Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bài báo này sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2007 đến quý IV/2011 của 39 doanh

nghiệp (DN) ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán VN để xác

định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh

nghiệp này. Bài báo sử dụng mô hình dữ liệu bảng động với cách tiếp cận theo hai phương pháp:

mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Method - FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

(Random Effects Method - REM). Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ tín dụng ngân hàng dài hạn

của các DN ngành sản xuất chế biến thực phẩm có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt

động kinh doanh, cơ cấu tài sản và khả năng thanh khoản; có mối quan hệ nghịch chiều với quy

mô DN, rủi ro tín dụng và tỉ lệ nợ dài hạn của kì trước đó.

pdf 8 trang yennguyen 5680
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ
Soá 266, Thaùng Möôøi Hai naêm 2012
22 THƯƠNG HIỆU VÀ DỊCH VỤ TẠI VN 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ TÍN DỤNG 
NGÂN HÀNG DÀI HẠN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 
NGÀNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM 
YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
LÊ PHƯƠNG DUNG* & NGUYỄN THỊ NAM THANH** 
Bài báo này sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2007 đến quý IV/2011 của 39 doanh 
nghiệp (DN) ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán VN để xác 
định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh 
nghiệp này. Bài báo sử dụng mô hình dữ liệu bảng động với cách tiếp cận theo hai phương pháp: 
mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Method - FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên 
(Random Effects Method - REM). Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ tín dụng ngân hàng dài hạn 
của các DN ngành sản xuất chế biến thực phẩm có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt 
động kinh doanh, cơ cấu tài sản và khả năng thanh khoản; có mối quan hệ nghịch chiều với quy 
mô DN, rủi ro tín dụng và tỉ lệ nợ dài hạn của kì trước đó. 
Từ khóa: Nợ tín dụng ngân hàng dài hạn, ngành sản xuất chế biến thực phẩm, nhân tố ảnh 
hưởng, mô hình động. 
1. Đặt vấn đề 
Xác định một tỉ lệ nợ dài hạn ngân hàng cho DN 
là vấn đề quan trọng không chỉ đối với nhà quản trị 
mà còn đối với các nhà hoạch định tài chính nhằm 
xây dựng cấu trúc nợ hợp lí nhất. Cấu trúc nợ hợp lí 
sẽ vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa tận dụng 
hiệu ứng tích cực của đòn cân nợ, góp phần gia tăng 
giá trị DN. 
Đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc nợ và các 
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ từ trước đến nay, 
đặc biệt là ở các nước phát triển như: Nghiên cứu 
của Shane A. Johnson (1997) và nghiên cứu của 
Florian Peters (2004). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu 
thực nghiệm thường không đồng nhất tùy theo phạm 
vi nghiên cứu và phương pháp áp dụng trong xử lí 
mô hình. Theo đó, nghiên cứu này tiếp tục phân tích 
các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ của DN theo 
hướng phát triển mối quan hệ giữa mô hình lí thuyết 
và kết quả thực nghiệm. Cụ thể, tác giả tập trung vào 
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng 
ngân hàng dài hạn của DN trong ngành sản xuất chế 
biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng 
khoán TP.HCM (HOSE) và sàn giao dịch chứng 
khoán Hà Nội (HNX). 
2. Cơ sở lí thuyết về nợ tín dụng và các 
nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ 
tín dụng ngân hàng của DN 
2.1. Nợ tín dụng ngân hàng và các lí thuyết về 
nợ tín dụng của DN 
Có thể thấy sự phát triển của các DN ở VN trong 
thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của hệ 
thống ngân hàng. Vốn vay ngân hàng tạo điều kiện 
cho các DN đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy 
móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh, góp 
phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất kinh 
doanh đựơc liên tục đồng thời nâng cao hiệu quả sử 
dụng vốn của DN. 
