Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Tóm tắt

Lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu lợi nhuận và

an toàn vốn của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phân tích mô hình

hồi quy tìm hiểu thực tế dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng

thương mại (NHTM) VN giai đoạn 2008-2012 trong mối quan hệ

với các nhân tố đặc điểm ngân hàng. Kết quả cho thấy dự phòng rủi

ro tín dụng của các NHTM tại VN có mối quan hệ tương quan thuận

với quy mô, tỉ lệ nợ xấu và tương quan nghịch với hệ số rủi ro tài

chính. Về mặt lí thuyết, nghiên cứu phát hiện chủ nghĩa cơ hội trong

việc lựa chọn chính sách kế toán liên quan đến dự phòng rủi ro tín

dụng của nhà quản trị ngân hàng tại VN

pdf 18 trang yennguyen 7760
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 63 
Các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro tín 
dụng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 
Nguyễn Thị Thu Hiền 
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - hiendhkt@gmail.com 
Phạm Đình Tuấn 
Trường Đại học Nha Trang - phamdinhtuanntu@yahoo.com.vn 
Ngày nhận: 
 23/12/2013 
Ngày nhận lại: 
 03/06/2014 
Ngày duyệt đăng: 
 10/06/2014 
Mã số: 
 12-13-BF-08 
Tóm tắt 
Lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu lợi nhuận và 
an toàn vốn của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phân tích mô hình 
hồi quy tìm hiểu thực tế dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng 
thương mại (NHTM) VN giai đoạn 2008-2012 trong mối quan hệ 
với các nhân tố đặc điểm ngân hàng. Kết quả cho thấy dự phòng rủi 
ro tín dụng của các NHTM tại VN có mối quan hệ tương quan thuận 
với quy mô, tỉ lệ nợ xấu và tương quan nghịch với hệ số rủi ro tài 
chính. Về mặt lí thuyết, nghiên cứu phát hiện chủ nghĩa cơ hội trong 
việc lựa chọn chính sách kế toán liên quan đến dự phòng rủi ro tín 
dụng của nhà quản trị ngân hàng tại VN. 
Abstract 
Establishing a credit loss provision may affect bank’s profitability 
and capital adequacy ratio. The paper employs regression analysis to 
explore operations of the credit loss provision in Vietnamese 
commercial banks in 2008-2012 in its relationship with bank 
characteristics. The results show that the credit loss provision of 
Vietnamese commercial banks is positively related with size and 
proportion of bad debt and negatively related with financial risk 
ratio. The paper provides theoretical evidence of the opportunism in 
selection of accounting policy concerning credit risk management by 
Vietnamese bank managers. 
Từ khóa: 
Nợ xấu, dự phòng rủi ro tín 
dụng, tổn thất cho vay. 
Keywords: 
Bad debt, credit loss 
provision, loan loss. 
64 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80  
1. GIỚI THIỆU 
Khoản cho vay là tài sản lớn nhất, chiếm khoảng từ 50% - 75% tổng tài sản và đem 
lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng (MacDonal & Koch, 2006). Nhưng tài sản này 
cũng đem lại rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng vay không thực hiện được cam kết. 
Trong khi nhà điều hành thường quy định dự phòng rủi ro tín dụng với mức cao nhất, 
thì tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán lại yêu cầu trình bày khoản cho vay theo giá 
trị có thể thu hồi. Bên cạnh đó, vì mục tiêu tăng giá trị, nhà quản trị có khuynh hướng 
dự phòng rủi ro tín dụng linh hoạt (Gray & Clark, 2004). Do vậy, việc đo lường dự 
phòng rủi ro tín dụng và xem xét các nhân tố ảnh hưởng là mối quan tâm lớn của các 
đối tượng sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) ngân hàng. 
Trên thế giới, nghiên cứu thực nghiệm về dự phòng rủi ro tín dụng và các nhân tố 
ảnh hưởng đã được thực hiện từ thập niên 1990 (Wall & Koch, 2000) nhưng chưa có ở 
VN. Thông tin về tỉ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM được công bố bởi Thống đốc 
NHNN, Thanh tra NHNN và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia lại khác nhau 
(Nguyễn Thị Mùi, 2012). Mục đích nghiên cứu nhằm đo lường mức dự phòng rủi ro 
tín dụng (Loan Loss Provision- LLP) tại các NHTM VN giai đoạn 2008-2012 và xem 
xét các nhân tố tác động đến LLP. 
2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Cơ sở lí thuyết 
Rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng 
Rủi ro tín dụng là rủi ro khi một phần lãi hay gốc hay cả gốc và lãi của khoản cho 
vay không được thanh toán như đã cam kết. Sự tồn tại và khả năng cạnh tranh của 
ngân hàng phụ thuộc hầu hết vào năng lực quản lí rủi ro tín dụng để sinh lời (Hempel 
& Simonson, 2001). Cùng quan tâm đến rủi ro tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng, 
nhưng nhà điều hành và tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán có mục tiêu khác nhau. 
