Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân

hàng tại Việt Nam, từ đó phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ

Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam thông qua phần mềm SPSS 20. Kết quả nghiên cứu

cho thấy mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh

vực ngân hàng tại Việt Nam: Hiệu quả kỳ vọng, điều kiện thuận lợi, điều kiện xã hội, An toàn bảo mật,

Tiện lợi và Nỗ lực kỳ vọng. Nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực

ngân hàng, trong 6 yếu tố đề cập trên nghiên cứu kiến nghị cần chú trọng đến 2 yếu tố là Hiệu quả

kỳ vọng và Điều kiện thuận lợi có chỉ số Beta cao nhất.

pdf 11 trang yennguyen 6500
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong hệ thống ngân hàng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
57
Các nhân tố ảnh hưởng đến...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 
BLOCKCHAIN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Hoàng Thị Thanh Hằng*, Đinh Ngọc Vĕn**
TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân 
hàng tại Việt Nam, từ đó phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ 
Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam thông qua phần mềm SPSS 20. Kết quả nghiên cứu 
cho thấy mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh 
vực ngân hàng tại Việt Nam: Hiệu quả kỳ vọng, điều kiện thuận lợi, điều kiện xã hội, An toàn bảo mật, 
Tiện lợi và Nỗ lực kỳ vọng. Nhằm nâng cao khả nĕng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực 
ngân hàng, trong 6 yếu tố đề cập trên nghiên cứu kiến nghị cần chú trọng đến 2 yếu tố là Hiệu quả 
kỳ vọng và Điều kiện thuận lợi có chỉ số Beta cao nhất. 
Từ khóa: ngân hàng, công nghệ Blockchain.
FACTORS AFFECTING THE APPLICATION OF BLOCKCHAIN 
TECHNOLOGY IN THE VIETNAM BANKING SYSTEM
ABSTRACT
This study has assessed the current situation of Blockchain technology application in the Vietnam 
banking system, thereby analyzing and evaluating the factors affecting Blockchain application 
through SPSS statistics. Research results show the influence of 6 factors affecting the application of 
Blockchain technology in the field of Banking in Vietnam: Expected efficiency, favorable conditions, 
commune conditions, security, convenience and expected efforts. In order to improve the applicability 
of Blockchain technology in Vietnam banking system, the research proposes to focus on two factors: 
Expected effectiveness and favorable conditions with the highest beta index.
Key words: Banking, Blockchain technology
* PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
** GV. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
58
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. GIỚI THIỆU
Đón đầu làn sóng công nghiệp 4.0 ngành 
ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, 
đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 
trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản 
trị. Đến nay, những thành tựu công nghệ nổi 
bật của cách mạng công nghiệp 4.0 là Internet 
kết nối vạn vật (IoTs- Internet of Things); 
Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI-
Atificial Intelligence); Công nghệ chuỗi khối 
(Blockchain) đều mang đến những cơ hội lớn 
cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trên nhiều 
khía cạnh. Trên cơ sở nắm bắt xu thế cách mạng 
công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực thanh toán không 
dùng tiền mặt, nĕm 2016, Ngân hàng Nhà nước 
(NHNN) đã tham mưu và được Thủ tướng Chính 
phủ ký ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg 
phê duyệt Đề án phát triển Thanh toán không 
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 
2020, trong đó Đề án tập trung chú trọng phát 
triển thanh toán điện tử. Cho thấy các động thái 
tích cực từ phía NHNN nhằm hỗ trợ, khuyến 
khích các ngân hàng đẩy mạnh nâng cao chất 
lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch. Một 
trong những đặc điểm nổi bật của Blockchain là 
khả nĕng thanh toán nhanh chóng và khả nĕng 
minh bạch trong giao dịch hứa hẹn sẽ tạo nên 
một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực thanh 
toán ngân hàng. Chính vì vậy việc có những 
nghiên cứu về mức độ vận dụng công nghệ 
Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng để các 
ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam 
có thể mạnh dạn hơn trong việc triển khai và áp 
dụng là hoàn toàn cần thiết. Nghiên cứu phân 
tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc 
ứng dụng công nghệ Blockchain và mức độ ảnh 
hưởng của các yếu tố này đến việc ứng dụng 
công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng 
tại Việt Nam nhằm giúp các nhà nghiên cứu, đặc 
biệt là các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về 
ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực 
ngân hàng từ đó đưa ra các quyết định quản trị 
phù hợp.
