Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị

Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc lựa chọn một tỷ lệ vay nợ và

tỷ lệ vốn chủ sở hữu, đây là hai nguồn tài trợ chính trong nguồn

vốn của bất kì một doanh nghiệp nào. Chính vì thế, người ta còn

xem việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính như việc nghiên cứu cấu

trúc vốn (capital structure). Hay nói cách khác, người ta xem xét

có bao nhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi nợ, bao nhiêu

phần trăm trong vốn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu, và tại sao lại

có sự lựa chọn đó. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính là cần đánh

giá một cách cẩn trọng các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

trong doanh nghiệp để có thể đưa ra một cấu trúc vốn tối ưu nhằm

gia tăng giá trị công ty. Là một loại hình doanh nghiệp, ngân hàng

thương mại (NHTM) cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết đề cập

đến các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM

cùng một số nghiên cứu quốc tế về vấn đề này. Trên cơ sở đó, nhóm

tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của

22 NHTM được lựa chọn trong giai đoạn 2009- 2014, qua đó đưa

ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề này.

pdf 12 trang yennguyen 6620
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị

Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị
16 SOÁ 173 - THAÙNG 10.2016
Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy 
tài chính của ngân hàng thương mại 
Việt Nam và một số khuyến nghị
 chính sách & thị trường tài chính - tiền tệ 
PGS. TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA - ThS. PHẠM MẠNH HÙNG
Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc lựa chọn một tỷ lệ vay nợ và 
tỷ lệ vốn chủ sở hữu, đây là hai nguồn tài trợ chính trong nguồn 
vốn của bất kì một doanh nghiệp nào. Chính vì thế, người ta còn 
xem việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính như việc nghiên cứu cấu 
trúc vốn (capital structure). Hay nói cách khác, người ta xem xét 
có bao nhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi nợ, bao nhiêu 
phần trăm trong vốn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu, và tại sao lại 
có sự lựa chọn đó. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính là cần đánh 
giá một cách cẩn trọng các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn 
trong doanh nghiệp để có thể đưa ra một cấu trúc vốn tối ưu nhằm 
gia tăng giá trị công ty. Là một loại hình doanh nghiệp, ngân hàng 
thương mại (NHTM) cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết đề cập 
đến các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM 
cùng một số nghiên cứu quốc tế về vấn đề này. Trên cơ sở đó, nhóm 
tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của 
22 NHTM được lựa chọn trong giai đoạn 2009- 2014, qua đó đưa 
ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề này.
17THAÙNG 10.2016 - SOÁ 173
Từ khóa: đòn bẩy tài chính, ngân hàng thương mại, 
nhân tố ảnh hưởng
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính 
của ngân hàng thương mại 
1.1. Quy mô của ngân hàng thương mại
Trong các nghiên cứu của mình, Harris và Raviv 
(1990), Wiwattnakantang (1999), Chen (2004) nhận 
thấy, quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính 
có mối quan hệ thuận chiều. Điều này hàm ý rằng, 
các ngân hàng lớn thường có tỷ lệ nợ cao hơn, hay 
đòn bẩy tài chính lớn hơn các ngân hàng nhỏ do 
mức độ chấp nhận và quản trị rủi ro tốt hơn. Nghiên 
cứu của Beven & Danbolt (2002) cho thấy quy mô 
công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và 
tỷ lệ thuận với nợ dài hạn của doanh nghiệp càng 
cho thấy lập luận này là có cơ sở. Cùng với đó, khả 
năng huy động vốn từ tiền gửi của công chúng và 
đi vay các tổ chức khác của các NHTM lớn cũng dễ 
dàng hơn so với các ngân hàng nhỏ do mức độ tín 
nhiệm cao hơn. Có thể thấy, với quy mô lớn, các 
ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và 
về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực 
kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản 
phẩm tín dụng và phi tín dụng. Các ngân hàng này 
có dòng tiền ổn định, và đặc biệt, khả năng phá sản 
là nhỏ hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. 
Có cùng quan điểm, lý thuyết thông tin bất cân xứng 
(Asymmetric Information) cho rằng quy mô của 
doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ suất 
nợ. Điều này cũng đã được chứng minh qua nghiên 
cứu của Antoniou et al.(2002) trên cơ sở số liệu điều 
tra của những công ty Pháp, Đức và Anh. Nghiên 
cứu trong nước của Trần Hùng Sơn (2013) khi phân 
tích các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại 
Việt Nam cũng minh chứng rõ hơn cho nhận định 
này.
1.2. Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
Khả năng sinh lời của ngân hàng được đánh giá qua 
nhiều yếu tố, trong đó, được sử dụng nhiều nhất là 
ROA, ROE. Nếu như ROA đánh giá mức sinh lời 
từ việc đầu tư tài sản mà ngân hàng có thì ROE lại 
xem xét đến khả năng tạo lợi nhuận từ một đồng 
vốn mà chủ ngân hàng bỏ ra. Khả năng sinh lời của 
ngân hàng là một trong những yếu tố then chốt giúp 
ngân hàng có thể thanh toán các khoản nợ khổng lồ 
vốn mang đặc thù của ngành. Nếu như mức độ sinh 
lời của ngân hàng quá thấp, thậm chí nhỏ hơn cả chi 
phí lãi vay mà mình phải bỏ ra để có quyền sử dụng 
vốn, chắc hẳn các ngân hàng sẽ chỉ sử dụng vốn chủ 
sở hữu của mình.
Theo Midiglinani và Miller (1963), các doanh 
nghiệp có khả năng sinh lời lớn thường có xu hướng 
sử dụng nợ nhiều hơn. Đòn bẩy sẽ cao hơn ở những 
ngân hàng có tỷ lệ sinh lời cao, bởi lẽ, họ coi lãi 
phải trả như một rào chắn thuế TNDN. Tuy nhiên, 
lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory) 
lại cho rằng, nhà quản trị bao giờ cũng có thông tin 
về giá trị doanh nghiệp tốt hơn các nhà đầu tư bên 
ngoài, do vậy mà chi phí huy động vốn bên ngoài sẽ 
cao, nhà quản trị vì vậy mà sẽ phân hạng ưu tiên sử 
dụng vốn tự có (lợi nhuận giữ lại) hơn là huy động 
từ bên ngoài. Nghiên cứu thực nghiệm của Huang & 
Song (2002), Pandey (2001) ở các nước có nền kinh 
tế chuyển đổi cũng làm rõ hơn quan điểm này. Các 
tác giả phát hiện rằng, hiệu quả kinh doanh có mối 
tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ suất nợ. Hiệu quả 
hoạt động của ngân hàng càng cao, ngân hàng càng 
có xu hướng sử dụng nhiều vốn chủ hơn để tài trợ 
cho các hoạt động của mình.
1.3. Khả năng tăng trưởng của ngân hàng thương 
mại
Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng các chủ doanh 
nghiệp (các cổ đông) thường có xu hướng tranh 
dành lợi ích từ các chủ nợ. Tốc độ tăng trưởng cao 
hàm ý về những kết quả kinh doanh khả quan, chính 
vì thế các cổ đông sẽ không muốn chia sẻ ưu thế này 
cho các chủ nợ, vì những khoản đầu tư của doanh 
nghiệp sẽ chuyển lợi ích từ cổ đông sang trái chủ. 
Kết quả là các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng 
cao sẽ sử dụng ít nợ. Và theo các nghiên cứu Rajan 
và Zingales (1995), Gaud et al (2005) cho kết quả 
về mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy tài chính 
và tăng trưởng.
1.4. Rủi ro và thuế thu nhập doanh nghiệp
Với ngân hàng, rủi ro là một điều luôn thường trực 
và nhận được sự quan tâm rất lớn không chỉ từ phía 
các nhà quản trị ngân hàng mà còn từ phía các cơ 
quan quản lý. Rủi ro ngân hàng liên quan đến rủi ro 
18 SOÁ 173 - THAÙNG 10.2016
hệ thống, đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống 
tài chính. Rủi ro càng lớn, niềm tin của công chúng 
càng giảm, vì vậy, khả năng tiếp cận và huy động 
vốn từ bên ngoài trở nên khó khăn và tốn kém. Khả 
năng chấp nhận và quản trị rủi ro của các nhà lãnh 
đạo tác động đến lượng vốn chủ và nợ mà một ngân 
hàng quyết định duy trì và sử dụng.
Bên cạnh đó, việc duy trì một tỷ lệ đòn bẩy cao còn 
giúp ngân hàng tạo ra lá chắn thuế, và kết quả là 
giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. 
Midiglinani và Miller (1963) xem đó là lí do tại sao 
ngân hàng, hay doanh nghiệp thường sử dụng nhiều 
nợ để gia tăng giá trị cho mình. Tuy nhiên, khoản 
thuế được giảm từ khấu hao được gọi là tấm chắn 
thuế không phải từ nợ. DeAngelo & Masulis (1980) 