Để đảm bảo an toàn kinh doanh ngân hàng, nhà điều hành quy định LLP cao nhất có 
thể, trong khi đó vì mục tiêu minh bạch thông tin, chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 39- 
Công cụ tài chính- ghi nhận & đo lường) lại yêu cầu căn cứ vào bằng chứng khách 
quan về dấu hiệu không thu hồi được nợ để xác định tổn thất và lập dự phòng rủi ro. 
Theo đó, tổn thất cho vay là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của dư nợ và giá trị hiện tại 
các luồng tiền ước tính thu được trong tương lai. Giá trị tổn thất được ghi nhận vào chi 
phí kinh doanh và làm giảm giá trị khoản cho vay thông qua bút toán lập LLP. Nếu 
ngân hàng không lập LLP, thì giá trị khoản cho vay trên BCTC bao gồm cả phần tổn 
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 65 
thất cho vay. Điều đó khiến nhà điều hành, chủ nợ và nhà đầu tư sẽ hiểu sai và đánh 
giá quá cao vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Như vậy, LLP là một ước tính kế toán, phụ 
thuộc vào sự xét đoán của nhà quản trị ngân hàng, nhưng ảnh hưởng đến cả kết quả 
kinh doanh và tình hình tài chính của ngân hàng. 
Lí thuyết tín hiệu 
Lí thuyết tín hiệu do Spence khởi xướng năm 1973 nhằm giải thích tính bất cân 
xứng thông tin trên thị trường lao động, nhưng đã được nhiều nhà nghiên cứu kế toán, 
tài chính sử dụng để giải thích các vấn đề nghiên cứu của mình có liên quan đến tính 
bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và các nhà đầu tư. Bằng lí thuyết tín hiệu, 
Ross (1977) đã lập luận rằng sự tồn tại của thông tin bất cân xứng được xem là lí do để 
các công ty tốt sử dụng thông tin tài chính của mình gửi tín hiệu thị trường. Wahle 
(1994), Beaver & cộng sự (1989), Beaver & Engel (1996) cho thấy các ngân hàng tăng 
LLP để phát tín hiệu ra thị trường về việc cải thiện luồng tiền trong tương lai. Bài viết 
vận dụng lí thuyết tín hiệu nhằm giải thích các nhân tố tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, 
hệ số rủi ro tài chính và quy mô ảnh hưởng đến LLP. 
Lí thuyết ủy nhiệm 
Lí thuyết ủy nhiệm nghiên cứu mối quan hệ bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm 
trong cổ đông và nhà quản trị (Jensen & Meckling, 1976). Lí thuyết này dựa trên cơ sở 
tồn tại của thông tin bất cân xứng và mâu thuẫn lợi ích giữa bên ủy nhiệm và bên được 
ủy nhiệm, khiến phát sinh chi phí ủy nhiệm (Levinthal, 1988). Năm 1997, SEC - 
Security and Exchange Commission (Ủy ban Chứng khoán Mỹ) đã chỉ trích các ngân 
hàng sử dụng tổn thất tài sản để quản trị lợi nhuận (Sutton, 1997). Trong kế toán LLP, 
lí thuyết ủy nhiệm được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà quản trị với chủ 
nợ hay cổ đông nhằm giải thích việc lập LLP dựa trên giả thiết về chủ nghĩa cơ hội. 
Bài viết vận dụng lí thuyết ủy nhiệm giải thích các nhân tố lợi nhuận trước thuế và dự 
phòng, tỉ lệ nợ xấu ảnh hưởng đến LLP. 
