Hướng dẫn xây dựng chương trình nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành theo Thông tư

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 gồm Chương trình tổng thể và Chương trình các

môn học, hoạt động giáo dục. Hướng tới việc chuẩn bị dạy học theo Chương trình giáo

dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2020 – 2021 (đối với trường Tiểu học), mỗi giáo

viên cần hiểu rõ Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, viết được chương

trình nhà trường, kế hoạch năm học và kế hoạch bài học. Bài viết này giới thiệu Chương trình

giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 và quy trình xây dựng Chương trình nhà trường

pdf 7 trang yennguyen 7000
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn xây dựng chương trình nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn xây dựng chương trình nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

Hướng dẫn xây dựng chương trình nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
132 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG 
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018 
Ngô Văn Hưng, Phạm Văn Hoan 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành theo Thông tư 
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 gồm Chương trình tổng thể và Chương trình các 
môn học, hoạt động giáo dục. Hướng tới việc chuẩn bị dạy học theo Chương trình giáo 
dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2020 – 2021 (đối với trường Tiểu học), mỗi giáo 
viên cần hiểu rõ Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, viết được chương 
trình nhà trường, kế hoạch năm học và kế hoạch bài học. Bài viết này giới thiệu Chương trình 
giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 và quy trình xây dựng Chương trình nhà trường. 
Từ khóa: Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể, chương trình nhà trường. 
Nhận bài ngày 19.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.12.2019. 
Liên hệ tác giả: Phạm Văn Hoan; Email: pvhoan@hnmu.edu.vn 
1. MỞ ĐẦU 
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ 
thông mới, bao gồm chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo 
dục của cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông [1]. Chương trình giáo dục 
phổ thông được thực hiện theo lộ trình, bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và sẽ 
thực hiện ở tất cả các lớp từ năm học 2024-2025. Quan điểm chỉ đạo của chương trình giáo 
dục phổ thông mới là phát huy phẩm chất và năng lực của người học, do đó giao quyền tự 
chủ cho các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện của 
mỗi nhà trường. Bài viết nhằm mục đích giúp giáo viên nâng cao sự hiểu biết chung nhất 
về Chương trình giáo dục phổ thông mới, bao gồm chương trình tổng thể, các chương trình 
môn học và quy trình xây dựng chương trình nhà trường. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Mô tả Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình môn học 
2.1.1. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 
Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể (khung chương 
trình), các Chương trình môn học và hoạt động giáo dục. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
133 
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học 
sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời 
sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và 
phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong 
phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất 
nước và nhân loại. Mục tiêu này được cụ thể hóa đối với từng cấp học với những yêu cầu 
phù hợp với độ tuổi của học sinh [1, tr.4]. 
Chương trình tổng thể quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của 
chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu 
chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt 
về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn học 
và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục, định hướng 
nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, 
định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện 
chương trình giáo dục phổ thông. 
Là bộ khung của Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể quy định kế 
hoạch giáo dục; nêu định hướng về nội dung giáo dục của các môn học và hoạt động giáo 
dục, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực 
hiện Chương trình giáo dục phổ thông. Cấp Tiểu học thực hiện dạy học 2 buổi/ngày; cấp 
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thực hiện dạy học 1 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục 
tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo 
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT). Khuyến khích các trường Trung học 
cơ sở, Trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn 
của Bộ GD- ĐT. 
Chương trình giáo dục phổ thông hướng tới việc hình thành và phát triển cho học sinh 
những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; những 
năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo 
dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề 
và sáng tạo; những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số 
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng 
lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. 
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù, chương trình 
giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng những năng lực đặc biệt (năng 
khiếu) của học sinh. Yêu cầu cần đạt (kết quả mà học sinh cần đạt được) về phẩm chất chủ 
yếu và năng lực chung, năng lực đặc thù sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học, hoạt 
động giáo dục được quy định tại Chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt 
động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, 
đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó [1]. 
134 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Hình 1. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực và các môn học, hoạt động giáo dục 
trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: 
(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) nhằm trang bị cho học sinh tri thức, 
kĩ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn 
bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội 
tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở theo các hướng: học lên trung 
học phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động. 
(2) Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12) nhằm phát triển 
năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng học sinh, bảo đảm học sinh tiếp cận nghề 
nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau giáo dục phổ thông có chất lượng hoặc tham gia 
cuộc sống lao động. Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của Chương trình giáo dục 
phổ thông gồm: 
- Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: là môn học mà mọi học sinh đều phải học 
và hoạt động giáo dục mà mọi học sinh đều phải tham gia. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
135 
- Môn học tự chọn: là môn học không bắt buộc, được học sinh chọn theo nguyện vọng. 
- Môn học lựa chọn: là môn học được học sinh chọn theo định hướng nghề nghiệp. 
Chương trình giáo dục phổ thông mới có 3 điểm thay đổi cơ bản: phương pháp xây 
dựng chương trình, cách phát triển, hình thành các năng lực cốt lõi cho học sinh và sự phân 
biệt rõ giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chương trình 
mới nhằm phát triển 5 phẩm chất của học sinh gồm “Yêu nước - Nhân ái - Chăm chỉ - 
Trung thực - Trách nhiệm”, và các năng lực cốt lõi cho học sinh là: năng lực chung (bao 
gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề 
và sáng tạo) và năng lực chuyên biệt thông qua nhiều phương pháp giáo dục khác nhau như 
dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, dạy học thông qua hoạt động. 
Để thực hiện mục tiêu này, chương trình giáo dục phổ thông mới đã có sự thay đổi về 
nội dung giáo dục (các môn học, hoạt động giáo dục). Cụ thể: Giảm một số môn học cùng 
hoạt động giáo dục; Giảm bớt các kiến thức kinh viện; Cắt giảm số tiết học. 
2.1.2. Chương trình môn học và hoạt động giáo dục 
Chương trình môn học và hoạt động giáo dục xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt 
động giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, 
nội dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học hoặc cấp học 
đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học và 
hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, 
đánh giá kết quả giáo dục của môn học và hoạt động giáo dục [1]. Chương trình môn học 
quy định các nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt. Hệ thống môn học và hoạt động giáo 
dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt 
buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) 
và các môn học tự chọn. So sánh nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 
2006, Chương trình giáo dục phổ thông mới có số môn học ít hơn, tăng số môn tự chọn, 
lựa chọn để tạo điều kiện phát triển tốt nhất đối với cá nhân học sinh (Bảng 1). 
Bảng 1. So sánh nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 
với Chương trình giáo dục phổ thông 2006 
Cấp học Chương trình 2006 Chương trình 2018 
Tiểu học 11 môn học + 3 hoạt động 7 môn học + hoạt động TN 
THCS 13 môn học + 4 hoạt động 8 môn học + 4 hoạt động 
THPT 13 môn học + 5 hoạt động 
3 môn học bắt buộc + 3 môn học tự 
chọn + 4 hoạt động 
136 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
2.1.3. Hướng dẫn chung thực hiện chương trình 
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng phát triển giáo dục 
hiện đại đã được Bộ GD-ĐT công bố triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm 
học 2020-2021 với lộ trình cụ thể cho từng cấp học. Đây là một chương trình với sự thay 
đổi tích cực về cơ cấu và thời lượng các môn học, giảm tải mạnh các tiết học cho học sinh; 
đồng thời, cho học sinh có thêm những lựa chọn về môn học theo hướng phù hợp với 
khả năng, sở thích của bản thân [3]. Sự đổi mới này thể hiện ở việc học sinh được 
giảm tải thời gian học lí thuyết và tăng thời gian thực hành, tăng khả năng vận dụng 
vào thực tế, giải quyết tốt các vấn đề trong học tập và cuộc sống thực tế dựa vào các 
kiến thức đã học được. 
Để thực hiện được điều đó, cần chuẩn bị đầy đủ về các khâu tổ chức, quản lí nhà 
trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cũng như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trên 
tinh thần xã hội hóa giáo dục. 
Thiết bị dạy học được sử dụng để minh hoạ, làm rõ kiến thức, tạo hứng thú học tập 
cho học sinh đồng thời là phương tiện để phát triển tư duy, hình thành kiến thức cho học 
sinh thông qua các hoạt động quan sát, dự đoán, nhận xét, điền vào sơ đồ, thử nghiệm 
