Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận tín dụng của cá nhân hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội và là
một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ một
tỉnh thuần nông, đến nay kinh tế Bắc Ninh đã phát triển theo hướng
giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng
ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững. Đóng góp vào sự thay đổi đó có vai trò quan trọng
của vốn tín dụng. Tuy nhiên, ở Bắc Ninh, vẫn còn một bộ phận khách
hàng cá nhân hoạt động thương mại ở khu vực nông thôn chưa tiếp
cận với nguồn tín dụng chính thức, đây là một trong những thách
thức lớn trong phát triển kinh tế nông thôn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu
thực hiện điều tra bảng hỏi đối với 250 cá nhân có hoạt động thương
mại tại địa bàn nông thôn ở các huyện trong tỉnh Bắc Ninh nhằm
đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận tín dụng của
các khách hàng này, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường tiếp cận tài chính, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh
tế nông thôn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận tín dụng của cá nhân hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh
24 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận tín dụng của cá nhân hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Thanh Kim Huệ Vương Thị Minh Đức Ngày nhận: 04/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 12/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/05/2019 Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội và là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay kinh tế Bắc Ninh đã phát triển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đóng góp vào sự thay đổi đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng. Tuy nhiên, ở Bắc Ninh, vẫn còn một bộ phận khách hàng cá nhân hoạt động thương mại ở khu vực nông thôn chưa tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức, đây là một trong những thách thức lớn trong phát triển kinh tế nông thôn. Vì vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra bảng hỏi đối với 250 cá nhân có hoạt động thương mại tại địa bàn nông thôn ở các huyện trong tỉnh Bắc Ninh nhằm đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận tín dụng của các khách hàng này, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận tài chính, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn. Từ khóa: cá nhân hoạt động thương mại, tiếp cận tín dụng, Bắc Ninh 1. Giới thiệu oạt động thương mại, theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Cá nhân hoạt động thương mại có thể phải đăng ký kinh doanh (gọi đó là thương nhân) và có thể không phải đăng ký kinh doanh (không được coi là thương nhân). Đối với cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 25Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 ký kinh doanh, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/ NĐ-CP quy định như sau: “Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại 2005. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định” Cá nhân hoạt động thương mại phải đăng ký kinh doanh (thương nhân) theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 được hiểu là các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Dịch vụ tài chính được xem là một hệ thống cấu thành của loại hình dịch vụ mang tính chất thương mại, nói cách khác, đây là loại hình kinh doanh có tính chất thị trường bao gồm: dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán, tư vấn đầu tư Dịch vụ tài chính nông nghiệp nông thôn bao gồm việc cung cấp các sản phẩm tài chính tiết kiệm hoặc gửi tiền, thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm, trong đó hoạt động tín dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay, hệ thống tài chính cung ứng vốn cho khu vực nông thôn ở Việt Nam có ba phân khúc chính: Khu vực tín dụng chính thức: Các tổ chức tín dụng (TCTD) chính thức đã ngày càng được mở rộng bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo), Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) và các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), tổ chức tài chính vi mô, tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các tổ chức phi Chính phủ (NGOs). Trong đó, NHNo được coi là tổ chức cung ứng vốn chủ yếu cho các hoạt động thương mại ở nông thôn. Khu vực bán chính thức: Các khu vực tín dụng bán chính thức cung cấp các khoản vay thông qua các đoàn thể chính trị- xã hội ở khu vực nông thôn, khu vực này là một khu vực