2. Lý Thuyết Và Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm
2.1. Các lý thuyết nền tảng
2.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý 
(Theory of Reasoned Action-TRA)
Theo lý thuyết này, yếu tố quyết định 
đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà 
là ý định hành vi. Lý thuyết này được xây dựng 
nhằm đưa ra một sự nhất quán khi nghiên cứu 
về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của cá 
nhân trong việc ra quyết định. Lý thuyết này 
là một trong các lý thuyết có ảnh hưởng nhất 
được sử dụng để giải thích hành vi con người 
(Venkatesh và cộng sự, 2003). Hạn chế lớn nhất 
của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) là giả 
định hành vi của con người chịu sự kiểm soát 
của ý thức và ý thức có trước quyết định hành vi 
của con người. Vì vậy, lý thuyết này không thể 
áp dụng giải thích hành vi chấp nhận tiêu dùng 
trong trường hợp cá nhân hành động theo thói 
quen hoặc hành động không có ý thức. Thêm 
vào đó, lý thuyết này chỉ xem xét mối quan hệ 
giữa thái độ và hành vi của cá nhân trong việc 
đưa ra quyết định mà không xem xét đến các 
yếu tố xã hội. Trong thực tế, yếu tố xã hội trong 
không ít trường hợp có tính quyết định tới hành 
vi tiêu dùng thực tế của cá nhân.
2.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch 
(Theory of Planned Behaviour -TPB)
Để khắc phục hạn chế của lý thuyết 
hành động hợp lý (TRA), Ajzen (1985) đưa ra 
lý thuyết hành vi kế hoạch. Lý thuyết hành vi kế 
hoạch là mở rộng của lý thuyết hành động hợp 
lý (TRA), lý thuyết này cho rằng thái độ hành 
vi và hành vi kiểm soát cảm nhận có ảnh hưởng 
tới ý định hành vi và hành vi sử dụng. Lý thuyết 
TRA và TPB có nhiều điểm tương đồng, cả hai 
lý thuyết đều cho rằng nhân tố ý định hành vi là 
nhân tố chìa khóa quyết định tới hành vi sử dụng 
và con người trước khi đưa ra một quyết định 
nào đó thì đều dựa trên hệ thống thông tin có 
sẵn mà họ cho là hợp lý. Điểm khác nhau chính 
của hai lý thuyết này là lý thuyết TPB thêm vào 
nhân tố hành vi kiểm soát cảm nhận. Hành vi 
59
Các nhân tố ảnh hưởng đến...
kiểm soát cảm nhận là nhận thức của cá nhân về 
cách thức dễ dàng sẽ thực hiện một hành vi cụ 
thể (Ajzen, 1991).
2.1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ 
(technology acceptance model - TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 
được xây dựng bởi Davis và cộng sự (1989). TAM 
là một trong những mô hình mở rộng có ảnh hưởng 
nhất của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của 
Fishbein and Ajzen (1975). Mô hình TAM gồm 
có 2 nhân tố chính: cảm nhận hữu ích (perceived 
usefulness) và cảm nhận dễ sử dụng (perceived 
ease of use), hai nhân tố này có ảnh hưởng trực 
tiếp tới thái độ sử dụng công nghệ. Mô hình chấp 
nhận công nghệ của Davis và cộng sự (1989) chỉ 
ra rằng nhân tố dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng 
trực tiếp tới sự hữu ích cảm nhận, sự hữu ích cảm 
nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng 
trực tiếp tới thái độ sử dụng và ảnh hưởng gián tiếp 
tới ý định sử dụng công nghệ.
2.1.4. Lý thuyết chấp nhận và sử dụng 
công nghệ (Unified Theory of Acceptance and 
Use of Technology – UTAUT)
Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công 
nghệ (UTAUT) được xây dựng bởi Venkatesh 
và cộng sự (2003). Venkatesh và cộng sự (2003) 
dựa trên việc so sánh các mô hình lý thuyết về 
sự chấp nhận công nghệ của người tiêu hon ở 
các nghiên cứu trước như TRA, TPB, TAM, kết 
hợp TAM – TPB, IDT (Lý thuyết sự đổi mới), 
SCT (Lý thuyết về nhận thức xã hội), MM (Mô 
hình động lực), và MPCU (Mô hình nguồn PC 
máy tính) để xây dựng mô hình UTAUT. Bằng 
việc so sánh, phân tích các nhân tố, thang đo của 
các nhân tố trong 8 mô hình lý thuyết trong việc 
giải thích sự chấp nhận công nghệ của khách 
hon, Venkatesh và cộng sự (2003) đã xây dựng 
mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ 
hong tin (UTAUT) và chứng minh mô hình này 
là tối ưu trong việc giải thích ý định hành vi sử 
dụng công nghệ. Mô hình UTAUT gồm có 4 
nhân tố: Hiệu quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh 
hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi. 
