Biểu tượng Neak trong các ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ

TÓM TẮT Neak mang tính đa nghĩa, trong bài viết này để chỉ về rắn thần với một giá trị biểu tượng cao. Có khi nó đồng nhất với rồng, hoặc rắn thần Nāga nhưng đều có uy lực đặc biệt. Trong tôn giáo, tín ngưỡng, Neak mang quyền lực tối thượng, biểu tượng của sức mạnh vũ trụ (thiêng), của sự trường tồn và hạnh phúc. Đề tài Neak gắn nhiều với chùa Khmer Nam Bộ, nó đi cùng lịch sử và phần nào phản ánh tâm hồn của người dân

pdf 5 trang yennguyen 10900
Bạn đang xem tài liệu "Biểu tượng Neak trong các ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biểu tượng Neak trong các ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ

Biểu tượng Neak trong các ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ
62
Thch Nam Phng: Biu tng Neak...
Trong ngôn ngữ của người Khmer có 05 đốitượng được gọi là Neak (có cách ký âm, phátâm) tương đối giống nhau, nhưng nghĩa từ thì
khác nhau hoàn toàn:
- Neak: Là từ dùng để chỉ con vật giống với rắn
được trang trí rất nhiều ở các ngôi chùa của người
Khmer, được người Khmer gọi là rồng hay Nāga;
- Neak (-ta) Dùng để chỉ một nhân vật siêu nhiên
(Neak-ta phum/sroc = Thần trông giữ phum/sroc,
Neak-ta tức = thần cai quản dưới nước (thủy tề,
thủy thần, thủy tinh), Neak-ta phnum = thần cai
quản trên vùng núi (thần núi, sơn tinh);
- Neak: Là từ dùng để gọi chị dâu;
- Neak: Là từ dùng để đếm số lượng người (muôi
Neak = 1 người, pia Neak = 2 người, bây Neak = 3
người...);
- Neak: Cũng là từ dùng để chỉ một người
(không thể đếm) được kính trọng;
Neak/rồng/Nāga (ở tầng nghĩa thứ nhất), một
biểu tượng văn hóa tiêu biểu của người Khmer là
đối tượng nghiên cứu mà tôi trình bày sau đây.
Đối với người Khmer, Neak là cách chung nhất
để gọi một con vật mang tính biểu tượng văn
hóa hình dáng như con rắn hổ mang. Con vật này
được tạo hình từ một đến chín đầu và được trang
trí khắp nơi ở các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng
của người Khmer.
Biểu tượng này có nguồn gốc từ các truyền
thuyết dân gian của người Khmer? Từ tín ngưỡng
bản địa hay du nhập? Từ tôn giáo? Đôi khi ta thấy
biểu tượng Neak còn thể hiện tâm thức của người
Khmer đối với vật tổ (to-tem) của mình qua các
truyền thuyết, phải chăng biểu tượng này là bước
phát triển cao hơn, là một trong những biến thể về
danh xưng và hình tượng của tục thờ rắn đã có từ
lâu đời ở Đông Nam Á?
Người Khmer gọi nó là Neak, nhưng có người
gọi hình tượng này là rắn, thần rắn. Cũng có nhà
nghiên cứu gọi đó là rồng, thần rắn rồng. Một số
nhà khoa học đôi khi lại gọi đó là Naga, rắn thần
Naga... thực sự biểu tượng này là gì? Định danh,
định tính, định hình nó ra sao? là việc rất cần một
nghiên cứu chuyên sâu phân tích một cách hệ
thống và xác định rõ ràng, cụ thể.
1. Định danh
Neak là cách gọi thông dụng của người Khmer
đối với biểu tượng mang hình dáng như một con
rắn lớn được trang trí khắp nơi ở các thiết chế văn
hóa, tôn giáo tín ngưỡng của họ. Từ Neak có nguồn
gốc từ tiếng San-să-krit và tiếng Pali đều là Neak-
Ka, sau này được Khmer hóa thành từ Neak (bỏ bớt
một phụ âm - khi nói). Nhưng với giới chiêm tinh
học của người Khmer thì họ gọi đây là Rôn. Rôn là
một con vật (như con giáp của người Kinh, người
Hoa) dùng để tính năm tuổi tương đương với năm
tuổi Thìn của người Việt.