Lí thuyết tài chính DN tiếp cận theo hướng hiện 
đại bắt đầu với lí thuyết không liên quan cấu trúc tài 
chính của Modigliani và Miller (1958), theo đó bất 
chấp việc phân chia cơ cấu vốn của công ty thành 
* ThS., ** CN, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 
Email: lephuongdung191@gmail.com, 
namthanh91@gmail.com 
PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ 
 Soá 266, Thaùng Möôøi Hai naêm 2012 
THƯƠNG HIỆU VÀ DỊCH VỤ TẠI VN 23
nợ, vốn cổ phần hay bất cứ nguồn vốn nào khác vẫn 
có một sự chuyển đổi trong giá trị đầu tư khiến cho 
giá trị công ty vẫn không đổi cho dù cơ cấu vốn của 
công ty thay đổi. Hay nói cách khác, cơ cấu giữa nợ 
và vốn chủ sở hữu không làm thay đổi giá trị công 
ty. Vì tài trợ bằng nợ tín dụng rẻ hơn vốn cổ phần do 
lãi suất mà DN trả cho chủ nợ được miễn thuế (thuế 
được đánh sau lãi vay), nên một DN sử dụng nợ sẽ 
có khả năng tạo được kết quả hoạt động kinh doanh 
tốt hơn 100% vốn cổ phần do tận dụng lợi ích từ lá 
chắn thuế của nợ. Trên thực tế không phải giá trị DN 
tăng mãi khi tỉ suất nợ gia tăng, bởi vì khi gia tăng 
việc sử dụng nợ sẽ gia tăng chi phí tài chính, gia 
tăng khả năng phá sản và sẽ làm giảm giá trị DN do 
đó lí thuyết cân đối vốn cho rằng cấu trúc tài chính 
tối ưu là cấu trúc đòi hỏi phải cân bằng giữa lợi ích 
do sử dụng nợ và chi phí tài chính. Bên cạnh đó, lí 
thuyết trật tự phân hạng lại cho rằng nếu một DN 
phải sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài thì nhà quản trị 
sẽ ưu tiên sử dụng nợ tín dụng trước, sau đó là phát 
hành trái phiếu và giải pháp cuối cùng là phát hành 
cổ phiếu thường. Trật tự này phản ánh động cơ của 
nhà quản trị tài chính là duy trì sự kiểm soát DN, 
giảm chi phí và tránh được những phản ứng của thị 
trường chứng khoán. 
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng 
nợ tín dụng ngân hàng của DN 
Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các nhân 
tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ của DN tại các nước 
phát triển, những nhân tố được xác định phổ biến 
bao gồm: 
2.2.1. Quy mô DN 
Nghiên cứu của Berlin và Loeys (1988) cho rằng 
các DN lớn có chi phí đại diện của việc ủy quyền 
giám sát cho ngân hàng, chi phí kiểm soát thấp, ít 
chênh lệch thông tin hơn với các DN khác thường có 
xu hướng sử dụng nợ tín dụng ngân hàng nhiều hơn. 
Theo Fama (1985) và Nakamura (1989) thì các DN 
nhỏ thường sử dụng nợ tín dụng ngân hàng bởi vì 
những DN này sẽ có lợi thế giảm được chi phí thông 
tin, chi phí giám sát vì ngân hàng có thể thu thập 
được thông tin thông qua các giao dịch trên tài 
khoản của DN. 
2.2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo lường 
theo các chỉ tiêu: tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỉ 
suất sinh lời tài sản (ROA) và tỉ suất sinh lời vốn 
chủ sở hữu (ROE). Theo lí thuyết trật tự phân hạng 
thì các nhà quản lí thích tài trợ cho các dự án bằng 
nguồn vốn từ nội bộ hơn, sau đó mới đến nguồn vốn 
từ bên ngoài, có nghĩa là các DN có tỉ suất sinh lời 
cao sẽ có tỉ lệ nợ tín dụng thấp. Theo quan điểm của 
Modiglani & Miller thì các DN có hiệu quả hoạt 
động kinh doanh cao hơn sẽ có động cơ tăng lượng 
nợ nhiều hơn để được khấu trừ chi phí lãi vay. 
2.2.3. Cơ cấu tài sản 
Được đo lường bằng giá trị tài sản cố định trên 
tổng tài sản. Tài sản cố định hữu hình vừa có ý nghĩa 
về giá trị thế chấp cho các khoản vay từ các tổ chức 
tín dụng, vừa hàm chứa một nguy cơ rủi ro lớn do 
tác động của đòn cân định phí. Theo nghiên cứu của 
Johnson (1997), giá trị tài sản thế chấp phụ thuộc 
trực tiếp vào giá trị thanh khoản của tài sản đó và kết 
quả nghiên cứu cho thấy tỉ trọng tài sản cố định trên 
tổng tài sản có mối quan hệ thuận chiều tỉ suất nợ. 
