Các đặc điểm bên trong công ty tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của các đặc điểm bên trong công ty đến chất lượng thông

tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình Dechow

và cộng sự (1995) đo lường dồn tích bất thường đại diện chất lượng thông tin báo cáo tài chính.

Kết quả hồi quy đa biến cho thấy có 6 biến đại diện đặc điểm bên trong công ty có tác động ngược

chiều với dồn tích bất thường là BDIND, BDSIZE, BDEXP, OWNER, LEV, CFO và biến SIZE có

mối tương quan cùng chiều với chất lượng báo cáo tài chính. Đồng thời kết quả nghiên cứu chưa

tìm thấy bằng chứng chứng minh mối tương quan giữa BDMEET, CEODUAL, ACEXP, WOMAN.

Ngoài ra, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng

cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam

pdf 13 trang yennguyen 6120
Bạn đang xem tài liệu "Các đặc điểm bên trong công ty tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các đặc điểm bên trong công ty tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Các đặc điểm bên trong công ty tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 58, 08/2020
27
CÁC ĐẶC ĐIỂM BÊN TRONG CÔNG TY TÁC ĐỘNG ĐẾN 
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH: 
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
THE INTERNAL CHARACTERISTICS THAT EFFECT THE 
QUALITY OF FINANCIAL STATEMENT INFORMATION: 
EMPIRICAL EVIDENCE IN VIETNAM
Ngô Nhật Phương Diễm, Phan Thị Huyền, Trần Thị Nguyệt Nga1
Ngày nhận bài: 15/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 31/10/2019 Ngày đăng: 05/08/2020
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của các đặc điểm bên trong công ty đến chất lượng thông 
tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình Dechow 
và cộng sự (1995) đo lường dồn tích bất thường đại diện chất lượng thông tin báo cáo tài chính. 
Kết quả hồi quy đa biến cho thấy có 6 biến đại diện đặc điểm bên trong công ty có tác động ngược 
chiều với dồn tích bất thường là BDIND, BDSIZE, BDEXP, OWNER, LEV, CFO và biến SIZE có 
mối tương quan cùng chiều với chất lượng báo cáo tài chính. Đồng thời kết quả nghiên cứu chưa 
tìm thấy bằng chứng chứng minh mối tương quan giữa BDMEET, CEODUAL, ACEXP, WOMAN. 
Ngoài ra, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng 
cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam.
Từ khóa: Chất lượng thông tin báo cáo tài chính, dồn tích bất thường, đặc điểm bên trong công ty.
Abstract
This study aims to assess the impact of the internal characteristics to the quality of financial 
reporting information of the listed company in Vietnam. Research using model Dechow et al (1995) 
Measuring the accrual anomaly represents the quality of financial statement information. Results 
of multiple regression showed that 6 variables representing characteristics within the company 
impact the opposite the accrual anomaly BDIND, BDSIZE, BDEXP, OWNER, LEV, CFO and 
SIZE correlated the same way with the quality of financial reporting information. At the same 
time research results have not found evidence of the correlation between BDMEET, CEODUAL, 
ACEXP, WOMAN và the quality of financial reporting information. In addition, the results of 
the study, the authors also suggest some policy implications to enhance the quality of financial 
reporting information in the listed company in Vietnam.
Keywords: The quality of financial reporting information, accrual anomaly, the internal 
characteristics.
____________________________________________________
1 Trường Đại học Tài chính - Marketing
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 58, 08/2020
28
lượng khi có đầy đủ 4 đặc điểm “thích hợp, 
đáng tin cậy, nhất quán, có thể so sánh được” 
IASB lại cho rằng CLTTBCTC thỏa mãn khi 
đạt các đặc điểm chất lượng sau “có thể hiểu 
được, đáng tin cậy, có thể so sánh được, thích 
hợp”. Vì quan điểm về CLTTBCTC khác nhau 
nên theo quan điểm hội tụ thì CLTTBCTC gồm 
các đặc điểm “thích hợp, trình bày trung thực, 
có thể so sánh được, có thể kiểm chứng, tính kịp 
thời và có thể hiểu được”. Trong khi đó tại Việt 
Nam, trong chuẩn mực kiểm toán VAS 21- Lập 
và trình bày BCTC, cho rằng CLTTBCTC gồm 
các đặc điểm “trung thực, khách quan, đầy đủ, 
kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh”.