Theo nhiều trí thức dân gian Khmer cho biết, từ
Neak hay Neak Ka được giới học giả phương Tây gọi
là Nāga. Ban đầu nó là từ của chủng loại Nam đảo,
trong tiếng Malay - Nāga có nghĩa là rồng, trong
BIỂU TƯỢNG NEAK TRONG 
CÁC NGÔI CHÙA KHMER Ở NAM BỘ 
THS. THCH NAM PHuchoaNG
TÓM TẮT
Neak mang tính đa nghĩa, trong bài viết này để chỉ về rắn thần với một giá trị biểu tượng cao. Có khi nó
đồng nhất với rồng, hoặc rắn thần Nāga nhưng đều có uy lực đặc biệt. Trong tôn giáo, tín ngưỡng, Neak mang
quyền lực tối thượng, biểu tượng của sức mạnh vũ trụ (thiêng), của sự trường tồn và hạnh phúc. Đề tài Neak gắn
nhiều với chùa Khmer Nam Bộ, nó đi cùng lịch sử và phần nào phản ánh tâm hồn của người dân.
Từ khóa: biểu tượng; Neak; rắn thần; vật tổ.
ABSTRACT
Neak has multi-meanings, and mentions this snake god with highly symbolic value. Sometimes it is seen as
dragon or Nāga snake, but all have special power. In religion and belief, Neak has mighty power, the symbol of
universe power, longevity and happiness. Neak topic mostly attaches to Southern Khmer people, and it goes
along with history, reflect the mentality of the people.
Key words: symbol; Neak; snake god; totem.
tiếng Indo - Nāga cũng để chỉ rồng hoặc một loại
rắn lớn và ngay cả tiếng Nhật - Nāga có nghĩa là
rồng (long).
Theo Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới: Vua -
Rồng là một vị vua của các Nāga. Nhưng nó cũng là
Long - Mã của vua Phục Hy (thuộc dương), “đồng
nhất với ngựa, với sư tử”. Do đó, rồng ở phương
Đông, ngoài hình dáng như một con rắn thì có
thêm bộ lông cổ như một bờm của sư tử, ngựa. Với
một số nước phương Tây, thì hình tượng rồng lại
được kết hợp với đôi cánh của loài chim nào đó...
Trong mục từ Rắn, Từ điển biểu tượng văn hóa
thế giới cho biết: Con rắn “biểu trưng cho sự phát
triển”, “là kẻ nâng và đảm bảo sự ổn định của thế
giới” và khẳng định: “Đôi khi những kẻ cõng thế
giới là những con voi, bò đực, rùa, cá sấu..., nhưng
đấy chỉ là vật thay thế hay bổ sung có hình dạng
hoang dã cho rắn, trong chức năng đầu tiên của nó.
Cho nên từ tiếng Phạn Nâga (=Nāga) vừa có nghĩa
là voi vừa có nghĩa là rắn”.
Theo Từ điển Tôn giáo thế giới giản yếu thì Nāga
là một từ tiếng Phạn (San-să-krit) có đến bốn
nghĩa khác nhau, nhưng trong đó có hai nghĩa cần
được quan tâm: “1. Theo thần thoại Ấn Độ, Nāga
vừa là con rắn vừa là con voi, những (nhất là) con
rắn thần thoại. Đôi khi Nāga là sinh vật nửa người
nửa rắn (...) 2. Trong Phật giáo, Nāga là nhân vật
nửa người, nửa thần thánh. Mahānāga (Đại Xà) là
tên của đức Phật và tất cả những ai đã vượt xa sự
tái sinh. Trong Phật giáo Tây Tạng, Nāga là các
thủy thần bảo vệ các kinh Phật cho đến khi con
người sẵn sàng tiếp nhận chúng (...)”.
Nāga (theo cách thể hiện của Từ điển biểu tượng
văn hóa thế giới - TNP) là con rắn bảy đầu, mà hình
tượng ta thấy được thể hiện nhiều nhất ở đền
Angkor Thom (Cămpuchia). Đối với người Khmer,
Nāga là biểu tượng của cầu vồng, được xem như
một chiếc cầu thần diệu của lối vào xứ sở của các
thần linh. Trong đền thờ này, nổi tiếng nhất ở Đông
Nam Á, ta thấy ở cửa Nam mấy vị thần nắm chặt lấy
một đầu con Nāga, nó cuộn mình một cách tượng
trưng xung quanh núi Meru (núi thiêng, hay ở Ấn
Độ mà ngôi đền này được coi như một biểu trưng),
đuôi nó ở phía bên kia, ở cửa Bắc lại bị mấy quỷ túm
lấy, thần và quỷ luân phiên nhau kéo con rắn về
phía mình và có thể làm xoay vòng hòn núi ở giữa,
đánh nước biển lấy thức ăn thần. Các vua chúa
Khmer luôn được ví với thần Vishnu đánh kem
khuấy biển sữa làm nảy sinh Amrita, hay là sự sung
mãn. Những động tác cọ xát của con rắn quấn
quanh ngọn núi thiêng do ma sát mà tiết ra sự
phồn thịnh. Tín ngưỡng Khmer rất đề cao biểu
tượng đánh kem biển sữa, từ đấy mà xuất hiện các
Apsara và thế giới của các hiện tượng.
