Biện pháp tổ chức thi công cọc đất gia cố xi măng

I. TÀI LIỆU CĂN CỨ:

- Căn cứ hồ thiết kế thi công đã được phê duyệt;

- Căn cứ hồ sơ địa chất tại công trình;

- Căn cứ mặt bằng hiện trạng, vị trí, địa điểm xây dựng của công trình;

- Căn cứ năng lực máy móc, trang thiết bị, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật và

kinh nghiệm tổ chức thi công các công trình đường có quy mô tương tự của nhà thầu

trong những năm qua.

II. NHÂN LỰC VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG:

Thiết bị có năng lực thi công phù hợp yêu cầu về chất lượng và tiến độ công trình

- Hệ thống thiết bị cơ bản bao gồm:

+ Hệ thống cung cấp điện

+ Hệ thống cung cấp vữa bơm

+ Thiết bị cơ sở khoan đất tạo cọc đáp ứng các tính năng kỹ thuật theo yêu cầu

thiết kế và kiểm soát tốt trong suốt quá trình khoan tạo cọc.

+ Các hệ thống định lượng tự động phải lưu giữ và cung cấp kịp thời ngay sau

khi thi công cọc xi măng, các thông số chính như sau (dưới dạng phiếu in):

Ngày khoan, số hiệu cọc, t ố c đ ộ kh oan đ i x u ốn g, tố c đ ộ kh o an rút

l ên, t ổn g chiều sâu thi công, l ư u l ư ợ n g vữa phun cho từng mét dài cọc,

tổng lượng vữa phun lũy kế trong tổng chiều dài cọc.

- Toàn bộ hệ thống khoan phun vữa tạo cọc theo phương pháp trộn ướt phục vụ cho

thi công cọc đại trà đã được nhà thầu tập kết tại công trường

pdf 21 trang yennguyen 9060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp tổ chức thi công cọc đất gia cố xi măng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp tổ chức thi công cọc đất gia cố xi măng

