dựng các 
hướng dẫn, quy định, yêu cầu về giáo án có 
ứng dụng CNTT cũng như chuẩn đánh giá đối 
với giờ dạy này. Quản lý việc soạn giáo án của 
GV được tiến hành thông qua các đợt kiểm 
tra hồ sơ chuyên môn định kỳ, đột xuất của tổ 
chuyên môn, và BGH. Qua kết quả kiểm tra, 
đánh giá xếp loại giáo án, Hiệu trưởng cần 
kịp thời động viên, biểu dương các GV đầu 
tư công sức và trí tuệ để soạn giáo án có chất 
lượng tốt, đồng thời nhắc nhở, góp ý những 
GV chưa làm tốt việc chuẩn bị giờ lên lớp.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT 
nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV: Chất 
lượng giờ lên lớp phụ thuộc phần lớn vào 
PPDH, Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho GV tăng 
cường ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH vì 
đây là một công cụ hỗ trợ rất hiệu quả. Trong 
giờ lên lớp GV sử dụng kiến thức, kỹ năng 
100
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
ứng dụng CNTT để đảm bảo giờ giảng đạt 
hiệu quả cao nhất. Qua đó, GV sẽ thể hiện 
năng lực ứng dụng CNTT của mình
+ Chỉ đạo ứng dụng CNTT đổi mới việc 
kiểm tra, đánh giá: Việc ứng dụng CNTT vào 
kiểm tra, đánh giá sẽ làm thay đổi về cách dạy 
và cách học. Khi đưa CNTT vào kiểm tra, 
đánh giá bắt buộc GV phải đổi mới PPDH 
theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT. 
Hiệu trưởng cần có kế hoạch cụ thể kiểm tra 
và đánh giá kết quả thực hiện trong từng thời 
gian nhất định. Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ 
được đưa vào để đánh giá kết quả phấn đấu 
của từng cá nhân cũng như từng tổ chuyên 
môn. Đặc biệt, sử dụng kết quả đó để xét thi 
đua cho những đối tượng GV còn trẻ, lấy đó 
làm các tiêu chí cần thiết khi xem xét ưu tiên, 
ưu đãi các chế độ chính sách cho nhà giáo, tạo 
ra động lực cho quá trình đổi mới...
Quản lý việc rèn luyện kỹ năng ứng dụng 
CNTT cho đội ngũ GV trong hoạt động nghiên 
cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu:
Công tác NCKH thể hiện ở mức độ cao 
của việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của GV. 
Quản lý hoạt động NCKH của đội ngũ GV, 
Hiệu trưởng cần tiến hành các nội dung sau:
 Căn cứ vào nhiệm vụ của GV và yêu cầu 
của nhà trường, Hiệu trưởng cần xây dựng kế 
hoạch, phương hướng công tác NCKH cho 
từng năm học, đặc biệt chú trọng định hướng 
cho các đề tài về ứng dụng CNTT. Phân cấp 
quản lý trực tiếp việc thực hiện đề tài cho tổ 
bộ môn.
+Hiệu trưởng cần giao chỉ tiêu cho công 
tác nghiên cứu, tự học của tổ chuyên môn, 
GV theo từng năm học.
+Tổ chức, chỉ đạo việc tăng cường ứng 
dụng CNTT vào quá trình thực hiện, triển 
khai cũng như việc trình bày, báo cáo kết quả 
các đề tài sáng kiến kinh nghiệm có ứng dụng 
CNTT, các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng 
thời tổ chức tốt việc phổ biến, áp dụng các đề 
tài sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng CNTT có 
kết quả tốt, phục vụ cho quá trình đẩy mạnh 
ứng dụng CNTT của nhà trường, góp phần 
NCNL ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV
4.4. Tăng cường hiệu lực các chế định 
giáo dục và đào tạo trong việc ứng dụng 
CNTT
- Thường xuyên cập nhật đầy đủ các chế 
định GD-ĐT về ứng dụng CNTT: Hiệu trưởng 
cần phải thường xuyên cập nhật đầy đủ các 
chế định về GD-ĐT để thể chế hóa thành các 
quy định, hướng dẫn GV thực hiện. 