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1. Ý định hành vi áp dụng công 
nghệ Blockchain giữa các các tổ chức ngân 
hàng tại Malaysia
Ở Malaysia, một số nghiên cứu đã được 
thực hiện dựa trên UTAUT như Ooi, Lee, Tan 
và Hew (2018) đã áp dụng các lý thuyết để hiểu 
việc áp dụng điện toán đám mây giữa các công ty 
sản xuất ở Malaysia. Bên cạnh đó, Rosli, Yeow 
và Siew (2012) cũng tuyên bố rằng UTAUT sẽ 
phản ánh tốt nhất các công ty ra quyết định của 
công ty về việc quyết định áp dụng công nghệ. 
Nghiên cứu này cũng đã thông qua UTAUT để 
tìm hiểu ý định áp dụng công nghệ Blockchain 
giữa các tổ chức ngân hàng ở Malaysia. 
UTAUT được phát triển bởi Venkatesh 
et al. (2003), bao gồm bốn khái niệm chính: (i) 
Kỳ vọng hiệu suất (PE); (ii) Kỳ vọng nỗ lực 
(EE); (iii) Ảnh hưởng xã hội (SI) và Điều kiện 
thuận lợi (FC). Mục đích của mô hình này là để 
giải thích ý định của người dùng về việc chấp 
nhận một hệ thống thông tin và khả nĕng của 
người dùng để đối phó với công nghệ. Mô hình 
này được phát triển dựa trên nghiên cứu tám 
mô hình: Lý thuyết hành động hợp lý, Mô hình 
chấp nhận công nghệ (TAM), Mô hình động lực, 
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), TAM và 
TPB, Mô hình sử dụng PC, lý thuyết khuếch tán 
đổi mới và xã hội Lý thuyết nhận thức. UTAUT 
được phát hiện là vượt trội và có thể khắc phục 
giới hạn của tám mô hình riêng lẻ (Lescevica, 
Ginters & Mazza, 2013); do đó, trở thành mô 
hình được sử dụng và áp dụng nhiều nhất.
2.2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng 
đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán điện 
tử của người tiêu dùng tại Indonesia
Nghiên cứu của Junadi và cộng sự (2015) 
tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý 
định sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của 
người tiêu dùng tại Indonesia thông qua mô hình 
UTAUT. Nghiên cứu dựa trên mô hình UTAUT 
để điều tra ý định của khách hàng về việc sử 
dụng công nghệ thanh toán điện tử tại Indonesia. 
60
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Có 2 biến ngoài được thêm vào mô hình UTAUT 
là vĕn hóa và nhận thức bảo mật. Vĕn hóa sẽ 
được sử dụng để giải thích chi tiết hơn về thói 
quen của người tiêu dùng trong khi nhận thức 
được bảo mật sẽ giải thích hệ thống thanh toán 
điện tử an toàn đến mức nào mà người tiêu dùng 
cảm thấy không phù hợp với điều kiện của xã 
hội Indonesia hiện nay. Ngoài 4 biến được sử 
dụng phân tích trong mô hình UTAUT truyền 
thống nghiên cứu xác định 2 biến vĕn hóa và 
nhận thức bảo mật cũng có ảnh hưởng lớn đến ý 
định của khách hàng về việc sử dụng công nghệ 
thanh toán điện tử tại Indonesia.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc 
sử dụng Internet Banking tại các NHTM ở 
Việt Nam
Nghiên cứu của tiến sỹ Đỗ Thị Ngọc Anh 
(2016) sử dụng lý thuyết chấp nhận và sử dụng 
công nghệ của Venkatesh và cộng sự (2003) làm 
nền tảng lý thuyết nghiên cứu để giải thích hành 
vi khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking 
ở các NHTM tại Việt Nam. Mô hình nghiên 
cứu được thiết lập dựa vào việc tổng quan các 
nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân tố ảnh 
hưởng tới việc sử dụng Internet Banking. Trong 
nghiên cứu này ngoài 4 nhân tố (Nỗ lực kỳ vọng, 
Hiệu quả kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện 
thuận lợi) của mô hình lý thuyết UTAUT của 
Venkatesh và cộng sự (2003) thì còn bổ sung 
thêm 2 nhân tố (An toàn/bảo mật, Tiện lợi) để 
nghiên cứu ảnh hưởng của chúng tới Ý định 
sử dụng/mức độ sử dụng Internet Banking của 
khách hàng. 
2.2.4. Lựa chọn mô hình áp dụng tại 
Việt Nam
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết chấp nhận 
và sử dụng công nghệ của Venkatesh và cộng sự 
(2003) làm nền tảng lý thuyết nghiên cứu để giải 
thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng 
công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng. 
Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa vào việc 
tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 
về nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng công 
nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng. 