tranh cãi rằng tấm chắn thuế này sẽ thay thế cho 
lợi ích thuế từ việc tài trợ nợ cho doanh nghiệp và 
doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng tấm chắn thuế này 
hơn, rủi ro cũng vì thế mà thấp hơn.
Rủi ro càng cao, tỷ lệ nợ tối ưu càng được các nhà 
quản trị giảm thấp để đảm bảo sự an toàn cho mình. 
Trong khi đó, việc sử dụng nợ sẽ giúp giảm chi phí 
thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi mức 
rủi ro quá cao, việc sử dụng nợ cũng sẽ không có 
nhiều ý nghĩa vì tất nhiên, chủ ngân hàng sẽ ưu tiên 
cho việc đảm bảo an toàn hơn là lợi nhuận. Do vậy, 
việc đánh giá rủi ro và ảnh hưởng của thuế thu nhập 
doanh nghiệp thường được phân tích cùng nhau khi 
xem xét đến việc xác định một tỷ lệ nợ tối ưu.
1.5. Tăng trưởng quốc nội 
Theo Gerler và Gilchist (1993), trong thời kỳ suy 
thoái kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp 
nhiều khó khăn trong việc tìm ra dòng tiền để hoàn 
trả nghĩa vụ nợ. Và ngược lại, khi kinh tế tăng 
trưởng thường dồi dào và chi phí huy động vốn 
cũng giảm nên các ngân hàng trong thời kỳ tăng 
trưởng sẽ có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn. Và 
các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh GDP 
có tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính doanh 
nghiệp và ngân hàng, ví dụ như nghiên cứu của tác 
giả Trần Đình Khôi Nguyên (2006).
Các yếu tố ảnh hưởng tới đòn bẩy tài chính của 
NHTM rất đa dạng và phong phú, có yếu tố ảnh 
hưởng nhiều, có yếu tố ảnh hưởng ít, có yếu tố 
ảnh hưởng thuận chiều, nhưng cũng có yếu tố ảnh 
hưởng trái chiều. Điều này giải thích tại sao các 
ngân hàng lại có tỷ lệ nợ không giống nhau. Chính 
vì vậy, việc xác định nhân tố nào ảnh hưởng ra 
sao đến hoạt động của mỗi ngân hàng là một trong 
những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao giá 
trị, cũng như sự an toàn và ổn định trong hoạt động 
của bản thân ngân hàng đó nói riêng, toàn hệ thống 
ngân hàng nói chung.
2. Một số nghiên cứu quốc tế về các nhân tố 
ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng 
thương mại 
Nhóm tác giả tóm tắt ba công trình nghiên cứu thực 
nghiệm quốc tế về các nhân tố ảnh hưởng đến đòn 
bẩy tài chính ngân hàng mang tính đại diện. Kết quả 
các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về hướng 
tác động của các nhân tố tác động lên đòn bẩy tài 
chính của ngân hàng ở các mô hình nghiên cứu tại 
các quốc gia khác nhau.
Công trình nghiên cứu của Rient Gropp và Flo-
rian Heider (2009) 
Trong báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Trung 
ương Châu Âu bàn về “Các nhân tố ảnh hưởng 
đến cấu trúc vốn ngân hàng” dựa trên quy mô mẫu 
của hơn 200 ngân hàng của 15 quốc gia thuộc Liên 
Minh Châu Âu và Mỹ trong khoảng thời gian từ 
năm 1991 đến năm 2004. Để đánh giá tác động của 
các nhân tố lên cấu trúc vốn ngân hàng, công trình 
nghiên cứu đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc 
vốn là đòn bẩy tài chính (biến phụ thuộc) và được 
đo lường: Đòn bẩy tài chính = 1 – VCSH/Tổng tài 
sản (trong đó đòn bẩy tài chính được tính theo giá 
trị sổ sách và theo giá trị thị trường). Và công trình 
nghiên cứu sử dụng các nhân tố tác động lên cấu 
trúc vốn ngân hàng (biến độc lập). 
Ngoài ra, nghiên cứu đã bổ sung các biến vĩ mô vào 
mô hình: Tăng trưởng, GDP, lạm phát, rủi ro trên thị 
trường chứng khoán. Kết quả cho thấy tăng trưởng 
GDP và lạm phát tác động cùng chiều lên đòn bẩy 
tài chính và rủi ro thị trường chứng khoán thì tác 
động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính.
Công trình nghiên cứu của Monica Octavia và 
Rayna Brown (2008)
Công trình nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng 
đến cấu trúc vốn ngân hàng tại các quốc gia đang 
phát triển”, các tác giả đã sử dụng các biến độc lập, 
19THAÙNG 10.2016 - SOÁ 173
biến phụ thuộc và mô hình tương tự như nghiên cứu 
của Rient Gropp và Florian Heider (2009). Mẫu 
nghiên cứu được tác giả chọn gồm 56 ngân hàng từ 
10 quốc gia đang phát triển trong thời gian từ năm 
1996 đến 2005.
Kết quả nghiên cứu khẳng định các biến độc lập: 
biến Quy mô (Size) và giá trị sổ sách (MTB) tác 