Trong khi đó, nghiên cứu của Florian Peters (2004) 
lại cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa tỉ 
trọng tài sản cố định trên tổng tài sản và tỉ trọng nợ 
ngân hàng trên tổng nợ. 
2.2.4. Khả năng thanh khoản 
Tính thanh khoản có tác động thuận chiều hoặc 
ngược chiều đến quyết định sử dụng nợ tín dụng của 
DN. Một mặt, các DN có hệ số thanh khoản cao có 
thể sử dụng nhiều nợ tín dụng do DN có thể trả các 
khoản nợ khi đến hạn. Mặt khác, các DN có nhiều 
tài sản có tính thanh khoản cao có thể sử dụng các 
tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình mà 
không cần sử dụng đến nợ tín dụng, do đó, khả năng 
thanh khoản của DN có quan hệ nghịch chiều với nợ 
tín dụng. 
2.2.5. Cơ hội tăng trưởng 
Được đo lường qua tốc độ tăng trưởng của tổng 
tài sản. Hầu hết các quan điểm tài chính cho rằng có 
mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng và 
tỉ lệ nợ, lý do là các DN có tốc độ tăng trưởng cao 
thường đi đôi với các rủi ro phá sản cao nên tỉ lệ nợ 
thấp. 
2.2.6. Danh tiếng của DN 
Danh tiếng của DN được đo lường thông qua độ 
tuổi của DN và hình thức sở hữu DN (DN đó có vốn 
đầu tư của Nhà nước hay không). Theo kết quả 
PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ
Soá 266, Thaùng Möôøi Hai naêm 2012
24 THƯƠNG HIỆU VÀ DỊCH VỤ TẠI VN 
nghiên cứu thực nghiệm của Diamond (1991), 
những DN trẻ, quy mô nhỏ, danh tiếng thấp thường 
sử dụng nợ ngân hàng bởi vì đối với họ, việc vay 
mượn thông qua phát hành cổ phiếu khá khó khăn. 
Những DN này có động cơ duy trì những thành tích 
tốt trong quá khứ từ đó nâng cao độ tín nhiệm và có 
thể nhận được những ưu đãi lãi suất từ ngân hàng. 
Kết quả nghiên cứu của Pierre Pessarossi và Laurent 
Weill (2011) cho thấy các DN nhà nước có xu 
hướng sử dụng nợ tín dụng nhiều hơn là phát hành 
cổ phiếu. 
2.2.7. Rủi ro tín dụng 
Được đo lường qua chỉ tiêu đòn bẩy (tính theo 
công thức Nợ phải trả trên tổng tài sản). Nghiên cứu 
của Merton (1974) và Johnson (1997) nhấn mạnh 
tầm quan trọng của đòn bẩy như một nhân tố quyết 
định đối với rủi ro tín dụng của DN và kết quả thực 
nghiệm cho thấy rằng đòn bẩy có tác động ngược 
chiều đến quyết định sử dụng nợ tín dụng của DN. 
Bảng 1. Tóm tắt các nhân tố tác động đến lựa chọn 
nợ tín dụng ngân hàng của DN 
Biến giải thích Dấu tác động theo 
lí thuyết 
Quy mô DN +/- 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh +/- 
Cơ cấu tài sản +/- 
Khả năng thanh khoản +/- 
Cơ hội tăng trưởng - 
Danh tiếng DN - 
Rủi ro tín dụng - 
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Dữ liệu nghiên cứu 
Dựa vào số liệu Báo cáo tài chính từ quý I/2007 
đến quý IV/2011 của 39 DN ngành sản xuất chế biến 
thực phẩm niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX 
được công bố trên trang website www.vietstock.vn 
3.2. Mã hóa biến nghiên cứu 
Bảng 2. Định nghĩa các biến trong mô hình 
Biến độc lập 
Quy mô DN 
X1 
X2 
X3 
Logarit tự nhiên của Tổng 
doanh thu 
Logarit tự nhiên của Vốn chủ 
sở hữu 
Logarit tự nhiên của Tổng tài 
sản 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh 
X4 
X5 
X6 
Tỉ suất sinh lời tài sản (ROA) 
Tỉ suất sinh lời vốn chủ sở 
hữu (ROE) 
Tỉ suất lợi nhuận trên doanh 
thu 