 Mô hình đề xuất trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN 
CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính: 
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn với các 
chuyên gia là các nhà quản trị trong lĩnh vực tài 
chính ngân hàng làm việc trong mảng ứng dụng 
công nghệ và một số nhân viên ngân hàng đang 
công tác trong ngành tại nhiều NHTM khác nhau 
nhằm tổng hợp các ý kiến về các khái niệm trong 
nghiên cứu, điều chỉnh và hoàn thiện thang đo, 
khắc phục các lỗi có thể có trong bảng câu hỏi 
nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Phương pháp nghiên cứu định lượng 
được tiến hành qua hai giai đoạn nhỏ: nghiên 
61
Các nhân tố ảnh hưởng đến...
cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng 
chính thức.
- Nghiên cứu định lượng sơ bộ được 
tiến hành thông qua phát phiếu khảo sát trực 
tuyến đến các mục tiêu là những nhân viên có 
liên quan của các NHTM với kiến thức về công 
nghệ Blockchain. Thang đo được đánh giá sơ bộ 
thông qua hệ số Cronbach’s alpha và phân tích 
nhân tố khám phá EFA. Bảng câu hỏi sử dụng 
thang đo Likert 5 điểm với các mức độ đồng ý 
tĕng dần từ 1 đến 5 (1: Hoàn toàn không đồng 
ý và 5: Hoàn toàn đồng ý). Kích thước mẫu cho 
khảo sát định lượng sơ bộ là 104. 
- Nghiên cứu định lượng chính thức được 
thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp và trực 
tuyến là những nhân viên có liên quan của các 
NHTM với kiến thức về công nghệ Blockchain. 
Như vậy, đây là bước phân tích chi tiết các dữ 
liệu thu thập được để xác định tính logic, tương 
quan giữa các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra 
kết quả cụ thể cho đề tài nghiên cứu.
- Theo Hair và cộng sự (1998), kích 
thước mẫu nghiên cứu tối thiểu phải gấp 5 lần 
số lượng biến quan sát của mô hình. Likewise 
và cộng sự (1992) kiến nghị kích thước mẫu tốt 
cho tất cả các nghiên cứu định lượng là 300. Mô 
hình nghiên cứu gồm nhiều biến quan sát, do 
đó, kích thước mẫu của nghiên cứu được chọn 
khoảng là 405.
- Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được 
xử lý bằng phần mềm thống kê phân tích dữ liệu 
SPSS 20. Sau khi dữ liệu được mã hóa và làm 
sạch, tác giả tiến hành theo tiến trình sau: (1) 
Thống kê mô tả mẫu; (2) Đánh giá độ tin cậy 
của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s 
alpha; (3) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 
để kiểm định các giá trị hội tụ và giá trị phân 
biệt của các biến thành phần, rút gọn một tập số 
lượng lớn biến quan sát thành một tập số lượng 
nhỏ hơn các nhân tố có ý nghĩa hơn; (4) Phân 
tích tương quan và phân tích hồi quy.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 
6 tháng, từ giữa tháng 3/2019 đến hết tháng 
08/2019. Đối tượng khảo sát cán bộ công nhân 
viên tại các NHTM đang áp dụng Basel 2 bao 
gồm (BIDV, VCB, CTG, ACB, TCB, VPB, 
MSB, VIB, MBB và STB).
4. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG 
NGHỆ BLOCKCHAIN TẠI VIỆT NAM
Hiện tại tại Việt Nam đã có hàng trĕm 
công ty Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân 
hàng chủ yếu là trong lĩnh vực thanh toán. Lĩnh 
vực Blockchain đã có hơn 5 công ty nghiên 
cứu và triển khai công nghệ Blockchain trong 
hoạt động kinh doanh của mình như công ty 
VBTC, Bitcoin Việt Nam, Copyrobo, Carado, 
Blockchain Labs cho thấy những động thái 
tích cực giúp các NHTM tự tin hơn trong công 
tác nghiên cứu và triển khai công nghệ. Đối với 
các giao dịch ngân hàng, công nghệ Blockchain 
tĕng cường tính minh bạch. Đồng thời, công 
nghệ này còn giúp hạ chi phí và rủi ro trong 
giao dịch. Và thực tế, NAPAS và 3 NHTM gồm 
Vie ... hệ 
Blockchain
0.695 0.866
BM5 - không lo lắng về vấn đề bảo mật của công 
nghệ Blockchain 0.730 0.858
Tiện 
lợi
TL1- thực hiện giao dịch và nghiệp vụ với công nghệ 
Blockchain ở bất kể thời gian nào 24/7 0.766 0.864
0.894
TL2- thực hiện giao dịch và nghiệp vụ với công nghệ 
Blockchain ở bất kể nơi nào kể cả khi ở nhà không 
đến ngân hàng
0.768 0.863
TL3- Thực hiện giao dịch và nghiệp vụ qua Blockchain 
chỉ cần có thiết bị (máy tính, điện thoại) 0.767 0.863
TL4- Tôi có thể kiểm tra chi tiết giao dịch và nghiệp 
vụ ở bất cứ thời điểm nào 0.763 0.865