động đồng biến; biến Lợi nhuận (Profits), tài sản thế 
chấp (Collateral), cổ tức (Dividends), Rủi ro (Risk) 
có tác động nghịch biến lên đòn bẩy tài chính của 
ngân hàng.
Công trình nghiên cứu của Ebru Ḉağlayan (2010)
Công trình nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến 
Cấu trúc vốn bằng chứng từ các ngân hàng Thổ Nhĩ 
Kỳ”, tác giả đã sử dụng dữ liệu từ 25 ngân hàng tại 
Thổ Nhĩ Kỳ với biến phụ thuộc là biến Đòn bẩy tài 
chính và các biến độc lập là: Tỷ số giá trị thị trường 
so với giá trị sổ sách (MTB), lợi nhuận (PROF), quy 
mô (SIZE), tài sản hữu hình (TANG). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến trong 
mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê đối 
với mô hình và hướng tác động của mô hình cụ thể 
như sau: Biến tỷ số giá trị thị trường so với giá trị 
sổ sách (MTB) và Quy mô (SIZE) tác động cùng 
chiều lên đòn bẩy tài chính; biến lợi nhuận (PROF), 
tài sản hữu hình (TANG) tác động ngược chiều lên 
biến đòn bẩy tài chính.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính 
của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mục tiêu của nghiên cứu định lượng các nhân tố 
tác động lên đòn bẩy tài chính là chứng minh ảnh 
hưởng của các nhân tố tác động lên đòn bẩy tài 
chính trong hệ thống NHTM. Đồng thời, dựa trên 
các ước lượng để làm rõ tác động và mức độ ảnh 
hưởng của từng nhân tố lên đòn bẩy tài chính của 
các NHTM.
3.1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp định lượng 
3.1.1. Quy mô mẫu quan sát 
a. Lựa chọn mẫu quan sát 
Dữ liệu được thu thập dựa trên nguồn dữ liệu là các 
NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng 
liên doanh và ngân hàng nước ngoài. Theo Nghị 
định số 141/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính 
phủ, đến hết năm 2010, yêu cầu vốn điều lệ của các 
NHTM tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Vì vậy, trong 
nghiên cứu mẫu được lựa chọn các ngân hàng từ 35 
NHTM hiện nay với điều kiện là:
+ Loại hình ngân hàng: NHTM nhà nước, các 
NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 
nước ngoài.
+ Vốn điều lệ: Tính đến hết tháng 12/2014 các 
NHTM lựa chọn có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ 
đồng.
+ Thời gian hoạt động: NHTM có thời gian hoạt 
động trên 10 năm (kể cả thời gian đổi tên ngân 
hàng).
Từ những điều kiện trên, nhóm nghiên cứu tổng hợp 
dữ liệu của 22 NHTM trong nước thỏa mãn các điều 
kiện của mẫu từ năm 2009- 2014. Đây là giai đoạn 
kế tiếp ngay sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 
2008, ngân hàng là một trong những lĩnh vực chịu 
hậu quả trực tiếp và nghiêm trọng nhất từ đợt khủng 
hoảng này. Vì vây, nghiên cứu này sẽ góp phần 
đánh giá biến động về đòn bẩy tài chính sau khủng 
hoảng.
b. Nguồn số liệu 
Đối với các dữ liệu về ngân hàng: Chúng tôi thu 
thập dữ liệu thông qua Bankscope, Báo cáo thường 
niên và Báo cáo tài chính của các NHTM được công 
bố hàng năm trên website của các NHTM. Bằng các 
phương pháp tìm kiếm, trích lọc và sắp xếp dữ liệu, 
nhóm nghiên cứu đã loại trừ 13 trên tổng số 35 ngân 
hàng do không đủ dữ liệu, mẫu cuối cùng còn lại 22 
ngân hàng.
Đối với các dữ liệu về biến vĩ mô được thu thập 
thông qua Tổng cục Thống kê Việt Nam. 
Về kích thước mẫu nghiên cứu của mô hình: Với 
quy mô mẫu được chọn 22 ngân hàng trong số 35 
NHTM ở Việt Nam chiếm 67,2% tổng tài sản và 
78,8% vốn tự có. Vì vậy, mẫu đủ mang tính đại diện 
thống kê.
3.1.2. Các biến số và phương pháp định lượng
a. Mô hình hồi quy
Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu về cấu 
trúc vốn ngân hàng trên thế giới, nhóm nghiên cứu 
đã vận dụng và mở rộng trên cơ sở các tài liệu hiện 
có tại Việt Nam. Đồng thời, do trình độ phát triển 
kinh tế không đồng đều, quy định về quản lý và rủi 
20 SOÁ 173 - THAÙNG 10.2016
ro của ngân hàng ở các quốc gia của cũng tương 
đối khác nhau nên cần thiết lựa chọn và sử dụng 
các biến phù hợp với các NHTM Việt Nam. Trong 
nghiên cứu này, dựa vào việc thu thập dữ liệu và 
đặc thù của các NHTM Việt Nam, nhóm nghiên cứu 
đã xây dựng các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài 