Biện pháp tổ chức thi công cọc đất gia cố xi măng
THUYẾT MINH 
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CỌC ĐẤT GIA CỐ XI MĂNG 
Dự án : Greentower 
Gói thầu : Móng cọc 
Địa Điểm : Quận Bình Tân - TPHCM 
Nhà Thầu : CÔNG TY CP ĐT&XD NỀN MÓNG PHÚ SỸ 
 DH508-105M 
 Mũi khoan Môtơ khoan Máy bơm vữa Trạm trộn vữa 
THUYẾT MINH 
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CỌC ĐẤT GIA CỐ XI MĂNG 
GÓI THẦU : MÓNG CỌC 
HẠNG MỤC: CỌC XI MĂNG ĐẤT 
MỤC LỤC 
I. Tài liệu căn cứ. 
II. Nhân lực và máy móc thiết bị phục vụ thi công. 
III. Tổ chức mặt bằng phục vụ thi công. 
IV. Công tác trắc đạc, định vị công trình. 
V. Trình tự thi công cọc xi măng đất bằng phương pháp trộn ướt. 
VI. Yêu cầu kỹ thuật thi công cọc xi măng đất. 
VII. Quy trình kiểm tra và nghiệm thu cọc xi măng đất. 
VIII. Biện pháp an toàn lao động - An toàn giao thông, phòng chống cháy nổ & vệ sinh môi 
trường. 
I. TÀI LIỆU CĂN CỨ: 
- Căn cứ hồ thiết kế thi công đã được phê duyệt; 
- Căn cứ hồ sơ địa chất tại công trình; 
- Căn cứ mặt bằng hiện trạng, vị trí, địa điểm xây dựng của công trình; 
- Căn cứ năng lực máy móc, trang thiết bị, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật và 
kinh nghiệm tổ chức thi công các công trình đường có quy mô tương tự của nhà thầu 
trong những năm qua. 
II. NHÂN LỰC VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG: 
Thiết bị có năng lực thi công phù hợp yêu cầu về chất lượng và tiến độ công trình 
- Hệ thống thiết bị cơ bản bao gồm: 
+ Hệ thống cung cấp điện 
+ Hệ thống cung cấp vữa bơm 
+ Thiết bị cơ sở khoan đất tạo cọc đáp ứng các tính năng kỹ thuật theo yêu cầu 
thiết kế và kiểm soát tốt trong suốt quá trình khoan tạo cọc. 
+ Các hệ thống định lượng tự động phải lưu giữ và cung cấp kịp thời ngay sau 
khi thi công cọc xi măng, các thông số chính như sau (dưới dạng phiếu in): 
Ngày khoan, số h iệu cọc, t ố c đ ộ kh oan đ i x u ốn g , t ố c đ ộ kh o an rú t 
l ên , t ổn g chiều sâu thi công, l ư u l ư ợ n g vữa phun cho từng mét dài cọc, 
tổng lượng vữa phun lũy kế trong tổng chiều dài cọc. 
- Toàn bộ hệ thống khoan phun vữa tạo cọc theo phương pháp trộn ướt phục vụ cho 
thi công cọc đại trà đã được nhà thầu tập kết tại công trường. 
1. Máy móc và hệ thống thiết bị đồng bộ, thiết bị phụ trợ. 
1.1. Máy khoan cơ sở: 
a. Xe khoan DH508-105M 
STT Tên thông số Thông số kỹ thuật 
1 Model DH508-105M 
2 Nhãn hiệu NIPPON SHARYO 
3 Năm sản xuất 1986 
4 Xuất xứ Nhật Bản 
5 Số khung M51102 
6 Số động cơ EM100 14903 
7 Điều khiển Bán tự động 
8 Chiều sâu khoan lớn nhất 30 m 
9 Trọng lượng toàn bộ 95.000 Kg 
10 Moment xoắn 8.8 T.m 
11 Tốc độ vòng quay trục khoan max, min 15-35 vòng/phút 
12 Đường kính khoan cọc max, min 500-1000 mm 
13 Số trục khoan 2 
14 Earth Auger (đầu khoan đường kính D800) 2 
1.2. Bộ điều khiển tự động kiểm soát thông số thi công cọc gồm: 
- Bộ kiểm soát trung tâm PLC S7-200 và máy in. 
- Bộ đo chiều sâu khoan (m). 
- Bộ kiểm soát lưu lượng vữa khoan (lít/phút) và số vữa phun (lít) 
- Lưu lượng vữa được phun (lít) 
- Tổng lượng vữa tương ứng với chiều sâu khoan cọc (lít/m), (lít/0,5m) 
- Tổng thời gian thi công cọc (hành trình lên và xuống). 
Hệ thống kiểm soát sử dụng cảm ứng từ, đo đếm xung và tần số được lập trình và kết nối 
để vận hành máy theo chề độ tự động và bán tự động. Các dữ liệu bao gồm các thông số 
trên, được lưu giữ và in ra để kiểm soát thông qua máy in, phục vụ công tác theo dõi và 
nghiệm thu cọc. 
1.3. Bộ thiết bị phụ trợ: 
Trạm trộn vữa xi măng: 
Bao gồm hệ thống trạm trộn vữa xi măng đảm bảo định lượng chính xác khối lượng xi 
măng, nước theo yêu cầu thiết kế cho từng mẻ trộn. Thùng trộn, thùng khuấy, thùng nước, 
Silo xi măng. 
Máy bơm vữa: Cung cấp các thông số của máy bơm vữa: 
2. Nhân lực phục vụ thi công: 
- Nhân lực lao động gián tiếp bao gồm: Ban chỉ huy công trường, các bộ phận kế 
hoạch - kỹ thuật - Thi công, giám sát chất lượng công trình, bộ phận đảm bảo vật tư, tài 
chínhTham gia quản lý điều hành công trình. Hầu hết đội ngũ ban chỉ huy 
công trường và cán bộ kỹ thuật cũng như đội thi công cơ giới tham gia thi công gói 
thầu này đều đã từng tham gia thi công các công việc có tính chất tương tự. Đây 
chính là điều kiện thuận lợi để nhà thầu khẳng định hoàn thành gói thầu đúng chất 
lượng và tiến độ đề ra. 
- Lực lượng lao động trực tiếp bao gồm đội ngũ công nhân lành nghề được đào tạo cơ 
bản có trình độ tay nghề cao, đã từng tham gia thi công khối lượng lớn cọc đất gia 