Khái niệm dồn tích bất thường
Dựa trên nguyên tắc cơ sở dồn tích của kế 
toán thì lợi nhuận đạt được trong một kỳ sẽ bao 
gồm lợi nhuận thu bằng tiền và lợi nhuận dồn 
tích. Lợi nhuận thực thu bằng tiền được tính dựa 
vào doanh thu thực thu bằng tiền trừ chi phí đã 
thực chi bằng tiền. Lợi nhuận dồn tích chính là 
hiệu số giữa doanh thu bán chịu và chi phí chưa 
thực chi bằng tiền như chi phí trích trước, chi 
phí khấu hao, chi phí dự phòng phải trả, chi phí 
trả trước, các khoản dự phòng giảm giá, đã 
phát sinh trong kỳ kế toán và đây là khoản lợi 
nhuận mà nhà quản lý (NQL) có thể tác động 
thông qua khoản lập dự phòng giảm giá, gia 
tăng công nợ bán chịu, thay đổi thời gian khấu 
hao... Với mục tiêu thay đổi lợi nhuận, NQL tác 
động đến sự chênh lệch giữa dòng tiền thực tế 
tại doanh nghiệp và lợi nhuận, tạo ra các khoản 
dồn tích bất thường (Discretionary Accruals- 
DA) trên báo cáo tài chính. Như vậy, dồn tích 
bình thường là những khoản dồn tích được thực 
hiện đúng theo nguyên tắc của kế toán, dồn tích 
bất thường là những khoản dồn tích do NQL tạo 
ra để làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.1.2. Phương pháp đo lường CLTTBCTC
CLTTBCTC được đo lường thông qua thành 
phần cấu tạo của BCTC (Jones, 1991; Dechow 
và cộng sự, 1995; Dechow và Dichev, 2002; 
Schipper và Vincent, 2003; Kothari và cộng sự, 
2005; Yoon, 2006). Có ba hướng nghiên cứu đo 
lường CLTTBCTC: (1) đo lường CTTTBCTC 
1. Giới thiệu
Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu 
ích về tình hình tài chính, kinh tế, dòng tiền và 
các thông tin khác cho các đối tượng sử dụng 
thông tin nhằm đưa ra quyết định phù hợp 
(Mackenzie và cộng sự, 2012). Cung cấp một 
báo cáo tài chính (BCTC) có chất lượng sẽ làm 
gia tăng hiệu quả đầu tư (Biddle và Halary, 
2006). Vì vậy, chất lượng thông tin báo cáo tài 
chính (CLTTBCTC) được nhiều nhà nghiên 
cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên 
trên thực tế, có khá nhiều sự kiện liên quan 
đến việc cung cấp BCTC kém chất lượng, và 
đã gây hậu quả nghiệm trọng đến nền kinh 
tế, làm tổn thất hàng tỷ USD, hàng ngàn lao 
động mất việc và thị trường tài chính chao đảo 
như Enron, WorldCom, Olympus, Toshiba... 
Tại Việt Nam cũng có nhiều vụ việc xảy ra 
tác động không nhỏ đến nền kinh tế (Trần Thị 
Giang Tân, 2009) và ảnh hưởng đến niềm tin 
của công chúng vào CLTTBCTC của các doanh 
nghiệp như Bibica, công ty Cổ phần Bông 
Bạch Tuyết, công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ 
Gỗ Trường Thành. Từ thực trạng trên đã làm 
dấy lên mối lo ngại về CLTTBCTC, nhiều số 
liệu trên BCTC đã có sự sai lệch trước và sau 
kiểm toán. Nguyên nhân xuất phát từ việc các 
CTNY chưa xây dựng được cơ chế giám sát 
hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và phát hiện các 
gian lận cũng như sai sót trong quá trình lập và 
công bố BCTC. Từ những vấn đề này, tác giả 
cho rằng việc nghiên cứu, phát hiện, đo lường 
CLTTBCTC và xác định các nhân tố tác động 
tới CLTTBCTC là cần thiết về mặt lý luận khoa 
học và ứng dụng thực tế. Vì vậy bài viết này đề 
cập đến tác động của các đặc điểm bên trong 
công ty đến CLTTBCTC trong nghiên cứu này.
2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết 
2.1.1. Các khái niệm
Khái niệm chất lượng thông tin báo cáo 
tài chính
Có khá nhiều quan điểm về CLTTBCTC, 
điển hình FASB cho rằng một BCTC đạt chất 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 58, 08/2020
29
thông tin giữa nhà đầu tư và NQL, giữa NQL 
và cổ đông, đó là sự khác biệt về lượng thông 
tin nắm giữ giữa các bên (Kaplan và Atkinson, 
1998). NQL có thể công bố thông tin không 
đúng để có được chế độ lương thưởng tốt hơn, 
thu hút vốn đầu tư. Yêu cầu giảm thiểu sự bất 
đối xứng thông tin và cung cấp thông tin minh 
bạch trở thành vấn đề gây tranh cãi hiện nay 
trong việc lập BCTC (Collin và cộng sự, 2009). 