chính của NHTM gồm: Lợi nhuận (PROFIT), Quy 
mô (SIZE), Giá trị tài sản thế chấp (COLL), Tăng 
trưởng (GROW) và biến phụ thuộc là biến đòn bẩy 
tài chính (LEVERAGE). Các biến này đo lường dựa 
trên số liệu Bankscope, giá trị sổ sách của các Báo 
cáo thường niên và Báo cáo tài chính được công 
bố của NHTM. Mô hình được thể hiện qua phương 
trình hồi quy sau: 
Lev
1
 = β
0 
+ β
1
PROF
i,t-1
 + β2Ln(SIZE)i,t-1 + β3COLLi,t-1 
+ β
4
GROW
i,t
Trong đó: i là ngân hàng được xét và t là thời gian 
được xét đến.
Để bổ sung vào nghiên cứu các nhân tố tác động 
đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM Việt Nam, 
chúng tôi đã lựa chọn một biến vĩ mô của nền kinh 
tế vào mô hình. Đại diện cho yếu tố vĩ mô, chúng tôi 
đã lựa chọn biến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc 
nội. Để đánh giá kết quả tác động của GDP lên đòn 
bẩy tài chính, sử dụng mô hình hồi quy thứ hai là:
Lev
1
 = β
0 
 ... ác xuất p nhỏ 
hơn rất nhiều so với 1%, điều này có 
nghĩa là hai biến này có ý nghĩa cao 
trong việc giải thích mô hình.
+ Kiểm định Wald: Giả thiết H0: là 
các biến có ràng buộc.
Theo kết quả ở Bảng 10, p-value< 
0,01, nên bác bỏ giả thiết H0: Các 
biến có ràng buộc, do đó, các biến 
cần thiết được đưa vào mô hình.
+ Kiểm tra hiện tượng đa cộng 
tuyến: Ta có ma trận hệ số tương 
quan mà chúng ta xét không có cặp 
biến nào có hệ kết quả lớn hơn 0,8, 
nên có thể khẳng định rằng không 
có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. 
Như vậy, kết quả cho thấy mô hình 
Lev
2
 phù hợp, có thể sử dụng nghiên 
cứu với độ tin cậy cao hơn.
3.2.2. Các kết quả nghiên cứu
Từ kết quả của mô hình ước lượng 
hồi quy, chúng tôi tổng hợp các kết 
quả như bảng 11.
Bảng tổng hợp đã cho thấy rằng mức độ giải thích 
của mô hình ở mức trung bình, các biến độc lập đã 
giải thích được 55,5% thay đổi của biến phụ thuộc. 
Kết quả này gần với kết quả của Trần Đình Khôi 
Nguyên (2006) khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng 
đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
ở Việt Nam và kết quả nghiên cứu của Rient Group 
và Florian Heider (2009) nghiên cứu về các quyết 
định trong cấu trúc vốn của các ngân hàng.
- Biến quy mô (SIZE): Biến quy mô tác động đồng 
biến lên đòn bẩy tài chính của 
ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. 
Điều này đồng nghĩa với quy 
mô ngân hàng càng tăng thì đòn 
bẩy tài chính càng tăng. Đối với 
ngân hàng hoạt động trong lĩnh 
vực kinh doanh tiền tệ, việc huy 
động vốn của các ngân hàng là 
một hình thức vay mượn tiền mà 
Bảng 8. Kết quả kiểm định Hausman
Hausman random fixed
---------- Coeficients -----------
(b) fixed (B) random (b-B) Difference 
Prof -.4669774 -1.753221 1.286243
Coll .0239943 .0228691 .0011251
Size .0494861 .0296164 .0198697
Grow .0041237 .0050085 -.0008849
b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg
B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg
Test: Ho: difference in coefficients not systematic
Chi2(4) = (b-B)’[(V_b-V_B)6(-1)](b-B) = 70.01
 Prob > chi2 = 0.0000
 (V_b-V_B is not positive definite)
Bảng 9. Kết quả hồi quy đòn bẩy tài chính có tác động của yếu 
tố vĩ mô với tác động cố định
Coef. Std. Err. t Prob > F [95% conf.
PROF -1.667436*** .5347396 -3.12 0.005 -2.771085
COLL .0054475 .0116535 0.47 0.644 -.0186041
SIZE .0664745*** .0088569 7.51 0.000 .0481948
GROW -.0004893 .002175 -0.22 0.824 -.0049782
GDP -1.89e-08*** 4.96e-09 -3.81 0.001 -2.92e-08
_cons -.2441744 .1619355 -1.51 0.145 -.5783928
R-sq: overall = 0.5550 F (5, 24) = 34.48 Prob > F = 0.0000
Bảng 10. Kiểm định Wald
.test Prof Coll Size Grow GDP . test Prof + Coll + Size + Grow = 1
(5) Prof = 0 (2) Prof + Coll + Size + Grow = 1
(6) Coll = 0 F (1, 24) = 23.14
(7) Size = 0 Prob > F = 0.0001
(8) Grow = 0
F (5, 24) = 34.48
Prob > F = 0.0000
25THAÙNG 10.2016 - SOÁ 173
không có tài sản thế chấp, do đó sự tín nhiệm đối 
với ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Vì thế 
ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ càng nhận được 
sự tín nhiệm cao hơn. Do đó biến quy mô có tác 
động tương quan thuận lên đòn bẩy tài chính là hợp 