Vả lại, Nāga, cũng như rắn Python, là biểu tượng
của cái mõm nuốt vào rồi lại khạc ra mặt trời hoặc
con người, ở hai đầu chân trời, và, như vậy, nó là
một biểu tượng mang tính thụ pháp của sự chết đi
và sống lại. Trong các truyền thuyết vừa được nhắc
đến ta lưu ý đến trục Bắc - Nam và Nāga thường có
bảy đầu, đây là một biểu tượng tổng thể con người.
Nó hay được khắc hình ở Ấn Độ, ở chân những cầu
thang chính dẫn lên các tháp thờ (Stûpa), điều này
làm cho nó gần gũi với hình ảnh mõm cá sấu được
tạc ở chân cầu thang các kim tự tháp của người
Maya ở Trung Mỹ.
Theo Lương Ninh: “Angko: Nagara: Nước, Quốc
gia”, như vậy Angko = Nagara = Nước (Quốc gia)?
Nếu truy về từ nguyên của từ Nước (= Quốc gia,
theo cách ký âm của hệ thống chữ quốc ngữ Việt
Nam) thì Quốc gia = đất nước = (việc định vị) vùng
đất + vùng nước. Như vậy Naga còn có nghĩa là
Nước, với nghĩa gốc là vật thể nước. Theo đó, khi
người Khmer đến quốc đô (Nagarapura) của Phù
Nam và họ gọi nơi đây là Angkor Borei (đây là cách
gọi khác của Nagarapura, theo âm của người
Khmer). Ở đây, ta thấy rõ Nāga có liên quan mật
thiết đến nước.
Những năm gần đây, trong nhiều bài viết, một số
tác giả đều cho rằng: Rồng/Neak chính là rắn Nāga
hay là rắn thần Nāga, nhưng rất tiếc cụm từ rắn Nāga
hay rắn thần Nāga lại chưa được quan tâm làm rõ về
nguồn gốc, ý nghĩa của nó. Về mặt ngữ nghĩa, đối
với người Khmer Nam Bộ, rắn được gọi là Pos, đây là
một con vật có thật, nó hiện hữu cụ thể trong đời
sống của người Khmer Nam Bộ, và Nāga là rồng. Tức
là người Khmer Nam Bộ có sự phân biệt một cách rõ
ràng giữa Rắn và Rồng. Như vậy cách nói: Rắn Nāga
hay rắn thần Nāga có nghĩa là rắn rồng hay thần rắn
rồng? Đây là một cách nói tối nghĩa.
Trong nhiều tài liệu của học giả trong nước và
trên thế giới vẫn thường đồng nhất giữa Nāga
(Nāga của Ấn Độ), Neak (hay Niek của người Khmer
Nam Bộ, người Campuchia), Nak (của người Thái
Lan)... là rắn. Nhưng đây là một con rắn lớn đến
khác thường, có uy lực mạnh mẽ, chi phối mạnh
đến đời sống văn hóa của xã hội, của dân tộc chứa
đựng nó. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi
có trích dẫn một số tài liệu của các tác giả trong và
ngoài nước, như: Chu Đạt Quan, Trần Minh Hường,
S 3 (52) - 2015 - Di sn v	n h‚a v
t th
63
64
Thch Nam Phng: Biu tng Neak...
Hứa Sa Ny, Phan Anh Tú đôi khi có một số tài liệu
được các tác giả định danh biểu tượng này là rắn,
rắn thần, Nak... thì ở đó được chúng tôi hiểu là Neak.
Bởi, với người Khmer thì con rắn và
Neak/Rồng/Nāga là hai con vật cơ bản khác nhau.