- Phổ biến, triển khai các chế định GD-
ĐT về ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV: Xây 
dựng kế hoạch, đề án, thể chế hóa các chế 
định và quy định về việc thực hiện các chế 
định để CB, GV nhất quán thực hiện có hiệu 
quả các chế định; Thông qua các cuộc họp 
hội đồng, sinh hoạt công đoàn phổ biến, quán 
triệt kịp thời những nội dung căn bản của các 
chế định
Tuy nhiên, để kế hoạch của nhà trường trở 
thành thực tiễn, việc triển khai đến tận GV và 
tổ chức thực hiện là khâu then chốt quyết định 
hiệu quả hoạt động. Điều này đòi hỏi vai trò 
của các cán bộ chủ chốt trong nhà trường đặc 
biệt là vai trò của tổ trưởng chuyên môn.
4.5. Tổ chức bộ máy nhân lực trong quản 
lý NCNL ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV
Nhà trường cần thành lập tổ CNTT với 
các thành viên là GV vững chuyên môn, 
thành thạo tin học là công tác tổ chức mang 
tính cấp thiết cho việc ứng dụng CNTT. Tổ 
CNTT hoạt động theo đúng Luật Công nghệ 
thông tin và có trách nhiệm tiến hành các 
hoạt động: Tổ chức, bồi dưỡng kiến thức tin 
học cho đội ngũ GV; Khai thác các thông tin 
của ngành, quản lý và cập nhật các thông tin; 
101
Biện pháp quản lý . . .
Quản lý, khai thác và cập nhật hệ thống cơ 
sở dữ liệu của đơn vị; Tổ chức tập huấn cho 
GV nâng cao các kỹ năng ứng dụng CNTT; 
Tổ chức thẩm định, chỉnh sửa, in ấn để phát 
hành các tài liệu nội bộ phục vụ cho công tác 
quản lý, giảng dạy và nghiên cứu; xây dựng 
kho tư liệu số hoá; Kế hoạch, thống kê, bảo 
trì đồng thời làm công tác tham mím trong 
trang bị CSVC, trang thiết bị CNTT của đơn 
vị; Thiết kế và tổ chức hội nghị, hội thi và các 
hoạt động ngoại khoá.
4.6. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ việc 
ứng dụng CNTT của đội ngũ GV
Để có các điều kiện thuận lợi trong việc 
ứng dụng CNTT của đội ngũ GV, nhà trường 
cần phải: Quản lý hiệu quả tài chính nhà 
trường để tăng cường đầu tư trang thiết bị 
CNTT; tăng cường đầu tư, xây dựng hạ tầng, 
CSVC, thiết bị CNTT đáp ứng yêu cầu hoạt 
động ứng dụng CNTT của nhà trường.
Với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, 
cần phải xây dựng và trang bị thiết bị CNTT 
đồng bộ cho phòng chuyên dùng. Trong mỗi 
phòng cần trang bị máy tính, máy chiếu, màn 
chiếu cố định; có hệ thống âm thanh; máy 
tính kết nối internet tốc độ cao để đáp ứng 
cho việc giảng dạy có ứng dụng CNTT của 
GV. Với phòng chuyên dùng này, GV dễ dàng 
trong việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH 
như sử dụng giáo án có ứng dụng CNTT, bài 
giảng điện tử... Từ đó GV mới tích cực, phát 
huy hết năng lực ứng dụng CNTT của mình 
trong giảng dạy.