cố xi măng trên nhiều công trình khác nhau, đảm bảo đủ khả năng vận hành các trang 
thiết bị thi công của gói thầu một cách hiệu quả và tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhất. 
3. Sơ đồ bố trí nhân lực và máy móc phục vụ thi công: 
Ngoài ra còn có phòng kế hoạch - kỹ thuật tham gia giám sát chất lượng, quản lý điều hành 
công trình và một tổ làm công tác sửa chữa máy móc, bảo vệ, cung ứng vật tư, thiết bị. 
III. TỔ CHỨC MẶT BẰNG PHỤC VỤ THI CÔNG: 
1. Mặt bằng bố trí máy móc, thiết bị phụ trợ phục vụ thi công bao gồm: 
- Lán trại 
- Bãi đậu xe máy thiết bị 
- Silo xi măng 
- Trạm cân định lượng bán tự động 
- Trạm trộn 
- Máy bơm vữa 
- Máy phát điện công suất 75KW 
- Bồn chứa nước 12 m3 sử dụng để thi công 
- Xe khoan, xe đào 
- Hệ thống nguồn nước thủy cục từ nhà máy nước (1nguồn). 
- Hệ thống nguồn điện lưới phục vụ cho thi công (1nguồn). 
Bố trí vị trí Silo, bồn trộn trên công trường ở vị trí bằng phẳng và thuận tiện cho việc 
cung cấp vữa xi măng cho máy khoan. Vị trí silo phải được bố trí sao cho từ vị trí bồn 
trộn đến máy khoan là ngắn nhất. Đối với công trường có mặt bằng thi công rộng và dài 
thì bố trí hệ thống bồn trộn và silo sao cho ít di chuyển nhất. 
Lắp đặt, bố trí hệ thống ống dẫn vữa đến xe khoan, hệ thống ống dẫn phải được bố trí ở 
những khu vực có ít phương tiện đi lại để tránh gây hư hại. 
 Trước khi bơm vữa tiến hành bơm nước để kiểm tra toàn bộ hệ thống bơm. 
2. Giải pháp cấp điện, cấp nước, thoát nước, đường công vụ trong quá trình 
thi công. 
2.1 Nguồn điện: 
Trước khi triển khai công việc, Nhà Thầu lập phương án kế hoạch sử dụng điện sau đó 
đăng ký BCH công trường cung cấp điện, lắp đặt đồng hồ điện để sử dụng. trong quá 
trình sử dụng phải đảm bảo an toàn. 
Chỉ huy trưởng 
Điều hành công trường 
Cán bộ kỹ thuật 
( đo đạc, định vị, hồ sơ kỹ thuật) 
Bồn trộn + bơm 
( 3 CN) 
Cán bộ cơ khí 
( hệ thống trạm trộn, máy móc) 
Máy khoan 1 
(1 lái xe + 2 phụ) 
Máy đào 
(1 lái xe) 
Nguồn điện cung cấp là nguồn điện 3 pha, 380v, 50 chu kỳ, 150KVA, nguồn điện 
cung cấp phải đảm bảo ổn định. Nhà thầu sẽ có máy phát điện dự phòng khi nguồn điện 
Bên A bị ngắt. 
Nếu có thông báo mất điện, Bên A phải thông báo cho đơn vị thi công trước một ngày 
để có kế hoạch thi công. Trong trường hợp do sự cố mất điện đột xuất đơn vị thi công sẽ 
báo cáo cho bên A và ghi vào nhật ký công trình để bên A ký xác nhận. 
2.2. Nguồn nước: 
Nước sử dụng để trộn vữa gia cố nền do nhà máy nước cung cấp đảm bảo đạt yêu 
cầu theo các chỉ tiêu sau: 
- Không chứa váng dầu mỡ, muối acid, các tạp chất hữu cơ và các chất có hại khác 
- Không có màu 
 Các thành phần hóa học của nước thỏa mãn các chỉ tiêu sau: 
- Lượng tạp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l 
- Tổng lượng các muối<100mg/l 
- Hàm lương ion SO4<3500mg/l 
- Hàm lượng ion Cl<100mg/l 
- Độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12 
 2.3. Thoát nước và đường công vụ: 
 Hệ thống thoát nước: được thoát ra theo hệ thống thoát nước khu vực bằng hệ thống 
thoát nước tự nhiên và thoát ra cống thoát chung của công trường. 
 Đường vào công trường: Việc vận chuyển vật liệu vào công trường được thực hiện 
thông qua hệ thống giao thông chính của khu vực và được đưa vào công trường qua 
cổng chính. 
3. Giải pháp cung cấp vật liệu trong quá trình thi công. 
Tất cả vật liệu nhập vào công trường phải có chứng chỉ xuất xưởng và kết quả kiểm 
định theo đặt tính kỹ thuật đã được quy định trong thiết kế. 
 Vật liệu chủ yếu cho thi công cọc đất là xi măng xỉ lò cao PCB40/PCBBFS với nguồn 
cung cấp từ các đại lý hoặc trực tiếp tại các nhà máy sản xuất. 
Xi măng trong công tác thi công cọc đất gia cố xi măng là xi măng pooc lăng xỉ lò 
cao PCBBFS50 (TCVN 4 3 1 6 :2007). Chất lượng của xi măng x ỉ l ò cao được thí 
nghiệm theo TCVN 6016 : 2011; TCVN 6017 : 1995; TCVN 4030 : 2003; TCVN 141 : 
2008. Kết quả thí nghiệm phải đạt yêu cầu kỹ thuật của cơ quan thiết kế và được đánh 
giá theo các chỉ tiêu sau: 
- Cường độ chịu nén(TCVN 6016-11): R28≥ 50 N/mm2 và R3≥ 20 N/mm2. 
- Thời gian ngưng kết(TCVN 6017-1995/ISO 9597-1989): 
+ Bắt đầu ngưng kết ≥45 phút 
+ kết thúc ngưng kết≤600 phút 
- Độ ổn định thể tích đo theo phương pháp Le Chantelier ≤10mm. 
- Hàm lượng SO3(TCVN 141-2008):≤3,5% 
- Độ nghiền mịn(TCVN 4030-2003): phần hạt còn lại trên sàng 0.09mm≤12% 