Như vậy, Neak (= Nāga) là con vật tương tự như
con rồng của người Việt, người Hoa đều là biến thể
về mặt tạo hình của con rắn lớn, có uy lực đặc biệt,
đó là con vật lai giữa con rắn với một số con vật
khác trong quá trình nhận thức thế giới của con
người. Trần Minh Hường cho biết, trong văn hóa
của người Pakistan, nếu có con rắn nào 100 năm
không gặp được con người thì con rắn đó sẽ thành
rắn chúa, 200 năm không gặp con người thì sẽ
thành rồng, 300 năm không gặp người thì sẽ biến
thành nàng tiên nữ. 
Thiết nghĩ, để thống nhất, đề nghị được định
danh linh vật này là Neak như đồng bào Khmer vẫn
thường gọi. Hoặc có thể gọi Nāga theo cách phiên
âm La-tinh đã được sử dụng rộng rãi. Hay cũng có
thể gọi là rồng, nhưng có sự phân biệt với con rồng
của người Việt, Hoa, rồng của phương Tây và các
dân tộc khác.
2. Định tính
Tìm hiểu biểu tượng Neak trong tôn giáo, tín
ngưỡng, nghi lễ và huyền thoại của người Khmer
Nam Bộ, chúng ta thấy rõ lớp văn hóa tín ngưỡng
Bà-la-môn vẫn còn tồn lưu rõ nét. Bà-la-môn là một
tôn giáo sơ khai, được người Ấn Độ (kể cả cổ xưa và
ngày nay) và các dân tộc chịu sự ảnh hưởng của
quá trình Ấn Độ hóa ở Đông Nam Á tiếp thu một
cách khá trọn vẹn. Với người Khmer, hầu hết họ
biết đến tôn giáo này nhưng chỉ biết tên gọi là như
vậy chứ không biết được nhiều hơn, không hiểu rõ
về hệ thống lý thuyết cũng như tổ chức của tôn
giáo, tín ngưỡng này. Nhưng họ cũng cho rằng, Bà-
la-môn tuy không còn tồn tại chính thức như một
tôn giáo, nhưng hầu hết các lễ tiết, quan niệm, tâm
thế ứng xử trong văn hóa phi vật thể của người
Khmer đều mang trong mình dáng dấp của lớp tín
ngưỡng này khá rõ, trong đó có cả biểu tượng
Neak đều là dấu vết còn lại của loại hình tôn giáo,
tín ngưỡng này.
Với một số ý kiến khác, thì Neak được hình
thành từ những hạt bụi của vũ trụ, trường tồn mãi
mãi và chỉ sống ở cõi tiên, luôn đem lại nguồn sống
hạnh phúc cho con người, che chở con người khỏi
bị ngập úng trong biển nước khi bị lũ lụt. Đó còn là
biểu tượng của quyền năng, sức mạnh thiêng vĩnh
cửu của vũ trụ.
Cũng có ý kiến cho rằng: Neak là một biểu
tượng đặc biệt, với ý nghĩa của nó là mọi sự vật hiện
tượng trong vũ trụ sau khi đã bị hủy diệt chỉ còn lại
mình nó trường tồn, nó tượng trưng cho sự chiến
thắng và hạnh phúc. Neak tượng trưng cho các vị
thần tối thượng của mình (Si-va, Brahma và Visnu).
Neak còn được dùng để biểu trưng cho bảy tinh tú
trong thái dương hệ và sức mạnh của thiên nhiên
cũng như sức mạnh của các thế lực siêu nhiên.
Trong tín ngưỡng to-tem, Neak còn được xem
là tổ tiên của tộc Khmer qua truyền thuyết về sự
phối ngẫu giữa Preak Thôn, con trai thần mặt trời
và nàng Neak, con gái vua rắn (Neak Kret). 