Cơ cấu tài sản 
X7 
Tài sản cố định trên tổng tài 
sản 
Khả năng thanh khoản 
X8 
Khả năng thanh khoản hiện 
hành 
Cơ hội tăng trưởng 
X9 
Tốc độ tăng trưởng tổng tài 
sản 
Danh tiếng của DN 
X10 
X11 
DN có vốn đầu tư của nhà 
nước (1: mã hóa cho DN có 
vốn đầu tư của nhà nước; 0: 
mã hóa cho DN không có 
vốn đầu tư của nhà nước) 
Độ tuổi của DN 
Rủi ro tín dụng 
X12 Đòn bẩy 
Biến phụ thuộc 
Cấu trúc nợ 
Y1 
Nợ dài hạn ngân hàng trên 
nợ phải trả 
Y2 
Nợ dài hạn ngân hàng trên 
tổng tài sản 
3.3. Phương pháp nghiên cứu 
Mô hình bảng động được mô tả bởi sự hiện diện 
của các giá trị quá khứ của biến hồi quy. Trong phân 
tích hồi quy liên quan đến số liệu chuỗi thời gian, 
nếu mô hình hồi quy không chỉ bao gồm các giá trị 
hiện tại mà còn bao gồm các giá trị trễ (giá trị quá 
khứ) của các biến độc lập (các biến X), mô hình đó 
PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ 
 Soá 266, Thaùng Möôøi Hai naêm 2012 
THƯƠNG HIỆU VÀ DỊCH VỤ TẠI VN 25
được gọi là mô hình phân phối trễ. Nếu trong số các 
biến giải thích của mô hình bao gồm một hay nhiều 
giá trị trễ của biến phụ thuộc, mô hình được gọi là 
mô hình tự hồi quy. Như vậy, ta có: 
Yi,t = ai+ βiXi,t + βiXi,t-k + uit 
Phương trình trên tiêu biểu cho một mô hình 
phân phối trễ, trong khi phương trình sau: 
Yi,t = ai + βiXi,t + γYi,t-k + uit 
là ví dụ về một mô hình tự hồi quy (trong đó γ là 
một lượng vô hướng, k là số thời điểm lùi về trước 
đó). 
Yit: biến phụ thuộc, Xit: biến độc lập 
i: thực thể (DN), t: thời gian (quý) 
a: hệ số chặn 
βi : hệ số góc đối với nhân tố Xi 
uit: phần dư 
 Việc sử dụng mô hình động được giải thích là do 
những thay đổi trong chính sách của DN hầu như 
không bao giờ xảy ra tức thời mà phải trải qua quá 
trình ứng dụng, thực thi trong một khoảng thời gian 
nào đó mới nhận biết được những ảnh hưởng mà 
chính sách mới đem lại. Vì thế, mô hình bảng động 
được sử dụng để xem xét đến những tác động trễ 
này. Tỉ lệ vay nợ kì này có thể phụ thuộc một phần 
nào đó vào tỉ lệ vay nợ của kì trước đó hoặc các chỉ 
tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính 
của DN trong kì trước, theo đó, ngân hàng sẽ dựa 
trên tỉ lệ vay nợ của những kì trước và năng lực trả 
nợ của DN để xem xét có nên cho DN vay vốn hay 
không. 
 Đối với mô hình tự hồi quy (mô hình bao gồm 
các giá trị trễ của biến phụ thuộc), ta có mô hình dữ 
liệu tuyến tính như sau: 
Yit = ai + βXit + uit 
Trong điều kiện lí tưởng, tỉ lệ nợ quan sát của 
DN tại thời điểm t (Yit), bằng với tỉ lệ nợ tối ưu Yit* 
= Yit. Trong thiết lập động, điều này ngụ ý rằng sự 
thay đổi trong tỉ lệ nợ thực tế từ trước đến giai đoạn 
hiện nay cần được cân bằng một cách chính xác với 
sự thay đổi được yêu cầu cho công ty để được ở tối 
ưu tại thời điểm t, tức là: 
Yit - Yi,t-k = Yit*-Yi,t-k* 
Quá trình này có thể được đại diện bằng cách sử 
dụng mô hình điều chỉnh sau: 
Yit - Yi,t-k = λ (Yit*-Yi,t-k) (1) 
Trong đó, Yit* tỉ lệ nợ mục tiêu ước tính từ 
phương trình, và λ là tham số điều chỉnh 
Nếu λ = 1, sự điều chỉnh được thực hiện trong 
vòng k giai đoạn và DN sẽ đạt tỉ lệ nợ mục tiêu tại 
thời điểm t. Nếu λ <1 thì sự điều chỉnh từ thời điểm 
t-k đến thời điểm t sẽ rút ngắn để đạt được mục tiêu. 