Vì vậy, các nghiên cứu về chất lượng thông tin 
BCTC xuất phát từ sự khác biệt thông tin nhận 
được của các nhà quản lý và nhà đầu tư nên 
những DN có quy mô lớn và khả năng sinh lời 
cao muốn thu hút vốn đầu tư để thực hiện dự án 
sẽ cung cấp tín hiệu là CLTTKT trên BCTC sẽ 
cao hơn các DN khác.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng: Theo 
Akerlof (1970) thông tin bất cân xứng xảy ra 
khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn 
hoặc có thông tin tốt hơn một bên khác. Điển 
hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn 
so với người mua và ngược lại. Trên TTCK, 
hiện tượng bất cân xứng thông tin xảy ra khi DN 
công bố thông tin, công bố BCTC không đáng tin 
cậy hoặc kém chất lượng. NĐT là người bị động 
trong việc thu thập thông tin, các thông tin chủ 
yếu được thu thập từ thông tin công bố của DN, 
từ BCTC của DN, việc xác minh độ tin cậy của 
thông tin chủ yếu dựa vào Báo cáo kiểm toán của 
công ty kiểm toán. Vì vậy CLTTBCTC là yếu tố 
hàng đầu giúp NĐT đưa ra quyết định sáng suốt 
và hiệu quả, giảm được bất cân xứng thông tin, 
nâng cao CLTTBCTC sẽ làm tăng niềm tin cho 
NĐT và giúp TTCK ngày càng phát triển.
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT 
(CEODUAL): Shleifer và Vishny (1997) cho 
rằng việc giám sát, quản lý, vận hành của HĐQT 
là công việc rất quan trọng để tránh tình trạng 
NQL vì lợi ích riêng gây thiệt hại cho doanh 
nghiệp. Nên một số nghiên cứu cho rằng HĐQT 
để đạt được hiệu quả giám sát cao nhất thì chức 
năng phải độc lập, đó là chủ tịch HĐQT và 
GĐĐH phải là hai cá nhân độc lập (Chaganti 
và cộng sự, 1985; Dechow và cộng sự, 1996; 
thông qua chỉ số công bố thông tin (Marston 
và Shrives, 1991); (2) đo lường CLTTBCTC 
một cách gián tiếp thông qua đo lường mức 
độ DTBT (Jones, 1991; Dechow và cộng sự, 
1995; Kothari và cộng sự, 2005; Yoon, 2006) 
bằng cách lập luận rằng CLTTBCTC cao khi 
mức DTBT thấp, càng gần không càng tốt; (3) 
đo lường CLTTBCTC thông qua mối quan hệ 
giữa số liệu kế toán với phản ứng của thị trường 
chứng khoán ((Nochols và Wahlen, 2004). 
Trong bài viết này, nhóm tác giả đo lường 
CLTTBCTC thông qua đo lường dồn tích bất 
thường (DTBT) theo mô hình Dechow và cộng 
sự (1995).
2.1.3. Lý thuyết nền
Lý thuyết đại diện: lý thuyết đại diện cho 
rằng hiệu quả giám sát của HĐQT càng cao khi 
thành viên độc lập càng nhiều (Nicholson và 
Kiel, 2007), giảm xung đột lợi ích, giảm thiểu 
chi phí đại diện. Epstein và cộng sự (2010) 
thừa nhận HĐQT nên họp thường xuyên, năng 
động cũng như nên có nhiều kỹ năng và kiến 
thức để duy trì hoạt động trước sức ép xung đột 
ngày càng tăng. Thông qua lý thuyết này, các 
nhà nghiên cứu tìm kiếm bằng chứng về những 
nhân tố tác động đến chất lượng thông tin 
trên BCTC, như các nghiên cứu của Leftwich 
(1981), Bartov và cộng sự (1996) về các chính 
sách kế toán tác động đến LN, từ đó tác động 
đến chất lượng BCTC. Cụ thể, lý thuyết đại 
diện được vận dụng để giải thích nhân tố quy 
mô của HĐQT, kiêm nhiệm chức danh Giám 
đốc điều hành của Chủ tịch HĐQT, tính độc 
lập của HĐQT thông qua tỷ lệ giữa thành viên 
HĐQT độc lập không điều hành, số lượng cuộc 
họp HĐQT, sở hữu nhà nước tác động đến chất 
lượng thông tin BCTC.