2.2. Các nghiên cứu trước đây 
Sau khi Hiệp ước vốn Basel I (1988) ra đời và yêu cầu về vốn tối thiểu trong kinh 
doanh ngân hàng, đã có nhiều nghiên cứu về quản trị lợi nhuận và quản trị vốn ngân 
hàng với việc sử dụng LLP (Whlen, 1994). Tại nhiều quốc gia, vì tính xét đoán cao khi 
tính LLP nên đã tạo cơ hội cho nhà quản trị duy trì được lợi nhuận ổn định như mong 
đợi (Kim & Santomero, 1993) hay làm giảm bớt biến động lợi nhuận (Ma,1988). Các 
nghiên cứu về sử dụng LLP trong quản trị vốn cho kết quả trái chiều (Kanagaretnam & 
66 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80  
cộng sự, 2005). Trong khi Beatty & cộng sự (1995) và Moyer (1990) kết luận ngân 
hàng có sử dụng LLP trong quản trị vốn, thì nghiên cứu của Collin & cộng sự (1995) 
cho kết quả ngược lại. Các nghiên cứu xem xét LLP là một hàm số với tác động của 
nhiều biến về đặc điểm ngân hàng như kết quả kinh doanh và nợ xấu. Ở giai đoạn tiếp 
theo, các nghiên cứu giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến LLP như Hasan & Wall 
(2004), Chen & cộng sự (2005), Ashour (2011), Mohd Isa (2011). Hasan & Wall 
(2004) sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định để xem xét tác động của nợ xấu, vốn chủ 
sở hữu, lợi nhuận trước thuế và dự phòng ảnh hưởng đến LLP. Kết quả cho thấy các 
nhân tố này đều có tác động đến LLP nhưng ý nghĩa thống kê giữa các nhóm ngân 
hàng là khác nhau. Bằng phân tích hồi quy, Chen & cộng sự (2005) cho rằng ngoài 
nhân tố quy mô thì các nhân tố về dấu hiệu và đo lường tổn thất đều có ảnh hưởng đến 
LLP. Ashour (2011) xem xét ảnh hưởng của lợi nhuận trước thuế và dự phòng, quỹ dự 
trữ, cơ cấu nợ phải trả, tỉ lệ an toàn vốn, tỉ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng và tổng 
tài sản đến LPP. Nghiên cứu phát hiện bằng chứng về các ngân hàng giảm LLP khi 
thiếu hụt quỹ dự trữ bắt buộc và khi tỉ lệ cho vay trên tiền gửi cao. Nghiên cứu của 
Mohd Isa (2011) sử dụng mô hình nhân tố tác động cố định để tìm hiểu các nhân tố tác 
động đến LLP của các ngân hàng Malaysia trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kết 
quả là không đủ bằng chứng để kết luận các nhân tố ước tính thu hồi nợ xấu và nợ xấu 
ảnh hưởng đến LLP, nhưng thu nhập lãi và dư nợ có mối tương quan thuận, còn lợi 
nhuận lại có tương quan nghịch. 
2.3. Mô hình nghiên cứu 
Việc xây dựng các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trong phân tích dựa vào những 
nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, các nhân tố được lựa chọn thích hợp với việc xác 
định LLP và có thể đo lường dễ dàng cho mục đích phân tích thống kê. 
- Biến phụ thuộc (LLP) 
LLP được hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đo lường bằng tỉ số giữa mức dự 
phòng rủi ro tín dụng và dư nợ cho vay. Trong khi Chen & cộng sự (2005), Leventis & 
cộng sự (2012) sử dụng dữ liệu tử số và mẫu số là tại thời điểm lập BCTC thì 
Anandarajan & cộng sự (2005) đo lường tử số là dư nợ bình quân. Nghiên cứu khảo 
sát dữ liệu của 5 năm, nên sử dụng dữ liệu tại các thời điểm vì như vậy sẽ phản ánh 
được biến động bình quân giữa các năm. 
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 67 
 LLP = 
Mức dự phòng rủi ro tín dụng 
Tổng dư nợ cho vay khách hàng 
- Các biến độc lập và giả thuyết 
Biến quy mô (SIZE) 
Hầu hết các nghiên cứu đều nhận định nhân tố quy mô được đo lường bởi tổng tài 
sản có tác động đến LLP. Theo Chen & cộng sự (2005), Ashour (2011) và Leventis & 
cộng sự (2012), khi tăng tài sản ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động tín dụng khiến tiềm 
ẩn tăng nợ xấu và dẫn đến LLP tăng. Giả thuyết đặt ra là: 
 H1: Ngân hàng có quy mô tài sản lớn hơn sẽ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao 
hơn ngân hàng có quy mô tài sản thấp hơn 
Quy mô tài sản của ngân hàng thường lớn và tại VN có sự khác biệt đáng kể giữa 
các ngân hàng, do vậy chọn biến quy mô bằng ln (tổng tài sản) nhằm giảm sự phân tán 
thông qua xem xét một phần trăm thay đổi của tài sản tác động đến LLP. Biến quy mô 
công ty (SIZE) = ln(tổng tài sản). 
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ER) 
ER là chỉ tiêu phản ánh an toàn vốn của ngân hàng và khi ở mức thấp vốn chủ sở 
hữu khó có thể đảm bảo khi rủi ro xảy ra. Do đó, khi ER thấp ngân hàng có xu hướng 
giảm LLP nhằm tăng lợi nhuận để tăng vốn chủ sở hữu (Hasan & Wall, 2004). Quy 
định về tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM VN đã dần theo các chuẩn mực quốc tế: Quyết 
định số 457/2005/QĐ-NHNN - tiếp cận theo Hiệp ước về vốn Basel I yêu cầu tỉ lệ an 
toàn vốn là 8%, và tăng lên 9% (Thông tư số 13/2005/QĐ-NHNN - tiếp cận theo Basel 
II). Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ một số ít các ngân hàng lớn đảm bảo an toàn vốn 
theo quy định (Ngô Xuân Thanh, 2012). Vì vậy, các ngân hàng có ER thấp thường 
trích lập dự phòng thấp để đảm bảo lộ trình đạt yêu cầu về an toàn vốn. Giả thuyết đặt 
ra là: 
H2: Ngân hàng có tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cuối năm trước thấp sẽ 
trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ít hơn ngân hàng có tỉ lệ này cao. 