- Không sử dụng xi măng vón cục, xi măng lưu kho trên 03 tháng. Các lô xi măng 
đến công trường phải được thí nghiệm đầy đủ trước khi sử dụng. 
- Ximăng bàn giao đến công trường bằng xe chuyên chở và bơm vào Si lô chứa xi 
măng của nhà thầu thi công. 
IV. CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC, ĐỊNH VỊ CÔNG TRÌNH: 
1. Bàn giao mặt bằng: 
- Bàn giao mặt bằng trong phạm vi công trình. Mặt bằng gồm mặt bằng tập kết thiết 
bị, vật tư, mặt bằng để làm văn phòng công trình, mặt bằng thi công. 
- Mặt bằng phải chuẩn bị tương đối bằng phẳng, khô ráo không sình lầy, phải tiến 
hành bóc lớp đất trên mặt để dọn dẹp các chướng ngại vật như đất đá do lớp đất đắp công 
trình có sẵn, vải địa, gốc cây, mảng bê tông ngầm, các công trình ngầm (nếu có). 
2. Bàn giao tim mốc: 
- Tim mốc bàn giao phải rõ ràng chính xác dễ nhận biết và nhà thầu có thể triển khai 
được để thi công. 
- Tim mốc bàn giao sẽ được bảo quản và căn cứ vào đó để tiến hành định vị thi công. 
- Trong khi thi công phải cử cán bộ có mặt thường xuyên ở hiện trường kiểm tra tim, 
mốc do bên B triển khai, giải quyết mọi vướng mắc công trường. Nói tóm lại tim 
mốc thường xuyên tái xác định vị trí. 
3. Công tác trắc đạc: 
- Dựa trên tim mốc định vị do Bên A giao, đơn vị thi công (B) tiến hành xây dựng hệ thống 
xác định vị trí công trình, khảo sát thiết kế chi tiết, đồng thời phục vụ đo đạc kiểm tra quá 
trình thi công. 
- Biện pháp định vị dùng máy toàn đạc hoặc máy kinh vĩ đặt tại các mốc đã biết tọa độ để 
xác định vị trí công trình. 
- Dùng máy thủy bình đặt tại các mốc đã biết cao độ. Tại các điểm đó cần dựng thẳng đứng 
các mia, còn giữa hai điểm đó đặt máy thủy bình để tạo tia ngắm nằm ngang. Đọc các số trên 
mia tại hai điểm đó, ta xác định được chênh cao giữa hai điểm đó. Từ đó xác định được cao 
độ điểm cần tìm. Trong quá trình đo phải luôn loại trừ các loại sai số do chủ quan. 
- Các thiết bị đo được kiểm định, hiệu chỉnh trong thời gian sử dụng cho phép, đo và đọc số 
hiệu quan trắc phải tiến hành thường xuyên, trong suốt quá trình xây dựng. 
V. TRÌNH TỰ THI CÔNG CỌC XI MĂNG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỘN UỚT. 
1. Công nghệ trộn ướt của Nhật Bản. 
a. Nguyên lý thi công trộn ướt. 
Nguyên lý trộn ướt được miêu tả trong sơ đồ như sau: 
b. Dây chuyền công nghệ. 
c. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều khiển điện tử. 
Nước Ximăng PG (nếu có) 
Hệ thống trộn 
Bồn chứa Bơm 
áp 
lực 
Kiểm soát độ sâu, tốc độ khoan 
Kiểm soát lưu lượng Tạo cọc 
d. Hệ thống thiế át bị điện toán kiểm tra quá trình thi công cọc vữa. 
e. Cấu tạo của mũi khoan cho thi công cọc: 
Sử dụng mũi khoan bao gồm các loại tầng cánh: Tầng cánh xới, tầng cánh Teno 
(cánh tĩnh), tầng cánh đảo trộn để thi công cọc đất gia cố xi măng.Tùy theo địa chất 
từng khu vực nhà thầu sẽ sử dụng mũi khoan cho phù hợp. 
 f. Thông số năng lượng trộn: 
Theo hồ sơ thiết kế để đảm bảo chất lượng cọc đất gia cố đạt yêu cầu khi thi công 
phải đảm bảo năng lượng trộn (số lần trộn trên 1md). 
Số lần trộn trên một mét dài là tổng số lượng tổng cộng các cánh trộn đi qua 1md 
thân cọc và được định nghĩa bằng công thức: 
T = M × ( Nd / Vd + Nu / Vu ) 
Trong đó: 
- M: Tổng số lưỡi trộn 
- Nd: Tốc độ quay khi khoan xuống (vòng/phút) 
- Vd: Tốc độ khoan xuống (m/phút) 
- Nu: Tốc độ quay khi rút lên (vòng/phút) 
- Vu: Tốc độ khoan rút lên (m/phút) 
- T : Năng lượng trộn (Số lần trộn/md cọc) 
Trong quá trình thi công, tùy thuộc vào địa chất công trình, công suất của máy và 
cấu tạo của mũi khoan mà điều chỉnh tốc độ vòng quay của cần khoan, tốc độ đi 
xuống hay rút lên của cánh trộn làm sao đảm bảo được năng lượng trộn đề ra. 
g. Trình tự thi công: 
Bước 1: Đinh vị và đưa thiết bị thi công vào vị trí khoan cọc thiết kế (bằng máy toàn 
đạc điện tử). 
Bước 2: Bắt đầu khoan vào đất, quá trình mũi khoan đi xuống đến độ sâu theo qui 
định thiết kế. 
Bước 3: Bắt đầu bơm vữa theo qui định và trộn đều, tốc độ mũi khoan đi xuống: 
0,5m/phút. 
Bước 4: Tiếp tục hành trình khoan đi xuống, bơm vữa và trộn đều, đảm bảo lưu 
lượng vữa thiết kế. 
Bước 5: Khi đến cao độ mũi cọc, dừng khoan, dừng bơm vữa và tiền hành quay mũi 
ngược lại, rút cần khoan lên, quá t r ình rút lên kết hợp trộn đều 1 lần và nén chặt 
vữa trong lòng cọc, nhờ vào cấu tạo mũi khoan. Tốc độ rút cần khoan lên trung bình: 
1.0m/phút. 
Bước 6: Sau khi mũi khoan được rút lên khỏi miệng hố khoan, 01 cây cọc vữa được 