có liên quan đến các chương trình ưu tiên của Chính phủ, các dịch vụ ủy thác của các ngân hàng và các hoạt động của công đoàn. Khu vực tín dụng không chính thức: Các hoạt động tín dụng không chính thức bao gồm cho vay lẫn nhau giữa bạn bè và hàng xóm, các cá nhân chuyên cho vay tiền gồm cả chủ tiệm cầm đồ, thương nhân cho vay bằng tiền mặt hoặc hiện vật Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển các hoạt động tài chính cũng như ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở khu vực nông thôn, tùy theo các phân loại khác nhau song có thể xem xét các nhân tố ảnh hưởng này ở hai khía cạnh: các nhân tố từ phía cung ứng vốn và các nhân tố từ phía cầu vốn tín dụng ở khu vực nông thôn. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía cung tín dụng gồm các yếu tố từ phía các tổ chức cung cấp vốn cho các khách hàng như thủ tục vay vốn, địa điểm, lãi CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 suất, chính sách tín dụng; các nhân tố thuộc về phía cầu dịch vụ tài chính là những nhân tố xuất phát từ chính khách hàng, những người có nhu cầu vay vốn như tuổi, trình độ học vấn, thu nhập Các nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân hoạt động thương mại ở khu vực nông thôn. Trong bài viết này, nhóm tác giả tìm hiểu các nhân tố xuất phát từ phía cầu dịch vụ tài chính, đó là cá nhân hoạt động thương mại ở khu vực nông thôn của Tỉnh Bắc Ninh. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh 2.1. Sơ lược về các tổ chức cung ứng tín dụng chính thức trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh Tính đến cuối năm 2018, Bắc Ninh có mạng lưới ngân hàng, TCTD đã phát triển rộng khắp tỉnh với 36 tổ chức trong đó có Chi nhánh Ngân hàng nhà nước (NHNN), các chi nhánh NHTM Nhà nước, NHTMCP, NHCSXH, NH Hợp tác xã, NH 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng Phát triển, QTDND và tổ chức tài chính vi mô, với hơn 1.000 điểm giao dịch, gồm cả các điểm giao dịch tự động ATM, POS. Ngoài mạng lưới ngân hàng và các TCTD ra thì trên địa bản tỉnh còn có các công ty bảo hiểm cung ứng các dịch vụ tài chính. Kết quả huy động vốn và cho vay giai đoạn 2016- 2018 của các tổ chức tài chính trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thể hiện qua Hình 1. Hình 1 cho thấy, hoạt động huy động vốn tăng từ 73.790 tỷ vào năm 2016 lên 100.029 tỷ vào năm 2018. Tương tự, hoạt động cho vay cũng tăng từ 56.647 tỷ vào năm 2016 lên 80.444 tỷ vào năm 2018. Kết quả hoat động huy động và cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự tăng trưởng qua từng năm. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp của ngành ngân hàng, đẩy mạnh các chương trình tín dụng, tập trung nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên. Ở khu vực nông thôn Bắc Ninh hiện nay, các tổ chức tài chính chính thức cung ứng vốn chủ yếu cho các cá nhân hoạt động thương mại gồm NHNo, NHCSXH, các QTDND, tổ chức tài chính vi mô. NHNo tỉnh Bắc Ninh có hệ thống mạng lưới rộng khắp các địa bàn trong tỉnh, là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho các khách hàng ở địa bàn nông thôn. NHCSXH với những chương trình cho vay được triển khai nhằm mục tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng. Theo số liệu thống kê từ NHCSXH, tính đến hết năm 2018, có gần 500 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH tỉnh Bắc Ninh, góp phần giúp trên 55 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 233 nghìn lao động, trong đó số lao động đi làm việc có Hình 1. Kết quả huy động và cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 27Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 thời hạn ở nước ngoài là trên 1.300 lao động; hơn 60 nghìn lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; trên 2 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở; xây dựng gần 256 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, từng bước cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tại vùng nông thôn. Theo thống kê từ NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có hệ thống gồm 26 QTDND, tổng nguồn vốn của hệ thống QTDND tại tỉnh tính đến hết năm 2018 đạt hơn 2.876 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay đạt 1.952 tỷ đồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới chỉ có 01 tổ chức tài chính vi mô, đó là Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương (TYM). Quỹ TYM Bắc Ninh được thành lập năm 2009 và là chi nhánh thứ 37 trên toàn quốc của Tổ chức TYM. Hiện nay, TYM Bắc Ninh có 01 chi nhánh Thành phố Bắc Ninh và 02 Phòng