ER = 
Vốn chủ sở hữu cuối năm trước 
Tổng tài sản cuối năm trước 
Biến nợ xấu (NP) 
68 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80  
Nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân hàng mất vốn và ảnh 
hưởng đến dòng tiền hoạt động trong ngân hàng. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã đưa biến 
này vào mô hình, như Chen & cộng sự (2005), Anandarajan & cộng sự (2005), Hasan 
& Wall (2004) và Pérez & cộng sự (2008). Giả thuyết đặt ra là: 
H3: Các khoản nợ xấu có tác động thuận chiều với mức trích lập dự phòng cho vay. 
Khi nợ xấu tăng thì trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng cũng tăng theo. 
Trong khi Hasan & Wall (2004), Pérez & cộng sự (2008) và Yeh (2010) đều đo 
lường NP qua tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản thì các nghiên cứu khác đo lường bởi tỉ lệ 
nợ xấu trên dư nợ cho vay. Tỉ số nợ xấu trên dư nợ cho vay phản ánh chất lượng khoản 
mục cho vay, còn tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản cho phép đánh giá chất lượng tổng tài 
sản. Vì vậy, nghiên cứu đo lường biến nợ xấu theo cả hai cách: 
 Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NP1): 
NP1 = 
Nợ xấu 
Tổng dư nợ cho vay khách hàng 
Tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản (NP2) 
NP2 = 
Nợ xấu 
Tổng tài sản 
Biến lợi nhuận trước thuế và dự phòng (CROA) 
Một số nghiên cứu thực nghiệm về quản trị lợi nhuận với việc sử dụng LLP đã cho 
kết luận trái ngược nhau. Trong khi Collins & cộng sự (1995), Beaver & Engel (1996), 
và Ahmed & cộng sự (1999) không tìm thấy bằng chứng về việc làm đẹp báo cáo thu 
nhập thì Wahlen (1994) lại đưa ra bằng chứng mạnh về việc các ngân hàng sử dụng 
LLP để quản trị lợi nhuận. Kết quả của Fundenberg & Tirole (1995) chỉ ra trong giai 
đoạn khó khăn, nhà quản trị sẽ chuyển lợi nhuận trong tương lai sang giai đoạn hiện tại 
thông qua LLP. Giai đoạn 2006-2011, tại VN, nhóm các ngân hàng lớn có mức lợi 
nhuận trước dự phòng và thuế trên tài sản cao hơn các ngân hàng nhỏ (Nguyễn Thị 
Thu Hiền & Vũ Hữu Đức, 2013). Trong khi đó, theo Ngô Xuân Thanh (2012), chỉ một 
số ít ngân hàng lớn là đảm bảo yêu cầu về an toàn vốn. Vì vậy, các ngân hàng có 
CROA lớn không phải chịu áp lực tăng vốn chủ sở hữu sẽ hướng tới đảm bảo tăng chất 
lượng tài sản với việc lập LLP đầy đủ. Ngược lại, các ngân hàng có CROA thấp do 
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 69 
chưa đảm bảo yêu cầu an toàn vốn nên có xu hướng lập LLP thấp hơn. Giả thuyết đặt 
ra là: 
 H4: Lợi nhuận trước thuế và dự phòng có mối tương quan thuận đối với mức trích 
lập dự phòng cho vay của ngân hàng thương mại. 
CROA = 
Lợi nhuận trước thuế và dự phòng 
Tổng tài sản 
Biến hệ số rủi ro tài chính (CE) 
CE được đo lường bởi tỉ lệ dư nợ trên tổng tài sản. Ashour (2011) cho rằng tồn tại 
quan hệ tỉ lệ nghịch giữa CE với LLP, nhưng Pérez & cộng sự (2008), Hasan & Wall 
(2004) lại chứng minh kết quả ngược lại. Theo Nguyễn Thị Thu Hiền & Vũ Hữu Đức 
(2013) thì tỉ lệ cho vay trên tài sản và tỉ lệ LLP trên tài sản của các ngân hàng lớn là 
lớn hơn nhóm ngân hàng nhỏ. Giả thuyết đặt ra là: 
H5: Hệ số rủi ro tài chính có mối tương quan thuận đối với mức trích lập dự phòng 
rủi ro tín dụng. 
CE = 
Tổng dư nợ cho vay khách hàng 
Tổng tài sản 
2.4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 
Dữ liệu 
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ BCTC đã kiểm toán của 23 
NHTM có đầy đủ BCTC từ 2008 - 2012 trên website của các ngân hàng. 