Trong Phật giáo thì Neak được chỉ về các vị Phật
thời quá khứ và các nhà tu hành khác đạt thành
chánh quả. Neak còn là con vật bảo vệ đạo pháp
(hộ pháp) vì nó đã cuộn mình thành bệ ngồi và
dùng đầu làm thành “chiếc ô” che cho đức Phật khi
Ngài tọa thiền, nó đại diện cho Tam bảo, cho năm
vị Phật trong thế gian, cho ngũ giới của đức Phật
mà những người có đức tin học tập làm theo
Người Khmer Nam Bộ mặc nhiên chọn biểu
tượng Neak làm “vật mẫu” để nói lên chủ thể của
vùng địa - văn hóa. Ở vùng địa - văn hóa Nam Bộ,
nơi con người cùng với thiên nhiên hòa quyện,
chung sống. Con người mong muốn sống chung
với thiên thiên, khai thác thiên nhiên, thậm chí
muốn chiếm đoạt nó. Nhưng họ cũng cảnh báo
rằng, nếu khai thác không phù hợp quy luật thì
họ sẽ nhận lấy sự phản kháng của thiên nhiên và
con người phải trả giá hành vi của mình. Một
thông điệp khác từ văn học dân gian cho biết vì
sao người Khmer Nam Bộ luôn tin tưởng vào đức
Phật, xem Phật giáo là dân tộc giáo của mình, họ
luôn hướng tâm về với ngôi chùa trong mọi hoạt
động trong đời sống văn hóa, xã hội. Đó là sự
trong sạch về tâm hồn sẽ khiến con người an lành
trong đời sống.
Trong đời sống văn hóa xã hội của người Khmer
Nam Bộ có rất nhiều nghi thức lễ hội, trò chơi được
bắt nguồn từ biểu tượng Neak. Đó là kết quả mà
biểu tượng Neak thực hiện các chức năng vốn có
của mình.
3. Định hình
Nghệ thuật tạo hình là một thành tố vô cùng
quan trọng trong văn hóa của người Khmer Nam
Bộ. Ở các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng của mình, nghệ
thuật tạo hình từ tranh vẽ, điêu khắc, tạc tượng
đều được nghệ nhân người Khmer Nam Bộ thể hiện
trau chuốt kỹ lưỡng. Nhận thức được giá trị của
nghệ thuật tạo hình, người Khmer Nam Bộ đã để cả
tâm hồn, trái tim mình, dân tộc tính của mình vào
từng nét vẽ, cho nên trong từng bức bích họa, từng
ngôi kiến trúc, việc thể hiện màu sắc, hoa văn đều
toát lên “bản sắc” riêng có của người Khmer, không
thể lẫn lộn với bất kỳ một dân tộc nào khác.
Với người Khmer Nam Bộ, họ phân biệt rạch ròi
giữa con rắn và Neak/rồng. Con rắn thường được
các nghệ nhân tạo hình cân đối, nếu có mang (như
rắn hổ mang) thì phần mang được tạo hình bắt đầu
từ dưới phần đầu của con rắn; Neak thì được tạo
hình có mình như loài rắn, thân hình mập, có vẩy
lớn, nếu có mang thì phần mang được tạo hình bao
trùm cả phần đầu của Neak, nếu Neak có nhiều đầu
thì phần mang này là phần liên kết các đầu đó lại
với nhau. 
Đối với người Khmer, Neak được xem như là
một linh vật, do đó biểu tượng Neak được người
Khmer sử dụng phổ biến trong nghệ thuật kiến
trúc, điêu khắc. Qua khảo sát một số chùa và các
kiến trúc thành phần trong phạm vi đã giới hạn,
chúng tôi nhận thấy, người Khmer Nam Bộ
thường sử dụng các loại hình tranh truyện, hoa
văn trang trí và nghệ thuật điêu khắc để thể hiện
biểu tượng Neak.
Các nghệ nhân dùng các loại hình đó để thể
hiện Neak bằng nhiều motif khác nhau trên chất
liệu đá, gỗ, xi măng để đạt được hiệu quả mỹ
thuật ứng dụng nhất định. 
Nhưng dầu cho nghệ nhân có dùng loại hình
nào, motif nào, chất liệu nào để thể hiện thì vẫn
đảm bảo được vị trí trang trọng nhất định vốn có
của nó. Nói chung biểu tượng này chỉ được dùng
trang trí ở những thiết chế văn hóa, tôn giáo, tín
ngưỡng của người Khmer. Việc tạo hình Neak ở các
công trình kiến trúc nhà ở rất ít khi được sử dụng,
nếu có thì chỉ được trang trí ở bàn thờ Teuvođa
trước nhà. 
Cụ thể, biểu tượng Neak thường được trang trí
tạo hình một cách hoành tráng nơi đầu cầu thang,
hành lang, trên các cột, kèo của chùa, giữa hồ sen,
trên các bức phù điêu hay bên cạnh tượng Phật
Thích Ca.