Lý thuyết tín hiệu: Spence (1973) đã đưa ra 
lý thuyết tín hiệu với giả định có sự tồn tại của 
bất đối xứng thông tin, lý thuyết tín hiệu sẽ đưa 
ra một trạng thái cân bằng trong đó đối tượng 
có lợi thế về thông tin tốt hơn nên cung cấp một 
số tín hiệu (như các thông tin thích hợp) cho 
các đối tượng khác. Trong khi đó, thị trường 
tài chính thường xảy ra tình trạng bất đối xứng 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 58, 08/2020
30
môn làm gia tăng chức năng giám sát, gia tăng 
CLTTBCTC. Trong khi đó, Abbott và cộng sự 
(2004), Kao và Chen (2004), Carcello và cộng 
sự (2006) đề nghị quy mô HĐQT nhỏ thì tốt 
hơn trong vai trò kiểm soát chất lượng BCTC 
phù hợp với quan điểm trong nghiên cứu này 
nên đề xuất Giả thuyết H4: Quy mô HĐQT có 
quan hệ ngược chiều với dồn tích bất thường.
Trình độ chuyên môn của HĐQT 
(BDEXP): Vì vai trò của HĐQT là kiểm soát 
quá trình lập BCTC để công bố ra bên ngoài 
theo yêu cầu của cơ quan quản lý nên trình độ 
chuyên môn tài chính kế toán của thành viên 
HĐQT làm cho chức năng giám sát của HĐQT 
hiệu quả hơn (Carcello và cộng sự, 2002; Xie 
và cộng sự, 2003; Agrawal và Chadha, 2005; 
Carcello và cộng sự, 2006; Abbadi và cộng sự 
2016). Đồng thuận theo quan điểm trên, nghiên 
cứu đề xuất Giả thuyết H5: Chuyên môn tài 
chính kế toán của HĐQT có mối quan hệ ngược 
chiều với DTBT.
Nữ giới trong HĐQT(WOMAN): Nữ 
giới có xu hướng hòa đồng và ít thực hiện các 
hành vi phi đạo đức trong kinh doanh (Butz & 
Lewis, 1996; Mason & Mudrack, 1996). Nữ 
giới làm gia tăng sự đa dạng trong HĐQT, dẫn 
đến HĐQT ra các quyết định tốt hơn (Letender, 
2004), Bathular (2008) lại tìm thấy mối quan 
hệ thuận chiều giữa tỷ lệ nữ giới trong HĐQT 
với CLTTBCTC, tương đồng với nghiên cứu 
Srinidhi & và cộng sự (2011), Thiruvadi & 
Huang (2011). Do đó, nghiên cứu này đề xuất 
Giả thuyết H6: Nữ giới trong HĐQT có mối 
quan hệ ngược chiều với dồn tích bất thường.
Tỷ lệ sở hữu Nhà nước (OWNER): Có 
nhiều nghiên cứu cho rằng các công ty có tỷ lệ 
sở hữu bởi Nhà nước càng cao thì CLTTBCTC 
càng cao (Lin, 2011; Wang và Yung, 2011; 
Ayemere và cộng sự, 2015). Và trong nghiên 
cứu này,nhóm tác giả cũng cho rằng với đặc thù 
của Việt Nam thì tỷ lệ sở hữu Nhà nước càng 
cao thì CLTTBCTC càng cao dù có quan điểm 
ngược lại (Guo & Ma, 2015) nên đề xuất Giả 
thuyết H7: Tỷ lệ sở hữu Nhà nước có quan hệ 
ngược chiều với dồn tích bất thường.
Klein, 2002; Gulzar và Wang, 2011; Nugroho 
và Eko, 2011; Lin, 2011; Soliman và Ragab, 
2013; Daghsni và cộng sự, 2016). Vì vậy đề 
xuất Giả thuyết H1: Sự không kiêm nhiệm chức 
năng của CEO và chủ tịch HĐQT tại các CTNY 
trên TTCK Việt Nam có quan hệ ngược chiều 
với DTBT. 
Tính độc lập của HĐQT (BDIND): Thành 
viên độc lập trong HĐQT được đánh giá cao 
hơn các thành viên khác trong HĐQT vì họ 
hoạt động vì mục đích chung của công ty (TSE, 
1994) và thành viên độc lập không theo đuổi lợi 
ích cá nhân. Một số nghiên cứu cho rằng những 
công ty có số lượng TVĐL càng nhiều thì thông 
tin BCTC càng chất lượng như Beasley (1996), 
Carcello và cộng sự (2002), Xie và cộng sự 
(2003), Peasnell và cộng sự (2005), Davidson 
và cộng sự (2005), Niu (2006), Osma (2008), 
Siregar và Utama (2008). Do đó nghiên cứu đề 
xuất giả thuyết sau: Giả thuyết H2: Thành viên 
độc lập tại các CTNY Việt Nam có mối quan hệ 
ngược chiều với DTBT.