Bảng 1. Danh sách các NHTM 
TT Mã cổ phiếu 
Sàn 
giao 
dịch 
Vốn điều lệ 
(tỉ VND) TT Mã cổ phiếu 
Sàn 
giao 
dịch 
Vốn điều lệ 
(tỉ VND) 
1 CTG Hose 32.661 13 PNB OTC 4.000 
2 VCB Hose 23.174 14 MDB OTC 3.750 
3 BID Hose 23.011 15 VietAbank OTC 3.098 
4 EIB Hose 12.355 16 MHB OTC 3.055 
5 STB Hose 10.740 17 Saigonbank OTC 3.040 
70 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80  
6 MBB Hose 10.625 18 NVB HNX 3.010 
7 ACB HNX 9.377 19 VietCapital bank OTC 3.000 
8 SHB HNX 8.865 20 WEB OTC 3.000 
9 VP Bank OTC 5.050 21 NamAbank OTC 3.000 
10 DongAbank OTC 5.000 22 KienLongbank OTC 3.000  ... trong mô hình hay không. Kết 
quả bảng 4 cho thấy mô hình pooled OLS là không thích hợp vì sự tồn tại của tác động 
cố định ở mỗi ngân hàng (F(22,86)=5,16, P-value = 0,000). Tuy nhiên, cũng chưa 
khẳng định được mô hình FEM là mô hình đúng. Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm 
định Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM. 
74 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80  
Kiểm định Hausman 
Bảng 5. Kiểm định Hausman 
Hồi quy theo FEM Hồi quy theo ECM 
Mức độ khác 
biệt (b-B) Hệ số hồi quy 
(b) 
Mức ý nghĩa Hệ số hồi quy 
(B) 
Mức ý 
nghĩa 
SIZE 0,5459 0,001 0,6121 0,000 -0,0661 
ER -0,0086 0,260 -0,0029 0,650 -0,0056 
NP1 0,0184 0,389 0,0229 0,280 -0,0046 
NP2 0,3681 0,000 0,3793 0,000 -0,0112 
CROA 0,0163 0,712 0,0567 0,150 -0,0404 
CE -0,0066 0,087 -0,0053 0,098 -0,0013 
H0: Sự khác biệt giữa các hệ số hồi quy là không đáng kể 
Chi2(6): 64,04 
Prob>Chi2: 0,0000 
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA 
Kết quả cho thấy mô hình các nhân tố tác động cố định (FEM) là mô hình phù hợp 
cho nghiên cứu này vì Prob>Chi2 = 0,0000 < 5%. Mô hình có mức ý nghĩa là 1% 
 Kết quả hồi quy theo FEM 
Dựa trên mô hình nghiên cứu được lựa chọn là mô hình FEM, nghiên cứu ước 
lượng tham số hàm hồi quy. Hệ số hồi quy (Coef.) là hệ số tác động của biến độc lập 
lên biến phụ thuộc. P>|t| cho biết ý nghĩa thống kê của biến độc lập. Khi giá trị này 
càng thấp thì biến độc lập đưa vào mô hình càng an toàn, đặc biệt khi ở dưới mức 5%. 
Kết quả từ Bảng 5 cho thấy các biến SIZE và NP2 có ý nghĩa thống kê vì dưới 5%, 
nên đưa vào mô hình là hoàn toàn thuyết phục. Biến CE ở mức 8,7%, tuy trên 5%, 
nhưng ở mức khá thấp và cũng có thể đưa vào mô hình, tuy nhiên biến này cho dấu 
ngược lại với dự kiến ban đầu. Các biến còn lại là ER, CROA và NP1 không có ý 
nghĩa thống kê nên loại bỏ. 
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 75 
Bảng 6. Kết quả hồi quy với mô hình tác động cố định 
Các nhân tố Hệ số hồi quy (Coef.) t-test Mức ý nghĩa (P>|t|) 
SIZE 0,5459 3,28 0,001 
ER -0,0086 -1,13 0,260 
NP1 0,0184 0,87 0,389 
NP2 0,3681 8,60 0,000 
CROA 0,0163 0,37 0,712 
CE -0,0066 -1,73 0,087 
Cons -2,9724 -2,11 0,038 
Số lượng quan sát: 115 
 R2: 0,5776 
Kiểm định F (F-test): 0,0000 
Kiểm định phần dư (u_i =0): 0,0000 
Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA 
Hàm hồi quy với mô hình tác động cố định: 
LLPit = i + 0,5459 SIZEit + 0,3681 NP2it – 0,0066 CEit 
3.2. Thảo luận kết quả 
Mô hình giải thích được 57,76% sự tác động của các biến đốc lập đến LLP. Nghiên 
cứu cho thấy từng nhân tố có tác động đến LLP với mức độ tác động giảm dần như 
sau: 
Quy mô ngân hàng (SIZE): Ngân hàng có quy mô càng lớn thì LLP càng cao và 
thống nhất với giả thuyết H1. Kết quả nghiên cứu nhất quán với nghiên cứu của Chen 
& cộng sự (2005), Anandarajan & cộng sự (2005), Ashour (2011). Hai ngân hàng có 
vốn điều lệ trên 20.000 tỉ là VCB và BIDV có LLP cao nhất từ 2,712% đến 3,702%. 