Nếu λ > 1 thì công ty dù có điều chỉnh thế nào thì 
vẫn không thể đạt tỉ lệ nợ tối ưu. 
Sau khi được điều chỉnh; phương trình (1) có thể 
viết lại như sau: 
Yit = (1- λ)Yi,t-k + λYit* 
Trong đó λ có thể được xem như tốc độ của sự 
điều chỉnh và theo cách này, λ càng lớn thì điều 
chỉnh càng nhanh. 
 Đối với mô hình phân phối trễ (mô hình bao 
gồm giá trị trễ của biến độc lập) 
Giả sử Yt là tỉ lệ nợ quan sát của DN tại thời 
điểm t, Xt* là giá trị kỳ vọng của một nhân tố và Xt 
là giá trị thực tế của nhân tố đó. Yt được giả sử là 
không liên quan đến Xt mà liên quan đến Xt*, vì vậy 
ta có phương trình: 
Yit = ai + βXit* + uit (2) 
Thực tế, bởi vì Xt* có đặc trưng là không thể 
quan sát được và không có dữ liệu về nó vì vậy 
chúng ta cần giả sử rằng DN có sự thay đổi trong giá 
trị kì vọng của nhân tố, sự thay đổi này được mô tả 
như sau: 
Xit* - Xi,t-k* = λ (Xit-Xi,t-k*) 0 < λ <1 (3) 
Sau khi điều chỉnh, phương trình (3) trở thành 
Xit* = λXi,t-k + (1- λ)Xi,t-k* (4) 
Từ phương trình (2), tìm Xt* theo Yt, thay vào 
phương trình (4) và sắp xếp lại số hạng ta được mô 
hình 
Yt = aiλ + (1-λ)Yi,t-k + λβXi,t-k + uit – (1-λ)ui,t-k 
Yt = β1 + β2Yi,t-k + β3Xi,t-k + vit 
Trong đó, β1 = aiλ, β2 = 1-λ và vit = uit – (1-λ)ui,t-k 
Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm 
riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, 
phương pháp FEM cho phép có các hệ số chặn khác 
nhau cho mỗi thực thể nhằm tách ảnh hưởng của các 
đặc điểm riêng biệt ra khỏi các biến giải thích để có 
PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ
Soá 266, Thaùng Möôøi Hai naêm 2012
26 THƯƠNG HIỆU VÀ DỊCH VỤ TẠI VN 
thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải 
thích lên biến phụ thuộc. 
Phương pháp REM dựa vào giả thuyết rằng sự 
khác biệt giữa các thực thể được chứa đựng trong 
phần sai số ngẫu nhiên và không tương quan đến các 
biến giải thích. 
Kiểm định Hausman nhằm lựa chọn phương 
pháp FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu 
mẫu, với giả thiết: 
H0: FEM và REM không khác biệt đáng kể 
Với (Prob>λ2) <0,05, bác bỏ H0 
Nếu bác bỏ H0, ta kết luận mô hình ảnh hưởng 
ngẫu nhiên không phù hợp và trong trường hợp này 
FEM được lựa chọn sử dụng. 
4. Đặc điểm cấu trúc nợ của các DN ngành 
sản xuất chế biến thực phẩm 
4.1. Cấu trúc tài sản của các DN ngành sản xuất 
chế biến thực phẩm trong giai đoạn 2007-2011 
Tình hình phân bổ vào hai loại tài sản chủ yếu là tài 
sản ngắn hạn và tài sản cố định dựa trên số liệu 
thống kê từ bảng cân đối kế toán của 39 DN nghiên 
cứu trong giai đoạn 2007-2011 được phản ánh trong 
đồ thị sau (Hình 1). 
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên hầu hết 
các DN trong ngành có tỉ trọng tài sản ngắn hạn lớn 
(trên 50%), qua đó có thể dự đoán các DN trong 
ngành có tỉ lệ tài sản ngắn hạn cao sẽ có xu hướng 
tài trợ thông qua vay ngắn hạn. 