Tần suất họp của HĐQT (BDMEET): 
Một trong những trách nhiệm của HĐQT là 
tham gia vào họp đại hội cổ đông, họp HĐQT 
và nhận được các ý kiến của cổ đông về HĐKD 
của công ty (Ronen và Yaari, 2008). Carcello và 
cộng sự (2002), Ebrahim (2007), Krishnan và 
Visvanathan (2009) khi HĐQT họp càng nhiều 
cho thấy công ty có nhiều vấn đề cần giải quyết 
nên phí kiểm toán càng cao, vì thế yêu cầu về 
mặt chất lượng cũng cao nên nâng cao chất 
lượng thông tin của BCTC. Đồng thời, Chen 
và cộng sự (2006) cho rằng HĐQT họp thường 
xuyên giảm khả năng thực hiện gian lận, giải 
quyết được các vấn đề trọng yếu. Nên nghiên 
cứu đề xuất Giả thuyết H3: Tần suất họp của 
HĐQT có mối quan hệ ngược chiều với DTBT.
Quy mô hội đồng quản trị (BDSIZE): Quy 
mô HĐQT có ý nghĩa trong hiệu quả giám sát 
NQL cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động 
kinh doanh của doanh nghiệp (Persons, 2006). 
Có nhiều tranh luận về quy mô HĐQT, theo 
quan điểm của Pearce và Zahra (1992) và John 
và Senbet (1998) quy mô HĐQT càng lớn, sự 
đa dạng về kinh nghiệm, đa dạng về chuyên 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 58, 08/2020
31
nên có xu hướng tăng mức DTBT, làm giảm 
CLTTBCTC. Với mẫu dữ liệu là các CTNY với 
quy mô tương đối lớn nên nhu cầu cung cấp vốn 
đáp ứng hoạt động sản xuất rất lớn nên tác giả 
ủng hộ quan điểm cho rằng nợ càng cao thì mức 
độ DTBT càng giảm và đề xuất Giả thuyết H10: 
Hệ số nợ có quan hệ ngược chiều với DTBT.
Dòng tiền thuần từ HĐKD (CFO): Moradi 
và cộng sự (2012), Peasnel ... ến tần suất họp HĐQT (coef = 
-0.0089176 và P
value
 = 0.126); biến chuyên môn 
BKS (coef = 0.0099299 và P
value
 = 0.255) và biến 
thành viên nữ trong HĐQT (coef = - 0.0043504, 
P
value
 = 0.713) không có tác động đến DTBT hay 
không có tác động đến CLTTBCTC tại mức ý 
nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu không phù hợp 
với Klein, (2002), Carcello và cộng sự (2002), 
Ebrahim (2007), Krishnan và Visvanathan 
(2009), Gulzar và Wang (2011), Soliman và 
Ragab (2013), Daghsni và cộng sự (2016). Kết 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 58, 08/2020
36
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã cung 
cấp bằng chứng cho thấy lý thuyết đại diện 
, lý thuyết bất cân xứng thông tin, lý thuyết 
tín hiệu là cơ sở giải thích cho việc cần phải 
thiết lập cơ chế giám sát NQL điển hình là 
HĐQTvới các đặc điểm đủ thành viên độc lập, 
quy mô HĐQT không được quá lớn và HĐQT 
phải có thành viên có chuyên môn về tài chính 
kế toán thì giảm thiểu xung đột lợi ích, giảm 
tình trạng thông tin bất cân xứng giữa NQL 
và cổ đông, góp phần giảm DTBT nên nâng 
cao CLTTBCTC. Đồng thời nghiên cứu cũng 
là căn cứ để các CTNY xây dựng quy mô công 
ty phù hợp, duy trì dòng tiền thuần từ HĐKD 
hợp lý để hoạt động giám sát càng hiệu quả, 
CLTT BCTC càng cao, nâng cao vị thế canh 
tranh trong xu thế hội nhập quốc tế.
quả nghiên cứu không ủng hộ lý thuyết đại diện 
khi lý thuyết này cho rằng HĐQT với chủ tịch 
HĐQT không kiêm nhiệm giám đốc; HĐQT 
họp càng nhiều, càng năng động thì hiệu quả 
giám sát càng tăng, giảm xung đột lợi ích giữa 
NQL và chủ sở hữu, hạn chế DTBT và gia tăng 
CLTTBCTC.
5. Kết luận
Thông qua kết quả trên, nghiên cứu đủ bằng 
chứng để thừa nhận: các đặc điểm bên trong 
công ty (BDIND, BDSIZE, BDEXP, LEV, 
CFO, OWNER) có tác động ngược chiều với 
DTBT, nâng cao CLTT BCTC; biến SIZE tác 
động thuận chiều với DTBT và nghiên cứu 
cũng không tìm thấy bằng chứng thể hiện sự 
tác động của DBMEET, CEODUAL, ACEXP, 
WOMAN đến CLTTBCTC.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Nguyễn Thị Phương Hồng, (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty 
niêm yết trên thị trường chứng khoán- bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, 
trường đại học Kinh tế TPHCM.