Giao dịch trực thuộc (Yên Phong và Quế Võ). Sản phẩm dịch vụ TYM Bắc ninh cung ứng mới chỉ dừng lại ở tín dụng và tiết kiệm, có đặc tính phù hợp với các gia đình nghèo và thu nhập thấp: không cần tài sản thế chấp; hoàn trả dần theo tuần, tháng; thủ tục vay, trả đơn giản và duy trì kỷ luật tín dụng. Hầu hết thành viên và khách hàng của TYM vay vốn để phát triển kinh tế, dành cho các hoạt động kinh doanh như nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp và buôn bán nhỏ. Một phần để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sửa chữa nhà cửa hay đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong những năm qua, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng trưởng nhanh. Các chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn đã góp phần đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản và nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông thôn. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân tại khu vực nông thôn Bắc Ninh thường có số lượng lớn, nhu cầu vay vốn đa dạng song không thường xuyên và chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế, văn hóa- xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng rất khác nhau. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các khoản cho vay khách hàng cá nhân có quy mô vốn thường nhỏ hơn cho vay đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Nhưng với các NHTM hoạt động theo định hướng ngân hàng bán lẻ thường có số lượng các khoản vay khách hàng cá nhân chiếm Hình 2. Dư nợ tín dụng cá nhân của một số TCTD ở Bắc Ninh giai đoạn 2016- 2018 Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ số liệu báo cáo tổng kết hàng năm của các tổ chức CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 tỉ trọng lớn. Căn cứ vào số liệu mà nhóm nghiên cứu thu thập được thì NHNo có dư nợ tín dụng cá nhân cao nhất so với 3 tổ chức còn lại do mạng lưới của NHNo rộng khắp, đặc biệt là khu vực nông thôn. Ngoài NHNo Bắc Ninh có tỷ lệ cho vay cao thì đa số các ngân hàng đều có dư nợ cho vay cá nhân đối với lĩnh vực này thấp hơn. Hiện nay các mức lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông thôn thấp hơn so với lãi suất cho vay thông thường (Thông tư số 08/2014/TT-NHNN). Trước đó, những sự hỗ trợ về nguồn vốn đối với các TCTD cho vay nông nghiệp, nông thôn chưa được thể hiện rõ mà mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ. Cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Việc cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Bắc Ninh tập trung chủ yếu vào NHNo và NHCSXH. NHNo Bắc Ninh là ngân hàng đi đầu và có tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực này ở mức cao nhất. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng đã kết hợp cho vay thông thường với cho vay theo các chương trình, dự án quan trọng được ưu đãi của Chính phủ, cho vay theo chính sách của Nhà nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh Để đánh giá mức độ tiếp cận tín dụng của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra bảng hỏi đối với 250 cá nhân có hoạt động thương mại tại địa bàn nông thôn ở các huyện trong tỉnh Bắc Ninh. Số phiếu phát ra 250, số phiếu thu về 234 phiếu, số phiếu phù hợp sử dụng để nghiên cứu 200 phiếu. Mục tiêu khảo sát nhằm đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận tín dụng của các khách hàng là cá nhân hoạt động thương mại ở khu vực nông thôn Bắc Ninh. Thời gian khảo sát từ tháng 12/2018 đến tháng 01/2019. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế gồm các câu hỏi liên quan đến độ tuổi, nhóm ngành nghề của khách hàng, số tiền, mục đích, tổ chức họ đã vay vốn cũng như các vấn đề khách hàng quan tâm khi vay vốn ở các TCTD (khoảng cách địa lý, thủ tục giấy tờ, sản phẩm, lãi suất). Thông tin được phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê mô tả và so sánh dựa trên các chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức độ tiếp cận tín dụng của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn nông thôn tỉnh như tỷ trọng khách hàng được vay vốn từ các TCTD chính thức trong tổng số khách hàng được điều tra, tỷ lệ khách hàng có nhu cầu vay vốn ở địa phương, số lượng vốn vay bì ... vụ Buôn bán Khác 16/200 43/200 125/200 16/200 8% 21,5% 62,5% 8% Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu, tháng 01/2019 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 sản đảm bảo, việc cung cấp các giấy tờ xác nhận để hoàn thiện hồ sơ vay không đầy đủ Trong các TCTD cung ứng vốn chủ yếu ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh là NHNo, NHCSXH, QTDND và Tổ chức tài chính vi mô, khách hàng có nhu cầu vay tại NHNo và NHCSXH chiếm tỷ lệ cao hơn vì khi vay ở NHNo và NHCSXH, khách hàng được sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, được hưởng lãi suất ưu đãi và những chương trình tín dụng hỗ trợ của nhà nước, trong khi đó, vay vốn ở QTDND, khách hàng phải trả lãi tương đối cao hơn so với 3 tổ chức còn lại. Trong tổng mẫu điều tra thì 115/200 người trả lời ngoài các nguồn cung ứng tín dụng chính thức thì họ còn có khả năng vay từ các nguồn cung ứng tín dụng phi chính thức (chiếm 57,5%), hầu hết những khách hàng này họ có những điều kiện tốt để tiếp cận tín dụng như tài sản đảm bảo, thu nhập từ lương hưu, có nhiều người thân, người quen sống trên địa bàn, thời gian cư trú tại địa phương lâu dài Bên cạnh những khách hàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức thì cũng có trường hợp khách hàng là cá nhân có hoạt động thương mại nhưng lại không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức mà họ phải sử dụng các dịch vụ tài chính phi chính thức (15/200 khách hàng, chiếm 7,5%), một số nguyên nhân chính đó là do khách hàng không đáp ứng được các điều kiện cần thiết về hồ sơ vay vốn (thiếu, mất một số giấy tờ pháp lý), không thuộc đối tượng vay chính sách của NHCSXH Về các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận vốn: Bằng việc đặt ra những câu hỏi phỏng vấn sâu về các điều kiện và thủ tục vay vốn, các yếu tố khách hàng nông thôn quan tâm tới khi vay vốn ở các TCTD, nhóm nghiên cứu tập trung xem xét các yếu tố địa điểm, thủ tục, lãi suất và sản phẩm, kết quả cho thấy các cá nhân trong mẫu khảo sát đặc biệt quan tâm tới địa điểm (182/200, chiếm 91%) và thủ tục vay (192/200, chiếm 96%), lãi suất (146/200, chiếm 73%), trong khi đó sản phẩm (87/200 chiếm 43,5%) không phải là yếu tố được dành nhiều sự quan tâm. Điều này cũng dễ giải thích bởi lẽ đối với cá nhân hoạt động thương mại ở khu vực nông thôn các sản phẩm vay chủ yếu là vay nhỏ lẻ, phục vụ hoạt động kinh doanh thường ngày với quy mô nhỏ. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các yếu tố có ảnh hưởng lớn là đảm bảo tín dụng, thu nhập bình quân của gia đình, mối quan hệ thân quen và khả năng nắm bắt thông tin tín dụng. Yếu tố thân quen (có người quen làm việc ở các ngân hàng, các Hình 3. Những vấn đề cá nhân hoạt động thương mại quan tâm khi vay vốn các TCTD Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu, tháng 01/2019 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 31Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 QTDND, các tổ chức hội ở địa phương) được xem là có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận vốn và lượng vốn có thể vay từ các tổ chức cung ứng vốn, khi có người quen, người thân làm việc trong các TCTD, các khách hàng có điều kiện nắm bắt thông tin về các chương trình vay ưu đãi nhanh hơn, việc có mối quan hệ quen biết cũng khiến cho các cán bộ ở các TCTD rút ngắn được thời gian phân tích tín dụng, ra quyết định đối với khoản vay. Ngoài ra, đối với các khách hàng có bảo đảm tín dụng cũng có điều kiện tiếp cận vốn dễ dàng hơn, đặc biệt sự bảo lãnh từ các tổ chức chính trị xã hội đã giúp một bộ phận không nhỏ khách hàng có hoạt động thương mại không đăng kí kinh doanh có thể tiếp cận vốn. Trong khi đó, những khách hàng có thu nhập bình quân gia đình ổn định, chủ yếu cá nhân hoạt động thương mại có đăng kí kinh doanh có xu hướng dễ dàng vay vốn hơn bởi lẽ họ có vốn nên mạnh dạn đầu tư vào việc kinh doanh các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, cửa hiệu tạp hóa với địa điểm cố định và có tài sản thế chấp khi vay vốn. Trên địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh, mặc dù các kênh thông tin tín dụng tới người dân khá đa dạng như qua chính quyền địa phương, thông qua hệ thống phát thanh tại các xã, cán bộ phụ trách tại từng thôn Tuy nhiên nhiều cá nhân được phỏng vấn chia sẻ rằng họ không tiếp cận được kịp thời các chương trình tín dụng, không nắm được các quy định ưu đãi của nhà nước nên phải vay tạm thời từ các cá nhân, tổ chức cung ứng vốn phi chính thức với chi phí vốn vay cao hơn rất nhiều. Mặt khác, nhiều trường hợp khách hàng đã vay vốn từ các TCTD nhưng sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến tình trạng không hoàn trả hoặc hoàn trả vốn vay không đúng thời hạn cũng là nguyên nhân khiến họ khó tiếp cận vốn ở những lần vay tiếp theo. Như vậy, tại địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, cá nhân hoạt động thương mại có