Từ cơ sở trên, có thể khẳng định, hình tượng
Neak trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ là
một biểu tượng văn hóa được định hình, định tính,
định danh rõ ràng. Chúng tôi thấy rằng, đây là một
biểu tượng mang trong mình nhiều lớp văn hóa
khác nhau. Nhưng những lớp văn hóa đó cơ bản
hòa quyện lẫn nhau tạo nên một dấu ấn đặc biệt
trên vùng đất Nam Bộ. Để rồi, trải qua lịch sử, nó vẫn
cứ tồn tại hằng ngày trong tâm thức và trong từng
hình thức biểu hiện cụ thể ở nghệ thuật trang trí.
Thứ nhất, biểu tượng Neak mang trong mình
màu sắc Bà-la-môn giáo một cách sâu đậm. Lớp Bà-
la-môn giáo này được du nhập từ Ấn Độ, tuy rằng
đã dần được thay thế bằng đạo Phật, nhưng những
giá trị mà nó để lại cho dân gian vẫn còn đó như
những giá trị tồn lưu (không phải tàn dư) mà biểu
tượng Neak là một minh chứng. Từ những truyền
thuyết, huyền thoại như Ramayana rồi Khuấy động
biển sữa, người Khmer Nam Bộ đã bản địa hóa
chúng thành sản phẩm của riêng mình, biến nó
thành những giá trị cơ bản trong tổng thể các giá trị
văn hóa của người Khmer Nam Bộ.
Thứ hai, người Khmer Nam Bộ là một tộc người
có mặt từ lâu trên vùng đất Nam Bộ này, qua các
biến cố lịch sử cho đến ngày nay, người Khmer Nam
Bộ luôn luôn là chủ thể của văn hóa bản địa nơi đây. 
Người Khmer Nam Bộ quanh năm phải bươn
trải, sinh sống dưới những tán rừng ngập, di chuyển
trên sông rạch. Trong tâm thức của họ, con rắn luôn
là một con vật đặc biệt. Nó có thể di chuyển nhanh
chóng trên sông nước cũng như trên cạn. Nó là con
vật tiêu biểu cho vùng sông nước, ngập úng này.
Do đó, người Khmer Nam Bộ cho rằng nó là vật tổ
của mình cũng là điều tất yếu.
Thứ ba, với đạo Phật, Neak luôn là một linh vật
thần thông quảng đại. Nó cũng có uy lực to lớn
S 3 (52) - 2015 - Di sn v	n h‚a v
t th
65
Neak 7 u - uhoasacnh: TŸc gi
66
Thch Nam Phng: Biu tng Neak...
trong việc bảo vệ đức Phật, bảo vệ đạo pháp. Lớp
văn hóa này theo chân các nhà sư cũng được du
nhập từ Ấn Độ vào. Nó được người dân Khmer
Nam Bộ tiếp thu và hòa quyện một cách tự nhiên
vào lớp văn hóa tín ngưỡng Bà-la-môn, lớp văn
hóa bản địa trở thành một lớp văn hóa mang sắc
thái riêng có của họ.
Thứ tư, trong các hình thái biểu hiện của văn
hóa phi vật thể khác thì biểu tượng Neak cũng
được thể hiện khá rõ.
Với đồng bào Khmer Nam Bộ, lịch sử đã để lại
dấu ấn đặc biệt khi khai hoang lập ấp. Hình tượng
con rắn nhanh nhạy khi luồn lách trên đồng nước
mênh mông thường xuyên khắc sâu vào tâm trí họ.