Trong cơ cấu tài sản dài hạn của các công ty chủ 
yếu là tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn nhất, còn lại 
là chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản 
đầu tư tài chính dài hạn. Tài sản cố định của các DN 
trong ngành bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị, 
dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất chế biến 
thực phẩm. Hình 1 cho thấy ngoại trừ một số công ty 
như CLC, HHC, LAF, ABT... có tỉ trọng tài sản cố 
định ở mức thấp (khoảng 10%-20%) thì phần lớn 
Hình 1. Tỉ trọng đầu tư bình quân vào tài sản ngắn hạn của các DN ngành sản xuất chế biến thực phẩm 
giai đoạn 2007-2011 
Hình 2. Tỉ trọng đầu tư bình quân vào tài sản cố định của các DN ngành sản xuất chế biến thực phẩm 
giai đoạn 2007-2011 
PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ 
 Soá 266, Thaùng Möôøi Hai naêm 2012 
THƯƠNG HIỆU VÀ DỊCH VỤ TẠI VN 27
các DN trong ngành đều có tỉ trọng tài sản cố định 
trong tổng tài sản ở mức cao (trong khoảng từ 30%-
70%), tiêu biểu là THB với tỉ trọng tài sản cố định là 
70% và CAN, CAP với tỉ trọng tài sản cố định là 
60%. 
4.2. Tỉ lệ nợ dài hạn bình quân của các DN 
ngành sản xuất chế biến thực phẩm trong giai 
đoạn 2007-2011 
Trong tổng số 39 DN nghiên cứu, chỉ có 13 DN 
có tỉ lệ Nợ dài hạn ngân hàng trên Nợ phải trả lớn 
hơn 20%, tiêu biểu như SEC 59% và MSN 58%, số 
DN còn lại thì Nợ dài hạn ngân hàng chiếm tỉ trọng 
nhỏ, một số DN có tỉ lệ này rất nhỏ như VNM 2% 
hay LAF 1%. 
Giá trị trung bình của tỉ suất nợ dài hạn ngân 
hàng trên Tổng tài sản bình quân của các DN ngành 
sản xuất chế biến thực phẩm là 9% trong đó có sự 
khác biệt khá lớn giữa các DN. Giá trị này cho thấy 
các DN trong ngành ít chịu áp lực về nợ tín dụng 
ngân hàng dài hạn. Chỉ có 12 DN có tỉ suất nợ dài 
hạn ngân hàng trên tổng tài sản bình quân cao hơn 
giá trị trung bình, tiêu biểu là CAP 18%, MSN 19%, 
các DN còn lại có tỉ suất này tương đối thấp. 
4.3. Cơ cấu nợ phải trả của các DN ngành sản 
xuất chế biến thực phẩm trong giai đoạn 2007-
2011 
Có thể thấy các DN đều sử dụng phần lớn các khoản 
vay ngắn hạn. Tỉ lệ nợ dài hạn trung bình thấp cho 
thấy các DN khó có thể tiếp cận được nguồn vốn vay 
dài hạn bởi hầu hết các ngân hàng có xu hướng cho 
vay nợ ngắn hạn hơn dài hạn. Nguyên nhân thứ hai 
là do thị trường chứng khoán VN vẫn còn nhiều bất 
ổn nên các DN vẫn còn gặp khó khăn trong việc huy 
động vốn từ bên ngoài. Do đó, các DN vẫn phải sử 
dụng chủ yếu là nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân 
hàng để phục vụ cho nhu cầu về tài sản lưu động hay 
hỗ trợ thanh khoản. 
Hình 3. Nợ dài hạn ngân hàng trên Nợ phải trả bình quân của các DN ngành sản xuất chế biến 
thực phẩm giai đoạn 2007-2011 
Hình 4. Nợ dài hạn ngân hàng trên Tổng tài sản bình quân của các DN ngành sản xuất chế biến 
thực phẩm giai đoạn 2007-2011 
PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ
Soá 266, Thaùng Möôøi Hai naêm 2012
28 THƯƠNG HIỆU VÀ DỊCH VỤ TẠI VN 
5. Kết quả nghiên cứu 
Sau khi phân tích tương quan để kiểm định mối 
quan hệ giữa các biến, để đánh giá mức độ ảnh 
hưởng của các nhân tố đến tỉ suất nợ dài hạn của các 
DN, cần phải lựa chọn các biến theo nguyên tắc: 
Mỗi nhân tố chỉ chọn một biến đại diện có quan hệ 
chặt chẽ nhất với tỉ suất nợ dài hạn, nếu hai biến 
trong cùng một nhân tố có tương quan chặt chẽ với tỉ 
suất nợ dài hạn thì sẽ chọn biến có quan hệ chặt chẽ 
hơn. 