Hay nói cách khác ngân hàng có quy mô càng lớn trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn. 
Tại VN, ngân hàng lớn vì đã đảm bảo vốn chủ sở hữu lớn nên không chịu áp lực tăng 
vốn, do vậy có động cơ phát tín hiệu ra thị trường về chất lượng tín dụng tài sản tăng 
do được lập dự phòng đầy đủ, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu đang là vấn đề bức xúc 
hiện nay. Ngược lại, ngân hàng quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu còn khiêm tốn, chịu áp 
lực tăng vốn nên có động cơ tăng vốn chủ sở hữu bằng nhiều cách, trong đó bao gồm 
76 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80  
tăng lợi nhuận nhờ vào việc lập dự phòng thấp. Nợ xấu (NP2): Mức dự phòng rủi ro tín 
dụng được tính trên cơ sở nợ xấu, do vậy nợ xấu có mối tương quan thuận chiều với 
LLP. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng có nợ xấu trên tài sản càng cao thì 
LLP là càng lớn. Kết quả phù hợp với dấu kì vọng và giả thiết H3, đồng thời cũng phù 
hợp với các nghiên cứu Larry & Hasan (2003) và Pérez & cộng sự (2011). Kết quả này 
giải thích cho mối quan hệ ủy nhiệm giữa nhà quản trị ngân hàng (đại diện cho các cổ 
đông là bên được ủy nhiệm) và chủ nợ (người gửi tiền – là bên ủy nhiệm). Để giảm chi 
phí ủy nhiệm phát sinh (do chia cổ tức nhiều hơn), chủ nợ đòi hỏi các điều khoản hạn 
chế là kiểm soát chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, bằng cách lập dự phòng 
đầy đủ. 
Hệ số rủi ro tài chính (CE): Nghiên cứu cho thấy CE có mối tương quan ngược 
chiều với LLP (ngược lại với dấu kì vọng trong H5). Kết quả này tương tự phát hiện 
của Bikker & Metzemakers (2004), Moyer (1990). Tuy nhiên, nghiên cứu của Beatty 
& cộng sự (1995), Hasan & Wall (2004) lại cho kết quả hệ số rủi ro tài chính có tác 
động thuận chiều. Ngoài ra, Ashour (2011) đã bác bỏ giả thiết này trong nghiên cứu 
của mình do không mang ý nghĩa thống kê. Các dữ liệu của nghiên cứu được dựa vào 
các số liệu trên BCTC của các ngân hàng đã được kiểm toán mà chưa xét đến sự khác 
biệt chính sách kế toán giữa các ngân hàng về phân loại nợ và xác định dự phòng rủi ro 
tín dụng do Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN được đánh giá có nhiều bất cập. Vì vậy, 
kết quả chỉ ra ngân hàng quy mô nhỏ, với áp lực tăng vốn chủ sở hữu có động cơ lựa 
chọn chính sách kế toán sao cho có thể giảm được chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. 
Nghiên cứu bước đầu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về lí thuyết ủy nhiệm và lí 
thuyết tín hiệu áp dụng trong lĩnh vực kế toán dự phòng rủi ro tín dụng của NHTM. 
Theo Morris (1987), lí thuyết ủy nhiệm và lí thuyết tín hiệu không mâu thuẫn nhau, mà 
ngược lại cùng thống nhất để giải thích hành vi hợp lí trong lựa chọn chính sách kế 
toán. Trong đó, tính bất cân xứng của thông tin trong lí thuyết tín hiệu được ngầm hiểu 
tạo nên chi phí giám sát của lí thuyết ủy nhiệm. Các ngân hàng quy mô lớn có khả 
năng vừa muốn phát tín hiệu lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ hơn, vừa đảm bảo với 
các chủ nợ của ngân hàng về khả năng đối phó tốt với rủi ro tín dụng. Các ngân hàng 
có nợ xấu cao thường dự phòng rủi ro tín dụng cao để giảm chi phí ủy nhiệm. Cuối 
cùng, việc so sánh nhân tố hệ số rủi ro tài chính cần được xem xét trong bối cảnh đảm 
bảo được tính so sánh của số liệu kế toán các ngân hàng cung cấp trên cơ sở hướng dẫn 
của NHNN về phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng. 
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 77 
4. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lí thuyết thực hiện trong điều kiện kinh tế, 
xã hội khác biệt, cũng như thực hiện trong các khoảng thời gian khác nhau nhằm góp 
phần khẳng định áp dụng các lí thuyết nền trong nghiên cứu kế toán với trường hợp tại 
VN. Tuy nhiên, các kết quả của nghiên cứu khi so sánh với các nghiên cứu trước đây 
cần được xem xét thận trọng trong bối cảnh của VN. Đặc biệt, IAS 39 yêu cầu khi xác 
định LLP ngân hàng cần thực hiện hai bước: (i) Nhận diện các khoản cho vay bị tổn 
thất; và (ii) Đo lường tổn thất của các khoản cho vay. Như vậy, các nguyên tắc kế toán 
xác định mức dự phòng rủi ro tín dụng giữa các quốc gia càng khác biệt thì sự so sánh 
bị hạn chế. 