Ứng 
dụng 
công 
nghệ
UD1- sẽ ứng dụng công nghệ Blockchain nếu Ngân 
hàng triển khai ứng dụng công nghệ mới này. 0.844 0.928
0.941
UD2- Ứng dụng công nghệ Blockchain để xử lý các 
nghiệp vụ hiện tại là việc tôi sẽ làm 0.830 0.930
UD3- công nghệ Blockchain được áp dụng trong lĩnh 
vực ngân hàng sẽ giải quyết được hầu hết các giao 
dịch ngân hàng truyền thống
0.823 0.931
UD4- sử dụng các ứng dụng công nghệ Blockchain 
thường xuyên nếu Ngân hàng triển khai ứng dụng 
công nghệ mới này
0.827 0.930
UD5- sử dụng công nghệ Blockchain thường xuyên 
để dần thay đổi hoàn toàn các giao dịch nghiệp vụ 
ngân hàng truyền thống
0.805 0.933
UD6- sử dụng các ứng dụng khác của cách mạng 4.0 
như Big Data, Internet of thing để thay đổi nghiệp 
vụ ngân hàng hiện tại của tôi
0.816 0.932
Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số tương 
quan biến- tổng của các biến quan sát với các 
thang đo là cao, toàn bộ trên 0.6, điều này cho 
thấy các biến quan sát có sự tương quan tốt với 
tổng thể thang đo. Hệ số Cronbach-alpha của 
các thang đo đều có giá trị trên mức 0.7, do đó 
các thang đo cho khảo sát chính thức là đảm bảo 
độ tin cậy. Không có biến quan sát nào bị loại bỏ 
và thang đo phù hợp sử dụng cho phân tích EFA 
tiếp theo.
5.2. Phân tích nhân tố khám phá đối 
với biến độc lập
Kết quả phân tích nhân tố khám phá với 
các biến quan sát cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ 
64
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
số KMO = 0.925, Sig= 0.000. đều cho thấy rằng 
kết quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin 
cậy cao. Giá trị tổng phương sai trích của nhân 
tố thứ sáu và giá trị hệ số hội tụ eigenvalues của 
nhân tố này, lần lượt là 71.5%>50%, 1.328>1, 
từ đó cho thấy, các biến quan sát ban đầu có sự 
hội tụ ở 06 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn 
được 71.5% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. 
Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả nĕng đại 
diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.
5.3. Phân tích nhân tố khám phá đối 
với biến phụ thuộc
Đối với biến phụ thuộc, kết quả phân tích 
nhân tố đối với 06 biến quan sát đã hội tụ về 01 
nhân tố, với hệ số các kiểm định KMO= 0.918, 
Sig= 0.000. phương sai trích đạt 77.466%, cho 
thấy khả nĕng hội tụ và biểu diễn tốt của các 
biến quan sát trong thang đo
5.4. Phân tích tương quan
Correlations
UD HQ NL XH DK BM TL
UD
Pearson 
Correlation 1 0.608** 0.606** 0.596** 0.637** 0.659** 0.620**
Sig0. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 405 405 405 405 405 405 405
HQ
Pearson 
Correlation 0.608** 1 0.422** 0.290** 0.300** 0.521** 0.539**
Sig0. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 405 405 405 405 405 405 405
NL
Pearson 
Correlation 0.606** 0.422** 1 0.472** 0.512** 0.510** 0.439**
Sig0. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 405 405 405 405 405 405 405
XH
Pearson 
Correlation 0.596** 0.290** 0.472** 1 0.523** 0.478** 0.363**
Sig0. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 405 405 405 405 405 405 405
DK
Pearson 
Correlation 0.637** 0.300** 0.512** 0.523** 1 0.486** 0.450**
Sig0. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 405 405 405 405 405 405 405
BM
Pearson 
Correlation 0.659** 0.521** 0.510** 0.478** 0.486** 1 0.510**
Sig0. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 405 405 405 405 405 405 405
TL
Pearson 
Correlation 0.620** 0.539** 0.439** 0.363** 0.450** 0.510** 1
Sig0. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
N 405 405 405 405 405 405 405
**0. Correlation is significant at the 00.01 level (2-tailed)0.
65
Các nhân tố ảnh hưởng đến...
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các 
nhân tố có mối quan hệ với biến phụ thuộc ứng 
dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân 
hàng (p < 0.05). Trong đó tương quan mạnh nhất 
với biến BM (0.659, p < 0.05) và tương quan 
yếu nhất với biến XH (0.596, p < 0.05)
5.5. Phân tích hồi quy 
Dựa vào kết quả phân tích hồi quy kiểm 
định F có giá trị là 163.644 với mức ý nghĩa (Sig 
= 0.000) chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính 
bội là phù hợp và có thể sử dụng được. 