điều kiện thuận lợi tiếp cận tín dụng chính thức, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một bộ phận không nhỏ khách hàng chưa có điều kiện vay vốn từ các TCTD. Việc đánh giá thực trạng là cơ sở để nhóm tác giả đề xuất các giải pháp để tăng cường sự toàn diện tài chính trên địa bàn tỉnh. 3. Một số đề xuất Trong Dự thảo chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đã đưa ra mục tiêu tổng quát về tài chính toàn diện đó là “Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý do các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững”. Xuất phát từ việc khảo sát thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các cá nhân có hoạt động thương mại tại địa bàn nông thôn tỉnh Bắc Ninh, để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của các cá nhân này, nhóm tác giả có một số đề xuất: Thứ nhất, các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần nghiên cứu rút ngắn thời gian ra quyết định tín dụng và đơn giản hóa thủ tục, phát triển mạng lưới để người dân có thể tiếp cận vốn một cách thuận lợi hơn, tăng cường sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa bàn nông thôn trong việc truyền tải các chính sách tín dụng ưu đãi tới người dân. Trong những năm qua, Chính phủ, NHNN đã có những văn bản chỉ đạo hệ thống ngân hàng cân đối nguồn vốn, tăng cường đẩy mạnh hỗ trợ vốn phục vụ phát triển kinh tế nông thôn. Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã sửa đổi một số điều của nghị định số 55/2015/ NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó đã quy định nâng mức cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa đối với một số đối tượng khách hàng là cá nhân hộ gia đình lên mức 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn, 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn. Ngoài ra Nghị định 116/2018/NĐ-CP cũng bổ sung quy định cho phép các TCTD được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của những dự án, phương án sản xuất kinh doanh có ứng dụng công nghệ cao làm tài sản đảm CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019 bảo cho khoản vay của khách hàng. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để người dân ở địa bàn nông thôn nói chung và cá nhân hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn Bắc Ninh nói riêng có điều kiện tiếp cận tín dụng chính thức. Thứ hai, các cơ quan quản lý địa phương cần có sự hỗ trợ phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức cung ứng để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất tới người dân trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Trên thực tế, trong nguồn vốn hoạt động của NHCSXH có một bộ phận vốn không nhỏ là nguồn vốn ủy thác từ Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện. Tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, chính quyền rất chú trọng đến việc tăng cường nguồn vốn này. Lượng vốn ủy thác qua NHCSXH có xu hướng tăng trong những năm gần đây, theo Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm gần đây (2016, 2017, 2018), nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương các năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 10.105 triệu đồng, 62.624 triệu đồng và 114.924 triệu đồng. Để nguồn vốn được triển khai một cách hiệu quả tới người dân trên địa bàn nông thôn nói chung và cá nhân hoạt động thương mại nói riêng, cần tăng cường công tác truyền thông tới người dân và tăng cường cơ chế quản lý giám sát để vốn vay được sử dụng một cách hiệu quả, đúng đối tượng. Tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường các hoạt động giáo dục tài chính cá nhân đối với người dân trên cơ sở phối kết hợp với các trường đại học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Chiến lược tăng cường giáo dục tài chính cá nhân trên quy mô rộng khắp sẽ cải thiện được mức độ nhận thức về tài chính của người dân một cách nhanh chóng, chính điều này là điều kiện quan trọng để phát triển các sản phẩm tiết kiệm, tín dụng, thanh toán và bảo hiểm một cách rộng khắp đến mọi khu vực dân cư trong toàn tỉnh theo một lộ trình dài hạn nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao hiểu biết tài chính cho cộng đồng. Thứ ba, các cá nhân hoạt động thương mại cần chủ động trong việc nắm bắt các thông tin về các tổ chức cung ứng tín dụng chính thức trên địa bàn, trong quá trình sử dụng vốn, các khách hàng cần nghiên cứu kỹ các nội dung quy định trong hợp đồng tín dụng, hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ trong quá trình vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích. Mặt khác khách hàng tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức hội, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức tín dụng để có thể tiếp cận và sử dụng, quản lý vốn một cách hiệu quả, phát triển hoạt động thương mại một cách chủ động, bền Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. 