Các thiết bị dạy học phải có tính trực quan, cụ thể, gắn với thực tiễn cuộc sống, đồng thời 
phải đảm bảo tính logic, tính sư phạm, tính thẩm mĩ và tính giáo dục. 
2.2. Xây dựng Chương trình nhà trường 
2.2.1. Khái niệm 
Chương trình nhà trường là sự cụ thể hoá chương trình giáo dục quốc gia, làm cho 
chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục, 
có tác dụng tốt nhất trong việc phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh [2]. Đây là 
kết quả quá trình chuẩn bị nhiều năm của ngành Giáo dục và Đào tạo thông qua các hoạt 
động thí điểm [4]. Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, 
nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc 
trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, 
thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. 
2.2.2. Quy trình xây dựng 
Để xây dựng được Chương trình nhà trường, cần chú ý tới một số khác biệt cơ bản 
về mặt tổ chức thực hiện “Chương trình giáo dục phổ thông 2018” và “Chương trình 
nhà trường”: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 36/2019 
137 
 Chương trình GDPT 2018 Chương trình nhà trường 
Chủ thể xây dựng Các chuyên gia về chương trình Đội ngũ GV nhà trường 
Chủ thể quản lí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hiệu trưởng nhà trường 
Phương thức quản lí Chỉ đạo tập trung, từ trên xuống Tự chủ, tự chịu trách nhiệm 
Sản phẩm 
Chương trình giáo dục mới thay thế 
chương trình giáo dục hiện hành 
Kế hoạch giáo dục mới trên cơ sở 
điều chỉnh chương trình giáo dục 
hiện hành 
Phạm vi Các cơ sở giáo dục trong cả nước Chỉ trong phạm vi nhà trường 
Tính chất Cố định trong một thời gian dài 
Liên tục thay đổi, phát triển qua 
từng năm 
Tài liệu Các sách giáo khoa, sách GV 
Giáo án của GV; tài liệu lưu hành 
nội bộ của tổ chuyên môn. 
Nhìn chung, quy trình xây dựng Chương trình nhà trường (giáo viên viết chương trình 
nhà trường) cần được thực hiện một cách khép kín, liên tục thông qua các bước được thể 
hiện trong Hình 2 dưới đây. 
Hình 2. Quy trình xây dựng Chương trình nhà trường 
Quá trình xây dựng chương trình nhà trường cần thực hiện dựa trên các tiền đề cơ bản 
sau: Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục và chất lượng giáo dục; Đảm bảo tính logic của 
mạch kiến thức, tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục; Đảm bảo 
tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục phù hợp với quy định trong 
chương trình hiện hành; Có lộ trình, kế hoạch thực hiện chi tiết, đảm bảo tính khả thi và sự 
chắc chắn trong từng hoạt động; Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại trường, cho việc 
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh; Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, 
sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lí giáo dục, các trường/khoa sư 
phạm với các trường phổ thông. 
Việc xây dựng Chương trình nhà trường do Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Ban Giám 
hiệu nhà trường tổ chức thực hiện, giáo viên là những người thiết kế [2]. Chương trình này 
chỉ áp dụng trong phạm vi nhà trường, liên tục có sự thay đổi qua các năm học để phù hợp 
với đối tượng học sinh. 
138 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
3. KẾT LUẬN 
Đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học đòi 
hỏi mỗi giáo viên phải nhận thức đầy đủ sự thay đổi của Chương trình giáo dục phổ thông 
mới về nội dung giáo dục, yêu cầu cần đạt cũng như quan điểm chỉ đạo tổ chức thực hiện 
theo hướng giao quyền tự chủ cho mỗi nhà trường, giáo viên thông qua việc thực hiện 
Chương trình nhà trường nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. 
Quy trình xây dựng Chương trình nhà trường cần được triển khai theo các bước để đạt 
hiệu quả giáo dục cao nhất. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, ban hành theo Thông tư 
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 Về việc 
hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển 
năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quyết định số 4763/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2012 của 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng mô hình trường phổ 
thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 
2012-2015”. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà 
trường phổ thông (ban hành theo Công văn số: 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo). 
GUIDANCE ON BUILDING THE SCHOOL PROGRAM 
TO IMPLEMENT THE GENERAL EDUCATION 
PROGRAM IN 2018 
Abstract: The new General Education Program issued under the Minister’s 
Circular No. 32/2018/TT- BGDĐT on December 26, 2018 including the General 
Program and the Program of subjects and educational activities. Towards developing the 
quality and capacity of learners, each teacher is required to be fully aware of the change 
of the new General Education Program (from 2020-2021) on educational content, 
through the implementation of the school program to achieve the highest educational 
efficiency.The paper aims to help teachers improve their overall understanding of the new 
General Education Program, including the overall curriculum, subject programs, and 
school program development process. 
Keywords: the general education program, general program, school program. 

File đính kèm:

  • pdfhuong_dan_xay_dung_chuong_trinh_nha_truong_thuc_hien_chuong.pdf