lý.
Đồng thời kết quả này cũng phù hợp với các 
nghiên cứu của Monica Octavia và Raya Brown 
(2008), Rient Group và Florian Heider (2009), Ebru 
Ḉağlayan (2010) khi nghiên cứu về cấu trúc vốn 
ngân hàng tại các nước trên thế giới. Và cũng phù 
hợp với nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên 
(2006) trong công trình nghiên cứu về nhân tố tác 
động lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ ở Việt Nam.
- Biến tăng trưởng (GROW): Biến tăng trưởng tác 
động nghịch biến lên đòn bẩy tài chính. NHTM Việt 
Nam có mức tăng trưởng càng cao thì tỷ lệ nợ càng 
giảm. Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân 
hạng và lý thuyết về chi phí đại diện là khi kinh 
doanh, doanh nghiệp càng tăng trưởng nhanh thì có 
xu hướng giảm sử dụng đòn bẩy tài chính.
- Biến lợi nhuận (PROF): Biến lợi nhuận có tác 
động ngược chiều lên biến đòn bẩy tài chính. Lợi 
nhuận của NHTM Việt Nam càng cao thì tỷ lệ vốn 
chủ sở hữu càng tăng. Điều này phù hợp với lý 
thuyết trật tự phân hạng, những công ty có tỷ lệ sinh 
lời nhiều có xu hướng sử dụng nguồn vốn bên trong 
hơn là nguồn vốn bên ngoài. Và trong nghiên cứu 
của Monica Octavia và Rayna Brown (2008), Ebru 
Ḉağlayan (2010), Trần Đình Khôi Nguyên (2006) 
cũng khẳng định về điều này. Nhưng kết quả này 
trái ngược với nghiên cứu về nhân 
tố tác động đến cấu trúc vốn Ngân 
hàng tại quốc gia phát triển với kết 
luận biến lợi nhuận tác động cùng 
chiều lên biến đòn bẩy tài chính 
(Rient Group và Florian Heider – 
2009).
- Biến tài sản thế chấp (COLL): 
Biến tài sản thế chấp có quan hệ 
cùng chiều với biến đòn bẩy tài 
chính. Kết quả này phù hợp với các 
lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và 
chi phí đại diện cho rằng tài sản 
thế chấp tăng sẽ tạo điều kiện cho 
doanh nghiệp tăng nợ một cách dễ dàng hơn. Do 
đó, biến tài sản thế chấp phải tỷ lệ thuận với biến 
đòn bẩy tài chính. Và điều này đã được chứng minh 
trong nghiên cứu của Huỳnh Hữu Mạnh (2010) 
khi nghiên cứu về các Cấu trúc vốn của các doanh 
nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. 
Việc biến tài sản thế chấp không có ý nghĩa cao 
trong mô hình, tức là biến Tài sản thế chấp ít chịu 
ảnh hưởng bởi đặc trưng riêng ngân hàng hoặc thời 
gian. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ:
+ Người dân gửi tiền vào ngân hàng thường chú 
trọng đến hình thức bên ngoài của ngân hàng như 
trụ sở, cơ sở vật chất cố định chứ ít chú trọng đến 
tổng tài sản hữu hình của ngân hàng như thế nào. Vì 
vậy, với quan niệm ngân hàng là nơi gửi tiền an toàn 
nên người gửi tiền ít quan tâm đến tài sản thế chấp. 
Mặc dù cho đến nay, các ngân hàng TMCP đang 
phát triển rất tốt, tuy nhiên cái bóng của các NHTM 
Nhà nước quá lớn. Sự tồn tại của các ngân hàng 
này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế, do đó, 
Chính phủ sẽ không để một trong số những ngân 
hàng này phá sản. Điều đó mặc nhiên rằng, việc gửi 
tiền vào các ngân hàng này là an toàn tuyệt đối.
- Biến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến GDP có quan hệ 
nghịch biến với biến Đòn bẩy tài chính, điều này 
đồng nghĩa với việc tăng trưởng tổng sản phẩm 
quốc nội sẽ làm giảm đòn bẩy tài chính của các 
ngân hàng. Kết quả này trái ngược với các nghiên 
cứu của Rient Group và Florian Heider (2009), Trần 
Đình Khôi Nguyên (2006). Sau khủng hoảng kinh 
tế 2008- 2011 có rất nhiều doanh nghiệp đã phá 
Bảng 11. Kết quả ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến đòn 
bẩy tài chính
Nhân 
tố
Rient Group 
và Flo-
rian Heider 
(2009)
Monica Octa-
via và Rayna 
Brown (2008)
Ebru 
Caglayan 
(2010)
Trần 
Đình Khôi 
Nguyên 
(2006)
Nhóm 
nghiên 
cứu
PROF -* -* -*** +*** -***
COLL +? -*** -*** +** +?
SIZE +*** +** +*** -*** +***
GROW ? ? ? +* -?
GDP +*** -? ? +* -***
R2 0.58 0.778 0.91 0.53 0.555
*, **, *** lần lượt là mức ý nghĩa của 10%, 5%, 1% , chưa xác định được 
ảnh hưởng hoặc mức độ ý nghĩa của biến
26 SOÁ 173 - THAÙNG 10.2016
sản và không ít các doanh nghiệp phải sáp nhập với 
nhau để tồn tại. Các cơ hội đầu tư trong nền kinh 
tế tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn trước. Hơn nữa, tỷ lệ nợ 