hoàn thành. Thực hiện công tác dọn dẹp phần phôi vữa rơi vải ở hố khoan, chuyển 
máy sang vị trí cọc mới. 
2. Thi công cọc đại trà. 
Công tác thi công cọc cụ thể như sau: 
- Xác định vị trí cọc cần khoan, hướng khoan và định vị tim cọc. 
- Tiến hành lót thép tấm tạo vị trí đứng cho máy, đưa giá máy vào vị trí chỉ định đối 
chiếu cho thẳng góc và đúng tâm. Khi thi công sai số vị trí cọc phải nhỏ hơn 10cm, sai 
số độ thẳng đứng cọc không quá 1%, sai số đường kính cọc không được lớn hơn 4% 
(trừ trường hợp có trong thiết kế). 
- Tiến hành chạy máy không tải trước rồi từ từ hạ mũi khoan xuống tiến hành khoan. 
* Quy trình hoạt động của máy khoan và lưỡi khoan: 
- Lưỡi khoan gồm 2 phần chính: 
+ Cánh động: Trong khi khoan cánh động xoay theo cần khoan tạo ra momen xoắn 
để đào sâu xuống đất. 
+ Cánh tĩnh: trong khi khoan cánh tĩnh đứng yên, có nhiệm vụ giữ đất ngay tại lưỡi 
khoan đứng yên. 
- Khi thi công cọc đại trà nhà thầu sử dụng loại mũi khoan có 1 tầng cánh xới, 4 tầng 
cánh trộn, 2 tầng cánh Teno, mỗi tầng gồm 2 cánh. 
- Lưỡi khoan có bố trí hệ thống ống dẫn vữa ximăng ở giữa và vữa ximăng được 
bơm ra từ đầu mũi khoan. 
- Hỗn hợp ximăng - nước được đong và trộn đều trong bồn trộn dưới sự điều khiển và 
kiểm soát của máy tính điện tử, dẫn qua cần khoan và phun qua đầu phun ở mũi 
khoan. Lưu lượng phun được điều khiển bằng máy tính gắn trên xe khoan. 
- Trong quá trình thi công thiết bị điện toán được gắn trên xe khoan sẽ luôn hiển 
thị các thông số: C hiều sâu khoan, tốc độ khoan xuống và rút lên, l ư u l ư ợ n g 
phun vữa, t ổ n g số lít vữa phun. Đồng thời hệ thống điện toán sẽ in xuất dữ liệu ra 
máy in theo từng đoạn 0.5m một. 
- Khi thi công cọc nào công nhân lái máy khoan sẽ đánh số cọc theo như trên bản 
vẽ thiết kế, ghi các số liệu về chiều sâu khoan cọc, lượng vữa phun để kỹ thuật có 
thể tổng hợp số liệu và kiểm tra. 
- Hành trình khoan chỉ gồm 1 chu trình, gồm khoan xuống đồng thời phun - trộn, sau 
đó rút lên đồng thời nén ép khối hỗn hợp. Trong trường hợp gặp địa chất cứng, phức 
tạp hành trình khoan xuống có thể chỉ khoan phá sau đó hành tr ...  sau đó mới được thi 
công bình thường. Trong trường hợp không thể khắc phục kịp thời thì phải 
khoan phá bỏ đoạn cọc đã thi công bằng nước và sau đó thi công theo trình tự 
trở lại từ bước ban đầu. 
5. Ghi chép trong quá trình thi công: 
- Loại máy khoan phun. Tọa độ cọc, cao độ đầu cọc 
- Loại và liều lượng xi măng đã sử dụng, hỗn hợp vữa xi măng thiết kế và sử 
dụng. 
- Các thông số chính tối thiểu được in ra cho nhật trình thi công khoan phun tạo 
cọc để kiểm soát chất lượng cọc theo quy định. 
- Những điểm bất thường khi tạo cọc: gặp dị vật khi khoan, sự cố máy móc 
- Độ nghiêng của cần khoan(độ nghiêng của cọc) 
- Cao độ thiết kế mặt đất thi công: Đó là mặt phẳng thiết kế so với mặt địa thế 
thiết kế, cao độ đầu cọc. 
- Thời gian thi công, chiều dài khoan (chiều sâu), khối lượng vữa xi măng 
phun cho từng phân đoạn cọc, tổng lượng vữa xi măng cộng dồn trong quá 
trình thi công. 
- Khu vực, lý trình, vị trí các mẫu khoan kiểm tra chất lượng cọc. 
- Các hồ sơ trên được lập thành hồ sơ thi công cho tất cả các cọc và có xác nhận 
của TVGS. 
VII. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỌC: 
- Khoan lấy mẫu dọc trục thân cọc và thí nghiệm nén có nở hông xác định 
modul biến dạng E50 và cường độ kháng nén có nở hông qu (theo ASTM 
D2166 -01 và AASHTO T208), 
- Thí nghiệm các chỉ tiêu mẫu khoan: Dung trọng tự nhiên, độ ẩm theo TCVN 
4195 - 4202 của mẫu đất gia cố. 
- Thí nghiệm đào lộ đầu cọc thực hiện đến chiều sâu lớn nhất có thể đạt được 
để thị sát và kiểm tra bề mặt trụ, đường kính và lưu giữ hình ảnh thực của 
trụ hình thành trong lớp đất yếu. 
- Thí nghiệm vật liệu xi măng & nước 
Tùy theo tính chất quan trong của công trình, mà các nội dung công tác thí 
nghiệm kiểm tra chất lượng cọc đại trà do TVTK đề ra và Chủ đầu tư phê 
duyệt. Sau đây là đơn cử một số thí nghiệm thường sử dụng: 
1. Khảo sát trên hiện trường, kiểm tra độ chính xác của tài liệu địa chất 
trước khi thi công: 
Làm rõ các yếu tố về địa hình, địa mạo, tính chất cơ lý của nền đất tự nhiên, các tầng 
lớp địa chất, tính chất thủy văn, mực nước ngầm,. qua đó xác định các chỉ tiêu: 
o Địa hình của khu vực đặt công trình. 
o Lát cắt địa chất. 
o Các thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất. 
o Các điều kiện thủy văn, mực nước ngầm. 