Ngoài ra hệ số phóng đại phương sai 
(VIF) lớn nhất là 1.875 < 2 chứng tỏ không có 
hiện tượng đa cộng tuyến. Mặt khác, qua phân 
tích ANOVA, ta thấy giá trị mức ý nghĩa (Sig. = 
0.000 < 0.05) có nghĩa là giả thuyết H0 bị bác bỏ (β1= β2=β3=β4=β5=0) tức là tất cả các nhân tố 
trong phương trình đều có ảnh hướng đến sự hài 
lòng của người dân. 
Kết quả phân tích các hệ số hồi quy 
thể hiện rằng tất cả 5 nhân tố độc lập đều có 
tác động dương (hệ số Beta dương) đến việc 
ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực 
ngân hàng với mức ý nghĩa (Sig = 0.00 rất nhỏ) 
ở tất cả các biến và hằng số là có ý nghĩa thống 
kê và có hệ số B = -1.182. So sánh giá trị (độ 
mạnh) của β chuẩn hóa cho thấy: Hiệu quả kỳ 
vọng là vấn đề quan trọng nhất (β=0.248), tác 
động lớn nhất đến việc ứng dụng công nghệ 
Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng kế đến 
là điều kiện thuận lợi (β = 0.235), điều kiện xã 
hội (β = 0.200), An toàn bảo mật (β = 0.171), 
Tiện lợi (β = 0.165) và Nỗ lực kỳ vọng (β = 
0.127). Như vậy, sau khi thực hiện chạy hồi 
quy và kiểm định các giả thiết thống kê, nghiên 
cứu rút ra mô hình hồi quy có các biến có hệ số 
chưa chuẩn hóa như sau 
Y = -1.182 + 0.248*X1 + 0.235*X2 + 
0.200*X3 + 0.171*X4 + 0.165*X5 + 0.127*X6 
(Hiệu quả kỳ vọng =0.248, điều kiện thuận lợi 
= 0.235, điều kiện xã hội = 0.200. An toàn bảo 
mật = 0.171, Tiện lợi = 0.165 và Nỗ lực kỳ vọng 
= 0.127)
6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Ứng dụng công nghệ blockchain trong 
lĩnh vực ngân hàng là xu hướng được nhiều 
NHTM trên thế giới quan tâm. Nền tảng này 
cung cấp môi trường an toàn để lưu trữ, xử lý và 
truyền tải dữ liệu. Việc sử dụng các công cụ của 
sổ cái phân tán, hợp đồng thông minh và tiền 
điện tử sẽ làm giảm đáng kể các thủ tục giấy tờ 
phức tạp, giảm chi phí giao dịch, tĕng bảo mật, 
kiểm soát và chống tham nhũng, tĕng lòng tin 
của khách hàng đối với ngân hàng. Để triển khai 
hiệu quả ứng dụng công nghệ này, đòi hỏi hoàn 
thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện 
cho việc triển khai, xây dựng phát triển công 
nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng, cũng 
như sự quyết tâm từ phía các NHTM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh 
hưởng của yếu tố tác động đến việc ứng dụng 
công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng 
tại Việt Nam thì yếu tố Hiệu quả kỳ vọng là vấn đề 
quan trọng nhất (β=0.248), tác động lớn nhất đến 
việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh 
vực ngân hàng kế đến là điều kiện thuận lợi (β = 
0.235), điều kiện xã hội (β = 0.200), An toàn bảo 
mật (β = 0.171), Tiện lợi (β = 0.165) và Nỗ lực kỳ 
vọng (β = 0.127). Nhằm nâng cao khả nĕng ứng 
dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân 
hàng, trong sáu yếu tố đề cập trên cần đặc biệt chú 
trọng đến 2 yếu tố là Hiệu quả kỳ vọng và điều 
kiện thuận lợi có chỉ số Bê ta cao nhất. 
6.1. Đối với yếu tố Hiệu quả kỳ vọng
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố 
hiệu quả kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực tới ứng 
dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân 
hàng. Để nâng cao khả nĕng ứng dụng công 
nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng, các 
NHTM cần phải xuyên nâng cấp hệ thống dịch 
vụ đầu tư công nghệ, kỹ thuật, cơ sở dữ liệu 
đảm bảo khi triển khai công nghệ Blockchain 
các NHTM có thể đáp ứng được cơ sở hạ tầng 
cho nhân viên và khách hàng giao dịch, đảm bảo 
giao dịch thực hiện nhanh chóng không bị gián 
đoạn, chính xác với chi phí thấp.