xấu của các ngân hàng tăng cao. Chính vì vậy, ngân 
hàng phải thận trọng trước các cơ hội đầu tư hơn 
và để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn, các 
ngân hàng giảm sử dụng đòn bẩy tài chính là điều 
dễ hiểu.
4. Một số khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến 
đòn bẩy tài chính của nhóm NHTM cũng như từng 
ngân hàng Việt Nam cho thấy, tuy tăng trưởng GDP 
là giống nhau ở tất cả các ngân hàng, song những 
nhân tố khác lại biến đổi theo từng ngân hàng. 
Trong bản thân những nhân tố đó, mức độ tác động 
của chúng cũng là khác nhau đến những ngân hàng 
khác nhau. Do vậy, cần xác định tỷ lệ đòn bẩy tài 
chính phù hợp với mỗi ngân hàng dựa trên các yếu 
tố sau:
- Đặc điểm của từng ngân hàng (quy mô, lợi nhuận 
và tốc độ tăng trưởng):
+ Các ngân hàng lớn hơn có thể áp dụng một tỷ lệ 
đòn bẩy tài chính cao hơn so với những ngân hàng 
có quy mô nhỏ hơn. 
+ Những ngân hàng có mức lợi nhuận cao thường 
có xu hướng sử dụng ít nợ do chủ yếu sử dụng 
nguồn vốn tự có của mình nhằm đảm bảo an toàn. 
Do vậy, khi ngân hàng có mức tăng trưởng lợi 
nhuận cao, nên tận dụng cơ hội để tăng vốn chủ sở 
hữu. Việc này không những làm tăng sức mạnh, uy 
tín của ngân hàng trên thị trường, đảm bảo quy định 
về giới hạn vốn của cơ quan quản lý, mà còn tạo 
điều kiện cho ngân hàng phát triển sau này.
+ Với những ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn, có 
thể cho phép một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn do 
sự tăng trưởng của NHTM Việt Nam chủ yếu dựa 
trên sự tăng trưởng từ nợ. Các ngân hàng muốn tăng 
trưởng nhanh, cần đẩy mạnh việc huy động vốn từ 
nền kinh tế. 
- Xác định đòn bẩy tài chính dựa trên mục tiêu về 
tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo Đề án “Cơ 
cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015” 
(Quyết định số 254/QĐ-TTg) các NHTM được chia 
thành những nhóm khác nhau, dựa trên sự khác biệt 
về quy mô, lợi nhuận, mức độ lành mạnh, minh 
bạch, để thực hiện những biện pháp tái cấu trúc 
khác nhau, trong đó có việc xác định cấu trúc vốn. 
Do vậy, việc xác định đòn bẩy tài chính phù hợp cần 
căn cứ vào việc phân loại các nhóm ngân hàng này.
Nhóm các ngân hàng nhỏ, có mức độ cạnh tranh 
thấp có mức đòn bẩy tài chính thấp nhất; sau đó đến 
nhóm ngân hàng cỡ trung với mức độ cạnh tranh 
vừa phải; và cuối cùng, nhóm các ngân hàng lớn, có 
khả năng cạnh tranh cao, có tiềm lực kinh tế mạnh, 
rủi ro phá sản và chi phí đại diện thấp có thể duy trì 
một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao nhất. ■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Milton Harris, Artur Raviv, (1990), Capital Structure and the informational role of debt. The Journal of Finance. Vol. XLV, No 2
2. Y. Wiwattanakatang, (1999), Anempirical study on the determinants of the capital structure of Thai firms, Pacific-Basin Finance 
Journal
3. J. J. Chen, Yan Xue, (2004), New empirical study on the capital structure of Chinese listed companies.
4. G. Huang, F. M. Song, (2006), The derterminants of capital structure: evidence from China. China Economic Review 17
5. Modigliani, F., & Miller, M. (1958). The cost of capital, corporation finance, and the theory of investment
6. Reint Gropp and Florian Heider (2009), The determinants of bank capital structure, European Central Bank
7. Monica Octavia and Rayna Brown (2008), Determinants of Bank Capital Structure in Developing Countries: Regulatory Capital 
Requyrement versus the Standard Determinants of Capital Structure 
8. ThS. Trần Hùng Sơn (2013), Xây dựng cấu trúc vốn mục tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
9. Tran Dinh Khoi Nguyen (2006), Capital structure in small and medium-sized enterprises: The case of Vietnam, ASEAN Economic 
Bulletin, 23, 192-211.
SUMMARY
Factors affecting financial leverage of Vietnam commercial banks and recommendations
Financial leverage involves selecting a proportion of debt and equity ratio, which are the main sources of financing in 
any enterprise. Therefore, we also see the study of financial leverage as the study of capital structure. In other words, 