Kết quả kiểm định Hausman cho giá trị P-value = 
0,0000 < 0,05 đối với mô hình hồi quy của biến Y1 
và Y2 nên phương pháp FEM là lựa chọn phù hợp để 
thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố đến lựa chọn nợ 
tín dụng dài hạn của các DN ngành sản xuất chế biến 
thực phẩm. 
Bảng 3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu mô hình nợ dài 
hạn ngân hàng 
 Y1 Y2 
X3 
-0,0686*** 
(0,0353) 
X4,t-4 
0,2740** 
(0,1369) 
0,0397 
(0,0633) 
X7 
0,4668* 
(0,0837) 
0,2224* 
(0,0440) 
X8 
0,0121** 
(0,0054) 
-0,0004 
(0,0025) 
X9 
0,0016 
(0,0040) 
X11 
X12 -0,2658* 
(0,0560) 
X12 
Yi,t-4 
-0,0023 
(0,0565) 
-0,1011*** 
(0,0516) 
C 
0,1161* 
(0,0284) 
0,8267*** 
(0,4267) 
(*) hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 
1% 
(**) hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α = 
5% 
(***) hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa α 
= 10% 
Nợ dài hạn NH/Nợ 
phải trả 
Y1 = 0,12 + 0,27X4,t-4 + 0,47X7t + 
0,01X8t - 0,27X12t 
Nợ dài hạn 
NH/Tổng tài sản Y2 = 0,83 - 0,07X3t + 0,22X7t - 0,1Y2,t-4 
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy việc sử 
dụng nợ tín dụng ngân hàng dài hạn có mối quan hệ 
tỉ lệ thuận với các nhân tố hiệu quả hoạt động kinh 
doanh, cơ cấu tài sản, khả năng thanh khoản và có 
quan hệ nghịch chiều với quy mô và rủi ro tín dụng 
của DN và không có mối quan hệ với tốc độ tăng 
trưởng tài sản và danh tiếng DN. Tỉ lệ nợ dài hạn 
ngân hàng của các DN kì này cũng chịu ảnh hưởng 
của tỉ lệ nợ dài hạn ngân hàng kì trước do vậy, cần 
thiết phải điều chỉnh để đạt được tỉ lệ nợ hợp lí. 
6. Kết luận và kiến nghị đối với các DN 
ngành sản xuất chế biến thực phẩm 
Kết quả nghiên cứu đã làm rõ ảnh hưởng của các 
nhân tố đến việc sử dụng nợ tín dụng ngân hàng dài 
hạn của các DN ngành sản xuất chế biến thực phẩm, 
góp phần tạo tiền đề cho việc xác định tỉ lệ nợ hợp 
Hình 5. Cơ cấu nợ tín dụng bình quân của các DN ngành sản xuất chế biến thực phẩm giai đoạn 2007-2011 
PHAÙT TRIEÅN KINH TEÁ 
 Soá 266, Thaùng Möôøi Hai naêm 2012 
THƯƠNG HIỆU VÀ DỊCH VỤ TẠI VN 29
lí, trong đó cân đối giữa tỉ lệ nợ tín dụng ngắn hạn 
và dài hạn ngân hàng của DN. Tỉ lệ nợ hợp lí sẽ giúp 
DN giảm được áp lực thanh toán nợ ngắn hạn, đảm 
bảo khả năng thanh khoản đồng thời sử dụng hiệu 
quả đòn cân nợ, ảnh hưởng của lá chắn thuế giúp 
nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng giá trị DN. 
Cơ cấu tài sản, rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt 
động kinh doanh là ba nhân tố có tác động mạnh mẽ 
nhất đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của DN. Tài 
sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động 
sản xuất kinh doanh của DN, nó có khả năng thế 
chấp cho các khoản vay, làm giảm thiệt hại cho các 
chủ nợ khi DN không có khả năng hoàn trả nợ tín 
dụng. Mặt khác, rủi ro tín dụng được đo lường thông 
qua biến đòn bẩy cho thấy hiệu quả tích cực trong 
việc tận dụng ảnh hưởng của đòn cân nợ, ảnh hưởng 
của lá chắn thuế góp phần gia tăng giá trị DN, nâng 
cao vị thế của DN trên thị trường. Bên cạnh đó, mục 
đích cuối cùng của nhà đầu tư là làm tăng giá trị tài 
sản của mình thông qua việc đầu tư vào các hoạt 
động kinh tế, tỉ suất sinh lời của tài sản càng cao cho 
thấy triển vọng đạt được hiệu quả kinh tế càng cao, 
do đó thúc đẩy các nhà quản lí tăng cường hoạt động 
đầu tư mở rộng và phát triển DN nhằm đạt được 
mục tiêu tăng giá trị DN còn đối với các ngân hàng 
thì sẽ dễ dàng cho DN vay vốn để đạt được lợi ích 
kinh tế mong muốn. 