Xây dựng hệ thống mạng máy tính cục bộ 
trong toàn trường phục vụ cho việc chia sẻ, 
trao đổi thông tin giữa đoàn thể, tổ, bộ phận 
và cá nhân trong toàn trường. Hệ thống mạng 
này được kết nối internet để GV tra cứu, khai 
thác tài nguyên, thông tin trên toàn cầu. Hiện 
nay, công nghệ mạng không dây (wireless) rất 
phổ biến vì gọn gàng và dễ kết nối, hệ thống 
mạng của trường nên triển khai theo hướng 
này. Ngoài ra, hiện nay hầu hết các phòng 
máy vi tính của các trường chỉ phục vụ cho 
việc giảng dạy và học tập bộ môn Tin học. 
Như vậy, trong hoạt động của các trường, 
chưa khai thác triệt để chức năng của phòng 
máy vi tính. Do đó, cần trang bị đầy đủ thiết 
bị CNTT cũng như phần mềm để cho GV có 
điều kiện thuận lợi bố trí giảng dạy tương tác 
trực tiếp trên máy tính, thực hiện việc kiểm tra, 
đánh giá học sinh bằng máy tính. Bên cạnh 
đó, cũng trang bị thêm các thiết bị CNTT như: 
máy chiếu overhead, máy in, máy chụp hình kỹ 
thuật số, máy quay phim kỹ thuật số,... đáp ứng 
tốt yêu cầu ứng dụng CNTT của đội ngũ GV.
Thường xuyên trang bị, cập nhật các phần 
mềm nghiệp vụ, phần mềm dạy học, phần mềm 
phục vụ cho nghiên cứu của GV. Các trường 
THPT nên định hướng hoạt động chuyên môn 
nghiệp vụ qua vận dụng các phần mềm. Đối với 
phần mềm ứng dụng, trong quá trình sử dụng 
do yêu cầu phát sinh của công việc nên luôn 
phải thường xuyên nâng cấp, cập nhật. Nên 
khuyến khích, tạo điều kiện để GV tự cập nhật 
phần mềm, tự viết ứng dụng, khi nào không 
được thì mới yêu cầu đến nhà cung cấp phần 
mềm. Hiệu trưởng chỉ đạo cho GV sưu tầm các 
phần mềm miễn phí trên internet phục vụ cho 
công việc của mình. Nếu cần thiết thì nên trang 
bị các phần mềm theo đề nghị của GV.
Tăng cường đầu tư cho thư viện của nhà 
trường. Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, tài 
liệu, tạp chí, đĩa CD,... về CNTT cho GV và 
học sinh tham khảo, nghiên cứu. Hàng năm 
nên có kế hoạch bổ sung, cập nhật các tài liệu 
mới về CNTT cho thư viện.
Xây dựng chính sách, tạo điều kiện, 
khuyến khích GV tự trang bị máy tính, thiết 
bị CNTT, tự làm ra các sản phẩm CNTT
102
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ 
chặt chẽ, gắn bó, có tác động qua lại lẫn nhau 
tạo thành một hệ thống. Vì vậy, cần phải tiến 
hành đồng bộ mới có thể thực hiện có hiệu 
quả công tác NCNL ứng dụng CNTT cho đội 
ngũ GV ở các trường THPT huyện Vĩnh Cửu 
và những địa phương có điều kiện tương tự. 
Tuy vậy, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của 
từng trường và đội ngũ GV mà có sự ưu tiên 
của từng biện pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm – 2011-2012, Chỉ thị 
4960/BGDĐT-CNTT, ngày 27/7/2011
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013, Chỉ thị 
số 4987/BGDĐT-CNTT, ngày 27/7/2012.
3. Bộ chính trị, Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội.
5. Đào Thái Lai (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học ở trường phổ thông Việt 
Nam, B2003-49-42TĐ, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6. Đặng Quốc Bảo (1997), Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục, Tạp chí phát 
triển giáo dục số 1 – 1997.
7. Eddie Naylor (2002), Staff ICT Skills Audit Questionnaire, E-book.

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_quan_ly_nang_cao_nang_luc_ung_dung_cong_nghe_thong.pdf