we consider how many percent of the capital is financed by debt, how many percent of the capital is financed by equity, 
and why do firms have that choice? The task of financial management is carefully assess factors affecting the capital 
structure of firms from which offer an optimal capital structure to increase company value. As a kind of enterprise, 
27THAÙNG 10.2016 - SOÁ 173
commercial bank is not an exception. This paper will review several international studies on this issue and assess 
factors affecting capital structure of Vietnamese commercial banks. On this basis, the authors study factors affecting 
the financial leverage of the 22 banks selected in 2009-2014 period and use research findings to suggest a number of 
recommendations concerning this issue.
Key words: Financial leverage, commercial bank, affecting factors. 
Nghia Thi Tuan Le, Assoc.Prof. PhD.
Working Organization: Banking Academy
Field of study: Banking of Monetary, Public Debt.
Magazines have published articles: Journal of Economic research; Banking magazine.
Hung Manh Pham, M.Ec.
Working Organization: Banking Academy
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Đơn vị công tác: Học viện Ngân hàng
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính, ngân hàng, chính sách tiền tệ
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Ngân hàng, Khoa học và Đào tạo Ngân hàng
Email: tuannghia.hvnh@gmail.com
Phạm Mạnh Hùng, Thạc sỹ
Đơn vị công tác: Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính, hoạt động ngân hàng 
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Ngân hàng, Khoa học và Đào tạo Ngân hàng
Email: hungpm245@yahoo.com
với việc phát huy hiệu quả, đặc biệt là không phân 
biệt được vai trò quản lý nhà nước và hoạt động 
kinh doanh. Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo của 
Chính phủ, Ban lãnh đạo NHNN, đã thực hiện một 
số cải cách. Trong đó thành công đáng ghi nhận là 
thiết lập mô hình “Chi nhánh NHNN trung tâm” 
và “Chi nhánh nghiệp vụ”. (Theo số liệu NHNN, 
đến 1960 ngoài Chi nhánh NHNN trung tâm ở các 
tỉnh, thành phố, còn có 220 chi điếm, 41 chi nhánh 
nghiệp vụ, 283 Quĩ Tiết kiệm và mạng lưới phòng 
giao dịch). Với mô hình này, NHNN bước đầu giảm 
bớt khó khăn trong thực hiện đồng thời hai chức 
năng của NHNN và NHTM. Mặc dù còn thô sơ, 
thiếu các tiền đề, điều kiện cơ bản, có thể xem đây 
là tiền thân của hệ thống ngân hàng hai cấp ở Miền 
Bắc Việt Nam. “Ông là cha đẻ của mô hình ngân 
hàng hai cấp Việt Nam, lóe sáng lên qua một tư duy 
khoa học kinh tế thời sự và đầu óc nhạy cảm...” ( 
BKTT VN).
Tới đây có thể đưa ra một nhận định tổng quát: 
“Thế hệ Lê Viết Lượng, 1951- 1963, một thế hệ 
vàng trong lịch sử 65 năm ngành Ngân hàng Việt 
Nam, có công đầu tiên về trồng người và hé mở mô 
hình hiện đại của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, để 
lại hậu thế những mùa vàng trĩu nặng”.
Điểm lại vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Cụ 
Lê Viết Lượng, chúng ta- lớp con cháu hậu thế của 
Cụ rất tự hào vì ngành Ngân hàng Việt Nam có một 
chính khách cách mạng và văn hóa như vây. Tuy 
nhiên, nhiều người trong chúng ta cũng không khỏi 
băn khoăn suy nghĩ, vì sao Cụ chưa được phong 
tặng một danh hiệu nào dù là đơn giản nhất. Vì vậy, 
cá nhân tôi mạo muội có một vài kiến nghị:
1. Đề nghị truy tặng Huân chương Sao vàng cho Cụ 
Lê Viết Lượng.
2. Đề nghị TP. Hà Nội và TP. Hà Tĩnh chọn một 
con đường mang tên Lê Viết Lượng.
3. Đề nghị NHNN và huyện Can Lộc chọn một 
cơ sở đào tạo tiêu biểu (bậc đại học và phổ thông) 
mang tên Cụ Lê Viết Lượng.
Các bậc tiền bối là chí sĩ cách mạng, danh nhân văn 
hóa với thân thế, sự nghiệp như Cụ Lê Viết Lượng 
đều lần lượt được Đảng, Nhà nước, Ngành chủ quản 
vinh danh xứng đáng. Đối với Cụ Lê Viết Lượng, 
cá nhân tôi trộm nghĩ, chỉ có NHNN VN chủ xướng 
mới có điều kiện làm được những đề nghị trên đây 
để tỏ lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn to lớn của Cụ./.
tiếp theo trang 4

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_don_bay_tai_chinh_cua_ngan_hang_th.pdf