66
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Khi các giao dịch được thực hiện nhanh 
chóng hơn nhờ ứng dụng công nghệ Blockchain 
qua đó gia tĕng cơ hội cho cán bộ nhân viên 
ngân hàng có nhiều thời gian hơn để phát triển 
tốt nhất nghiệp vụ chuyên môn cũng như các 
kỹ nĕng cần thiết. Ngoài ra khi nghiên cứu triển 
khai ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh 
vực ngân hàng cần chú trọng đến chất lượng 
hiệu quả công việc của cán bộ nhân viên ngân 
hàng và gia tĕng lợi ích trong công việc hàng 
ngày của cán bộ nhân viên ngân hàng. 
6.2. Đối với yếu tố Nỗ lực kỳ vọng
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố nỗ 
lực kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực tới ứng dụng 
công nghệ Blockchain tại các NHTM Việt Nam. 
Vì vậy, để nâng cao khả nĕng ứng dụng công 
nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng, các 
NHTM cần phải đảm bảo sau khi triển khai công 
nghệ Blockchain, hệ thống giao dịch được thiết 
kế đơn giản, dễ sử dụng. Cán bộ nhân viên ngân 
hàng có thể dễ dàng đĕng nhập, nắm bắt được 
các kỹ nĕng trong hệ thống một cách nhanh 
chóng, hệ thống linh hoạt dễ tương tác và việc 
đào tạo cho cán bộ ngân hàng không mất nhiều 
thời gian. Bên cạnh đó, các NHTM cần chú ý 
đến việc đầu tư hệ thống hiện đại nhưng phải 
phù hợp với khả nĕng chấp nhận và sử dụng của 
nhân viên ngân hàng thì việc ứng dụng công 
nghệ Blockchain mới phát huy được hiệu quả 
tối đa.
6.3. Đối với ảnh hưởng xã hội
Yếu tố ảnh hưởng xã hội có tác động 
mạnh mẽ chỉ đứng sau yếu tố hiệu quả kỳ vọng 
và điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên trung bình ý 
kiến của cán bộ nhân viên ngân hàng với tiêu chí 
này vẫn chưa cao. Chính vì vậy các ngân hàng 
cần nỗ lực hơn nữa trong công tác tiếp thị, vận 
động, tuyên truyền quảng bá những lợi ích, phổ 
biến đến cán bộ nhân viên ngân hàng quy trình 
lĩnh vực mà ngân hàng đang nghiên cứu triển 
khai, ứng dụng. 
Theo kết quả nghiên cứu, ảnh hưởng xã 
hội đến việc ứng dụng công nghệ Blockchain 
trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam chủ yếu 
là ảnh hưởng từ bên ngoài như truyền thông, 
mạng xã hội là chủ yếu. Ảnh hưởng từ nhà quản 
lý, cũng như ảnh hưởng từ việc hỗ trợ nghiên 
cứu công nghệ này trong ngân hàng còn hạn 
chế. Vì vậy các NHTM cần chú ý trong công 
tác đào tạo, truyền cảm hứng đến đội ngũ cán bộ 
quản lý nhằm lan tỏa đến toàn thể cán bộ nhân 
viên trong hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả ứng 
dụng công nghệ Blockchain trong ngân hàng.
6.4. Đối với yếu tố điều kiện thuận lợi
Theo kết quả nghiên cứu yếu tố điều 
kiện thuận lợi có tác động quan trọng đến việc 
ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh 
vực ngân hàng tại Việt Nam, tuy nhiên giá trị 
trung bình yếu tố này rất thấp. Chính vì vậy, 
để nâng cao hiệu quả khả nĕng ứng dụng công 
nghệ Blockchain trong lĩnh vực ngân hàng, các 
NHTM cần phải đặc biệt chú trọng đến việc 
kiến tạo những nguồn lực cần thiết đáp ứng 
cho việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong 
ngân hàng.
Mặc dù cán bộ nhân viên ngân hàng hiện 
tại có đủ kiến thức chuyên môn để sử dụng và 
làm việc với các ứng dụng ngân hàng. Tuy nhiên 
công nghệ Blockchain là một trong những công 
nghệ mới, khác biệt ít nhiều với công nghệ hiện 
tại nên các NHTM cần chú ý đến khả nĕng tương 
thích của công nghệ đối với hệ thống hiện tại 
và đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo cán 
bộ công nhân viên được học tập và tiếp cận với 
công nghệ mới, triển khai các bản thử nghiệm 
nhằm đào tạo và đánh giá mức độ phù hợp từ 
chính cán bộ nhân viên của mình. Ngoài ra việc 
xây dựng một đội ngũ dự án, công nghệ thông 
tin chất lượng, nhiệt huyết sẵn sàng hỗ trợ giúp 
đỡ cán bộ nhân viên trong công tác đào tạo, tìm 
hiểu và ứng dụng công nghệ cũng là một phần 
đóng góp tích cực cho khả nĕng ứng dụng công 
nghệ Blockchain trong ngân hàng. 