Ngô Nhật Phương Diễm, (2019). Nhân tố tổng hợp đại diện quản trị công ty tác động đến hành vi quản trị 
lợi nhuận của các công ty niêm yết sản xuất ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh 
tế TPHCM.
Nguyễn Trọng Nguyên, ((2015). Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm 
yết ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
Phạm Thị Bích Vân, (2012). Nghiên cứu mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh 
nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM. Tạp chí phát triển kinh tế, số 258, trang 35 -42.
Tiếng Anh
Abbott, J.L, Parker.s, Peters, F.G., (2004). Audit committee, Characteristics and restatement. A journal of 
Practice & Theory, Vol. 23, No. 1, p. 69 – 87.
Abbott, L., Susan, P., Peters, F.G and Kanna, R., (2003). An empirical investigation of audit fees, non –audit 
fees and audit committees. Comtemporary Accounting Research, Vol. 20, p. 215 -234.
Agrawal, A., & Chadha, S., (2005). Corporate governance and accounting scandals. Journal of Law and 
Economics, 48(2), p. 371 -406.
Akbari, M.A., (2013). Impact of firm size and capital structure on Earnings management: Evidence from 
Iran. World of Sciences Journal. Vol. 1, No 17, p. 59 -71.
Akerlof, G.A., (1970). The Market for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism. The 
Quarterly Journal of Economics, vol. 84, No.3.
Ali, U., Noor, M. A, Khurshid, M. K, and Mahmood, A., (2015). Impact of Firm size on Earnings management: 
A study of textile sector of Pakistan. European Journal of Bussiness and Management, Vol. 7, no. 28, 
p. 47 -56.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 58, 08/2020
37
Alves (2012). Ownership structure and earnings management evidence from Portugal. Australian Accounting, 
Business and Finance Journal, Vol. 6, No 1, p. 57 -74.
Ayemere, Ibadin L., and Afensimi Elijah., (2015). Audit Committee Attributes and Earnings Management: 
Evidence from Nigeria. International Journal of Business and Social Research, 05 (04): 14-23.
Bartov.E, Bodnar, G.M. and Kaul, A., (1996). Exchange rate variability and the riskiness of US. Multinational 
firms: evidence from the breakdown of the Bretton Woods system. Journal of Financial economics, 
42(2016), p.105 -132.
Bassiouny, S. W., (2016). The Impact of Firm Characteristics on Earnings Management: An Empirical Study 
on the Listed Firms in Egypt.The Business and Management Review. 7 (2): 91–101.
Bathula, H., (2008). Board Characteristics and Firm Performance: Evidence from New Zealand, PhD 
unpublished thesis, Auckland University of Technology.
Beasley, Mark S., (1996). An empirical analysis of the relation between the board of director composition 
and financial statement fraud. The Accounting Review, Vol. 71, p.443 -465.
Bédard, J.,Chtourou, S.M, and Courteau, L., (2004). The effect of Audit Committee expertise, Independence 
and Activity on Agressive Earnings Management. Auditing: Journal of Pratice & Theory, vol. 23, p. 
55 -79.
Biddle, G. C., and Hilary, G., (2006). Accounting quality and firm – level capital investment. The accounting 
review, 81(5), pp. 963 -982
Bowen, R. M.; Rajgopal, S. and Venkatuchalam, M., (2008). Accounting Discretion, Corporate Governance 
and Firm Performance. Contemporary Accounting Research, Vol 25, No 2, p. 351 – 405.
Carcello, J.V., Hermanson, D.R., Neal, T.L., and Riley, R.A., (2002). Board characteristics and Audit free. 
Contemporary Accounting Research, 19(3), 365 -384
Carcello, J.V., Klein, A., and Neal, T.L., (2006). Audit committee Financial expertise competing Corporate 
governance Mechanisms, and earnings management. Available at SSRN: https://ssrn.com/
abstract=887512 or 
Chaganti, R.S., Mahajan, V. and Sharma, S., (1985). Corporate board size, composition and corporate 
failures in relating industry. Journal of management Studies, 22(4): 400 – 417.
Chen, G., Firth, M., Gao, D.N., and Rui, O.M., (2006). Ownership structure, Corporate governance and 
Fraud: Evidence from China. Journal of corporate Finance, 12(3), 424 – 448.
Chen, X., Cheng, Q., Wang, X., (2010). Does increased board independence reduce earnings management? 
Evidence from recent regulatory reform. Working Paper, University of Wisconsin- Madison, Chinese 
University of Hong Kong.