Nghiên cứu còn có hạn chế là các nhân tố đưa vào mô hình vẫn chưa giải thích 
được hết dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM, bởi có thể còn có những nhân tố 
khác nằm ngoài mô hình có ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. 
Ngoài ra, các biến đưa vào mô hình mới chỉ là biến tài chính. Vì vậy việc mở rộng 
sang các biến về quản trị có thể sẽ giúp giải thích mức dự phòng rủi ro sâu hơn là gợi ý 
cho các nghiên cứu tiếp theo. 
5. KHUYẾN NGHỊ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 
Kết quả của nghiên cứu cho thấy hệ số rủi ro tài chính có quan hệ ngược chiều với 
LLP, hay ngược lại với dấu kì vọng của H5. Kết quả này xuất phát từ dữ liệu được sử 
dụng để kiểm định là báo cáo tài chính của các ngân hàng giai đoạn 2007-2012 với 
việc phân loại nợ và tính dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN. Trước thực tế Quyết định 493 còn nhiều bất cập, NHNN đã ban hành Thông tư 
02/2013/TT-NHNN thay thế; tuy nhiên, đến nay vẫn chưa hiệu lực. Bên cạnh đó, mặc 
dù Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán, nhưng vẫn chưa ban hành 
được chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính – là chuẩn mực cần thiết trong kế toán 
cho vay và dự phòng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, việc phân loại nợ phụ thuộc vào việc 
chính các NHTM xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách hàng. Kết quả 
khảo sát về ngành ngân hàng VN năm 2013 của KPMG cho thấy gần như toàn bộ các 
NHTM VN đang cùng sử dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ như nhau đã được 
triển khai từ vài năm trước. Bên cạnh đó, nhân tố quy mô của ngân hàng, mà một phần 
phụ thuộc vào vốn điều lệ của ngân hàng có ảnh hưởng thuận chiều đến LLP. Mặc dù 
không nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể, tuy nhiên, một số gợi ý có thể rút ra từ kết quả 
nghiên cứu là: 
78 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80  
- Bộ Tài chính cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính, trong đó 
đặc biệt các quy định về kế toán tổn thất tài sản tài chính (trong đó bao gồm cho vay). 
Chuẩn mực này sẽ giúp cho các NHTM có căn cứ để nhận diện các khoản cho vay bị 
tổn thất cũng như đo lường tổn thất này trung thực và hợp lí. 
- NHNN nhanh chóng chính thức triển khai áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN 
về việc phân loại nợ và tiêu chuẩn trích lập dự phòng thay thế Quyết định 
493/2005/QĐ-NHNN sẽ giúp cho việc phân loại nợ và xác định mức dự phòng rủi ro 
tín dụng của các NHTM VN tiến gần thông lệ quốc tế hơn. 
- Các NHTM khẩn trương hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ khách 
hàng làm cơ sở quan trọng cho nhận diện các khoản cho vay bị tổn thất để góp phần đo 
lường đúng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, các NHTM không ngừng nâng cao năng lực 
tài chính để sẵn sàng áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN trong thời gian tới  
Tài liệu tham khảo 
Ahmed A.S, Takeda C, Thomas S (1999), “Bank Loan Loss Provisions: A Reexamination of 
Capital Management, Earnings Management and Signaling Effects”, Journal of Accounting and 
Economics,(28) 1- 25. 
Anandarajan A, Hasan I, Vivas A.L (2005), “Loan Loss Provision Decisions: An Empirical 
Analysis of the Spanish Depository Institutions”, Journal of International Accounting, Auditing 
and Taxation(14) 55–77. 
Ashour M.O (2011), Banks Loan Loss Provision Role in Earnings and Capital Management - 
Evidence from Palestine, Thesis for the Degree of Master in Accounting Finance, Islamic 
University Gaza. 
Beatty A, Chamberlain SL, Magliolo J.(1995), “Managing Financial Reports of Commercial Banks: 
The Influence of Taxes, Regulatory Capital, and Earnings”, Journal of Accounting Research, 
33(Autumn), 231–61. 
Beaver W & Engel E.(1996), “Discretionary Behavior with Respect to Allowances for Loan Losses 
and the Behavior of Security Prices”, Journal of Accounting and Economic, 22,177-206. 
Beaver W, Eger C, Ryan S, & Wolfson M (1989), “Financial Reporting, Supplemental Disclosures 
and Bank Share Prices”, Journal of Accounting Research, Autumn, 157–178. 
Bikker J.A, Metzemakers P.A.J (2005), “Banks Provisioning Behaviour and Procyclicality”, 
Journal of International Financial Markets, Institutions & Money,15(2),141-157. 