o Hồ sơ, tài liệu các công trình lân cận. 
2. Công tác khoan lấy mẫu dọc trục thân cọc và thí nghiệm nén có nở hông xác 
định modul biến dạng E50 và cường độ kháng nén có nở hông qu (theo 
ASTM D2166 -01 và AASHTO T208): 
- Khối lượng khoan lấy mẫu dọc trục thân cọc được kiểm tra là 1% tổng khối 
lượng cọc. 
- Công tác khoan lấy mẫu dọc thân cọc được thực hiện theo tiêu chuẩn 22TCN 
259- 2000. Sử dụng mũi khoan D75 khoan lấy mẫu để nhận được mẫu trong 
phạm vi đường kính từ 50 cm - 72 cm, việc lấy mẫu phải được thực hiện liên tục và 
đủ số liệu thí nghiệm yêu cầu và đại diện đủ các lớp địa chất. Các mẫu khoan sau đó 
được bảo quản nguyên trạng (theo TCVN 2683-1991) và giữ nguyên độ ẩm cho tới 
khi thí nghiệm. Các mẫu nén nở hông được chế bị bởi khuôn mẫu bằng thép có 
chiều cao từ 1,5 -2 lần đường kính mẫu. Mặt mẫu trước khi thí nghiệm phải được 
làm phẳng bằng một lớp hỗn hợp đặc dụng chuyên dùng để tạo phẳng trong thí 
nghiệm nén. Trong quá trình khoan xin lưu ý điểm thí nghiệm phải đảm bảo thực 
hiện trong phạm vi tiết diện cọc. 
Mẫu thí nghiệm lấy tại hiện trường 
- Thí nghiệm nén mẫu có nở hông xác định qu và E50 ở tuổi 28 ngày. Số 
lượng mẫu thí nghiệm cho một cọc phụ thuộc vào chiều dài cọc: Trung bình 1m 
lấy 1 mẫu thí nghiệm. 
- Thí nghiệm xác định dung trọng tự nhiên, độ ẩm tự nhiên của mẫu đất gia cố. 
2. Thí nghiệm đào lộ đầu cọc. 
- Thí nghiệm này được phục vụ cho các đánh giá về năng lực của thiết bị, mức 
độ ổn định của kích thước, tính đồng nhất của vật liệu. 
- Thực hiện đào cho đầu cọc lộ ra ở mức tối đa có thể để quan sát và kiểm tra 
bề mặt cọc, đo đường kính và lưu giữ hình ảnh thực của cọc đã hình thành. 
- Việc chỉ định kiểm tra các cọc đào lộ trên mỗi phân đoạn theo sự chỉ định 
kiểm tra đánh giá của Chủ đầu tư và TVGS. 
3. Thí nghiệm vật liệu xi măng & nước: 
- Thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu: 500 tấn xi măng / mẫu 
- Thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu: 01lần / nguồn 
VII. QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU CỌC XI MĂNG ĐẤT: 
- Công tác quản lý chất lượng phải được thực hiện liên tục trong suốt quá trình thi 
công và sau khi thi công. Sơ đồ quản lý chất lượng như sau: 
Thiết kế 
Thi công 
Nghiệm thu 
Quản lý chất lượng thi công 
Quản lý chất lượng sau thi công 
1. Thông số quá trình trộn 
2. Hàm lượng xi măng 
1. Khoan lấy mẫu 
2. Đào kiểm tra đầu cọc 
- Công tác gia cố đất yếu bằng cọc đất gia cố xi măng sau khi hoàn thành phải 
được nghiệm thu theo đúng các quy định hiện hành của hồ sơ thiết kế yêu cầu 
được phát hành bởi TVTK và phê duyệt của Chủ đầu tư. 
- Sau khi hoàn thành, cần tiến hành kiểm tra, nghiệm thu. Công tác kiểm tra nghiệm 
thu phải thực hiện trước khi thi công các hạng mục kết cấu thượng tầng khác. 
- Tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng công tác thi công cọc đất gia cố xi măng. 
Hạng mục 
kiểm tra 
Tiêu chuẩn chất lượng 
và sai số cho phép 
Tần suất 
kiểm tra 
Phương pháp 
kiểm tra 
Tọa độ tim 
cọc so với 
thiết kế 
±10 cm theo mọi phương 
Kiểm tra toàn 
bộ 100% số 
lượng cọc ngay 
khi định vị 
khoan 
Đo bằng máy trắc 
đạc và thước thép 
Cao độ 
đầu cọc 
Không sai số âm 100% các cọc 
Kiểm tra bằng đo 
trên cần khoan và so 
sánh với cao độ 
mặt đất thi công. 
Chiều dài 
cọc 
Không sai số âm 100% các cọc 
Kiểm tra bằng đo 
trên cần khoan và so 
sánh với cao độ mặt 
đất thi công. 
Độ 
nghiêng cọc 
Không lớn hơn 1 % 100% các cọc 
Đo theo cần khoan 
hoặc bộ phận kiểm 
tra trên máy chủ 
Tỷ trọng vữa 
Không nhỏ hơn 2% so với 
tỷ trọng vữa thiết kế 
Kiểm tra xác 
xuất từng mẻ 
trộn của hệ 
thống định 
lượng 
Cân băng cân tỷ 
trọng 
Cường độ 
chịu nén nở 
hông qu ở 28 
ngày tuổi của 
các mẫu kiểm 
tra 
Giá trị tiêu chuẩn ở 28 ngày 
tuổi đạt yêu cầu ≥0.45Mpa 
Trên các cọc 
khoan kiểm tra 
Nén một trục có nở 
hông trong phòng 
của mẫu khoan 28 
ngày tuổi 
Mô đun biến 
dạng E50 ở 
28 ngày tuổi 
của mẫu kiểm 
tra. 
Giá trị tiêu chuấn ở 28 ngày 
tuổi đạt yêu cầu ≥ 60Mpa 
Trên tất cả 
các cọc khoan 
kiểm tra 
Thí nghiệm trong 
phòng của mẫu 
khoan 28 ngày tuổi 
Đào lộ đầu 
cọc 
Không sai sô âm về 
đường kính cọc, không 
có hiện tượng thân cọc 
không liên tục 
Một cọc cho một 
máy sử dụng thi 
công. TVGS 
và GS Chủ đầu 
tư thống nhất 
chỉ định 
Đo thân cọc bằng 
thước dây, quan sát 
bề mặt thân cọc, 
chụp ảnh chi tiết bề 
mặt thân cọc để lưu 
hồ sơ 
hoàn 
công 