Chtourou, S.M; Bédard, J. and Courteau, L., (2001). Corporate Governance and Earnings Management. 
http:/SSRN.com/abstract = 275053.
Collin S. Y., Tagesson T., Andersson A., Cato J., and Hansson K., (2009). Explainning the choice of accounting 
standard in municipal corporations: Reconciling Positive accounting theory and institutional theory 
as competitive or concurrent theories. Critical Perspectives on Accounting, Vol 20, p.141 -17.
Daghsni, 0., Zouhayer, M., and Mbarek, K.B.H., (2016). Earnings management and Board characteristics: 
evidence from French listed Firms. Accounting and Financial management Journal, Vol. 1, Issue 2, 
92 -100. (Doi: 10.1234.67/afmj 1009).
Davidson, R., Goodwin – Stewart, J., & Kent, P., (2005). Internal governance structures and earnings 
management. Accounting & Finance, 45(2), p. 241 – 267.
Dechow, P. M., Sloan, R. and Sweeney, A.P., (1995). Detecting earnings management. The Accounting 
Review. Vol.70, p.193-225.
Dechow, P.M., R. G.Sloan, R.G., and Sweeney, A.P., (1996). Causes and Consequences of Earnings 
Management Manipulation: An Analysis of firm Subject to Enforcement Action by SEC. Comtemporary 
Accounting Research (13), Spring 1-36.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 58, 08/2020
38
Dhaliwal, D., Naiker, V. and Navissi, F., (2010). The association between accruals quality and the 
characteristics of Accounting experts and Mix of Expertise on Audit committees. Contemporary 
Accounting Research, Vol.27, no.3, p. 787 – 827.
Dichev I.D., and Skinner, D.J., (2002). Large –sample evidence on the Debt Covenant Hypothesis. Journal 
of Accounting Research, Vol. 40, N0. 4, p. 1091 – 1123.
Ebrahim (2007). Earnings management and board activity: an additional evidence. w.w.w emerald in sight.
com/1475-7702.html
Essa, S., Kabir, R., Nguyen, H.T., (2016). Does Corporate Governance affect Earnings Management? 
Evidence from VietNam 
Gulzar, M.A, & Wang, Z., (2011). Corporate Governance Characteristics and Earnings Management: 
Empirical Evidence from Chinese Listed Firms. International Journal of Accounting and Finacial 
Reporting, Vol 1, N.01.
Guo, M., and Ma, S., (2015). Ownership Characteristics and Earnings Management in China. The Chinese 
Economy, 48 (5): 372-95.
Iskandar, A.A.T.M., (2006). Earnings Management in Malaysia: A study on effects of Accounting choices. 
Malaysian Accounting review, Vol 5, No.1, p 185-187.
Jelinek, K., (2007). The Effect of Leverage Increases on Earnings Management. Journal of Business & 
Economic Studies, 13(2), p.24-46.
Jensen, M.C., (1986). Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance and Takeovers. American 
Economics Review, 76(2), p.323-329.
John, K., Senbet, L.W., (1998). Corporate governance and board effectivenes. Journal of Banking & 
Finance” 22(4), 371 -403.
Johnson, J.L; Daily, C. M., and Ellstrand, A. E., (1996). Boards of Directors: A Review and Research 
Agenda. Journal of Management, vol.22, no 3, p 409 - 438.
Jones, J. J., (1991). Earnings management during import relief investigation. Journal of Accounting 
Research, Vol.29, p.193-228.
Kao, L., and Chen, A., (2004). The Effects of Board Characteristics on Earnings Management. Corporate 
Ownership & Control. Australasian Accounting, Business and Finance Journal, Vol. 1. No.3. Pp: 96-107.
Kaplan R.S. and Atkinson A., (1998). Advanced management accounting 3rd Edition, Prentice Hall, Upper 
Saddle River, NewJersey.
Klein, A., (2002). Audit Committee, Board of Director Characteristics, and Earnings Management. Law & 
Economics reserch paper series working paper, No 06-42.
Kothari, S.P., Leone, A.J., and Wasley, C.E., (2005). Performance-Matched Discretionary Accruals. Journal 
of Accounting and Economics. 39: 163-197.
Krishnan, G.V, & Visvanathan, G., (2008). Does the SOX Definition of an Accounting Expert Matter? The 
association between Audit committee Directors’ Accounting Expertise and Accounting Conservatism. 
Contemporary Accounting Research, 25(3), p. 827- 858.
Lee, C-W.J., Li, L.Y., and Yue, H., (2005). Performance, Growth and earnings management, Article in 
Review of Accounting studies, 11(2-3), Doi: 10.2139/ssrn.871144.
Lin, T.P., (2011). Corporate governance mechanisms and earnings management in transitional countries – 
evidence from Chinese listed firms. PhD Thesis, Queensland University of Technology.