2. Chính phủ (2018), Nghị định 116/2018/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 08/2014/TT-NHNN, Quy định lãi suất cho vay ngăn hạn bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Sơ lược về tài chính toàn diện 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Dự thảo về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2016, 2017, 2018), Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng tỉnh Bắc Ninh 7. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2016, 2017, 2018), 8. Ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (2016,2017,2018), Báo cáo kết quả hoat động 9. Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Mậu Dũng (2011), Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại thành Hà Nội: nghiên cứu điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 5: 844- 852. 10. Nguyễn Văn Vũ An, Phạm Phi Hùng, Bùi Hoàng Nam (2016), Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tại xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Kinh tế- Văn hóa- Giáo dục, số 22, tháng 7/2016. Thông tin tác giả CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019 vững ■Thanh Kim Huệ, Thạc sĩ Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh Email: huetk@hvnh.edu.vn Vương Thị Minh Đức, Tiến sĩ Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh Email: ducvtm@hvnh.edu.vn Summary Factors affecting the level of access to credit by individuals doing commercial activities in rural areas of Bac Ninh province Bac Ninh is a northern gateway province of Hanoi capital and is one of eight provinces in the Northern key economic region. From a purely agricultural province, Bac Ninh economy has developed in the direction of reducing the proportion of agriculture, increasing the proportion of industry-handicraft and trade villages, and developing agricultural production towards high-tech applications in order to improve added value and sustainable development. Contributing to that change has an important role of credit capital. However, in Bac Ninh, there is still a part of individual commercial customers in rural areas who have not yet access to formal credit, which is one of the major challenges in rural economic development. Therefore, the research team had a questionnaire survey for 250 individuals with commercial activities in rural areas in the districts of Bac Ninh province to assess the factors affecting the level of access to credit of these customers, on that basis, propose solutions to enhance access to finance, contributing to promoting sustainable rural economic development. Key words: individuals doing commercial activities, access to credit, Bac Ninh Hue Kim Thanh, MEc. Duc Thi Minh Vuong, PhD. Organization of all: Banking Academy of Vietnam, Bacninh Campus trong toàn hệ thống pháp luật. 4. Kết luận Không thể phủ nhận sự cần thiết của sự ra đời Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 và một số văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 87/2015 NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đã góp phần tạo nên một hành tiếp theo trang 23 lang pháp lý tương đối chuẩn mực, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động kiểm soát vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng trên thực tế, những qui định điều chỉnh hoạt động kiểm soát vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp cho thấy vẫn còn những điểm chưa hợp lý và không phù hợp với điều kiện hiện nay. Do đó những qui định này cần phải được tiếp tục hoàn thiện. Bài viết này dừng lại ở việc nêu một vài những bất cập đó (theo quan điểm cá nhân của tác giả) nhằm giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có cái nhìn toàn diện hơn về khung pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề xuất những kiến nghị để giải quyết những bất cập này ■ nhanh và bền vững. Do đó, các nỗ lực tái cấu trúc kinh tế hiện nay, đặt trọng tâm vào cải cách thể chế, phải được tiến hành một cách mạnh mẽ và dứt khoát hơn nếu muốn thoát khỏi mối lo đổ vỡ của bong bóng nợ công và cả mối nguy của bẫy thu nhập trung bình mà Việt Nam có thể sẽ mắc phải ■ tiếp theo trang 9
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_muc_do_tiep_can_tin_dung_cua_ca_nh.pdf