VIII. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG – AN TOÀN GIAO THÔNG , PHÒNG 
CHỐNG CHÁY NỔ & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG. 
1. An toàn lao động: 
1.1. Quy định chung về an toàn lao động: 
Áp dụng theo các quy định hiện hành sau: 
- TCVN 5308 - 1991. Quy phạm kỹ thuật an toàn lao động. 
- TCVN 4086 -1990. Quy phạm an toàn điện trong lao động. 
- TCVN 3147 - 1991. Quy phạm an toàn lao động trong công tác bốc xếp. 
- TCVN 5863 - 1995. Quy phạm về thiết bị nâng - yêu cầu trong lắp đặt và sử dụng. 
- Lãnh đạo đơn vị cử cán bộ chuyên trách về an toàn lao động phổ biến, tổ chức 
lớp học an toàn lao động cho công nhân. Bảo đảm thực hiện đúng chế độ về bảo hộ 
lao động theo quy định hiện hành. 
- Thực hiện các yêu cầu bảo hộ an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị thi công. 
Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của các thiết bị thi công, hướng dẫn an toàn cho 
người vận hành thiết bị. 
- Cùng đại diện bên chủ đầu tư phối hợp thành lập Ban giám sát an toàn lao 
động chung để kiểm tra quá trình thực hiện, thống nhất biện pháp thi công 
đảm bảo an toàn lao động chung. 
- Phải thực hiện đúng về quy định sử dụng lao động theo quy định hiện hành như 
độ tuổi lao động, các giấy chứng nhận đã học tập và đạt yêu cầu về an toàn lao 
động, trang bị đầy đủ các phương tiện, bảo vệ, bảo hộ lao động theo chế độ hiện 
hành. 
- Cấm sử dụng các chất kích thích trước và trong quá trình làm việc (rượu, bia..). 
- Phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết về sơ cứu cấp cứu theo đúng chế độ 
quy định. 
- Công nhân trên công trường phải sử dụng đúng đắn các thiết bị bảo hộ cá nhân 
đã được cấp phát. Thường xuyên kiểm tra lại các điều kiện an toàn trong khu 
vực thi công. 
- Tổ chức mặt bằng tổ chức thi công hợp lý nhằm đảm bảo an toàn khi thi công. 
- Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ trên phạm vi thi công, không được phép 
làm việc ở chỗ thiếu ánh sáng. Bố trí hệ thống đèn báo, biển báo tại các giao lộ 
để đảm bảo an toàn trong khu vực thi công. 
- Cần lập nhật ký về an toàn lao động, ghi rõ đầy đủ tình hình sự cố tai nạn, biện 
pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công. 
- Trên công trường phải có đầy đủ các công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vệ 
sinh cho cán bộ, công nhân trong công trường. 
- Ngoài những quy định chung về an toàn lao động còn có những quy định riêng 
cho từng công tác, hạng mục thi công cần phải phổ biến đến công nhân. 
1.2. Công tác an toàn điện: 
- Công tác gia công tưới nước bảo dưỡng có sử dụng điện phải dùng găng tay 
cách điện. Phải thường xuyên kiểm tra các mối nối dây dẫn điện, phải bố trí các 
thiết bị để phòng hỏa hoạn (máy bơm nước, bình chữa cháy, dụng cụ đựng 
cát..) 
- Công tác an toàn điện trên phạm vi công trường: 
- Bố trí các biển báo nguy hiểm. 
- Kiểm tra sự an toàn của hệ thống điện, các điểm đầu nối, các thiết bị sử dụng 
điện. 
- Dây dẫn phải sử dụng loại dây có vỏ bọc cách điện tốt, bố trí dây dẫn phải 
chú ý đến sự an toàn đi lại của công nhân, người đi lại trong phạm vi công 
trường. 
- Dây dẫn từ vị trí dây nguồn đến từng máy khoan phải được treo trên các trụ 
hoặc dàn đỡ bằng gỗ (có thể di dời theo hướng máy thi công) 
- Thiết bị phải được lắp đặt các bộ phận ngắt mạch quá tải phù hợp. Người và thiết 
bị phải tuân thủ cách xa hàng rào chắn hành lang hạ thế 3m của trạm biến áp. 
- Chỉ người có chuyên môn mới được sửa chữa và xử lý về điện. Khi xử lý sự cố 
điện phải ngắt điện. Thiết bị điện sử dụng điện phải có hệ thống tiếp đất. 
- Khi sử dụng dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén phải được kiểm tra, 
bảo dưỡng, bảo quản chặt chẽ, kịp thời sửa chữa, đảm bảo an toàn trong quá 
trình sử dụng. 
2. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, trật tự an toàn khu vực 
2.1. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp. 
- Sử dụng hệ thống kho bãi như bố trí trong tổng mặt bằng thi công, chất cặn 
chất thải rắn, chất thải lỏng, bùn rác... Đều được thu gom vào một vị trí quy 
định được định kỳ chuyển đến bãi rác. 
- Trong quá trình tổ chức thi công, cán bộ và công nhân viên phải có mặt suốt 
trong quá trình thi công, số người này ở ngay trong các nhà tạm của công 
trường, các sinh hoạt của họ được quản lý chặt chẽ bằng nội quy cụ thể từ khâu 
ăn ở và các sinh họat khác. 
2.2. Đảm bảo trật tự trị an khu vực: 