6.5. Đối với yếu tố an toàn bảo mật
Giao dịch ngân hàng trực tuyến dù đã 
được phổ biến rộng rãi, tuy nhiên vẫn còn rất 
67
Các nhân tố ảnh hưởng đến...
nhiều hạn chế. Các vụ lừa đảo, tấn công các 
trang giao dịch ngân hàng vẫn còn phổ biến tại 
Việt Nam vì các giao dịch hiện tại đa phần tấn 
công các giao dịch cá nhân là chủ yếu, nhưng 
khi hệ thống Blockchain bị tấn công thì nó sẽ 
để lại hậu quả khôn lường gây ảnh hưởng đến 
toàn hệ thống đến tất cả mọi người tham gia 
vào mạng Blockchain. Vì vậy các NHTM cần 
chuẩn bị kỹ lưỡng hệ thống và nguồn lực cần 
thiết trước những nguy cơ đe dọa từ bên ngoài; 
Thường xuyên nâng cấp, bảo trì đầu tư công 
nghệ mới nhằm tĕng cường bảo mật của hệ 
thống; Các thông tin giao dịch của các bên tham 
gia là rất quan trọng, việc bảo mật được dữ liệu 
các bên tham gia là việc làm vô cùng cần thiết 
ảnh hưởng không nhỏ đến khả nĕng ứng dụng 
công nghệ này trong lĩnh vực ngân hàng. 
6.6. Đối với yếu tố tiện lợi
Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại 
không phải chỉ nhằm hướng đến tính hiệu quả về 
tài chính mà cần phải xem xét đến mức độ tiện lợi 
khi các bên tham gia vào hệ thống, cụ thể:
+ Tối đa hóa tiện ích công nghệ 
Blockchain với Thời gian giao dịch thực hiện 
24/7 đáp ứng mọi nhu cầu của các bên tham gia 
hệ thống.
+ Các giao dịch được cán bộ thao tác 
tiện lợi ở bất kỳ đâu có thể giao dịch tại nhà mà 
không cần phải đến ngân hàng, không cần phải 
kết nối với mạng nội bộ.
+ Giao dịch có thể thực hiện qua nhiều 
phương tiện các kênh khác nhau như (điện thoại, 
máy tính bảng, laptop)
+ Ngoài thực hiện nhanh chóng các giao 
dịch, việc truy xuất dữ liệu các giao dịch cũng 
cần thực hiện nhanh chóng qua hệ thống, tiết 
kiệm tối đa thời gian cán bộ, khách hàng khi 
tham gia vào hệ thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ajzen, I. (1991), The theory of planned 
behavior. Oragnizational Behavior and 
Human Decision Processes, 50, 179-211.
2. Đỗ Thị Ngọc Anh (2016), “Các nhân tố ảnh 
hưởng tới việc sử dụng Internet Banking của 
khách hàng ở các Ngân hàng thương mại 
Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân.
3. Gerbing, W. D., & Anderson, J. C (1988), 
“An updated paradigm for scale development 
incorporating unidimensionality and its 
assessment”, Journal of Marketing Research, 
25(2), 186 – 192.
4. Hair, J. J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., 
& Black, W. C (2010), “Multivariate Data 
Analysis” (7th editon): Peason Prentice Hall.
5. Junadi, Sfenriantob (2015), “Model of 
Factors Influencing Consumer’s Intention 
To Use E-Payment System in Indonesia”, 
International Conference on Computer 
Science and Computational Intelligence 
(ICCSCI 2015)
6. Lescevica, M., Ginters, A., Mazza, 
R,(2013),” Unified theory of acceptance 
and use of technology (UTAUT) for markert 
analysis of FP7 Choreos products”, Procedia 
Compt, Sci, 26, 51-68.
7. Ooi, K-B., Lee, V-H., Tan, G.W, H., 
Hew, T, S., J. (2018), “ Cloud computing 
in manufacturing: the next industrial 
revolution in Malaysia?”, Expert Systems 
with Application 93, 376-394, https://doi.
org/10.1016/jeswa.2017.10.009.
8. Rosli, K., Yeow, P.H., & Siew, E. G (2012), 
“Factors infuencing audit techonology 
acceptance by audit firms: A new I-TOE 
adoption framework”, Journal of Accounting 
and Auditing, 1-11.
9. Venkatesh và cộng sự (2003), “Unified 
Theory of Acceptance and Use of Technology 
–UTAUT”

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_viec_ung_dung_cong_nghe_blockchain.pdf