Collins J.H, Shackelford D, & Wahlen J. M (1995), “Bank Differences in the Coordination of 
Regulatory Capital, Earnings, and Taxes”, Journal of Accounting Research,33( 2),263-291. 
Phát triển Kinh tế 284 (06/2014)| 79 
Chen G. T, Chung K. H & Gazzar S. E (2005), “Factors Determining Commercial Banks’ 
Allowance for Loan Losses”, Commercial Lending Review,20(2),25-47. 
Fudenberg D. & Tirole.J (1993), “A Theory of Income and Dividend Smoothing Based on 
Incumbency Rents”, Journal of Political Economy,103(1),75-93. 
Gray R.P & Clarke F.L (2004), “A Methodology for Calculating the Allowance for Loan Losses in 
Commercial Banks”, ABACUS, 40 (3). 
HasanI. &Wall L.D (2004),“Determinants of the Loan Loss Allowance: Some Cross-Country 
Comparisons”, The Financial Review (39),129-152. 
Hempel G.H & Simonson D.O (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001. 
Jensen M. C & Meckling W. H (1976), “Theory of The Firm: Managerial Behavior, Agency Costs 
and Ownership Structure”, Journal of financial economics, Volume 3, Issue 4, October, 1976, 
305-360. 
Kanagaretnam K, Lobo G.J, Yang D.H (2005),“Determinants of Signaling by Banks Through Loan 
Loss Provisions”, Journal of Business Research, (58),312 – 320. 
Kim D. & Santomero, A.M (1993), “Forecasting Required Loan Loss Reserves”, Journal of 
Economics and Business. 45,315–29. 
KPMG (2013), Khảo sát về ngành ngân hàng VN năm 2013, 
[] truy cập ngày 
3/06/2014. 
Leventis S, Dimitropoulos P.E & Anandarajan D.A (2012),“Signalling by Banks Using Loan Loss 
Provisions: The Case of the European Union”, Journal of Economic Studies,39(5),604-618. 
Levinthal D (1988), “A Survey of Agency Models of Organizations”, Journal of economic behavior 
organization, Volume 9, Issue 2, March, 1988, 153-185. 
Ma C.K (1988),“The Experience in the U.S Banking Industry”, Journal of Business Finance & 
Accounting,15(4),487-497. 
MacDonald S.S & Koch T.W (2006), Management of Banking, Sixth Edition, Thomson South 
Western, 2006. 
Mohd Isa Mohd Yaziz Bin (2011), Determinants of Loan Loss Provisions of Commercial Banks in 
Malaysia, 2nd International Cofference on Business and Economic Research (2nd ICBER 
2011), 14-15 March 2011, Langkawi Kedah, Malaysia. 
Morris R. D (1987),“Signalling, Agency Theory and Accounting Policy Choice”, Accounting and 
Business Research,18(69), 47-65. 
Moyer SE (1990), “Capital Adequacy Ratio Regulations and Accounting Choices in Commercial 
Banks”, Journal of Accounting and Economic,13,123– 54. 
80 | Nguyễn Thị Thu Hiền & Phạm Đình Tuấn | 63 - 80  
Ngô Xuân Thanh (2012), “Thách thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại VN”, Tạp chí Tài 
chính, (8) [
hang-thuong-mai-Viet-Nam/14015.tctc, 30/11/2012]. 
Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thương mại VN và giải pháp tháo 
gỡ”, Tạp chí Tài chính (11), [
xau-tai-cac-ngan-hang-Viet-Nam-va-giai-phap-thao-go/16290.tctc, 30/11/2012]. 
Nguyễn Thị Thu Hiền & Vũ Hữu Đức (2013), Phân tích báo cáo tài chính các ngân hàng thương 
mại VN giai đoạn 2006-2011, Đề tài nghiên cứu khoa học CS-2010-21,Trường Đại học Kinh tế 
TP. Hồ Chí Minh. 
Prerez D, Fumas V.S, Saurina J (2008),“Earnings and Capital Management in Alternative Loan 
Loss Provision Regulatory Regimes”, European Accounting Review,17(3),423–445. 
Sutton M.H (1997), Current Developments in Financial Reporting, Conference of Banks and 
Savings Institutions of the American Institute Certified Public Accountants, Washington, D.C, 
7/11/1997. 
Wahlen J. M(1994),“The Nature of Information in Commercial Bank Loan Lossdis Closures”, The 
Accounting Review, 69(3),455- 478. 
Wahlen, J. M. (1994), “The Nature of Information in Commercial Bank Loan Loss Disclosures”, 
The Accounting Review, No 69, July, 455–478. 
Wall L.D & Koch T.W(2000), “Bank Loan - Loss Accounting: A Review of Theoretical and 
Empirical Evidence”, Economic Review, 85(2),1-16. 
Yeh.T (2010),“Bank Loan Loss Provision Decisions: Empirical Analysis of Taiwanese Banks”, 
Journal of Financial Services Marketing,14(4),278–289. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_tac_dong_den_du_phong_rui_ro_tin_dung_he_thong_n.pdf