- Tất cả công nhân viên tham ra thi công công trình đều được đăng ký với cơ 
quan an ninh khu vực, những người có ngủ ngoài công trường được đăng ký 
tạm trú. Công trường có liên hệ chặt chẽ với các cơ quan an ninh và chính 
quyền địa phương(bằng một người chuyên trách) để nắm những phổ biến, 
giám sát việc thực hiện những quy định về đảm bảo trật tự an ninh khu vực và 
xã hội. 
3. Vệ sinh môi trường, tiếng ồn, khói bụi: 
3.1. Vệ sinh môi trường: 
- Trong quá trình thi công sẽ có một lượng lớn số chất thải lỏng như bùn, 
nước thải sinh hoạt... Tất cả những thứ nước này có thể chảy tràn lan trên mặt 
bằng khu vực thi công, dẫn tới làm mất vệ sinh môi trường, có thể đọng thành 
vũng tạo điều kiện cho ruồi muỗi sinh sản và phát sinh dịch bệnh hoặc các 
vấn đề khác, gây trở ngại cho sinh hoạt của mọi người. Do đó tất cả các chất 
thải đều phải thu gom về vị trí quy định với các giải pháp sau: 
+ Xung quanh khu vực thi công phải bố trí hệ thống mương rãnh thoát 
nước tốt, đảm bảo thoát nước trong quá trình thi công, ở các vị trí cần 
thiết của mương rãnh phải bố trí các khu vực thu bùn nước và rác thải. 
+ Trong khu vực thi công phải có nhà vệ sinh phục vụ công nhân 
+ Tổ chức diệt muỗi và côn trùng định kỳ mỗi tháng một lần, đặc biệt chú 
ý các hố nước phải thường xuyên hơn. 
3.2. Tiếng ồn: 
- Trong quá trình thi công sẽ phát sinh tiếng ồn do các xe chuyên chở vật 
liệu, các máy thi công như máy đào, máy khoan cọc ... việc hạn chế tiếng ồn là 
rất cần thiết. 
- Không được bóp còi, rồ ga trong công trường. Phải làm sạch bánh xe và 
gầm xe trước khi ra khỏi công trường hòa nhập vào mạng lưới giao thông 
chung. 
- Phải kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên. 
- Sử dụng dụng cụ chạy động cơ điện thay cho các loại động cơ diezel. 
3.3. Khói bụi và các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường: 
- Khi thi công cần chú ý có nhiều loại vật liệu có thể gây khói bụi độc hại như 
bụi cát, bụi đá, bụi xi măng ... Do đó khi sử dụng các loại vật liệu này cần chú 
ý: 
 + Việc sử dụng cát phải tính sao cho cát bột không bay lẫn vào không khí, bố 
trí xa các khu vực làm việc. 
 + Không để các mẫu thép vụn, đinh thép... vương vãi ra mặt bằng và các khu 
vực khác của dân, để tránh việc dẫm đạp gây xây xước, uốn ván... 
 + Không đốt cháy các loại vật liệu như nhựa đường, vật liệu nhựa.... để tránh 
khói bụi ô nhiễm. 
 + Xung quanh khu vực thi công gần lối đi lại của nhân dân cần được che chắn 
để tránh các vật liệu vương vải, có thể gây tai nạn cho người và phương tiện 
giao thông đi lại trên đường. 
4. Biện pháp phòng chống cháy nổ: 
- Lãnh đạo của đơn vị cử cán bộ chuyên trách về an toàn phòng cháy, chữa 
cháy để xây dựng các tổ chức và kỹ thuật đảm bảo an toàn cháy nổ trong phạm 
vi công trình. Đồng thời, phổ biến các quy định và kỹ thuật phòng cháy chữa 
cháy cho đội ngũ công nhân. 
- Đội ngũ công nhân phải được trang bị kiến thức phòng cháy nổ là một vấn đề 
quan trọng và thiết thực, mọi người đều phải ý thức được việc phòng cháy 
chữa cháy là cần thiết để tránh được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy 
ra. Vì vậy tại công trình phải lập ra phương án cụ thể, để khi có sự cố xảy ra 
có đủ điều kiện kịp thời dập tắt được đám cháy, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt 
hại về người và của. 
- Kiểm tra định kỳ việc tổ chức phòng chống cháy nổ tại công trường. 
- Để ngăn ngừa tình trạng cháy nổ tại công trường cần chú ý một số điểm sau: 
+ Phải bố trí mặt bằng tồ chức thi công hợp lý nhằm các ly các chất rễ cháy 
nổ với môi trường nguy hiểm. 
+ Phải xây dựng đội ngũ phòng cháy nổ ngay tại công trường cũng như 
kết hợp với đội phòng chống cháy nổ tại cơ sở. 
+ Phối hợp chặt chẽ với cảnh sát PCCC trung tâm và khu vực, phòng chống 
và xử 
lý, lập tức khắc phục sự cố. 
+ Phổ biến cho công nhân đang tham gia xây dựng tại công trình về ý thức 
các vật liệu cháy nổ và hiểm họa của cháy nổ có thể gây ra. 
+ Đồng thời có hình phạt nặng đối với những người cố ý đề xảy ra cháy, nổ 
- Tuyệt đối tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ hiện hành. 
- Biện pháp phòng chống cháy nổ với thiết bị áp lực: Các thiết bị áp lực như 
bình ga bình ôxy phải qua kiểm tra, kiểm định và còn thời hạn sử dụng. Công 
nhân sử dụng phải có chứng chỉ nghề nghiệp và tuân theo quy định an toàn 
cháy nổ. 

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_to_chuc_thi_cong_coc_dat_gia_co_xi_mang.pdf