Ảnh hưởng của quy mô DN, khả năng thanh 
khoản mặc dù có ý nghĩa thống kê nhưng tác động 
khá thấp cho thấy những nhân tố này không phải là 
nhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc ra quyết định 
tài trợ bằng nợ tín dụng của DN. Bên cạnh đó, việc 
vay vốn của DN cũng chịu ảnh hưởng một phần bởi 
tỉ lệ nợ kì trước đó. Trên thực tế, các cán bộ tín dụng 
khi làm hồ sơ cho DN vay vốn luôn quan tâm đến 
các khoản nợ trước đó của DN là nhiều hay ít, đã 
được chi trả chưa nhằm xem xét khả năng DN có thể 
hoàn trả nợ tín dụng hay không. 
Có thấy khả năng tiếp cận thông tin là một trong 
những rào cản lớn nhất hiện nay đối với DN cũng 
như các nhà tài trợ. Khi các ngân hàng có thể dễ 
dàng tiếp cận được những thông tin chính xác của 
DN, đặc biệt là đối với những DN nhỏ và vừa thì sẽ 
giúp các DN dễ dàng hơn trong việc tiếp cận cơ hội 
vay vốn, giúp quyết định cho vay được thực hiện 
nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần mở 
rộng chính sách ưu tiên hỗ trợ về vốn và cho vay ưu 
đãi đối với các công ty để mở rộng sản xuất kinh 
doanh. Các hệ thống ngân hàng thương mại cần tạo 
điều kiện, hỗ trợ và cải tiến các thủ tục vay cho các 
DN có quy mô nhỏ, đẩy nhanh quá trình giải ngân, 
xây dựng hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín 
dụng rõ ràng, đồng bộ, phù hợp với từng loại hình 
DN và hình thành nguồn vốn cho thuê tài chính 
trung và dài hạn để các DN có điều kiện mua sắm tài 
sản cố định. Sản xuất chế biến thực phẩm là ngành 
nghề đòi hỏi thiết bị công nghệ hiện đại để tạo ra sản 
phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng 
quốc dân và các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường 
xuất khẩu, do đó Nhà nước cần khuyến khích và tạo 
điều kiện ưu đãi cho các DN có thể tiếp cận với 
nguồn vốn tín dụng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Báo cáo tài chính của các DN trong giai đoạn 2007-2011, đăng tải trên website: www.vietstock.vn 
Berlin, M., & J. Loeys (1988), “Bond Covenants and Delegated Monitoring”, Journal of Finance: 43, 397-412. 
Diamond, D.W. (1991), “Monitoring and Reputation: The Choice between Bank Loans and Directly Placed Debt”, Journal of 
Polotical Economy: 99, 689-721. 
Fama, E. (1985), “What’s Different About Banks?”, Journal of Monetary Economics: 15, 29-37. 
Florian Peters (2004), The Choice Between Bank Debt and Public Debt: Evidence on the Role of Anticipated Bargaining, 
Summer Research Paper. 
Johnson, S. (1997), “An Empirical Analysis of The Determinants of Corporate Debt Ownership Structure”, Journal of Financial 
and Quantitative Analysis: 32, 47-69. 
Merton, R.C. (1974), “On The Pricing of Corporate Debt: The Risk Structure of Interest Rates, The Journal of Finance: 29, 449-
470. 
Modigliani, F. & M.H. Miller (1958), “The Cost of Capital, Corporate Finance and the Theory of Investment”, American Economic 
Review: 48, 261-297. 
Nakamura, L. (1989), Loan Workouts and Commercial Bank Information: Why Banks are Special?, Working Paper, Federal 
Reserve Bank of Philadelphia, 89-111. 
Pierre Pessarossi & Laurent Weill (2011), Choice of Corporate Debt in China: The Role of State Ownership, BOFIT Discussion 
Paper. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_no_tin_dung_ngan_hang_dai_han_cua.pdf