Và, họ đã phát kiến vào chiếc ghe Ngo mang dáng
dấp của con rắn. Qua khảo sát cho thấy, chiếc ghe
Ngo và lễ hội đua ghe Ngo là sản phẩm văn hóa đặc
thù của người dân Khmer Nam Bộ. Trong phong tục
xây nhà hoặc xây dựng một công trình lớn, như
chánh điện, đền, tháp, người Khmer thường có
tâm niệm là phải chọn đất, nơi được cho là đất đai
của Neak và trước khi vào ở, một tập tục được người
Khmer thực hiện cho đến ngày nay, đó là phải cúng
Krong pe li tức là cúng Neak có tên Pe li để cầu xin
sự bình an từ Neak. Trong lễ cưới của người Khmer,
theo phong tục xưa, ngày thứ hai của lễ cưới cũng
có nghi thức lễ cúng Krong Pe li để cầu xin sự tốt
lành và hạnh phúc cho lứa đôi. Bên cạnh đó, vào
ngày cưới cuối cùng (ngày thứ ba) có một nghi thức
để kết thúc lễ, đó là lễ nhập phòng. Theo nghi thức
này, khi cô dâu, chú rể bước vào phòng của cô dâu
(nghi thức này được tổ chức tại nhà gái - dấu ấn
mẫu hệ) thì cô dâu phải đi trước, chú rể cầm khăn
choàng hay vạt áo choàng đi theo sau. Nghi lễ này
bắt nguồn từ truyền thuyết “Pres Thôn, Neang
Neak”. Trong tang lễ, khi người thân trong gia đình
sắp mất, người Khmer Nam Bộ phải mời các vị sư
hoặc Achar Dù-ky đến đọc kinh Apithom để
nguyện cho người chết được ra đi thanh thản,
không bận tâm đến thế tục và mong sớm siêu sinh
về cõi Niết bàn. Trong nghi lễ xuất gia để thành
Tăng, mọi người gọi người con trai đó là Neak.
Người Khmer giải mã các giấc mơ - Khi mơ thấy
Neak, người Khmer Nam Bộ cho rằng thường đó là
điềm tốt, khi mơ thấy rắn thì đó là điềm không may
mắn và có liên quan đến tình dục.
Người Khmer Nam Bộ với những lớp văn hóa
như trên đã định hình biểu tượng văn hóa của
mình. Biểu tượng đó, Neak, luôn là một linh vật có
ý nghĩa đặc biệt. Ý thức được điều đó, họ đã thể
hiện linh vật biểu tượng này ở khắp nơi bằng nghệ
thuật tạo hình
Như vậy, có thể khẳng định, biểu tượng Neak là
một biểu tượng tiêu biểu của người Khmer Nam Bộ.
Với kết quả nhận dạng và giải mã biểu tượng Neak
trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ như trên,
chúng ta thấy rằng, cần phải có phương pháp thích
hợp để gìn giữ và phát huy nhằm bảo tồn nguyên
vẹn các yếu tố gốc, góp phần duy trì sự thống nhất
trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam./.
T.N.P
Tài liệu tham khảo:
1- Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
2- Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2005), Tôn
giáo - Tín ngưỡng của cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long,
Nxb. Phương Đông, Cà Mau.
3- Cao Huy Đỉnh (1993), Văn hóa Ấn Độ, Nxb. Văn hóa, H.
4- Phạm Thị Phương Hạnh (chủ biên), Lương Minh Hinh,
Vũ Thống Nhất, Huỳnh Công Tín (2011), Văn hóa Khmer Nam Bộ
Nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia-
Sự thật, H.
5- Trần Minh Hường (2011), Luận án tiến sĩ ngành Ngữ văn:
Hình tượng rắn trong truyện cổ dân gian Việt Nam, Học viện Khoa
học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
6- Ju Lotman - Trần Đình Sử dịch (2012), “Biểu tượng trong
hệ thống văn hóa”, 
tuc/p0/c7/n11198/Bieu-tuong-trong-he-thong-van-hoa.html.
7- Hứa Sa Ny (2013), Báo cáo khoa học Bảo tồn, phát huy tác
dụng về hệ thống hoa văn trang trí trong các ngôi chùa Khmer
tỉnh Bạc Liêu, Bạc Liêu.
8- Chu Đạt Quan (Hà Văn Tấn dịch 2006), Chân Lạp phong
thổ Ký, Nxb. Thế Giới, TP. HCM.
9- Phan Anh Tú (2005), “Văn hóa rắn trên vùng đất nay là
Thái Lan”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn TPHCM.
10- Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân Kỳ và Đỗ Văn Nhung
(1982), Lịch sử Campuchia từ nguồn gốc đến ngày nay, Nxb. Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, H.
11- Viện Văn hóa (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc
Khmer Nam Bộ, Nxb. Tổng hợp Hậu Giang, Hậu Giang.
12- Viện văn hóa (1993), Văn hóa người Khmer đồng bằng
sông Cửu Long, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
13- Chuôl Nak (1968), Từ điển tiếng Khmer (tập I, II), Édition
De L’Istitut Bouddhique, Campuchia.
14- Thoanh Hinh (2009), Từ điển chiêm tinh, Nxb. Angkor,
Campuchia.

File đính kèm:

  • pdfbieu_tuong_neak_trong_cac_ngoi_chua_khmer_o_nam_bo.pdf