Mackenzie, C.A., Garavan, T. N, and Carbery, R., (2012). Through the looking glass: Challenges for human 
resource development (HRI) post the global financial crisis business asusual? Human Resource 
Development International, (3), pp. 353 – 364.
Moradi, M.; Salehi, M.; Bighi, S.J.H. and Najari, M., (2012), A Study of Relationship between Board 
Characteristics and Earning Management: Iranian Scenario, Universal Journal of Management and 
Social Sciences, Vol.2, No.3.
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 58, 08/2020
39
Naz,I; Bhatti, K., Ghafoor, A., Khao, H.H., (2011). Impact of firm size and capital structure on Earnings 
Management, evidence from Pakistan. International Journal of contemporary Business studies, Vol. 
2, N 12, p 22 -31
Nichols, D.C. and Wahlen, J.M., (2004). How Do Earnings Numbers Relate to Stock Returns? A Review of 
Classic Accounting Research with Updated Returns. Accounting Horizons, vol.18, p.263-286.
Niu, F.F., (2006). Corporate governance and the quality of accounting earnings: A Canadian perspective. 
International Journal of Managerial Finance, 2(4), 302 – 327.
Nugroho. B.Y and Eko.U., (2011) Board characteritics and Earnings Management. Journal of Administrative 
Science & Organization, January 2011, pp 1-10.
Osma, B.G., (2008). Board Independence and real Earnings Management: The case of R &D Expenditure. 
Corporate governance: An international Review, vol.3, p. 231 - 260.
Peasnell, K.V, Pope, P.F, and Young, S., (2005). Board monitoring and Earnings Management: Do outside 
Directors Influence Abnormal Accruals? Journal of Business Finance and Accounting, Vol.32, p.1131 
– 1346.
Persons, O.S., (2006). Corporate governance and Non – Financial Reporting Fraud. The journal of Business 
and economic studies, Spring 2006, 12;1 Proquest central, P. 27.
Ronen, J &Yaari., (2008). Earnings management: Emerging insights in theory. Practice and research. (vol.3) 
NewYork: springer.
Schipper, K. and Vincent, L., (2003). Earnings Quality. Accounting Horizons, 17, p.97-110.
Shleifer, A. and Vishny, R.W., (1997). A survey of corporate governance. The Journal of finance, 52 (2), p. 
737 -783.
Sirat, H., (2012). Corporate governance practices, Share ownership Structure and size on earnings 
management. Jounal of economics, Business and Accountancy Ventura Accreditation, Vol 15, No.1, 
pp. 145 -156.
Siregar, S.V., and Utama, S., (2008). Type of earnings management and the effect of ownership structure, 
firm size and corporate governance practices: Evidence from Indonesia. The international Journal of 
Accounting, vol 43, 1-27.
Soliman, M. M, and Ragab, A. A., (2013). Board of Director’s Attributes and Earning Management: 
Evidencefrom Egypt. International Business and Social Sciences Research, Conference 3 – 4 January, 
2013.
Soliman, M. M, and Ragab, A. A., (2014). Audit committee effectiveness, audit quality and Earning 
Management An Empirical Study of the Listed Companies in Egypt. Research Journal of Finance 
and Accounting, Vol 5, No 2
Spence, M., (1973). Job Market Signalling. The Quarterly Journal of Economics, p.335-374.
Srinidhi, B., Ferdinand, A. G., and Anthony, C. N., (2011). Does board gender diversity improve the 
informatveness of stock prices? Journal of Accounting and Economic, 51(3), pp 314 -338.
Swastika, D. L. T., (2013). Corporate Governance, Firm Size, and Earning Management: Evidence in 
Indonesia Stock Exchange. Journal of Business and Management, Vol. 10, P. 77-82
Wang, L., and Yung, K., (2011). Do State Enterprises Manage Earnings More than Privately Owned Firms? 
The Case of China. Journal of Business Finance & Accounting, 38 (7-8): 794–812
Xie, B., Davidson, W. and Dadalt, P., (2003). Earnings Management and Corporate governance: The role of 
the Board and the Audit Committee. Journal of Corporate Finance, vol.9, p. 295 - 316.
Yoon, S. S., Miller, G; Jiraporn, P., (2006). Earnings Management Vehicles for Korean Firms. Journal of 
International Financial Management & Accounting; Oxford vol. 17; Iss2, p. 85-109.
Zamri, N, Rahman R. A, and Iya. N.S.M., (2013). The impact of leverage on real earnings management. 
Procedia Economics and Finance, Vol.7, 86-95.

File đính kèm:

  • pdfcac_dac_diem_ben_trong_cong_ty_tac_dong_den_chat_luong_thong.pdf